Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Trình bày hiểu biết của mình về chế độ tài sản ước định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.03 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. NỘI DUNG

trang
1
1

I.Lý luận chung về chế độ tài sản của vợ chồng

1

II. Chế độ tài sản dựa trên sự thỏa thuận của vợ chồng( chế độ tài sản ước
định)

4

III.Vấn đề thừa nhận chế độ tài sản ước định trong Luật hôn nhân và gia
đình Việt Nam

8

IV. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định tài sản của vợ chồng.

9

C. KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

10
11



A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1


Trong những năm qua, ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến
chế độ tài sản của vợ chồng. Ở mức độ nhất định, đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
cơ bản về tài sản, tạo ra một cái nhìn khá đầy đủ và toàn diện về vấn đề này. Tuy nhiên
chưa có một công trình nghiên cứu độc lập về tài sản của vợ chồng theo quy định của
Luật HN&GĐ năm 2000. Bên cạnh đó, trong thực tiễn xét xử của tòa án các cấp, vì
nhiều lí do chủ quan và khách quan khác nhau, việc áp dụng các quy định về tài sản của
vợ chồng vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc và thiếu sót. Vì vậy để có cái nhìn toàn
diện hơn về vấn đề này em xin chọn đề tài “Trình bày hiểu biết của mình về chế độ
tài sản ước định”.
B. NỘI DUNG
I.
Lý luận chung về chế độ tài sản của vợ chồng
1. Khái niệm về chế độ tài sản của vợ chồng
“ Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về (sở
hữu) tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và
nghĩ vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng”; các trường hợp và nguyên
tắc chia tài sản giữa vợ và chồng theo luật định.”
2. Đặc điểm của chế độ tài sản của vợ chồng.
Chế độ tài sản của vợ chồng thực chất là chế độ sở hữu của vợ chồng. Vợ, chồng với tư
cách là công dân, vừa là chủ thể của quan hệ hôn nhân và gia đình, vừa là chủ thể của
quan hệ quan hệ dân sự khi thực hiện quyền sở hữu của mình tham gia vào các gio dịch
dân sự. Chế độ tài sản của vợ chồng có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, xét về chủ thể của quan hệ sở hữu trong chế độ tài sản này, thì các bên
phải có quan hệ hôn nhân hợp pháp với tư cách là vợ chồng của nhau. Do vậy để trở
thành chủ thể của quan hệ sở hữu này các chủ thể ngoài việc có đầy đủ năng lực chủ

thể trong quan hệ pháp luật dân sự còn đòi hỏi họ phải tuân thủ các điều kiện kết hôn
được quy định trong pháp luật hôn nhân và gia đình.
Thứ hai, xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của gia định với sự tồn tại và phát
triển của xã hội, nhà nước bằng pháp luật quy định chế độ tài sản của vợ chồng xuất
phát từ mục đích trước tiên và chủ yếu nhằm bảo đảm quyền lợi của gia đình, trong đó
có lợi ích cá nhân của vợ chồng. Những quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ
chồng là cơ sở tạo điều kiện để vợ chồng chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
mình đối với tài sản của vợ chồng.
2


Thứ ba, căn cứ xác lập, chấm dứt chế độ tài sản này phụ thuộc vào sự phát triển,
chấm dứt của quan hệ hôn nhân hay nói cách khác, chế độ tài sản của vợ chồng thường
chỉ tồn tại trong thời ký hôn nhân.
3. Vai trò, ý nghĩa của chế độ tài sản của vợ chồng.
a. Vai trò của chế độ tài sản của vợ chồng
Một là, chế độ tài sản được pháp luật ghi nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ tài
sản của vợ chồng tạo điều kiện để vợ chồng có những cách “ ứng xử” theo yêu cầu của
pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội.
Hai là, trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Luật hôn nhân và gia đình điều chihr
các quan hệ về nhân thân và tài sản giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và các con, giữa các
thành viên khác trong gia đình. Việc thực hiện và áp dụng chế độ tì sản của vợ chồng
góp phần củng cố, đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩ vụ nhân thân giữa vợ chồng và
giữa các thành viên khác trong gia đình với nhau
Ba là, chế độ tài sản của vợ chồng góp phần điều tiết, ổn định quan hệ tài sản
trong giao lưu dân sự, kinh tế, thương mại.Trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng phải ký
kết rất nhiều loại hợp đồng dân sự với người khác, nhờ có chế độ tài sản của vợ chồng,
các giao dịch dân sự với người khác, nhờ có chế độ tài sản của vợ chồng, các giao dịch
đó được đảm bảo thực hiện, quyền lợi của vợ chồng, của người tham gia giao dịch liên
quan đến tài sản của vợ chồng được bảo vệ.

b.Ý nghĩa của chế độ tài sản của vợ chồng
-Chế độ tài sản của vợ chồng với ý nghĩa là một chế định trong phâp luật hôn nhân và
gia đình được nhà nước quy định dựa trên sự phát triển của điều kiện kinh tế-xã hội. Nó
thể hiện tính giai cấp, bản chất của chế độ chính trị-xã hội cụ thể. Nhìn vào chế độ tài
sản của vợ chồng được quy định trong pháp luật của nhà nước, người ta có thể nhận
biết được trình độ phát triển của các điều kiện kinh tế-xã hội và ý nghĩa của nhà nước
thể hiện bản chất của chế độ xã hội đó.
-Chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong pháp luật có ý nghĩa nhằm xác định
các loại tài sản trong quan hệ giữa vợ chồng và gia đình. Khi hai bên nam nữ kết hôn
với nhau trở thành vợ chồng, chế độ tài sản của vợ chồng được liệu với những thành
phần tài sản của vợ chồng. Dù vợ chồng ựa chọn chế độ tài sản ước định hay chế độ tài
3


sản pháp định, dù theo chế độ tài sản công cộng hay theo tiêu chuẩn phân sản thì các
loại tài sản của vợ chồng luôn được pháp luật quy định rõ.
-Việc phân định các loại tài sản trong quan hệ giữa vợ và chồng của chế độ tài sản còn
nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên vợ, chồng đối với các loại tài sản của
vợ chồng.
-Chế độ tài sản của vợ chồng được sử dụng với ý nghĩa là cơ sở pháp lý để giải quyết
các tranh chấp về tài sản giũa vợ và chồng với nhau hoặc với những người khác trong
thực tế, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng về tài sản cho các bên vợ chồng hoặc
người thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản vợ chồng.
4 .Các loại tài sản của vợ chồng trong pháp luật.
Nhà làm luật ở mỗi quốc gia đều lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng phù hợp
với điều kiện kinh tế xã hội, tập quán, truyền thống và nguyện vọng của các cặp vợ
chồng. Trong đó thể hiện rõ ý chí của nhà nước khi điều chỉnh các quan hệ tài sản giữa
vợ và chồng, vì sự suy đến cùng, tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban
hành điều chỉnh chế độ tài sản của vợ chồng phản ánh điều kiện vật chất của xã hội đó,
đảm bảo phù hợp lợi ích, ý chí của giai cấp thống trị xã hội. Pháp luật các quốc gia trên

thế giới đã quy định có 2 chế độ tài sản của vợ chồng đó là chế độ tài sản pháp định và
chế độ tài sản ước định.
a. Chế độ tài sản pháp định.
Chế độ tài sản pháp định là chế độ tài sản mà ở đó pháp luật đã sự liệu từ trước về
căn cứ, nguồn gốc, thành phần các loại tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng(nếu
có); quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với từng loại tài sản đó; các trường hợp và
nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng;phương thức thanh toán liên quan đến các khoản
nợ chung hay nợ riêng của vợ chồng.Chế độ tài sản này được tất cả các nước dự liệu
trong hệ thống pháp luật của mình, nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản này được các
nước dự liệu trong hệ thống pháp luật của mình, nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản
của vợ chồng.
b. Chế độ tài sản ước định
Theo quan điểm thuần túy pháp lý của các nhà làm luật tư sản, hôn nhân thực chất là
một hợp đồng, một khế ước do hai bên nam nữ thỏa thuận, xác lập trên nguyên tắc tự
nguyện. Các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng được phát sainh và thực hiện trong thời
4


kỳ hôn nhân cũng giống như các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia gió kết
hợp đồng. Vì vậy pháp luật cho phép trước khi kết hôn nhân, hai bên được quyền tự do
ký kết hôn ước miễn sao không trái với các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.
II. Chế độ tài sản dựa trên sự thỏa thuận của vợ chồng( chế độ tài sản ước định)
1. Chế độ tài sản ước định trong pháp luật hôn nhân và gia đình của một số nước
trên thế giới.
Ở các nước phương Tây, một trong các đặc thù của pháp luật hôn nhân và gia đình
của các quốc gia này là sự đề cao quyền tự do các nhân, tự do thỏa thuận và quyền tự
định đoạt của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình đặc biệt trong quan hệ
giữa vợ và chồng. Nhà làm luật ở các nước này quan niệm hôn nhân thực chất là một
loại” hợp đồng dân sự”, hôn nhân chỉ khác với những loại hợp đồng dân sự thông
thường khác ở tính chất “long trọng” trong thiết lập( việc kết hôn phải được đăng ký tại

cơ quan nhà nước hoặc nhà thờ có thẩm quyền theo một nghi thức đặc biệt theo quy
định trong pháp luật) và trong việc chấm dứt( theo quy định của pháp luật, hôn nhân chỉ
chấm dứt khi có sự kiện vợ, chồng chết hay có tuyên bố của Tòa án một bên vợ, chồng
đã chết hoặc khi có bản án quyết định của tòa án về ly hôn có hiệu lực pháp luật, tất cả
các trường hợp chấm dứt ly hôn này phải được tiến hành theo thủ tục hành chính hoặc
thủ tực tố tụng tại Tòa án được pháp luật quy định).
Với quan niệm trên, các nhà làm luật phương Tây đề cao quyền tự do cá nhân,
quyền tự định đoạt đối với tài sản vợ chồng. Tự do lập hôn ước đã trở thành một
nguyên tắc và là giải pháp đầu tiên khi quy định về chế độ tài sản của vợ chồng và ‘dứt
khoát” chế độ tài sản của vợ chồng, trước hết phải do chính bản thân của vợ chồng lựa
chọn, thỏa thuận;pháp luật chỉ quy định một chế độ tào sản cho họ khi và chỉ khi vợ
chồng không có hoặc không thỏa thuận được một chế độ tài sản cho mình. Trong hôn
ước, các bên kết hôn tuyên bố một chế độ tài sản cho họ khi và chỉ khi vợ chồng không
có hoặc không thỏa thuận được một chế độ tài sản cho mình. Trong hôn ước, các bên
kết hôn tuyên bố một chế độ hôn sản sẽ áp dụng đối với họ. Đây là mục đích cơ bản
của việc lập hôn ước.
Trong chế độ tài sản đã lựa chọn, các bên có quyền tự do đưa ra những điều khoản
quy định về vấn đề cụ thể. Chẳng hạn, vợ chồng trong tương lai có thể liệt kê những
loại tài sản mà mỗi bên có trước khi kết hôn, tặng cho nhau tài sản, thỏa thuận về quản
lý tài sản chung, riêng; về việc đóng góp tài sản vì nhu cầu chung của gia đình;thỏa
5


thuận về việc chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản...Tuy nhiên, quyền tự do thỏa
thuận trong hôn ước của vợ chồng không phải là không có giới hạn. Điề đó thể hiện tại
Điều 1388 và 1389 BLDS Cộng hòa Pháp, nhà luật pháp đã quy định rằng: vợ chồng
không thể thỏa thuận phá bỏ những quy định về các nghĩa vụ và quyền của họ(phát sinh
từ việc kết hôn), về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con, về quản lý theo pháp luật, về
giám hộ, cũng như trật tự thừa kế. Về nguyên tắc, những điều khoản của hôn ước trái
với những quy định này sẽ bị tuyên bố là vô hiệu. Việc thừa nhận chế độ tài sản ước

định được quy định trong pháp luật một số nước. Có thể thấy rõ trong quy định tại Điều
755 và Điều 756 BLDS Nhật Bản “ Nếu vợ chồng trước khi đăng ký kết hôn không
đăng ký một hợp đồng nào nhằm quy định khác đi tài sản của mình, thì quan hệ tài sản
của họ được điều chỉnh bởi quy định của tiểu mụcII...”, Điều 1465 bộ luật dân sự và
thương mại Thái Lan; Điều 1387 BLDS Cộng hòa Pháp “ Luật pháp chỉ điều chỉnh
quan hệ vợ chồng về tài sản khi không có thỏa thuận riêng, mà vợ chồng có thể làm vì
cho rằng điều đó là cần thiết, miễn sao những thỏa thuận đó không trái với thuần phong
mỹ tục và những quy định sau đây.....”
Hôn nhân theo pháp luật các nước phương Tây là sự thỏa thuận bằng văn bản(hợp
đồng) do vợ chồng lập trước khi kết hôn để quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân. Nội dung của hôn ước thường xác định tài sản của vợ chồng, quyền
và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản đó cũng như trong việc thực hiện các giao
dịch giữa họ và người thứ ba. Vợ chồng có thể thỏa thuận trên cơ sở lựa chọn một chế
độ tài sản riêng biệt, hoàn toàn độc lập với chế độ tài sản theo quy định của pháp luật.
Có thể lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng theo chế độ công cộng hay chế độ phân
sản.Theo đó:
Nếu lựa chọn chế độ tài sản cộng cộng, vợ chồng thỏa thuận trong hôn ước về vấn
đề: thành phần tài sản chung của vợ chồng, các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với tài
sản chung của vợ chồng và quyền lợi của một bên vợ, chồng được hưởng từ việc chia
tài sản chung đó;giải quyết các món nợ phát sinh từ đời sống chung của gia đình;thỏa
thuận để lại thừa kế cho một bên vợ, chồng hưởng từ phần tài sản chung của bên kia...
Nếulựa chọn chế độ phân sản, giữa vợ chồng không có khối tài sản chung, vợ chồng
phải thỏa thuận tuỳ theo tự lực của mỗi bên đóng góp nhằm đảm bảo đời sống chung
của gia đình, nghĩa vụ chu cấp lẫn nhau, giáo dưỡng các con...Tính chất cộng đồng, ổn
định và lâu dài của hôn nhân cũng đòi hỏi sự ổn định cao của các điều khoản trong hôn
ước. Hôn ước là căn cứ pháp lý để điều chỉnh nghĩa vụ và quyền của vợ chồng về tài
6


sản trong suốt thời kỳ hôn nhân của họ. Do đó về nguyên tắc, kể từ ngày thiết lập quan

hệ hôn nhân việc thực hiện hôn ước là bất di, bất dịch, các điều khoản trong hôn ước
không thể sửa đổi. Tuy nhiên nguyên tắc hôn ước không thể thay đổi trong thời kỳ hôn
nhân có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến lợi ích của gia đình, của bản thân
vợ, chồng hay lợi ích của người thứ ba có quan hệ giao dịch với vợ chồng khi vợ chồng
đã chọn lầm một chế độ tài sản không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, nghề
nghiệp....Để khắc phục hạn chế trên, hiện nay pháp luật một số nước đã thừa nhận các
thỏa thuận trong hôn ước có thể thay đổi trong thời kỳ hôn nhân với những điều kiện
pháp lý đặc biệt chặt chẽ. Điều 1397 BLDS Cộng hòa Pháp “ sau hai năm áp dụng chế
độ tài sản trong hôn nhân theo thỏa thuận hoặc theo luật định, hai vợ chồng có thể, vì
lợi ích của gia đình, xin sửa đổi hoặc thay đổi hoàn toàn chế độ tài sản trong hôn nhân
bằng một chứng thư có chứng cứ của công chứng viễn và tòa án nơi cư trú phê
chuẩn”.Bộ luật dân sự Nhật Bản thì những căn cứ xác lập tài sản của vợ chồng được
quy định trong hôn ước cũng có thể thay đổi phù hợp với thực tế tạo lập, chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản của vợ chồng”(Điều 758,759). Việc pháp luật hôn nhân và gia
đình các nước tư bản chủ nghĩa quy định chế độ tài sản theo hôn ước có những ưu điểm
nhất định. Tự do lập hôn ước là bước cụ thể hóa nguyên tắc cá nhân và quyền sở hữu
tài sản trong hôn nhân. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, sở hữu cá nhân và tự do
kinh doanh.
2. Chế độ tài sản ước định trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Trong lịch sử lập pháp Việt Nam, hôn khế không phải là chưa từng tồn tại.
a. Thời kỳ trước 1975
Trong thời kì Pháp thuộc, luật pháp về dân sự ở Việt Nam mang đạm dấu ấn của
Bộ luật dân sự Napoleon. Trong ba bộ luật được áp dụng ở ba miền đã ghi chép những
nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự Pháp; hôn khế được qui định ở Bộ dân luật Bắc
kì 1931, dân luật Trung kì 1936 (Vận dụng một phần luật phương Tây, Điều 104 Bộ
dân luật Bắc Kỳ, Điều 102 Bộ dân luật Trung Kỳ cho phép vợ, chồng khi kết hôn
được thỏa thuận về nội dung của các quan hệ tài sản giữa họ trong thời kỳ hôn
nhân, nhưng trong mọi trường hợp, các thỏa thuận đó không được đi ngược lại
nguyên tắc chồng là người đứng đầu gia đình, là chủ khối tài sản của gia đình) và Dân
luật giản yếu nam kì 1883.

Trong giai đoạn đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam-Bắc, pháp luật về vấn
đề này ở hai miền thể hiện những nội dung trái chiều. Luật hôn nhân và gia đình (HN7


GĐ) ngày 29 tháng 12 năm 1959 ở Miền bắc chỉ quy định về một hình thức của chế độ
tài sản pháp định (chế độ cộng đồng toàn sản), và vì thế, không có một quy định nào về
quyền lập hôn ước của vợ chồng. Trong khi đó, ở Miền nam, ba đạo luật đã được lần
lượt ban hành để điều chỉnh các quan hệ dân sự, gia đình (Luật gia đình ngày 02 tháng
1 năm 1959, Luật 15/64 ngày 23 tháng 7 năm 1964 và Bộ dân luật ngày 20 tháng 12
năm 1972), đều thừa nhận quyền tự do lập hôn ước của vợ chồng và chế độ tài sản
chung theo luật định chỉ được áp dụng khi vợ chồng không lập hôn ước. Chẳng hạn, Bộ
dân luật năm 1972 quy định: “Vợ chồng có thể tự do lập hôn ước tùy ý muốn, miễn
không trái với trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục” (Điều 145) và “Luật pháp chỉ
quy định chế độ phu phụ tài sản khi vợ chồng không lập hôn ước” (Điều 144).Tuy
nhiên việc ghi nhận hôn khế trong các văn bản đó là do ảnh hưởng của dân luật Pháp
chứ cũng không do sự biến đổi nội tại của xã hội Việt Nam.
b. Thời kỳ đất nước thống nhất
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
đều chỉ tập trung quy định về một chế độ tài sản pháp định. Nhà lập pháp không dự liệu
bất kỳ một điều khoản nào cho phép vợ chồng lập hôn ước, nhưng cũng không ấn định
những quy định cấm. Khi luật hôn nhân gia đình năm 1986 ra đời, chế độ tài sản vợ
chồng ở Việt Nam là chế độ cộng đồng động sản và tạo sản, vợ chồng có tài sản riêng,
luật cũng cho phép vợ chồng được chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân (việc chia
tài sản này phải có bản án của tòa án). Trong luật hôn nhân gia đình năm 1986 vợ
chồng cũng không được thỏa thuận bất cứ vấn đề gì về sở hữu tài sản trừ vấn đề nhập
tài sản riêng có trước hoặc trong thời kì hôn nhân thành tài sản chung. Luật hôn nhân
năm 2000 ra đời kèm theo đó là Nghị định 70 đã tạo ra một sự thay đổi cơ bản gây
nhiều tranh cãi đó là chế định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân
với hậu quả pháp lí được qui định trong Điều 8 Nghị định 70 (Khoản 2 điều 8 quy
định : “Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp

pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ
trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác”). Mặt khác các quy định ở điều 9 và điều 10
“ khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng” đòi hỏi vợ chồng đã chia tài sản chung
mà sau đó muốn khôi phục lại chế độ tài sản chung thì phải lập thành văn bản có người
làm chứng hoặc được công chững, chứng thực.Nhìn lại phần tóm tắt của qui định về tài
sản vợ chồng ở Việt Nam và những qui định trong pháp luật hôn nhân gia đình hiện tại,
có thể thấy pháp luật tương đối mở cho những thỏa thuận về tài sản của vợ chồng. Đây
có thể xem là dấu hiệu tốt cho tương tai của hôn khế tại Việt Nam.
8


III.Vấn đề thừa nhận chế độ tài sản ước định trong Luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam
Việc thừa nhận hay không thừa nhận chế độ tài sản ước định trong luật cần được
xem xét trên hai khía cạnh:
Thứ nhất, những ưu điểm và hạn chế của chế độ tài sản ước định: có thể nói chế
độ tài sản được xác lập theo hôn ước có những ưu điểm nhất định. Tự do lập hôn ước là
bước cụ thể chuyển hóa nguyên tắc cá nhân công dân có quyền rự quyết định các vấn
đề của bản thân trong đó có thể có hôn nhân và quyền sở hữu tài sản trong hôn nhân.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, sở hữu cá nhân và tự do kinh doanh đang dẫn đến ý
thức tự chủ ngày càng cao của cá nhân về sở hữu tài sản. Tự do lập hôn ước cho phép
vợ chồng tự quyết định quyền sở hữu trong gia đình, tạo ra khả năng đôi bên có thể tự
giác thực hiện các nghĩa vụ và quyền đã được thỏa thuận, do đó có thể nếu có tranh
chấp về tài sản của vợ chồng, hôn ước giúp cơ quan tư pháp thực hiện tốt công tác xét
xử và thi hành án. Tuy nhiên với hạn chế cơ bản của hôn ước là chế độ tài sản này đề
cao lợi ích cá nhân, điều này mâu thuẫn với bản chất của gia đình là” bổn phận và trách
nhiệm” trong môi trường này không có chỗ nào cho lợi ích cá nhân, không thừa nhận
cho sự ích kỷ của bất kỳ cá nhân nào. Trong tự do lập hôn ước ‘ cái tôi” thường được
đề cao, lợi ích riêng của cá nhân sẽ không đảm bảo cho các gia đình có cuộc sống ổn
định và bền vữn, hạn chế ảnh hưởng đến lợi ích của hôn nhân là xây dựng gia đình dân

chủ, hòa thuận, hạnh phúc và bền vững(Điều 1 Luật hôn nhân và gia đình).
Thứ hai, chế độ tài sản ước định có phù hợ với đời sống tâm lý của con người
Việt Nam không?? Đối với con người Việt Nam, hôn nhân là một trong những quan hệ
quan trọng nhất trong cuộc sống, con người gắn chặt với gia đình, phẩm chất và giá trị
của từng người phụ thuộc rất nhiều vào hôn nhân và gia đình của họ. Do đó, trong các
vấn đề hôn nhân và tài sản, con người Việt Nam thường đề cao lợi ích chung của gia
đình hơn lợi ích của cá nhân.
Từ những phân tích trên, Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam có thể có những sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của đất nước:
-Một là, tiếp tục thừa nhận chế độ tài sản pháp định về quyền sở hữu chung của vợ
chồng trong luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Tuy nhiên để phù hợp với điều kiện
kinh tế xã hội hiện nay và các quy định mới về quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự, cần
có những quy định chi tiết, cụ thể hơn về nguồn gốc, phạm vi, nguyên tắc đăng ký
9


quyền sở hữu tài sản chung cũng như quyền hạn và nghĩa vụ của vợ chồng trong việc
chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung trong gia đình.
-Thứ hai, trong điều kiện kinh tế hiện nay, việc công nhận quyền có tài sản riêng của vợ
chồng là cần thiết. Song, bên cạnh tính pháp định trong việc xác định những tài sản vợ
chồng có quyền sở hữu riêng, nhà làm luật nên công nhận việc thỏa thuận dưới hình
thưc hôn ước của hai vợ chồng xác định sở hữu chung hay riêng đối với tài sản của một
bên có trước khi kết hôn hoặc được thừa kế, tặng cho trong thời kỳ hôn nhân; cần quy
định điều kiện pháp lý, cụ thể xác định tính hợp pháp của thỏa thuận. Trong trường hợp
các đương sự không thỏa thuận hoặc có nhưng thỏa thuận đó không được chấp nhận,
việc xác định tài sản riêng đã xác nhập vào tài sản chung hay chưa phải căn cứ vào các
quy định của pháp luật. Quy định như vậy sẽ giúp các đương sự thấy rõ những nghĩa vụ
và quyền của mình đối với tài sản trong gia đình đồng thời tạo thuận lợi cho các cơ
quan tư pháp giải quyết tốt các tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng.
Tóm lại, chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận không phải là một điều mới

lạ đối với xã hội Việt Nam, thạm chí nó đã từng thực hiện trong một thời gian khá
dài( nhất là ở miền nam). Thực chất việc duy trì một chế độ tài sản của vợ chồng, cho
đến nay, phản ánh sự thắng thế của một quan điểm lập pháp, chứ không phải hoàn toàn
xuất phát từ thực tiễn kinh tế-xã hội. Hơn nữa, xã hội Việt Nam, thực ra, không quá
khác so với môi trường các nước trên thế giới, đến mức mà chúng ta phải có một cách
tổ chức các quan hệ tài sản của vợ chồng, theo cách riêng biệt đến như vậy. Do đó,
pháp luật về Hôn nhân và gia đình Việt Nam cần thay đổi lại phương thức tổ chức các
chế độ tài sản của vợ chồng, theo hướng thừ nhận quyền tự do của vợ chồng trong việc
lựa chọn chế độ tài sản để áp dụng.
IV. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định tài sản của vợ chồng.
Để xác định đuợc một cách thức tổ chức hợp lý nhất các quan hệ tài sản của vợ chồng,
em có ý kiến đưa ra một số kiến nghị sau:
1. Những kiến nghị nhằm cụ thể hóa các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về
tài sản của vợ chồn, đó là:
-Quy định cụ thể về chế định nghĩa vụ tài sản của vợ chồng
-Quy định cụ thể các nguyên tắc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân khi đương
sự có yêu cầu tòa án gải quyết và một số vấn đề khác liên quan đến chế định này.

10


-Hướng dẫn cụ thể như thế nào là tài sản chung có giá trị lớn để việc xác lập, thực hiện,
châm dứt giao dịch dân sự cần có thỏa thuận của hai vợ chồng.
-Quy định cụ thể chế độ pháp lý đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân.
-Quy định cụ thể đối với loại tài sản riên là đồ dùng, tư trang cá nhân.
2. Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng chế định tài sản của vợ chồng
trong đời sống xã hội, đó là:
-Không ngừng tạo lập cơ sở kinh tế xã hội đảm bảo người vợ bình đẳng với người
chồng về quyền sở hữu trong gia đình.

- Kết hợp chặt chẽ các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, pháp luật để xóa bỏ thói quen
của vợ chồng không làm văn bản để làm bằng chứng hoặc không coi trong các điều
kiện về nội dung, hình thức của văn bản làm bằng chứng xây dựng thực hiện, chấm dứt
giao dịch dân sự liên quan đến tài sản có giá trị lớn của gia đình.
-Tăng cường và đổi mới công tác phổ biến, tuyên truyền,giáo dục pháp luật hôn nhân
và gia đình của cơ quan, tổ chức, đoàn thể.
C. KẾT LUẬN
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận không phải là một điều mới lạ đối với xã
hội Việt Nam, thậm chí nó đã từng được thực hiện trong một thời gian khá dài. Mặc dù
có những hạn chế là quá chú trọng đến lợi ích cá nhân của vợ, chồng, lợi ích của gia
đình bị xem nhẹ, hoặc lợi ích của gia đình được xem xét theo ý thức chủ quan “thuần
tuý” của vợ chồng, dẫn đến mâu thuẫn bản chất của hôn nhân là tính chất cộng đồng và
bản chất của gia đình là “bổn phận và trách nhiệm” nhưng xét thấy với sự thay đổi của
xã hội Việt Nam hiện đại, với quá trình hội nhập quốc tế kéo theo đó là sự thay đổi về
chức năng kinh tế của gia đình; thêm vào nữa là những vấn đề về tài sản vợ chồng
trong quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài, hôn khế sẽ không thể không
được thừa nhận trong tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

11


1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2008.
2.
TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản theo pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt
Nam, Nxb. Tư pháp, 2008, tr. 28 – 33.

3.
Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý, Đinh Thị Mai Phương (chủ biên), Bình
luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Nxb. CTQG, Hà Nội,
2004, tr. 16.
4.
Xác định tài sản của vợ chồng một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc
sĩ Luật Học, Nguyễn Hồng Hải, Hà Nội-2012.

12



×