A-MỞ ĐẦU
Có thể thấy,thời gian vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đề cập
rất nhiều đến bí mật đời tư cũng như quyền bí mật đời tư. Sở dĩ vấn đề này được bàn luận
sôi nổi bởi xuất hiện một loạt tình huống trên thực tế dẫn tới tranh chấp, nhiều vụ việc đã
được đưa ra Toà án để giải quyết. Ngay cả khi vụ việc được đưa ra giải quyết tại Toà án,
các cán bộ Toà án cũng có những lúng túng nhất định. Để có cái nhìn khách quan hơn về
bí mật đời tư, quyền đối với bí mật đời tư, chúng em xin “Tìm hiểu hai vụ việc có thật
liên quan đến việc xâm phạm quyền bí mật đời tư của cá nhân”.
II- NỘI DUNG
I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
Về cơ sở lí luận, Bí mật đời tư là những thông tin, tư liệu (gọi chung là thông
tin) về tinh thần, vật chất, quan hệ xã hội hoặc những thông tin khác liên quan đến cá
nhân trong quá khứ cũng như trong hiện tại mà cá nhân không muốn người khác biết,
được pháp luật bảo vệ và những thông tin đó được bảo mật bằng những biện pháp mà
pháp luật thừa nhận.
Vậy, xâm phạm quyền bí mật đời tư là hành vi xâm phạm tới quyền bảo mật
những thông tin liên quan đến cá nhân được pháp luật bảo vệ.
Về cơ sở pháp lí, Điều 38 BLDS 2005 qui định:
“1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người
đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ
mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện
của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định
của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
1
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân
được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác
của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
II. HAI VỤ VIỆC CÓ THẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÂM PHẠM
QUYỀN BÍ MẬT ĐỜI TƯ CỦA CÁ NHÂN
1.
Vụ việc thứ nhất
a.
Nội dung vụ án: Vào ngày 15/12/1994 ông Trần Tiến Đức, ngụ tại phường
10, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh được Toà án Nhân dân quận Phú Nhuận xử cho ly
hôn với vợ của ông là bà N.T.T. Tháng 10 năm 1996, Nhà xuất bản Trẻ phối hợp với Báo
Tuổi Trẻ xuất bản cuốn “Ký sự pháp đình”, tác giả là nhà báo Thuỷ Cúc, trong đó có bài
“Tổ ấm”. Đây là bài ký sự, có nội dung viết về phiên toà ly hôn của ông Trần Tiến Đức,
mặc dù họ tên của nguyên đơn đã được viết tắt là T.T.Đ.
Sau khi cuốn sách được phát hành, thông qua một người bạn, được ông Đức biết
nội dung bài báo và giữa năm 2006, ông Trần Tiến Đức đã khởi kiện vụ án xâm phạm đời
tư tại Toà án nhân dân Quận 3, TP Hồ Chí Minh đối với các đồng bị đơn: Nhà xuất bản
Trẻ, Báo Tuổi Trẻ và nhà báo Thuỷ Cúc. Ông Đức cho rằng mình đã bị xâm phạm bí
mậtđời tư khi bài “Tổ ấm” đề cập đến quá khứ của bà N.T.T (vợ cũ của ông) và quyền
truy nhận cha cho con của ông, bên cạnh đó nhà báo Thuỷ Cúc còn nêu quan điểm cá
nhân xúc phạm đời sống riêng tư của ông Đức... Ông Đức đưa ra yêu cầu: Cấm tái bản,
cấm lưu hành “Tổ ấm”, đăng cải chính xin lỗi trên báo, bồi thường tinh thần bằng tiền
theo mức cụ thể như sau: tác giả (nhà báo Thuỷ Cúc) bồi thường 3 triệu đồng, Nhà xuất
bản Trẻ và Báo Tuổi Trẻ mỗi đơn vị 3,5 triệu đồng.
Về phía bị đơn, đại diện của nhà báo Thuỷ Cúc cho rằng yêu cầu của nguyên đơn
là vô lý, không thể chấp nhận được. Bài viết “Tổ ấm” là ấn phẩm ký sự pháp đình, không
bôi nhọ danh dự, nhân phẩm cũng như bí mật riêng tư của ai – những thông tin đã công
2
khai tại phiên toà chứ không phải là bí mật đời tư. Bài viết đã được “gọt rũa” cẩn thận, đã
viết tắt tên của những người liên quan.
Nhà xuất bản Trẻ không đồng ý đăng cải chính trên báo bởi theo Nhà xuất bản trẻ,
“bí mật”là những gì không được công khai, mặt khác đây là bài viết dạng ký sự nên tác
giả có thể lồng thêm ý kiến cá nhân vào.
Đại diện Báo Tuổi Trẻ trình bày: Báo Tuổi Trẻ không đăng bài báo này trên Báo
Tuổi Trẻ và cũng không liên kết với Nhà xuất bản Trẻ phát hành ấn phẩm nêu trên nên
không liên quan đến việc xúc phạm ông Đức và yêu cầu được đưa ra khỏi vụ kiện.
Về phía nguyên đơn, ông Đức có đưa ra một số tranh luận:
Thứ nhất, cuốn “Ký sự pháp đình” có bài viết “Tổ ấm” là ấn phẩm của Báo Tuổi
Trẻ vì trên trang bìa của cuốn sách có in logo của Báo Tuổi Trẻ, trong cuốn sách: “Nhà
xuất bản Trẻ và Báo Tuổi Trẻ phối hợp”. Do đó, đây chính là sự liên kết giữa hai đơn vị
này nên cả hai phải liên đới bồi thường.
Thứ hai, đối với nhà báo Thuỷ Cúc, mặc dù tên nhân vật trong bài báo đã được
viết tắt, nhưng lại đề cập đến công việc và con người của ông, sự đề cập đó để mọi người
nhận ra ông khi đọc bài viết đó. Thậm chí, bài viết còn “vẽ hình biếm hoạ ba đứa con của
ông” - đó là sự xúc phạm. Ông Đức cũng cho rằng nếu bài viết trong ấn phẩm này tiếp
tục được phát hành sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của các con ông về sau.
Tòa án Nhân dân Quận 3 TP.HCM nhận định: Hội đồng xét xử ba đồng bị đơn là
nhà báo Thuỷ Cúc, Báo Tuổi Trẻ và Nhà xuất bản Trẻ đã có hành vi xâm phạm đời tư của
ông TTĐ và đã quyết định: chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là ông Trần Tiến Đức,
buộc nhà báo Thuỷ Cúc, Báo Tuổi Trẻ và Nhà xuất bản Trẻ phải đăng lời cải chính trên
Báo Tuổi Trẻ 1 kỳ/1 bị đơn; buộc ba đồng bị đơn phải liên đới bồi thường cho ông Đức
1,75 triệu đồng tiền tổn thất về tinh thần (Nhà báo Thuỷ Cúc 1 triệu đồng, Nhà xuất bản
(NXB) Trẻ 500 nghìn đồng và Báo Tuổi Trẻ 250 nghìn đồng). Ngoài ra, Hội đồng xét xử
3
cũng tuyên buộc Nhà xuất bản Trẻ không được lưu hành, không được tái bản cuốn Ký sự
pháp đình của nhà báo Thuỷ Cúc có bài viết “Tổ ấm”.
Không đồng ý với phán quyết của Toà án cấp sơ thẩm, các đồng bị đơn đã kháng
cáo với các lý do: Bản án sơ thẩm được tuyên không có căn cứ pháp luật; Hội đồng xét
xử đã tự “sáng tác” luật, lạm quyền trong khi xét xử bởi vì pháp luật chưa có định nghĩa
thế nào là bí mật đời tư, mặt khác những thông tin được công khai tại phiên tòa không thể
xem là “bí mật”. Ngoài ra, tác phẩm “Tổ ấm” của nhà báo Thuỷ Cúc không đề cập cụ thể
đến tên của ông Trần Tiến Đức… Tuy nhiên, với những nhận định tương tự như Toà án
cấp sơ thẩm, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm đã bác kháng cáo của các đồng bị đơn, y án
sơ thẩm.
b. Cách giải quyết của Tòa án
Theo như nội dung vụ án thì Tòa án Nhân dân Quận 3 TP.HCM giải quyết vụ việc
trên như sau: Hội đồng xét xử ba đồng bị đơn là nhà báo Thuỷ Cúc, Báo Tuổi Trẻ và Nhà
xuất bản Trẻ đã có hành vi xâm phạm đời tư của ông TTĐ và đã quyết định: chấp nhận
yêu cầu của nguyên đơn là ông Trần Tiến Đức, buộc nhà báo Thuỷ Cúc, Báo Tuổi Trẻ và
Nhà xuất bản Trẻ phải đăng lời cải chính trên Báo Tuổi Trẻ 1 kỳ/1 bị đơn; buộc ba đồng
bị đơn phải liên đới bồi thường cho ông Đức 1,75 triệu đồng tiền tổn thất về tinh thần
(Nhà báo Thuỷ Cúc 1 triệu đồng, Nhà xuất bản (NXB) Trẻ 500 nghìn đồng và Báo Tuổi
Trẻ 250 nghìn đồng). Ngoài ra, Hội đồng xét xử cũng tuyên buộc Nhà xuất bản Trẻ
không được lưu hành, không được tái bản cuốn Ký sự pháp đình của nhà báo Thuỷ Cúc
có bài viết “Tổ ấm”. Với những nhận định tương tự như Toà án cấp sơ thẩm, Hội đồng
xét xử cấp phúc thẩm đã bác kháng cáo của các đồng bị đơn, y án sơ thẩm.
Trước, trong và sau khi vụ án được giải quyết, có rất nhiều quan điểm khác nhau
xung quanh vấn đề này. Có quan điểm đồng tình với nhận định của Hội đồng xét xử khi
cho rằng các đồng bị đơn đã xâm phạm bí mật đời tư của ông Trần Tiến Đức nhưng cũng
có nhiều quan điểm không đồng tình.
4
Theo luật sư Bùi Quang Nghiêm (Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh)
thì: “Việc Hội đồng xét xử TAND Quận 3 tạm đưa ra định nghĩa về khái niệm pháp luật
bí mật đời tư trong vụ án ly hôn rồi dùng nó làm căn cứ để tuyên án cụ thể là việc làm
không đúng. HĐXX chỉ được căn cứ vào các quy định pháp luật đã được ban hành để xét
xử, không được chế ra các quy định mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa ban
hành” và `“Về vấn đề bí mật đời tư trong phiên tòa xử ly hôn, luật không quy định cụ thể.
Hơn nữa, những thông tin đã được xét xử công khai tại phiên tòa thì không thể coi là bí
mật nữa bởi đã công khai rồi thì còn bảo là bí mật nỗi gì!”.
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu - trưởng Văn phòng luật sư Nguyễn Văn Hậu,
Trưởng Ban tuyên truyền Thành hội Luật gia TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng: “ Cá nhân
có quyền về bí mật về đời tư nhưng thế nào là bí mật đời tư, bí mật đời tư trong phạm vi
và mức độ đến đâu thì hiện nay pháp luật chưa quy định. Một cá nhân không thể lấy lý do
tôi muốn bảo vệ bí mật đời tư để khước từ không cho phép bất cứ ai được tiết lộ những
thông tin về cá nhân của mình là không đúng. Anh có quyền có đời tư nhưng những hành
vi của cá nhân anh không được quyền xâm phạm đến lợi ích của người khác, của cộng
đồng.” Từ đó, luật sư Hậu cũng cho rằng phiên toà ly hôn là công khai nên những thông
tin, diễn biến của phiên toà không còn là bí mật đời tư.
c.
Nhận xét
Trong vụ án này, nhóm chúng em có những nhận xét như sau:
Hội đồng xét xử nhận định và ra phán quyết khẳng định các đồng bị đơn, tiêu biểu
là nhà báo Thuỷ Cúc đã có hành vi xâm phạm bí mật đời tư của ông Trần Tiến Đức là
hoàn toàn có cơ sở bởi những lý do sau đây:
•
Thứ nhất, sự công khai thông tin của ai đó lên báo về những vấn đề nhạy
cảm mà không được sự đồng ý của họ là trái pháp luật. Cần phân biệt sự công khai thông
tin tại Toà án giữa một vụ án dân sự, hôn nhân gia đình với một vụ án hình sự. Trong vụ
án hình sự, những thông tin đó liên quan đến người phạm tội, họ đã thực hiện hành vi
5
nguy hiểm cho xã hội và chịu hình phạt do Nhà nước quy định nên những thông tin này
có thể được công khai để nhằm giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung. Đối với những
thông tin trong vụ án ly hôn, đó là thông tin liên quan đến bản thân đương sự, không ảnh
hưởng gì đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hay lợi ích của người khác nên các
đương sự có quyền không công khai những thông tin này. Chúng ta cần phải hiểu là công
khai thông tin tại Toà án không đồng nghĩa với việc mất tính bảo mật của thông tin đó.
Việc công khai thông tin tại Toà án khi các đương sự ly hôn là căn cứ để Toà án xem xét,
quyết định cho ly hôn, cấp dưỡng, nuôi con, nhưng thông tin đó nếu được công khai ra dư
luận có thể sẽ tạo sự bất lợi trong cuộc sống, sinh hoạt của người trong cuộc.
Ví dụ: anh A xin ly hôn với vợ là chị B, tại phiên toà, anh thừa nhận rằng quan hệ
sinh lý giữa hai vợ chồng không hoà hợp nên Toà án đã đồng ý cho ly hôn. Sau đó,
những lời trình bày của anh A tại phiên toà được công khai dẫn đến việc dư luận đàm
tiếu. Trường hợp này chúng ta cũng cần xác định rằng mặc dù thông tin đó được công
khai tại phiên toà nhưng vẫn được coi là bí mật đời tư.
Trở lại vụ án này, chúng tôi hoàn toàn đồng tình với nhận định của Hội đồng xét
xử khi cho rằng: Việc tòa án đưa ra xét xử công khai một vụ án là thẩm quyền của tòa đã
được pháp luật quy định. Tuy nhiên, tiến trình tố tụng này không đồng nghĩa với việc
công bố bí mật đời tư của những người liên quan. Do vậy, việc công khai chuyện riêng tư
của họ trên các phương tiện truyền thông khi chưa được sự chấp thuận của họ là vi phạm
pháp luật.
•
Thứ hai, mặc dù tên của nhân vật đã được viết tắt, tuy nhiên theo nội dung
câu chuyện thì những người hàng xóm cũng như những người thân khác của ông Đức
cũng dễ dàng nhận ra ngay nội dung câu chuyện, con người trong truyện đó chính là ông
Đức chứ không phải là người khác, mặt khác tên của ông là Trần Tiến Đức, tên viết tắt
của nhân vật lại là T.T.Đ, điều này không khó để nhân ra tên này là viết tắt họ và tên của
ông Trần Tiến Đức. Giả sử câu chuyện được hư cấu, thêm bớt, thay đổi tên địa danh và
tên viết tắt của nhân vật được thay đổi thì sẽ không bị coi là xâm phạm bí mật đời tư.
•
Thứ ba, việc Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm đã bác kháng cáo của các đồng
bị đơn về việc những thông tin trên Tòa không được coi là bí mật là đúng, vì mặt dù
6
những thông tin đó công khai trước Tòa, có đông đảo Hội đồng xét xử và những người có
liên quan được biết ( Trực tiếp nhà báo Thuỷ Cúc của cuốn ký sự pháp đình có tác phẩm
“Tổ ấm” là người theo dõi diễn biến phiên toà vụ ly hôn của vợ chồng ông Đức và hiểu
rõ cuộc sống riêng tư của gia đình này). Tuy nhiên, việc đưa vụ việc của gia đình ông lên
báo khi chưa có sự đồng ý của ông và gia đình là một việc mang tính chất khác, người
đọc báo sẽ hiểu vụ việc khi đã được đưa lên báo với tính chất khác, thậm trí có thể hiểu
khác đi về sự việc, gây tổn hại tinh thần cho ông Trần Tiến Đức.
Về phía nhà báo Thủy Cúc, tác giả bài “Tổ ấm” trên cuốn ký sự pháp đình bị phạt
1 triệu đồng, điều này hợp lý theo điểm b -1.1, mục 1, phần I, Nghị quyết
Số:
01/2004/NQ-HĐTP Của hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp
dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo
quy định của pháp luật thì “Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do
sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính
mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương,
buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị
hiểu nhầm... và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải
chịu.”
Đối với trường hợp của báo Tuổi Trẻ, mặc dù không có hợp đồng liên kết xuất bản
với NXB Trẻ nhưng báo Tuổi Trẻ đã đồng ý cho NXB Trẻ in logo của báo lên cuốn ký sự
pháp đình, Ngoài ra, báo Tuổi Trẻ cũng có bài viết giới thiệu về cuốn sách nên đơn vị này
phải chịu trách nhiệm liên đới với NXB Trẻ và nhà báo Thủy Cúc trong việc bồi thường
thiệt hại và xin lỗi ông Trần Tiến Đức, với mức xử phạt là 250 nghìn đồng. Điều này là
hoàn toàn hợp lý.
Quyển ký sự pháp đình do NXB Trẻ liên kết với nhà báo Thủy Cúc xuất bản và
phát hành năm 1996 nên NXB cũng chịu trách nhiệm và bồi thường 500 nghìn đồng.
7
Bên cạnh đó, theo sự trình bày của nguyên đơn thì bài viết “Tổ ấm” trong cuốn
“Ký sự pháp đình” ngoài việc xâm phạm bí mật đời tư của ông Đức còn có sự vi phạm
khác, đó là sự xúc phạm ông khi vẽ hình biếm hoạ ba đứa con của ông .
Như vậy, việc Toà án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm nhận định và đưa ra phán
quyết theo chúng tôi là hoàn toàn hợp lý, đúng pháp luật. Mặt khác, Điều 13 Bộ luật Tố
tụng Dân sự năm 2005 có quy định trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng:
“3. Cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công
tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề
nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của các đương sự theo yêu cầu chính đáng của
họ.”
Nghị định số 51/2002/NĐ – CP ngày 26/4/2002 của Chính Phủ hướng dẫn chi tiết
thi hành Luật Báo chí, quy định về “Những điều không được thông tin trên báo chí” có
nêu rõ: “ Không được đăng, phát tin bài ảnh hưởng xấu đến đời tư, công bố tài liệu, thư
riêng của cá nhân khi chưa được sự đồng ý của người viết thư, người nhận thư hoặc
người chủ sở hữu hợp pháp tài liệu, bức thư đó”
Về mặt trình tự tố tụng, HĐXX quận 3 không được phép tự mình đưa ra khái niệm
về một vấn đề mà pháp luật không quy định, điều này sẽ tạo ra tiền lệ xấu trong việc xét
xử cũng như áp dụng pháp luật.
2. Vụ án số 2 Việc phóng viên H và báo CL xâm phạm bí mật đời tư của bà Anh.
Tại Bản án số 104/2007/DSPT ngày 14/5/2007 của tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
a.
Nội dung vụ việc:
Nội dung bài báo Chân dung và những trò lừa bịp” của phóng viên H đã đăng tải
trên báo CL số 02 ra ngày 9 đến ngày 16/1/2002 có rất nhiều thông tin liên quan đến đời
tư của Bà Anh trú tại (…) tỉnh Tuyên Quang. Song bà Anh chỉ khởi kiện yêu cầu báo CL
8
và phóng viên H phải cải chính và bồi thường thiệt hại ở 6 nội dung bà cho là báo đã đưa
tin không đúng dự thật làm ảnh hưởng đến danh dự,nhân phẩm và uy tín của bà:
1. Khi giải quyết ly hôn năm 1994 bà không tranh chấp tài sản với chồng.
2. Bà không lừa ông cơ lấy 100kg xi măng, không lừa bà tạo lấy 70.000đ, không
lừa chị Mai lấy 1,2 chỉ vàng, không có quan hệ với ông B.V.T để lừa lấy 17.000.000đ xây
nhà tầng 2,không có quan hệ tình cảm để lừa ông L.V.V lấy 16.000.000đ.
3. Bà không kiện anh em đòi tiền mai táng phí của bố bà.
4. Không có việc bà cùng anh rẻ sắc lấn đất của xí nghiệp dược HT.
5. Bà không bị kỷ luật do vi phạm chuyên môn sửa điểm.
6. Bà không làm đơn kiện ông D, phó Chủ tịch phường (…) và ông H, Chủ tịch
UBND (…) vì đơn kiện là do mẹ đẻ bà kiện.
Bà Anh đề nghị được bồi thường thiệ hại về vật chất và tinh thần là 100.000.000đ.
Tòa cấp sơ thẩm đã thụ lý đơn và xét xử chấp nhận một phần khởi kiện của bà
Anh, buộc báo CL và phong viên H phải cải chính ở nội dung 1 và 2, cải chính vềthời
gian bà Anh viết đơn kiện ở nội dung 6 và buộc báo CL cùng phóng viên liênđới bồi
thường thiệt hại cho bà Anh 11.050.000đ.
Sau khi xét xử sơ thẩm, bà Anh đã kháng cáo toàn bộ nội dung bản án.
b.
Cách giải quyết của Tòa án
Tại tòa phúc thẩm đã Quyết định áp dụng: khoản 1, 2 điều 34 ; Điều 609; Điều 615
Bộ luật dân sự 1995. Điều 9, 10 Luật Báo chí và Điều 9 Luật sửa đổi bổ sung một số điều
luật báo chí. Điều 4; khoản 4 Điều 5 Nghị định 51/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày
26/4/2002 quy định chi tiết thi hành Luật báo chí, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật Báo chí. Điểm b, mục 6, phần I mục 3, phần IV Nghịquyết số 03/2006/NQ-HĐTP
9
ngày 8/7/2006 và phần I; mục 3, phần II của Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày
28/4/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số
quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Xử:
1. Chấp nhận một phần yêu cầu đăng tin cải chính của bà Anh đối với ông Hphóng viên báo CL do ông C- tổng biên tập đại diện theo pháp luật.
2. Buộc phóng viên H và báo CL phải đăng tin cải chính… Thời gian cải chính
thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 51/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày
26/4/2002, là 10 ngày kể từ ngày phóng viên H và báo CL nhận được bản án có hiệu lực
pháp luật.
3. Chấp nhận một phần yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do danh sự, nhân phẩm, uy
tín xâm phạm của bà Anh đối với phóng viên H và báo CL.
Buộc phóng viên H và báo CL do ông C - tổng biên tập làm đại diện theo pháp luật
liên đới bồi thường cho bà anh số tiền thiệt hại là 11.050.000đ, gồm các khoản sau: Bồi
thường tổn thất về tinh thần, bồi thường những chi phí hợp lý (tiền thuê luật sư, tiền thuê
xe đi lại, tiền thuê đánh máy đơn, phô tô tài liệu, chi phí tem, thư), tiền thuê nhà trọ…
Có thể nói, phán quyết của Hội đồng xét xử Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp
phúc thẩm đối với vụ kiện này là bước đột phá trong khi khái niệm “bí mật đời tư” chưa
được pháp luật quy định. Trước, trong và sau khi vụ án được giải quyết, có rất nhiều quan
điểm khác nhau xung quanh vấn đề này. Có quan điểm đồng tình với nhận định của Hội
đồng xét xử khi cho rằng các đồng bị đơn đã xâm phạm bí mật đời tư của bà Anh nhưng
cũng có nhiều quan điểm không đồng tình, cho rằng Hội đồng xét xử đã xem xét sự việc
một cách phiến diện, tự ý giải thích luật.
c.
Nhận xét
10
Theo chúng em, việc Hội đồng xét xử nhận định và ra phán quyết khẳng định các
đồng bị đơn, tiêu biểu là nhà báo H và báo CL đã có hành vi xâm phạm bí mật đời tư của
bà Anh là hoàn toàn có cơ sở bởi lý do sau đây:
Thứ nhất, Mặc dù Điều 34 BLDS 1995 (Điều 38 BLDS 2005) không đưa ra khái
niệm bí mật đời tư, và bản án cũng không nói vì sao áp dụng quyền bí mật đời tư nhưng
theo lẽ thông thường chúng ta có thể hiểu bí mật đời tư là những thông tin, tư liệu liên
quan đến cá nhân mà cá nhân đó không muốn cho người khác biết. Báo chí có quyền đưa
tin, nhưng với những thông tin về bí mật đời tư của cá nhân thì việc đưa tin phải được sự
đồng ý của cá nhân đó. Việc phóng viên đưa tin trên báo rằng một người “lừa đảo” cần
phải đưa ra được căn cứ chứng minh bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật của cơ
quan có thẩm quyền kết luận phạm tội “lừa đảo” việc báo CL đưa tin như trên là trái với
nguyên tắc suy đoán vô tội, thiếu tính chính xác, không đúng sự thật khách quan. Người
làm báo phải làm nhiệm vụ “thông tin trung thực” nhưng lại tự cho phép mình đứng trên
pháp luật, tự cho mình cái quyền thay mặt pháp luật kết tội người khác khi công dân đó
chưa hề có bản án đã có hiệu lực pháp luật nào buộc tội.Tác giả hoàn toàn nhất trí với
nhận định của tòa án về việc áp dụng Điều 34 BLDS 1995 (Điều 38 BLDS 2005) trong
trường hợp này.
Về hậu quả pháp lý với phóng viên H và báo CL đó là phải đăng tin cải chính
những thông tin nêu trên với bà Anh là có căn cứ và phù hợp với quyền bí mật đời tư
được quy định trong Bộ luật dân sự. Việc xâm phạm này gâyra thiệt hại về tinh thần do
đã xâm phạm đến danh dự,nhân phẩm,uy tín của cá nhân. Khi bị xâm phạm về đời tư thì
đương sự có quyền yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan,tổ chức có thẩm quyền
buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm,xin lỗi,cải chính công khai; yêu cầu bồi
thường thiệt hại.
Thứ hai, việc tòa án áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại của phóng viên H và
báo CL với bà Anh trong trường hợp này bao gồm các thiệt hại Thiệt hại do danh dự,
11
nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm và chi phí hợp lý mà người bị xâm phạm quyền bí mật
đời tư đã bỏ ra để khắc phục hậu quả và yêu cầu pháp luật bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của mình.
Trên đây là quan điểm của xung quanh việc giải quyết tranh chấp liên quan đến bí
mật đời tư theo qui định của pháp luật. Thiết nghĩ, để có cơ sở pháp lý cho việc giải quyết
tranh chấp của Toà án liên quan đến bí mật đời tư, trước mắt Toà án nhân dân Tối cao
cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để việc giải quyết của Toà án đối với các
vụviệc
II.
THỰC TIỄN VIỆC XÂM PHẠM QUYỀN BÍ MẬT ĐỜI TƯ CỦA CÁ
NHÂN VÀ HƯỚNG SỬA ĐỔI QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
1.
Thực tiễn việc xâm phạm quyền bí mật đời tư của cá nhân
Quy định pháp luật: Chỗ mờ, chỗ tối
Cho đến nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về bí mật đời tư là gì,
phạm vi của bí mật đời tư là như thế nào, mà chỉ có một số quy định như trong Bộ luật
Dân sự (Ðiều 38), Luật Giao dịch điện tử (khoản 2 Điều 46) quy định quyền bí mật đời tư
của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ; việc thu thập, công bố thông tin, tư
liệu về đời tư cá nhân phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác; thư từ, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được
bảo đảm an toàn, bí mật và việc kiểm soát các loại này được thực hiện khi pháp luật có
quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những hành vi xâm
phạm bí mật đời tư của cá nhân đã vô tình ở một góc độ nào đó đụng chạm vào vết
thương lòng của nhưng người có những hành vi nguy hiểm cho xã hội trước đây đã và
đang mong muốn làm lại cuộc đời, hòa nhập vào cộng đồng vì cuộc sống và vì cộng đồng
hoặc những người đã từng bị những tổn thất to lớn trong cuộc đời và muốn quên đi tổn
thương to lớn đó. Chính vì vậy, bộ luật Hình sự (Điều 125) cũng có quy định: “Người
nào có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín
của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi
12
phạm thì tùy trường hợp sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng
hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm, phạt tù đến hai năm”.
Những khiếm khuyết nói trên đã dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định
bí mật đời tư của cá nhân và phạm vi của nó. Điều đáng nói là một khi pháp luật chưa xác định
được rõ ràng những khái niệm này thì việc bảo vệ quyền bí mật đời tư, xử lý các trường hợp
được xem là xâm phạm bí mật đời tư không khỏi dẫn đến những tranh cãi, bất nhất, không
nghiêm minh. Nói tóm lại, các quy định của pháp luật về như thế nào là bí mật đời tư và như thế
nào là bí mật đời tư của cá nhân? Và những những hậu quả pháp lý của việc xâm phạm quyền đó
như thế nào dẫn đến việc hiểu sai, hiểu không đúng về quyền bí mật đời tư của cá nhân và sáy ra
trường hợp có nhiều quan điểm trái chiều về vấn đề này. Hay nói cách khác, các quy định của
pháp luật còn mơ hồ, chưa xác định rõ mức độ thiệt hại và trách nhiệm của bên xâm phạm. Các
quy định vẫn còn mang tính chung chung, khái quát gây khó khăn cho người áp dụng luật
2.
-
Hướng sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về vấn đề này
Có thể dùng luật khác để bảo vệ
Trong lúc chờ đợi các nhà làm luật, hướng dẫn luật có thẩm quyền có giải pháp
thỏa đáng về vấn đề này, những người bị xâm phạm quyền bí mật đời tư (tùy theo nội
dung bị xâm phạm là gì) có thể áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Báo chí,
Luật Giao dịch điện tử… để bảo vệ mình. Nếu như báo, đài… đưa tin, viết bài về mình
không đúng sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì có quyền căn
cứ vào các luật này để yêu cầu cải chính, xin lỗi, đăng lời phát biểu của mình, đòi bồi
thường thiệt hại. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận thì có quyền khiếu nại đến cơ
quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền.
-
Cần sớm bổ sung
Về nguyên tắc luật, “Quyền bí mật đời tư” là không đồng nhất với khái niệm
“Quyền riêng tư”. Quyền riêng tư cũng liên quan đến cá nhân, tuy nhiên những vấn đề
thuộc về riêng tư xét ở khía cạnh nào đó lại không được coi là bí mật, mặc dù pháp luật
13
vẫn bảo hộ những quyền này. Bất cứ cá nhân nào cũng có sự tự do trong suy nghĩ, hành
động – đây là sự “riêng tư” của chính họ. Lẽ dĩ nhiên, nếu là sự tự do trong suy nghĩ thì
vấn đề không có gì phức tạp, bởi không ai có thể bắt người khác phải suy nghĩ theo ý
muốn của mình. Ngược lại, nếu là sự tự do trong hành động thì điều đó còn phụ thuộc
vào các yếu tố khác như luật pháp, quan hệ với những người xung quanh, sự tác động của
phong tục tập quán, thói quen…
Chúng ta có thể thấy, pháp luật nói chung, pháp luật Việt Nam nói riêng luôn tôn
trọng sự riêng tư của cá nhân (quyền bất khả xâm phạm chỗ ở, quyền lựa chọn công việc
cho phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân, quyền tự do ngôn luận, tự do tín
ngưỡng…). Như vậy, để có thể hiểu được “Quyền bí mật đời tư” thì phải xây dựng được
khái niệm “bí mật đời tư”. Và việc xây dựng khái niệm “bí mật đời tư” phải xác định
được hai khái niệm cũng như sự liên kết của hai khái niệm, đó là khái niệm “bí mật” và
khái niệm “đời tư”
-
Một việc không thể thiếu đó là Nhà nước tiếp tục tuyên truyền pháp luật
nhằm nâng cao ý thức cho người dân, tránh tình trạng xâm phậm dời tư của nguời khác,
ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm hay nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng không nhỏ
cuộc sống của họ.
C-KẾT LUẬN
Như vậy, có thể thấy quyền bí mật đời tư là quyền nhân thân bất khả xâm phạm.
Tuy nhiên trong thực tế, việc bảo vệ quyền này khỏi những hành vi xâm phạm còn nhiều
hạn chế.Qua phân tích hai vụ việc có thật về xâm phạm quyền bí mật đời tư, chúng ta
thấy rõ được điều này. Do đó, pháp luật cần có những sự điều chỉnh thích hợp để khắc
phục tình trạng này.
14
MỤC LỤC
A-MỞ ĐẦU
II- NỘI DUNG
III.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
IV.
HAI VỤ VIỆC CÓ THẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÂM PHẠM
QUYỀN BÍ MẬT ĐỜI TƯ CỦA CÁ NHÂN
V.
1. Vụviệcthứnhất
a. Nội dung vụán
b. CáchgiảiquyếtcủaTòaán
c. Nhậnxét
2. Vụánsố 2
d. Nội dung vụviệc
e. CáchgiảiquyếtcủaTòaán
f. Nhậnxét
THỰC TIỄN VIỆC XÂM PHẠM QUYỀN BÍ MẬT ĐỜI TƯ CỦA CÁ
NHÂN VÀ HƯỚNG SỬA ĐỔI QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
3. Thựctiễnviệcxâmphạmquyềnbímậtđờitưcủacánhân
4. Hướngsửađổi, bổ sung cácquyđịnhcủaphápluậtvềvấnđềnày
C-KẾT LUẬN
15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập I và II, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2009.
2. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học về tài sản trong luật dân sự Việt Nam, Nxb.
Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2001.
3. Luật Hiến Pháp Việt Nam năm 1992 ( sđ, bs năm 2001).
4. Bộ luật dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn.
5. Luật giao dịch điện tử năm 2005 và các văn bản hướng dẫn.
6. Nghị định của Chính phủ số 57/2006/NĐ-CP ngày 9/6/2006 về thương mại điện tử.
7. Bộ môn luật dân sự, Quyền nhân thân và bảo vệ quyền nhân thân theo pháp uật dân
sự, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, 12/2008.
8.Lê Đình Nghị, Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự Việt
Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
9.
Website
a.
b.
c.
16