Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Một số vấn đề về giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.99 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
A.
B.

Đặt vấn đề……………………………………………………………………..1
Giải quyết vấn đề……………………………………………………………...1
I.
Khái quát về vấn đề giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng
giới………………………………………………………………………1
1. Khái niệm giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới………...1
2. Các cơ quan có thẩm quyền trong giám sát việc thực hiện pháp luật
bình đẳng giới………………………………………………………..1
a. Giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới của Quốc hội và

II.

Hội đồng nhân dân các cấp……………………………………….2
b. Giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới của các tổ chức.2
Thực tiễn giám sát tình hình thực hiện pháp luật bình đẳng giới…..3
1. Việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật bình đẳng giới……3
2. Công tác văn bản hướng dẫn thi hành Luật bình đẳng giới………….5
3. Tổ chức bộ máy thực hiện bình đẳng giới...........................................6
4. Rà soát văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến bình
5.

III.
C.

đẳng giới..............................................................................................7
Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng chính sách, pháp


luật và trong ngân sách nhà nước hằng năm........................................7
Một số giải pháp nâng cao chức năng giám sát thực hiện pháp luật

bình đẳng giới…………………………………………………………..8
Kết luận………………………………………………………………………..9

Danh mục tài liệu tham khảo………………..…………………………………10

A.

ĐẠT VẤN ĐỀ

Bình đẳng giới là mục tiêu của đa số các quốc gia. Dựa trên điều kiện và hoàn cảnh
thực tế về kinh tế, chính trị và văn hoá - xã hội, mỗi quốc gia có con đường đi riêng
và mục tiêu bình đẳng giới cũng được xác định phù hợp trong từng giai đoạn phát

1


triển của đất nước. Điều 4 Luật Bình đẳng giới xác định mục tiêu bình đẳng giới của
Việt Nam là “xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ
trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới
thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình”. Mục tiêu này chỉ có thể được
thực hiện hiệu quả khi các cơ quan, tổ chức, gia đình và từng cá nhân hiểu đúng, hiểu
đủ, hiểu toàn diện những khía cạnh liên quan đến giới và bình đẳng giới và thực hiện
tốt các trách nhiệm của mình. Để có thể đạt được những mục tiêu đề ta, vấn đề giám
sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới cũng là một trong những vấn đề quan
trong. Để hiểu rõ hơn về vấn đề, em xin chọn đề bài số 12: “Một số vấn đề về giám
sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới”.

B.
I.
1.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Khái quát về vấn đề giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới
Khái niệm giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới

Giám sát theo từ điển Hán Việt có nghĩa là theo dõi và kiểm tra việc thực hiện những
điều đã quy định. Về mặt pháp lý, Giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới là
hoạt động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhẳm đảm bảo cho Luật
bình đẳng giới được tuân thủ, đảm bảo các mục tiêu, chính sách quốc gia về bình
đẳng giới được thực hiện.
2.

Các cơ quan có thẩm quyền trong giám sát việc thực hiện pháp luật bình
đẳng giới

Theo Điều 36 Luật bình đẳng giới quy định về vấn đề Giám sát việc thực hiện pháp
luật về bình đẳng giới:
1.

Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của
Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm

2


vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về
bình đẳng giới.

2.

Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về bình
đẳng giới tại địa phương.
a.

Giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới của Quốc hội và Hội
đồng nhân dân các cấp

Giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới, trước hết thuộc về Quốc hội và Hội
đồng nhân dân các cấp. Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội quy định: “ Giám sát
là việc Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc
hội, đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt
động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp,
Luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc
hội”. Việc giám sát của Quốc hội được thực hiện bằng nhiều hình thức, nhưng với
việc giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới thì việc xem xét, thẩm tra các
báo cáo (báo cáo hàng năm của Chính phủ trước Quốc hội về việc thực hiện mục tiêu
quốc gia về bình đẳng giới), chất vấn, xem xét việc trả lới chất vấn, xem xét việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới tỏ ra là rất phù
hợp.
b.

Giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới của các tổ chức

Ngoài giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát việc thực hiện pháp luật về bình
đẳng giới còn được “hỗ trợ” bởi “giám sát mang tính nhân dân” của Mặt trận tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức thành viên, như Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Luật Bình
đẳng giới, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiều điều quy định trách nhiệm giám

sát việc thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật về bình đẳng giới nói riêng. Có
thể lấy ví dụ đối với Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam: Vấn đề giám sát việc thực hiện
chính sách, pháp luật đối với phụ nữ luôn được xác định là một trong các nhiệm vụ
3


trọng tâm của mỗi nhiệm kỳ hoạt động Hội. Hàng năm Ban Chấp hành và Đoàn Chủ
tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đều có chỉ đạo và hướng dẫn các cấp Hội trong
việc lựa chọn các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách an sinh xã hội để
giám sát trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Kết quả giám
sát được sử dụng để tham gia ý kiến xây dựng pháp luật và kiến nghị các địa phương
ban hành các chính sách bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ
trong thực tế. Để phù hợp với các quy định của Luật Bình đẳng giới, từ năm 2008 đến
nay, song song với hoạt động giám sát thường niên, Hội đã và đang nghiên cứu xây
dựng mô hình hệ thống giám sát của Hội đối với việc thực hiện pháp luật về bình
đẳng giới. Quan điểm xây dựng mô hình này được xác định là bảo đảm giám sát toàn
bộ quá trình thực thi luật chứ không chỉ giám sát kết quả thực hiện luật. Mục đích
quan trọng nhất của giám sát quá trình là thông qua việc theo dõi 6 giai đoạn thực
hiện pháp luật về bình đẳng giới của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để phát
hiện bất cập, vướng mắc thực tế và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp
thời điều chỉnh, bổ sung những điểm còn thiếu; tăng cường công tác chỉ đạo thực
hiện; thay đổi các biện pháp thực hiện không còn phù hợp hoặc sửa đổi, bổ sung, ban
hành mới văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để các quy định của Luật phát
huy tác dụng trong thực tế.
II.
1.

Thực tiễn giám sát tình hình thực hiện pháp luật bình đẳng giới
Việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật bình đẳng giới


Sau khi Luật bình đẳng giới được Quốc hội thông qua, việc ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật về bình đẳng giới để cụ thể hóa các quy định của Luật đã được Chính
phủ quan tâm chỉ đạo thực hiện. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số
10/2007/CT-TTg ngày 03/5/2007 về việc triển khai thi hành Luật bình đẳng giới,
trong đó xác định vai trò và trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức trong
việc triển khai thi hành Luật. Các bộ, ngành, địa phương cũng đã tiến hành rà soát,
4


sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cho phù
hợp với các nguyên tắc của Luật bình đẳng giới và bước đầu triển khai việc lồng ghép
vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Chính phủ dự kiến ban hành 3 nghị định hướng dẫn Luật bình đẳng giới, bao gồm:
Nghị định 1: Về trách nhiệm quản lý nhà nước và phối hợp thực hiện quản lý nhà
nước về bình đẳng giới (dự kiến ban hành trong tháng 5 năm 2007).
Nghị định 2: Về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới (dự kiến ban hành trước ngày
31/5/2007).
Nghị định 3: Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới (dự kiến ban
hành vào cuối năm 2007).
Tuy nhiên, trên thực tế cả 3 nghị định này đều không được ban hành đúng tiến độ.
Đến nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2008/NĐ-CP vào ngày 4/6/2008
quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước và phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về
bình đẳng giới, Nghị định 48/2009/NĐ-CP quy định về các biện pháp bảo đảm bình
đẳng giới mãi đến tận ngày 19/5/2009 và Nghi định số 55/2009/NĐ-CP quy định về
xử phạt hành chính về bình đẳng giới mãi đến 10/6/2009 mới được ban hành. Nguyên
nhân của sự chậm trễ này chủ yếu là do sự sắp xếp, thay đổi trong bộ máy quản lý
nhà nước (Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em – cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì
soạn thảo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật bình đẳng giới – bị giải thể và chuyển
giao nhiệm vụ này sang Bộ tư pháp). Thêm vào đó, vấn đề giới, bình đẳng giới là một
vấn đề mới và khó, trong quá trình soạn thảo còn có những quan điểm khác nhau nên

việc cụ thể hóa các quy định của Luật bình đẳng giới gặp nhiều khó khăn. Việc chậm
ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành là một trong các nguyên nhân khiến cho
nhiều địa phương bị động, lúng túng trong tổ chức thực hiện và Luật chậm đi vào
cuộc sống.
2.

Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật bình đẳng giới

5


Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật bình đẳng giới được các cơ quan, tổ chức quan
tâm quán triệt trong đội ngũ cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân. Bộ tư pháp
với vai trò là cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật của Chính phủ đã xây dựng Đề cương tuyên truyền Luật bình đẳng giới làm
cơ sở cho các báo cáo viên, tuyên truyền viên khi tham gia giới thiệu, phổ biến Luật.
Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế đã tiến hành
tuyên truyền nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới bằng nhiều hình thức
phong phú (phát hành tờ rơi, sách, tập huấn, tọa đàm, hội thảo…). Đài tiếng nói Việt
Nam, Đài truyền hình Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng khác cũng đã mở
các chuyên mục tuyên truyền về bình đẳng giới. Bộ lao động – thương binh và xã hội
đã tổ chức tập huấn cho lãnh đạo các sở, cán bộ phụ trách về bình đẳng giới trong
ngành lao động. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam cũng đã tham gia tích cực vào công
tác tuyên truyền, phổ biến Luật bình đẳng giới với nhiều hình thực phong phú và đa
dạng, tổ chức tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên chủ chốt của các tỉnh, thành phố, bộ,
ngành… Nhìn chung, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới đã
góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về bình đẳng
giới, tư tưởng trọng nam hơn nữ trong xã hội đã bước đầu được khắc phục.
Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai thực hiện Luật bình đẳng giới cũng cho thấy
có một số tồn tại:

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức và nhân dân nhất là ở vùng nông
thôn, vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số còn có những hạn chế, định
kiến giới còn nhiều; bản thân một bộ phận phụ nữ cũng còn có tư tưởng an phận,
không muốn phấn đấu vươn lên trong cuộc sống và sự nghiệp.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về Luật bình đẳng giới tại
một số địa phương, bộ, ngành còn mang tính hình thức. Hội liên hiệp phụ nữ các cấp
vẫn là đơn vị chủ lực chính trong việc tuyên truyền Luật bình đẳng giới; còn thiếu
vắng sự chủ động, tích cực từ phía các cơ quan quản lý nhà nước.
6


3.

Tổ chức, bộ máy thực hiện bình đẳng giới

Sau khi Luật bình đẳng giới có hiệu lực, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
186/NĐ-CP ngày 25/12/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ lao động – thương binh và xã hội, trong đó thống nhất giao cho ngành
lao động – xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Ở Trung
ương, Bộ lao động - thương binh và xã hội đã thành lập Vụ bình đẳng giới và nhanh
chóng kiên toàn bộ máy cán bộ để tham mưu giúp Bộ thực hiện chức năng quản lý
nhà nước và triển khai thực hiện Luật bình đẳng giới. Các địa phương đã tiến hành
sắp xếp lại tổ chức, bộ máy và hình thành đơn vị và cán bộ làm công tác bình đẳng
giới trong các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, huyện, xã theo hướng dẫn
của Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10/7/2008. Hiện
nay, hầu hết các Sở lao động – thương binh và xã hội đã phân công cán bộ chuyên
trách làm công tác này.
Ngày 22/8/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 114/2008/QĐ-TTg về
việc kiện toàn Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Theo đó, Bộ
trưởng Bộ lao động – thương binh và xã hội là Chủ tịch Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ

của phụ nữ Việt Nam và Văn phòng giúp việc Ủy ban được đặt tại Bộ lao động –
thương binh và xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay, ở cấp tỉnh, huyện và bộ, ngành vẫn
còn lúng túng về mô hình tổ chức Ban vì sự tiến bộ phụ nữ do chưa có hướng dẫn của
các cơ quan có thẩm quyền.
Qua thực tế giám sát cho thấy, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bình
đẳng giới còn thiếu và chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn
về giới, bình đẳng giới để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Một số địa phương
chưa phân công cán bộ chuyên trách về bình đẳng giới, do vậy việc thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở một số nơi vẫn còn mang tính hình thức
và vẫn do Hội phụ nữ thực hiện là chủ yếu.

7


4.

Rà soát văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến bình
đẳng giới

Một trong các nguyên nhân dẫn tới khoảng cách giới còn tồn tại trong thực tế là do sự
thiếu đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật về bình đẳng giới mà chưa được rà
soát, bổ sung, sửa đổi kịp thời; một số văn bản pháp luật mới được xây dựng, ban
hành chưa tuân thủ quy trình lồng ghép giới, nhất là chưa đánh giá đầy đủ dự báo tác
động của văn bản đến nam và nữ.
Qua giám sát của Ủy ban về các vấn đề xã hội cho thấy, nhiều bộ, ngành, địa phương,
tổ chức thực hiện nhiệm vụ này còn lúng túng, mang tính hình thức, do vậy chưa đảm
bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống các quy định pháp luật về bình đẳng giới
trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Đa số các địa phương và bộ, ngành
được giám sát đều báo cáo hầu như chưa thực hiện việc rà soát văn bản quy phạm
pháp luật nên không có báo cáo đánh giá kết quả rà soát liên quan đến bình đẳng giới

trong phạm vi quản lý của mình.
5. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng chính sách, pháp luật và
trong ngân sách nhà nước hằng năm
Luật bình đẳng giới đã xác định trách nhiệm của Chính phủ trong việc chỉ đạo, tổ
chức thực hiện việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật. Hiện nay, hầu hết các dự án văn bản quy phạm pháp luật trình Quốc
hội thông qua, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành đều do Chính phủ chủ trì soạn
thảo, do vậy việc lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở giai
đoạn soạn thảo, thẩm định là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, thực tiễn xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật trong thời gian vừa qua cho thấy một số các bộ, ban ngành –
cơ quan chủ trì soạn thảo còn thiếu tích cực, chủ động trong việc thực hiện quy trình,
thủ tục lồng ghép giới cũng như việc phân tích, đánh giá tác động của văn bản quy
phạm pháp luật tới nam và nữ nên hiệu quả lồng ghép giới chưa đạt được như mong
muốn.
8


Ngoài ra, thúc đẩy bình đẳng giới và đảm bảo phân bổ nguồn lực bình đẳng đối với
cả nam và nữ trong quá trình tham gia cũng như thụ hưởng thành quả của phát triển
thì lồng ghép giới vào trong quy trình ngân sách nhà nước là hết sức quan trọng. Tuy
nhiên, qua thực tế giám sát cho thấy, ở cả trung ương và địa phương việc lồng ghép
vấn đề bình đẳng giới trong ngân sách nhà nước trên các lĩnh vực còn rất lúng túng và
chưa được triển khai. Đây là một hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách, pháp
luật về bình đẳng giới và kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
III.

Một số giải pháp nâng cao chức năng giám sát thực hiện pháp luật bình
đẳng giới

1. Tiếp tục xây dựng, ban hành và thực hiện các văn bản quy phạm pháp

luật, chương trình, dự án về bình đẳng giới và liên quan đến bình đẳng giới
- Tổ chức tổng kết Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm
2010, tìm ra những bài học thành công, những tồn tại, khó khăn và nguyên nhân
trong thực hiện Chiến lược trong 10 năm qua. Trên cơ sở đó, xây dựng và ban hành
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020.
- Xây dựng và ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn
2011-2015 với mục tiêu tổng quát là tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức,
phấn đấu thu hẹp rõ rệt khoảng cách giới, nâng vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh
vực, địa bàn trọng điểm có sự bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ bất bình đẳng giới
cao, tạo đà cho việc thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về
bình đẳng giới vào năm 2020. Đảm bảo nguồn lực để các Bộ, ngành, địa phương xây
dựng và thực hiện các chính sách, chương trình đáp ứng yêu cầu về bình đẳng giới.
- Tăng cường thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung pháp luật có liên quan đảm bảo phù
hợp mục tiêu bình đẳng giới; thực hiện lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng
giới vào quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của các cấp, các ngành.
9


2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới
- Tuyên truyền, phổ biến Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn thi hành một
cách thiết thực, phù hợp với từng ngành, từng địa phương, nhóm đối tượng.
- Xây dựng và triển khai Đề án truyền thông về bình đẳng giới cho từng giai đoạn.
3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình triển khai pháp luật về
bình đẳng giới
- Tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện pháp luật bình đẳng giới và vì sự tiến
bộ của phụ nữ ở các Bộ, ngành, địa phương.
- Tổ chức triển khai thực hiện các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới.
4. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bình đẳng giới
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu, tiêu chí, hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá

về bình đẳng giới.
- Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm học tập, chia sẻ kinh nghiệm về thực
hiện bình đẳng giới và vận động nguồn lực hỗ trợ thực hiện các chính sách, pháp luật
về bình đẳng giới; Triển khai thực hiện tốt Chương trình chung về bình đẳng giới
giữa Chính phủ Việt Nam và các tổ chức của Liên hợp quốc.
C.

KẾT LUẬN

Qua việc tìm hiểu về một số vấn đề về giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng
giới, chúng ta càng hiểu rõ hơn tầm quan trọng của vấn đề này trong việc đảm bảo
cho pháp luật bình đẳng giới được tuân thủ, đảm bảo cho các mục tiêu, chính sách
quốc gia về bình đẳng giới được thực hiện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Báo cáo 04/BC-BLĐTBXH về tình hình thực hiện bình đẳng giới ngày
11/5/2009

10


2.

Báo cáo 36/BC-CP thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2009

3.

do Chính phủ ban hành
Vai trò, trách nhiệm của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong việc thực hiện


4.

mục tiêu bình đẳng giới – Dương Thị Xuân
Nghị định số 70/2008/NĐ-CP vào ngày 4/6/2008 quy định về trách nhiệm quản

5.

lý nhà nước và phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới,
Nghị định 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 quy định về các biện pháp bảo đảm

6.

bình đẳng giới
Nghi định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 quy định về xử phạt hành chính
về bình đẳng giới

11



×