Bài tập lớn học kì – Luật Dân sự module 1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………..………………….2
NỘI DUNG…………………………………………………….…………..3
I.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN……………………………………………...3
1. Khái quát chung về thừa kế…………………………………………………...3
1.1. Những quy định chung về thừa kế……………………………………………..3
1.2. Thừa kế theo pháp luật……………………………………………………...…3
2. Diện và hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam…………...…5
2.1. Diện thừa kế………………………………………………………………..…..5
2.2. Hàng thừa kế…………………………………………………………………..8
2.3. Thừa kế thế vị……………………………………………………………...…14
II.
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ DIỆN VÀ
HÀNG THỪA KẾ……………………………………………….………..16
1. Thực trạng tranh chấp và các nguyên nhân tranh chấp thừa kế…………..16
2. Những đề xuất về hướng hoàn thiện các quy định về diện và hàng thừa kế
theo pháp luật……………………………………………………………...…19
KẾT LUẬN…………………………………………………………….…21
DANH MỤC GIÁO TRÌNH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO………….………….22
1
Bài tập lớn học kì – Luật Dân sự module 1
MỞ ĐẦU
Chế định thừa kế trong Luật Dân sự Việt Nam có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong việc thừa kế tài sản, tạo khả năng để lại
thừa kế di chuyển những tài sản đó cho người khác theo sự định đoạt của người đó khi
còn sống. Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển,
các quan hệ tài sản có nhiều loại khác nhau, rất đa dạng và phong phú đồng thời khối
tài sản thuộc sở hữu của công dân cũng ngày càng lớn hơn. Tuy nhiên trong thực tế
phần lớn người chết sau khi qua đời không để lại di chúc hoặc vì chưa nghĩ đến
chuyện lập di chúc thì đã chết. Do đó, việc giải quyết các vụ án kiện về thừa kế chiếm
tỷ lệ khá cao. Hơn nữa việc giải quyết các vấn đề thừa kế theo pháp luật hiện nay rất
phức tạp và còn nhiều sai sót một phần chưa nắm rõ luật của người áp dụng pháp luật
nhưng cũng có một phần khi những quy định trong bộ luật còn nhiều vấn đề cần xem
xét khi quy định chưa thật rõ rang dẫn đến việc áp dụng pháp luật chưa thật chính xác.
Một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong thừa kế theo pháp luật chính là
xác định diện và hàng thừa kế. Xuất phát từ những lí do trên em quyết định chọn đề
bài 22 “Một số vấn đề về diện và hàng thừa kế theo quy định của pháp luật hiện
hành”.
2
Bài tập lớn học kì – Luật Dân sự module 1
NỘI DUNG:
I.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN.
1. Khái quát chung về thừa kế.
1.1. Những quy định chung về thừa kế.
Theo Điều 631 BLDS 2005 quy định: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định
đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật;
hưởng di sản theo di chúc hoặc pháp luật.”
Như vậy, thừa kế theo quan hệ pháp luật dân sự chính là sự dịch chuyển tài sản và
quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho cá nhân tổ chức có quyền hưởng
thừa kế; người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản theo di chúc hay pháp luật
(riêng đối với đất đai là thừa kế quyền sử dụng). Sự dịch chuyển di sản của người chết
sang người sống được thực hiện theo hai căn cứ: Nếu căn cứ theo ý chí, nguyện vọng
của người chết thì được gọi là thừa kế theo di chúc; Nếu căn cứ theo các quy định của
pháp luật thì được coi là thừa kế theo pháp luật.
Các nguyên tắc cơ bản của thừa kế:
-
Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của cá nhân.
-
Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế
-
Tôn trọng quyền định đoạt của người có tài sản, người hưởng di sản
-
Củng cố giữ vững tình yêu thương và đoàn kết trong gia đình(1)
1.2.
Thừa kế theo pháp luật.
Điều 674 BLDS năm 2005 quy định: “thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo
hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”. Theo quy định của
thừa kế theo pháp luật thì sau khi người để lại di sản qua đời, tài sản được chia cho
những người thừa kế của người đó. Những người thừa kế này được xác định dựa trên
ba mối quan hệ chính là:
-
Quan hệ hôn nhân
-
Quan hệ huyết thống
-
Quan hệ nuôi dưỡng
3
Bài tập lớn học kì – Luật Dân sự module 1
Những người thừa kế theo pháp luật không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành
vi, dù người đó có bị hạn chế năng lực hành vi hay thậm chí mất năng lực hành vi thì
người đó vẫn có quyền thừa kế. Điều đó chính là sự đảm bảo nguyên tắc bình đẳng
của công dân về quyền thừa kế.
Vì phạm vi những người thừ kế rộng nên pháp luật chia những người thừa kế thành
nhiều hàng thừa kế. Trong đó những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là những
người có quan hệ hôn nhân, huyết thống gần gũi nhất so với những người thuộc hàng
khác. Các hàng thứ hai, thứ ba là các hàng dự bị, những người này chỉ được hưởng di
sản nếu như không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất hoặc nếu có nhưng họ đều không
nhận hoặc không được quyền nhận.
Ở nước ta từ xưa cho đến nay có rất nhiều văn bản pháp luật liệt kê các trường hợp
thừa kế theo pháp luật. Và cùng với sự tiến bộ của hệ thống pháp luật thì các văn bản
này ngày càng được hoàn thiện hơn, cho đến nay thì các trường hợp được nêu ra trong
BLDS 2005 được coi là chi tiết và đầy đủ nhất. Theo Điều 675 thì các trường hợp
thừa kế theo pháp luật gồm:
-
Không có di chúc
-
Di chúc không hợp pháp toàn bộ
-
Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm
với người lập di chúc; cơ quan tổ chức không còn vào thời điểm mở thừa kế.
-
Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có
quyền hưởng di sản, hoặc từ chối quyền hưởng di sản
-
Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
-
Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc nhưng không có hiệu lực
pháp luật;
-
Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ
không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng
thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản
theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.
4
Bài tập lớn học kì – Luật Dân sự module 1
Một điểm đặc trưng của thừa kế theo pháp luật là trường hợp thừa kế thế vị được
quy định cụ thể trong Điều 677 BLDS 2005. Theo đó ta có thể hiểu thừa kế thế vị là
việc con đẻ thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để nhận phần di sản của ông hoặc bà để lại
khi mà cha mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông bà. Những người thừa kế
thế vị được hưởng phần di sản bằng với những người cùng hàng với người được thế
vị. Nếu người thế vị là cháu thì cháu phải sống vào thời điểm ông bà chết; người thế
vị là chắt thì phải sống tại thời điểm cụ nội, cụ ngoại chết.
2. Diện và hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2.1. Diện thừa kế:
Xác định diện thừa kế là xác định phạm vi những cá nhân được hưởng di sản thừa
kế theo pháp luật. Về diện thừa kế, qua các chế độ xã hội khác nhau đều có một đặc
điểm chung là chủ yếu do quan hệ hôn nhân và gia đình chi phối; mặt khác nó cũng
tùy thuộc vào quan hệ sản xuất của từng giai đoạn phát triển của xã hội và dựa trên
những quy định của pháp luật trong mỗi chế độ, xã hội nhất định mà phạm vi những
những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật được quy định rộng hẹp khác nhau.
Cho đến nay dưới góc độ quy định của pháp luật thì khái niệm diện thừa kế chưa được
đề cập mà người ta mới chỉ ngầm hiểu với nhau rằng diện những người thừa kế là
phạm vi những người hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. pháp luật
Việt Nam quy định một cá nhân có thể được hưởng di sản do người chết để lại nếu họ
phải thuộc một trong ba mối quan hệ (hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng) với người
để lại di sản.
quan hệ hôn nhân: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết
hôn;” (Điều 8, Luật HN&GĐ 2000). Như vậy chỉ coi là quan hệ hôn nhân giữa một
nam và một nữ neus họ kết hôn hợp pháp. Và để có thể được pháp luật thừa nhận quan
hệ hôn nhân hợp pháp thì họ phải tuân thủ các điều kiện và thủ tục được quy định cụ
thể tại Điều 9 và những trường hợp cấm kết hôn tại Điều 10 Luật HN&GĐ 2000. theo
đó, nam nữ kết hôn phải tuân theo các điều kiện sau:
“1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;
5
Bài tập lớn học kì – Luật Dân sự module 1
2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc lừa
dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;
3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại điều
10 của Luật này”
Sau khi kết hôn, vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ đối với nhau và một trong
những quyền của vợ chồng được pháp luật thừa nhận là “vợ chồng có quyền thừa kế
tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế.” (khoản 1, Điều 31 Luật
HN&GĐ 2000).
Quan hệ huyết thống: Là quan hệ giữa những người có cùng dòng máu về
trực hệ (những người có cùng dòng máu theo quan hệ hàng dọc là: cha, mẹ đối với
con; ông bà đối với cháu nội, cháu ngoại; cụ đối với chắt nội và chắt ngoại) hoặc
bàng hệ (không trực tiếp sinh ra nhau nhưng có cùng một nguồn gốc chung – là quan
hệ theo hàng ngang ví dụ như quan hệ giữa anh chị em ruột; quan hệ giữa bác, cô,
chú, cậu, dì ruột với cháu ruột và ngược lại).
Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ giữa người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người
được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. Mối quan hệ giữa cha mẹ và các con
không tách rời nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau mà còn là đại diện đương nhiên của nhau
khi cha mẹ không còn năng lực hành vi dân sự. Ngoài ra quan hệ nuôi dưỡng còn
được thể hiện giữa anh chị em ruột đối với nhau trong hoàn cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ
hoặc cha mẹ còn nhưng không có khả năng lao động hoặc đều không có năng lực hành
vi dân sự; quan hệ nuôi dương giữa ông, bà nội, ngoại với các cháu nội, ngoại; quan
hệ giữa cha kế, mẹ kế với con riêng của vợ, chồng; quan hệ giữa cha nuôi mẹ nuôi và
ngược lại mà việc xác định quan hệ nuôi dưỡng này thông qua sự kiện nhận con nuôi
theo quy định của pháp luật đáp ứng đầy đủ những điều kiện được quy định tại Điều
68 và Điều 69 Luật HN&GĐ 2000.
Nếu so sánh phạm vi những người thừa kế theo pháp luật qua những văn bản pháp
luật từ sau khi giành chính quyền và thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến
nay ta có thể thấy sự hoàn thiện dần. Cho đến nay BLDS 2005 thì diện thừa kế vẫn
được xác định như năm 1995 gồm: vợ hoặc chồng; các con đẻ và con nuôi (hàng thừa
6
Bài tập lớn học kì – Luật Dân sự module 1
kế thứ nhất); bố mẹ đẻ hoặc bố mẹ nuôi; ông bà nội, ngoại; anh chị em ruột (hàng thừa
kế thứ hai); cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì
ruột của người chết (hàng thừa kế thứ ba); cháu ruột của người chết mà người chết là
ông bà nội, chắt ruột của người chết nếu người chết là cụ nội, ngoại (thừa kế thế vị).
song có điểm khác biệt là chắt được liệt thêm vào hàng thừa kế thứ ba.
Tuy nhiên bên cạnh đó pháp luật cũng loại trừ quyền thừa kế của những người
trong diện thừa kế nếu có hành vi trái pháp luật được quy định tại điều 643 BLDS
năm 2005. Cụ thể bao gồm:
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng sức khỏe hoặc hành vi ngược
đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng, danh dự nhân
phẩm của người đó.
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm
hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế có quyền hưởng.
- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập
di chúc; giả maọ di chúc, sửa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ
di sản trái với ý chí người để lại di sản.
Tóm lại, những người không có quyền hưởng di sản theo khoản 1 Điều 643
BLDS năm 2005 không có quan hệ thừa kế với người để lại di sản. Họ không được
hưởng thừa kế dù theo di chúc hay theo pháp luật. Tuy nhiên nếu người có di sản đã
biết hành vi của người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc thì họ sẽ được
hưởng thừa kế theo khoản 2 Điều 643 BLDS năm 2005. Với quy định này tù thuộc
người để lại di sản, họ có toàn quyền quyết định với di sản và tha thứ cho người có
hành vi trái pháp luật. Song dù muốn tha thứ, người có di sản chỉ có thể loại trừ các hệ
quả của tình trạng không có quyền hưởng di sản trong thừa kế theo di chúc. Còn phần
di sản không được định đoạt trong di chúc sẽ được chia theo pháp luật và khi đó
những người có hành vi trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 643 BLDS 2005 sẽ
không được tính 1 suất thừa kế theo Điều 669 BLDS năm 2005.
7
Bài tập lớn học kì – Luật Dân sự module 1
Ngoài ra những người thừa kế từ chối nhận di sản theo điều 642 BLDS năm 2005
cũng không thuộc diện thừa kế của những người để lại di sản nếu người từ chối di sản
đáp ứng đủ những trình tự thủ tục từ chối nhận di sản cũng quy định tại Điều luật này.
Nếu trong trường hợp thừa kế bị truất quyền hưởng di sản. Nếu người không có quyền
hưởng di sản là những người do pháp luật quy định và dự liệu thì người bị truất quyền
hưởng di sản là những người không được hưởng di sản do ý chí của người để lại di
sản quyết định. Pháp luật luôn tôn trọng quyền tự định đoạt của người để lại di sản
nên việc người để lại di sản truất quyền hưởng di sản của một người nào đó sẽ được
pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho một số người đặc biệt là cha
mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất khả năng lao
động. Điều 669 BLDS năm 2005 quy định những người này sẽ được hưởng 2/3 của
một suất thừa kế và được gọi là những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di
chúc. Quy định này vừa đảm bổn phận trách nhiệm của người để lại di sản lại vừa phù
hợp với đạo đức, truyền thống gia đình Việt Nam.
Xác định diện những người thừa kế theo pháp luật, trước hết để xác định những
người có quyền hưởng di sản. Sau nữa là loại trừ những người không thuộc diện thừa
kế theo pháp luật hoặc thuộc diện thừa ké theo pháp luật nhưng không có quyền thừa
kế theo pháp luật. Bởi vậy chỉ có sự xác định diện những người thừa kế theo pháp luật
chuẩn xác mới áp dụng đúng pháp luật đồng thời ngăn chặn được sự mất đoàn kết
trong dòng tộc cũng như có tác dụng giáo dục ý thức sống, ý thức pháp luật cho những
người thuộc diện thừa kế.
2.2.
Hàng thừa kế
a, Bản chất hàng thừa kế.
Theo pháp luật, di sản của người chết được chia cho những người thân thích, gần gũi
với người chết. Tuy nhiên khhông phải cá nhân nào nằm trrong diện thừa kế cũng
được hưởng di sản như nhau và cùng một luúc mà họ chỉ được hưởng nếu thỏa mãn
những điều kiện do pháp luật quyy định. Điều kiện do pháp luật quy định hoàn toàn
không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người thừa kế. Trên cơ sở xác định diện thừa
kế như đã trình bày trên, pháp luật quy định những người có thể được hưởng di sản
8
Bài tập lớn học kì – Luật Dân sự module 1
thừa kế của người chết được xếp theo thứ tự các hàng thừa kế, theo nguyên tắc ưu tiên
và những người thừa kế cùng hàng được hươnngr phần di sản bằng nhau.
Hàng thừa kế theo pháp luật có thể hiểu là nhóm những người có cùng mức độ
gần gũi với người chết và theo đó họ cùng hưởng ngang nhau đối với di sản thừa kế
mà người chết để lại.
Theo khoản 1 Điều 676 BLDS 2005, pháp luật Việt Nam chia những người trong diện
thừa kế ra làm ba hàng:
Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết.
Quan hệ thừa kế giữa vợ với chồng và ngược lại.
Căn cứ xác định quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng là quan hệ hôn nhân. Theo Điều 8
luật HN&GĐ 2000 thì “hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi đã kết hôn”. Vì thế vào
thời điểm mở thừa kế nếu quan hệ hôn nhân về mặt pháp lí vẫn còn tồn tại thì họ được
quyền hưởng thừa kế của nhau. Do nhiều thay đổi trong luật pháp nên việc xác định
quyên thừa kế của vợ chồng cần lưu ý một số trường hợp sau:
Thứ nhất, vợ chồng đã chia tài sản chung hoặc sống ly thân hoặc một người đã
bỏ đi sống với người khác một cách bbất hợp pháp nhưng chưa ly hôn, về mặt pháp lý
quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại. nên người này được quyền thừa kế khi người kia chết.
Thứ hai, vợ chồng đang xin ly hôn mà chưa được tòa án chấp nhận hoặc đã được
chấp nhận nhưng quết định hoặc bản án choly hôn chưa có hiệu lực pháp luật thì một
người chết. khi đó người còn lại vẫn được quyyền hưởng di sản của người chết.
Thứ ba, nếu một người có nhiều vợ mà tất cả các cuộc hôn nhân đều được diễn ra
trước ngày 13 tháng 1 năm 1960 ở miền Bắc( ngày luật hôn nhân và gia đình ở miền
Bắc có hiệu lực) và trước nggày 25 tháng 3 năm 1977 ở miền Nam (ngày áp dụng
thống nhất các văn bản pháp luật trên toàn quốc) thì việc người đó có nhiều vợ vẫn
được chấp nhận. Do đó khi ngườii này chết thì tất cả các bà vợ (còn sống vào thời
điểm đó) đều có quyền hưởng thừa kế theo hàng thứ nhất và ngược lại người chồng có
thể thừa kế ở hàng thứ nhất khi các bà vợ qua đời.
9
Bài tập lớn học kì – Luật Dân sự module 1
Thứ tư, nếu các cán bộ chiến sĩ đã có vợ ở miền Nam, sau khi tập kết ra Bắc, lấy
vợ ở miền Bắc mà việc kết hôn sau không bị huỷy bỏ bằng một bản án có hiệu lực
pháp luật thì những người vợ đó đèu là nggười thừa kế ở hàng thứ nhất của người
chồng và ngược lại.
Thứ năm, đối với các trường hợp hôn nhân không đăng ký kết hôn nhưng cuộc
hônn nhân đó được tiến hành trước ngày luật hôn nhân và gia đình 1986 có hiệu lực
pháp luật (có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng kí kết hôn) thì quan hệ vợ chồng
vẫn được thừa nhận nên họ là người thừa kế theo pháp luật là hàng thứ nhất của nhau.
Thứ sáu, hai vợ chồng đã ly hôn nhưng sau đó quay lại chung sống với nhau trước
ngày luật hôn nhân gia đình 1986 có hiệu lực pháp luật mà cuộc sống chung đó không
bị hủy bỏ bằng một bản án có hiệu lực thì quan hệ vợ chồng đó vẫn được chấp nhận.
Thứ bảy, đối với nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 3/1/1987 trở
đi trước ngày 1/1/2001 (ngày luật HN&GĐ 2000 có hiệu lực) mà có đủ điều kiện kết
hôn nhưng chưa đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ chồng thì quan
hệ hôn nhân của họ vẫn được coi là hợp pháp nhưng trong khoảng thời gian từ ngày
1/1/2001 đến ngày 1/1/2003 họ có nghĩa vụ đăng ký kết hôn tại ủy ban nhân dân xã
phường nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn. Còn nếu sau ngày 1/1/2003 mà họ
không đi đăng ký kết hôn thì không được công nhận là vợ chồng hợp pháp (theo Nghị
quyết số 35/2000/QH – ngày 9/6/2000 của QH).
Quan hệ giữa cha mẹ với các con.
+ Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ đẻ với con đẻ.
Cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ được thừa kế theo pháp luật của nhau không chỉ là quy định
thừa kế của pháp luật Việt Nam mà còn là của hầu hết các nước trrên thế giới. Con đẻ
đươc hưởng thừa kế của cha mẹ đẻ không kể là con trong giá thú hay con ngoài giá
thú. Đây là mối quan hệ xác lập dựa trên cơ sở là mối qua hệ huyết thống giữa những
người cùng dòng máu trực hệ trong phạm vi hai đời liền kề nhau. Trong đó cha mẹ đẻ
là người sinh ra người đó nên được quy định ở hàng thừa kế thứ nhất.
+ Quan hệ thừa kế giữa cha nuôi mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại.
10
Bài tập lớn học kì – Luật Dân sự module 1
Đây là mối quan hệ được xác lập trên cơ sở là quan hệ nuôi dưỡng giữa cha mẹ
nuôi và con nuôi. Trước đây, có những giai đoạn chỉ cho phép con nuôi được thùa kế
của bố mẹ nuôi chứ không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của bố mẹ đẻ và anh chị
em ruột. Tuy nhiên, theo quy định của BLDS 1995 và 2005 thì cha mẹ nuôi và con
nuôi được thừa kế di sản của nhau và nếu một người đi làm con nuôi của nggười khác
thì vừa có thể được thừa kế theo pháp luật của cha mẹ nuôi vừa có thể được thừa kế
theo pháp luật của cha mẹ đẻ và đồng thời cha mẹ đẻ của người đi làm con nuôi người
khác cũng được hưởng thừa kế của người con nuôi đó. Do đó việc pháp luật quy định
như trên là hoàn toàn hợp lí tuy nhiên để có thể hưởng thừa kế thì quan hệ nhận nuôi
con nuôi phải hợp pháp theo đúng quy định của luật HN&GĐ 2000.
+ Quan hệ giữa cha mẹ và các con dâu rể.
Theo quy định của pháp luật thì con dâu con rể không nằm trong diện thừa kế.
Nhưng trong trường hợp con dâu con rể tham gia lao động chung trong gia đình có
công xây dựng khối tài sản trong gia đình cha mẹ thì khi cha mẹ chết đi họ vẫn được
hưởng một phần di sản xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra nhưng không phải với
tư cách của người thừa kế mà là người đồng sở hữu tài sản. việc chia tài sản cho con
dâu con rể được chia ngay từ lúc xác định tài sản của người chết trong khối tài sản
chung, rút phần của người chết để chia cho những người thừa kế, phần của con dâu,
con rể và những người khác nếu có nằm trong khối tài sản chung chưa bị chia kia.
+ Hàng thừa kế thứ nhất còn được bổ sung thêm người thừa kế là con riêng và cha kế,
mẹ kế được thừa kế theo pháp luậtcủa nhau nếu một bên chết trước. nếu như đối với
trường hợp con nuôi ta có thể khẳng định đó là mối quan hệ nuôi dưởng thì trong
trường hợp này còn nhiều điểm chú ý. Ví dụ trường hợp mẹ kế sống với bố còn con
riêng sống với mẹ đẻ hoặc các trường hợp con riêng sống vớibố dượng, mẹ kế nhưng
bị ghét bỏ không nhận được sự quan tâm chăm sóc nuôi dưỡng thì việc thừa kế giữa
con riêng, bố dượng mẹ kế của nhau trong trường hợp này là hoàn toàn không hợp lý.
Bởi vậy Điều 679 BLDS 2005 đã quy định: “con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có
quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của
nhau và còn được thừa kế theo di sản theo quy định tại Điều 676 và 677 của bộ luật
11
Bài tập lớn học kì – Luật Dân sự module 1
này”. Như vậy ta có thể thấy quy định trên là hết sức tiến bộ phù hợp với đời sống
thực tế nhằm ngăn chặn những tư tưởng lạc hậu thường tồn tại trong tư tưởng và quan
hệ của một số người.
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị
ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông
ngoại, mà ngoại.
Mối quan hệ thừa kế giữa ông nội, bà nội với cháu nội, giữa ông ngoại, bà
ngoại với cháu ngoại và ngược lại:
Theo pháp luật Việt Nam quy định thì mối quan hệ giữa ông bà và cháu là mối
quan hệ huyết thống. Ông bà nội là người sinh ra cha của cháu, ông bà ngoại là người
đã sinh ra mẹ của cháu. Do đó việc thừa kế của ông bà khi cháu chết và cháu nhậ thừa
kế của ông bà là đương nhiên theo luật. Nhưng trước đây BLDS 1995 chỉ quy định
ông bà (nội, ngoại) ở hàng thừa kế thứ hai của cháu chứ không quy định cháu ruột ở
hàng thừa kế thứ hai của ông bà. Sở dĩ có những quy định đó trong luật năm 1995 bởi
những nhà làm luật cho rằng nếu cha mẹ của cháu chết trước ông bà thì cháu sẽ được
thừa kế thế vị, nếu cha mẹ của cháu còn sống khi ông bà chết thì cha mẹ cháu sẽ được
hưởng thừa kế. Tuy nhiên trên thực tế có những trường hợp ông bà chết nhưng cha mẹ
cháu vẫn không được hưởng thừa kế mặc dù vẫn còn sống (bị truất quyền, không có
quyền hưởng di sản), trong trường hợp này cháu ruột của ông bà cũng không được
hưởng di sản vì không thuộc hàng thừa kế của ông bà. Chính bởi vậy, để đảm bảo
quyền lợi cho những người cháu ruột pháp luật đã quy định cháu ruột là người thuộc
hàng thừa kế thứ hai của ông bà nội ngoại nếu ông bà chết.
Quan hệ giữa anh chị em ruột:
Căn cứ để phát sinh quuyền thừa kế giữa những người này cũng là mối quan hệ
huyết thống. Anh chị em ruột là những người cùng cha cùng mẹ hoặc cùng cha khác
mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, con trong giá thú hay con ngoài giá thú miễn là họ có
chung dòng máu của người sinh ra mình thì đương nhiên theo pháp luật họ là những
người được quyền hưởng thừa kế ở hàng thứ hai của nhau. Ngoài ra pháp luật còn
quyy định con riêng của vợ hoặc chồng không phải là anh em ruột của nhau; con nuôi
12
Bài tập lớn học kì – Luật Dân sự module 1
không phải là anh chị em ruột đối với con đẻ của bố mẹ nuôii nên không được nhận
thừa kế từ những anh,chị em đó nhưng vẫn được thừa kế từ anh chị em ruột và ngược
lại.
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột,
cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của nguời chết mà người chết là
bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là
cụ nội, cụ ngoại.
Quan hệ giữa cụ nội, cụ ngoại với chắt nội chắt ngoại và ngược lại
Tương tự như quan hệ thừa kế giữa ông, bà (nội, ngoại) với cháu ruột và ngược
lại. Cụ nội là người thân sinh ra ông nộihoặc bà nội, cụ ngoại là nggười sinh ra ông
ngoại hoặc bà ngoại người chết nên đây là mối quan hệ huyết thống nganh dọc
chạydọc bốn thế hệ. những người này sẽ được thừa kế ở hàng thứ ba của chắt ruột và
ngược lại.
Quan hệ thừa kế giữa bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột với cháu
ruột:
Quan hệ thừa kế giữa những người này với nhau cũng dựa trên mối quan hệ huyết
thống. Bác ruột là anh hoặc chị của cha hoặc mẹ người chết, chú ruột là em trai của
cha người chết, cô ruột là em gái của cha người chết, cậu ruột là em trai của mẹ người
chết, dì ruột là em gái của mẹ người chết. Những người này theo pháp luật được xếp
vào hàng thừa kế thứ ba của nhau.
b, Hưởng di sản thừa kế theo trình tự hàng.
Trình tự ưu tiên hưởng di sản phải theo quy luật sắp xếp thứ tự các hàng. Trước
hết, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được ưu tiên hàng đầu bởi giữa họ có
mối quan hệ thân thuộc, thiêng liêng và gần gũi nhất. Hàng thừa kế thứ nhất được xác
định trên cả ba mối quan hệ huyết thống, hôn nhân và nuôi dưỡng. Tuy nhiên những
người này sẽ không được hưởng di sản nếu vi phạm khoản 1 Điều 643 BLDS năm
2005 hoặc bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Và lúc này, ngoài
những người trên không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất thì những người thừa kế ở
hàng tiếp theo sẽ được hưởng di sản, điều này cũng tương tự như đối với hàng thừa kế
13
Bài tập lớn học kì – Luật Dân sự module 1
thứ 3. Theo khoản 2 Điều 6776 BLDS năm 2005 về nguyên tắc những cá nhân cùng
thuộc một hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau, đây thứ tự ưu tiên hưởng
di sản là thứ tự tuyệt đối không bao giờ sảy ra trường hợp 2 cá nhân thuộc hai hàng
thừa kế khác nhau cùng hưởng di sản theo quy định của pháp luật. Một khi tất cả các
hàng thừa kế đều không còn người thừa kế thì di sản thuộc về nhà nước.
2.3.
Thừa kế thế vị.
Theo Điều 677 BLDS năm 2005 quy định: “Trong trường hợp con của người để
lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được
hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng
chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần
di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”
Bản chất của thừa kế thế vị là việc dự trù của pháp luật trong trường hợp con cháu
trực hệ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu, chắt của
người để lại di sản sẽ được hưởng phần mà bố mẹ của cháu, chắt nếu còn sống được
hưởng. Việc áp dụng chế định này sẽ bị loại trừ nếu con, cháu còn sống nhưng từ chối
nhận di sản hoặc không có quyền hưởng di sản. Nếu người con chết trước không có
quyền hưởng di sản do vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 643 BLDS năm 2005 thì
con cháu của người đó không được thế vị họ để đòi các quyền lợi trong di sản. Theo
quy định tại điều 685 BLDS năm 1995 quy định trường hợp con của người để lại di
sản chết trước mới phát sinh thừa kế thế vị. Tuy nhiên trên thực tế có những trường
hợp cha, mẹ, con cùng chết vào một thời điểm và theo điều 680 BLDS 1995 thì không
được thừa kế thế vị. mặc dù các văn bản pháp luật trước đó và BLDS 1995 đều quy
định trường hợp chết cùng thời điểm theo điều 644 BLDS 1995 thì họ không được
quyền hưởng di sản của nhau và di sản của mối người do người thừa kế của người đó
hưởng. đây là một hạn chế của BLDS 1995 về thừa kế thế vị bởi khi cha mẹ cháu chết
trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì đáng lẽ ra cha meju cháu
được hưởng phải thế vị cho cháu và xem đó như quyền lợi, trách nhiệm bổn phận
đáng lẽ ra cha mẹ cháu không chết sẽ nuôi dưỡng và chăm só cháu. BLDS 2005 đã bổ
sung trường hợp chết cùng thời điểm quy định tại điều 677 BLDS 2005. Nhưng quy
14
Bài tập lớn học kì – Luật Dân sự module 1
định này cũng cần phải có sự xem xét kỹ bởi xét theo quan hệ thân thuộc cháu không
có lỗi và cũng không chịu trách nhiệm về hành vi độc lập của bố mẹ. Thiết nghĩ nên
cho cháu hoặc chắt của người để lại di sản được thừa kế thế vị ngay cả trong trường
hợp cha mẹ cháu bị tước quyền hưởng di sản khi còn sống. Với quy định này, một
phần đảm bảo sự ổn định và bảo vệ quyền lợi của cháu, chắt khi không còn cha mẹ.
Theo quy định hàng thừa kế thứ 2 tại điều 676 BLDS 2005 và thừa kế thế vị tại
điều 677 BLDS 2005 thì cháu thuộc diện thừa kế của ông bà. Vậy khi nào cháu được
thừa kế thế vị của ông bà và khi nào cháu được hưởng thừa kế theo hàng? Thừa kế thế
vị không phải là thừa kế theo hàng mà chỉ dựa trên cơ sở hàng thừa kế đây là hai khái
niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ với nhau. Vì vậy căn cứ theo quy định tại
khoản 1 và quy định về điều kiện chia di sản thừa kế theo hàng tại khoản 3 Điều 676
BLDS 2005, sự cần thiết phải làm rõ trong trường hợp nào thì cháu, chắt được hưởng
thừa kế theo pháp luật của ông bà và các cụ (nội, ngoại).
Trong trường hợp những người thừa kế thứ nhất đều đã chết mà trong số những
người đã chết có cha hoặc mẹ cháu thì trong trường hợp này cháu được thừa kế thế vị.
Nhưng không phải mọi trường hợp toàn bộ những người ở hàng thừa kế thứ nhất đã
chết thì người thừa kế ở hàng thứ hai được hưởng di sản. Mà có những trường hợp tại
hàng thừ kế thứ nhất có các con của người để lại di sản và người co đó đã có con, là
cháu của người để lại di sản thì con của người đó là cháu của người để lại di sản được
thừa kế thế vị, không phải là người hưởng di sản theo hàng thừa kế thứ hai. Như vậy
trong trường hợp này di sản vẫn được chia theo hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật
cho dù hàng thừa kế thứ nhất chỉ có một suất thừa kế của một người được hưởng nếu
còn sống. Và ở đây chính hàng thừa kế là cơ sở để xác định thừa kế thế vị.
Trong trường hợp không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất do không có quyền hưởng
di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì cháu được hưởng thừa
kế theo hàng thừa kế thứ hai.
Vậy có trường hợp nào cháu vừa được hưởng di sản của người để lại di sản theo
hàng thừa kế thứ hai, vừa được hưởng thừa kế thế vị di sản mà người chết là ông bà
(nội ngoại của cháu không). Câu trả lời là không. Bởi cháu chỉ được hưởng di sản của
15
Bài tập lớn học kì – Luật Dân sự module 1
người để lại di sản nếu không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất do đã chết. bị truất quyền
hoặc từ chối nhận di sản. Còn cháu, chắt được thừ kế thế vị của ông bà, cụ nội, ngoại
khi hàng thừa kế thứ nhất vẫn còn những người thừa kế khác có quyền hưởng di sản.
II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ DIỆN VÀ HÀNG
THỪA KẾ.
1.
Thực trạng tranh chấp và các nguyên nhân tranh chấp về thừa kế.
Các tranh chấp dân sảy ra trong đời sống thực tế hết sức đa dạng, trong đó tranh
chấp về thừa kế nói chung và tranh chấp liên quan đến tranh chấp về thừa kế theo
pháp luật xác định vấn đề diện và hàng thừa kế xảy ra ngày một nhiều. Trước đây do
cuộc sống vật chất còn đơn giản, di sản thừa kế mà người chết để lại chỉ đơn thuần là
các vật phẩm tiêu dùng, cao hơn nữa là nhà cửa đất đai nên ít tranh chấp giữa những
người thừa kế.
Cuộc sống vật chất ngày một nâng cao, bên cạnh tư liệu tiêu dùng, di sản thừa kế
còn bao hàm cả tư liệu sản xuất có giá trị lớn. đặc biệt kể từ khi pháp luật của nhà
nước ta ghi nhận đất có giá trị và quyền sử dụng đất được coi là một quyền tài sản của
cá nhân thì quyền sử dụng đất mà người chết để lại đôi khi lại là một tài sản có giá trị
rất lớn. Có những trường hợp nggười chết để lại hàng ngàn mét vuông đất chỉ cho một
người quản lý sử dụng nhưng không có tranh chấp gì vì lúc đó giá trị không đáng kể.
Nhưng khi mỗi mét vuông đất lên cơn sốt giá thì những tranh chấp là tất yếu xảy ra vì
nó liên quan mật thiết đến lợi ích của mỗi người. Mặt khác di sản thừa kế của người
chết có khi bao gồm cả những tài sản hữu hình (nhà, đất, vườn…) còn bao gồm cả
những tài sản vô hình (thờ cúng tổ tiên, chăm sóc người thân còn lại của người
chết…..) trong khi pháp luật lại có những quy định rất chung chung dẫn đến việc áp
dụng pháp luật đối với cơ quan nhà nước đã khó khăn nhưng đối với những người dân
thì đó quả là một vấn đề không hề đơn giản. Hiện nay số vụ việc tranh chấp liên quan
đến diện và hàng thừa kế xảy ra khá nhiều mà xung quanh những vụ việc này ta có thể
lần ra những nguyên nhân cơ bản.
Vụ việc 1: tranh chấp thừa kế giữa những người trong hàng thứ nhất và thứ hai.
16
Bài tập lớn học kì – Luật Dân sự module 1
Bản án số 02/DSST ngày 10 tháng 1 năm 2007 của tòa án nhân dân huyện Hàm
Yên đã xử việc chia di sản của ông Nguyễn Hùng Tiến sinh năm 1954, trú tại thôn
Tân Lập, xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang với bị đơn là anh Nguyễn
Văn Lương sinh năm 1983 trú tại thôn Tân Lập, xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên, tỉnh
Tuyên Quang.
Tóm tắt nội dung vụ án:
Ông Nguyễn Hùng Tiến sống độc thân và có 3 người con nuôi là anh Nguyễn Văn
Lương, Nguyễn Văn Tuấn và chị Nguyễn Thị Tuyết đều đã trưởng thành và có khả
năng lao động bình thường. Anh Tuấn có vợ và 2 người con Nguyễn Thị Mai (22
tuổi), Nguyễn Anh Khang (25 tuổi). Tháng 4/2006 ông Tiến cùng anh Tuấn đi ăn cưới
trên đường về có bị tai nạn giao thông và hai người chết cùng thời điểm. trước khi
chết ông Tiến có để lại di chúc truất quyền thừa kế của cả ba người con nhưng khhông
chỉ định ai được hưởng di sản. qua sự việc trên anh Nguyễn Văn Lương đến kiện để
chia di sản của ông Tiến. Tòa xác định được ông Tiến có tạo lập được khối tài sản
tổng trị giá 720.000.000 đồng. Tại phiên tòa sơ thẩm tòa nhận thấy di chúc của ông
Tiến trong trường hợp này chỉ vô hiệu một phần, phần của di chúc liên quan đến
người con đã bị truất quyền thừa kế nhưng người này lại đã chết cùng thời điểm với
người lập di chúc là ông Tiến nên tính phần thừa kế theo pháp luật của người đó còn
sống thì hưởng và để lại cho con người này thừa kế thế vị; phần di sản còn lại được
chuyển giao cho những nggười thừa kế tại hàng thứ hai được hưởng. Cụ thể:
Tuấn = Lương = Tuyết = 720.000.000 đồng : 3 = 240.000.000 đồng.
Do anh Tuấn chết cùng thời điểm với ông Tiến nên các con anh Tuấn sẽ được
thừa kế thế vị theo quyy định của pháp luật: Mai = Khang = 240.000.000 đồng : 2 =
120.000.000 đồng.
Qua vụ việc trên chị Nguyễn Thị Mai (con anh Tuấn) không đồng ý với cách phân
chia của tòa nên đã làm đơn kháng cáo. Vụ án trên được Tòa án nhận dân Thành phố
Tuyên Quang xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Tại bản án số 112/DSPT ngày 25
tháng 6 năm 2007 hội đồng xét xử vẫn đồng ý với nhận định của Tòa án nhân dân
huyện Hàm Yên nhưng phân chia lại số tài sản như sau:
17
Bài tập lớn học kì – Luật Dân sự module 1
Ba người con của ông Tiến đều bị truất quyền hưởng di sản nhưng anh Tuấn chết cùng
thời điểm với ông Tiến do vậy di chúc liên quan đến anh Tuấn vô hiệu và toàn bộ di
sản được phân chia theo pháp luật. Do anh Tuấn chết cùng thời điểm vớiông Tiến, do
vậy hai người con của anh Tuấn là Mai và Khang được thừa kế thế vị. Tại hàng thừa
kế thứ nhất của ông Tiến chỉ còn một suất thừa kế liên quan đến anh Tuấn và các con
của anh Tuấn được thừa kế thế vị là: Mai = Khang = 720.000.000 đồng : 2=
360.000.000 đồng.
Nhận xét:
Như vậy qua vụ tranh chấp trên chúng ta thấy rằng cùng là một nhận định nhưng
cách chia di sản của 2 Tòa án là hoàn toàn khác nhau. Thoạt nhìn ta sẽ cho rằng tòa sơ
thẩm đúng bởi nhiều người thắc mắc cho rằng tại sao những người ở hàng thừa kế thứ
nhất vẫn còn mà tại sao lại cho người thừa kế ở hàng thứ hai hưởng? Nhưng trên thực
tế quyết định của tòa phúc thẩm mới chính xác bởi một điều rất đơn giản là theo
nguyên tắc hưởng di sản theo trình tự hàng thừa kế và không thể có hai hàng thừa kế
cùng được hưởng di sản (trường hợp những người ở hàng thứ nhất bị truất quyền thừ
kế). Chính vì hiểu theo hai hướng khác nhau mà các tòa án cũng dẫn đến những phán
quyết sai lầm dẫn đến kiện tụng nhưng đồng thời qua tình huống này ta có thể thấy
ranh giới giữa đúng và sai là rất mong manh và việc áp dụng pháp luật trong xác định
diện thừa kế có thể dẫn đến những sai sót.
Như vậy thông qua vụ án trên cũng như tìm hiểu một số vụ án liên quan đến tranh
chấp thừa kế liên quan đến diện và hàng thừa kế và thực tiễn xét xử đối chiếu với quy
định của pháp luật về thừa kế ta thấy có một số nguyên nhân sau:
-
Khi còn sống rất nhiều người không nghĩ đến chuyện lập di chúc vì lắm thủ
tục, chưa nắm rõ. Một số khác những di chúc định đoạt không rõ ràng dẫn đến số vụ
án tranh chấp mang ra pháp luật là phổ biến đồng thời do những hiểu biết về những
quy định về pháp luật của nhà nước của đại bộ phận người dân về những quy định của
pháp luật về thừa kế còn hạn chế.
- Tranh chấp giữa những người thừa kế theo pháp luật với nhau vì chia thừa kế
không đều.
18
Bài tập lớn học kì – Luật Dân sự module 1
-
Do còn những cách hiểu khác nhau liên quan đến hàng thừa kế thứ hai và
thừa kế thế vị vì trên thực tế những quy định trong luật là chưa thực sự rõ ràng nên
nhiều trường hợp cháu được thừa kế di sản của ông bà mà không thể phân biệt được
đâu là thừa kế thế vị và đâu là thừa kế theo hàng. Hay như việc xác định quan hệ thừa
kế giữa con riêng với cha dượng, mẹ kế còn rất nhiều khó khăn trong áp dụng luật bởi
quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau như cha con, mẹ con là những phạm trù hết sức
trừu tượng mà điều này gây ra những khó khăn rất lớn cho thẩm phán khi xem xét và
xử án. Và đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu trong những vụ việc liên quan đến
xác định diện và hàng những người thừa kế.
2. Những đề xuất về hướng hoàn thiện các quy định về diện và hàng thừa kế
theo pháp luật.
Trên cơ sở phân tích diện và hàng thừa kế cho thấy những quy định về diện và
hàng thừa kế theo BLDS 2005 là tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên, có một vài những
quy định về diện và hàng thừa kế chưa cụ thể, rõ ràng nên khi áp dụng vào dễ xảy ra
những tranh chấp liên quan. Vì vậy để hoàn thiện các quy định về diện và hàng thừa
kế theo pháp luật cần:
Thứ nhất, về quan hệ giữa con riêng bố dượng mẹ kế (Điều 679 BLDS 2005).
Những nhà lập pháp cần đưa ra một định nghĩa rõ rang cụ thể hơn về mối quan hệ này
đặc biệt các nhà làm luật nên xây dựng cơ sở, tiêu chí xác định thế nào là chăm sóc
nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con. Bởi quy định chung chung này trong thực tiễn
áp dụng nhiều khi rất khác nhau và do cách hiểu của những nhà làm luật là khác nhau.
Thứ hai, những quy định chung tại điều 642 BLDS 2005 quy định những trình tự
thủ tục đối với người từ chối nhận di sản rất phức tạp chưa phù hợp với thực tế. bởi lẽ
theo quan niệm của dân cũng như nguyên tắc tự định đoạt của chủ thể khi tham gia
quan hệ dân sự, việc từ chối hưởng di sản mà phải tuân theo những thủ tục, quy định
nghiêm ngặt theo Điều 642 BLDS 2005 có phần thiếu thuyết phục. Hơn nữa về thời
hạn từ chối hưởng di sản theo quy định tại điều 645 BLDS 1995 thì thời hạn là 6
tháng kể từ thời điểm mở thừa kế với quy định này sau 6 tháng không từ chối thì
không có cơ sở để xác định là chấp nhận việc từ chối hay nhận di sản. Đây cũng là
19
Bài tập lớn học kì – Luật Dân sự module 1
một điểm rắc rối khi giải quyết tranh chấp và cho đến khi khoản 3 Điều 642 BLDS
2005 quy định rõ sau 6 tháng không từ chối được xem là đồng ý. Tuy nhiên so với
thời hiệu khởi kiện 10 năm thì thời hạn từ chối là 6 tháng có vẻ như không hợp lí. Giả
sử nếu sau 6 tháng người đó vẫn cương quyết từ chối nhận di sản thì Tòa sẽ giải quyết
như thế nào? Đây cũng là một vấn đề mà các nhà làm luật phải xem xét kỹ.
Thứ ba, mối quan hệ giữa hàng thừa kế thứ hai và thừa kế thế vị cần được làm rõ
hơn nữa. bởi xét về cơ cấu tuổi trong hàng thừa kế thứ hai mặc dù các nhà làm luật đã
quan tâm đến cơ cấu tuổi đối xứng về địa vị pháp lý của chủ thể theo hàng. Vì ông
nôi, bà nôi, ông ngọai bà ngoại được thừa kế của cháu ruột mình là ông, bà (nội,
ngoại) và ngược lại cháu được thừa kế của ông, bà (nội, ngoại) của mình. Nhưng tại
Điều 677 BLDS lại quy định trường hợp thừa kế thế vị. mặc dù như đã trình bày ở
hàng thừa kế thứ hai lý do mà các nhà làm luật bổ sung cháu được thừa kế thứ hai,
chắt ở hàng thừa kế ở hàng thứ ba bên cạnh điều luật thừa kế thế vị là nhằm bảo vệ
quyền lợi cho người được hưởng di sản, quan tâm đến quyền lợi của các cháu, chắt
khi bố mẹ cháu vẫn còn sống nhưng không được hưởng do bị truất quyền hưởng di
sản, hoặc từ chối nhận di sản. Và mặc dù ai cũng biết thừa kế thế vị không phải là
thừa kế theo hàng mà chỉ dựa vào hàng thừa kế để xác định người thừa kế thế vị
nhưng việc quy định tại 2 điều luật lại liên quan đến một đối tượng cũng gây những
khó hiểu cho người dân khi sử dụng luật trong thực tế cuộc sống. Vì vậy em thiết nghĩ
nên chăng vẫn quy định tại 2 điều luật nhưng tại điều luật về thừa kế thế vị có sự rõ
ràng hơn đặc biệt còn cần có những văn bản có sự giải thích pháp luật rõ ràng hơn liên
quan đến chế định này đến với người dân.
Thứ tư, đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về pháp
luật thừa kế đến với người dân nhằm nâng cao hiểu biết của người dân trong cuộc
sống. Bởi người dân là chủ thể chính trong quan hệ dân sự, để hạn chế những tranh
chấp dân sự liên quan đến thừa kế theo pháp luật nói chung và thừa kế theo diện và
hàng thừa kế nói riêng thì bên cạnh sự quy định rõ ràng trong pháp luật thực tại thì ý
thức pháp luật của người dân cũng là yếu tố quyết định nhằm nâng cao và hoàn thiện
những quy định về pháp luật thừa kế.
20
Bài tập lớn học kì – Luật Dân sự module 1
KẾT LUẬN.
Tóm lại, từ những phân tích trên ta có thể thấy việc phân chia diện và hàng thừa
kế như trên là khá phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nước ta, phù hợp với luật hôn
nhân và gia đình cũng như phong tục tập quán của dân tộc và nguyện vọng của người
để lại tài sản. Ở một mức độ nhất định nó đã kết hợp hài hòa giữa lợi ích riêng của cá
nhân với lợi ích chung của gia đình và xã hội, nó có tác dụng củng cố và hoàn thiện
quan hệ sản xuất XHCN, củng cố và pháp triển tình đoàn kết yêu thương trong nội bộ
gia đình, góp phần xây dựng gia đình mới dân chủ hòa bình hạnh phúc. Tuy nhiên,
như phần mở đầu đã đề cập với sự pháp triển nhanh chóng của nền kinh tế như hiện
nay thì những quy định của pháp luật đặc biệt về thừa kế phải cụ thể rõ ràng chặt chẽ
đồng thời cần phải có sự vào cuộc của các thông tin truyền thông báo đài hơn nữa
trong việc phổ biến giải thích những quy định trong luật để áp dụng luật được chính
xác hơn.
21
Bài tập lớn học kì – Luật Dân sự module 1
DANH MỤC GIÁO TRÌNH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 1,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2006.
2. Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 1, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội, 2009.
3. Phùng Trung Tập, Luật Thừa kế Việt Nam, Nxb. Hà Nội, 2008.
4. Phạm Văn Tuyết, Thừa kế - Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng,
Nxb. CTQG, Hà Nội, 2007.
5. Phan Thị Kim Chi – Diện và hàng thừa kế theo quy định của BLDS năm
2005 – Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội – 2006.
6. Nguyễn Minh Tuấn, Pháp luật thừa kế của Việt Nam – Những vấn đề lí
luận và thực tiễn, Nxb. Lao động – xã hội, Hà Nội, 2009.
7. Phùng Trung Tập, “Pháp luật thừa kế Việt Nam hiện đại – Một số vấn đề
cần được bàn luận”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 7/2008, tr. 26 –
32.
8. Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học,
Nxb. CAND, 1999.
9. Bộ luật dân sự năm 1995 và 2005.
10. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
11.http/://www.chinhphu.vn
12.http://www. Sinhvienluat.vn.
22