Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên theo luật định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.98 KB, 11 trang )

I. Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên theo luật định
Hạn chế quyền của cha mẹ là không cho cha mẹ được trông nom, chăm sóc, giáo
dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con.
Điều 41 Luật HN&GĐ 2000 đã quy định rõ trường hợp hạn chế quyền của cha mẹ
đối với con chưa thành niên:
“Khi cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom,
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối sống đồi trụy, xúi
giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì tùy từng trường
hợp cụ thể Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy
định tại Điều 42 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc,
giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong
thời hạn từ một năm đến năm năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.”
Pháp luật chỉ quy định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên tức
con chưa đủ 18 tuổi, bởi lẽ con đã thành niên về nguyên tắc thông thường thì họ có đủ
khả năng để bảo vệ mình, còn con chưa thành niên theo quy định của pháp luật thì về
nguyên tắc họ chưa đủ năng lực hành vi dân sự nên chưa có đủ khả năng để bảo vệ mình
trước hành vi vi phạm của cha mẹ.
Theo quy định tại Điều 41 Luật HN&GĐ thì Tòa án có thể dựa trên những căn cứ
sau để ra quyết định hạn chế quyền của cha mẹ, cụ thể là:
Thứ nhất, cha, mẹ bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự của con. Cha, mẹ cố ý xâm phạm sức khỏe của con chưa thành niên là
những hành vi cố ý, có thể bằng hành động hoặc không hành động xâm phạm tới quyền
được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của con chưa thành niên. Hành vi đó có thể là hành

1


hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc những hành vi khác gây tổn hại tới sức khỏe con chưa
thành niên.
Thứ hai, cha, mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc,


nuôi dưỡng, giáo dục con. Khi cha, mẹ vi phạm nghĩa vụ đó ở mức độ nghiêm trọng sẽ
là căn cứ để tòa án ra quyết định hạn chế quyền của cha mẹ với con chưa thành niên.
Cha, mẹ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc đối với con chưa thành
niên có nghĩa là cha, mẹ không quan tâm và quản lí con một cách tốt nhất làm con chưa
thành niên bị thiệt hại về sức khỏe, trí tuệ, nhân phẩm.
Thứ ba, cha, mẹ có hành vi phá tài sản của con. Luật HN&GĐ năm 2000 quy định
cha, mẹ có quyền quản lí tài sản riêng của con chưa thành niên, đặc biệt đối với tài sản
riêng của con dưới 15 tuổi. Khi quản lí tài sản riêng của con thì cha, mẹ phải bảo vệ
không cho khối tài sản đó bị xâm hại bởi người khác, không để tài sản bị mất mát, hư
hỏng, giảm sút về giá trị. Hành vi phát tán tài sản của con là hành vi cha, mẹ cố ý không
bảo quản, giữ gìn khối tài sản của con chu đáo, làm cho khối tài sản đó bị mất, hư hỏng,
giảm sút giá trị hoặc bị tiêu hao được thực hiện bằng cách: cha, mẹ dùng tài sản riêng
của con để đánh bạc, ăn chơi…
Thứ tư, cha, mẹ có lối sống đồi trụy, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái
pháp luật, trái đạo đức xã hội. Cha mẹ có nghĩa vụ tạo cho con có một môi trường sống
lành mạnh và cha mẹ phải là những tấm gương sáng để con phát triển đúng chuẩn về thể
chất, trí tuệ và đạo đức, nếu cha mẹ có lối sống đồi trụy, tức là cha mẹ đã tạo ra một môi
trường sống không lành mạnh, do vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển bình
thường của con, nhất là về đạo đức và tinh thần.

2


Chủ thể có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành
niên được quy định rõ trong Điều 42 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000:
Thứ nhất, cha hoặc mẹ của người chưa thành niên có quyền tự mình yêu cầu Tòa
án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án hạn chế một số quyền của người cha hoặc
người mẹ có hành vi vi phạm đối với con chưa thành niên. Trong trường hợp cả cha mẹ
đều có hành vi vi phạm thì những người thân thích của người chưa thành niên là ông bà
nội ngoại, cô, dì, chú, bác, anh, chị, em... của người chưa thành niên có thể yêu cầu hạn

chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên.
Thứ hai, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ, đây là những tổ
chức xã hội có vai trò trong việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em và phụ nữ vì vậy khi mà
con bị ngược đãi bởi cha mẹ thì những tổ chức này cần nâng cao vai trò và trách nhiệm
của mình để bảo vệ quyền lợi cho người con. Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức khác có
quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ với
con chưa thành niên.
Thứ ba, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, của cơ quan,
tổ chức, cá nhân nói trên ra quyết định hạn chế một số quyền của cha hoặc mẹ đối với
con chưa thành niên; ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục
con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ
1 đến 5 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này. Tòa án có thẩm quyền ra
quyết định hạn chế một số quyền của cha hoặc mẹ đối với con chưa thành niên là : Tòa
án nhân dân quận, huyện tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người cha hoặc người mẹ.
Điều 43, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị
hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Nếu một trong hai người là cha hoặc mẹ bị
Toà án hạn chế một số quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền

3


trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại
diện theo pháp luật cho con. Trong trường hợp cha mẹ đều bị Toà án hạn chế quyền đối
với con chưa thành niên thì việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản
riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ. Ngoài ra cha, mẹ đã bị Toà
án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng
con.
II. Thực tiễn áp dụng quy định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa
thành niên
Những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ đối với con chưa thành niên càng ngày

càng gia tăng, trở thành một vấn nạn của xã hội. Mặc dù trong Luật HN&GĐ năm 2000,
ở các điều 41, 42, 43 có các quy định về việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với con
chưa thành niên nhưng thực tế từ năm 2000 khi luật có hiệu lực đến nay, trường hợp cha
mẹ bị xử lý hạn chế quyền đối với con là rất ít so với các trường hợp trong thực tiễn và
việc áp dụng quy định này còn rất lúng túng, cụ thể như sau:
Thứ nhất, chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ chưa nhận
thức và hiểu rõ về quy định này của pháp luật nên chưa có nhiều trường hợp cha mẹ bị
xử lí hạn chế quyền.
Theo quy định ở Điều 42 Luật HN & GĐ thì rất nhiều chủ thể có quyền yêu cầu
Tòa án hạn chế quyền cha mẹ khi mà người cha, người mẹ này có hành vi vi phạm
nghiêm trọng đối với con họ, hành vi đó thỏa mãn căn cứ theo Điều 41 của Luật HN &
GĐ. Gần nhất là người cha hoặc người mẹ,cũng như người thân thích của người con họ
không hề biết hoặc biết nhưng không quan tâm đến quy định hạn chế quyền của cha mẹ ,
khi có hành vi vi phạm của nguời cha hoặc người mẹ hoặc của cả cha mẹ thì những

4


người này cho rằng đó là chuyện riêng của gia đình, đó là quyền của cha mẹ dạy con cái,
họ là cha, là mẹ nên có quyền tất đối với con họ, nhất lại là người con chưa thành niên
nên tư tưởng này càng cao, do vậy việc họ đánh mắng con thậm tệ là do lỗi của con, và
làm như vậy là để con khôn hơn, ngoan hơn.
Theo số liệu thống kê tổng hợp gần đây từ đường dây nóng của Cục Bảo vệ –
Chăm sóc trẻ em của Bộ LĐTBXH cho thấy, các vụ xâm hại và bạo lực đối với trẻ em
trong gia đình tăng gấp 3 lần. Mỗi năm, cả nước có khoảng 7000 đến 8000 vụ bạo hành
trẻ em. Từ số liệu trên ta có thể nhận thấy các vụ bạo hành của cha mẹ với con chưa
thành niên rất lớn, nhưng số vụ tòa án giải quyết hạn chế quyền của cha mẹ là rất ít.
Thứ hai, không có đủ điều kiện để thực hiện việc hạn chế quyền của cha mẹ đối
với con chưa thành niên vào thực tiễn.
Thiếu điều kiện vật chất để áp dụng quy định này. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối

với con chưa thành niên thì phải cách ly con chưa thành niên khỏi cha, mẹ khi mà cha,
mẹ có hành vi xâm hại tới con ở mức độ nghiêm trọng. Khi đó cần có sự chăm sóc thay
thế cho con chưa thành niên ở gia đình khác hoặc những cơ sở chăm sóc được thành lập
hợp pháp. Ở nước ta việc tạo ra sự chăm sóc thay thế này chưa hiệu quả. Sự thiếu vật
chất cũng gây khó khăn cho việc cách ly giữa cha, mẹ với con chưa thành niên. Việc
chăm sóc cho trẻ hiện nay thường đến từ tấm long hảo tâm của những người xung quanh
nên được coi là mang tính tự phát, chưa chỉ đạo, tổ chức và có sự phối hợp chặt chẽ với
các cơ quan, tổ chức. Bên cạnh đó pháp luật chưa có một quy định cụ thể về cơ chế cách
li trẻ ra khỏi cha, mẹ chúng nên cũng gây khó khăn cho thực hiện hiệu quả hạn chế
quyền cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

5


Ở Việt Nam còn thiếu và yếu về việc tổ chức, tuyên truyền cho người trong độ tuổi
chưa thành niên biết về những hành vi vi phạm của cha, mẹ và các em được bảo vệ trước
những hành vi vi phạm đó. Con chưa thành niên, khi bị cha, mẹ xâm phạm chưa biết có
biện pháp để tự bảo vệ và nhờ người khác bảo vệ. Nhà nước ta đã thiết lập được đường
dây nóng 18001567 để các em bày tỏ ý kiến và xin tư vấn khi các em gặp khó khăn, bị
xâm phạm nhưng rất ít trường hợp các em biết về số điện thoại này. Ngoài ra đội ngũ
cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em hiện nay vừa thiếu về số lượng và chất lượng, lại luôn
có sự biến động do sự thay đổi về cấu trúc tổ chức. Cụ thể trước năm 2007 có khoảng
160 nghìn công tác viên bảo vệ, chăm sóc trẻ ở thôn, bản thì đến cuối năm 2010 chỉ còn
khoảng 7 nghìn. Như vậy với việc thiếu về số lượng và yếu về chất lượng của cán bộ
chuyên trách cũng đã làm hạn chế hiệu quả của công tác bảo vệ trẻ em khỏi sự xâm
phạm của cha, mẹ.
III. Các biện pháp để thực hiện tốt quy định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con
chưa thành niên trong thực tế
Thứ nhất, cần phải tuyên truyền cho cha mẹ cũng như thành viên trong xã hội
hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con trong Luật HN&GĐ, quyền của trẻ

em trong Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Làm cho cha mẹ biết mình thực hiện
quyền và nghĩa vụ ra sao, được làm gì và không được làm gì với con. Đồng thời tuyên
truyền cho cha mẹ biết được quy định hạn chế quyền của cha mẹ khi cha mẹ vi phạm
quyền đối với con, đó chính là chế tài sẽ được áp dụng đối với họ. Đồng thời chỉ dẫn
biết cách bảo vệ quyền của trẻ em, khi quyền của trẻ em bị vi phạm thì phải phát hiện
kịp thời và báo cho cơ quan chức năng biết để xử lý kịp thời những hành vi vi phạm của
cha mẹ. Chỉ cho họ tránh tư tưởng cho rằng việc cha mẹ vi phạm quyền đối với con của
cha mẹ chỉ là chuyện riêng của gia đình.

6


Thứ hai, cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các
tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền trẻ em. Các cơ quan này nên có cơ chế phối hợp
với nhau chặt chẽ trong việc bảo vệ quyền trẻ em. Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi
vi phạm này. Cần xây dựng và tuyên truyền cho trẻ em biết về đường dây nóng hỗ trợ
các em, khi có sự cần giúp đỡ của các em thì phải thông báo ngay cho các cơ quan đoàn
thể địa phương nhất là chính quyền xã có biện pháp tức thời bảo vệ các em. Cần có
những cơ sở để các em được nuôi dưỡng trong và khi có quyết định hạn chế quyền cha
mẹ của các em khi cha mẹ có hành vi vi phạm. Đồng thời có biện pháp khẩn cấp tạm
thời như tách các em ra khỏi cha mẹ khi cha mẹ có hành vi vi phạm, biện pháp niêm
phong hoặc phong tỏa tài sản của cha mẹ để cha mẹ phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng
con khi bị hạn chế quyền.
Thứ ba, khi có hành vi vi phạm xảy ra, cần xử lý nghiêm minh các hành vi này
của cha mẹ. Đồng thời Tòa án trong các bản án khi xử lý về mặt hình sự với người cha,
người mẹ thì cũng cần phân tích để người cha, người mẹ này cũng như những người
khác biết và hiểu về hành vi sai trái của người cha, người mẹ vi phạm, đồng thời bên
cạnh hình phạt về mặt hình sự, thì trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán nên tuyên hạn
chế quyền của người cha, người mẹ này, để đảm bảo quyền lợi cho người con, giao
người con đó cho một nơi, hoặc chủ thể tin cậy chăm sóc, để đứa trẻ được phát triển

trong môi trường sống lành mạnh.
KẾT LUẬN
Việc áp dụng quy định về hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành
niên là điểm rất quan trọng trong vấn đề bảo vệ trẻ em. Do đó, để không bị hạn chế
quyền làm cha, làm mẹ của mình, trước hết họ phải thực hiện tốt các nghĩa vụ của
mình đối với con chưa thành niên. Ngoài ra, các cơ quan chức năng có thẩm quyền

7


cũng cần phải có những biện pháp xử lí khắt khe với những cha mẹ có hành vi vi
phạm nghiêm trọng đối với con chưa thành niên là một việc góp phần bảo vệ quyền
trẻ em, ngăn ngừa hành vi vi phạm của cha mẹ. Sự phối hợp của gia đình và xã hội
sẽ tạo nên một môi trường sống lành mạnh giúp các em có thể phát triển một cách
toàn diện, là động lực để các em có thể trở thành những chủ nhân tương lai của đất
nước.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội,
NXB Công an nhân dân, 2009
2.Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật HN và GĐ năm 2000,Luật sư_Thạc sĩ
Nguyễn Văn Cừ, Th.s Ngô Thị Hường,NXB Chính trị Quốc gia,2000
3.Bình luận khoa học Luật HN và GĐ Việt Nam năm 2000,Bộ tư pháp Viện khoa
học pháp lý, NXB Chính trị Quốc gia,2000.
4.Luật HN và GĐ,Giaỉ đáp 175 câu hỏi, Nguyễn Thế Giai, NXB Chính trị Quốc
gia năm 2000.

5. Luận văn thạc sĩ luật học của Đỗ Thị Thu Hương, Vấn đề hạn chế quyền của cha
mẹ đối với con chưa thành niên trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

9


LỜI MỞ ĐẦU

Trẻ em là tương lai của đất nước, để tương lai của đất nước tốt đẹp. Do vậy trẻ em
cần được sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc từ gia đình, nhà trường và toàn xã hội, đặc
biệt là những người làm cha, làm mẹ để chúng có thể phát triển một cách toàn diện cả về
thể chất, tinh thần và trí tuệ. Tuy nhiên trên thực tế, nạn bạo hành trẻ em vẫn đang từng
ngày diễn ra, đau đớn hơn khi những người nhẫn tâm đánh đập, làm tổn thương đến
những đứa trẻ cũng chính là những người sinh ra chúng. Vì vậy, để trẻ em nói chung và
con chưa thành niên nói riêng được bảo vệ tốt nhất thì những hành vi xâm phạm đến
quyền lợi của các em cần được xem xét, để có biện pháp phòng ngừa và xử lí kịp thời.
Xuất phát từ lí do đó mà em quyết định chọn đề tài: “Hạn chế quyền của cha mẹ đối với
con chưa thành niên và việc áp dụng quy định này trong thực tiễn” để cho chúng ta cái
nhìn toàn diện về việc áp dụng quy định này trong thực tiễn nước ta.

10


MỤC LỤC

11




×