Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên – Một số vấn đề lí luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.31 KB, 15 trang )

I/LỜI MỞ ĐẦU
Nếu quan hệ vợ chồng là quan hệ pháp lý hôn nhân thì quan hê giữa
cha, mẹ và con cái là quan hệ tràn đầy tình cảm yêu thương, chăm sóc như
một lẽ tự nhiên “ cá chuối đắm đuối vì con ”, nhưng lại đầy ý thức trách
nhiệm và nghĩa vụ trước xã hội. Có thể thấy rằng quan hệ cha, mẹ và con
vừa có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lí, vừa có ý nghĩa quan trọng về mặt
xã hội. Trong quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con; cha, mẹ có quyền và
nghĩa vụ nuôi dưỡng, dạy dỗ con. Mặt khác,con cái cũng phải có quyền và
nghĩa vụ tôn trọng, phụng dưỡng cha, mẹ. Tuy nhiên vì nhiều lí do mà đôi
khi cha, mẹ hoặc con chưa làm tròn bổn phận của mình. Trong đó phải kể
đến trường hợp cha, mẹ không làm tròn trách nhiệm của mình đối với con
cái, đặc biệt là con chưa thành niên. Để hiểu rõ vấn đề này, em xin trình bày
đề tài : “ Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên – Một
số vấn đề lí luận và thực tiễn ”
II/ NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với con
chưa thành niên
Gia đình là sản phẩm của xã hội, đã phát sinh và phát triển cùng với sự
phát triển của xã hội. Các điều kiện kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát
triển nhất định phản ánh tính chất và kết cấu của gia đình. Do vậy, gia đình
là hình ảnh thu hẹp của xã hội, là tế bào của xã hội. Gia đình xã hội chủ
nghĩa là hình thái gia đình cao nhất trong lịch sử, khác hẳn về chất so với gia
đình của các chế độ xã hội trước kia. Có thể đưa ra một khái niệm gia đình
như sau :
Gia đình theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam là sự liên kết của
nhiều người dựa trên cơ sở hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, có quyền và
nghĩa vụ tương ứng với nhau, cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau về vật chất
1
và tinh thần, xây dựng gia đình, nuôi dạy thế hệ trẻ dưới sự giúp đỡ của Nhà
nước và xã hội.
Khoản 10 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 giải thích : “


Gia đình là tập hợp người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống
hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ
với nhau theo quy định của Luật này.
Trong đời sống xã hội, việc người phụ nữ ( dù có chồng hay không có
chồng ) mà sinh con, đã là cơ sở làm phát sinh mối quan hệ giữa mẹ - con,
cha – con. Đó là mối liên hệ huyết thống tự nhiên theo quy luật sinh học.
Quan hệ mẹ - con, cha - con phát sinh không phụ thuộc vào hôn nhân của
cha mẹ là hợp pháp hay không hợp pháp. Nhà nước bằng pháp luật phải quy
định nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con vì đó là cơ sở nhằm
xác thực mối quan hệ mẹ - con, cha - con, từ đó mới phát sinh các quyền và
nghĩa vụ về nhân thân và tài sản trong quan hệ mẹ - con, cha - con.
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các con vị thành niên là nghĩa
vụ đương nhiên của cha mẹ. Về tính chất pháp lý, nghĩa vụ ( quyền ) này của
cha mẹ đối với con mình là tuyệt đối. Tính chất tuyệt đối này vừa thể hiện
quyền của cha mẹ nuôi dạy con mình là đương nhiên “ ưu tiên ” so với các
chủ thể khác, vừa xác định phạm vi và mức độ trách nhiệm của cha mẹ đối
với mình.
Với quan điểm trẻ em là tương lai của đất nước, trong việc điều chỉnh
các quan hệ xã hội, các quốc gia đều quan tâm bảo vệ quyền lợi của trẻ em.
Trẻ em được bảo vệ trong gia đình và ngoài xã hội. Từ khi Luật hôn nhân và
gia đình năm 1959 - đạo Luật hôn nhân và gia đình đầu tiên của Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, pháp luật hôn nhân và gia đình nước ta
đã xây dựng trên cơ sở của nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của các con. Kế
thừa và phát triển Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật hôn nhân và
2
gia đình năm 1986 và Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã được xây
dụng trên nguyên tắc bảo vệ trẻ em. Trên nguyên tắc đó, Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000 quy định : cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu,
trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát

triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành những người con
hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. Cha mẹ không được phân
biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con, không được lạm
dụng sức lao động của con chưa thành niên, không được xúi giục, ép buộc
con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức xã hội ( Điều 34 ). Con có
bổn phận yêu quý , kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe
những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự truyền thống
của gia đình. Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha
mẹ ( Điều 35).
Công ước Liên hợp quốc quyền trẻ em, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo
dục trẻ em Việt Nam đều quy định đảm bảo cho trẻ em được sống trong môi
trường gia đình và sự chăm sóc giáo dục của cha mẹ. Tuy nhiên, trong một
số trường hợp cụ thể cha mẹ không thể trực tiếp chăm sóc, nuôi dạy con, vì
người cha, người mẹ đó có ảnh hưởng không tốt đến con cái. Đồng thời với
việc quy định nghĩa vụ của cha mẹ đối với con, Luật Hôn nhân và gia đình
còn quy định biện pháp xử lý đối với các hành vi vi phạm nghĩa vụ của cha
mẹ. Tại Điều 26 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 áp dụng đối với hành
vi của cha, mẹ phạm lỗi như hành hạ, ngược đãi nghiêm trọng con chưa
thành niên, nhằm bảo vệ quyền lợi của con trong gia đình. So với Luật Hôn
nhân và gia đình năm 1986, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy
định nghĩa vụ và quyền lợi của cha mẹ đối với con rõ ràng và cụ thể hơn.
Theo Điều 41 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định : Khi cha, mẹ
3
đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh
dự của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, phá tài sản của con, có lối sống đồi trụy, xúi
giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì tuy
từng trường hợp cụ thể Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá
nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 42 của Luật này ra quyết định
không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng

của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ một năm đến
năm năm. Tòa án có thể xem xét rút ngắn thời hạn này.
Thực chất biện pháp này là chế tài của luật hôn nhân và gia đình áp
dụng đối với hành vi có lỗi, hoặc phạm tội của cha, mẹ xâm phạm lợi ích của
con. Khi áp dung biện pháp này, Tòa án cần cân nhắc thận trọng, chỉ quyết
định tước quyền này của cha, mẹ đối với con trong trường hợp thật cần thiết
vì lợi ích của con. Tội phạm thực hiên đối với người con nào thì chỉ thực
hiện tước quyền đối với người con đó; nếu con từ 9 tuổi trở lên, Tòa án cần
tham khảo ý kiến của con xem có cần tước những quyền này của cha, mẹ với
người con đó hay không. Quy định này khẳng định trách nhiệm của cha, mẹ,
bảo đảm để cha, mẹ thực hiện tốt các nghĩa vụ của họ đối với con nhằm bảo
vệ quyền lợi của con nói chung và của con chưa thành niên nói riêng. Theo
quy định tại Điều 41 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có thể thấy Tòa án
đưa ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con cái phải dựa trên
các căn cứ :
- Cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm của con.
- Cha, mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong nom, chăm
sóc giáo dục, nuôi dưỡng con.
- Cha, mẹ có hành vi phá hoại tài sản của con.
4
- Cha, mẹ có lối sống đồi trụy, xúi giục, ép buộc con làm những việc
trái pháp luât, trái đạo đức xã hội.
Ở trường, gia đình và xã hội luôn luôn có tính chất quyết định với sự
hình thành tính cách một con người. Hoàn toàn có thể khẳng định là trong
những năm đầu đời, gia đình đóng vai trò quan trọng nhất trong sự hình
thành tính cách. Những năm gần đây, các công trình nghiên cứu “ theo dõi ”
của giới khoa học giáo dục các nước chứng minh, giai đoạn từ khi sinh đến
bảy tuổi là thời kì phát triển tâm sinh lý, nhất là phát triển não mạnh mẽ
nhất.

Trong giai đoạn này, tiềm năng phát triển bộ não của trẻ em hình
thành tính cách và khả năng học tập, công tác sau này. Các yếu tố thái độ
nuôi dạy, phương pháp giáo dục của cha, mẹ, địa vị của trẻ trong gia đình,
không khí gia đình, đặc trưng tính cách và hành động thực tiễn của bản thân
cha, mẹ trong thời kì này tác dụng rất quan trọng đối với sự hình thành tính
cách của trẻ.
Như vậy, đối với con trong giai đoạn vị thành niên, cha mẹ là người
quan trọng nhất đối với sự phát triển và trưởng thành của con cái. Tuy nhiên,
trong cuộc sống nhiều nơi, nhiều lúc những giá trị vật chất được coi trọng
hơn những giá trị đạo đức, nhiều bậc cha mẹ quan tâm lo lắng đến sự phát
triển nhân cách của con em mình, ngược lại không ít những bậc cha, mẹ tỏ
ra thờ ơ, coi nhẹ trách nhiệm và các quy định của pháp luật. Nghĩa vụ chăm
sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên bị vi phạm một cách nghiêm trọng. Ở
nhiều gia đình, cha mẹ dùng uy quyền để ép buộc con mình phải nghe theo,
đồng thời khi cần cha mẹ sẵn sàng dùng vũ lực hoặc những lời lẽ có tính
chất xúc phạm, hành hạ, ngược đãi con , bỏ rơi con, mặc cho con sống một
cuộc sống “ thả nổi ” trên các đường phố… Một số trường hợp khác, cha mẹ
còn xúi giục ép buộc các con làm những việc mà pháp luật nghiêm cấm và
5
xã hội lên án như trộm cắp, cướp bóc, mại dâm… Đây là những hành vi phải
được xem xét và có biện pháp ngăn nhặn, trừng trị kịp thời, bảo đảm cho các
em được sống trong một môi trường giáo dục tốt để các em có thể phát triển
lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, không bị lôi kéo vào con đường
phạm tội.
Trẻ em phải được ưu tiên bảo vệ. Còn quyền và nghĩa vụ của cha mẹ
thì phải được thực hiện phù hợp với lợi ích của con. Đây là một trong những
nguyên tắc được ghi nhân trong các công ước quốc tế và trong các văn bản
pháp luật của mỗi quốc gia.
Tại Pháp, Điều 378 - Bộ luật dân sự cũng quy định việc tước toàn bộ
hay một phần quyền của cha mẹ đối với con trong những trường hợp “ cha,

mẹ bị kết tội là thủ phạm, đồng phạm hoặc tòng phạm một tội đại hình hay
tiểu hình vi phạm nhân thân con mình ”. Ngoài ra “ cha, mẹ cũng có thể bị
tước quyền trong trường hợp đối xử không tốt với con cái hoặc nêu gương
xấu hoặc thiếu chăm sóc hướng dẫn đứa trẻ ”.
Khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hạn chế quyền cha,
mẹ đối với con chưa thành niên mà có một trong các căn cứ trên thì Tòa án
ra quyết định hạn chế quyền cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Việc này
được quy định tại Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Điều 42. Người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha,
mẹ đối với con chưa thành niên.
1. Cha, mẹ, người thân thích của con chưa thành niên theo quy định
của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề
nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối
với con chưa thành niên.
6

×