Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Nêu và lí giải về những điểm khác nhau giữa điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 1959

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.61 KB, 12 trang )

A, ĐẶT VẤN ĐỀ
Hôn nhân là cơ sở hình thành gia đình – tế bào của xã hội. Luật Hôn nhân và gia
đình có nhiệm vụ góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia
đình tiến bộ, cây dựng chuẩn mực pháp lí cho cách ứng xử của các thành viên trong
gia đình , bảo vệ. Theo đó, nam nữ cần phải có những điều kiện nhất định mới được
kết hôn, để đảm bảo hạnh phúc gia đình và thực hiện được các chức năng của gia
đình. Tuy nhiên , do hoàn cảnh khác nhau nên ở mỗi thời kì, Luật HN&GĐ lại có
những quy định khác nhau về điều kiện kết hôn. Sau đây, em xin tìm hiểu đề tài sau
để làm rõ hơn vấn đề điều kiện kết hôn qua các Luật HN&GĐ của Việt Nam “Nêu và
lí giải về những điểm khác nhau giữa điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia
đình năm 1959, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986. Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000”
B, NỘI DUNG CHÍNH:
1, Giải thích từ ngữ:
- Kết hôn : theo khoản 2 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định “ kết hôn là
việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết
hôn và đăng kí kết hôn”. Như vậy, kết hôn dưới góc độ pháp lí là một sự kiện pháp lí,
gồm 2 chủ thể (1 nam, 1 nữ), xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định pháp luật, bao
gồm quy định về điều kiện nội dung (điều kiện kết hôn) và điều kiện về hình thức
(đăng kí kết hôn).
- Điều kiện kết hôn: theo quy định tại điều 9 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định
thì nam nữ muốn kết hôn với nhau phải tuân thủ 3 điều kiện : tuổi kết hôn, sự tự
nguyện của 2 bên, việc kết hôn không thuộc trường hợp cấm theo quy định tại điều 10
của luật này. Đây là một trong hai nhóm điều kiện để hôn nhân trở thành hôn nhân
hợp pháp. Tuy nhiên, nam nữ có đủ điều kiện kết hôn như trên mà không tiến hành
đăng kí kết hôn đúng quy định thì vẫn không được coi là hôn nhân hợp pháp.
2. Nêu và lí giải về những điểm khác nhau giữa điều kiện kết hôn theo quy
định tại 3 văn bản Luật:
2.1 Điều kiện về tuổi kết hôn:
- Căn cứ pháp lí :Luật HN&GĐ năm 1959 quy định tuổi kết hôn tại Điều 6 “Con
gái từ 18 tuổi, con trai từ 20 tuổi trở lên mới được kết hôn”, Luật HN&GĐ năm 1986


1


quy định tuổi kết hôn tại Điều 5 “ Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới
được kết hôn”, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định tuổi kết hôn tại khoản Điều 9 “
Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên”.
- Nhận xét và lí giải: Như vậy, nhìn chung độ tuổi được phép kết hôn quy định
trong 3 văn bản Luật này là giống nhau chỉ có khác nhau về cách diễn đạt. Tuy nhiên
cách diễn đạt tại Luật HN&GĐ năm 2000 là hợp lí và chính xác hơn cả. Trong khoa
học pháp lí, không nên dùng thuật ngữ “con trai, con gái”, mà nên dùng là “nam, nữ”,
như vậy sẽ chính xác và hợp lí hơn. Cách quy định cũng có sự khác nhau : ở Luật năm
1959 và 1986 thì tuổi kết hôn được quy định tại 1 Điều luật riêng biệt còn Luật năm
2000 thì quy định các điều kiện kết hôn vào 1 điều luật, quy định như vậy sẽ đảm bảo
tính logic hơn, tránh sự hiểu sai lầm, lệch lạc khi áp dụng,
Sở dĩ không có sự thay đổi về độ tuổi kết hôn vì Luật HN&GĐ quy định tuổi kết
hôn là căn cứ vào sự phát triển sinh lí của con người, căn cứ vào các điều kiện kinh tếxã hội ở nước ta. Nam nữ kết hôn là xác lập quan hệ hôn nhân – cơ sở của gia đình.
Gia đình phải thực hiện chức năng xã hội của nó trong đó có chức năng sinh sản. Theo
kết quả nghiên cứu khoa học thì nam từ 16 tuổi và nữ từ 13 tuổi trở lên đã có khả năng
sinh sản. Nhưng để đảm bảo con sinh ra được khỏe mạnh, nòi giống được phát triển,
đảm bảo sức khỏe cho phụ nữ thì nam phải từ 20 và nữ phải từ 18 tuổi trở lên. Đồng
thời cũng căn cứ vào tâm lí của con người, khi nam và nữ đạt độ tuổi trưởng thành sẽ
có những suy nghĩ đúng đắn, nghiêm túc trong việc kết hôn, đảm bảo hôn nhân bền
vững, đảm bảo sự tự nguyện cho 2 bên vì khi đạt tuổi trưởng thành cả nam và nữ có
thể tự quyết định và lựa chọn bạn đợi cho mình. Tóm lại, qua 3 văn bản Luật thì độ
tuổi kết hôn vẫn không thay đổi, quy định như vậy là khá hợp lí.
2.2 Điều kiện về sự tự nguyện của nam và nữ khi kết hôn:
- Căn cứ pháp lí: Luật HN&GĐ năm 1959 quy định Điều 4 “ Con trai và con gái
đến tuổi, được hoàn toàn tự nguyện quyết định việc kết hôn của mình; không bên nào
được ép buộc bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở”., Luật HN&GĐ năm
1986 quy định tại Điều 6 “ Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên

nào được ép buộc bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.”, Luật HN&GĐ
năm 2000 quy định tại khoản 2 Điều 9 “ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết
định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản
2


trở”. Như vậy, Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định thêm yếu tố lừa dối cũng là một
căn cứ vi phạm sự tự nguyện.
- Nhận xét và lí giải: như vậy qua cả ba văn bản Luật đều ghi nhận sự tự nguyện
của nam và nữ trong hôn nhân là một điều kiện quan trọng. Tự nguyện hoàn toàn
trong việc kết hôn là hia bên nam nữ tự mình quyết định việc kết hôn và thể hiện ý chí
muốn trở thành vợ chồng của nhau. Mỗi bên nam nữ không bị tác động bởi bên kí hay
của bất kì người nào khiến họ phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ. Sự thể hiện ý
chí phải thống nhất với ý chí. Hai bên nam nữ mong muốn trở thành vợ chồng xuất
phát từ tình yêu thương giữa họ và nhằm mục đích cùng nhau xây dựng gia đình. Sự
tự nguyện của các bên là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hôn nhân có thể tồn tại lâu
dài và bền vững. Để đảm bảo cho hôn nhân tự nguyện, pháp luật quy địn việc kết hôn
phải không có hành vi ép buộc, lừa dối của hai bên, hoặc hành vi cưỡng ép, cản trở
của bên thứ ba. Điểm khác biệt là ở Luật HN&GĐ năm 2000 có quy định thêm yếu tố
“ lừa dối” là căn cứ để xác định sự vi phạm sự tự nguyện. Sở dĩ, đến Luật năm 2000
mới quy định thêm yếu tố này ngày càng có nhều hiện tượng nam hoặc nữ, dùng thủ
đoạn, hoặc cố tính giấu giếm những điều mà đáng lẽ người kia cần được biết… làm
ảnh thưởng xấu đến cuộc sống và quyền lợi của người kết hôn. Theo nghị quyết số
02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, thì
lừa dối được hiểu là ……. Ví dụ : lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc
nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài, không có khả năng sinh lí nhưng cố tình giấu
… và bên bị lừa dối đã đồng ý kết hôn.
2.3 Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn:
- Căn cứ pháp lí: Luật HN&GĐ năm 1959 quy định Điều 5 “cấm người đang có

vợ, có chồng kết hôn với người khác” và Điều 9 “ Cấm kết hôn giữa những người
cùng dòng máu về trực hệ; giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Cấm kết hôn giữa anh chị
em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Đối với những người
khác có trong phạm vi năm đời hoặc có quan hệ thích thuộc về trực hệ, thì việc kết
hôn sẽ giải quyết theo phong tục tập quán” và Điều 10 “ Những người sau đây không
được kết hôn : bất lực hoàn toàn về sinh lí; mắc một trong các bệnh hủi, hoa liễu, loạn
óc, mà chưa chữa khỏi”.
3


Luật HN&GĐ năm 1986 quy định các trường hợp cấm kết hôn tại Điều 7 “a,
Đang có vợ hoặc có chồng; b, Đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức
hành vi của mình, đang mắc bệnh hoa liễu; c, Giữa những người cùng dòng máu về
trực hệ, giữa anh em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; giữa những người
khác có họ trong phạm vi ba đời; d, Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi”.
Luật HN&GĐ năm 2000 quy định các trường hợp cấm kết hôn tại Điều 10 “
1. Người đang có vợ hoặc có chồng; 2. Người mất năng lực hành vi dân sự; 3.
Giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm
vi ba đời; 4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người đã từng là cha mẹ
nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng
của vợ, mệ kế với con riêng của chồng ; 5. Giữa những người cùng giới tính.”
- Nhận xét và lí giải
+, Theo Luật HN&GĐ năm 1959, 1986 và 2000 đều quy định trường hợp cấm
đầu tiền áp dụng cho đối tượng : người đang có vợ hoặc có chồng. Điều 64 Hiến pháp
1992 quy định “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự
nguyện , tiên bộ, một vợ, môt chồng , vợ chồng bình đẳng”. theo nguyên tắc hiến
định, Điều 2 Luật HN&GĐ 2000 khẳng định hôn nhân phải được xây dựng trên
nguyên tắc một vợ một chồng. Xuất phát từ bản chất của hôn nhân xã hội chủ nghĩa là
hôn nhân một vợ một chồng, chỉ có hôn nhân môt vợ một chồng mới đảm bảo được sự
bền vững và hạnh phúc gia đình, vợ chồng mới thực sự yêu thương, quý trọng và giúp

đỡ nhau. Luật cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống với người
khác như vợ chồng nhằm chống ảnh hưởng lối sống của xã hội tư sản trong hôn nhân.
Người đang có vợ hoặc có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác sẽ ảnh
hưởng tới quyền lợi của người vợ hoặc người chông hợp pháp của họ, đồng thời ảnh
hưởng tới lối sống lành mạnh trong gia đình và trong xã hội, ảnh hưởng tiêu cực tới
xây dựng chế độ hôn nhân gia đình mới xã hội chủ nghĩa. Như vậy, theo quy định của
Luật HN&GĐ thì người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác thì việc kết
hôn của họ đã vi phạm điều cấm kết hôn và việc kết hôn đó là trái pháp luật.
+, Luật HN&GĐ năm 2000 không quy định trực tiếp cấm kết hôn với người bị
“loạn óc và đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình”
vì những người có biểu hiện như vậy đã được quy định tại khoản 2 Điều 10 “ Người
4


mất năng lực hành vi dân sự”. Quy định như vậy sẽ tổng quát, hợp lí hơn. Và đây
cũng là thuật ngữ pháp lí được sử dụng ở nhiều ngành luật khác tạo nên tính hệ thống
và đồng đều, tránh nhầm lẫn, rắc rối và phức tạp.
Theo quy định tại Điều 22 BLDS 2005 :người mất năng lực hành vi dân sự là
người “do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ
được hành vi của mình”. Như vậy, những người này không thể nhận thức và làm chủ
được hành vi của mình thì không thể thể hiện ý chỉ của họ một cách đúng đắn trong
việc kết hôn, như thế, không thể đánh giá được sự tự nguyện của họ. Hơn nữa, khi kết
hôn, theo Luật HN&GĐ, họ phảo thực hiện nghĩa vụ đối với vợ, chồng, đối với các
con. Nhưng những người mất năng lực hành vi dân sự thì không thể nhận thức và thực
hiện được trách nhiệm của mình. Do vậy, nếu cho họ kết hôn sẽ ảnh hưởng tới quyền
lợi của vợ, chồng con cái họ. Đồng thời, cấm kết hôn trong trường hợp này còn đảm
braqo cho con cái của thế hệ sau sinh ra được khỏe mạnh, đảm bảo giống nòi phát
triển tốt.
+, Điều 9 Luật HN&GĐ năm 1959 ( đã nêu ở trên) đã mở rộng phạm vi kết hôn
giữa những người có họ trong phạm vi năm đời hoặc có qua hệ thích thuộc về trực hệ.

Quan hệ thích thuộc về trực hệ là mối quan hệ giữa bố chồng với con dâu, mẹ vợ và
con dể. Luật quy định như vậy vì được xây dựng trong giai đoạn mà các quan hệ
HN&GĐ chuyển từ chế độ hôn nhân phong kiến sang chế độ gia đình XHCN, còn
chịu ảnh hưởng của tập tục cũ. Luật HN&GĐ năm 1986 và 2000 đã thu hẹp phạm vi
những người có quan hệ huyết thống đến ba đời, Luật HN&GĐ năm 1959 thì quy
định là năm đời. Khi đưa ra một quy định pháp luật, đặc biệt là lĩnh vực hôn nhân cần
dựa trên là cơ sở khoa học và cơ sở xã hội.. Về cơ sở xã hội, việc quy định như vậy
còn nhằm làm lành mạnh các quan hệ trong gia đình và phù hợp với quy định về đạo
đức. Tuy nhiên không chỉ dựa vào phong tục tập quán của nhân dân mà còn dựa trên
cơ sở khoa học. Về cơ sở khoa học, việc thu hẹp phạm vi như vậy là hoàn toàn hợp lí
vì qua nghiên cứu khoa học hiện đại và khảo sát điều tra trên thực tế, các nhà khoa
học đã kết luận rằng, những người có huyết thống không thể kết hôn với nhau, bởi vì
nếu những người này kết hôn với nhau thì con cái của họ sinh ra thường bị bệnh tậ và
những dị dạng (ví dụ: bệnh câm, điếc, mù màu, bạch tạng..) thậm chí có trường hợp
con cái sẽ bị tử vong ngay sau khi sinh. Những người có huyết thống từ đời thứ tư trở
5


đi mà kết hôn với nhau sẽ không ảnh hưởng tới sự phát triển của con cái. Chính vì
vậy, mà Luật HN&GĐ năm 1986 và 2000 đã thu hẹp phạm vi so với năm 1959.
+, Luật HN&GĐ năm 2000 không cấm kết hôn với bệnh bất lực hoàn toàn về
sinh lí vì tôn trọng quyền kết hôn của họ khi người khác biết và vẫn chấp nhận bệnh
tật đó. Hơn nữa dựa trên sư phát triển của khoa học hiện đại, thì người mắc bệnh về
sinh lí vẫn có điều kiện để chữa khỏi, hoặc dùng biện pháp như thụ tinh nhân tạo để
đảm bảo chức năng sinh sản của gia đình. Hơn nữa, Luật HN&GĐ năm 1986 và 2000
không quy định người bị bất lực hoàn toàn về sinh lí không được kết hôn, bởi ở thời
điểm trước (1959) nếu mắc bệnh này thì không thể đảm bảo được một trong ba chức
năng của gia đình là sinh sản. Nhưng sau này, rất nhiều bộ đội sau khi đi chiến đấu về
đã mắc bệnh này, nhưng không thể vì lí do này mà tước bỏ quyền kết hôn của họ. Hơn
nữa nếu trước khi kết hôn mà cả 2 bên nam nữ đều chấp nhận thì có thể lựa chọn viêc

nuôi con nuôi.
+, Trong Luật HN&GĐ năm 1959 và 1986 đều quy định cấp người mắc bệnh hoa
liễu không được kết hôn, Luật HN&GĐ năm 1959 còn cấm kết hôn với người bất lực
hoàn toàn về sinh lí; mắc một trong các bệnh hủi, loạn óc, mà chưa chữa khỏi. Nhưng
Luật HN&GĐ năm 2000 không cấm các đối tượng này kết hôn. Sở dĩ có sự thay đổi
như vậy vì với trường hợp bỏ cấm đoán kết hôn đối với người đang mắc bệnh hoa
liễu, bệnh hủi (và chúng ta liên tưởng đến cả người nhiễm HIV-AIDS) mang nhiều ý
nghĩa nhân đạo. Bởi lẽ, những căn bệnh trên không thể là lý do để tước bỏ quyền kết
hôn của công dân khi họ có tình yêu thương và thật sự tự nguyện chấp nhận cuộc sống
lứa đôi trong hoàn cảnh bệnh tật khó khăn đó. Mặt khác, đối với y học ngày nay thì
việc ngăn ngừa sự lây lan và chữa trị bệnh hoa liễu không còn là nan giải nữa.
+, Việc không có quy định trực tiếp cấm kết hôn giữa hai người là anh chị em
cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha cần được hiểu như thế nào? Những người
này có liên hệ về huyết thống, do đó căn cứ đoạn 2, mục 3 Điều 10 Luật HN&GĐ
năm 2000 thì họ thuộc diện có họ trong phạm vi ba đời, không được kết hôn với
nhau. Hiểu như vậy là theo đúng lô-gíc: giữa những người có họ trong phạm vi ba đời
(bao gồm trực hệ và bàng hệ) đều bị cấm kết hôn, trong đó anh chị em cùng cha khác
mẹ hoặc cùng mẹ khác cha thuộc trường hợp không thể cho kết hôn với nhau được.

6


+, Về các trường hợp cấm kết hôn thì ngoài việc làm rõ thêm các quy định đã
có, trong điều 10 Luật HN&GĐ năm 2000 còn thể hiện một sự điều chỉnh và bổ sung
rất đáng kể. Như tại khoản 4 Điều 10 nêu trên đã bổ sung thêm việc cấm kết hôn giữa
“bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với
con riêng của chồng”. Đây là bổ sung sáng suốt góp phần bảo vệ nền tảng đạo đức, sự
trong sáng, lành mạnh và tôn ti trật tự trong quan hệ gia đình mang bản sắc luân lý đặc
trưng của dân tộc Việt Nam.
+, Luật HN&GĐ 2000 bổ sung thêm trường hợp cấm kết hôn giữa “những người

đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi”. Về quan hệ huyết thống thì không có sự ảnh
hưởng gì tới nòi giống sau này nhưng xét về mặt đạo đức thì không phù hợp với thuần
phong mĩ tục của người Việt ta vì những người này đã từng có quan hệ chăm sóc, nuôi
dưỡng nhau. Sở dĩ đến Luật HN&GĐ 2000 mới quy định trường hợp này vì ở các thời
kì trước đã xuất hiện nhiều trường hợp cha, mẹ nuôi muốn kết hôn với con nuôi nên
đã tìm cách lách luật bằng cách hủy bỏ quan hệ nuôi con nuôi để có thể kết hôn với
nhau, từ thực tế đó mà các nhà làm luật đã hoàn chỉnh quy định này tại khoản 4 Điều
10 Luật HN&GĐ năm 2000.
+, Luật HN&GĐ 2000 còn cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Luật
HN&GĐ 2000 cũng như các văn bản hướng dẫn khác không quy định rõ như thế nào
là người cùng giới tính. Giới tính được hiểu là tổng thể các yếu tố có đặc điểm chung
với nhau để phân biệt nam với nữ. Có thể hiểu “ kết hôn giữa người cùng giới tính” là
hôn nhân của hai người có cùng giới tính sinh học, cùng là nam hoặc cùng là nữ .(1)
Cùng giới ở đây được xác định dựa trên giấy tờ pháp lí của cá nhân ( giấy chứng minh
nhân dân) ghi nhận một người là giới tính nam, hay nữ. Trước đây Luật HN&GĐ năm
1959 và nưm 1986 không dự liệu trường hợp những người cùng giới tính kết hôn.
Trước thực trạng một số địa phương có hiên tượng các cặp nam hoặc các cặp nữ
chung sống với nhau như vợ chồng và tổ chức đám cưới công khai. Nên Luật
HN&GĐ 2000 đã cấm kết hôn với những trường hợp này. Sở dĩ, luật pháp nước ta
chưa thừa nhận hôn nhân cùng giới vì :
• Thứ nhất, việc những người đồng giới kết hôn là hiện tượng không phù hợp với
đạo đức xã hội, thuần phong mĩ tục và truyền thống gia đình Việt Nam.

7


• Về mặt khoa học, kết hôn đồng tính sẽ không đảm bảo chức năng sinh sản –
một trong ba chức năng chính của gia đình; chỉ những người khác giới mới có thể
thực hiện được chức năng sinh sản, nếu hai người cùng giới tính kết hôn với nhau là
trái quy luật tự nhiên và quy luật xã hội, là hiện tượng phản khoa học.

Như vậy, khi những người này yêu cầu đăng kí kết hôn thì cơ quan đăng kí từ
chối việc đăng kí kết hôn, trong trường hợp họ đã đăng kí kết hôn mà có chứng cứ cho
rằng họ cùng giới tính thì khi có yêu cầu, việc kết hôn này sẽ bị hủy. một số trường
hợp không đăng kí kết hôn mà tổ chức lễ cưới và chung sống với nhau thì các cơ quan
nhà nước, tổ chức xã hội trong việc giáo dục, vận động chấm dứt việc chung sống đó.
Những người ủng hộ hôn nhân đồng giới dựa trên quyền chung của con người,
bình đẳng trước pháp luật. Những người phản đối thường dựa vào việc từ hôn nhân
có bao gồm cả các cặp cùng giới hay không. Các lý do khác là tác động trực tiếp và
năm 2001. Sau đó chín quốc gia khác (Bỉ, Tây Ban Nha, Canada, Nam Phi, Na Uy ,
Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Iceland và Argentina…..) cũng cho phép hôn nhân đồng
giới.
Ngoài những điểm khác nhau trên đây, xin được mở rộng ra trường hợp kết hôn
có yếu tố nước ngoài: Luật HN&GĐ năm 1959 không có quy định về trường hợp này.
Đến Luật HN&GĐ năm 1986 đã dành hẳn một chương để quy định về trường hợp
này, trong đó điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 52, kế thừa quy định này Luật
HN&GĐ năm 2000 quy định tại Điều 103. Kết hôn có yếu tố nước ngoài. Có thể thấy
rằng, theo quy định tại luật HN&GĐ năm 1959 và năm 2000 thì công dân Việt Nam
và công dân nước ngoài muốn kết hôn với nhau đều phải tuân theo quy định của pháp
luật của nước mình về điều kiện kết hôn, hơn nữa, nếu việc kết hôn này được tiến
hành ỏ Việt Nam thì người nước ngoài cũng phải tuận theo các quy định về điêu kiện
kết hôn theo Luật HN&GĐ của Việt Nam. Luật HN&GĐ năm 2000 đã mở rộng hơn
về việc quy định trường hợp những người nước ngoài kết hôn tại Việt Nam thì cũng
phải tuân theo các điều kiện kết hôn theo luật này. Sở dĩ Luật HN&GD năm 1959
chưa quy định về trường hợp này vì thời kì này, các cuộc hôn nhân có yếu tố nước
ngoài vẫn còn gặp nhiều yếu tố hạn chế, xuất phát từ đặc điểm hoàn cảnh chiến tranh
loạn lạc, nên các cuộc kết hôn có yếu tố nước ngoài chưa được điều chỉnh bởi pháp
luật, thường mang tính chất xã hội, các cá nhân sống với nhau như vợ chồng mà
8



thường không đăng kí kết hôn. Trước những thay đổi đó, Luật HN&GĐ năm 1986 và
2000 đã đưa ra những quy định cụ thể hơn đề điều chỉnh quan hệ xã hội này, nhằm tạo
điều kiện cho cá cá nhân người nước ngoài và Việt Nam, hoặc 2 cá nhân người nước
ngoài có thể kết hôn với nhau.
3. Nhận xét và kiến nghị:
Tóm lại, những quy định về điều kiện kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000 đã có sự hoàn chỉnh, những cấm đoán kết hôn không còn cần thiết cần được
dỡ bỏ, công dân được tạo thuận lợi nhiều hơn để hưởng quyền kết hôn xây dựng mái
ấm gia đình – một trong những quyền con người cơ bản nhất của mỗi cá nhân.
Hình thức quy định cũng có những đổi mới hợp lí, ở Luật HN&GĐ năm 1959 và
1986 thì điều kiện hôn nhân được quy định tại nhiều điều luật, chưa có tính hệ thống
và lô- gic, đến Luật HN&GĐ năm 2000 đã khắc phục được nhược điểm này, các điều
kiện kết hôn đã được tổng hợp quy định tại Điều 9, có sự quy định rất rõ ràng và cụ
thể, các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10. Cách quy định như vậy sẽ hợp
lí hơn, giúp mọi người có thể dễ dàng tìm hiểu và áp dụng chính xác tránh nhầm lẫn
khi tìm hiểu quy định pháp luật.
Qua những phân tích trên đây có thể thấy rằng Luật HN&GĐ 2000 đã có nhiều
thay đồi về điều kiện kết hôn so với Luật HN&GĐ năm 1959 và năm 1986, những
thay đổi này là rất tiến bộ và phù hợp với tình hình xã hội và khoa học cả về mặt nôi
dung và hình thức.
Tuy nhiên còn một hạn chế mà cả Luật HN&GĐ 1959, 1986 và 2000 đều chưa đề
cấp đến, đó là vấn đề kết hôn giữa con riêng của chồng và con riêng của vợ, giữa
những người con nuôi hoặc giữa con đẻ với con nuôi trong một gia đình chưa từng
được dự liệu trong các đạo luật hôn nhân và gia đình của chúng ta nhưng là một thực
tế cần quan tâm. Các chủ thể trên là anh chị em trong gia đình, nhưng giữa họ lại
không có quan hệ huyết thống và không có quan hệ họ hàng, vậy nếu phát sinh việc
kết hôn với nhau thì giải quyết ra sao? Về mặt đạo đức chúng ta không thể hoặc khó
chấp nhận con riêng của vợ với con riêng của chồng, các người con nuôi của cùng cha
mẹ nuôi hoặc con đẻ với con nuôi kết hôn với nhau, mặc dù về huyết thống không có
ảnh hưởng tiêu cực cho nòi giống. Khi hai người kết hôn thuộc diện các đương sự trên

yêu cầu chính quyền cho đăng ký kết hôn thì cán bộ hộ tịch không tìm ra quy định
9


pháp luật để giải quyết. Còn đôi uyên ương lại lý sự: “Chúng tôi được làm những gì
pháp luật không cấm!”. Như vậy là rất khó xử lí.
Ngoài ra, vấn đề hôn nhân đồng giới cũng cần phải được quy định rõ rang hơn.
Và có nên chăng việc thừa nhận hôn nhân đồng giới? đây là vấn đề còn nhiều tranh
cãi. Nhưng theo ý kiến cá nhân thì em có quan điểm rằng : về mặt pháp lí, con người
có quyền bình đẳng với nhau, những người cùng giới cũng hoàn toàn giống những
người bình tường về năng lực hành vi và năng lực pháp luật, cấm họ kết hôn với nhau
như vậy là hạn chế quyền công dân của họ. Hơn nữa, về mặt thực tiễn, số lượng người
đồng tính đăng ngày càng tăng lên, và có hiện tượng nhiều đôi đã công khai chung
sống với nhau, cưới nhau dù không được pháp luật thừa nhận.Ví dụ đám cưới đồng
tính nữ đầu tiên ở Việt Nam vào 14.12.2010 ở Hà Nội được tổ chức Quang Minh (con
gái, tự đổi tên mình cho giống con trai) và Thùy Linh. Đám cưới đồng tính nam đầu
tiên diễn ra hôm 4-6-2011,tại thành phố Hồ chính minh giữa Phi và Pin (tên thân mật
của "chú rể"và cô dâu). (2)
Như vậy, vô hình chung là có những mối quan hệ xã hội đã không được luật pháp
điều chỉnh. Trước thực trạng đó, cần có những quy định của pháp luật để điều chỉnh
mối quan hệ này.
Bên cạnh đó, việc quy định tuổi kết hôn như phần trên đã nêu cũng có nhiều bất
cập. Vì đối với nữ giới thì 17 tuổi 1 ngày đã đủ điều kiện kết hôn, nhưng họ lại chưa
đủ năng lực hành vi dân sự, như vậy, khi tham gia các giao dịch dân sự vẫn cần có
người đại diện. Vậy là chưa thật hợp lí, cần có sự thống nhất giữa Luật HN&GĐ và
Luật dân sự.
KẾT LUÂN:
Qua những phân tích trên đây, ta đã những điểm khác nhau giữa điều kiện kết
hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Từ đó thấy được những điểm tiến bộ của Luật

HN&GĐ năm 2000, nhưng vẫn có một số điểm bất cập như đã nêu ở trên

10


Danh mục tài liệu tham khảo:
1, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Trường đại học Luật hà nội.
Nhà XB CAND.
2. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
3. Các trường hợp cấm kết hôn – cơ sở lí luận và thực tiễn áp dụng pháp luật.
Khóa luận tốt nghiệp. Tô thị Thu Trang DS32D. Trường đại học Luật Hà Nội. Hà Nội
năm 2011
4. các tài liệu mạng.
Phụ lục
(1) />(2)

11


MỤC LỤC.
A, ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………..…………1
B, NỘI DUNG CHÍNH…………………………………………………….…...1
1, Giải thích từ ngữ……………………………………………………………...1
2. Nêu và lí giải về những điểm khác nhau giữa điều kiện kết hôn theo
quy định tại 3 văn bản Luật…………………………………………………….1
2.1 Điều kiện về tuổi kết hôn…………………………………………………...1
2.2 Điều kiện về sự tự nguyện của nam và nữ khi kết hôn…………………....2
2.3 Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn….......3
3. Nhận xét và kiến nghị………………………………………………………...8

KẾT LUÂN……………………………………………………………………..10

12



×