Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tác động của hội nhập kinh tế đến bảo vệ môi trường bằng pháp luật trong các lĩnh vực xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.68 KB, 12 trang )

Mục Lục
Mục Lục........................................................................................................................................................1
B. Giải quyết vấn đề......................................................................................................................................2
I. Khái quát chung về quá trình hội nhập kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường bằng pháp luật trong các
lĩnh vực xuất khẩu ....................................................................................................................................2
1. Sơ lược về tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua...............................................2
2. Vấn đề bảo vệ môi trường bằng pháp luật trong các lĩnh vực xuất khẩu.........................................3
II. Tác động của hội nhập kinh tế đến bảo vệ môi trường bằng pháp luật trong các lĩnh vực xuất khẩu . 4
1. Tác động của hội nhập kinh tế đến các quy định về nhãn môi trường.............................................4
2. Tác động của hội nhập kinh tế đến các quy định về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật môi trường 5
3. Tác động hội nhập kinh tế đến các tiêu chuẩn môi trường liên quan đến quá trình sản xuất..........6
4. Tác động của hội nhập kinh tế đến pháp luật môi trường trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch động
thực vật................................................................................................................................................7
5. Tác động của hội nhập kinh tế đến vấn đề hỗ trợ các doanh nghiệp thực thi quy định môi trường
theo WTO.............................................................................................................................................8
III. Ảnh hưởng của những rào cản môi trường đến hoạt động xuất khẩu khi hội nhập kinh tế................8
2. Tác động tiêu cực của rào cản môi trường đối với xuất khẩu.........................................................10
C. Kết thúc vấn đề.......................................................................................................................................11

A. Đặt vấn đề
Phát triển kinh tế và bảo vệ mội trường luôn luôn là hai lĩnh vực song hành tác
động qua lại lẫn nhau trong chính sách phát triển bền vững của mỗi quốc gia.Trong
xu thế toàn cầu hóa hiện nay, việc hội nhập kinh tế đem lại nhiều thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, cùng với đó cũng có những rác động lớn đến
chính sách pháp luật môi trường của nước ta. Để hiểu rõ hơn về những tác động này,
trong bài viết em xin trình bày về đề tài: “Tác động của hội nhập kinh tế đến bảo
vệ môi trường bằng pháp luật trong các lĩnh vực xuất khẩu”.

1



B. Giải quyết vấn đề
I. Khái quát chung về quá trình hội nhập kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường
bằng pháp luật trong các lĩnh vực xuất khẩu
1. Sơ lược về tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua
Có thể thấy, xuất khẩu Việt Nam hiện nay là một trong những động lực chủ yếu
của tăng trưởng kinh tế (chiếm gần 50% tổng GDP). Trong những năm tới, đẩy
mạnh xuất khẩu vẫn là định hướng chiến lược quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên,
xuất khẩu của nước ta hiện nay chủ yếu vẫn dựa vào nhóm hàng có nguồn gốc thiên
nhiên, giá trị gia tăng thấp, đòi hỏi cao về các tiêu chuẩn và quy định môi trường. Cụ
thể:
- Hàng xuất khẩu thô và sơ chế vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu
của Việt Nam (khoảng 60%). Đây là nhóm hàng có nguồn gốc đa dạng sinh học mà
việc khai thác chế biến có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, làm mất đi nguồn đa
dạng sinh học, tài nguyên không tái tạo.
- Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay thì đại bộ
phận là các mặt hàng có nguồn gốc thiên nhiên như thuỷ sản, dầu thô, gạo, cà phê,
rau quả mà việc khai thác, chế biến đang gặp phải các giới hạn về cơ cấu như năng
suất, diện tích, khả năng khai thác đánh bắt và giới hạn về môi trường như làm thu
hẹp diện tích rừng, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm nguồn nước và đa dạng sinh học.
- Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay như gạo, đồ uống, cà phê,
rau quả, thuỷ sản, khoáng sản… đang gặp phải những rào cản về môi trường rất lớn
liên quan đến tiêu chuẩn của sản phẩm như tiêu chuẩn và quy định về vệ sinh an toàn
thực phẩm, quá trình chế biến, chất lượng hàng hoá, nhãn môi trường, bao bì đóng
gói.

2


- Nhiều mặt hàng chế biến đang có kim ngạch ngày càng tăng như dệt may, giày
da, nước giải khát, chế biến thuỷ sản… Tuy nhiên với công nghệ như hiện nay, trong

tương lai Việt Nam có thể gặp phải những hạn chế về môi trường khi nhiều nước áp
dụng tiêu chuẩn quá trình sản xuất và chế biến hoặc quy định đối với vòng đời sản
phẩm.
- Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai
là các thị trường có chất lượng môi trường rất cao, khách hàng rất quan tâm đến vấn
đề sức khoẻ và an toàn (thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Singapore…). Do vậy,
ngoài việc đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, hàng hoá Việt Nam đang phải đối mặt
với thách thức rất lớn để đáp ứng các yêu cầu môi trường trong việc tiếp cận các khu
vực thị trường nói trên.
2. Vấn đề bảo vệ môi trường bằng pháp luật trong các lĩnh vực xuất khẩu
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, để thực hiện việc phát
triển bền vững giữa kinh tế và môi trường, nhà nước luôn ban hành những quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực xuất khẩu. Chúng ta có thể
thấy nhiều quy định trong Luật bảo vệ môi trường 2005 điều chỉnh về hoạt động
xuất khẩu hàng hóa như khoản 1 Điều 119 quy định: “ Nhà nước khuyến khích tổ
chức, cá nhân chủ động đáp ứng yêu cầu về môi trường để nâng cao năng lực cạnh
tranh của hàng hóa, dịch vu trên thị trường khu vực và quốc tế.” và khoản 2 Điều
120 luật này cũng quy định : “ Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho tổ
chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam, định cư ở nước ngoài đầu tư, hỗ trợ
hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ,
bảo tồn thiên nhiên và các hoạt động khác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.” Quy
định này hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu Việt Nam là việc xuất
khẩu những sản phẩm thân thiện với môi trường và không gây ảnh hưởng tới môi
trường. Những quy định của Luật Bảo vệ môi trường đã góp phẩn phát triển chất

3


lượng sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu, thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu phù hợp
với các thị trường tiêu thụ khó tính như Mĩ, EU...

Song song với việc ban hành quy định pháp luật trong nước, ta kí các điều
ước quốc tế như công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải
nguy hại và tiêu hủy chúng, công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó
phân hủy…Khi gia nhập WTO Việt Nam cũng đã kí các cam kết dịch vụ môi trường
vấn đề sinh vật biến đổi gen. Việt Nam ban hành hệ thống pháp luật nền tảng đảm
bảo việc xây dựng thương mại mở, tự do cạnh tranh bình đẳng đảm bảo an toàn sức
khỏe cho con người, động vật. Hệ thống pháp luật môi trường Việt Nam phản ánh
nội dung cơ bản của nguyên tắc pháp luật môi trường và pháp luật thương mại quốc
tế, điều này là sự biểu hiện của những tác động của hội nhập kinh tế đến bảo vệ môi
trường bằng pháp luật.
II. Tác động của hội nhập kinh tế đến bảo vệ môi trường bằng pháp luật trong
các lĩnh vực xuất khẩu
1. Tác động của hội nhập kinh tế đến các quy định về nhãn môi trường
Nhãn sinh thái (nhãn môi trường) là chương trình tự nguyện thực hiện việc công
bố các thông tin chính xác và có thể đánh giá được về khía cạnh môi trường của sản
phẩm. Có thể thấy các quy định về nhãn sinh thái còn là khoảng trống trong hệ thống
quy định liên quan đến xuất khẩu của pháp luật Việt Nam. Nghị định 89/2006/NĐ –
CP ban hành 30/9/2006 của chính phủ về quy định nội dung buộc thực hiện trên
nhãn hàng hóa mặc dù đã có một số quy định yêu cầu bắt buộc đối với sản phẩm
nhưng đó là nhưng quy định về nhãn hàng hóa, chưa có văn bản nào quy định cụ thể,
rõ ràng về vần đề này.
Khi hội nhập quốc tế, nhãn sinh thái được chú trọng hơn bởi các quy định khắt
khe khi nhập khẩu của các nước như Mỹ hay khối EU… buộc có sự tỉ mẩn và chú
trọng đối với vấn đề nhãn sinh thái. Hội nhập kinh tế đã có những tác động tích cực
4


góp phần dẫn đến việc nhà nước phải ban hành ra các quy định điều chỉnh về vấn đề
nhãn môi trường một cách cụ thể hơn. Có thể thấy điều này qua việc Tổng cục Môi
trường tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo để chuẩn bị ban hành Thông tư quy định trình

tự, thủ tục, chứng nhận nhãn sinh thái cho sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi
trường1.
2. Tác động của hội nhập kinh tế đến các quy định về tiêu chuẩn và quy chuẩn
kỹ thuật môi trường
So với các quy định về nhãn môi trường, ta thấy các quy định về tiêu chuẩn và
quy chuẩn liên quan đến môi trường được quy định cụ thể hơn đặc biệt là các quy
đinh về tiêu chuẩn môi trường liên quan đến chu trình chuyển hóa và sản xuất sản
phẩm (PPMs). Trong số các quy định về tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường liên
quan đến thương mại, các quy định trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005, Luật
tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 là điển hình hơn cả.
Tiêu chuẩn môi trường vừa được xem là một công cụ kĩ thuật vừa là một công cụ
pháp lý giúp Nhà nước quản lý môi trường một cách có hiệu qủa. Chỉ trên cơ ở tiêu
chuẩn môi trường, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới có thể xác định được
một cách chính xác chất lượng môi trường của sản phẩm hàng hóa xuất khẩu. Danh
mục cá tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường ban hành kèm theo Quy định 35/QĐ –
BHHCNMT ban hành 25/06/2002. Theo Điều 8 Luật bảo vệ môi trường năm 2005,
một số những nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng tiêu chuẩn môi trường là “ khả
thi, phù hợp với mục đích phát triển kinh tế - xã hội trình độ công nghệ của dất nước
và đáp ứng yêu cầu hội nhập của đất nước”. Việc quy định các tiêu chuẩn môi
trường có ý nghĩa trong việc định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh
doanh xuất khẩu áp dụng hình thức tiêu chuẩn môi trường quốc gia, xuất khẩu những
sản phẩm đạt tiêu chuẩn môi trường sẽ giúp cho ta dễ dàng thâm nhập và cạnh tranh
trên thị trường Quốc tế.
1

/>
5


Việc hội nhập kinh tế đã có những tác động tích cực góp phần thúc đẩy việc nhà

nước ban hành ra các quy định về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về môi trường để
hướng các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng thân thiện với môi trường. Từ khi
nước ta gia nhập WTO có tác động tích cực như: việc xây dựng tiêu chuẩn và kỹ
thuật môi trường phải dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn
nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển kinh tế xã hội, sử dụng tiêu chuẩn quốc tế
tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm cơ sở để xậy dựng tiêu chuẩn và quy
chuẩn kĩ thuật. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, thương nhân
tham gia xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật, đầu tư phát triển hoạt
động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn tại Việt Nam. Tuy nhiên, bởi
các tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật quốc tế thường đòi hỏi rất cao nên với điều kiện
của những doanh nghiệp Việt Nam thì thường rất khó khăn trong việc đáp ứng
những tiêu chuển này nên trong nhiều trường hợp nó lại trở thành "hàng rào xanh"
trong buôn bán quốc tế.
3. Tác động hội nhập kinh tế đến các tiêu chuẩn môi trường liên quan đến quá
trình sản xuất
Tiêu chuẩn môi trường liên quan tới sản xuất dược quy định trong Luật bảo vệ
môi trường năm 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Họat động sản xuất
và kinh doanh xuất khẩu có thể coi là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi
trường lớn nhất ở nước ta mà nguyên nhân do công nghệ lạc hậu. Nói cách khác, là
chúng không đảm bảo được tiêu chuẩn và chất lượng môi trường. Luật bảo vệ môi
trường đa có các quyết định cụ thể về việc xây dựng và hoàn thiện các chiến lược
bảo vệ môi trường. Trong đó ban hành và xây dựng các tiêu chuẩn môi trường được
coi là hình thức pháp lý quan trọng nhất để kiểm soát ô nhiễm môi trường của một
số ngành sản xuất có liên quan. Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 7/10/2009
Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường là văn bản quy định rất cụ thể
về vấn đề này.

6



Việc hội nhập kinh tế, cũng góp phần thúc đẩy việc nhà nước ban hành ra các
quy định pháp luật về tiêu chuẩn môi trường liên quan đến sản xuất ngày càng chặt
chẽ để hướng tới một sự pháp triển bền vững. Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế sẽ thu
hút được nhiều nguồn đầu tư, giúp cho quá trình sản xuất hàng hóa được chú trọng
đặc biệt là quá trình sản xuất nguồn hàng hướng ra xuất khẩu. Đầu tư về tiền cũng
như về các công nghệ kỹ thuật hiện đại giúp cho các sản phẩm sản xuất ra có thể
đảm bảo được tiêu chuẩn và kỹ thuật môi trường có được tính cạnh tranh, đẩy mạnh
xuất khẩu. Tuy nhiên bên cạnh đó việc tiếp thu được các ứng dụng của khoa học kỹ
thuật vào quá trình sản xuất là không hề dễ dàng bởi nó tốn kém thời gian cũng như
tiền bạc. Hầu hết các cơ sơ sản xuất là của doanh nghiệp nhỏ nên khó có khả năng
họ đầu tư tiền bạc vào quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường.
4. Tác động của hội nhập kinh tế đến pháp luật môi trường trong lĩnh vực bảo
vệ và kiểm dịch động thực vật
Khi gia nhập WTO, ta thấy sự gắt gao trong công tác kiểm dịch đặc biệt là với
gia súc, gia cầm có tác dụng tránh sự xuất hiện của những động thực vật gây bệnh.
Điều đó góp phần lớn vào việc nguồn hàng xuất khẩu của ta sẽ được chú trọng và
đánh giá cao. Tuy nhiên bên cạnh đó việc kiểm dịch cũng có nhiều vấn đề cần đề cập
tới đó là năng lực có hạn của bên kiểm dịch, kiểm dịch chỉ qua loa, đại khái có thể
gây tới mất lòng tin đối với nguồn hàng xuất khẩu của nước ta đối với các nước nhập
khẩu.
Các cơ sở sản xuất thân thiện với môi trường là các cơ sở nghiêm chỉnh chấp
hành pháp luật và được chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường. Trong bối cảnh hội
nhập hiện nay cùng với nhãn sinh thái, những giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi
trường trên sẽ là “ giấy thông hành xanh” giúp hàng hóa doanh nghiệp có thể tấn
công vào thị trường quốc tế.

7


5. Tác động của hội nhập kinh tế đến vấn đề hỗ trợ các doanh nghiệp thực thi

quy định môi trường theo WTO
Nghị quyết 16/2007 NQ – CP 27/02/2007 ban hành chương trình hoạt động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết hội nghị IV Ban chấp hành trung ương X về một số
chủ trương chính sách lớn tác động tới nền kinh tế Việt Nam khi gia nhập tổ chức
thương mại quốc tế.
Các quy định môi trường đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng lực của
các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời nó
cũng hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách,
cải thiện chất lượng nguồn nước, bảo vệ môi trường biển, tái sinh rừng, bảo vệ các
loài có nguy cơ tuyệt chủng, đảm bảo giữ nguồn tài nguyên, nguồn nguyên liệu quý
cho xuất khẩu.
Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiêp vừa và nhỏ nên thiếu các
phương tiện tốt để kiểm tra, thử nghiệp và quản lý chất lượng. Vì thế các doanh
nghiệp này có ít động cơ áp dụng sản xuất sạch. Việc đáp ứng các tiêu chuẩn môi
trường khác nhau ở các nước phát triển lại là vần đề khó khăn. Đó là trở ngại trong
hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, là yếu tố kìm hãm xuất khẩu.
III. Ảnh hưởng của những rào cản môi trường đến hoạt động xuất khẩu khi
hội nhập kinh tế
Hàng rào về môi trường bao gồm các tiêu chuẩn về kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn
vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn kiểm định…đang và sẽ là những rào cản được sử
dụng nhiều nhất, bởi chúng không hề vi phạm các quy định của WTO về tự do hóa
thương mại. Bởi vậy, chúng rất dễ được các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, EU,
Nhật Bản sử dụng để đối phó với làn sóng xuất khẩu hàng húa từ các nước đang
phát triển trong đó có Việt Nam.
Ngay bản thân các quy đinh của WTO cũng bao hàm một số điều liên quan đến
môi trường cho phép các thành viên được áp dụng. Những quy định này, mang tính
8


hai mặt, tức là cho phép các nước áp dụng để bảo vệ sức khỏe, cuộc sống của con

người, động thực vật hoặc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt, nhưng
mặt khác chúng có thể trở thành một loại rào cản môi trường phi thương mại thuộc
nhóm “hàng rào xanh” được sử sụng để hạn chế xuất khẩu của nhóm thành viên là
các nước đang phát triển. Các hàng rào này bao gồm quy định về tiêu chuẩn kỹ
thuật đối với các loại hàng hóa nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người,
động thực vật và môi trường, được áp dụng thông qua việc đặt ra các tiêu chuẩn về
đóng gói, quảng bá sản phẩm, các yêu cầu về nhãn mác hàng hóa.
1. Tác động tích cực của rào cản môi trường đến hoạt động xuất khẩu
- Rào cản môi trường tạo động lực phát triển xuất khẩu phù hợp môi trường.
Việc nước ta hội nhập nền kinh tế toàn cầu đã tạo thuận lợi cho Việt Nam con đường
dẫn tới việc nâng cấp được công nghệ của mình. Với việc chuyển giao công nghệ
tiên tiến, lành mạnh về môi trường sẽ làm cho hoạt động xuất khẩu của nước ta được
cải thiện như hệ thống sản xuất “ sạch”, công nghệ sản xuất “ sạch” sẽ đưa tới sự ra
đời của các sản phẩm chất lượng, đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường cao, nâng
cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa nội địa cũng như xuất khẩu sang các thị
trường khó tính.
- Các yêu cầu vệ sinh an toàn động thực vật, các tiêu chuẩn môi trường cũng
như các quy định kỹ thuật thiết kế, bao gói sản phẩm…kích thích thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu. Đó là yếu tố quyết định trong cạnh tranh, tạo nên động lực đối với các
nhà sản xuất bởi việc đáp ứng về môi trường sẽ tạo ra những món lợi nhuận kếch sù
cho các nhà sản xuất. Vì vậy rào cản môi trường đã kích thích việc sản xuất ra được
các sản phẩm có chất lượng cao hơn, đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường cao.
- Nhờ hệ thống rào cản môi trường đã đặt ra nhiều thách thức mà nhiều dự án
đầu tư nước ngoài, các nguồn đầu tư trực tiếp đã đổ vào Việt Nam. Từ đó nước ta có
thể dễ dàng hơn trong việc tiếp thu các công nghệ tiên tiến, hiện đại, ít gây ô nhiễm

9


môi trường và sử dụng nguyên liệu có hiệu quả lớn. Đây cũng chính là những nhân

tố quyết định thúc đẩy xuất khẩu.
2. Tác động tiêu cực của rào cản môi trường đối với xuất khẩu
- Hội nhập Quốc Tế có thể gây ra nhiều khó khăn không nhỏ cho các doanh
nghiệp Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường thế giới. Các quy định về môi
trường của các nước nhập khẩu đã trở thành “hàng rào xanh” gây khó khăn cho các
doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nước ta. Bởi khi không đáp ứng được tiêu chuẩn
môi trường sản phẩm sẽ bị loại ngay khỏi thị trường khó tính bởi các đòi hỏi cao.
- Các tổ chức thường khác nhau ở những thị trường khác nhau nên nhà xuất
khẩu phải làm cho sản phẩm của học thích nghi được những tiêu chuẩn cao nhất này.
Chiến lược này sẽ rất tốn kém vì vậy sẽ làm cho hàng hóa giảm khả năng cạnh tranh
với hàng hóa của nước khác. Bất lợi nặng nề đối với các doanh nghiệp của Việt Nam
vì nền kinh tế nước ta nghèo, lại đi lên từ trong chiến tranh và không có công nghệ
kỹ thuật hiện đại để đáp ứng những tiêu chuẩn tự nguyện cao hoặc những sở thích
tiêu dùng khắt khe ở thị trường nước ngoài. Do đó những lợi thế về thương mại của
nước ta sẽ bị mất đi do những tiêu chuẩn, quy định của các nước phát triển. Điều này
không những làm chậm lại những nỗ lực phát triển của Việt Nam mà cũng làm rắc
rối thêm những vấn đề môi trường.
- Nhu cầu khai thác hàng loạt để xuất khẩu của nước ta dẫn đến việc khai thác,
mua bán các loại nông lâm hải sản quy môi lớn. Đây là nguyên nhân gây suy thoái
đa dạng sinh học. Đặc biệt nước ta hầu hết hàng hóa chủ yếu là sản phẩm thô hoặc
chỉ qua sơ chết. Nó là một lý do làm các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam
suy thoái nhanh chóng.
- Rào cản môi trường đang thực sự là trở ngại của hoạt động xuất khẩu của Việt
Nam bởi một số sản phẩm nông sản của nước ta có tiềm năng xuất khẩu nhưng
không xuất khẩu được bởi chưa đáp ứng được yêu cầu môi trường của các thị trường
10


nước ngoài. Vậy rào cản môi trường sẽ là thách thức lớn đối với hoạt động xuất khẩu
của Việt Nam. Muốn xuất khẩu thành công thì sản phẩm của nước ta bắt buộc phải

tuân theo yêu cầu về môi trường. Một vấn đề hết sức quan trọng đặt ra lúc này đó là
Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động xuất
khẩu.
Chính phủ đã và đang xây dựng cơ chế đầu tư và phát triển sản phẩm phù hợp
với quy định của WTO thay cho các biện pháp trợ cấp xuất khẩu, hoàn thiện các tiêu
chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm phù hợp. Vậy với các quy định
môi trường của WTO, và pháp luật quốc gia nâng cao năng lực nâng cao chất lượng
sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng Việt Nam. Về cơ bản, các văn bản quy
phạm pháp luật của Việt Nam được ban hành trong những năm gần đây tương đối
phù hợp quy định WTO và các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên vẫn thừa nhận rằng
hiện nay hệ thống pháp luật môi trường nước ta chưa đủ mạnh để hỗ trợ và thúc đẩy
hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, phá vỡ hệ thống các rào cản môi trường.
C. Kết thúc vấn đề
Qua sự phân tích trên, có thể khẳng định rằng quá trình hội nhập kinh tế đã có
nhiều tác động tích cực đến bảo vệ môi trường bằng pháp luật trong các lĩnh vực
xuất khẩu ở Việt Nam, góp phần thúc đẩy nhà nước ban hành cũng như hoàn thiện
các quy định về nhãn hiệu, tiêu chuẩn môi trường,..qua đó góp phần nâng cao chất
lượng của hàng hóa Việt nam, thúc đẩy sự trao dổi các hàng hóa thân thiện với môi
trường và quan trọng nhất là góp phần tích cực đến việc bảo vệ môi trường quốc gia.
Danh Mục tại Liệu Tham Khảo
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật môi trường, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội, 2011.
2. Luật bảo vệ môi trường 2005.
3. Pháp luật môi trường Việt Nam về vấn đề xuất khẩu hàng hóa trong bối cảnh
11


Việt Nam là thành viên WTO - Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim 2007.
4. Tài liệu “ Mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường và thương mại trong các liên
kết thương mại quốc tế và ảnh hưởng của chúng tới hệ thống pháp luật bảo vệ môi

trường Việt Nam” - Luận văn thạc sĩ Dương Than An.
5. Phát triển xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc

tế -

Tạp chí quản lý nhà nước số 10/2005.
6. />
12



×