Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Luận văn thạc sĩ triết học So sánh tư tưởng logic học của mặc gia với tư tưởng logic học của aristotle

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

VƢƠNG THỊ CÚC

SO SÁNH TƢ TƢỞNG LOGIC HỌC CỦA MẶC GIA
VỚI TƢ TƢỞNG LOGIC HỌC CỦA ARISTOTLE

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã số: 602280

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Quỳnh

Hà Nội - 2013


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 10
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài.............................. 10
6. Đóng góp ..................................................................................................... 11
7. Ý nghĩa của luận văn ................................................................................. 11
8. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 11
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT TƢ TƢỞNG LOGIC HỌC CỦA MẶC GIA
VÀ TƢ TƢỞNG LOGIC HỌC CỦA ARISTOTLE ................................. 12
1.1. Khái quát tư tưởng Logic học của Mặc gia ........................................... 12
1.1.1. Tiền đề hình thành tư tưởng Logic học của Mặc gia ............................ 12


1.1.2. Một số nội dung tư tưởng Logic học của Mặc gia ................................ 24
1.2. Khái quát tư tưởng Logic học của Aristotle .......................................... 41
1.2.1. Tiền đề hình thành tư tưởng Logic học của Aristotle ........................... 41
1.2.2. Một số nội dung tư tưởng Logic học của Aristotle ............................... 48
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ ĐIỂM TƢƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT GIỮA TƢ
TƢỞNG LOGIC HỌC CỦA MẶC GIA VỚI TƢ TƢỞNG LOGIC HỌC
CỦA ARISTOTLE ........................................................................................ 63
2.1. Một số điểm tương đồng và dị biệt về các hình thức logic giữa tư tưởng
Logic học của Mặc gia với tư tưởng Logic học của Aristotle ...................... 63
2.1.1 Một số điểm tương đồng và dị biệt về khái niệm giữa tư tưởng Logic
học của Mặc gia với tư tưởng Logic học của Aristotle ……………………..67
2.1.2. Một số điểm tương đồng và dị biệt về phán đoán giữa tư tưởng Logic
học của Mặc gia với tư tưởng Logic học của Aristotle ……………………..70
2.1.3. Một số điểm tương đồng và dị biệt về suy luận giữa tư tưởng Logic
học của Mặc gia với tư tưởng Logic học của Aristotle……………………...74
2.2. Một số điểm tương đồng và dị biệt về các quy luật logic giữa tư tưởng
Logic học của Mặc gia với tưởng Logic học của Aristotle .......................... 84
KẾT LUẬN .................................................................................................... 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 97


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, tác giả đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ, động viên quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và bạn
bè đồng nghiệp.
Trước tiên, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Quỳnh Người thầy đã hướng dẫn tận tình, tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tác giả trong học
tập và nghiên cứu luận văn này.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong khoa
Triết học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã giúp đỡ,
tạo điều kiện cho tác giả trong học tập và nghiên cứu luận văn.

Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô phản biện đã đọc
góp ý, sửa chữa cho luận văn được hoàn thiện.
Cuối cùng tôi xin được cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã cộng tác, góp
ý, trao đổi để tôi có điều kiện hoàn thành nghiên cứu của mình và mong rằng
sẽ nhận được nhiều sự quan tâm, góp ý của các thầy cô, các bạn bè đồng
nghiệp trong và ngoài trường để cho luận văn này được hoàn thiện hơn và đạt
kết quả mới trong nghiên cứu sau này.
Người cảm ơn

Vƣơng Thị Cúc


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn của TS. Phạm Quỳnh.
Tôi cũng xin cam đoan đề tài này không trùng với bất kỳ đề tài luận
văn thạc sỹ nào đã được công bố ở Việt Nam.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài.
Người cam đoan

Vƣơng Thị Cúc


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những tư tưởng về Logic học ra đời rất sớm, từ thời cổ đại ở Hy Lạp, Ấn
Độ và Trung Quốc gắn liền với sự phát triển của triết học và toán học. Trong
suốt quá trình lịch sử của Logic học Trung Quốc, Logic học Hy Lạp và Logic
học Ấn Độ gắn với nhau, được biết đến như là ba điểm khởi đầu Logic học của
thế giới cổ đại. Tại Trung Quốc, thời tiên Tần là một trong những thời kỳ sáng

tạo hiệu quả nhất của văn hóa Trung Hoa. Mặc dù Logic học Hy Lạp, Ấn Độ
và Trung Quốc có những thuộc tính logic phổ biến chung, mỗi Logic học là kết
quả của bối cảnh lịch sử, văn hóa cụ thể và sự phát triển xã hội. Những nhánh
Logic học khác nhau này hình thành cùng với ngôn ngữ và văn hóa sắc tộc
khác nhau mà điểm riêng xác định nên đặc điểm của Logic học. Điều này là cái
gọi là (邏輯多元性) thuyết đa nguyên văn hóa logic, nghĩa là các Logic học khác
nhau có phương pháp chứng minh đặc thù khác nhau.
Logic học Mặc gia là hệ thống trọn vẹn tương đối: 以 名 舉實,以 辭 抒
意,以 說出故。《小取》Dĩ danh cử thực, dĩ từ trữ ý, dĩ thuyết xuất cố - Hiện

thân của khách thể bằng tên gọi, nhấn mạnh ý nghĩa mệnh đề và đưa ra nguyên
nhân lập luận (Tiểu thủ). Ở đây, thuyết 說 là nhấn mạnh khái niệm lập luận.
Kiểu lập "thuyết" là các khuôn mẫu lập luận trong Logic học Mặc gia.
Logic học Mặc gia là một trong những điển hình phong phú nhất của tư
tưởng Logic học Trung Quốc cổ đại. Mặc Tử và những học trò đã xây dựng
phương pháp đầu tiên cho Logic học Trung Quốc. Để chỉ ra đặc điểm đầu tiên
của Logic học Trung Quốc cổ đại, chúng tôi đặt nhiệm vụ phải nghiên cứu tư
tưởng Logic học và các khuôn mẫu lập luận của Logic học Mặc gia. Trong thời
gian gần đây, biện pháp chủ yếu để làm điều này là so sánh với Logic học
phương Tây.
Ở Hy Lạp cổ đại, Logic học Aristotle nổi tiếng với học thuyết “Tam đoạn
luận”, ông được coi là “cha đẻ”, người khai sinh ra Logic học. Bằng việc khái

1


quát, hệ thống hóa và mô tả các phương pháp nhận thức trong khoa học và triết
học từ thế kỷ VI - V trước công nguyên, Aristotle đã xây dựng lên học thuyết
về các hình thức của tư duy, quy luật của tư duy để dẫn tư duy con người đến
chân lý, tức là Logic học. Tiếp theo sự phát triển của lịch sử, học thuyết logic

của ông được các trường phái và khuynh hướng triết học khác kế thừa và phát
triển xa hơn nữa như trường phái khắc kỷ phát triển logic mệnh đề. Truyền
thống này của logic hình thức đã ảnh hưởng tới sự phát triển lịch sử tư tưởng
lôgic học phương Tây từ Aristotle đến Frege và Russell hơn hai nghìn năm sau
và vẫn còn ý nghĩa tới ngày nay. Từ những tư tưởng này đã dẫn đến sự phát
triển mạnh mẽ của Logic học truyền thống và Logic học hiện đại ở phương Tây
với những nhánh Logic học khác nhau.
Tuy nhiên, tình hình như vậy lại không diễn ra ở phương Đông. Xuất
phát điểm về những tư tưởng Logic học ở phương Đông cổ đại không thua kém
gì ở phương Tây cổ đại. Chẳng hạn, trong triết học Trung Quốc cổ đại, Logic
học không phải là vấn đề nổi bật và không có một nhà tư tưởng nào đưa ra
thuật ngữ Logic học hay đặt vấn đề nghiên cứu Logic học như trong triết học
phương Tây. Dù có đặt Logic học thành vấn đề nghiên cứu hay không, thì các
nhà tư tưởng, các trường phái cũng phải giải quyết vấn đề phương pháp nhận
thức để làm cơ sở cho hệ thống lý luận của mình. Ví dụ như, vấn đề chính danh
của Khổng Tử với Nho gia; vấn đề kiên bạch luận, bạch mã phi mã của Danh
gia;… là những tư tưởng Logic học điển hình. Như vậy, khuynh hướng triết
học phương Đông không chú trọng đến Logic học cho nên những hạt giống tư
tưởng về Logic học đã được ươm xuống không có điều kiện nảy mầm phát
triển lớn mạnh.
Việc nghiên cứu, so sánh những tư tưởng Logic học phương Đông với tư
tưởng Logic học phương Tây đã, đang cần được đặt ra và đầu tư nghiên cứu ở
Việt Nam, từ đó rút ra được những giá trị phổ biến và những giá trị đặc thù đối

2


với tư tưởng Logic học phương Đông; Khái quát được những mô hình lập luận
mà những người phương Đông đã sử dụng trong suốt hàng ngàn năm nay và
vẫn tiếp tục tư duy như thế ở hiện tại và tương lai.

Trong các trường phái triết học Trung Quốc cổ đại, tư tưởng logic học
được trường phái Mặc gia thể hiện khá sâu sắc và rõ nét. Mặc gia cũng đã có
những đóng góp to lớn về mặt logic học cho lịch sử Logic học phương Đông
nói chung và Logic học Trung Quốc nói riêng. Logic học Mặc gia được phát
triển ở thời kỳ Tiên Tần, là một trong những ví dụ phong phú nhất của Logic
học Trung Quốc cổ đại. Mặc Tử và các học trò của ông ấy đã xây dựng cách
tiếp cận đầu tiên về Logic học Trung Quốc. Từ những lí do trên và tình hình
nghiên cứu lịch sử Logic học phương Đông chưa được quan tâm một cách cần
thiết, cho nên tác giả chọn đề tài “So sánh tư tưởng Logic học của Mặc gia với
tư tưởng Logic học của Aristotle” làm đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trường phái Mặc gia của triết học Trung Quốc cổ đại và triết học
Aristotle thời Hy Lạp cổ đại đã được nhiều nhà tư tưởng, nhiều học giả ở cả
phương Đông và phương Tây nghiên cứu dưới các góc độ và phương pháp tiếp
cận khác nhau. Trong các công trình nghiên cứu đặc biệt là trong các sách giáo
trình triết học, sách về lịch sử triết học đều nhắc đến trường phái Mặc gia và triết
học Aristotle. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu, các sách viết so sánh về vấn
đề Logic học của Mặc gia và Logic học của Aritotle không phải là nhiều.
Thứ nhất, đối với trường phái Mặc gia
Trường phái triết học này đã được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều học giả ở
cả Trung Quốc và Việt Nam cùng các học giả tư tưởng phương Tây nghiên cứu
dưới các góc độ và phương pháp tiếp cận khác nhau. Có thể kể ra một số công
trình nghiên cứu tiêu biểu như: Hầu Ngoại Lư, Triệu Quốc Bân, Đỗ Quốc
Trường, “Hiển học Khổng Mặc”, Nxb Sự thật 1959; Giang Ninh, Lê Văn Sơn

3


(biên soạn và Trần Kiết Hùng hiệu đính), “Mặc Tử - Ông tổ của đức kiên
nhẫn”, Nxb Đồng Nai, 1995; Nguyễn Hiến Lê, “Mặc Tử và Biệt Mặc”, Nxb

Văn hóa 1995; Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê, “Đại cương triết học sử Trung
Quốc (quyển thượng, hạ)”, Nxb Trẻ 1997, và Hồ Thích, “Trung Quốc triết học
sử đại cương”, Nxb Văn hóa thông tin, 2004 do Minh Đức dịch. Các tác phẩm
này đã trình bày chủ yếu về trường phái Mặc gia với các quan niệm về chính trị
xã hội, quan niệm về thế giới quan và quan niệm về đạo đức, nhận thức luận,
còn vấn đề logic trong Mặc gia vẫn chỉ là giới thiệu sơ lược, chưa đi sâu phân
tích. Nhưng các tài liệu này giúp chúng ta hiểu được bối cảnh xã hội thời Xuân
Thu - Chiến Quốc chi phối đến sự ra đời của các trường phái triết học Trung
Quốc cổ đại trong đó có trường phái Mặc gia.
Trên các tạp chí cũng đã có những bài viết về Logic học phương Đông
như bài của TS. Võ Văn Thắng: “Những đóng góp của Logic học phương
Đông thời kỳ cổ - trung đại” trên tạp chí Khoa học xã hội, số 3 năm 2009.
Trong bài viết này, tác giả bước đầu tìm hiểu những đóng góp của Logic học
phương Đông thời kỳ cổ đại, trung đại. Đó là thuyết ngũ đoạn luận (luận đề,
nguyên nhân, ví dụ, suy đoán, kết luận) của phái Nyaya - Vaisesika; lý thuyết
tam biểu pháp, xây dựng khái niệm, chứng minh, bác bỏ của Mặc Tử và Biệt
Mặc; những nghịch lý nổi tiếng của Huệ Thi và Công Tôn Long; đóng góp của
nhà ngụy biện nổi tiếng - Trang Tử, chủ yếu dựa vào logic không cùng loại;
đóng góp của Tuân Tử về logic hình thức, về quan hệ biện chứng giữa cái toàn
bộ và cái cá biệt…
Năm 1904, Lương Khải Siêu (梁啟超) trong bài viết “Logic học của Mặc
Tử”, đã sử dụng khuôn khổ của Logic học truyền thống phương Tây để giải
thích tư tưởng Logic học Mặc gia, và bắt đầu nghiên cứu về Logic học Mặc
gia. Vào năm 1921, Lương Khải Siêu cũng xuất bản một cuốn sách khác, đã

4


sửa lại một số ý tưởng của Mặc Tử từ những tác phẩm đầu tay của ông và có
bổ sung thêm [48, tr. 3].

Hồ Thích, trong suốt thời gian nghiên cứu ở Mỹ, từ tháng 9 năm 1915
đến tháng 4 năm 1916 đã viết luận án Tiến sĩ của mình “Sự phát triển của
phương pháp logic ở Trung Quốc cổ đại”, là tác phẩm hệ thống đầu tiên xem
xét tư tưởng logic của nhiều trường phái khác nhau ở thời kỳ Tiên Tần. Trong
cuốn sách này, ông thảo luận mở rộng về logic Mặc gia, đã trình bày có hệ
thống lịch sử Logic học từ logic của Khổng Tử, logic của Mặc Địch và Biệt
Mặc đến logic của Trang Tử, Tuân Tử và logic pháp trị của Pháp gia. Đây là
luận văn tiến sĩ của Hồ Thích viết bằng tiếng Anh lúc du học ở Mỹ. Cuốn sách
này đã được dịch ra tiếng Trung và được đưa vào tủ sách “Trung Quốc cận đại
nhân vật văn tập”. Hồ Thích đã trình bày logic Mặc gia một cách khá đầy đủ
như về phép tam biểu, phép diễn dịch, phép quy nạp, bàn về các nghịch lý của
Huệ Thi và Công Tôn Long. Tác phẩm này cung cấp cho chúng ta một cách
nhìn tổng thể về lịch sử Logic học Trung Quốc cổ đại. Tác phẩm của ông đã
được dịch giả Cao Tự Thanh dịch thành là "Lịch sử Logic học thời Tiên Tần",
Nxb T.p Hồ Chí Minh, 2004.
Tháng 7/1917, Hồ Thích trở lại Trung Quốc và tiếp tục nghiên cứu của
mình về lịch sử triết học Trung Quốc. Ông đọc văn học Trung Quốc nhiều hơn
và xuất bản cuốn sách "Đại cương Triết học sử Trung Quốc" (中國哲學史大綱;
phát triển ý tưởng của luận án “Sự phát triển của phương pháp logic ở Trung
Quốc cổ đại”.
Những năm thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, những đặc điểm và xu
hướng mới trong nghiên cứu Logic học Trung Quốc trong đó Logic học Mặc
gia vẫn là chủ đề trọng tâm.
Trước tiên, đó là sự tiếp tục cuộc tranh luận dài về việc có cái gọi là Logic
học Trung Quốc hay không. Từ đầu thế kỷ XX, cuộc thảo luận về chủ đề này

5


vẫn không ngừng. Tiêu chuẩn của Logic học Trung Quốc đã được đánh giá

theo tiêu chuẩn của Logic học truyền thống phương Tây. Tuy nhiên, ở thập kỷ
này, cuộc thảo luận đã thay đổi hướng tới sự quan tâm đến đặc điểm phổ biến
của tư tưởng Logic học.
Thứ hai, tóm tắt và suy ngẫm về những nghiên cứu Logic học Trung Quốc
thế kỷ trước, theo hướng thảo luận sâu hơn về việc xem có Logic học Trung
Quốc hay không. Vài học giả đã đưa ra cách tiếp cận mới thành công. "Trung
Quốc la tập (logic) sử " (中國邏輯史) do Chu Vân Chi (周雲之) biên tập đã cho
rằng “đây là lần đầu tiên các học giả Trung Quốc đã tóm tắt một cách đầy đủ lịch
sử Logic học Trung Quốc và các thành tựu 50 năm sau của thế kỷ XX, mà làm ra
cuốn sách toàn diện và sáng tạo nhất trong phạm vi lịch sử của nó” [48, tr. 4].
Trong “Trung Quốc la tập (logic) nghiên cứu" (中國邏輯研究), Tôn Trung
Nguyên (孫中原), đã giới thiệu “meta-study” về Logic học Trung Quốc. Ông
thảo luận về những chủ đề, nội dung và phương pháp của Logic học Trung
Quốc, đưa ra sự giải thích có hệ thống về lịch sử và phạm vi hiện nay của nó
trong so sánh với Logic học phương Tây, bao gồm cả sự phát triển từ thời cổ
đại đến hiện đại. Trong “Thế kỷ XX nghiên cứu lịch sử Logic học Trung Quốc"
(二十世紀的中國邏輯史研究), Trương Tinh (張晴) đã phân tích những điểm phổ

quát và đặc điểm nghiên cứu ở thế kỷ XX trong lịch sử Logic học Trung Quốc,
và khuynh hướng trình bày của nó.
Thứ ba, là nghiên cứu Logic học Trung Quốc dưới dạng quan hệ với
Logic học và văn hóa, đưa ra những ý tưởng mới từ việc suy ngẫm dựa trên
những nghiên cứu Logic học Trung Quốc trước đây. Tác phẩm "Nghiên cứu so
sánh Logic học của Aristotle và Mặc gia" (亞里斯多德與墨家邏輯比較研究) của
Thôi Thanh Điền (崔清田) liên quan đến mối quan hệ giữa Logic học và văn
hóa. Trong lời mở đầu, ông phát biểu: “Những gì sẽ được thảo luận là quan hệ
khách quan giữa Logic học và văn hóa, được xác định bởi bản chất toàn diện
của văn hóa và vị trí của Logic học trong phạm vi đó”. Do đó, “nghiên cứu

6



Logic học cần có nghiên nhân giải thích để giải thích văn hóa và nghiên cứu
văn hóa cần đến sự tham gia của Logic học” [48, tr. 5].
Sự truyền bá Logic học phương Tây là khía cạnh quan trọng của sự giao
thoa giữa văn hóa Phương Tây và văn hóa Trung Hoa ở thời kỳ hiện đại. Hai
cuốn sách: "Logic và văn hóa - Nghiên cứu sự truyền bá logic phương Tây vào
Trung Quốc thời cận đại" (邏輯與文化–中國近代時期西方邏輯傳播研 究)của
Quách Kiều (郭橋) và "Tầm nhìn văn hóa hiện đại Trung Quốc về các trào lưu
Logic" (中國現代文化視野下的邏輯思潮) của Tăng Chiêu Thức (曾昭式) giải
thích mối quan hệ giữa Logic học phương Tây và văn hóa Trung Hoa dưới
dạng ảnh hưởng lẫn nhau.
Thứ tư, là những nghiên cứu đương thời về Logic học Trung Quốc dành
được sự chú ý của các sử gia. Lịch sử tư tưởng Trung Quốc được nghiên cứu
sâu sắc hơn thông qua ống kính Logic học Trung Quốc, và những nghiên cứu
về Logic học Trung Quốc cũng được đưa ra trong phạm vi rộng hơn khi nó
được dùng để xem xét lịch sử tư tưởng nói chung.
Ngoài ra, không thể không kể đến những học giả phương Tây, họ đã có
những nghiên cứu ngày càng nhiều và sâu sắc về trường phái Mặc gia đặc biệt
là tư tưởng Logic học Mặc gia. Sự chú ý của các cộng đồng học thuật quốc tế
tới Logic học Trung Quốc như một hệ thống phi Ấn – Âu chỉ ra rằng giá trị của
nó như một môn học độc lập. Nghiên cứu Logic học Mặc gia là phần quan
trọng nhất để nghiên cứu Logic học Trung Quốc. Chẳng hạn như, trong những
tác phẩm sau đây: Angus C.Graham (1978), "Later Mohist Logic, Ethics and
Science"; (1989), "Disputers of the Dao: Philosophical Argument in Ancient
China";

Benjamin I. Schwarz (1985), "The World of Thought in Ancient

China"; Christoph Harbsmeier (1998), "Language and Logic in Traditional

China"; Chad Hansen (陳漢生), "Language and Logic in Ancient China
(中國古代的語言和邏輯)"; và Anton Dumitriu (1977), "History of Logic"; các tư

tưởng của trường phái Mặc gia và các học thuyết Logic học đã được thảo luận
một cách rộng rãi.

7


Yui-ming Fung (2006), "Paradoxes and Parallelism in Ancient Chinese
Philosophy" (Present at the Oxford conference: Topic in Comparative Ancient
Philosophy Greek and Chinese), đã bàn đến các nghịch lý trong triết học Trung
Quốc cổ đại trong đó có nói đến các luận điểm trong trường phái Mặc gia. Hay
A.C. Graham với tác phẩm "Later Mohish treatises on ethics and logic
reconstructed from the Ta-chu chapter of Motzu" đã đề cập đến các vấn đề
danh và thực, định đề, các phạm trù trong thiên Tiểu thủ và vấn đề đạo đức
trong Hậu Mặc. Jialong and Fenrong Liu với bài viết "Some thoughts on
Mohist Logic" đã trình bày và phân tích những tư tưởng về Logic học của Mặc
gia như vấn đề danh và thực, các loại mệnh đề, suy luận và các kiểu suy luận,
vấn đề nghịch lý…
Vào ngày 13 tháng 8 năm 2007, Đại hội quốc tế về Logic học, phương
pháp và triết học khoa học được tổ chức tại Bắc Kinh. Có khoảng 10 bài báo về
Logic học Trung Quốc đã được chọn để trình bày trong cuộc hội thảo. Logic
học Mặc gia được thảo luận trực tiếp hoặc gián tiếp trong tất cả các bài báo này
[48, tr. 6].
Thứ hai, đối với Logic học Aritotle
Aristotle là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất thời kỳ Hy Lạp cổ
đại. Ông đã có nhiều đóng góp to lớn cho triết học nhân loại trên nhiều lĩnh
vực như vật lý học, nhận thức luận, chính trị - xã hội… nhất là trong lĩnh vực
logic học. Đánh giá cao về Logic học Aristotle, Lênin đã coi "logic của

Aristotle là nhu cầu, là sự cố gắng tìm tòi, là sự tiến gần đến logic của
Hêghen…" [19, tr. 391]. Do vậy, các nghiên cứu về triết học và logic học
Aristotle khá phong phú. Cụ thể như sau: Trong các sách lịch sử triết học nói
chung và triết học Hy Lạp nói riêng đều nói đến Aristotle. Ví dụ như: "Lịch sử
triết học" của Nguyễn Hữu Vui (chủ biên, 2004); "Lịch sử triết học Tây
phương" của Lê Tôn Nghiêm; "Lịch sử phép biện chứng, tập I" do Đỗ Minh
Hợp dịch, Nxb CTQG, 1998; "Đại cương lịch sử triết học phương Tây" của Đỗ

8


Minh Hợp và Nguyễn Anh Tuấn, Nxb T.p. HCM, 2006… Các tác phẩm này
mới giới thiệu sơ lược về Logic học Aristotle nhưng chúng sẽ giúp chúng ta
hiểu được các tiền đề cho sự ra đời của Logic học Aristotle.
Bên cạnh đó, cũng có một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về lôgic
học Aristotle như: Vũ Văn Viên (1998), "Triết học Aristotle", Nxb KHXH đã
chỉ ra vai trò của Aristotle đối với Logic học và những nội dung Logic học của
ông như các quy luật của tư duy, các phạm trù, tam đoạn luận, phép chứng
minh; Nguyễn Văn Dũng (1996), "Aristotle với học thuyết phạm trù" của Nxb
KHXH. Trong tác phẩm này, tác giả đã trình bày rõ tác phẩm "Các phạm trù"
của Aristotle, phân tích đánh giá vai trò của các phạm trù trong mối liên hệ với
triết học và Logic học của ông. Đồng thời, có các bài viết trên tạp chí Triết học,
trong Kỷ yếu hội thảo khoa học, trong các luận văn thạc sĩ nói về một số khía
cạnh Logic học Aristotle như: Nguyễn Gia Thơ, "Vấn đề phán đoán phủ định
trong Logic học Aristotle"; Kỷ yếu hội thảo khoa học - Logic truyền thống:
"Các vấn đề lịch sử và ứng dụng", Tp. HCM, 2008; Nguyễn Gia Thơ và Vũ
Thị Thu Hương, "Tam đoạn luận trong học thuyết logic của Aristotle - một
công cụ của nhận thức khoa học", Triết học, số 5, 2009; Luận văn thạc sĩ triết
học của Vũ Thị Thu Hương (2009), "Một số vấn đề Logic học trong tác phẩm
Organon của Aristotle". Trong luận văn này, tác giả đã trình bày và phân tích

chi tiết những quan điểm Logic học Aristotle như học thuyết về các phạm trù,
khái niệm, phán đoán, quy luật và tam đoạn luận trong tác phẩm "Công cụ
luận" (Organon) của ông.
Từ sự tổng quan các tài liệu trên cho thấy các tài liệu nghiên cứu về Mặc
gia và Aristotle chủ yếu được dịch từ tiếng Anh, tiếng Trung ra tiếng Việt và
mới chỉ trình bày và phân tích những khía cạnh tư tưởng Logic học riêng của
Mặc gia và tư tưởng Logic học của Aristotle, chưa có sự so sánh giữa tư tưởng
Logic học của Mặc gia với tư tưởng Logic học của Aristotle. Do vậy, tác giả
bước đầu tìm hiểu và phân tích một số điểm tương đồng và khác biệt giữa tư
tưởng Logic học của Mặc gia với tư tưởng Logic học của Aristotle để hiểu một

9


cách đầy đủ hơn tư tưởng logic học ở cả phương Đông và phương Tây. Trên cơ
sở thành tựu của những nghiên cứu trước, tác giả sẽ đưa ra giải thích mới từ cách
nhìn tổng quát các đặc điểm tư tưởng Logic học; nghiên cứu Logic học Mặc gia
là một trong những phần hạt nhân để nghiên cứu về Logic học Trung Quốc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là tìm hiểu một số điểm tương đồng và khác biệt
giữa tư tưởng Logic học của Mặc gia với tư tưởng Logic học của Aristotle, qua
đó hiểu rõ hơn về hai hệ thống Logic học này.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Trình bày những tiền đề hình thành tư tưởng Logic học của Mặc gia và
tư tưởng Logic học của Aristotle.
- Giới thiệu về trường phái Mặc gia (Mặc Tử và Biệt Mặc) và cuộc đời, sự
nghiệp của Aristotle.
- Trình bày khái quát nội dung tư tưởng Logic học của Mặc gia và tư
tưởng Logic học Aristotle.
- Trình bày và phân tích một số điểm tương đồng và khác biệt về các hình

thức logic và các quy luật logic giữa tư tưởng Logic học của Mặc gia với tư
tưởng Logic học của Aristotle.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là so sánh nội dung tư tưởng Logic
học của Mặc gia với nội dung tư tưởng Logic học của Aristotle.
Phạm vi nghiên cứu là lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại và lịch sử triết
học Hy Lạp cổ đại.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Về cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên lý thuyết về Logic
học với tư cách là khoa học nghiên cứu các hình thức và quy luật của tư duy
đúng đắn dẫn tới chân lý. Đồng thời, luận văn thực hiện dựa trên những nguyên

10


lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học
Marx và tham khảo những công trình nghiên cứu của các tác giả trong, ngoài
nước liên quan đến đề tài.
Về phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng các phương pháp như:
phân tích và tổng hợp, so sánh, thống nhất logic và lịch sử….
6. Đóng góp
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ hơn những nội dung
tư tưởng Logic học của Mặc gia và tư tưởng Logic học của Aristotle.
7. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số điểm tương đồng và khác biệt giữa
tư tưởng Logic học của Mặc gia với tư tưởng Logic học của Aristotle.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên nghiên cứu
về lịch sử Logic học phương Đông và lịch sử Logic học phương Tây.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

cơ bản của luận văn gồm 2 chương

11


CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT TƢ TƢỞNG LOGIC HỌC CỦA MẶC GIA
VÀ TƢ TƢỞNG LOGIC HỌC CỦA ARISTOTLE
1.1.

Khái quát tƣ tƣởng Logic học của Mặc gia

1.1.1. Tiền đề hình thành tƣ tƣởng Logic học của Mặc gia
Sự phát triển rực rỡ của triết học Trung Quốc cổ đại cũng là lúc xã hội
Trung Quốc bước vào thời kỳ mới: thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc. Thời kỳ
này xuất hiện nhiều trường phái triết học lớn như Nho gia, Mặc gia, Pháp gia,
Đạo gia, Danh gia,… với những nhà tư tưởng lớn như Khổng Tử, Mặc Tử, Hàn
Phi Tử, Lão Tử, Huệ Thi, Công Tôn Long… Sự xuất hiện các trường phái triết
học, các nhà tư tưởng với nhiều quan điểm khác nhau đều nằm trong bối cảnh
xã hội đầy biến động, thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Cụ thể:
Về kinh tế, thời Xuân Thu - Chiến Quốc (từ thế kỷ thứ VIII TCN đến
giữa thế kỷ thứ III TCN), nền kinh tế chuyển từ đồ đá, đồng sang đồ sắt. Với sự
xuất hiện đồ sắt, công cụ bằng sắt đem lại sự phát triển mạnh mẽ cho nền sản
xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp. Đồng thời, đây cũng là thời kỳ khởi sắc
của nền kinh tế thương nghiệp với sự xuất hiện những thành thị buôn bán nhộn
nhịp ở các nước Hàn - Tề - Tần - Sở vào thế kỷ thứ VI - V TCN. Những thành
thị đã có cơ sở kinh tế tương đối độc lập từng bước tách khỏi chế độ thành thị
tộc của quý tộc thành những đơn vị, khu vực của tầng lớp địa chủ mới lên. Sự
phát triển của sức sản xuất và kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến hình thức sở
hữu ruộng đất và kết cấu giai tầng xã hội.
Về chính trị - xã hội, xã hội Trung Quốc thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc

là thời kỳ tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến sơ kỳ đang
lên. Chế độ tông pháp của nhà Chu không còn được tôn trọng như trước, ngôi
Thiên tử của nhà Chu chỉ là hình thức. Các nước chư hầu của nhà Chu không
chịu phục tùng vương mệnh, không chịu cống nạp, mang quân thôn tính lẫn

12


nhau, tự xưng Bá thiên hạ. Chiến tranh giữa các nước chư hầu xảy ra liên miên
làm cho đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, mâu thuẫn giữa các giai tầng xã
hội gay gắt. Có thể thấy trong thời kỳ này nổi lên các mâu thuẫn sau: “Mâu
thuẫn giữa tầng lớp mới lên có tài sản, có địa vị kinh tế mà không được tham
gia vào chính quyền với giai cấp quý tộc, thị tộc cũ của nhà Chu; Mâu thuẫn
giữa tầng lớp sản xuất nhỏ, thợ thủ công, thương nghiệp với giai cấp quý tộc
thị tộc nhà Chu; Mâu thuẫn trong bản thân giai cấp quý tộc nhà Chu có một bộ
phận tách ra chuyển hóa lên giai cấp mới, một bộ phận bảo lưu nhà Chu; Mâu
thuẫn giữa nông dân công xã thuộc các tộc người nhà Chu nô dịch với nhà Chu
và tầng lớp mới lên đang ra sức bóc lột sức lao động của họ” [44, tr. 26].
Hơn nữa, sự xuất hiện các trường phái triết học, các nhà tư tưởng cũng
vào lúc khoa học tự nhiên đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, nhất là trong thiên
văn học, y học, toán học…
Những chuyển biến về kinh tế, chính trị - xã hội và thành tựu của khoa
học thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc là những tiền đề cho sự ra đời các trường
phái triết học, các nhà tư tưởng Trung Quốc cổ đại. Đồng thời, những tiền đề
này cũng có vai trò quan trọng đối với sự nảy sinh tư tưởng về Logic học
Trung Quốc cổ đại nói chung và tư tưởng Logic học Mặc gia nói riêng.
Mặc gia đã kế thừa có phê phán những tư tưởng Logic học trong lịch sử
triết học Trung Quốc cổ đại như Nho gia, Danh gia, các nhà biện giả. Trước
hết, Mặc gia kế thừa tư tưởng Chính danh của Nho gia. Nho gia là một trong
những trường phái luận về danh đầu tiên ở Trung Quốc. Thuyết chính danh của

Khổng Tử nhằm mục đích dùng vào đạo trị nước, xây dựng đất nước theo đức
trị, hướng tri thức đến mục tiêu luân lý và mong muốn đưa xã hội từ loạn về trị.
Theo Khổng Tử: “Vua ra vua, tôi ra tôi, anh ra anh, em ra em, chồng ra
chồng, vợ ra vợ thì gia đạo ngay thẳng, gia đạo ngay thẳng thì thiên hạ di
đinh” [33, tr. 59]. Khổng Tử lập ra thuyết chính danh nhằm gọi sự vật cho

13


chính xác, loạn danh sẽ dẫn đến loạn xã hội. “Danh bất chính tắc ngôn bất
thuận, ngôn bất thuận tắc sự bất thành, sự bất thành tắc lễ nhạc bất hưng, lễ
nhạc bất hưng tắc hình phạt bất trúng, hình phạt bất trúng tắc dân vi sở thố
thủ túc. Cố quân tử danh chi tất khôn khả dã, ngôn chi tất khả dã hành” (Luận
ngữ, Tử lộ 3) [32, tr.158]. Dưới góc độ Logic học chính danh của Khổng tử có
nghĩa: “chính danh” là làm cho “danh” với “thực” tương ứng nhau, danh thế
nào thì thực thế ấy, thực đã thế thì cũng đúng thực mà gọi tên. Danh bất chính
sẽ không lập luận chính xác, mà lập luận không chính xác thì sẽ không chỉ đạo
hành động thực tiễn. Đồng thời, theo Khổng Tử danh phải rõ ràng, nếu danh
không rõ ràng thì không xác định được thực nằm trong phạm vi bao quát và
cũng không có sơ sở hành động chính xác. Phương pháp chính danh của Khổng
Tử tập trung vào các vấn đề sau: Một là, danh phải phù hợp với thực. Đây là
điều kiện tiên quyết của sự phân biệt giữa tương đồng và dị biệt của các sự vật,
hiện tượng. Hai là, xác định vị trí của đối tượng trên cơ sở gọi đúng tên của nó.
Việc định hình gọi đúng tên của đối tượng cần được phản hồi trở lại thực hiện
bằng việc đặt đúng vị trí của nó như đã được xác định. Có như vậy, việc định
danh cho đối tượng mới có giá trị. Ba là, chính danh là điều kiện, cơ sở và tiêu
chuẩn của giá trị. Danh quy định địa vị, tương ứng với nó là bổn phận và trách
nhiệm, nếu khác đi thì sẽ không đúng với danh đó. Như vậy, danh của Khổng
Tử đề cập đến mối quan hệ giữa danh và thực. Chính danh là tiêu chuẩn để xác
định, chỉ đạo thực tiễn. Sau này phái Biệt Mặc của Mặc gia kế thừa, phát triển

quan điểm chính danh của Khổng Tử và cho rằng “lấy danh để nêu cái thực”
[32, tr. 360]. Tuy nhiên, Mặc gia cũng phê phán Nho gia ở khía cạnh cho rằng
tri thức của con người có được là kết quả chủ yếu qua sách vở Thi, Thư, Lễ,
Nhạc và tuân theo cái khung nhất thành bất biến là không nghe, không nhìn,
không làm gì trái với lễ.

14


Tiếp theo, Mặc gia kế thừa có phê phán những quan điểm, tư tưởng về
Logic học của Danh gia. Danh gia là một trường phái triết học luận bàn về
danh luận khá sâu sắc với hai nhà biện giả nổi tiếng là Công Tôn Long và Huệ
Thi. Đây là trường phái triết học chú trọng xem xét sự phân biệt về mối quan
hệ giữa danh và thực, giữa đối tượng được phản ánh trong khái niệm, phạm trù
ấy. Tiêu biểu Mặc gia kế thừa “danh thực luận” [18, tr. 646], “chỉ vật luận”
của Công Tôn Long. Trong “danh thực luận” của Công Tôn Long cho rằng:
“Danh mà chính thì trỏ tên riêng hoặc tên hoặc vật này hoặc vật kia mà thôi.
Dùng cái danh kia để trỏ cái vật kia, mà cái danh kia không trỏ riêng vật kia
(còn trỏ nhiều vật khác nữa) thì cái danh đó không thông dụng được, gọi cái
danh này mà cái danh này không chỉ gọi riêng cái thực này thì gọi là cái này
như vậy là không được. Là bởi danh, thực không tương xứng, đáng gọi thế này
lại gọi thế kia. Vì không đúng mà thành lẫn lộn. Cho nên, gọi là cái kia mà cái
danh kia tương ứng với cái thực kia. Gọi cái này mà cái danh này tương ứng
với cái thực này, gọi tên như vậy là gọi đúng cái thực này. Vì danh đúng thực
là danh không lẫn lộn. Cho nên, cái danh kia ngừng ở cái thực kia, cái danh này
ngừng ở cái thực này, như thế là được. Cái danh kia chỉ cả cái thực kia và cái
thực này, cái danh này vừa chỉ cái thực này lẫn cái thực kia, như thế là không
được… Cái danh là để gọi cái thực, biết cái này không phải cái này thì đừng có
gọi cái này. Biết cái kia không phải cái kia, biết cái kia không ở cái kia thì
đừng gọi là cái kia” [18, tr. 646].

Dưới góc độ logic, nội dung chính danh của Công Tôn Long được hiểu
như sau: Khái niệm để chỉ đối tượng, mỗi khái niệm tương ứng với một hay
một nhóm đối tượng và ngược lại. Danh được gọi là chính khi nó chỉ đúng đối
tượng hay một nhóm đối tượng đã được quy ước. Danh bất chính là danh hoặc
chỉ sai đối tượng đã được quy ước hoặc bao gồm các đối tượng khác ngoài
phạm vi bao gồm của nó nằm ngoài ngoại diên của khái niệm. Theo ngôn ngữ

15


Logic học, nội hàm của khái niệm quy định ngoại diên của khái niệm, chỉ
những đối tượng nào có đầy đủ các dấu hiệu của một khái niệm đã được quy
ước thì mới nằm trong ngoại diên của khái niệm đó. Nếu ngoại diên của khái
niệm không bao hàm đối tượng tương ứng thì khái niệm đó sai lầm. Quan hệ
giữa nội hàm và ngoại diên phải là quan hệ tương xứng cân đối.
Mặc gia kế thừa quan niệm về quan hệ danh và thực của Công Tôn Long
trong “chỉ vật luận”. Trong “chỉ vật luận”, Công Tôn Long đã đưa ra bốn khái
niệm rất quan trọng và mấu chốt của tư tưởng chính danh: vật, danh, thực và
chỉ. Trong đó, "vật" là các đối tượng cụ thể, ví dụ như cái cốc, cái bàn cụ
thể…; "Thực" là lớp chung của các sự vật cụ thể, ví dụ như những vật dụng
dùng để uống nước, có hình trụ…là cái thực - ta gọi là cái bản chất của các đối
tượng cụ thể đó; Danh là tên gọi của thực, là sự khái quát, ước lệ của thực dưới
dạng ngôn ngữ. Danh biểu thị cho cái thực phổ biến, Công Tôn Long gọi là
"chỉ". Như vậy, Công Tôn Long đã chỉ đúng tính chất của khái niệm, đó là sự
trừu tượng các thuộc tính của đối tượng và biểu thị trong vỏ ngôn ngữ ước lệ.
Ngoài ra, Công Tôn Long còn đề cập đến quan hệ biện chứng giữa khái
niệm và đối tượng. Khái niệm để chỉ đối tượng. Không có đối tượng nào không
có khái niệm để định danh, khái niệm không phải để chỉ chính khái niệm mà
khái niệm chỉ đối tượng. Đối tượng không được định danh thì đối tượng tồn tại
tự nó, đối tượng không được nhận thức nên đối tượng không là đối tượng. Khái

niệm thuộc về thế giới tinh thần, đối tượng thuộc về thế giới vật chất, nên khái
niệm là khái niệm về đối tượng. Khái niệm chỉ là đại diện, ký hiệu về đối
tượng. Nhưng không có khái niệm thì không nhận thức được về đối tượng
được. Khái niệm là cái trừu tượng, khái quát. Khái niệm vừa là cái chung vừa
là cái riêng. Khi đối tượng không được định danh thì không có nghĩa rằng đối
tượng đó không tồn tại. “Chỉ” là cái tên chung trong thiên hạ. Không có cái
“chỉ” trong thiên hạ, nhưng vật không có bảo là có mà không có. “Chỉ” có

16


nghĩa là không có cái gì không phải là “chỉ”. Khái niệm không biểu thị đối
tượng thì khái niệm ấy là khái niệm chết. Những tư tưởng về mối quan hệ giữa
danh và thực của Danh gia được các nhà Biệt Mặc của Mặc gia kế thừa và phát
triển sâu sắc. Trong “Mặc kinh”, Kinh hạ nói: “Kia, này; kia, này và kia, này
cùng ý nói là khác”. Kinh thuyết hạ giải rằng: “Cái kia: Chính danh là chính cái
danh xưng của cái kia và cái này. Gọi cái kia, cái này được, khi cái kia ngừng ở
cái kia và cái này ngừng ở cái này. Gọi cái kia, cái này không được, khi cái kia
vừa là cái này, vừa là cái kia, cái này vừa là cái kia vừa là cái này. Gọi chung
cái kia, cái này cũng được, khi cái kia, cái này ngừng ở cái kia, cái này; gọi
chung cái kia, cái này như vậy nhưng cái cái kia vẫn chỉ là cái kia và cái này
vẫn chỉ là cái này” [18, tr. 649]. Như vậy, Biệt Mặc cho rằng muốn chính danh
cần phải có sự thích ứng giữa cái danh xưng của cái này và cái kia để danh phải
phù hợp với thực.
Tuy nhiên, các nhà Biệt Mặc trong Mặc gia không chỉ kế thừa mà còn
phê phán tính ngụy biện của các nhà biện giả trong Danh gia tiêu biểu là “Bạch
mã luận” của Công Tôn Long. Công Tôn Long cho rằng “Bạch mã phi mã”
tức là “ngựa trắng không phải là ngựa”. Trong lý luận của mình, Công Tôn
Long muốn nhấn mạnh tính chất tuyệt đối và sự tồn tại độc lập của những khái
niệm, không phụ thuộc vào các đối tượng bên ngoài mà nó phản ánh. Ông đã

tách rời mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa “ngựa trắng” nói riêng
và “ngựa” nói chung. Như chúng ta biết, cái riêng là những sự vật, hiện tượng
đơn nhất, cụ thể, tồn tại hiện thực. Cái chung chỉ những thuộc tính chung của
các sự vật, hiện tượng riêng lẻ. Rõ ràng, cái riêng và cái chung không như
nhau. Thế nhưng, cái riêng nào cũng phải nằm trong cái chung, trong mối liên
hệ dẫn tới cái chung. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng
mà biểu hiện. “Ngựa” là khái niệm chung mà con người chỉ có thể nhận biết
thông qua những con ngựa cụ thể một cách riêng rẽ mà không thấy “ngựa” với

17


tính cách là ngựa cụ thể nào. Hơn nữa, Công Tôn Long đã tách rời mối quan hệ
giữa hình và sắc. “Ngựa trắng không phải là ngựa, vì ngựa chỉ hình thể, còn
trắng chỉ màu sắc. Mà cái dùng để chỉ hình thể thì khác cái dùng để chỉ màu
sắc. Ngựa thì không sao nói được màu sắc, nên vàng, đen, trắng đều có thể phù
hợp. Ngựa trắng thì có phần chỉ màu sắc, ngựa vàng, ngựa đen đều chỉ màu
sắc, nên chỉ có ngựa trắng là phù hợp thôi” [33, tr. 187]. Công Tôn Long đã
ngụy biện nhằm tách rời mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng mà đoán định
“ngựa trắng không phải là ngựa”.
Có thể khẳng định rằng, những quan điểm, tư tưởng của Mặc gia về
logic không hình thành trên mảnh đất trống không mà có sự kế thừa của các
trường phái triết học khác như Nho gia, Danh gia. Đồng thời, các nhà tư tưởng
trong Mặc gia không chỉ có kế thừa mà còn có sự phê phán tư tưởng logic của
các trường phái triết học ấy. Từ đó, các nhà tư tưởng trong Mặc gia đưa ra
những tư tưởng về Logic học một cách sâu sắc hơn.
Chúng ta nghiên cứu tư tưởng Logic học của Mặc gia không thể không
tìm hiểu về sự ra đời và phát triển trường phái với người sáng lập ra trường
phái này là Mặc Tử và các nhà Biệt Mặc giai đoạn Hậu Mặc (sau khi Mặc Tử
qua đời).

Mặc gia là một trong những trường phái triết học tiêu biểu thời Xuân
Thu - Chiến Quốc do Mặc Tử sáng lập nổi tiếng với thuyết kiêm ái và những tư
tưởng về Logic học. Mặc gia ra đời và phát triển qua hai thời kỳ: Thời kỳ đầu,
Mặc gia lấy tư tưởng của Mặc Tử với chủ nghĩa kiêm ái là trung tâm, có những
nội dung đối lập với Nho gia. Thời kỳ Hậu Mặc là thời kỳ nối tiếp những tư
tưởng của Mặc Tử sau khi Mặc Tử qua đời. Theo Thiên Hiển học sách Hàn Phi
Tử nói: “Từ lúc Mặc Tử chết rồi thì có Mặc của họ Tướng lý, có Mặc học của
họ Tướng phu, có Mặc học của họ Đặng lăng” [32, tr. 289]. Thời kỳ này với sự
phân chia các nhóm, phái Mặc gia đã có những quan điểm trái ngược nhau.

18


Một nhóm là Mặc học của tôn giáo. Một nhóm là Mặc học của khoa học (còn
gọi là Biệt Mặc). Biệt Mặc chú trọng nghiên cứu những kinh nghiệm kỹ thuật
sản xuất, tiến hành tổng kết các thành tựu của khoa học tự nhiên. Lần đầu tiên
trong lịch sử triết học Trung Quốc, Mặc gia hậu kỳ nhất là Biệt Mặc đã đưa ra
những tư tưởng về Logic học.
Mặc Tử (khoảng 479 - 381 TCN) tên thật là Mặc Địch. Ông là một trong
những nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Quốc cổ đại nhưng về tiểu sử
của ông có nhiều thuyết khác nhau. Về niên biểu, trong "Sử ký" chép: "Mặc
Địch làm quan đại phu nước Tống, giỏi phòng thủ quân sự, dạy cách sử dụng
tiết kiệm. Có người nói ông sống cùng thời với Khổng Tử, có người nói ông
sống sau Khổng Tử" [16, tr. 127]. Ngày nay, hầu hết các học giả đã chấp nhận
thuyết Mặc Tử sinh sau Khổng Tử. Trong sách "Mặc Tử" xuất bản năm 1907,
Tôn Di Nhượng đã căn cứ vào những ghi chép trong thư tịch đương thời và các
chứng cứ trong sách "Mặc Tử" viết ra "Mặc Tử niên biểu". Theo ông, Mặc Tử
sinh trong thời Trịnh Định Vương (468 - 441 TCN), mất cuối đời An Vương
(401 - 378 TCN). Tiền Mục viết "Mặc Tử niên biểu" tính từ năm 479 TCN
(năm 41 đời vua Kính Vương nước Chu, tức năm Khổng Tử mất) đến năm 381

TCN (năm 21 đời vua An Vương, năm Ngô Khởi mất). Theo Lã Thị Xuân
Thu, khi Ngô Khởi mất, Mặc Tử đã mất trước Ngô Khởi. Do đó, niên biểu của
Tiền Mục gần với sự thật hơn. Mặc Tử sống trong khoảng thời gian từ năm 479
TCN đến năm 381 TCN. Về quê quán, theo một số học giả căn cứ vào "Hán
Thư", "Nghệ văn chí" của Ban Cố cho rằng, Mặc Tử là người nước Tống. Còn
một số khác như Tôn Di Nhượng và Hồ Thích cho rằng, Mặc Tử là người nước
Lỗ cùng quê với Khổng Tử. Thuyết cho rằng Mặc sinh ra ở nước Lỗ được
nhiều học giả chấp nhận.
Mặc Tử là người có tài biện luận thuyết phục người khác và có tinh thần
cứu đời đầy nhiệt huyết, suốt đời hăm hở kiên nhẫn làm việc nghĩa với thuyết

19


“kiêm ái” đến “mòn trán, lỏng gót mà lợi thiên hạ vẫn làm”. (Mạnh Tử, Tân
Tâm thượng, tiết 2). Vì thế, ông được coi là “người tốt ở gần trời muốn tìm
cũng không thể thấy được vậy” (Nam Hoa Kinh, thiên Thiên hạ). Khi Mặc Tử
sang nước Tề, một người thấy ông sống khắc khổ đã khuyên rằng: “Thiên hạ
đời nay chẳng ai làm nghĩa, sao ông cứ một mình làm điều nghĩa cho khổ cái
thân, chi bằng thôi đi”. Mặc Tử đáp: “Giả như ở đây có một đứa chịu làm
ruộng, chín đứa còn lại mà chỉ ngồi chờ hưởng thành quả của đứa kia, không
chịu làm, thì đứa làm ruộng nhất định phải rắng làm nhiều hơn. Vì sao? Bởi vì
người ăn thì đông, người làm thì ít. Bây giờ thiên hạ chưa ai chịu hành nghĩa lẽ
ra ông phải khuyên tôi cố gắng hơn mới phải, sao lại nỡ ngăn cản tôi” (Chương
Quý Nghĩa) [20, tr. 14]. Một chuyện khác: Người thợ mộc giỏi nhất nước Sở là
Công Thâu Ban chế tạo ra được một cái thang máy để đánh thành, Sở Vương
chuẩn bị đánh Tống. Mặc Địch biết tin từ nước mình đi luôn mười ngày đêm
đới đô thành nước Sở, mặt bị nắng hun đen nhẻm, giày rách chỉ còn chân
không. Ông không sao gặp được người thợ kia để thuyết phục giúp Công Thâu
Ban nhận thức được sự nghiệp của ông ta là bất nghĩa. Sau đó, ông gặp được

Sở Vương, chỉ ra thí nghiệm khí giới công thành vừa phát minh ra và tiến hành
chiến tranh xâm lược đã là bất nghĩa, vì thế thuyết phục được Sở Vương. Bằng
tài hùng biện lấy thuyết “Kiêm ái” của mình thuyết phục, Mặc Tử đã làm cho
vua Sở bỏ ý định đánh nước Tống. Công Thâu Ban nói với ông: “Trước khi
gặp ông, tôi muốn đánh nước Tống. Sau khi gặp ông, cho tôi biết được đánh
nước Tống là bất nghĩa, tôi không làm nữa”. Mặc Địch đáp: “Trước khi Địch
gặp ông, ông muốn được nước Tống. Sau khi Địch gặp ông, ông không làm
nữa là tôi cho ông nước Tống đấy. Ông mà làm việc nghĩa, Địch sẽ cho ông cả
thiên hạ” [33, tr. 102].
Mặc dù, Mặc Tử cũng rất chú trọng vấn đề đạo đức, chính trị nhưng lại đề
cao “Thiên chí”, “Minh quỷ”, chủ trương “Kiêm ái”, “Thượng đồng”,

20


“Thượng hiền”, “Phi mệnh”, “Phi nho”, “Phi nhạc”, “Tiết dụng”, “Tiết
táng”. Ông đặt các vấn đề luân lý, đạo đức chính trị trên cơ sở của chủ nghĩa
thực dụng của ông. Chính vì vậy, các quan điểm, tư tưởng chính trị xã hội,
chuẩn mực đạo đức của Nho gia trở thành đối tượng phê phán của Mặc Tử.
Trong thiên “Phi nho”, Mặc Tử viết: “Sống lâu không thể đọc hết sách, trẻ mãi
không thể làm hết lễ, của kho cũng không thể tiêu về nhạc. Họ tô vẽ những món
xa hoa đó để khiến vua đi sai đường. Đạo họ không thể dùng cho đời, cái học
của họ không thể dạy cho dân”.
Mặc Tử không chỉ là một nhà triết học mà còn là một người khai sáng tôn
giáo. Mặc Tử đã tập trung chống lại thuyết “Thiên mệnh” của Khổng Tử. Theo
Mặc Tử không hề có số mệnh quyết định chi phối sự sống chết, giàu sang, thọ
yểu, trị loạn, yên nguy của con người. Mọi họa phúc, may rủi, thành bại trong
cuộc sống là do chính hành vi của con người gây nên, tuyệt nhiên không phải
do định mệnh như Nho gia quan niệm. Mặc Tử cho rằng, chỉ cần ra sức làm việc
thì có thể làm cho đời sống đầy đủ và no ấm, không gắng sức làm việc thì sẽ

nghèo đói. Do vậy, Mặc gia từng là một tôn giáo thịnh vượng, đông đảo tín đồ.
Mặc gia lấy “Thiên chí”, “Minh quỷ”, “Kiêm ái” làm những tín điều cơ bản.
Hơn nữa, Mặc Tử đã có những đóng góp to lớn về mặt Logic học với việc
đưa ra “phép tam biểu” để xem xét nguyên tắc nào đúng, nguyên tắc nào sai và
khái niệm loại.
Như vậy, về Mặc Tử có lẽ những lời ngợi khen ông đáng tin cậy nhất là
lời của những người phê phán ông. Mạnh Tử thường chê trách lời thuyết giáo
của Mặc Địch là muốn khiến người ta sống cuộc sống cầm thú, ông nói: “Mặc
Địch kiêm ái, vuốt tóc sải chân, cứ có lợi cho thiên hạ là làm”. Còn Trang Tử
nói: “Lúc sống thì chịu vất vả, khi chết thì bạc bẽo, đạo ấy quá hà khắc, khiến
người ta lo, khiến người ta buồn, khó mà thi hành được…chống lại lòng thiên
hạ, thiên hạ không chịu nổi. Tuy riêng Mặc Tử theo được, nhưng thiên hạ thì

21


×