Tải bản đầy đủ (.pdf) (342 trang)

Chích lễ toàn khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 342 trang )

LƯƠNG Y

NAM THANH PHAN QUỐC SỬ
BIÊN TẬP

CHÍCH LỂ
TOÀN KHOA


 PHƯƠNG PHÁP CHÍCH LỂ THẦY NĂM OẮNG.
 PHƯƠNG PHÁP CẠO GIÓ, BẤM HUYỆT, CẮT LỂ
THẦY BA CẦU BÔNG.
 PHƯƠNG PHÁP CẠO GIÓ, GIÁC HƠI, GIÁC MÁU
& CHÍCH LỂ THEO HUYỆT ĐAU
 CHÍCH LỂ THEO ĐỒ HÌNH VÀ SINH HUYỆT
CỦA VIỆT Y ĐẠO.

 2006 
QUÁN DỊCH Y ĐẠO NAM THANH
499/2 Cách Mạng Tháng 8, P.13, Q10, TPHCM
ĐT: 08.38627313 DĐ: 0919221002
E:

1


2


LÖÔNG Y PHAN QUOÁC SÖÛ
Giaùp Thaân 1944



3


4


TIỂU SỬ
Thầy Nam Thanh PHAN QUỐC SỬ
THANH TIÊN
Thầy Nam Thanh PHAN QUỐC SỬ sinh năm Giáp Thân
1944 tại Cần Thơ. Con ông Phan Bá Phòng (1915-1970) và bà
Nguyễn Thò Cước (1917-1995). Quê nội ở Bãi Sào, Mỹ Xuyên,
Sóc Trăng. Quê ngoại ở Cái Chanh, Thường Thạnh, Cần Thơ.
Thû nhỏ vì thời cuộc loạn lạc chiến tranh, ông cùng toàn bộ
gia đình phải bỏ quê nhà tản cư theo cha đi kháng chiến nhiều nơi
ở Miền Tây Nam Bộ. Đến năm 1956 mới đònh cư hẳn ở Cầu Chữ
Y, Sài gòn. Từ năm 1989, Ông mới cùng vợ con ra riêng về ở nhà
cũ của cha mẹ 499/2 Cách Mạng Tháng 8, P13, Q10, TpHCM, nơi
đây Ông vừa sinh hoạt Quán Dòch Y Đạo Nam Thanh tới nay
(2004).
Ông là trai trưởng tộc của một dòng họ lâu đời danh thế ở
vùng Bãi Sào cũ. Gia đình Ông theo Đạo Phật truyền thống dân
tộc và thấm nhuần Giáo Lý Tứ Ân của Phật Giáo Hoà Hảo nên có
lòng yêu nước nồng nàn, luôn lấy việc thònh suy Đất Nước làm
trọng. Cha ông là tấm gương sáng của hiệp só thời nay có ảnh
hưởng sâu sắc đến phong cách, sự nghiệp và cuộc đời ông. Đặt tên
QUỐC SỬ cho ông là cha ông muốn sau nầy ông phải gánh vác
chuyện nướùc non. Chính vì thế mà cả đời ông, cho đến ngày hôm
nay 60 tuổi, tuy là thường dân, thầy thuốc nghèo trong ngõ hẻm,

bằng cách nầy hay cách khác, ông luôn giữ vững khí tiết, tỏa rộng
hào khí Tiên Rồng, khơi truyền tình tự Tộc Việt, đậäm đầy hồn
thiêng sông núi nghóa lớn đồng bào, tình thương nhân loại.

5


Bộ KINH DỊCH XƯA VÀ NAY gồm 3 Tập là tác phẩm duy
nhất ông để lại cho đời mà ông đã phải cưu mang và trả giá hơn
nửa cuộc đời rong ruổi nổi trôi để có hiểu biết và vốn sống kinh
lòch tuyệt thế. Ông đã đem tất cả sở tồn làm sở dụng. Trời, Đời,
Người đưa đẩy bắt buộc ông phải ứng biến học tập ít nhiều đủ thứ
để mưu sinh thoát hiểm, để tồn tại và tiến bộ, không ngờ đó lại là
chất liệu quý giá hình thành Bộ Kinh Dòch Xưa và Nay.
Thû thiếu niên từ 12 tới 20 tuổi Ông học võ với người Thầy
cùng xóm, học chữ ở Trường Tiểu học Chí Hòa, Hoà Hưng, Quận
10, ra học nội trú Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, rồi về học
Ban C Văn Chương Triết học Trường Trung học Chu văn An Sài
gòn với các bậc Thầy như Thi só Vũ Hoàng Chương, Thi só Nguyên
Sa Trần Bích Lan …
Năm 1962, Ông làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Chùa
Pháp Quang, Quận 8, Saigon.
Năm 1964 Ông lên học Khóa I, Trường Chính Trò Kinh
Doanh, Khoa Quản Trò Kỹ Nghệ, Viện Đại Học Đà Lạt. Ông tiếp
tục làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Lộc Uyển và Đoàn
Trưởng Sinh Viên Phật Tử Đà Lạt.
Năm 1967, Ông về Saigon gặp Ông Xuân Phong Nguyễn
Văn Mì, Hội Trưởng Việt Nam Dòch Lý Hội, rồi xin học Dòch Lý
kể từ mùa Hè đó (3 tháng). Rồi Ông trở lên Đà Lạt học tiếp năm
thứ 3 Đại Học, đồng thời lãnh đạo Phong Trào Sinh Viên Tranh

Đấu ‚Phật Giáo và Hoà Bình‛. Gần cuối năm Ông về Thánh Đòa
Phật Giáo Hoà Hảo ở An giang, học Khoá I Giảng Viên Truyền
Bá Giáo Lý do Ban Phổ Thông Giáo Lý Trung Ương Giáo Hội
Phật Giáo Hoà Hảo Nhiệm kỳ II tổ chức.
Năm 1969, về Sài Gòn Ông tiếp tục học Cao Học Chính Trò
Kinh Doanh. - Năm 1970, Cha của Ông bònh mất. Ông về làm
Hiệu Trưởng Trường Trung Học Từ Bi Long Xuyên.

6


Năm 1971, Ông nhập ngũ học Trường Só quan Bộ Binh Thủ
Đức, rồi tới Trường Só quan Công Binh Bình Dương Thủ Dầu Một.
Năm 1972, Ông cưới vợ cùng gốc Đạo Phật Giáo Hoà Hảo,
người Long Xuyên.
Năm 1973 ra đơn vò Tiểu Đoàn 102 Công Binh Chiến Đấu ở
Hội An, Đà Nẵng, Vùng I Chiến Thuật.
Cuối năm 1974 về Bộ Tổng Tham Mưu được cử học IBM ở
đường Gia Long để sau điều hành Trung Tâm Điện Toán thuộc
Tổng Cục Tiếp Vận.
Học vừa xong thì tới ngày 30-4-1975, với cấp bậc Thiếu úy,
chưa có chức vụ, Ông đang về Long Xuyên đònh rước vợ con lên
Sài Gòn thì bò kẹt đường, nên trình diện học tập cải tạo ở Chi
Lăng, Châu Đốc, sau qua Kinh Tám Ngàn, Vàm Rầy, Hà Tiên.
Cuối năm 1976, Ông được ra trại về Cái Chanh, Cần Thơ
sống với vợ con. Từ đó cuộc đời ông chuyển hướng là thường dân
làm ruộng vườn, chích thuốc heo, thầy hốt thuốc Nam, châm cứu
trò bònh quanh quẩn vùng quê.
Tới năm 1982, ông bò xuất huyết nội bao tử, viêm loét hành
tá tràng phải cấp cứu ra Bệnh viện Cần Thơ cắt bỏ 2/3, mất sức lao

động nên phải trở lại Sài gòn sinh sống.
Năm 1984 Ông học Chích Lễ với Thầy Lương Y Nguyễn
Oắng, 60 năm tuổi Đảng, tập kết ra Bắc, sau 1975 về Nam nghỉ
hưu, là Chủ Tòch Chi Hội Chích Lễ Thành Phố HCM. Ông Phan
Quốc Sử tham gia tích cực, giữ chức vụ Uỷ Viên Tuyên Huấn, Phó
Chủ Tòch Chi Hội Chích Lể Thành Phố HCM, được công nhận là
Thầy Thuốc Y Học Dân Tộc, chuyên khoa Chích Lể, Châm Cứu
và hốt thuốc Bắc có tiếng. Ông thường xuyên mở lớp dạy Dòch Lý,
Y Lý ( Dòch Y Đạo) và Chích Lể tại nhà và thỉnh thoảng vài nơi ở
tỉnh xa. Đây mới thật sự là giai đoạn dọn mình để ông rãnh rang
tập trung hoàn tất sứ mạng cực kỳ quan trọng mà Trời, Đời, Người

7


giao phó là lập Quán Dòch Y Đạo Nam Thanh (1984) để tiếp tục
giao tiếp và truyền bá Dòch Lý Việt Nam khắp muôn phương, đồng
thời chỉnh trang chương trình giảng huấn thống nhất mà thời danh
gọi là KINH DỊCH XƯA VÀ NAY, xong trước năm 2000.
Ai đã từng học Dòch Lý VN và đọc Bộ Kinh Dòch Xưa và
Nay của ông đều thấy có một sự lôi cuốn lạ kỳ với nhiều thể loại
bút pháp lung linh ẩn hiện nhặt khoan, lúc êm đềm mơ mộng trữ
tình lãng mạn, lúc thoang thoảng mùi đạo vò thoát tục, lúc nghiêm
túc khuyên răn cảnh báo việc ở đời, nhiều lúc hào khí ngất trời
hồn thiêng sông núi. Nhưng phải nói là ở những lúc đối luận biện
chứng triết lý khoa học thì ông rất đanh thép hùng hồn chặt chẽ,
và trong học thuật chuyên môn từng bài văn, câu nói ông trình bày
minh hoạ khúc chiết tường tận.
Tuyệt vời ở chỗ là những đề tài loại triết học, khoa học, đạo
học, lý học vốn rất khô khan, khó hiểu, xa lạ với người đời thường,

vậy mà trong phút chốc ông khéo làm cho người học, người đọc
hứng khởi muốn biết tới cùng.
Ông thường nói Dòch Lý thời nhân là tuỳ thời nhân thế mà
đồng dò biến hoá sao cho thích nghi với hoàn cảnh, thì cần phải có
một cuốn KINH DỊCH hoà cựu hợp tân cho người đời nay hữu
dụng là việc hợp tình, hợp lý vậy.
Cuộc đời ông từng trải qua nhiều cảnh ngộ hi hữu, nếu
không là nhân chứng thì khó tin là có thật, nhưng đối với những
nhà Dòch Lý Việt Nam chánh tông thì chẳng phải là lạ.
Vì khuôn khổ bài viết có hạn, nên chúng tôi xin hẹn dòp
khác sẽ kể cho Quý Vò và các Bạn về những hành trang của ông,
nếu kết lại thành một bộ truyện thì không kém bất cứ danh tác cổ
kim đông tây nào. 

8


QUÁ TRÌNH HÀNH NGHỀ
ĐÔNG NAM Y DƯC
Của Dòch Y Sư Lương Y PHAN QUỐC SỬ
Liên tục 29 năm (1977-2006)
1965 – 1975: Xuất thân là Giảng Viên DỊCH Y ĐẠO của VIỆT
NAM DỊCH LÝ HỘI.
1977 – 1982: Tổ Trưởng Đông Y Trạm Y Tế Xã Thường Thạnh,
Huyện Châu Thành, Tỉnh Hậu Giang. Chuyên Khoa Châm Cứu,
hốt thuốc Nam. Học thêm Châm Cứu Nhật Bổn của Thầy Sáu
Hạnh (tự Út ĐE) và thuốc Nam của Thầy Hai SANH.
1982 Tổ Trưởng Đông Y Trạm Y Tế Hộ Sinh Xã Tân Phú Đông,
Thò Xã Sa Đéc, Đồng Tháp. Chuyên khoa Châm Cứu, hốt thuốc
Bắc.

1982 – 1989: - Tổ Trưởng Đông Y Trạm Y Tế Phường 2, Quận 8,
TP HCM Chuyên Khoa Châm Cứu, Chích Lể.
- Học Thừa Kế Chích Lể Lương Y Nguyễn Oắng.
1983 – 1985: Tham gia điều trò Châm Cứu, Chích Lể Tổ Chẩn Trò
Nguyễn Kiều, Chợ Phạm Thế Hiển, Quận 8, TP HCM.
1984 – 1993: - Thành Lập Quán Dòch Y Đạo Nam Thanh tại 171 173 Phạm Thế Hiển, Cầu Chữ Y, Phường 2, Quận 8.
- Uỷ Viên Tuyên Huấn của Tổ Chích Lể, sau nầy là Chi Hội Chích
Lể TP HCM.
- Giáo Vụ, Giảng Viên thường trực của Tổ Chích Lể và Chi Hội
Chích Lể TP HCM.
1985: - Thừa kế Phương Pháp Cạo Gió, Bấm Huyệt, Cắt Lể
củaThầy Ba Cầu Bông do L.Y Trần Quang Lâm tâm truyền.
- Thừa kế Phương Pháp Vỗ Gió, Giác Máu do chính Lương
Y Nguyễn Văn Hiền (Thầy Ba Tôn) tâm truyền.

9


- Giảng Viên 2 Khoá Chích Lể Chữ Thập Đỏ Thò Xã Long
Xuyên.
- Phụ tá điều trò châm cứu chuyên khoa tâm thần phòng mạch
Bác Só Nguyễn Hoàng Thông, đường Võ Di Nguy, Quận I TP
HCM.
1986: - Huấn Luyện Viên Dòch Võ Đạo, Khoa Y Võ Dưỡng Sinh
‚Thập Tam Chân Kinh‛ cho Lớp Lương Y Trung Cấp Khoá 8,
Tỉnh Đồng Nai.
- Học thừa kế xem mạch hốt thuốc Bắc Lương Y Đinh Tiệm.
1987 – 2004: - Sáng Lập Viên Việt Y Đạo.
- Uỷ Viên Tuyên Huấn CLB YHDTCT Quận 8.
1988: Tổ Trưởng Tổ Chẩn Trò YHDT số 1 thuộc Trạm Y Tế

Phường 2, Quận 8, Chích Lể, Châm Cứu, thuốc Bắc.
1989: - Giảng Viên Chích Lể 2 Khoá Bồi Dưỡng Kiến Thức YHDT
cho các KTV, Hội Viên CLB YHDT Quận 8.
- Thuyết trình chuyên đề: ‚Y Dòch trong Đông Y‛ tại Hội
Trường CLB YHDT Q8.
- Thành Viên trong BCH Chi Hội Chích Lể TPHCM tiếp
đón Bộ Trưởng Y Tế Phạm Song, tại văn phòng Bà Thứ Trưởng
Đoàn Thúy Ba.
1990: - Lập báo cáo nghiên cứu khoa học về Chích Lể để Viện
YHDT TPHCM chuẩn bò hội thảo về phương pháp Chích Lể.
- Dời phòng mạch và Quán Dòch Y Đạo Nam Thanh về 499/2 Cách
Mạng Tháng 8, Phường 13, Quận 10, TPHCM.
- Giảng dạy và tham gia Phòng Khám Khu Vực IV, Bình Thạnh về
bộ môn Chích Lể.
1991 - 1993: - Hợp đồng với BV YHDT TPHCM diện Lương Y
được mời Thừa Kế và các Cộng tác viên cống hiến tâm đắc về
phương pháp Chích Lể.
- Giảng viên Dòch Lý-Y Dòch cho Lớp Huấn Luyện chuyên môn
về Châm cứu, Dược Lý và Dòch Lý của Trung Tâm YHDT TP
BIÊN HOÀ.

10


1993 – 2006: - Phó Chủ Tòch kiêm Uỷ Viên Tuyên Huấn Chi Hội
Chích Lể TPHCM.
- Sáng Lập Viên Ban Điều Hành Phòng Khám Miễn Phí Nam
Thành Thánh Thất, đường Cống Quỳnh, Quận I.
1995- 1997: Tổ Trưởng Phòng Khám Từ Thiện Chi Hội Cựu Chiến
Binh P 10, Quận 3. Chuyên Khoa Châm Cứu, Chích Lể, Hốt thuốc.

1999 – 2006: Sau ngày Lương Y Nguyễn Oắng Chủ Tòch Chi Hội
Chích Lể TPHCM mất, về nhà tiếp tục trò bònh, mở lớp dạy thừa
kế Chích Lể và Dòch Y Đạo tới nay, chờ ý kiến lãnh đạo.
Liên tục mở điểm Chích Lể trò bònh giúp bònh nhân nghèo và
dạy Chích Lể cho các khoá tại:
- Quán Dòch Y Đạo Nam Thanh 499/2, Cách Mạng Tháng 8, P13,
Q10, TPHCM.
- Chùa Phước Lâm, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng.
- Chùa Phật Học, Thò Xã Sóc Trăng.
- Chùa Long Bình, Huyện Mang Thít, Vónh Long.
- Nhóm Đông Y Só Trảng Bàng, Tây Ninh.
- Hội Chữ Thập Đỏ Xã An Ninh Tây, Đức Hoà, Long An. (Đòa
điểm: Hội Người Cao Tuổi Xã An Ninh Tây).
- Hội Chữ Thập Đỏ Phường Long Bình, Quận 9, Tp.HCM (Đòa
điểm: Chi Hội CTĐ Chùa Bửu Long, 81 Thái Bình 1, P.Long Bình,
Q.9).
2006: Tiếp tục chủ nhiệm Quán Dòch Y Đạo NAM THANH (22
năm từ 1977- 2006, mở dạy trên 60 lớp: Triết Dòch, Dòch Lý Báo
Tin, Giao Dòch Xã Hội, Dòch Y Đạo và trên 15 lớp Chích Lể, cho
gần ngàn học viên) và điều hành Tổ Chẩn Trò Đông Y:
499/2 Cách Mạng Tháng 8, Phường 13, Quận 10, TPHCM.
ĐT: 08.8627313 DĐ: 0919221002

11


LÝ TÌNH QUÁN DỊCH
Mấy hôm nay, đến sinh hoạt tại Quán Dòch, nghe
Thầy báo tin Thầy đã hoàn tất tập 3 bộ Kinh Dòch Xưa và
Nay.

Điểm lại suốt hơn 30 năm qua, Thầy chúng ta đã ngụp
lặn trên đường Văn Lý Học cho sự nghiệp xiển dương Dòch
Lý Việt Nam. Tôi vẫn thấy thấp thoáng đâu đó một hình ảnh
mà chắc có lẽ mọi người đều nhận ra được. Một người phụ
nữ bao phen trợ trưởng với Thầy, cùng sẻ chia ngọt bùi, với
bao trăn trở trong đời một cao đồ xuất sắc của Dòch Lý Việt
Nam.
Nói như vậy, chúng ta hẳn biết, vâng đó là Cô, người
vợ hiền của Thầy Nam Thanh, người mẹ hiền của anh chò em
học viên khi đến Quán Dòch. Cô, người đã chăm sóc cho
Thầy thật chu đáo, từ ly nước thấm giọng lúc giảng bài đến
việc chăm lo đủ đầy ‘ba chú Dòch con’ của mình, tạo điều
kiện phần nào để Thầy tạm quên nóng lạnh cuộc đời mà gìn
giữ và phát triển ‘Giọt máu của Dòch Lý Việt Nam’.
Tôi vẫn nhớ như in, vào những buổi tối năm nào,
ngoài trời mưa rả rích, trong Quán Thầy đang say sưa giảng
truyền đạo học cho anh chò em, còn Cô ngồi co ro mép cửa
nhà trông chừng xe cho anh chò em yên tâm học tập suốt hơn
hai tiếng đồng hồ, hết năm này qua tháng khác như vậy. Chỉ

12


đến năm nay tuổi cao sức yếu, Cô mới không còn ngồi coi xe
được nữa.
Nay biết bao người ra đường đời vạn nẻo thành bại,
thử hỏi mấy ai khi nhớ về Quán Dòch để tri ân người khai
sáng trí tri Lẽ Biến Hóa cho ta, mà lại không nhớ đến hình
ảnh một người luôn nhẫn nại, bao năm phò tá Thầy qua mỗi
khóa học. Khi Thầy tiếp anh chò em khuya hơn giờ học, Cô

vẫn ân cần đồng hành với Thầy, với anh chò em cho đến khi
Quán Dòch không còn khách nữa, Cô một mình dọn dẹp lau
nhà rửa chén đâu đó tươm tất rồi mới được nghỉ.
Tôi vẫn còn nhớ khi Thầy giảng đến phần ‘Cận thủ
chư thân, Viễn thủ chư vật’, hay bài ‘Chim câu đưa tin’, Thầy
có nhắc nhở về Cô rằng: ‚Anh chò em còn tài liệu học đến
bây giờ là nhờ Cô đó‛.
Khi Thầy mắc phải ‘trả nợ lần khân’ của thời loạn ly
đành xa cách tất cả (1975), với hình ảnh thân cò lặn lội bờ
sông, Cô phải hồi hương, bụng mang Thiên Hương, tay bồng
Chấn Thanh, tay xách giỏ đồ nặng tróu hành trang tư liệu
Dòch Lý VN của Thầy mà đi đến đâu Cô cũng đem theo bên
mình để khi Thầy về còn có mà dùng.
Công đức, nghóa ân của Thầy Cô trọn vẹn lý tình
xướng hoạ theo bốn đức lớn của Kiền Khôn là Nguyên,
Hanh, Lợi, Trinh và Nhu, Thuận, Lợi, Trinh. Vai trò của Cô
là Âm ẩn, đúng là ‘nội tướng’góp phần quan trọng thành quả
nghiệp Dòch của Thầy với bộ Kinh Dòch Xưa và Nay có một
không hai để lại cho đời và với những con người đạt lý Dòch
Biến đi khắp thế gian cho muôn đời sau. Thầy Cô thật xứng
đôi ‚Thanh Nam Hiệp Nữ ‛ vậy.
13


Chắc không chỉ riêng tôi mà các bạn đã từng một thời
đến với Quán Dòch cũng đều nhận thấy và tỏ lòng tri ân Trời
Đất đã đưa đẩy cho Dòch Lý VN được một ‘Hiệp Nữ’ tuyệt
vời, một ‘Sư Mẫu’ hiền hậu đảm đang.
Thật vậy, mỗi lần về Sơn Môn Tổ Quán, tôi cảm thấy
lòng mình ấm áp an tónh lạ thường như đứa con được trìu mến

trong vòng tay dòu hiền của mẹ. Quán Dòch Nam Thanh
không phải là một ngôi nhà thờ, cũng chẳng phải là một ngôi
chùa hay am cốc để tu gì cả, mà lạ thay khi về với Quán, mọi
vật dụng trong Quán, từ bức tường, chiếc đinh giăng võng
đến bảng viết giẻ lau, hay chú cá tai tượng trong hồ kính đều
là những minh chứng cho sự đắc đạo Dòch Biến. Tất cả làm
bừng sáng trong tâm khảm tôi cái lý lẽ Tại sao của mọi cái
Tại sao. Tôi cũng cảm nhận được tình ý sống động khi mỗi
thứ trong Quán Dòch lại trở nên tình lý tự tư liên hệ trong
những bài kiểm soát chiêm nghiệm của lớp hay trong sinh
hoạt của Quán.
Đôi dòng cảm xúc trào dâng, mới hay rằng:
Tổ Quán Dòch Y Đạo Nam Thanh thật trọn lý vẹn tình
vậy.
Viết xong giờ Tỷ – Tụy
Việt Thanh PHẠM VĂN LONG

14


CHÚC MỪNG NĂM MỚI
Ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Tuất.
Thân ái chúc mừng năm mới,
Giáp Tuất vui tươi tiến tới an bình.
Muôn đời may mắn quang vinh,
Yên lành hạnh phúc gia đình, tương lai.
Môn đệ đông đủ ngày nay,
Truyền bá nghề nghiệp để lại đời đời.
Thầy Sử lưu danh Thế giới,
Trọng Thầy, Thầy trọng thì mới nên Thầy.

TP Hồ Chí Minh, ngày 3-2-1994.
Chủ tòch Chi hội Chích Lể TP HCM
Lương Y NGUYỄN OẮNG

@ Đêm 30 tháng Chạp Mậu Dần, Thầy Năm Oắng
đã vónh viễn ra đi trong khi nhà nhà đang chuẩn bò
đón giao thừa mừng năm mới Kỷ Mão (1999). Xem
bút tích Thầy mà lòng bùi ngùi dâng trào bao nỗi
nhớ …
08-9-1999
Lương Y PHAN QUỐC SỬ
15


16


PHẦN I

PHƯƠNG PHÁP
CHÍCH LỂ THỰC HÀNH

THẦY NĂM OẮNG

17


18



DI AÛNH COÁ LÖÔNG Y NGUYEÃN OAÉNG
1914-1999
19


20


LỜI NÓI ĐẦU
Trong suốt thời gian tham gia chiến đấu trong đội
ngũ cách mạng, tôi có dòp đi qua nhiều nơi trên đất nước.
Qua các vùng thôn quê, gặp nhiều trường hợp ốm đau,
thuốc men không có, điều kiện chữa trò cũng thiếu thốn,
người dân đã tận dụng các phương pháp chữa trò cổ
truyền, trong đó có môn chích lể. Tiếp thu được từ các
thực tiễn đó, chúng tôi đã lưu tâm nghiên cứu, thực hiện
phương pháp chích lể này.
Và qua hơn 50 năm gắn bó với PPCL chúng tôi
nhận thấy PPCL:
- Là một di sản quý báu đã và đang lưu truyền sâu
đậm trong dân gian.
- Góp phần không nhỏ trong việc điều trò bệnh tật cho
người dân cả thành thò lẫn nông thôn.
Do đó chúng tôi mong ước PPCL này cần được
thừa kế và phát huy. Tuy nhiên hiện nay ở độ tuổi 80, tuy
tinh thần còn hăng say nhưng tuổi già ngày càng héo dần
theo thời gian, có muốn cũng khó có điều kiện thực hiện,
vì vậy được sự hỗ trợ của các đồng nghiệp và môn sinh
sau quyển “Chích Lể Rất Hay Dễ Học Dễ Làm” năm
1983, chúng tôi mạnh dạn viết quyển “Chích Lể Thực

Hành” này.
Tựa đề sách mang nghóa thực hành, vì vậy chúng
tôi sẽ đi sâu vào lónh vực thực hiện.
* Kỹ thuật Chích Lể.
* Chích Lể chữa bệnh.
21


Với kinh nghiệm và tâm đắc tích lũy được trong
hơn 50 năm gắn bó với môn chích lể này, chúng tôi sẽ cố
gắng ghi chép tó mó từng kỹ thuật và các bệnh án với đầy
đủ chi tiết để người đọc dễ tiếp thu và thực hiện.
Từ trước đến nay, sách vở nghiên cứu về chích lể
còn quá ít vì vậy lý thuyết và cơ chế của môn này còn
nhiều bổ sung, cần được nghiên cứu và hoàn chỉnh dần.
Phương pháp chích lể vì bắt nguồn và phổ biến sâu
rộng trong dân gian, vì thế khi biên soạn, chúng tôi cố
gắng sử dụng những ngôn từ đã và đang được đa số bà con
nhân dân thường dùng, chỉ trừ một số thuật ngữ hoặc
bệnh danh chuyên môn (nhất là phần thực hành trò liệu),
chúng tôi sẽ để thêm vào trong ngoặc để mọi người đều
có thể tiếp thu được.
Vì tài liệu nghiên cứu và sức hiểu biết còn giới hạn,
chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý
bạn đồng nghiệp, quý vò cao minh và quý đọc giả … để bổ
sung cho phương pháp chích lể của dân tộc Việt Nam ngày
càng hoàn thiện hơn, góp phần vào việc chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 5 năm 1993.
Lương Y NGUYỄN OẮNG


22


NHẬN ĐỊNH VỀ PHƯƠNG PHÁP CHÍCH LỂ
Của Bác Só NGUYỄN VĂN HƯỞNG
Nguyên Bộ Trưởng Bộ Y Tế
Phương Pháp Chích Lể (PPCL) được tôi theo dõi từ 15
năm nay, làm cho tôi tin tưởng và cảm phục vì phương pháp
này có đầy đủ tính chất khoa học, dân tộc, đại chúng, vì
người sáng lập ra nó là một đảng viên lão thành có đầy đủ
đạo đức, thương yêu bệnh nhân và tha thiết muốn phổ biến
phương pháp này trong nhân dân nhằm trò bệnh không dùng
thuốc, phục vụ nhân dân với lý tưởng cao quý của Đảng là
xây dựng đất nước, giải phóng nhân loại, làm cho nhân dân
được hạnh phúc.
Đồng chí NGUYỄN OẮNG đã nghiên cứu mấy chục
năm nay để tổng kết các phương pháp: Cắt, Giác, Búng, Nẻ,
Hút, Bật, Khêu Đậu Lào, Chích Lể của nhân dân ta, lấy các
điểm ưu, loại các điểm khuyết để xây dựng PPCL này và áp
dụng nó từ mấy chục năm nay, từ Nam chí Bắc, đào tạo hàng
nghìn học viên chích lể, giải quyết các bệnh đau, nhức, tức,
mỏi, tê, ngứa, nhức đầu, tức ngực, tay chân tê mỏi, đau thần
kinh tọa, đau khớp, đau bụng, đau cứng cổ … hen suyễn, ỉa
chảy, các bệnh thuộc ngũ quan (mắt mờ, chảy nước mắt sống,
viêm mũi dò ứng, hắt hơi, chảy nước mũi), các bệnh cấp cứu,
ngất, bất tónh nhân sự, bán thân bất toại, á khẩu, cấm khẩu …
Về cơ chế tác dụng của PPCL tôi nghó rằng PPCL giải
quyết được các bệnh do ứ, trệ, sung huyết trong cơ thể, đồng
thời giải độc cơ thể khỏi máu độc ứ trệ, làm cho khí huyết

lưu thông, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, làm cho hết
đau nhức, tê mỏi. Ngoài tác dụng trực tiếp trên máu độc ứ,
23


trệ, sung, PPCL còn có tác dụng như châm cứu đến thần kinh
sinh hóa v.v…
Đặc biệt của PPCL là dùng kim tam lăng chích lể vào
da, chỗ các điểm tụ huyết, ứ huyết, sung huyết (có viêm),
khai một lỗ nhỏ để nặn máu độc bò ứ, trệ, gây sưng đau, tê,
tức mỏi và làm rối loạn chức năng tạng phủ, nhờ vậy mà kết
quả rất nhanh chóng. Sau khi nặn hết máu độc bệnh nhân
nghe nhẹ nhỏm ngay và hết hoặc bớt đau nhức.
Đây là một phương pháp thật sự dân tộc và đại chúng.
Từ 15 năm theo dõi, tôi không thấy một tai biến gì có hại đến
sinh mạng bệnh nhân. Cũng không thấy một trường hợp nào
nhiễm trùng tại hại, vì mỗi lần chích lể, dụng cụ đã được khử
trùng kỹ, lại còn nặn máu và các chất độc thoát ra ngoài, cả
vi trùng, vi khuẩn nếu có.
Nhược điểm của PPCL là lúc chích lể và nặn máu hơi
đau hơn phương pháp châm cứu và máu độc lăn ra dễ làm
cho bệnh nhân sợ. Nhưng máu độc trong người, nếu để cơ thể
tự đào thải thì chẳng những nó có thể gây tai hại và thời gian
đào thải phải lâu, đau nhức sẽ kéo dài.
Nếu cơ thể không đủ sức đào thải thì chất độc sẽ tác
động đến tạng phủ gây bệnh nặng hơn. PPCL thường đem lại
kết quả nhanh, bớt đau nhức vì nó loại bỏ chất độc một cách
trực tiếp, nhất là các bệnh ở huyết phần do ứ, trệ, sung
huyết. Nếu áp dụng một cách chính xác PPCL thì kết quả
không phương pháp nào bì kòp.

Vậy, việc đào tạo cán bộ chích lể rất cần thiết ở nông
thôn và cơ sở phường, xã, tận hang cùng ngõ hẻm để giải
quyết bệnh tật mới phát. Cán bộ Chữ Thập Đỏ dó nhiên nên
24


nắm phương pháp này để giải quyết bệnh lúc ban đầu không
cần phải có kiến thức y học cao, người Hội viên Chữ Thập
Đỏ cũng đủ sức học PPCL.
Cán bộ châm cứu, y tá, y só, bác só cần học PPCL để
giải quyết các bệnh về huyết phần có ứ, trệ, sung huyết mà
phương pháp y tế khác thường giải quyết chậm hơn.
Tôi đề nghò ngành Y Tế chúng ta, dưới sự lãnh đạo
của Bộ Y Tế, nghiên cứu PPCL, đào tạo cán bộ chích lể. Hội
viên Chữ Thập Đỏ phổ biến PPCL đến tận các cơ sở nông
thôn và phường, xã để xây dựng nền Y Tế Nhân Dân.
Đó cũng là nguyện vọng, hoài bão của đồng chí
NGUYỄN OẮNG: PPCL xuất phát từ kinh nghiệm nhân dân,
đã được tổng kết, nâng cao sau mấy chục năm nghiên cứu và
áp dụng, phải được đưa về nhân dân để trò bệnh cho nhân
dân.
Đó cũng là nhiệm vụ của ngành Y Tế và của Hội Chữ
Thập Đỏ.
Ngày 16 tháng 9 năm 1984.
( Đã ký )
Bác Só NGUYỄN VĂN HƯỞNG
Nhận đònh ngày 11-8-1989:
‚Hôm nay Lương Y NGUYỄN OẮNG có trò bệnh cho
tôi bằng chích lể, tôi cảm nhận: anh nghiên cứu thủ thuật
làm cho bớt đau, như con kiến nhỏ cắn là quý lắm rồi . Xin

cảm ơn anh‛.
Bác só NGUYỄN VĂN HƯỞNG.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×