Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

tiểu luận giải quyết vụ việc vi phạm hành chính đối với cơ sở sang chiết bình gas mini trái phép của ông lê văn săm trên địa bàn xã đồng phú , huyện chương mỹ, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.83 KB, 17 trang )

LỜI CẢM ƠN
Qua hơn 3 tháng học tập rèn luyện cùng đồng nghiệp và các thầy cô trong
chƣơng trình học “ Bồi dƣỡng kiến thức quản lý Nhà nƣớc Chƣơng trình chuyên
viên” ngạch chuyên viên tại Trƣờng đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong, em đã
đƣợc các thầy cô truyền đạt kiến thức lý luận cũng nhƣ kinh nghiệm, kỹ năng
thực tế trong xử lý nghiệp vụ để giúp cho em hoàn thiện tốt hơn trong việc thực
thi công việc tại địa phƣơng nơi công tác. Trong quá trình học tập bản thân em
cũng nhƣ các học viên trong lớp học luôn có tinh thần học hỏi rèn luyện, trau dồi
kinh nghiệm cho bản thân đặc biệt là kỹ năng quản lý hành chính Nhà nƣớc
trong công tác chuyên môn.
Xin trân trọng cảm ơn nhà trƣờng cũng nhƣ các thầy, cô giáo đã nhiệt tình
truyền đạt những kiến thức quý báu cho các học viên.
Xin kính chúc các thầy, cô giáo mạnh khỏe. thành đạt và luôn tràn đầy
nhiệt huyết để tiếp tục đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nƣớc
ngày một chuẩn hóa và toàn diện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Chương Mỹ, ngày

tháng

Học viên

Đỗ Phƣơng Thủy

1

năm 2015


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………..…..1


MỤC LỤC………………………………………………………….…….2
LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………………3
PHẦN I: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG……………………………………… 5
PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG……………..6
1. Nguyên nhân và hậu quả……………………………………………….6
1.1. Nguyên nhân…………………………………………………...…… 6
1.2. Hậu quả………………………………………………………...…… 8
2.1 . Mục tiêu giải quyết………………………………………...…… ….9
2.2. Mục tiêu tổng quát...…………………………………………...…… 9
2.3. Mục tiêu cụ thể…….…………………………………………...…… 9
PHẦN III: CÁC PHƢƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG………..10
1. Phƣơng án giải quyết …………………………………………...……10
2. Lựa chọn phƣơng án tối ƣu.…………………………………… ……11
3. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện.……………
…………… ……11
4. Kết quả đạt đƣợc………….…………………………………… ……13
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………15
1. Kết luận... ……………….……………………………………...……15
2. Kiến nghị………….. …………………………………………...……15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………..17

2


LỜI NÓI ĐẦU
C. Mác từng nói rằng: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao
động chung nào tiến hành trên một quy mô tƣơng đối lớn, thì ít nhiều cũng đều
cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện
những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của những khí quan độc lập
của nó. Một ngƣời độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì

cần phải có nhạc trƣởng” . Quả nhiên, quản lý là sự tất yếu, xuất hiện cùng với
nhu cầu trong quá trình lao động của con ngƣời; là sự tác động có định hƣớng và
tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý bằng những phƣơng thức nhất
định để đạt đƣợc những mục tiêu nhất định.
Quản lý nhà nƣớc là hoạt động thực thi quyền lực nhà nƣớc do các cơ
quan nhà nƣớc tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên
tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nƣớc có tính
cƣỡng chế đơn phƣơng nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cộng đồng,
nhằm duy trì, ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định
hƣớng thống nhất của nhà nƣớc. Ở nƣớc ta, hoạt động quản lý nhà nƣớc luôn
nằm dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm thực hiện hóa chủ
trƣơng, đƣờng lối của Đảng trong mỗi giai đoạn nhất định.
Là một bộ phận của quản lý nhà nƣớc, quản lý nhà nƣớc của lực lƣợng
quản lý thị trƣờng đóng vai trò quan trọng đối với việc duy trì sự ổn định và phát
triển hoạt động thƣơng mại trong cả nƣớc. Năm 2010, tình trạng sang chiết gas
trái phép xảy ra khá nhiều và hiện nay đang có dấu hiệu xuất hiện trở lại tinh vi
và để lại hậu quả nặng nề hơn đòi hỏi cấp thiết sự vào cuộc của các nhà chức
năng. Tình trạng sang chiết, sử dụng bình gas mini xảy ra ở nhiều quận, huyện
trong thành phố Hà Nội. Đáng nói hơn, tại cơ sở kinh doanh gas của ông Lê Văn
Săm ở Làng Thiệu Phúc, xã Đồng Phú, huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội
vẫn thực hiện việc sang chiết gas sang bình mini và đã gây ra cái chết đối với
Ông Lê Văn Săm do nổ bình gas khi sang chiết. Mặc dù chỉ là một tình huống
nó đặt ra cho các cơ quan chức năng yêu cầu giải quyết hợp lý, bức thiết vì tình
3


trạng sang chiết gas trở thành nghề kiếm sống chính của ngƣời dân. Đội quản lý
thị trƣờng số 25 huyện Chƣơng Mỹ đã có những động thái tích cực trong công
cuộc kiểm tra, kiểm soát để đấu tranh, giải quyết tình trạng đó trên địa bàn
huyện. Mặc dù chỉ là một tình huống, nhƣng khi giải quyết nó, cá nhân tôi đã rút

ra đƣợc nhiều bài học kinh nghiệm, những kỹ năng cơ bản khi phối hợp với các
đơn vị chức năng khác trong quá trình công tác.
Chính vì vậy, tôi lựa chọn: “Giải quyết vụ việc vi phạm hành chính đối
với cơ sở sang chiết bình gas mini trái phép của ông Lê Văn Săm trên địa bàn
xã Đồng phú , huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” làm đề tài tiểu luận của
mình. Đây là một vấn đề thực tế nóng bỏng, đặt ra nhiều thách thức, không
những phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, khả năng quản lý của các chủ thể
quản lý nhà nƣớc mà còn bị giới hạn bởi phong tục, tập quán cũng nhƣ nhận
thức hạn chế của ngƣời dân trên địa bàn. Mặc dù đã cố gắng bám sát thực tế
công tác, nhƣng do những hạn chế nói trên cũng nhƣ giới hạn thời gian không
cho phép, tiểu luận chỉ đề cập dƣới dạng giải quyết tình huống và không thể
tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc sự nhận xét đánh giá của
thầy, cô giáo và sự đóp góp ý kiến của các đồng chí học viên khác để tiểu luận
đƣợc hoàn thiện. Tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy/ cô giáo……. chủ nhiệm
lớp…..; Ủy ban nhân dân huyện Chƣơng Mỹ, Ủy ban nhân dân các xã thuộc
huyện Chƣơng Mỹ, Công an xã Đồng Phú, lãnh đạo chi cục quản lý thị trƣờng
và lãnh đạo Đội quản lý thị trƣờng số 25 đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
tiểu luận này

.

PHẦN I: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG.
4


Ngày 12/2/2015, khi kiểm soát địa bàn tại địa bàn xã Đồng Phú, huyện
Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội; tổ công tác địa bàn của Đội quản lý thị
trƣờng số 25 trong đó có cá nhân tôi đã phát hiện ra hộ kinh doanh của ông
Lê Văn Săm có hành vi sang chiết gas trái phép. Tổ công tác đã thực hiện xử
phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh nói trên. Tuy nhiên, đến

tháng 03/2015, tổ công tác nhận đƣợc thông tin ông Lê Văn Săm đã chết do
bị bỏng vì nổ bình gas khi sang chiết gas trái phép.
Theo số liệu của Đội quản lý thị trƣờng số 25 tại xã Đồng Phú, huyện
Chƣơng Mỹ có hơn 40 lao động ra Hà Nội thuê địa điểm chiết gas trái phép. Số
lao động lén lút sang chiết tại địa phƣơng vẫn còn nhƣng rất khó bắt đƣợc quả
tang. Chỉ cần một khay chiết (gồm van tổng, dây gas, 4 van chiết nhỏ), 2 lít
nƣớc sôi, với thời gian 20 phút, thợ gas lậu đã chiết xong “quả gas” (cách gọi
loại bình gas 12kg của thợ chiết gas) sang gần 70 bình ga mini. Khi bình gas
mini đầy, nếu thợ chiết chậm rút khỏi khay chiết gas, chỉ vài giây có thể khiến
bình nổ tung.
Ngày 19/10/2015, Báo Tiền Phong đăng loạt bài điều tra về tình trạng
sang chiết, sử dụng trái phép bình gas mini tại Hà Nội. Theo đó, “tại các cửa
hàng tạp hóa, quán nhậu trên địa bàn quận Đống Đa, bình gas mini sang chiết
trái phép được bày bán công khai. Trên tuyến phố dài khoảng 100m tại Pháo
Đài Láng, có gần chục cửa hàng tạp hóa, đại lý bày bán bình gas mini. Ở các
quận khác của Hà Nội, tình trạng sử dụng, kinh doanh bình gas mini sang chiết
trái phép cũng diễn ra phổ biến”.
Nhận thấy đây là một vụ việc phức tạp, đã xảy ra thiệt hại về tính
mạng của ngƣời dân. Đồng thời, thực trạng sang chiết gas trái phép không chỉ
đối với một cá nhân mà còn diễn ra khá phổ biến nên nguy cơ thiệt hại còn rất
lớn. Dƣới sự chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trƣờng Hà Nội, các đội quản lý thị
trƣờng trong đó có Đội quản lý thị trƣờng số 25 huyện Chƣơng Mỹ đã có sự
phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác để giải quyết tình trạng trên.
PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
5


Cần thấy rõ rằng, ở vụ việc vi phạm của cơ sở kinh doanh gas do Ông
Lê Văn Săm làm chủ, mặc dù đã bị xử phạt nhƣng vẫn thực hiện tiếp vi phạm
dẫn đến thiệt hại về ngƣời là một việc đau lòng, đáng tiếc. Tuy nhiên, vụ việc

này không chỉ đơn thuần áp dụng chế tài xử phạt hành chính là xong. Noi vậy
bởi Cũng giống cơ sở của Ông Lê Văn Săm, nhiều hộ tại xã Đồng Phú vẫn
còn tồn tại tình trạng sang chiết gas trái phép nói trên. Điều này đặt ra yêu
cầu không chỉ phải xử phạt một hộ kinh doanh mà còn cần phải có giải pháp
để áp dụng triệt để đối với tất cả các hộ kinh doanh gas trên địa bàn xã Đồng
Phú nói riêng và huyện Chƣơng Mỹ nói chung.
1. Nguyên nhân và hậu quả.
1.1. Nguyên nhân.
Sang chiết gas trái phép không phải là vấn đề mới đối với thành phố Hà
Nội. Nói vậy bởi tình trạng này đã từng diễn ra phổ biến vài năm trƣớc đây.
Việc sang chiết gas tái diễn trở lại có phần tinh vi hơn, khó quản lý hơn xuất
phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Chƣơng Mỹ là một huyện nghèo của thành phố Hà Nội với 80% dân số
làm nông nghiệp nên trình độ học vấn thấp nên nhận thức pháp lý của ngƣời dân
trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ không cao. Có không ít ngƣời dân không biết
việc sang chiết gas của mình là trái phép cho đến khi đƣợc sự tƣ vấn, giải thích,
tuyên truyền của các cơ quan chức năng. Những năm gần đây, tình hình kinh tế
khó khăn càng trở nên vất vả gấp bội phần đối với ngƣời dân làm nông nghiệp.
Trong khi đó, sang chiết gas trái phép lại đem đến lợi nhuận không nhỏ. Chính
vì vậy, một bộ phận ngƣời dân dù biết là nguy hiểm tới tính mạng nhƣng vì
miếng cơm manh áo mà vẫn “liều” để sang chiết gas. Một ngƣời dân của xã
Đồng Phú (Chƣơng Mỹ - Hà Nội )cho hay: “Nghề này lãi lớn nhƣng phải liều,
chấp nhận nguy hiểm mới bám nghề đƣợc, bởi sểnh chút sẽ chết cháy thành
than”. Chính nhƣ gia đình Ông Lê Văn Săm mặc dù đã bị xử phạt vi phạm hành
chính nhƣng vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm. Điều này cho thấy, hộ kinh
doanh này đã hiểu sang chiết gas là một việc làm trái phép, nguy hiểm đến tính
6


mạng nhƣng vì mƣu cầu cuộc sống nên vẫn làm “liều”. Đây nguyên là nhân

chính dẫn tới tình trạng sang chiết gas trái phép vẫn tái diễn.
Cách đây vài năm tình trạng sang chiết gas đã diễn ra, đã đƣợc các cơ
quan quản lý vào cuộc gắt gao. Do vậy, khi tái diễn, hoạt động này trở nên tinh
vi hơn do ngƣời dân có tâm lý đề phòng cơ quan chức năng. Trƣớc đây,ngƣời
dân sang chiết vào buổi chiều đến khoảng 10h tối là xong. Khoảng 3h sáng vận
chuyển lên Hà Nội đi nhập. Bị bắt nhiều, nên hiện nay họ chuyển sang sang
chiết lúc 1h sáng rồi đem giao cho các đầu mối. Tinh vi hơn, ngƣời dân ít thực
hiện sang chiết gas tại nhà mà đến quận, huyện khác thuê địa điểm để thực hiện.
Số ít ngƣời dân còn thực hiện sang chiết tại nhà thì rất kín đáo, thậm chí đem
dụng cụ sang chiết ngay tại phòng riêng. Điều này gây nhiều khó khăn, cản trở
cho lực lƣợng chức năng.
Để hoạt động sang chiết gas trái phép tái diễn tinh vi và phức tạp hơn nhƣ
trên, không thể không nói đến thiếu sót của các ngành chức năng.
Đối với ngành quản lý thị trƣờng, trong đó có Đội quản lý thị trƣờng số
25 huyện Chƣơng Mỹ, lực lƣợng cán bộ công chức còn khá mỏng. Đội quản lý
thị trƣờng số 25 chỉ có 15 cán bộ công chức (bao gồm cả công chức tập sự),
quản lý 32 xã, thị trấn của huyện với khá nhiều cơ sở, hoạt động sản xuất kinh
doanh. Địa bàn rộng, nhân lực ít và một số trình độ, kinh nghiệm chƣa cao khiến
khả năng kiểm tra, kiểm soát bị hạn chế.
Cần nói thêm rằng, Chƣơng Mỹ là một huyện thuộc vùng sâu, vùng xa
của thành phố Hà Nội; ngƣời dân vẫn sản xuất kinh doanh theo tâm lý “phép vua
thua lệ làng”. Cán bộ, công chức trong quá trình công tác đôi lúc, đôi khi buộc
phải xử lý phù hợp với văn hóa làng xã tại địa phƣơng nên việc “cả nể” là điều
khó tránh khỏi. Sự “cả nể” đó đôi lúc, đôi khi dẫn đến tình trạng tham nhũng,
lộng quyền ở một số cán bộ, công chức trong lực lƣợng quản lý thị trƣờng; dẫn
đến tình trạng bao che, làm ngơ cho hoạt động sang chiết gas trái phép.
Mặc dù đã thực hiện cải cách hành chính theo Nghị định số 30C/NĐ-CP
của Chính Phủ và Chƣơng trình số 08/CT-TU của Thành ủy Hà Nội nhƣng là
7



một huyện vùng sâu, xa của tỉnh Hà Tây cũ nên cách thức, lề lối làm việc của đa
số các cơ quan nhà nƣớc vẫn rất khó thay đổi. Tƣ duy và lề lối làm việc cũ là
cản trở không nhỏ đối với sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quá
trình giải quyết vụ việc. Đôi lúc, đôi khi tình trạng đổ lỗi, thoái thác trách nhiệm
vẫn còn tồn tại. Trƣớc tin đƣa về tình trạng sử dụng bình gas mini tràn lan trên
địa bàn quận Đống Đa, lãnh đạo Đội QLTT số 4 nói: “Để tránh chồng chéo,
chúng tôi sẽ phối hợp với UBND quận kiểm tra. Mọi thông tin về quá trình kiểm
tra sẽ do Trưởng phòng Kinh tế quận Đống Đa cung cấp cho báo Tiền Phong”,
Tuy nhiên, đại diện phòng Kinh tế quận Đống Đa cho biết: “Vẫn chưa xác định
được lịch kiểm tra cụ thể với lý do “Phòng kinh tế là đơn vị cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh cho các tiệm tạp hóa, quán ăn nhưng chỉ có chức
năng quản lý về thủ tục, giấy tờ, không thường xuyên kiểm tra thực tế. Việc các
hộ kinh doanh tạp hóa bán mặt hàng gì, có phải là hàng cấm, hàng giả, hàng vi
phạm pháp luật hay không, do cơ quan chức năng khác như Đội QLTT, đại diện
UBND phường… kiểm tra thực tế”.
1.2 Hậu quả:
Việc sang chiết gas trái phép để lại hậu quả nặng nề. Cụ thể nhƣ sau:


Đối với sức khỏe tính mạng của ngƣời dân:

Anh Nguyễn Văn Thắng – một thợ sang chiết gas lậu cho hay: “Với quả
gas mới, chỉ cần vài giây là đầy một bình 2,8 lạng, em phải nhanh tay đặt ra
ngoài. Nếu chậm chỉ 1 hay 2 giây, vượt quá khối lượng, vỏ bình gas mỏng không
chịu được áp suất sẽ nổ tung, mình cũng cháy thành than luôn”. Quả nhiên,
việc sang chiết gas trái phép và sử dụng bình gas mini sang chiết gây thiệt hại
nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của ngƣời dân. Cái chết thƣơng tâm
của ông Lê Văn Săm là minh chứng rõ ràng nhất cho thiệt hại về sức khỏe, tính
mạng do sang chiết gas trái phép. Chỉ vì lợi nhuận mà mạng sống của một lao

động chính trong gia đình đã bị đánh đổi, để lại ngƣời vợ trẻ với hai đứa con thơ
dại và một khoản nợ khổng lồ do chi phí chạy chữa cho anh Lê Văn Săm để lại.


Đối với nền kinh tế của huyện:
8


Nền kinh tế của hyện Chƣơng Mỹ vốn đã khó khăn; tình trạng sang chiết
gas tái diễn khiến ngân sách của huyện lại thêm gánh nặng để giải quyết.
Ngoài ra, tình trạng sang chiết gas trái phép, gây chết ngƣời để lại
sự hoang mang trong lòng dân, gây mất an ninh trật tự không chỉ của xã Đồng
Phú mà còn của cả huyện Chƣơng Mỹ nói chung. Mặt khác, sự tái diễn của thực
trạng trên còn để lại sự hoài nghi, mất lòng tin của ngƣời dân vào lực lƣợng
chức năng, phần nào ảnh hƣởng đến sự đoàn kết giữa Nhân dân với chính quyền
Nhà nƣớc.
2. Giải quyết tình huống.
2.1Mục tiêu giải quyết.
Tình huống nói trên đòi hỏi sự vào cuộc kịp thời, sâu sát, xử lý dứt điểm,
hợp tình, hơp lý của lực lƣợng quản lý thị trƣờng nói riêng và các cơ quan chức
năng nói chung. Với quan điểm ấy, mục tiêu khi giải quyết tình huống nói trên
đƣợc xác định nhƣ sau:
2.2Mục tiêu tổng quát:
Thông qua giải quyết vụ việc của gia đình nạn nhân Lê Văn Săm và tình
trạng sang chiết gas trái phép của xã Đồng Phú (Chƣơng Mỹ - Hà Nội) để tăng
cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, ổn định lòng tin của Nhân dân vào chính
quyền địa phƣơng nói chung và lực lƣợng quản lý thị trƣờng nói riêng.
2.3Mục tiêu cụ thể:
Giải quyết vụ việc trên ở xã Đồng Phú không chỉ hợp lý mà còn phải hợp
tình, bởi ngƣời dân của xã khi thực hiện việc sang chiết gas trái phép đa số đều

vì kinh tế khó khăn. Vậy nên mục tiêu chính không hƣớng đến răn đe xử phạt,
nộp ngân sách nhà nƣớc mà hƣớng đến cái cốt lõi cuối cùng là ngƣời dân không
thực hiện việc sang chiết gas trái phép, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của ngƣời
dân, ổn định tình hình kinh tế - xã hội của huyện.
PHẦN III: CÁC PHƢƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Phƣơng án giải quyết
1.1 Xây dựng phương án.
9




Phƣơng án 1.

Cung cấp thông tin, đề nghị công an huyện Chƣơng Mỹ trấn áp, tịch thu,
xử phạt nghiêm khắc các hộ kinh doanh sang chiết gas trái phép.
- Ƣu điểm: Nhanh, gọn.
- Nhƣợc điểm: Gây bất an cho Nhân dân ; khó khăn khi trấn áp.


Phƣơng án 2.

Phối hợp với phòng kinh tế của UBND huyện Chƣơng Mỹ tuyên truyền,
giải thích cho ngƣời dân về hậu quả của việc sang chiết gas trái phép và các
chính sách pháp luật của nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, khí hóa
lỏng nói chung và kinh doanh gas nói riêng. Để từ đó ngƣời dân ý thức đƣợc
việc làm trái pháp luật của mình để tự nguyện không vi phạm.
- Ƣu điểm:
Nhẹ nhàng, đƣợc lòng dân, đạt đƣợc mục đích ổn định trật tự xã hội và
củng cố lòng tin của ngƣời dân vào lực lƣợng chức năng; tăng cƣờng đoàn kết

Nhân dân với Nhà nƣớc.
- Nhƣợc điểm:
Mang tính “cải lƣơng” khó thực hiện trên thực tế vì tính răn đe không cao.
Mặt khác, lại tốn kém kinh phí tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục
pháp luật cho ngƣời dân.


Phƣơng án 3.

Đội quản lý thị trƣờng số 25 phối hợp với Phòng Kinh tế của UBND
huyện Chƣơng Mỹ, Công an huyện Chƣơng Mỹ và Ủy ban nhân dân các xã của
huyện Chƣơng Mỹ để thực hiện giải quyết vụ việc. Theo đó, các bên phối hợp
với nhau đồng thời theo hai hƣớng: vừa tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vừa
thuyết phục ngƣời dân; đồng thời kiên quyết tịch thu bình gas sang chiết trái
phép, đình chỉ hoạt động của các cơ sở kinh doanh gas trái phép bất hợp tác.

10


- Ƣu điểm: Giải quyết triệt để vấn đề; hợp tình hợp lý; tăng cƣờng sự phối
hợp giữa các cơ quan chức năng; củng cố đoàn kết của Nhân dân với Nhà
nƣớc.
- Nhƣợc điểm: Tốn kém về mặt công sức, thời gian và chi phí.
2. Lựa chọn phƣơng án tối ƣu.
Với các phƣơng án đã nêu trên, tôi chọn phƣơng án thứ 3. Mặc dù đây là
phƣơng án tốn kém cả về công sức lẫn thời gian và chi phí nhƣng lại là phƣơng
án tối ƣu nhất để giải quyết vừa hợp lý, hợp tình lại triệt để vấn đề. Theo đó,
quản lý thị trƣờng là cơ quan nắm sâu sát tình hình hoạt động của các cơ sở kinh
doanh gas trên địa bàn; phòng kinh tế của huyện là đơn vị nắm đƣợc thực trạng
hồ sơ của các cơ sở kinh doanh gas; công an huyện và công an xã là cơ quan có

thẩm quyền cƣỡng chế tịch thu các bình gas sang chiết trái phép một cách triệt
để nhất. Trên thực tế, Đội quản lý thị trƣờng số 25 cũng đã lựa chọn phƣơng án
này để giải quyết và đã thu đƣợc những kết quả khả quan.
3. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện.
Sau khi nhận đƣợc công văn yêu cầu giải quyết triệt để tình trạng sang
chiết gas tại xã Đồng Phú của Chi cục quản lý thị trƣờng Hà Nội; Đội quản lý thị
trƣờng số 25 – huyện Chƣơng Mỹ đã có công văn phúc đáp giải trình về thực
trạng của địa bàn; hoạt động kiểm tra, kiểm soát địa bàn của Đội cũng nhƣ
phƣơng án giải quyết.
Đội quản lý thị trƣờng số 25 đã kịp thời phối hợp với phòng kinh tế, công
an huyện Chƣơng Mỹ tổ chức cuộc họp gồm:
- Đại diện của phòng kinh tế huyện Chƣơng Mỹ.
- Đại diện của công an huyện Chƣơng Mỹ
- Đại diện của Đội quản lý thị trƣờng số 25 gồm: Đội trƣởng; 03 đội phó
phụ trách 03 tổ công tác trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ.
- Đại diện ủy ban nhân dân các xã trên địa bàn huyện.
11


- Đại diện các cơ sở kinh doanh gas trên địa bàn huyện.
Tại cuộc họp, thông qua chủ trƣơng, chính sách của thành phố, của chi
cục quản lý thị trƣờng Hà Nội đối với tình trạng kinh doanh gas trái phép trên
địa bàn huyện. Đồng thời, nêu phƣơng án giải quyết.
- Phổ biến trực tiếp đến các cơ sở kinh doanh gas có mặt về chính sách
pháp luật đối với hoạt động kinh doanh gas theo các văn bản pháp luật: Nghị
định số: 97/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 08 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng;
Nghị định số: 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 về kinh doanh khí
dầu mỏ hóa lỏng. Theo đó: Các cơ sở kinh doanh gas phải cam kết bằng văn bản
với nội dung chỉ kinh doanh khí đốt hóa lỏng khi đủ các điều kiện sau:

+ Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh
phù hợp.
+ Có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.
+ Có chứng chỉ tập huấn phòng cháy chữa cháy.
+ Có cam kết bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy.
+ Có các chứng chỉ tập huấn trong kinh doanh gas theo đúng quy định.
+ Có hợp đồng mua khí đốt hóa lỏng đóng chai theo đúng quy định.
+ Không sang chiết gas trái phép.
+ Không để xảy ra tình trạng cháy nổ trong kinh doanh.
- Đối với những cơ sở kinh doanh gas không có mặt trong cuộc họp thì cử
đại diện trực tiếp gặp gỡ, phổ biến những nội dung nói trên.
Sau khi đã phổ biến với các hộ kinh doanh trên địa bàn tại cuộc họp nói
trên; Đội quản lý thị trƣờng đã trực tiếp cử cán bộ, công chức kịp thời, gát gao
kiểm tra, kiểm soát các hộ kinh doanh gas trên địa bàn để thực hiện đúng theo
nội dung phƣơng án đã lựa chọn. Theo đó:
12


+ Nếu thấy cơ sở kinh doanh nào vẫn còn sang chiết gas trái phép thì phối
hợp với công an xã để tịch thu tang vật, phƣơng tiện đồng thời đình chỉ hoạt
động của cơ sở kinh doanh đó.
+ Nếu phát hiện cơ sở kinh doanh nào bày bán bình gas mini sang chiết
trái phép thì lập tức tịch thu giao cho công an xã sở tại giải quyết.
+ Nếu gặp các cơ sở kinh doanh gas chƣa hoàn thiện hồ sơ pháp lý thì
trực tiếp hƣớng dẫn thực hiện; đồng thời giải thích cho ngƣời dân khi có thắc
mắc liên quan đến chính sách, quy định của pháp luật về kinh doanh gas.
+ Tuyên truyền, phổ biến các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa
bàn huyện về quy định không đƣợc sử dụng bình gas sang chiết trái phép trong
quá trình đun nấu.
+ Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát phải lắng nghe ý kiến của ngƣời

dân, giải thích tƣ vấn, ổn định lòng dân qua đó ổn định trật tự an toàn chính trị,
xã hội của địa phƣơng.
4. Kết quả đạt đƣợc.
- Trên thực tế:
+ Đã phổ biến, tuyên truyền đến tất cả các cơ sở kinh doanh gas trên địa
bàn huyện Chƣơng Mỹ.
+ Đã tịch thu tổng cộng 150 bình gas mini sang chiết, sử dụng trái phép.
+ Đã đình chỉ hoạt động của 3 cơ sở kinh doanh gas trái phép.
+ Tất cả các cơ sở kinh doanh gas trên địa bàn ký văn bản cam kết với nội
dung nhƣ đã nêu tại mục 2.2.2.3 của tiểu luận này.
- Vụ việc trên thực tế đã đƣợc giải quyết nhanh gọn, hợp lý, hợp tình,
củng cố lòng tin của nhân dân đối với cơ quan chức năng; nâng cao nhận thức
chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm đối với cán bộ, công chức thuộc Đội
quản lý thị trƣờng số 25.

13


- Việc tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả biện pháp đề ra đã có tác
dụng răn đe, giáo dục rất lớn đối với các cơ sở kinh doanh gas trái phép trên địa
bàn huyện Chƣơng Mỹ nói riêng và của các quận, huyện khác của thành phố Hà
Nội. Điều này góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng của ngƣời dân, giữ gìn kỷ
cƣơng phép nƣớc.

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kêt luận:
Duy trì ổn định và sự phát triển của nền kinh tế - xã hội là mục đích cuối
cùng của quản lý hành chính nhà nƣớc. Tuy nhiên, để quản lý hành chính nhà

14



nƣớc đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn thì bên cạnh vai trò của các cơ quan
quản lý hành chính nhà nƣớc còn phải kể đến sự hƣởng ứng của ngƣời dân.
Quản lý hành chính nhà nƣớc trong lĩnh vực quản lý thị trƣờng càng khó
khăn gấp bội bởi đặc thù luôn biến động của thị trƣờng sản xuất kinh doanh kéo
theo nhiều biến động tiêu cực. Quản lý thị trƣờng đối với một địa bàn nhƣ
huyện Chƣơng Mỹ không những đòi hỏi cán bộ, công chức phải có chuyên môn,
nghiệp vụ mà còn yêu cầu ở họ am hiểu thực tế cuộc sống, điều kiện kinh tế,
phong tục tập quán và văn hóa của địa phƣơng. Nói vậy bởi đơn thuần sức mạnh
của pháp luật không thể giải quyết triệt để đƣợc những vấn đề phát sinh trong
một môi trƣờng mà nhận thức pháp lý của ngƣời dân chƣa cao. Thực tế giải
quyết vụ việc sang chiết gas trái phép ở xã Đồng Phú – huyện Chƣơng Mỹ là
minh chứng rõ nhất cho điều đó.
2. Kiến nghị:
Với những kinh nghiệm rút ra từ thực tế tham gia giải quyết vụ việc nói
trên, tôi xin kiến nghị một số điểm sau:
-

Đảng và nhà nƣớc cần có chính sách quan tâm hơn nữa đối với kinh

tế của huyện Chƣơng Mỹ, nâng cao đời sống kinh tế của ngƣời dân.
-

Thay đổi chế tài xử phạt áp dụng với hành vi vi phạm sang chiết, sử

dụng gas trái phép theo hƣớng tăng nặng để tránh trƣờng hợp phạt nhẹ không có
tính răn đe.
-


Tăng cƣờng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngƣời dân đặc

biệt là các cơ sở kinh doanh gas nói riêng và các cơ sở sản xuất, kinh doanh nói
chung trên địa bàn huyện để nâng cao nhận thức pháp lý của ngƣời dân, hạn chế
vi phạm trong lĩnh vực thƣơng mại.
-

Tăng cƣờng lực lƣợng cho Đội quản lý thị trƣờng số 25 để đáp ứng

yêu cầu kiểm tra, kiểm soát hoạt động thƣơng mại trên địa bàn huyện Chƣơng
Mỹ.

15


-

Tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, sâu sát hơn nữa; tránh

trƣờng hợp “cả nể” trong quản lý đối với các cơ sở kinh doanh và sử dụng bình
gas sang chiết trái phép.
-

Phối hợp chặt chẽ hơn giữa các lực lƣợng chức năng trong công tác

quản lý hành chính lĩnh vực thƣơng mại nói riêng và quản lý hành chính nhà
nƣớc nói chung.

I.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1.Nghị định số: 97/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 08 năm 2013 quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và
khí dầu mỏ hóa lỏng.
2. Nghị định số: 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 về kinh
doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.
16


3. Giáo trình lý luận hành chính nhà nƣớc; Học viện hành chính, 2010.
4. Giáo trình quản lý hành chính nhà nƣớc; Học viện hành chính quốc
gia, 2011.
5. Nghị định Số: 185/2013/NĐ-CPngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính
Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng
mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi ngƣời
tiêu dùng.
6. Thâm nhập lò sang chiết gas lâụ - Kỳ 1; Quỳnh Nga; Báo tiền phong
7. Thâm nhập lò sang chiết gas lâụ - Kỳ 2; Quỳnh Nga; Báo tiền phong
8. Thâm nhập lò sang chiết gas lâụ - Kỳ 3; Quỳnh Nga; Báo tiền phong.

17



×