TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG - HÀ NỘI
LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015
---------------------------------------
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
XÂY DỰNG XÃ NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Họ và tên Học viên :
Tạ Trƣờng Sơn.
Chức vụ:
Chuyên viên.
Đơn vị công tác:
Phòng Quản lý Quy hoạch nông thônSở Quy hoạch- Kiến trúc Hà Nội.
Hà Nội, tháng 11/2015
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước của Trường
đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Thành phố Hà Nội, khoá học đã truyền đạt cho
học viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về quản lý nhà nước. Ðây là những
nội dung hết sức bổ ích và cần thiết cho cán bộ, công chức trong việc thực thi
nhiệm vụ với các công việc liên quan đến lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.
Là người đang công tác trong ngành quy hoạch kiến trúc, qua khóa học tôi
đã có những nhận thức rõ hơn về vấn đề quản lý nhà nước nói chung cũng như
quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch kiến trúc và xây dựng nói riêng.
Thông qua bài tiểu luận này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới cô giáo chủ
nhiệm lớp CVK3A-2015 Nguyễn Thị Diệu Hà; các thầy giáo, cô giáo đã nhiệt
tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kỹ năng cũng như hướng dẫn tôi hoàn
thành tiểu luận tốt nghiệp này.
Trong khoảng thời gian hạn hẹp, kinh nghiệm chưa nhiều, bài tiểu luận
tình huống không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế về nội dung lẫn hình thức
rất mong nhận được những góp ý và đánh giá của quý thầy cô giáo đối với tiểu
luận này.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo!
Học viên
Tạ Trƣờng Sơn
1
PHẦN 1: LỜI NÓI ĐẦU
Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã có các chủ trương, chính
sách quan tâm đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Xây dựng nông thôn mới
là yêu cầu cấp bách, là đòi hỏi của thực tiễn, Trung ương Đảng đã thể hiện sự
quan tâm công tác xây dựng nông thôn mới tại Nghị quyết số 26 của Hội nghị
Trung ương 7 (khóa X) về Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới. Qua đó đã thể hiện rõ ý nghĩa quan trọng, sự quan tâm sâu sắc của
Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nhất là trong bối
cảnh kinh tế thế giới suy thoái, nhiều nước có nền kinh tế lớn gặp khó khăn. Nền
nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã đóng góp rất to lớn đến an sinh và phát
triển xã hội.
Để xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới; chỉ đạo thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kiểm tra, đánh giá công nhận xã, huyện,
tỉnh đạt nông thôn mới. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định:
Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về
Nông thôn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục
tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010- 2020.
Theo đó, yêu cầu đối với tiêu chí số 01 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn
mới về Quy hoạch và thực hiện quy hoạch: đến năm 2011, cơ bản phủ kín quy
hoạch xây dựng nông thôn trên địa bàn cả nước làm cơ sở đầu tư xây dựng nông
thôn mới, thực hiện mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010
– 2020.
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới;
HĐND Thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 03/2010/NQ – HĐND
ngày 21/4/2010; UBND Thành phố ban hành Quyết định số 2333/QĐ- UBND
ngày 25/5/2010 về phê duyệt đề án Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới thành
phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020, định hướng 2030; Ngày 29/8/2011, Thành ủy
Hà Nội ban hành Chương trình số 02-CTr/TU về phát triển nông nghiệp, xây
2
dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 20112015. Theo Chương trình, đến hết năm 2012 toàn bộ 401 xã trên địa bàn Thành
phố Hà Nội phải phê duyệt xong quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;
Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy; căn cứ các văn bản
pháp lý liên quan và hướng dẫn của Sở Quy hoạch- Kiến trúc. Trong thời gian từ
đầu năm 2011 đến cuối năm 2012, toàn bộ 401 xã tương ứng với 401 đồ án quy
hoạch đã được UBND các huyện, thị xã phê duyệt quy hoạch theo thẩm quyền.
Giai đoạn này, Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới là quy hoạch mang tính
đặc thù nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn. Tuy nhiên, trong bối cảnh
đó, các đồ án Quy hoạch cấp trên (Quy hoạch chung huyện, Quy hoạch phân
khu đô thị, quy hoạch chuyên ngành….) trên địa bàn Thành phố còn trong thời
gian nghiên cứu lập chưa được phê duyệt nhằm cụ thể hóa đồ án Quy hoạch
chung xây dựng Thủ đô. Do vậy, về khách quan các đồ án Quy hoạch xây
dựng xã nông thôn mới được phê duyệt sẽ có bất cập, thiếu sự đồng bộ trong
việc khớp nối HTKT, HTXH chung khu vực, có một số nội dung (hạ tầng giao
thông nông thôn; công trình giáo dục, y tế, văn hóa; hạ tầng sản xuất nông
nghiệp; cấp nước, môi trường, hạ tầng làng nghề,…) chưa phù hợp về quy
hoạch so với các đồ án quy hoạch cấp trên.
Sau 03 năm, tại thời điểm hiện nay (10/2015), các đồ án quy hoạch cấp
trên (Quy hoạch chung huyện, Quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch chuyên
ngành….) cơ bản mới được UBND Thành phố phê duyệt và bàn giao cho các
địa phương, trong đó: QHC huyện, đô thị vệ tinh, Thị trấn, Thị trấn sinh thái (đã
phê duyệt 25/33 đồ án; 08/33 đồ án đã được thông qua UBND Thành phố và
đang hoàn chỉnh); Quy hoạch phân khu đô thị (đã phê duyệt: 17/35 đồ án; 16/35
đồ án đã được Tập thể UBND Thành phố thông qua; 02/35 đồ án đang nghiên
cứu),… Vì lẽ đó, việc điều chỉnh Quy hoạch xây dựng xây dựng xã nông thôn
mới là việc cần thiết trong giai đoạn hiện nay để làm cơ sở tiếp tục triển khai
đầu tư xây dựng nông thôn mới và hạn chế tối đa những sai lệch giữa các quy
hoạch.
3
Qua quá trình tiếp thu kiến thức về quản lý nhà nước, tôi xin được đề cập
đến vấn đề này và chọn tiểu luận tốt nghiệp: “Công tác Điều chỉnh Quy hoạch
xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn Thành phố”.
Tiểu luận này nghiên cứu vào tình huống cụ thể trong công tác hướng dẫn
UBND các huyện, thị xã điều chỉnh Quy hoạch xây dựng xã Nông thôn mới đã
được phê duyệt trong năm 2012 trong bối cảnh các cơ sở pháp lý lập điều chỉnh
quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới (Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLTBXD-BNNPTNT-BTN&MT của liên Bộ: Xây Dựng, Tài Nguyên & Môi
Trường, Nông Nghiệp phát triển nông thôn Quy định về việc lập, thẩm định, phê
duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) còn nhiều bất cập.
Việc điều chỉnh quy hoạch sẽ đảm bảo việc triển khai các dự án đầu tư
xây dựng nông thôn mới phù hợp quy hoạch cấp trên (Quy hoạch chung huyện,
Quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch chuyên ngành….), thống nhất các quy
hoạch của địa phương với quy hoạch cấp trên, làm cơ sở để địa phương triển
khai công tác đầu tư xây dựng nông thôn mới không trái với quy hoạch cấp
trên, phù hợp với các quy định của pháp luật cũng như tạo tiền đề, điều kiện
khai thác hợp lý, phát huy được những lợi thế để phát triển kinh tế- xã hội, tạo
sự liên kết trong vùng, mở rộng thị trường, phát triển sản xuất một cách bền
vững. Đồng thời, từng bước nâng cao điều kiện sống, dân trí của người dân, góp
phần xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại ở khu vực nông thôn trên địa bàn
thành phố Hà Nội, đáp ứng tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới theo Kế
hoạch. Từng bước duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí đối với các xã đã đạt
chuẩn nông thôn mới theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU
Thành ủy Hà Nội tại công văn số 1900/TTBCĐ-VPBCĐ ngày 17/9/2015.
4
* Bố cục của tiểu luận gồm các phần:
I. LỜI NÓI ĐẦU
- Lý do lựa chọn đề tài
- Phương pháp nghiên cứu
- Bố cục của tiểu luận
II. NỘI DUNG
1. Mô tả tình hình
2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
3. Nguyên nhân và hậu quả
4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống:
5. Lập Kế hoạch tổ chức phương án đã lựa chọn:
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
2. Kiến nghị:
5
PHẦN 2: NỘI DUNG
1. Mô tả tình hình:
Tại khoản 2, Điều 2 Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXDBNNPTNT-BTN&MT của liên Bộ: Xây Dựng, Tài Nguyên & Môi Trường,
Nông nghiệp Phát triển nông thôn Quy định về việc lập, thẩm định, phê duyệt
quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, trong đó có quy định “Đồ án quy hoạch
nông thôn mới phải tuân thủ các đồ án quy hoạch cấp trên đã được phê duyệt
(quy hoạch vùng Huyện, vùng Tỉnh, Quy hoạch chung đô thị …”. Song, do đặc
thù của Thành phố Hà Nội quá trình triển khai lập Quy hoạch xây dựng xã nông
thôn mới thì các Quy hoạch cấp trên: Quy hoạch chung xây dựng huyện; Quy
hoạch sử dụng đất các Huyện, Thị xã; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội các huyện, thị xã; Quy hoạch phân khu đô thị, cũng như các quy hoạch
chuyên ngành (Giao thông, nông nghiệp, giáo dục, y tế,...) của Thành phố chưa
được phê duyệt.
Ngoài ra, theo Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNTBTN&MT ngày 28/10/2011 chưa có hướng dẫn nội dung công tác điều chỉnh
quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy, trong thời gian từ
đầu năm 2011 đến cuối năm 2012, toàn bộ 401 xã tương ứng với 401 đồ án quy
hoạch đã được UBND các huyện, thị xã triển khai tích cực, quyết liệt và phê
duyệt quy hoạch theo thẩm quyền quy định. Tuy nhiên, tại thời điểm này, các đồ
án Quy hoạch cấp trên (Quy hoạch chung huyện, Quy hoạch phân khu đô thị,
quy hoạch chuyên ngành….) còn đang trong thời gian nghiên cứu lập để từng
bước cụ thể hóa đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô theo quy định.
Tại thời điểm hiện nay (10/2015), để triển khai cụ thể Quy hoạch chung
Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐTTg ngày 26/7/2011, UBND Thành phố đã cơ bản phê duyệt các đồ án quy
hoạch cấp trên (Quy hoạch chung huyện, quy hoạch chung thị trấn, Quy hoạch
phân khu đô thị, Quy hoạch chuyên nghành...) để làm cơ sở triển khai các đồ án
6
quy hoạch chi tiết, quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo quy định.
Do vậy, về khách quan việc phê duyệt các đồ án Quy hoạch xây dựng xã
nông thôn mới trong thời điểm các đồ án Quy hoạch cấp trên (Quy hoạch chung
huyện, Quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch chuyên ngành….) chưa được phê
duyệt sẽ dẫn đến bất cập, thiếu đồng bộ trong việc khớp nối đồng bộ HTKT,
HTXH với các quy hoạch cấp trên. Dẫn đến việc triển khai đầu tư xây dựng một
số các dự án thành phần theo chương trình xây dựng nông thôn mới như: hạ tầng
giao thông nông thôn; công trình giáo dục, y tế, văn hóa; hạ tầng sản xuất nông
nghiệp; cấp nước, môi trường, hạ tầng làng nghề,… gặp không ít khó khăn khi
triển khai thủ tục đầu tư dự án xây dựng do chưa phù hợp về quy hoạch với các
quy hoạch cấp trên.
2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Mục tiêu của việc phân tích tình huống mô tả ở trên nhằm tìm ra giải pháp
xử lý cho tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện việc điều chỉnh các đồ án
Quy hoạch xây dựng xã Nông thôn mới, đảm bảo việc triển khai đầu tư dự án
xây dựng nông thôn phù hợp với đồ án Quy hoạch cấp trên và các văn bản quy
phạm pháp luật hiện hành liên quan (Luật đất đai 2013, Luật Xây dựng
2014,…).
Việc điều chỉnh Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới phù hợp với các
quy hoạch cấp trên sẽ làm cơ sở bền vững cho việc xây dựng nông thôn mới
phát triển theo quy hoạch, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, giàu bản sắc văn
hóa dân tộc, môi trường sinh thái, cảnh quan sạch đẹp, gắn kết hợp lý giữa phát
triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị.
3. Nguyên nhân và hậu quả
3.1. Về nguyên nhân:
- Thiếu sót trong việc tổ chức và hoạt động quản lý Nhà nước của các cấp
và bất cập các văn bản Quy phạm pháp luật luan quan đến vụ việc:
Trong quá trình bắt đầu triển khai tổ chức thực hiện công tác quy hoạch
xây dựng xã nông thôn mới do các văn bản hướng dẫn của các Bộ, Ngành còn
7
chưa và thống nhất, việc áp dụng mang tính cho cả nước,... Quy hoạch xây dựng
nông thôn mới bao gồm: quy hoạch các điểm dân cư tập trung, quy hoạch sử
dụng đất, quy hoạch sản xuất nông nghiệp và hạ tầng thiết yếu theo Chương
trình. Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới tại thời điểm này là loại hình quy
hoạch mới mang tính đặc thù.
+ Tại khoản 2, Điều 2 Thông tư liên tịch số 13 có quy định “Đồ án quy
hoạch nông thôn mới phải tuân thủ các đồ án quy hoạch cấp trên đã được phê
duyệt (quy hoạch vùng Huyện, vùng Tỉnh, Quy hoạch chung đô thị …”. Song,
do đặc thù của Thành phố Hà Nội mới được phê duyệt Quy hoạch chung xây
dựng Thủ đô (7/2011) nên đang trong giai đoạn triển khai đồng thời các Quy
hoạch: quy hoạch chung xây dựng huyện và quy hoạch sử dụng đất thuộc các
Huyện, Thị xã, Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội các huyện chưa được phê
duyệt.
Sở Quy hoạch- Kiến trúc là vai trò là thành viên Ban chỉ đạo Chươgn
trình 02-CTr/TU, có nhiệm vụ chính: Hướng dẫn xây dựng, thực hiện và quản lý
quy hoạch xây dựng nông thôn mới; Hướng dẫn các địa phương trong công tác
QHXD xã Nông thôn mới (đánh giá hiện trạng, bổ sung, điều chỉnh, lập quy
hoạch theo quy định và trên cơ sở Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội,
tiêu chí Quy hoạch xây dựng xã Nông thôn mới). Sở đã chủ động Báo cáo Ban
chỉ đạo Chương trình và tham mưu UBND thành phố có công văn số
5165/UBND-NNNT ngày 04/7/2012 gửi và xin ý kiến các Bộ: Xây dựng- Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn- Tài nguyên và Môi trường đề nghị hướng dẫn
(trong đó có đề nghị hướng dẫn công tác điều chỉnh quy hoạch xây dựng xã
nông thôn mới), song đến nay UBND Thành phố chưa nhận được ý kiến trả lời
và hướng dẫn của các Bộ.
+ Theo Quyết định số 800/QÐ-TTg ngày 4-6-2010 Thủ tướng Chính phủ
giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì hướng dẫn "Quy hoạch sử
dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng hóa
công nghiệp, trung tâm công nghệ và dịch vụ”. Bộ Xây dựng chủ trì hướng dẫn
8
"Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật xã hội, môi trường, phát triển các khu
dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có". Cho đến nay, hai Bộ vẫn
chưa thống nhất và hướng dẫn cụ thể việc triển khai theo các quy định này.
Bên cạnh các lý do nêu trên và với đặc thù của Thành phố Hà Nội có số
lượng xã thực hiện quy hoạch lớn nhất cả nước (401 xã), tiến độ về quy hoạch
xong trong năm 2012. Do đó công tác chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, Sở ngành
Thành phố cũng như địa phương về công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản
lý quy hoạch xã nông thôn mới còn gặp những khó khăn.
- Đối với các Sở ngành Thành phố (sự phối hợp trong công tác hướng dẫn,
tham gia góp ý thẩm định đồ án):
Theo quy định của Thông tư liên tịch số 13 thì nội dung và thành phần hồ
sơ vẽ lập Quy hoạch xây dựng xã Nông thôn mới là tổng hợp Quy hoạch xây
dựng, sử dụng đất và quy hoạch sản xuất liên quan đến quản lý chuyên ngành
của 3 Sở: Sở Quy hoạch- Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn. Song, nhiều buổi tham gia đóng góp ý kiến thẩm
định đồ án Quy hoạch xây dựng xã Nông thôn mới còn thiếu sự phối hợp (không
có tham gia của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Tài nguyên và
Môi trường, mặc dù địa phương đã có giấy mời hoặc Sở Quy hoạch- Kiến trúc
đã có thông báo). Dẫn đến một số đồ án được phê duyệt chưa khớp nối và phù
hợp với các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch cấp trên đang nghiên cứu.
- Đối với UBND các huyện, thị xã và đơn vị tư vấn:
+ Thành phố Hà Nội có 401 xã, là địa phương có số xã phải triển khai
công tác xây dựng nông thôn mới lớn nhất cả nước. Đồng thời địa bàn quản lý
rộng lớn. Tiến độ công tác phê duyệt quy hoạch xong trong năm 2012. Công tác
Quy hoạch nông thôn trước đây chủ yếu là quy hoạch chi tiết điểm dân cư và
trung tâm xã, còn việc quy hoạch xã NTM phải gắn với 19 tiêu chí, gắn với quy
hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất và quy hoạch xây dựng, do vậy đối với
công tác lập quy hoạch cho xã NTM, cán bộ cấp huyện, xã cũng như các đơn vị
tư vấn đang gặp nhiều lúng túng, do đây là vấn đề mới mẻ. Một số đơn vị tư vấn
9
chưa thực sự phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, huyện trong việc triển khai
lập đồ án QHXD NTM (nhất là việc lấy ý kiến của cộng đồng dân cư trong công
tác lập và thẩm định đối với đồ án quy hoạch).
+ Một số địa phương và đơn vị tư vấn chậm nắm bắt nội dung, phương
pháp làm theo Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNTBTN&MT ngày 28/10/2011 và Tài liệu hướng dẫn công tác quy hoạch xây dựng
xã Nông thôn mới do Sở Quy hoạch- Kiến trúc Hà Nội đã ban hành kèm theo
công văn số 1659/QHKT-P10 ngày 14/6/2012 (việc tổ chức khảo sát đánh giá
hiện trạng chưa đảm bảo yêu cầu, chưa tích cực phối hợp với các Sở nắm bắt
thông tin về đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội; định hướng quy
hoạch chung xây dựng huyện, quy hoạch phân khu, quy hoạch phòng chống lũ
và các quy hoạch chuyên ngành khác,...). Chất lượng cán bộ trong công tác thẩm
định tại một số huyện, thị xã chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
+ Sự phối kết hợp giữa các cấp thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch tại
một số nơi còn thiếu tính chặt chẽ... Có đơn vị tư vấn đảm nhận một lúc quy
hoạch của nhiều xã, nên việc khảo sát hiện trạng, định hướng phát triển còn rất
hạn chế, dập khuôn, dẫn đến quy hoạch không phù hợp với quy hoạch vùng, hệ
thống giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, xử lý môi trường... giữa các xã thiếu
thống nhất, mạnh xã nào xã ấy làm. Vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra đầu
bài, thẩm định, xét duyệt cũng như quản lý sau quy hoạch dẫn đến chất lượng
hạn chế, hiệu quả thấp.
+ Việc lấy ý kiến của công đồng dân cư vẫn còn một số địa phương chưa
thực hiện theo quy định. Đồng thời, ở một số địa phương, trình độ hiểu biết của
người dân về quy hoạch xây dựng dựng chưa đồng đều, không phải người dân
nào cũng hiểu rõ về công tác quy hoạch. Dẫn đến việc lấy ý kiến công dân cư
đối với đồ án quy hoạch còn nhiều hạn chế, nội dung góp ý chưa đáp ứng yêu
cầu, thiếu tính khả thi.
+ Công tác dự báo trong việc lập quy hoạch chưa phù hợp với thực tiễn.
10
+ Do thời gian thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch còn hạn chế, nên
một số đồ án Quy hoạch xã nông thôn mới được UBND các huyện, thị xã phê
duyệ chưa lấy ý kiến góp ý của các Sở ngành liên quan, dẫn đến có những nội
dung chưa bám sát định hướng quy hoạch cấp trên là điều khó tránh khỏi.
3.2. Hậu quả có thể xảy ra:
Với những tồn tại như nêu trên, việc phê duyệt các đồ án Quy hoạch xây
dựng xã nông thôn mới trong thời điểm các đồ án Quy hoạch cấp trên chưa được
phê duyệt, cơ sở pháp lý còn nhiều bất cập, cũng như sự phối hợp các Bộ, ngành
và địa phương còn chưa đồng bộ sẽ dẫn đến những bất cập, sự thiếu đồng bộ
trong việc phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới. Đồ án
được phê duyệt sẽ thiếu sự khớp nối đồng bộ HTKT, HTXH với các quy hoạch
cấp trên. Việc triển khai đầu tư xây dựng một số các dự án thành phần xây dựng
nông thôn gặp không ít khó khăn khi triển khai thủ tục đầu tư dự án xây dựng do
chưa phù hợp về quy hoạch với các quy hoạch cấp trên. Hồ sơ chưa đáp ứng
thành phần theo quy định (vd: thiếu quy hoạch khu trung tâm xã, tỷ lệ 1/2000 và
điểm dân cư nông thôn tỷ lệ 1/2000), làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai công
tác đầu tư xây dựng xã nông thôn mới theo kế hoạch.
Nội dung một số đồ án còn thiếu thiếu tính nghiên nhằm cứu đảm bảo
liên kết các xã trong các mặt tổ chức sản xuất hàng hóa lớn, xây dựng hạ tầng
khung, xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị, công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp trên địa bàn và trong khu vực, chưa đáp ứng yêu cầu trong đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cao điều kiện sống người dân nông thôn gắn với
phát triển nông nghiệp.
3.3. Bài học kinh nghiệm:
- Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ ngành trung ương với địa phương,
nhằm kịp thời phát hiện, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền từ Trung ương đến địa phương (đến
người dân), phát huy cao độ quyền làm chủ của người dân. Đẩy mạnh sự sáng
tạo trong việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư trong việc lập đề án, đồ án Quy
11
hoạch xây dựng xã nông thôn mới qua việc tổ chức các cuộc hội thảo, lấy ý kiến
của người dân, nhất là người dân có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, quy
hoạch kiến trúc.
Qua đó người dân hiểu được Chương trình và nội dung công tác này trước
hết là vì dân, đưa đến lợi ích cho tất cả mọi người dân. Trong thời gian qua, tại
nhiều địa phương đã rút ra được nhiều kinh nghiệm, nhiều cách làm hay trong
công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới..
- Việc xây dựng nông thôn mới cần có quá trình (ngay cả trong việc triển
khai công tác quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới), tránh chạy theo thành
tích. Luôn kiểm tra, giám sát và đưa ra kế hoạch, giải pháp tháo gỡ trong công
tác quy hoạch, làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư xây dựng nông thôn phù
hợp theo quy hoạch và có tính khả thi;
- Sử dụng nguồn lực xây dựng nông thôn mới một cách hiệu quả. Phát
huy tối đa nguồn lực từ ngân sách, đồng thời tranh thủ các nguồn lực từ địa
phương và các nguồn lực khác gắn với lợi ích của cộng đồng.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong công tác lập, thẩm định đồ án
quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới có chất lượng đáp ứng yêu cầu.
- Phát huy mạnh mẽ dân chủ tại các cơ sở, có biện pháp động viên những
cá nhân, hoặc tập thể làm tốt, tạo lập điển hình, nhân tố tích cực trong công tác
xây dựng nông thôn mới, từ đó động viên, khuyến khích phát động phong trào
xây dựng nông thôn mới theo hướng tập trung vào các tiêu chí, trong đó có Tiêu
chí số 1về Quy hoạch.
4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phƣơng án giải quyết tình huống:
a. Phương án 1:
Sở Quy hoạch- Kiến trúc hướng dẫn các huyện, thị xã điều chỉnh Quy
hoạch xây dựng xã nông thôn mới trên cơ sở Thông tư liên tịch số
13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của liên Bộ.
- Nội dung của Phương án:
12
Theo Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT
ngày 28/10/2011 của liên Bộ: Xây Dựng, Tài Nguyên & Môi Trường, Nông
Nghiệp phát triển nông thôn về việc Quy định về việc lập, thẩm định, phê duyệt
quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới chưa có hướng dẫn nội dung điều chỉnh
nhiệm vụ và quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
Trong bối cảnh, Luật đất đai 2013 có hiệu lực, trong đó không còn xác
định quy hoạch sử dụng cấp xã, chỉ xác định quy hoạch sử dụng đất cấp Huyện.
Sở Quy hoạch- Kiến trúc tiếp tục tham mưu UBND Thành phố có văn bản kiến
nghị các Bộ: Xây dựng- Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn- Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn nội dung điều chỉnh Quy hoạch xây dựng xã nông thôn
mới đã được phê duyệt, để làm cơ sở pháp lý cho các huyện, thị xã triển khai
lập, thẩm định và phê duyệt điều chỉnh các đồ án quy hoạch xây dựng xã nông
thôn mới phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành (Trước đây UBND
thành phố có công văn số 5165/UBND-NNNT ngày 04/7/2012 gửi và xin ý kiến
các Bộ: Xây dựng- Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn- Tài nguyên và Môi
trường đề nghị hướng dẫn công tác điều chỉnh quy hoạch xây dựng xã nông thôn
mới, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có hướng dẫn theo đề nghị).
- Những lợi thế thuận lợi của Phương án:
+ Đủ cơ sở pháp lý để hướng dẫn các địa phương trong công tác Điều
chỉnh quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;
+ Đảm bảo sự khớp nối đồng bộ hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của các
đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn với các đồ án quy hoạch cấp trên đã
được phê duyệt.
- Những hạn chế:
+ Phải báo cáo qua nhiều cấp (Thành phố, đến các Bộ), mất nhiều thời
gian, không chủ động, không đảm bảo tiến độ công tác xây dựng nông thôn mới
theo kế hoạch;
+ Khối lượng công việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng xã nông
thôn rất lớn (toàn bộ 401 xã);
13
+ Kinh phí thực hiện công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch lớn;
+ Yêu cầu bộ máy tổ chức hành chính nhà nước thực hiện công tác lập,
thẩm định và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch lớn.
+ Thời điểm ban hành Thông tư liên tịch số 13 chỉ nhằm phục vụ chương
trình xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí đề ra, chưa hoàn toàn phù hợp với
Luật Xây dựng 2014, Luật Đất đai 2013.
b. Phương án 2:
Đề nghị điều chỉnh tổng thể quy hoạch các xã nông thôn mới đã được phê
duyệt theo quy định tại Luật Xây dựng 2014 và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP
ngày 06/5/2015
- Nội dung phương án:
Tháng 6/2014, Quốc hội đã thông qua Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
ngày 18/6/2014 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015; Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định một số nội dung cụ
thể về quy hoạch xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 30/6/2015 có một số
nội dung quy định mới trong lĩnh vực về quy hoạch xây dựng, trong đó có quy
hoạch xây dựng nông thôn. Trong giai đoạn này UBND thành phố đã có công
văn số 7330/UBND-TNMT ngày 15/10/2015 giao các Sở ngành liên quan căn
cứ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã
hội, quy hoạch chuyên ngành và tình hình thực hiện Kế hoạch sử dụng đất giai
đoạn 2010-2015… rà soát và thống nhất lại các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 của Thành phố.
Đồng thời, trong thời gian từ năm 2012 đến nay, Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội của thành phố, của huyện, thị xã; quy hoạch xây dựng (Quy
hoạch chung Huyện, quy hoạch phân khu đô thị,…), quy hoạch chuyên ngành,
… đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Phương án đề xuất điều chỉnh các đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn
mới Luật Xây dựng và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015.
* Những lợi thế thuận lợi của Phương án:
14
- Điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới sẽ bảo đảm
đáp ứng yêu cầu thực tế, phù hợp xu thế phát triển kinh tế - xã hội và định
hướng phát triển của vùng, của khu vực trong tương lai, đảm bảo tuân thủ, khớp
nối đồng bộ hạ tầng với các quy hoạch cấp trên (Quy hoạch chung huyện, Quy
hoạch phân khu đô thị, quy hoạch chuyên ngành….) được phê duyệt.
+ Có cơ sở pháp lý đảm bảo để triển khai công tác điều chỉnh quy hoạch
(trên cơ sở Luật Xây dựng 2014, Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015)
- Những hạn chế:
+ Khối lượng công việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng xã nông
thôn rất lớn (toàn bộ 401 xã);
+ Kinh phí thực hiện công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch lớn;
+ Sở Quy hoạch cần tham mưu UBND Thành phố có văn bản báo cáo Bộ
Xây dựng cho phép kế thừa các đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn đã được
phê duyệt được tương ứng với quy hoạch chung xã, quy hoạch trung tâm xã và
quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn.
+ Yêu cầu đối với bộ máy quản lý hành chính nhà nước để thực hiện công
tác điều chỉnh quy hoạch lớn.
c. Phương án 3:
Rà soát và lập danh mục các dự án đầu tư xây dựng ưu tiên theo đồ án
Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đã được UBND các huyện, thị xã phê
duyệt trước đây (năm 2012). Trên cơ sở đó, xác định sự phù hợp và chưa phù
hợp về quy hoạch đối với các đồ án quy hoạch cấp trên đã được phê duyệt (đến
tháng 10/2015). Làm cơ sở điều chỉnh cục bộ các khu vực hoặc dự án đầu tư xây
dựng chưa phù hợp quy hoạch theo Luật Xây dựng 2014 và Nghị định số
44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015.
- Nội dung phương án:
Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới được phê duyệt (năm 2012) đã xác
định quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát
15
triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới; quy hoạch phát triển
các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có, làm cơ sở đầu tư xây
dựng các dự án nông thôn mới, thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010 – 2020 theo 19 Tiêu chí đã được ban hành.
Trên cơ sở các đồ án quy hoạch cấp trên (Quy hoạch chung huyện, Quy
hoạch phân khu đô thị, quy hoạch chuyên ngành….) được phê duyệt (đến
10/2015), UBND các huyện, thị xã tiến hành rà soát danh mục dự án đầu tư xây
dựng nông thôn mới ưu tiên theo kế hoạch để đạt tiêu chí Nông thôn mới (cần
ưu tiên theo thứ tự: giao thông nông thôn; giáo dục, y tế, văn hóa; hạ tầng sản
xuất nông nghiệp; cấp nước, môi trường, hạ tầng làng nghề,…). Trên cơ sở đó,
xác định danh mục các dự án đầu tư đã phù hợp và chưa phù hợp về quy hoạch
so với Quy hoạch cấp trên.
Đối với danh mục các dự án chưa phù hợp với quy hoạch cấp trên, căn cứ
Luật xây dựng 2014, Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 tiến hành
lập kế hoạch điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng nông thôn, làm cơ sở đầu tư
xây dựng các dự án nông thôn mới.
* Những lợi thế thuận lợi của Phương án:
- Các địa phương chủ động trong việc rà soát và điều chỉnh các quy hoạch
đã phê duyệt so với quy hoạch cấp trên do các hồ sơ quy hoạch cấp trên sau khi
được UBND Thành phố phê duyệt đã được bàn giao về cho các địa phương lưu
trữ công bố;
- Điều chỉnh cục bộ đối với các đồ án quy hoạch nông thôn sẽ bảo đảm
việc triển khai thực hiện các dự án xây dựng nông thôn tuân thủ, khớp nối đồng
bộ hạ tầng với các quy hoạch cấp trên (Quy hoạch chung huyện, Quy hoạch
phân khu đô thị, quy hoạch chuyên ngành….) được phê duyệt. Đáp ứng yêu cầu
thực tế về tiến độ theo kế hoạch (không mất nhiều thời gian so với điều chỉnh
tổng thể), phù hợp xu thế phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển của
khu vực.
- Có cơ sở pháp lý đảm bảo để triển khai công tác điều chỉnh quy hoạch
16
(trên cơ sở Luật Xây dựng 2014, Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015)
- Kinh phí thực hiện việc rà soát và điều chỉnh cục bộ không cần đòi hỏi
nguồn kinh lớn; các địa phương có thể chủ động, tránh việc trông chờ vào hỗ trợ
của Thành phố đối với kinh phí điều chỉnh quy hoạch.
- Có thể lựa chọn 1 đơn vị tư vấn có năng lực thực hiện cho một huyện
(với nhiều xã) do khối lượng công việc triển khai điều chỉnh quy hoạch không
lớn (chỉ điều chỉnh cục bộ đối với các nội dung chưa phù hợp theo quy hoạch).
- Những hạn chế:
+ Cần báo cáo Bộ Xây dựng thống nhất cho phép kế thừa các đồ án quy
hoạch xây dựng xã nông thôn đã được phê duyệt trước đây theo Thông tư liên
tịch số 13 tương ứng với quy hoạch chung xã, quy hoạch trung tâm xã và quy
hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn đã được phê duyệt.
+ Các địa phương cần nâng cao tính chủ động trong việc rà soát và điều
chỉnh cục bộ đối với các xã, các khu vực cần điều chỉnh, nhằm phù hợp với quy
hoạch cấp trên đã được phê duyệt.
* Sau khi phân tích. Trong 3 phương nêu trên, lựa chọn Phương án 3:
b.1. Lý do chọn phương án:
- Phương án đáp ứng nhiều mục tiêu đề ra:
+ Việc điều chỉnh quy hoạch đáp ưng việc triển khai các dự án thành phần
tuân thủ theo quy hoạch cấp trên đã được UBND Thành phố phê duyệt.
+ Đảm bảo tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch, phù
hợp với tình phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương; Các địa phương chủ
động trong việc triển khai rà soát, điều chỉnh đồ án quy hoạch cũng như kinh phí
thực hiện. Đảm bảo tính khả thi cao trong công tác điều chỉnh quy hoạch xây
dựng xã nông thôn mới.
+ Khối lượng hồ sơ không phức tạp, cũng như không yêu cầu đỏi hỏi cao
về nội dung hồ sơ. Đơn vị tư vấn sẽ đáp ứng được yêu cầu, chất lượng và tiến độ
trong việc lập điều chỉnh quy hoạch.
17
+ Đảm bảo cơ sở pháp lý triển khai việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng
nông thôn theo Luật Xây dựng 2014, Nghị định 44/2015/NĐ-CP, cũng như kế
thừa khối lượng, công việc đã thực hiện trước đây theo Thông tư liên tịch số 13.
5. Lập Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện phương án đã lựa chọn theo
biểu sau:
Giám sát,
TT
Nội dung công việc
Thời gian Các điều kiện
kiểm tra
thực hiện thực hiện cơ sở vật chất
việc thực
Chủ thể
hiện
Trên cơ sở các đồ án quy hoạch
cấp trên (Quy hoạch chung
1
huyện, Quy hoạch phân khu đô
Trên cơ sở các
thị, quy hoạch chuyên ngành….)
đồ án quy
được phê duyệt (đến 10/2015),
hoạch cấp trên
đề nghị UBND các huyện, thị xã
(QHC huyện,
tiến hành rà soát danh mục dự án
QH phân khu
đầu tư xây dựng Nông thôn mới
Sở Quy
(ưu tiên theo thứ tự: giao thông
hoạch-
nông thôn; giáo dục, y tế, văn
Kiến trúc
Quý
IV/2015
đô thị, QH
Sở Quy
chuyên
hoạch-
ngành….)
Kiến trúc
hóa; hạ tầng sản xuất nông
được phê duyệt
nghiệp; cấp nước, môi trường, hạ
đã bàn giao
tầng làng nghề,…). Trên cơ sở
cho các địa
đó, xác định danh mục các dự án
phương lưu trữ
đầu tư đã phù hợp và chưa phù
và công bố
hợp về quy hoạch so với Quy
hoạch cấp trên.
Báo cáo UBND Thành phố, Bộ
2
Xây dựng thống nhất về nguyên
tắc cho phép kế thừa các đồ án
quy hoạch xây dựng xã nông
Sở Quy
hoạchKiến trúc
18
Luật Xây dựng
Quý
2014, Nghị
IV/2015
định số
44/2015/NĐ-
Sở Quy
hoạchKiến trúc
thôn đã được phê duyệt trước
CP ngày
đây theo Thông tư liên tịch số 13
06/5/2015;
tương ứng với quy hoạch chung
Thông tư liên
xã, quy hoạch trung tâm xã và
tịch số
quy hoạch chi tiết điểm dân cư
13/2011/TTLT
nông thôn làm cơ sở điều chỉnh
-BXD-
cục bộ quy hoạch xây dựng.
BNNPTNTBTN&MT
ngày
28/10/2011
Luật Xây dựng
Tham mưu UBND Thành phố
3
ban hành phân cấp trong công
Sở Quy
tác lập, thẩm định và phê duyệt
hoạch-
quy hoạch xây dựng khu vực
Kiến trúc
2014, Nghị
Quý
định số
IV/2015
44/2015/NĐCP ngày
nông thôn.
Luật Xây dựng
trong công tác điều chỉnh quy
2014, Nghị
hoạch xây dựng xã nông thôn
định số
4
Hướng dẫn về thành phần hồ sơ;
Các biểu mẫu về Tờ trình, Quyết
định phê duyệt điều chỉnh quy
5
Sở Quy
hoạchKiến trúc
44/2015/NĐQuý
CP ngày
I/2016
06/5/2015 và
các văn bản
hoạch; Kinh phí thực hiện việc
pháp lý khác
điều chỉnh,…) đảm bảo thống
có liên
nhất trên toàn Thành phố.
quan.
Lập Danh mục các đồ án cần
điều chỉnh cục bộ; Đề xuất kinh
phí thực hiện việc rà soát, điều
chỉnh quy hoạch (nếu có)
hoạchKiến trúc
06/5/2015.
Hướng dẫn các huyện, thị xã
mới đã được phê duyệt (Lưu ý:
Sở Quy
UBND
các
huyện, thị
xã; Các
xã.
19
Sở Quy
hoạchKiến trúc
Các quy hoạch
Quý
I/2016
cấp trên và
Sở Quy
hướng dẫn của
hoạch-
Sở Quy hoạch- Kiến trúc
Kiến trúc.
Các quy hoạch
cấp trên;
Liên hệ với đơn vị tư vấn có
6
chức năng tiến hành rà soát và
lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch
xây dựng xã nông thôn mới.
UBND
các
huyện, thị
xã; Các
Hướng dẫn của
Quý
I/2016
xã.
Sở Quy hoạch-
Sở Quy
Kiến trúc;
hoạch-
Kinh phí được Kiến trúc
cấp thẩm
quyền phê
duyệt
7
Thẩm định và phê duyệt các đồ
UBND
án điều chỉnh quy hoạch; Lưu
các
trữ hồ sơ và công bố quy hoạch huyện, thị
theo quy định;
Các quy hoạch
Quý
II/2016
xã
cấp trên và
hướng dẫn của
Sở Quy hoạchKiến trúc;
Sở Quy
hoạchKiến trúc;
UBND các
huyện, thị
xã.
Đồ án được
8
Kiểm tra, giám sát việc lập, thẩm
định và điều chỉnh quy hoạch
Sở Quy
hoạchKiến trúc
Quý
II/2016
duyệt và các
Sở Quy
văn bản pháp
hoạch-
lý có liên
Kiến trúc
Quan;
9
Triển khai thực hiện các Dự án
UBND
Điều chỉnh quy
đầu tư xây dựng theo đúng quy
các
hoạch đã được
hoạch được cấp thẩm quyền phê huyện, thị
duyệt, đảm bảo tiến độ, chất
lượng theo Kế hoạch.
xã; Các
xã
20
Quý
II/2016
UBND các
huyện, thị xã
phê duyệt
Sở Quy
hoạchKiến trúc;
UBND các
huyện, thị
xã.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Như vậy phương án chọn giải quyết được các vấn đề chính sau:
- Đảm bảo việc triển khai thực hiện các dự án theo đúng quy hoạch được
phê duyệt;
- Tiến độ, chất lượng triển khai các dự án đầu tư xây dựng nông thôn được
đáp ứng; Kế thừa và phát huy tối đa được những khối lượng công việc đã triển
khai trước đây.
- Tiết kiệm ngân sách Nhà nước đối với kinh phí điều chỉnh các đồ án quy
hoạch;
- Có cơ sở pháp lý triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng (nhất là
các công trình cấp bách, ưu tiên đầu tư phục vụ Chương trình xây dựng Nông
thôn mới tại địa phương), sớm đưa công trình vào khai thác, phát huy được hiệu
quả của dòng vốn đầu tư.
- Hạn chế được tối đa các ảnh hưởng bất lợi do các Văn bản quy phạm
pháp luật có hiệu trong thời gian gần đây (Luật Đất đai 2013, Luật Xây dựng
2014, ...);
- Từng bước duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí đối với các xã đã đạt
chuẩn nông thôn mới theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU
Thành ủy Hà Nội tại công văn số 1900/TTBCĐ-VPBCĐ ngày 17/9/2015.
Từ tình huống cụ thể nêu trên, cần đặt ra yêu cầu đối với các đồ án quy
hoạch cần phải được triển khai nghiên cứu, điều tra đánh giá thật nghiêm túc và
kỹ lưỡng, tránh áp lực về tiến độ, đảm bảo công tác lập, thẩm định và phê duyệt
các đồ án quy hoạch đáp ứng yêu cầu phù hợp với quy hoạch cấp trên, đảm bảo
tính khả thi của đồ án quy hoạch.
2. Kiến nghị:
2.1. Đối với Bộ Xây dựng:
- Đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục tăng cường phối hợp với các bộ (Bộ nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường,…), ngành liên
21
quan nhằm hỗ trợ cho Thành phố và các huyện, thị xã tiếp tục thực hiện công tác
QHXD nông thôn mới một cách có hiệu quả. Kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ các địa
phương trong công tác quy hoạch theo lĩnh vực chuyên ngành…
- Phối hợp với Bộ Nội vụ tiếp tục rà soát cơ chế, chính sách về cơ cấu tổ
chức của UBND cấp huyện, UBND cấp xã nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cấp
huyện, xã đáp ứng được công tác quản lý xây dựng nông thôn mới theo quy
hoạch.
2.2. Đối với UBND Thành phố:
- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi
trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời tháo gỡ những
vướng mắc trong công tác lập, phê duyệt và công tác điều chỉnh Quy hoạch xây
dựng xã Nông thôn mới.
- Chỉ đạo các Sở ngành tích cực hơn nữa trong công tác phối hợp rà soát,
góp ý điều chỉnh quy hoạch xây dựng xã Nông thôn mới theo đề nghị của các
địa phương.
- Tiếp tục chỉ đạo việc kiểm tra, thanh tra công tác lập, thẩm định, xét
duyệt, công bố quy hoạch gắn liền với kế hoạch thực hiện của các cấp; xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình thực hiện các giai
đoạn của kế hoạch, dự án.
2.3. Đối với Sở Quy hoạch- Kiến trúc:
- Sở Quy hoạch Kiến trúc, với vai trò tham mưu, quản lý giúp việc UBND
Thành phố trong công tác quy hoạch trong đó có Quy hoạch xây dựng xã nông
thôn mới, ngay sau khi các huyện, thị xã gửi hồ sơ lưu trữ các Quy hoạch xây
dựng xã nông thôn mới đã được UBND huyện phê duyệt, Sở cần chủ động phối
hợp với UBND các huyện, thị xã tiến hành rà soát và có ý kiến để các huyện, thị
xã chủ động việc đối chiếu, rà soát quy hoạch liên quan (Quy hoạch chung
huyện, Quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch chuyên ngành….) đã được phê
duyệt.
- Phối hợp với Thường trực Ban chỉ đạo triển khai rà soát, nghiên cứu,
22
ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương, tăng cường kiểm tra, thường
xuyên rà soát, đánh giá trong việc lập và thực hiện điều chỉnh quy hoạch để kịp
thời khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết trong công tác quy hoạch xây dựng
nông thôn mới. Ban hành thiết kế mẫu văn bản (quyết định phê duyệt điều
chỉnh,…), mẫu thiết kế các công trình (công trình công cộng cấp xã, mẫu nhà ở
nông thôn,…) phù hợp với vùng miền, loại hình sản xuất, văn hóa,…; Triển khai
công tác đào tạo nâng cao năng lực của địa phương trong công tác lập, thẩm
định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,... và các địa phương trong công tác rà
soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới. Kịp thời phát hiện các
khó khăn, vướng mắc trong công tác hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt đồ
án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
- Trên cơ sở nhìn nhận những bất cập từ thực tế, Sở Quy hoạch Kiến trúc
tiếp tục tham mưu UBND Thành phố trong việc chỉ đạo các đơn vị tư vấn, các
quận, huyện đẩy nhanh tốc độ phủ kín quy hoạch, nhất là quy hoạch chung
Huyện, quy hoạch phân khu, quy hoạch chuyên ngành,...tham mưu UBND
Thành phố ban hành việc phân cấp cho địa phương chủ động trong việc phê
duyệt quy hoạch xây dựng tại khu vực nông thôn, làm cơ sở cho công tác quản
lý hoạt động đầu tư xây dựng ngày càng hiệu quả.
2.4. Đối với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và
Môi trường:
- Đề nghị các Sở chủ động phối hợp thường xuyên hơn với Sở Quy hoạchKiến trúc và liên hệ với các địa phương để nắm bắt tình hình, kịp thời hướng
dẫn, giải đáp những vướng mắc trong công tác điều chỉnh quy hoạch xây dựng
xã Nông thôn mới theo quản lý chuyên ngành (Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn liên quan đến quy hoạch sản xuất, Sở Tài nguyên và Môi trường liên
quan đến quy hoạch sử dụng đất).
23
- Sau khi nhận được hồ sơ quy hoạch xây dựng xã Nông thôn mới đã được
phê duyệt do các huyện, thị xã gửi, đề nghị các Sở rà soát để cập nhật và có ý
kiến để điều chỉnh kịp thời nếu có những nội dung chưa phù hợp theo quản lý
chuyên ngành.
2.5. Đối với UBND các huyện, thị xã:
- UBND các quận, huyện và thị xã chủ động rà soát thành phần hồ sơ, nội
dung QHXDNTM với các Quy hoạch chung xây dựng huyện, Quy hoạch thị
trấn, Quy hoạch thị trấn sinh thái và Quy hoạch phân khu được UBND thành
phố phê duyệt và đã được Sở Quy hoạch kiến trúc bàn giao về cho các huyện,
thị xã. Xác định được các nội dung cần điều chỉnh Quy hoạch XD xã NTM phù
hợp Quy hoạch chung và quy hoạch phân khu đô thị có liên quan.
- Lập kế hoạch bổ sung kinh phí Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng xã nông
thôn mới báo cáo UBND Thành phố xem xét, để có kinh phí lập điều chỉnh quy
hoạch theo đúng quy định tại Thông tư 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNTBTN&MT ngày 28/10/2011 của liên Bộ Xây Dựng, Tài Nguyên & Môi Trường,
Nông Nghiệp phát triển nông thôn Quy định về việc lập, thẩm định, phê duyệt
quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
- Khuyến khích sử dụng các đơn vị tư vấn có trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ cao để nâng cao chất lượng, tính khả thi của phương án quy hoạch.
- Chủ động và tích cực sự phối hợp với Sở Quy hoạch- Kiến trúc trong
việc rà soát thành phần hồ sơ, nội dung các đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn
mới đã được phê duyệt, kịp thời phát hiện và đề xuất tháo gỡ các khó khăn
vướng mắc trong việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch.
- Cần tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho
đội ngũ quản lý nhà nước trong công tác quy hoạch, nhằm nâng cao chất lượng
công tác xây dựng và quản lý quy hoạch./.
24