ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––
XA QUỐC CƯỜNG
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN BÌNH CHÁNH,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
THÁI NGUYÊN - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––
XA QUỐC CƯỜNG
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN BÌNH CHÁNH,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8.85.01.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ LỢI
THÁI NGUYÊN - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
nghiêm túc của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp lý,
kiến thức chuyên môn, điều tra nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn, phân tích số
liệu và đặc biệt dưới sự hướng dẫn khoa học của cô giáo TS. Nguyễn Thị Lợi
Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực, các giải pháp đưa ra
xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức
nào trước khi trình, bảo vệ và công nhận bởi “Hội đồng Đánh giá luận văn tốt nghiệp
Thạc sỹ Quản lý đất đai”
Tác giả luận văn
Xa Quốc Cường
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện thuận
lợi để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Lợi, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi nghiên cứu thực hiện
đề tài.
Tôi xin cảm ơn sự góp ý, giúp đỡ chân thành của các Thầy, Cô giáo Khoa quản
lý tài nguyên, Phòng đào tạo, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều
kiện cho tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và tập thể cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi
trường, Phòng Thống kê; UBND huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tại địa phương.
Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn !
Tác giả luận văn
Xa Quốc Cường
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................... 2
3. Yêu cầu nghiên cứu của đề tài ..................................................................................... 3
4. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học và lý luận của đề tài ........................................................................ 4
1.1.1. Các căn cứ pháp lý của đề tài ................................................................................ 4
1.1.2. Cơ sở khoa học và lý luận về Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .......................... 8
1.1.3. Các quy định về công tác Điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch hàng năm
cấp huyện ....................................................................................................................... 12
1.1.4. Cơ sở khoa học về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .......................................... 16
1.2.Một số nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đề tài ở trong và ngoài nước ................ 23
1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước ................................................................................. 23
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước .................................................................................... 24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 31
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 31
2.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 31
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................... 31
2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 31
2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 31
2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp ..................................................... 32
2.3.3. Phương pháp xử lý các tài liệu, số liệu thống kê thu thập được phục vụ cho
nghiên cứu đề tài............................................................................................................ 33
2.3.4. Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích và viết báo cáo ................................. 33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 34
iv
3.1. Kết quả đánh giá sơ lược về tình hình cơ bản của huyện Bình Chánh................... 34
3.1.1. Đánh giá sơ lược điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Bình Chánh ............ 34
3.1.2. Đánh giá tình hình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai của
huyện Bình Chánh .......................................................................................................... 44
3.1.3. Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản ............................................................................. 45
3.1.4. Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính .................................................................................................... 45
3.1.5. Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng
đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra
xây dựng giá đất ............................................................................................................ 45
3.1.6. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện.............. 46
3.1.7. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất ........ 46
3.1.8. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất ............................... 47
3.1.9. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ......................................... 47
3.1.10. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai ................................................................... 48
3.1.11. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai ................................................................. 48
3.1.12. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất .............................................................. 48
3.1.13. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất .... 49
3.1.14. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dơi, đánh giá việc chấp hành quy định
của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai....................................... 49
3.1.15. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai ............................................................. 49
3.1.16. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý
và sử dụng đất đai .......................................................................................................... 50
3.1.17. Quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai ....................................................... 50
3.2. Kết quả đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 20112015 của huyện Bình Chánh .......................................................................................... 50
3.2.1. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Bình Cánh từ năm 2011 – 2015 .... 50
4.2.3. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) ................... 56
3.3. Đánh giá kết quả Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho huyện
Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................ 58
v
3.3.1. Kết quả điều chỉnh phân bổ đất đai cho các mục đích trên địa bàn huyện
Bình Chánh giai đoạn 2016 -2020 ................................................................................. 58
3.3.2. Kết quả điều chỉnh phân bổ đất đai cho các xã, phường trên địa bàn huyện
Bình Chánh giai đoạn 2016 -2020 ................................................................................. 60
3.3.3. Tổng hợp các hạng mục công trình được đưa vào thực hiện trong kỳ Điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Bình Chánh giai đoạn 2016 -2020 ... 63
3.4. Điều tra đánh giá ý kiến người dân về tình hình Điều chỉnh và thực hiện quy
hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Bình Chánh ....................................................... 73
3.4.1. Ý kiến đánh giá của người dân về tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất
trên địa bàn huyện Bình Chánh giai đoạn 2011 -2015 .................................................. 73
3.4.2. Ý kiến đánh giá của người dân về phương án Điều chỉnh quy hoạch sử dụng
đất giai đoạn 2016 -2020 huyện Bình Chánh ................................................................ 74
3.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp ..................................... 75
3.5.1. Những thuận lợi ................................................................................................... 75
3.5.2. Những khó khăn .................................................................................................. 76
3.5.3. Một số giải pháp .................................................................................................. 77
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 85
PHIẾU ĐIỀU TRA ...................................................................................................... 86
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2015 huyện
Bình Chánh ................................................................................................. 51
Bảng 3.2: Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2015 huyện
Bình Chánh ................................................................................................. 53
Bảng 3.3: Chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 được phân bổ trên địa bàn huyện
Bình Chánh ................................................................................................. 58
Bảng 3.4: Kết quả phân bổ diện tích vào mục đích nhóm đất nông nghiệp cho các
đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Bình Chánh giai đoạn
2016 -2020.................................................................................................. 60
Bảng 3.5: Kết quả phân bổ diện tích vào mục đích nhóm đất phi nông nghiệp cho
các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Bình Chánh giai đoạn
2016 -2020.................................................................................................. 61
Bảng 3.6: Kết quả xác định quỹ đất phân bổ theo các Khu chức năng trên địa bàn
huyện Bình Chánh giai đoạn 2016 -2020 ................................................... 62
Bảng 3.7: Danh mục công trình, dự án đất quốc phòng ................................................ 63
Bảng 3.8: Danh mục công trình, dự án đất an ninh ....................................................... 64
Bảng 3.9: Danh mục công trình, dự án đất khu công nghiệp ........................................ 65
Bảng 3.10: Danh mục công trình, dự án đất cụm công nghiệp ..................................... 66
Bảng 3.11: Danh mục công trình, dự án đất thương mai - dịch vụ, cơ sở sản xuất
kinh doanh phi nông nghiệp ....................................................................... 67
Bảng 3.12: Danh mục công trình, dự án đất phát triển hạ tầng ..................................... 68
Bảng 3.13: Danh mục công trình, dự án quy hoạch đất ở đến năm 2020 huyện
Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh ........................................................ 69
Bảng 3.14: Danh mục công trình, dự án Quy hoạch đất xây dựng trụ sở cơ quan
huyện Bình Chánh đến năm 2020 .............................................................. 71
Bảng 3.15: Danh mục công trình, dự án đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng....................... 72
Bảng 3.16: Danh mục công trình, dự án đất khu vui chơi, giải trí công cộng .............. 72
Bảng 3.17: Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về tính hiệu quả của quy
hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 huyện Bình Chánh ................... 73
Bảng 3.18: Tổng hợp kết quả ý kiến đánh giá của người dân về phương án Điều chỉnh
quy hoạch các khu chức năng giai đoạn 2016 -2020 huyện Bình Chánh ........ 74
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình phát triển kinh tế của một địa phương luôn gắn liền với chiến
lược phát triển kinh tế xã hội trong một thời kỳ nhất định, trong đó quy hoạch sử
dụng đất là một nội dung quan trọng không thể thiếu. Việc sử dụng đất liên quan
chặt chẽ đến mọi hoạt động của từng ngành, từng lĩnh vực, quyết định đến hiệu
quả sản xuất và sự sống còn của người dân cũng như vận mệnh của cả quốc gia.
Vì vậy quy hoạch sử dụng đất là một yêu cầu đặc biệt quan trọng để sắp xếp quỹ
đất cho các lĩnh vực và đối tượng sử dụng hợp lý, có hiệu quả phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, tránh sự chồng chéo gây lãng
phí trong việc sử dụng đất, hạn chế sự hủy hoại đất, phá vỡ môi trường sinh thái,
không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn
coi đây là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu, một nội dung quan trọng để quản
lý Nhà nước về đất đai. Hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước có quyền định
đoạt về đất đai và điều tiết các nguồn thu từ việc sử dụng đất.
Theo Điều 3, Luật đất đai năm 2013 “Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và
khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế-xã
hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở
tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng
kinh tế-xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định”. Luật Đất
đai năm 2013 tại Điều 22 Khoản 4 quy định "Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một
trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai". Công tác lập và điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên phạm vi cả nước luôn được quan tâm triển khai rộng
khắp và đã đạt được một số kết quả nhất định trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi
Luật Đất đai năm 2003, Luật đất đai năm 2013 đi vào cuộc sống.
Luật Đất đai năm 2013 khẳng định việc lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là
một trong 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất còn được cụ thể hóa trong Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm
2014, Thông tư 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên
2
và Môi Trường về Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định Quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất;
Trong 3 cấp lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì cấp huyện có vai trò đặc
biệt quan trọng: là cấp xác định cụ thể các chỉ tiêu sử dụng đất cũng như vị trí các
công trình dự án đến địa bàn cấp xã (phường, thị trấn).
Trên cơ sở Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ
đầu (2011 – 2015) huyện Bình Chánh đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh phê duyệt theo Quyết định số 2591/QĐ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2014, Ủy
ban nhân dân huyện Bình Chánh đã tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về
đất đai theo Quy hoạch và kế hoạch. Trong kỳ kế hoạch nhiều công trình, dự án đã và
đang được triển khai, việc thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất đã góp phần phát triển
kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên do điều kiện nguồn vốn còn hạn chế hoặc do một
số nguyên nhân khác có một số công trình dự án chưa được triển khai hay chậm tiến
độ từ đó ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Bình Chánh nhằm
đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 – 2015) của huyện qua
đó xác định đưa ra khỏi Quy hoạch những công trình, dự án không có tính khả thi,
điều chỉnh quy mô các dự án cho phù hợp với khả năng nguồn vốn và tình hình cụ thể
của địa phương, bổ sung những công trình, dự án có nhu cầu cấp bách để phát triển
kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống dân sinh.
Để thấy được những thuận lợi, khó khăn trong công tác Điều chỉnh Quy hoạch
sử dụng đất của huyện Bình Chánh và giúp cho công tác lập kế hoạch sử dụng đất
hàng năm của huyện được tốt hơn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá công tác
Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Bình Chánh, thành phố
Hồ Chí Minh”, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lợi – Giảng viên
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được công tác Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập
kế hoạch sử dụng đất cho năm 2018 cho huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
Nhằm thấy được những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp giúp cho huyện
3
Bình Chánh trong công tác thực hiện Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đạt hiệu quả
cao về mọi mặt. Cụ thể:
- Đánh giá khái quát kêt quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Bình
Chánh giai đoạn 2011 – 2015;
- Đánh giá phương án Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của huyện Bình Chánh
giai đoạn 2016 -2020;
- Đánh giá ý kiến của người dân về hoạt động Quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất trên địa bàn huyện Bình Chánh giai đoạn 2011 -2020
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp trong công tác lập và
điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đối với huyện Bình Chánh.
3. Yêu cầu nghiên cứu của đề tài
- Các nghiên cứu, số liệu đưa ra phải chính xác, khoa học và khách quan;
- Nắm vững các chính sách Nhà nước trong công tác lập và điều chỉnh quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất;
- Phản ánh được chính xác những nội dung phương án quy hoạch đã thực hiện,
chưa thực hiện về vị trí, diện tích, thời gian;
- Đánh giá một cách khách quan và đưa ra được các giải pháp hợp lý giúp
địa phương thực hiện tốt việc điều chỉnh phương án quy hoạch sử dụng đất trên cơ
sở đầy đủ khoa học và thực tiễn.
4. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài có ý nghĩa lớn về mặt khoa học và thực tiễn, là cơ sở cho công tác
thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai được tốt hơn. Đồng thời kết quả
nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất một cách có hiệu quả
và tiết kiệm.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học và lý luận của đề tài
1.1.1. Các căn cứ pháp lý của đề tài
Căn cứ pháp lý là một trong những điểm mấu chốt và quyết định đến công tác
Lập và Điều chỉnh Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương trên phạm vi
cả nước. Các quy định pháp luật do Nhà nước và chính quyền địa phương các cấp đề
ra là cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động liên quan đến Quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất. Do vậy những căn cứ pháp lý để tiến hành hoạt động Điều chỉnh quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 cho các địa phương trên cả nước nói chung và trên địa bàn
huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng được thực hiện theo quy định
các Văn bản pháp luật về đất đai như sau:
- Luật Đất đai năm 2013;
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
- Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về
quản lý và phát triển đô thị;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về
quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
- Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về phê
duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu
(2011-2015) của thành phố Hồ Chí Minh;
- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất;
5
- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư số 01/2017/TT-BTNMT ngày 09 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định Định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở văn hóa, cơ sở
y tế, cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở thể dục thể thao;
- Quyết định số 752/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2020;
- Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ
Chí Minh;
- Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2025;
- Quyết định số 729/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính Phủ
về phê duyệt quy hoạch cấp nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;
- Quyết định 568/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ
Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 (thay thế quyết định số 101/QĐTTg ngày 22/01/2007);
- Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ
Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
- Văn bản số 1927/TTg-KTN ngày 02 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính
phủ về phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp Quốc gia;
- Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020;
- Quyết định số 6493/QĐ-BCT ngày 09 tháng 12 năm 2010 của Bộ Công
thương về phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực Thành phố giai đoạn đến 2015 có
xét tới 2020;
6
- Quyết định số 02/2003/QĐ-UB ngày 03 tháng 01 năm 2003 của Ủy ban nhân
dân TP.HCM về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường học ngành giáo dục và
đào tạo Thành phố đến năm 2020;
- Quyết định số 17/2009/QĐ-UB ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Ủy ban nhân
dân thành phố về phê duyệt quy hoạch định hướng phát triển hệ thống chợ-siêu thịtrung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009-2015, tầm
nhìn 2020;
- Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của UBND
TP.HCM về phê duyệt quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn thành phố
Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025;
- Quyết định số 768/QĐ-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban
nhân dân Thành phố về phê duyệt Quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
- Quyết định số 1865/2014/QĐ-UB ngày 16 tháng 4 năm 2014 của Ủy ban nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở vật chất ngành y
tế thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020;
- Quyết định số 35/2016/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân
dân Thành phố quy định về mức thu tiền và quản lý sử dụng khoản tiền bảo vệ, phát
triển đất trồng lúa khi chuyển từ đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích
phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
- Quyết định số 7006/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân
dân Thành phố về giao vốn đầu tư công năm 2017 (đợt 1) nguồn vốn ngân sách thành
phố, nguồn vốn sổ xố kiến thiết và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
- Quyết định số 6505/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Dự án "Quy hoạch phát triển hệ thống cửa
hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030";
- Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh về việc thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất; dự
án có chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trên địa
bàn Thành phố;
7
- Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 21 tháng 4 năm 2016 của Hội đồng nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh về danh mục bổ sung các dự án cần thu hồi đất; dự án có
chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ trên địa bàn Thành phố;
- Nghị quyết số 122/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh về Danh mục các dự án cần thu hồi đất; dự án có chuyển
mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trên địa bàn
Thành phố;
- Văn bản số 4389/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 16 tháng 10 năm 2015 của bộ Tài
nguyên và Môi trường về lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016;
- Kế hoạch số 3573/KH-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh về tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2016-2020) Thành phố và lập kế hoạch sử
dụng đất năm 2016 cấp huyện;
- Văn bản số 9081/STNMT-BĐVT ngày 05 tháng 9 năm 2016 của Sở Tài
nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh về số liệu thống kê đất đai năm 2015;
- Công văn số 1687/STNMT-QLĐ ngày 23 tháng 02 năm 2017 của Sở tài
nguyên và Môi trường về dự thảo các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh và danh mục dự án
của các ngành, lĩnh vực đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh;
- Công văn số 2368/STNMT-QLĐ ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Sở Tài
nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh về dự thảo các chỉ tiêu sử dụng đất cấp
tỉnh đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh phân bổ trên địa bàn các quận, huyện;
- Quyết định số 2591/QĐ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh về duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của huyện Bình Chánh;
- Quy hoạch chung xây dựng đến năm 2025, các quy hoạch phân khu tỷ lệ
1/2.000 , quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 trên địa bàn huyện Bình Chánh;
- Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Bình Chánh lần thứ XI nhiệm kỳ 2015 -2020;
- Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
huyện Bình Chánh giai đoạn (2011 - 2015); phương hướng phát triển kinh tế - xã hội
giai đoạn (2016 - 2020);
8
- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp
chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 huyện Bình Chánh;
- Nguồn số liệu, nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 của các Ban, ngành và các
xã, thị trấn trong địa bàn huyện;
- Niên giám thống kê của huyện Bình Chánh và thành phố Hồ Chí Minh qua
các năm 2011-2015;
- Các tài liệu, số liệu kiểm kê, thống kê, bản đồ,… về tình hình quản lý, sử dụng
đất đai trên địa bàn huyện Bình Chánh.
Từ những căn cứ pháp lý và các nguồn tài liệu như trên, công tác Điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Bình Chánh đã được tiến hành và
được tuân thủ nghiêm ngặt.
1.1.2. Cơ sở khoa học và lý luận về Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1.1.2.1. Khái niệm:
Theo quy định tại Luật đất đai năm 2013, thì Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
được quy định như sau (Luật đất đai, 2013):
- Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian
sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi
trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng
đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính
trong một khoảng thời gian xác định.
- Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để
thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.
1.1.2.2. Một số quy định về công tác Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay
* Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Theo quy định tại Luật đất đai năm 2013 (Luật đất đai, 2013) , thì công tác quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh.
2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù
hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với
quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy
9
hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh
tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của
cấp xã.
3. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
4. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với
biến đổi khí hậu.
5. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
6. Dân chủ và công khai.
7. Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích
quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
8. Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo
đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định, phê duyệt.
* Quy định về việc lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
Theo quy định tại Điều 40, Luật đất đai năm 2013 (Luật đất đai, 2013), thì Quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được quy định như sau:
1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:
a) Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
b) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cấp tỉnh, cấp huyện;
c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
d) Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử
dụng đất cấp huyện kỳ trước;
đ) Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp huyện, của cấp xã;
e) Định mức sử dụng đất;
g) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.
2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:
a) Định hướng sử dụng đất 10 năm;
b) Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất
cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã;
c) Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng đơn vị
hành chính cấp xã;
10
d) Xác định diện tích các loại đất đã xác định tại điểm b khoản này đến từng đơn
vị hành chính cấp xã;
đ) Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; đối với khu vực quy hoạch đất
trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b,
c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này thì thể hiện chi tiết đến từng đơn vị hành chính
cấp xã;
e) Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện bao gồm:
a) Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
b) Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
c) Nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, của các cấp;
d) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
4. Nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước;
b) Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong kế hoạch sử dụng đất
cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện, cấp xã trong
năm kế hoạch;
c) Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án sử
dụng đất vào mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này trong năm kế
hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông
thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu
giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh
doanh;
d) Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đối với các loại
đất phải xin phép quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này
trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
đ) Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;
g) Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
11
* Quy định về công tác Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Theo quy định tại Điều 46, Luật đất đai năm 2013(Luật đất đai, 2013), thì việc
Điều chỉnh Quy hoạch được quy định như sau:
1. Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện trong các trường
hợp sau đây:
a) Có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
của quốc gia; quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế - xã hội mà sự điều chỉnh
đó làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất;
b) Do tác động của thiên tai, chiến tranh làm thay đổi mục đích, cơ cấu, vị trí,
diện tích sử dụng đất;
c) Có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp làm ảnh hưởng
tới quy hoạch sử dụng đất;
d) Có sự điều chỉnh địa giới hành chính của địa phương.
2. Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện khi có sự điều chỉnh quy
hoạch sử dụng đất hoặc có sự thay đổi về khả năng thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
3. Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất là một phần của quy hoạch sử
dụng đất đã được quyết định, phê duyệt. Nội dung điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất là
một phần của kế hoạch sử dụng đất đã được quyết định, phê duyệt.
Việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thực hiện theo quy định tại các
điều 42, 43, 44 và 48 của Luật này.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất của cấp nào thì có thẩm quyền quyết định, phê duyệt điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp đó.
* Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Chính phủ tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia. Bộ Tài
nguyên và Môi trường chủ trì giúp Chính phủ trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất cấp quốc gia.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì giúp Ủy ban nhân dân cùng
cấp trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
12
- Bộ Quốc phòng tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; Bộ
Công an tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
*. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
- Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất quốc phòng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trước khi trình Chính phủ phê duyệt.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy
hoạch sử dụng đất cấp huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch
sử dụng đất hàng năm của cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 62
của Luật này trước khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện.
1.1.3. Các quy định về công tác Điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch hàng năm
cấp huyện
1.1.3.1. Trình tự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất năm
đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Theo quy định tại Điều 59 của Thông tư 29/2014/TT-BTNMT, trình tự Điều
chỉnh Quy hoạch sử dụng đất được quy định như sau:
- Điều tra, thu thập bổ sung thông tin, tài liệu; phân tích, đánh giá bổ sung điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; tình hình quản lý, sử dụng đất; kết quả thực hiện quy
hoạch sử dụng đất;
- Xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất;
- Lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
cấp huyện;
- Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan;
- Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai.
13
*. Điều tra, thu thập bổ sung thông tin, tài liệu; phân tích, đánh giá bổ sung điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; tình hình quản lý, sử dụng đất; kết quả thực hiện quy
hoạch sử dụng đất
1. Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu bao gồm như sau:
- Thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất; tình hình quản lý, sử dụng đất,
kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất và tiềm năng đất đai;
- Thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất và các dự án
sử dụng đất do các ngành, lĩnh vực xác định và đề xuất;
- Thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất do Ủy ban
nhân dân cấp xã xác định;
- Điều tra, khảo sát thực địa.
2. Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài liệu và lập báo cáo kết quả điều tra, thu
thập bổ sung các thông tin, tài liệu.
3. Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội:
- Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và hiện
trạng môi trường;
- Phân tích, đánh giá bổ sung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội;
- Phân tích, đánh giá bổ sung về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất.
- Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất; biến động sử dụng đất:
- Phân tích, đánh giá bổ sung tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà
nước về đất đai liên quan đến điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất.
5. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
6. Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đất.
7. Xây dựng các báo cáo chuyên đề.
8. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề, bản đồ sau hội thảo.
9. Đánh giá, nghiệm thu.
14
1.1.3.2. Quy trình Lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
* Trình tự lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện
Việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện được thực hiện theo trình tự sau:
1. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước;
2. Lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện;
3. Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai.
* Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước
1. Thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập kế hoạch sử dụng đất
hàng năm cấp huyện.
2. Phân tích, đánh giá các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập kế hoạch sử
dụng đất hàng năm cấp huyện.
3. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước.
4. Xây dựng báo cáo chuyên đề.
5. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề sau hội thảo.
6. Đánh giá, nghiệm thu.
*. Lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện
1. Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh đã phân bổ cho cấp huyện trong
năm kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
2. Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch và
phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã gồm:
a) Chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất năm trước chưa thực hiện
hết nhưng phải phù hợp với kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp huyện;
b) Nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn cấp huyện.
3. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cho các
ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
4. Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích quy định tại các điểm a,
b, c, d và e Khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai trong năm kế hoạch đến từng đơn vị
hành chính cấp xã.
5. Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch
đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
15
6. Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án; vị trí, diện tích khu vực sử
dụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai để thực
hiện thu hồi đất trong năm kế hoạch, bao gồm:
a) Các dự án quy định tại Điều 61 và Khoản 1, 2 Điều 62 của Luật Đất đai và đã
được ghi vốn thực hiện trong năm kế hoạch;
b) Các dự án quy định tại Khoản 3 Điều 62 của Luật Đất đai và đã được ghi vốn
thực hiện trong năm kế hoạch đối với các dự án thực hiện bằng ngân sách nhà nước; có
văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với
các dự án còn lại;
c) Vùng phụ cận dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang khu đô thị, khu
dân cư nông thôn để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại,
dịch vụ, sản xuất, kinh doanh trong năm kế hoạch đã có chủ trương bằng văn bản của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Xác định diện tích đất cần phải chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện
việc nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng
đất trong năm kế hoạch trên cơ sở xem xét đơn đề nghị của người sử dụng đất.
8. Dự kiến các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất và các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong năm kế hoạch sử
dụng đất.
9. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
10. Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ.
11. Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện được thực hiện theo
quy định tại Khoản 11 Điều 56 của Thông tư này.
12. Xây dựng dự thảo báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất
hàng năm.
13. Nhân sao hồ sơ, tài liệu phục vụ trình duyệt kế hoạch sử dụng đất
hàng năm.
14. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về dự thảo kế hoạch sử dụng đất
hàng năm của cấp huyện; chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng
đất trình cấp có thẩm quyền thẩm định.
15. Đánh giá, nghiệm thu.
16
1.1.4. Cơ sở khoa học về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
* Sử dụng đất và các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất
Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người - đất
trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ vào nhu
cầu của thị trường sẽ phát hiện và quyết định phương hướng chung, mục tiêu sử dụng
hợp lý tài nguyên, phát huy tối đa tiềm năng đất đai nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội,
môi trường và sự phát triển bền vững. Vì vậy, phạm vi, cơ cấu và phương thức sử dụng
đất vừa bị chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên vừa bị chi phối bởi
các điều kiện, quy luật KT- XH và các yếu tố kỹ thuật. Theo nghiên cứu của Viện Điều
tra Quy hoạch đất đai thì có 3 nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất. Bao gồm:
- Nhân tố điều kiện tự nhiên
Quá trình sử dụng đất đai cần phải chú ý đến các đặc tính và tính chất đất đai để
xác định yếu tố hạn chế hay tích cực cho việc sử dụng đất hợp lý như chế độ nhiệt, bức
xạ, độ ẩm, yếu tố địa hình, thổ nhưỡng, xói mòn... Các đặc tính, tính chất này được
chia làm 2 loại:
Điều kiện khí hậu: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản xuất
nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Nhiệt độ bình quân cao thấp, sự sai
khác nhiệt độ về thời gian và không gian, chênh lệch giữa nhiệt độ tối cao và tối thấp,
về độ ẩm trong ngày và giữa các mùa trong năm hay các khu vực khác nhau... trực tiếp
ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, rừng tự nhiên và
thực vật thủy sinh... Cường độ ánh sáng mạnh hay yếu, thời gian chiếu sáng dài hay
ngắn cũng có tác dụng nhất định đối với sinh trưởng, phát triển và quang hợp của cây
trồng. Chế độ nước, lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh hay yếu có ý nghĩa quan
trọng trong việc giữ nhiệt độ và độ ẩm của đất, cũng như khả năng đảm bảo cung cấp
nước cho sinh trưởng của cây trồng, thảm thực vật, gia súc và thủy sản...
Điều kiện đất đai: Sự sai khác giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mặt nước
biển, độ dốc, và hướng dốc, sự bào mòn mặt đất và mức độ xói mòn... dẫn đến sự khác
nhau về đất đai và khí hậu làm ảnh hưởng tới sản xuất và phân bố các ngành. Địa hình
và độ dốc ảnh hưởng lớn đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp sẽ nảy sinh nhu
cầu về thủy lợi hóa và cơ giới hóa. Đối với ngành phi nông nghiệp, địa hình phức tạp
sẽ ảnh hưởng tới giá trị công trình, gây khó khăn cho thi công, tốn kém về kinh tế.
Điều kiện thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Độ phì
17
của đất là tiêu chí quan trọng về sản lượng cao hay thấp. Độ dầy tầng đất và tính chất
đất ảnh hưởng lớn đối với sinh trưởng của cây trồng. Vì vậy trong thực tiễn sử dụng
đất cần phải tuân thủ quy luật tự nhiên, phát huy những lợi thế, khắc phục hạn chế để
việc sử dụng đất mang hiệu quả cao nhất.
- Nhân tố điều kiện kinh tế - xã hội
Các nhân tố điều kiện tự nhiên là cơ sở để xây dựng phương án sử dụng đất
nhưng các nhân tố KT- XH sẽ quyết định phương án đã lựa chọn có thực hiện được
hay không. Phương án sử dụng đất được quyết định bởi khả năng của con người và các
điều kiện KT- XH, kỹ thuật hiện có.
Từ những lý luận trên cho thấy, các điều kiện KT-XH có tác động không nhỏ tới
việc sử dụng đất đai, thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình sử dụng đất hiệu quả của con
người. Vì vậy, khi lựa chọn phương cách sử dụng đất, ngoài việc dựa vào quy luật tự
nhiên thì các nhân tố KT - XH cũng không kém phần quan trọng.
- Nhân tố không gian
Trong thực tế, bất kỳ ngành sản xuất nào (nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng...)
đều cần đến đất đai là điều kiện không gian cho các hoạt động. Tính chất không gian
bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, hình dạng, diện tích. Đất đai không thể di dời từ nơi
này đến nơi khác nên sự thừa thãi đất đai ở nơi này không thể sử dụng để đáp ứng sự
thiếu đất ở địa phương khác. Đất đai phải khai thác tại chỗ, không thể chia cắt mang đi
nên không thể có hai khoanh đất giống nhau hoàn toàn. Do đó, không gian là yếu tố
quan trọng quyết định hiệu quả của việc sử dụng đất.
Đặc điểm không thể chuyển dịch của đất đai dẫn đến những lợi thế hoặc khó
khăn cho vùng, lãnh thổ. Nếu những khoanh đất có vị trí tại khu trung tâm, có nền
kinh tế phát triển, thuận lợi giao thông, giao lưu buôn bán... thì hiệu quả sử dụng đất
của khoanh đất đó sẽ lớn hơn rất nhiều so với khoanh đất tại vùng nông thôn, hay
những khoanh đất tại vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng sẽ cho hiệu quả của sản
xuất nông nghiệp cao hơn vùng đồi núi, địa hình phức tạp.
Như vậy, các nhân tố không gian có ảnh hưởng tới quá trình sử dụng đất, nó sẽ
gián tiếp quyết định hiệu quả của việc sử dụng đất (Lương Văn Hinh, 2003).