TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A - 2015
----------
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Học viên thực hiện : LƢU THU THẢO
Chức vụ
: Chuyên viên
Đơn vị công tác
: Phòng Thanh tra 7
Thanh tra thành phố Hà Nội
HÀ NỘI, THÁNG 11/2015
I. LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Tranh chấp đất đai là một hiện tượng bình thường trong mọi đời sống xã
hội, không phụ thuộc vào chế độ sở hữu đất đai. Đối với Việt Nam, trong suốt
thời gian từ khi chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai được thiết lập từ năm
1980 cho đến nay, tranh chấp đất đai luôn là vấn đề thời sự, có những diễn biến
rất phức tạp, ảnh hưởng xấu đến việc quản lý, sử dụng đất nói riêng và gây
những bất ổn nhất định đối với đời sống kinh tế - xã hội nói chung. Sự kiện Bộ
Tài nguyên - Môi trường từng đề xuất thành lập một cơ quan tài phán chuyên
trách để giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai đã phần nào cho thấy
tính chất nghiêm trọng của vấn đề. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng
trên, mà một trong số đó chính là do quy định của pháp luật về vấn đề tranh
chấp đất đai trong thời gian qua còn nhiều bất cập, hạn chế.
Báo cáo của Tòa án Nhân dân Tối cao cho biết, các tranh chấp đất đai
phải đưa ra tòa án giải quyết trong những năm gần đây đã tăng về số lượng và
phức tạp hơn về tính chất. Chỉ tính riêng tranh chấp về quyền sử dụng đất
(không tính tranh chấp về tài sản gắn liền với đất), trong năm 2007 tòa án nhân
dân các cấp thụ lý 19.564 vụ; năm 2008 là 19.730 vụ; năm 2009 là 20.080 vụ.
Trong các con số kể trên, tranh chấp về đất cho mượn, lấn đất, chiếm đất chiếm
khoảng 50% trên tổng số các vụ án tranh chấp đất đai; tranh chấp hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất chiếm trên 27%; còn lại là tranh chấp khác về
đất đai và các tranh chấp về đất đai trong nước thời gian gần đây chủ yếu diễn ra
ở các thành phố lớn tập trung nhiều nhất là các vụ án tranh chấp về đất cho
mượn, lấn đất, chiếm đất.
Xuất phát từ những vấn đề trên, cũng như trách nhiệm của một cán bộ
Thanh tra Thành phố, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Xử lý tình huống khiếu nại
về tranh chấp đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội” để làm tiểu luận tốt
nghiệp “Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên K3A – 2015”.
2. Mục tiêu của đề tài
1
Chỉ rõ những nguyên nhân dẫn tới tình huống và hậu quả mà tình
huống có thể gây ra.
Đề xuất các phương án khả thi, lựa chọn ra phương án tối ưu nhằm giải
quyết các vấn đề mà tình huống đặt ra.
Phân tích làm rõ các căn cứ pháp lý của mỗi phương án để làm thông
tin tham khảo cho việc giải quyết khiếu nại về đất đai sau này.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp truyền thống: phân tích câu chữ. Tác giả dựa trên phân tích
câu chữ để nắm bắt được ý của người làm luật từ đó áp dụng điều luật phù hợp
để giải quyết tình huống đặt ra.
Phương pháp suy lý mạnh: Tác giả áp dụng phương pháp trên khi điều
luật không quy định rành mạch về vấn đề đặt ra nhưng cần phải được thừa nhận
bởi lý lẽ để chúng tồn tại tương tự hoặc mạnh hơn lý lẽ được dùng làm cơ sở cho
những quy tắc được chính thức ghi nhận trong Luật.
Phương pháp tổng hợp: Tác giả tổng hợp lại để người đọc hiểu rõ hơn về
tình huống.
Phương pháp so sánh: Tác giả sử dụng phương pháp so sánh để lựa chon
phương pháp tối ưu nhất.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tranh chấp đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội được UBND Thành
phố giao Thanh tra thành phố Hà Nội xác minh và báo cáo UBND Thành phố
Hà Nội. Vụ việc này xảy ra tại UBND xã T (nay là UBND phường T), UBND
quận N, thành phố Hà Nội.
5. Bố cục tiểu luận gồm 3 phần:
Phần 1: Lời nói đầu.
Phần 2: Nội dung
2.1. Mô tả tình huống.
2
2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống.
2.3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả.
2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống.
2.5. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện phương án đã chọn.
Phần 3. Kết luận và kiến nghị.
3
II. NỘI DUNG:
2.1. Mô tả tình huống: Bà N khiếu nại Quyết định số 5383/QĐ - UBND
ngày 06/9/2013 về việc giải quyết khiếu nại liên quan đến việc thu hồi, hủy bỏ
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho bà N và bà H khiếu nại Quyết
định số 1067/QĐ - UBND ngày 10/3/2014 về việc giải quyết tranh chấp đất đai
giữa bà H và bà N ở thôn M, xã T của UBND huyện T (nay thuộc phường T,
quận N).
Năm 1989 do Hợp tác xã Đ giao đất giãn dân trái thẩm quyền (theo báo
cáo của UBND phường T đến nay hồ sơ giao đất giãn dân của HTX không còn
lưu giữ được). Hộ gia đình ông Đ (vợ là bà H) không xuất trình được giấy tờ
giao đất cũng như biên bản bàn giao đất, sơ đồ thửa đất giao, nên không rõ diện
tích. Ngoài diện tích nêu trên gia đình ông Đ còn sử dụng một phần đất có diện
tích 29m2. Tuy nhiên, bản đồ năm 1994 chỉ thể hiện hộ gia đình ông Đ sử dụng
162m2 (không bao gồm 29m2). Ngày 19/5/2001, ông Đ (vợ là bà H) có đơn đăng
ký, kê khai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất số 38, tờ
bản đồ số 7, diện tích 162m2
Năm 1989, bà N đã đổi thửa ruộng của gia đình ở khu đầu L lấy 120m2
đất nông nghiệp ở khu đầu L của gia đình ông N (vợ là bà P) ở xóm 2, thôn M,
xã T (theo biên bản làm việc với Ban quản lý Hợp tác xã Đ ngày 04/8/2003).
Thửa đất của gia đình bà P đồi đất cho gia đình bà N nằm sát khu đất giãn dân
của Hợp tác xã Đ (nay là Hợp tác xã M), việc đổi đất giữa hai gia đình không có
văn bản giấy tờ gì. Ngày 29/4/2000, bà N có Đơn đăng ký quyền sử dụng đất với
diện tích 254m2 thuộc thửa đất số 33, tờ bản đồ số 7, bản đồ năm 1994 xã Tây
Mỗ (bao gồm cả 29m2 hai gia đình đang tranh chấp).
Ngày 24/12/2001, UBND huyện T có Quyết định số 1740/QĐ – UBND
về việc cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất ở, đất ao và vườn liền kề đợt 3
cho 349 hộ gia đình, cá nhận tại xã T, trong đó có hộ gia đình ông Đ được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số U762815, diện tích 162m2 đất, tại thửa số
38, tờ bản đồ số 7, đo vẽ năm 1994 và hộ gia đình bà N được cấp giấy chứng
4
nhận quyền sử dụng đất số U76812, diện tích 254m2 đất tại thửa số 33, tờ bản đồ
số 7, được đo vẽ năm 1994.
Sau khi nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gia đình bà N phá
bỏ một phần bức tường do gia đình ông Đ xây và bao chiếm phần diện tích đất
29m2 do hộ gia đình ông Đ đang sử dụng. Năm 2005, bà N lại ngang nhiên đập
phá tường rào của gia đình ông Đ. UBND huyện T đã có Quyết định 1540/QĐUBND ngày 07/6/2007 về việc thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cấp cho gia đình bà N và gia đình ông Đ.
Bà N không nhất trí với nội dung Quyết định số 1540/QĐ- UBND ngày
07/6/2007 của UBND huyện T về việc thu hồi hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất số U762812, diện tích 254m2 đất tại thửa số 33, tờ bản đồ số 7 đã cấp
cho bà N nên đã có đơn khiếu nại Quyết định trên.
Ngày 06/9/2013, Uỷ ban nhân dân huyện T ban hành Quyết định số 5383/
QĐ – UBND về việc giải quyết đơn của bà N ở thôn M, xã T.
Đối với đơn khiếu nại của bà H:
Việc tranh chấp đối với diện tích đất trên của hai gia đình bà H và bà N
xảy ra từ năm 2003 đến năm 2013 đã được UBND xã T tổ chức hòa giải nhưng
không thành.
2
Ngày 21/3/2012, bà H (vợ ông Đ) có đơn gửi UBND huyện T đề nghị giải
quyết dứt điểm tranh chấp đất đai giữa gia đình bà H và gia đình bà N ở thôn M,
xã T đối với vị trí đất 29m2 nay là một phần thửa đất số 33, tờ bản đồ số 07, bản
đồ năm 1994 xã T.
Ngày 30/8/2013, UBND xã T có Quyết định số 833/UBND về việc thành
lập Hội đồng tư vấn giái quyết tranh chấp đất đai giữa bà H và bà N.
Ngày 05/11/2013, Hội đồng giải quyết tranh chấp đất đai đã họp xác minh
nguồn gốc và quá trình sử dụng đất có tranh chấp giữa hai gia đình bà N và bà
H.
5
Ngày 07/11/2013, Ủy ban nhân dân xã T lập Biên bản hòa giải số 127/BB
– UBND về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình bà H với gia đình bà
N.
Ngày 05/3/2014, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện T có báo cáo số
455/BC – TNMT về việc xem xét, xác minh đơn của bà H ở thôn M, xã T,
huyện T.
Ngày 10/3/2014, Ủy ban nhân dân huyện T có Quyết định số 1607/QĐUBND về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa bà Hvới bà N với nội dung:
“Giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất của hộ gia đình bà H tại thời điểm trước
năm 2001 (có sơ đồ kèm theo)”.
Ngày 24/3/2014, bà H có đơn khiếu nại Quyết định số 1607/QĐ- UBND
về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa bà H với bà N.
2.1.1. Hoàn cảnh tình huống:
Ngày 14/5/2015, Thanh tra Thành phố Hà Nội nhận được Công văn của
UBND thành phố Hà Nội về việc giao Thanh tra Thành phố xác minh, kết luận
đơn khiếu nại lần hai của bà N, và bà H đối với Quyết định số 5383/QĐ- UBND
ngày 06/9/2013 về việc giải quyết khiếu nại liên quan đến việc thu hồi, hủy bỏ
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho bà N và Quyết định số 1067/QĐ
- UBND ngày 10/3/2014 về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa bà H và bà
N.
2.1.2. Phân tích nội dung tình huống
Qua quá trình xác minh thông tin, tài liệu tại UBND phường T, UBND
quận N và các đơn vị có liên quan, Tổ xác minh nhận định như sau:
- Nguồn gốc và quá trình sử dụng đất của bà N:
Hộ gia đình bà N đang sử dụng diện tích đất thuộc thửa đất số 33, tờ bản
đồ số 7 (bản đồ đo vẽ xã T năm 1994) có nguồn gốc là đất nông nghiệp. Năm
1991, bà N đổi ruộng cho ông N (vợ là bà P), sau đó hộ bà N mới xây dựng nhà
ở trên diện tích đổi
6
- Nguồn gốc và quá trình sử dụng đất của bà H:
Hộ gia đình bà H đang sử dụng diện tích đất làm nhà ở thuộc thửa đất số
38, tờ bản đồ số 7, diện tích 162m2 ( bản đồ đo vẽ xã T năm 1994) có nguồn gốc
là đất giãn dân do HTX Đ giao trái thẩm quyền năm 1989. Cũng trong năm 1989
gia đình bà H sử dụng thêm 29m2 đất liền kề có nguồn gốc là đất nông nghiệp.
Đến khoảng năm 1991 -1992, gia đình bà H xây tường bao quanh phần diện tích
29m2 đất nêu trên.
- Hồ sơ địa chính hiện đang lưu giữ tại UBND phường T:
Về hồ sơ địa chính: Tại bản đồ số 7, đo vẽ năm 1994 được Giám đốc Sở
địa chính ký và đóng dấu ngày 26/11/1996 thể hiện:
- Thửa đất số 33, tờ bản đồ số 07, diện tích 254m2 (sổ mục kê ghi chủ sử
dụng đất: bà N, diện tích 254m2, loại đất T.
- Thửa đất số 38, tờ bản đồ số 07, diện tích 162m2 (sổ mục kê ghi chủ sử
dụng đất: ông Đ (chồng bà H), diện tích 162m2, loại đất T.
Về tài liệu lưu giữ tại phường:
Ngày 04/8/2003: Đại diện UBND xã T (nay là UBND phường T) làm việc
với Ban quản lý Hợp tác xã M: về việc cấp đất ở cho gia đình ông Đ (chồng bà
H) và gia đình bà N…có nội dung: Năm 1989 theo kế hoạch tập thể cấp đất dãn
dân cho nhân dân trong xã trong đó có gia đình ông Đ được cấp như các gia
đình khác với diện tích khoảng 160m2 – 170m2. Riêng gia đình bà N không có
trong danh sách được cấp đất ở. Sau thời gian khoảng 01 đến 02 năm bà N có
đổi ruộng cho gia đình ông N (chồng bà P), diện tích khoảng 120m2 và gia đình
bà N sử dụng từ đó đến nay….Đến ngày 17/10/2002, sau khi nhận được giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ông Đ làm đơn đề nghị về việc trong trích lục
bản đồ thiếu 01 số diện tích của gia đình, trong thực tế gia đình ông Đ đã xây
tường rào xung quanh, số diện tích thiếu đó lại nằm sang đất của bà N liền
kề..”đã được UBND xã T xác nhận.
-
Về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
7
Theo báo cáo của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện N:
- Về hồ sơ cấp GCNQSD đất cho bà N:
Ngày 29/04/2001, bà N có Đơn đăng ký quyền sử dụng đất trên diện tích
254m2, tờ bản đồ số 7, thửa 33, xóm III thôn M, loại đất thổ cư, mục đích làm
nhà ở, thời hạn sử dụng lâu dài (nguồn gốc sử dụng đất: Đất giãn dân năm 1989)
đã được UBND xã T xác nhận ngày 12/12/2001 với nội dung: “Gia đình sử
dụng thửa đất trước ngày 31/5/1990 hiện đang ở ổn định. Không có tranh chấp,
đề nghị UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình
bà N”. Ngày 28/12/2001, Phòng Địa chính huyện T xác nhận: Đề nghị UBND
huyện Từ Liêm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ bà N trên diện
tích 254m2, hộ bà N phải nộp thuế trước bạ đất.
Ngày 29/4/2001, UBND xã T có biên bản kiểm tra, đối soát hình thể,
ranh giới thửa đất tại thực địa của hộ bà N tại xóm III, thôn M, xã T, huyện T
thửa đất số 33, tờ bản đồ số 7, diện tích 254m2. Sau khi tổ công tác cùng với chủ
sử dụng đất tiến hành kiểm tra hiện trạng sử dụng đất năm 2001 so với bản đồ
địa chính đo vẽ năm 1994 xác nhận về hình thể thửa đất: đúng, hiện trạng không
có tranh chấp và đã được UBND xã T xác nhận.
Ngày 24/12/2001, UBND huyện T có Quyết định số 1740/QĐ- UBND về
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất ao và vườn liền kề đợt 3 cho
349 hộ gia đình, cá nhân tại xã T, trong đó có hộ gia đình bà N được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất số U76812, diện tích 254m2 đất tại thửa số 33, tờ
bản đồ số 7, được đo vẽ năm 1994.
- Về hồ sơ cấp GCN QSD đất cho hộ gia đình ông Đ:
Ngày 19/5/2001, gia đình ông Đ có đơn đăng ký quyền sử dụng đất trên
diện tích 162m2 ở xóm III, thôn M thuộc tờ bản đồ số 7, thửa số 38, loại đất thổ
cư, mục đích làm nhà ở, thời hạn sử dụng lâu dài, nguồn gốc sử dụng là đất giãn
dân năm 1989 đã được UBND xã T (nay là UBND phường T) xác nhận ngày
12/12/2001, với nội dung:“Gia đình sử dụng thửa đất trước ngày 31/5/1990
hiện đang ở ổn định. Không có tranh chấp, đề nghị UBND huyện cấp giấy
8
chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình ông Đ”. Ngày 28/12/2001,
Phòng Địa chính huyện T xác nhận: Đề nghị UBND huyện cấp GCN QSD đất ở
cho hộ ông Đ diện tích 162m2. Hộ gia đình ông Đ phải nộp lệ phí trước bạ đất.
Ngày 19/5/2001, tổ công tác kê khai đăng ký cấp GCN QSD UBND xã T
tiến hành kiểm tra, đối soát hình thể, ranh giới thửa đất số 38, tờ bản đồ số 7
diện tích 162m2 tại thực địa của hộ gia đình ông Đ tại xóm III, thôn M, xã T,
huyện T xác nhận: về hình thể, đúng;hiện trạng sử dụng, không có tranh chấp và
đã được UBND xã T xác nhận.
Ngày 24/12/2001, UBND huyện T có Quyết định số 1740/QĐ- UBND về
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất ao và vườn liền kề đợt 3 cho
349 hộ gia đình, cá nhân tại xã T, trong đó có hộ gia đình ông Đ được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất số U762815, diện tích 162m2 đất tại thửa số 38,
tờ bản đồ số 7, được đo vẽ năm 1994.
Sau khi nhận được GCN QSD đất, gia đình bà N phá bỏ một phần bức
tường do gia đình ông Đ xây và bao chiếm phần diện tích đất 29m2 do hộ gia
đình ông Đ đang sử dung. Năm 2005, bà N lại ngang nhiên đập phá tường rào
của gia đình ông Đ. UBND huyện T đã có Quyết định 1540/QĐ- UBND huyện
T ngày 07/6/2007 về việc thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cấp cho gia đình bà N và gia đình ông Đ.
Bà N không nhất trí với nội dung Quyết định số 1540/QĐ- UBND ngày
07/6/2007 của UBND huyện T về việc thu hồi hủy bỏ GCN QSD đất số
U762812, diện tích 254m2 đất tại thửa số 33, tờ bản đồ số 7 đã cấp cho bà N nên
đã có đơn khiếu nại Quyết định trên.
Ngày 06/9/2013, UBND huyện T ban hành Quyết định số 5383/ QĐ –
UBND về việc giải quyết đơn của bà N ở thôn M, xã T.
+ Đối với đơn khiếu nại Quyết định 1067/QĐ – UBND về việc giải quyết
tranh chấp của bà H với bà N:
9
Việc tranh chấp đối với diện tích đất trên của hai gia đình bà H và N xảy
ra từ năm 2003 đến năm 2013 đã được UBND xã T (nay là UBND phường T) tổ
chức hòa giải nhưng không thành.
Ngày 21/3/2012, bà H (vợ ông Đ) có đơn gửi UBND huyện T đề nghị giải
quyết dứt điểm tranh chấp đất đai giữa gia đình bà H và gia đình bà N đối với vị
trí đất 29m2 nay là một phần thửa đất số 33, tờ bản đồ số 07, bản đồ năm 1994
xã T.
Ngày 30/8/2013, UBND xã T có Quyết định số 833/UBND về việc thành
lập Hội đồng tư vấn giái quyết tranh chấp đất đai giữa bà H và bà N.
Ngày 05/11/2013, Hội đồng giải quyết tranh chấp đất đai đã họp xác minh
nguồn gốc và quá trình sử dụng đất có tranh chấp giữa hai gia đình bà N và bà H
đã kết luận: “ Diện tích đất hiện bà H và bà N có tranh chấp là do bà H tự sử
dụng từ năm 1989. Khoảng năm 1991 -1992 gia đình bà H đã cho xây dựng
tường rào bao quanh nhưng bản đồ năm 1994 thể hiện diện tích tranh chấp do
bà N đang sử dụng là không đúng thực tế. Hiện nay bao quanh phần diện tích
đất này vẫn còn móng tường cũ do gia đình bà H xây dựng.
Sau khi nhận được GCN QSD đất gia đình bà N đã phá bỏ một phần bức
tường do gia đình bà H xây dựng và chiếm phần diện tích đất mà gia đình bà H
đang sử dụng thuộc thửa đất số 33, tờ bản đồ số 07, từ đó hai gia đình xảy ra
tranh chấp đối với phần diện tích này.
……..
Giữ nguyên ranh giới sử dụng đất của hộ gia đình bà H và hộ gia đình bà
N tại thời điểm trước khi các hộ xảy ra tranh chấp năm 2003. Khi thực hiện
công tác Giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Cụm trường trung học chuyên
nghiệp – dạy nghề theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội hộ gia đình bà
H sẽ được bồi thường chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất
29m2 nêu trên theo quy định.”
10
Ngày 07/11/2013, UBND xã T lập Biên bản hòa giải số 127/BB – UBND
về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình bà H với gia đình bà N ở thôn
3, M, xã T.
Ngày 05/3/2014, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện T có báo cáo số
455/BC – TNMT về việc xem xét, xác minh đơn của bà H ở thôn M xã T, huyện
T.
Ngày 10/3/2014, UBND huyện T có Quyết định số 1607/QĐ- UBND về
việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa bà H với bà N với nội dung: “Giữ nguyên
hiện trạng sử dụng đất của hộ gia đình bà H tại thời điểm trước năm 2001 (có
sơ đồ kèm theo)”.
Ngày 24/3/2014, bà H có đơn khiếu nại Quyết định số 1607/QĐ- UBND
về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa bà H với bà N ở thôn M, xã T, quận N.
2.2. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Trên cơ sở phân tích sơ lược tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp
nói chung và từ vụ việc tranh chấp đất nông nghiệp nói riêng ở Hà Nội, mục tiêu
đặt ra trong thực tế quản lý và sử dụng đất nông nghiệp hiện nay là: “Quản lý
chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, tăng cường đầu tư thâm canh tăng năng suất,
tăng sức sản xuất của quỹ đất nông nghiệp”
Đề ra các phương án khả thi nhằm giải quyết các vấn đề do tình huống
đặt ra đúng pháp luật, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật, hiệu quả trong quản lý nhà
nước.
Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân theo quy định của
pháp luật.
Đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng.
Giải quyết hài hòa giữa tính pháp lý, lợi ích xã gia đình và lợi ích của
các bên.
Củng cố, nâng cao niềm tin của công dân vào Đảng và Nhà nước, nhất
là chính quyền địa phương.
11
Củng cố kiến thức về pháp luật của công dân và chính quyền các cấp.
2.3. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ.
2.3.1. Nguyên nhân xảy ra tình trạng tranh chấp đất đai:
- Một số nguyên nhân chung dẫn tới vụ việc:
+ Nhìn chung công tác quản lý đất đai đặc biệt là trong tổ chức và hoạt
động quản lý nhà nước ở các cấp trong thời gian qua còn lỏng lẻo, vẫn còn nhiều
trường hợp người dân thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, chuyển
mục đích sử dụng đất nông nghiệp trái phép, không thông qua các cơ quan chức
năng, không được sự cho phép của Nhà nước. Bên cạnh đó việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp còn diễn ra rất chậm, chưa đúng thời gian,
chưa đúng trình tự, thủ tục theo quy định. Điển hình như việc: Việc chuyển
nhượng quyền sử dụng đất giữa bà N và ông N (chồng bà P) không có xác nhận
của chính quyền địa phương, đa số người dân tự chuyển đổi miệng hoặc nếu có
giấy tờ thì cũng không có xác nhận của chính quyền địa phương. Bà N tự
chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở nhưng không bị xử lý
vi phạm của chính quyền địa phương. Như việc kê khai cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, người dân không thực hiện kê khai mà do bộ phận chính
quyền địa phương thời bấy giờ tự kê khai và người dân chỉ biết ký tên, dẫn đến
việc mặc dù diện tích 29m2 đất nông nghiệp bà H sử dụng trước đó lại được kê
khai và GCN QSD đất của bà N.
+ Người dân còn thiếu hiểu biết pháp luật dẫn tới hành vi vi phạm pháp
luật là lấn, chiếm đất đai thuộc quản lý của cơ quan nhà nước. Cụ thể, như: Do
công tác quản lý đất đai ở địa phương còn lỏng lẻo, nên đối với diện tích đất
không sử dụng bà H đã tự sử dụng để đào hố vôi xây nhà, trồng rau.
+ Công tác quản lý đất đai cũng còn nhiều bất cập, hồ sơ địa chính chưa
được quan tâm đúng mức, chưa đầy đủ, sổ sách, bản đồ, sổ mục kê thiếu không
đủ cơ sở cho việc quản lý đất đai. Công tác lưu trữ tư liệu địa chính chưa tốt dẫn
đến việc xác định nguồn gốc, quá trình sử dụng đất gặp nhiều khó khăn. Công
tác chỉnh lý biến động đất đai không được theo dõi, cập nhật thường xuyên dẫn
12
đến việc tham mưu không đầy đủ, thiếu chính xác trong việc thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại về đất đai; không kịp thời phát hiện và xử lý hành vi vi phạm về
đất đai của công dân, để hành vi vi phạm kéo dài khiến công tác giải phóng mặt
bằng sau này gặp nhiều khó khăn. Đó là việc, hồ sơ và nguồn gốc đất của bà N
trước kia là đất của ai? diện tích bao nhiêu mét? không còn, dẫn đến tranh chấp
cũng như khó khăn trong việc giải quyết.
+ Những tồn tại có tính lịch sử, như việc giao đất từ rất lâu nên hồ sơ
không còn được lưu giữ; quá trình tan rã của các Hợp tác xã đã gây khó khăn rất
lớn cho quá trình giải quyết các vụ việc. Việc HTX giao đất trái thẩm quyền
nhưng hồ sơ giao không còn được lưu trữ.
+ Một số bộ phận cán bộ, công chức do trình độ kém không giải thích đầy
đủ cho công dân hiểu về pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước, dẫn tới sự
bất bình của công dân.
- Phân tích hậu quả:
+ Từ việc phân tích ở trên chúng ta có thể một điều việc quản lý lỏng lẻo
từ Trung ương đến địa phương và việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông
nghiệp sai mục đích của người dân đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và
nặng nề.
+ Do bộ phận cán bộ địa phương trình độ học vấn kém, cũng như trong
việc quản lý đất đai qua các thời kỳ dẫn đến hậu quả cho những khiếu kiện sau
này. Cũng như giảm sút lòng tin của nhân dân vào bộ phận cán bộ, công chức ở
cơ quan nhà nước, gây bất bình trong nhân dân.
+ Gây ảnh hưởng xấu đến xã hội: đất nông nghiệp bình quân trên đầu
người giảm xuống đáng kể. Đây là vấn đề đặc biệt quan tâm vì sẽ ảnh hưởng
đến an ninh lương thực quốc gia trong những năm tới. Việc chuyển đổi đất nông
nghiệp sang các mục đích sử dụng khác không đúng quy hoạch gây thất thoát
lãng phí nghiêm trọng về tổng quỹ đất nông nghiệp. Xét trong ngành nông
nghiệp và nông thôn, việc người dân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông
nghiệp, chuyển nhượng trái phép sẽ gây ra nhiều khó khăn. Sau 20 năm khi tiến
13
hành thu hồi và phân chia lại ruộng đất nông nghiệp cho người dân sẽ gặp nhiều
khó khăn.
+ Làm chậm công tác giải phóng mặt bằng khiến dự án bị trì hoãn, gây tổn
thiệt hại về kinh tế. Vì hiện tại có Dự án đi qua diện tích gia đình nhà bà H và bà
N, trong khi việc phân định diện tích của ai thì chưa rõ.
2.4. XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Căn cứ pháp lý:
Việc UBND huyện T (nay là UBND quận N) ban hành Quyết định số
1540/QĐ – UBND ngày 07/6/2007, về việc thu hồi hủy bỏ Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đã cấp cho 02 trường hợp (bà N và ông Đ là không đủ cơ sở,
căn cứ và chưa phù hợp với Khoản 3, Điều 42 Nghị định số 181/2004/NĐ – CP
ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003; Mục III,
điểm 1.3 Thông tư số 01/2005/TT – BTNMT ngày 13/4/2005 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ
– CP.
Tại điều 17, Quyết định 65/2001/QĐ – UB ngày 29/8/2001 quy định:
“Điều 17: Người đang sử dụng đất có trách nhiệm kê khai chính xác, kịp thời và
đầy đủ nội dung theo quy định về kê khai đăng ký đất ở khu dân cư nông thôn.
Mọi trường hợp cản trở việc kê khai đăng ký, cố tình không kê khai hoặc kê khai
không đúng sự thật sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp Luật” và Điều 27 Quyết
định số 23/2005/QĐ – UB ngày 18/2/2005 quy định trách nhiệm của người sử
dụng đất: “Điều 27. Người đang sử dụng đất có trách nhiệm kê khai chính xác,
kịp thời và đầy đủ nội dung theo quy định về kê khai đăng ký đất ở, nhà ở, đất có
vườn, ao. Mọi trường hợp cản trở người khác kê khai đăng ký, cố tình không kê
khai đăng ký hoặc kê khai đăng ký không đúng sự thật sẽ bị xử lý theo quy định
tại Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai”. Nay là Điều 81 Quyết định số
13/2013/QĐ – UBND ngày 24/4/2013 của UBND Thành phố Hà Nội về việc
14
cấp GCN QSD đất trên địa bàn Thành phố quy định trách nhiệm của người sử
dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất: “Điều 81.Người sử dụng đất, sở hữu
tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm kê khai chính xác, kịp thời và đầy đủ nội
dung theo quy định khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận và đăng ký biến động. Mọi
trường hợp cản trở việc kê khai, cố tình không kê khai hoặc kê khai không đúng
sự thật sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật”. Như vậy, Quyết định số
1740/QĐ – UB ngày 24/12/2001 của UBND huyện T về việc cấp GCN QSD đất
ở, đất ao và vườn liền kề dợt 3 cho 349 hộ gia đình, cá nhân tại xã T, trong đó có
hộ gia đình ông Đ được cấp 162m2 đất tại thửa 38, tờ bản đồ số 7 và hộ gia đình
bà N được cấp 254m2 đất ở tại thửa 33, tờ bản đồ số 7 là chưa chính xác.
Năm 2005, gia đình bà N phá bỏ một phần bức tường do gia đình ông
Đ xây dựng và bao chiếm phần diện tích đất 29m2 do hộ gia đình ông Đ đang sử
dụng. UBND huyện T đã có Quyết định số 1540/QĐ- UBND ngày 07/6/2007 về
việc thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đấ đã cấp cho gia đình bà
N và gia đình ông Đ là đúng.
2.4.1.Phƣơng án thứ nhất:
+ Đối với đơn khiếu nại của bà N khiếu nại Quyết định số 5383/QĐUBND ngày 06/9/2013 về việc giải quyết khiếu nại liên quan đến việc thu hồi,
hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho bà N: Việc thu hồi, hủy
bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho bà N là có cơ sở.
+ Đối với đơn khiếu nại của bà H khiếu nại Quyết định số 1607/QĐUBND về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa bà H với bà N với nội dung:
“Giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất của hộ gia đình bà H tại thời điểm trước
năm 2001 (có sơ đồ kèm theo)”.
* Ưu điểm:
Đảm bảo đúng các quy định của pháp luật về cấp, thu hồi và hủy bỏ
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
15
Tăng cường được niềm tin của công dân vào Đảng, Nhà nước và chính
quyền địa phương nếu bà N chấp thuận phương án này.
Đảm bảo được phần nào lợi ích chính đáng của bà H.
* Nhược điểm:
-
Do bà N có lợi thế hơn, mặc dù bà H là người sử dụng mảnh đất đó
trước nhưng vì diện tích 29m2 nằm trong diện tích bà N được cấp giấy. Dẫn đến
bà N căn cứ vào đó để tiếp tục khiếu kiện.
Gia đình bà N có thể khiếu nại vượt cấp lên cơ quan trung ương dẫn tới
khiếu nại kéo dài hoặc khiếu kiện lên Tòa án hành chính.
2.4.2.Phƣơng án thứ hai
+ Đối với đơn khiếu nại của bà N khiếu nại Quyết định số 5383/QĐUBND ngày 06/9/2013 về việc giải quyết khiếu nại liên quan đến việc thu hồi,
hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho bà N: Việc thu hồi, hủy
bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho bà N là có cơ sở.
+ Đối với đơn khiếu nại của bà H khiếu nại Quyết định số 1607/QĐUBND về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa bà H với bà N với nội dung:
Bà H trả lại cho bà N diện tích 29m2 mà hai gia đình đang tranh chấp.
* Ưu điểm:
Đảm bảo đúng các quy định của pháp luật về cấp, thu hồi và hủy bỏ
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Về trình tư, thủ tục kê khai GCN QSD đất có tính pháp lý hơn.
Nhanh chóng giải quyết được khiếu nại, thuận tiện cho việc đẩy nhanh
tốc độ giải phóng mặt bằng.
Củng cố kiến thức về pháp luật của công dân và chính quyền các cấp.
* Nhược điểm:
16
- Chưa bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của công dân mà chủ thể
trực tiếp ở đây là gia đình bà H. Mặc dù, diện tích 29m2 gia đình bà H là người
sử dụng trước nhưng gia đình bà H đã bị mất quyền lợi đối với diện tích 29m2.
2.4.3. Phƣơng án thứ ba:
+ Đối với đơn khiếu nại của bà N khiếu nại Quyết định số 5383/QĐUBND ngày 06/9/2013 về việc giải quyết khiếu nại liên quan đến việc thu hồi,
hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho bà N: Việc thu hồi, hủy
bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho bà N là có cơ sở.
+ Đối với đơn khiếu nại của bà H khiếu nại Quyết định số 1607/QĐUBND về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa bà H với bà N với nội dung:
Thu hồi diện tích 29m2 đất này trả lại cho ông N (chồng bà P).
* Ƣu điểm:
Đảm bảo đúng các quy định của pháp luật về cấp, thu hồi và hủy bỏ
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
* Nhƣợc điểm
Cơ sở pháp lý không vững chắc, có thể bị các cơ quan chuyên môn
khác bác bỏ.
- Việc giải quyết khiếu nại sẽ phức tạp hơn.
Mâu thuẫn giữa các gia đình sẽ gay gắt hơn và sẽ lôi người thứ ba là
ông N (chồng bà P) vào tranh chấp. Điều này sẽ khiến các gia đình đó bất bình
và khiếu nại lên cơ quan Nhà nước, thậm chí là làm đơn tố cáo do thời hiệu
khiếu nại đã hết.
2.4.4. Lựa chọn phƣơng án
Cả ba phương án trên đều có những ưu, nhược điểm nhất định tuy nhiên
theo ý kiến tác giả, phương án thứ hai là phương án tối ưu hơn (mặc dù chưa
phải là phương án tốt nhất vì do công tác quản lý hồ sơ, cũng như công tác kê
khai ở một số bộ phận cán bộ thời bấy giờ) do có nhiều ưu điểm và ít nhược
điểm hơn, mà vẫn đảm bảo quy định của pháp luật. Ngoài ra, phương án thứ hai
17
căn cứ pháp lý vững hơn phương án thứ hai, vì phương án thứ nhất, chỉ do bà H
trình bày, chứ bà H không cung cấp được tài liệu bằng chứng gì về việc sử dụng
29m2 của mình. Trong khi đó về căn cứ pháp lý, như việc kê khai diện tích, cũng
như hồ sơ địa chính, bản đồ đều thể hiện diện tích 29m2 là của gia đình bà N.
Ngoài ra, khi ký xác nhận vào đơn xin cấp GCN QSD đất, cán bộ kê khai diện
tích 162m2 bà H cũng ký vào xác nhận đơn đăng ký cấp GCN QSD. Bà H cũng
khẳng định gia đình nhà mình chỉ có diện tích là 162m2 đất.
2.5. LẬP KẾ HOẠCH, TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁN:
Căn cứ Luật Khiếu nại năm 2011; Căn cứ Nghị định số 75/2012/NĐ-CP
ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu
nại; Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ
quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính;
Căn cứ Quyết định số 89/2009/QĐ-UBND ngày 16/7/2009 của UBND
thành phố Hà Nội quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Thanh tra thành phố Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 1233/QĐ-TTTP ngày 27/5/2014 của Chánh Thanh
tra thành phố Hà Nội về việc ban hành “Quy định trách nhiệm của cán bộ, công
chức cơ quan Thanh tra thành phố Hà Nội trong việc xác minh, báo cáo, giải
quyết khiếu nại, tố cáo”.
2.5.1. Các bƣớc thực hiện
Kể từ ngày nhận được Công văn giao việc của UBND Thành phố, trong
vòng 03 ngày làm việc, Bộ phận Tiếp công dân lập Phiếu đề xuất giao nhiệm vụ
trình Chánh Thanh tra ký duyệt. Phiếu đề xuất phải được gửi đến phòng được
giao nhiệm vụ trong vòng 01 ngày, có gửi kèm Đơn khiếu nại và các tài liệu liên
quan (nếu có).
Trong vòng 02 ngày kể từ ngày nhận được Phiếu đề xuất giao nhiệm
vụ, Trưởng phòng phân công cán bộ tham gia Tổ xác minh.
18
Trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận được Phiếu đề xuất giao nhiệm
vụ, Tổ xác minh tiến hành tiếp công dân làm rõ các nội dung khiếu nại và ban
hành Quyết định thành lập Tổ xác minh nội dung khiếu nại. Thời gian tiến hành
xác minh không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Quyết định thành lập
tổ Xác minh.
Trong vòng 25 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Quyết định thành lập
Tổ xác minh, Tổ xác minh tiến hành nghiên cứu tài liệu, xác minh tại các cơ
quan, đơn vị có liên quan, trình dự thảo Báo cáo kết quả xác minh lên Trưởng
phòng.
Trong vòng 02 ngày làm việc, Trưởng phòng duyệt Dự thảo, chuyển lại
cho Tổ xác minh chỉnh sửa hoặc xác minh, thu thập tài liệu bổ sung.
Trưởng phòng trình Phó Chánh thanh tra dự thảo Báo cáo xác minh
trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Dự thảo báo cáo xác minh.
Phó Chánh thanh tra duyệt Dự thảo báo cáo xác minh trong vòng 03
ngày làm việc.
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày Dự thảo báo cáo xác minh
được duyệt, Tổ xác minh tổ chức thông qua dự thảo đối với người khiếu nại,
người bị khiếu nại.
2.5.2. Lịch thời gian thực hiện
Thời gian
Nội dung công việc
Người thực hiện
Địa điểm
19/5/2015
Nhận Công văn giao Văn thư
Thanh tra Bằng
việc của UBND Thành
Thành phố
Ghi chú
văn bản
phố; ghi sổ đến
20/5/2015
Trình Chánh Thanh tra Ban tiếp công dân; Thanh tra Phiếu đề
duyệt Phiếu đề xuất
21/5/2015
Chánh Thanh tra;
Phân công nhiệm vụ Trưởng phòng
19
Thành phố
xuất
Thanh tra Bằng
cho Tổ xác minh
28/5/2015
Thành phố
Tiếp công dân
Tổ xác minh
văn bản
Thanh tra Biên bản
Thành phố
01/6/2015
02/5/2015
Ban hành Quyết định Tổ xác minh
Thanh tra Bằng
thành lập Tổ xác minh
Thành phố
văn bản
Xác minh tại Phường T Tổ xác minh;
UBND
Biên bản
đến
Cán bộ địa chính;
Phó
02/7/2015
chủ
phường T
tịch
UBND;
Xác minh tại phòng Tổ xác minh;
TN&MT quận N
Làm
việc
với
UBND
Biên bản
Đại diện phòng quận N
Sở TN&MT;
TN&MT Hà Nội
Sở
Đại diện Sở TN & TN&MT
MT;
03/7/2015
Trình Dự thảo báo cáo Tổ xác minh
Thanh tra Bằng
xác minh lên Trưởng
Thành phố
văn bản
phòng
06/7/2015
Hoàn thiện dự thảo;
-22/7/2015 Trưởng
phòng,
Tổ xác minh;
Phó Trưởng phòng;
Chánh thanh tra duyệt.
Thanh tra Bằng
Thành phố
văn bản
Phó Chánh thanh
tra.
27/7/2015
31/7/2015
Thông qua dự thảo với Tổ xác minh
Thanh tra Biên bản
người khiếu nại
Thành phố
Ban hành Báo cáo kết Tổ xác minh
Thanh tra Bằng
quả xác minh
Thành phố
20
văn bản
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận: Từ vụ việc tranh chấp, cưỡng chế đất đai ở Hà Nội cho ta
thấy việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay còn quá nhiều
bất cập. Nhà nước cần nhanh chóng nghiên cứu sửa đổi các văn bản dưới luật
sao cho phù hợp với thực tế hiện nay của Việt Nam.
Xác định và phân cấp rõ hơn về tam quyền phân lập trong Hiến pháp,
tránh hiện tượng lạm quyền, quản lý chồng chéo không hiệu quả và gây mất
lòng tin trong nhân dân.
Qua quá trình phân tích tình huống và xây dựng các phương án giải quyết
vấn đề mà tình huống đặt ra, tiểu luận đã chỉ ra được những nguyên nhân chủ
yếu gây ra tình huống cũng như lựa chọn được phương án tối ưu, vừa đảm bảo
đúng pháp luật. Tiểu luận cũng đã chỉ ra được những khó khăn, phức tạp trong
quá trình giải quyết một tình huống cụ thể về giải quyết một tranh chấp đất đai.
Mặc dù phương án được tác giả lựa chọn là tối ưu theo quan điểm của tác
giả song nó vẫn tồn tại những nhược điểm mà tác giả cũng như cơ quan Thanh
tra Thành phố không thể tự quyết định mà cần có sự chấp thuận của nhiều cơ
quan chuyên môn khác.
Với vị trí, vai trò là cơ quan tham mưu giải quyết khiếu nại cho UBND
thành phố Hà Nội, cơ quan Thanh tra Thành phố chỉ có quyền hạn được quy
định cụ thể trong Luật Khiếu nại 2011 đó là xác minh nội dung khiếu nại và đôn
đốc, theo dõi, báo cáo kết quả thực hiện Quyết định giải quyết khiếu nại của các
cơ quan cấp cơ sở khi được UBND Thành phố giao. Trong phạm vi quyền hạn
đó, tác giả chỉ có thể đề ra kế hoạch giải quyết khiếu nại và kiến nghị các cơ
quan Nhà nước. Việc lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án ở cấp cơ sở
không thuộc quyền hạn của Thanh tra Thành phố, do đó không được tác giả đề
cập trong tiểu luận này.
Do kiến thức và thực tiễn còn nhiều hạn chế, rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các thầy, cô để hoàn thiện bài tập tiểu luận.
3.2. Kiến nghị:
21
* UBND thành phố Hà Nội:
Trong thời hạn giải quyết khiếu nại theo Luật Khiếu nại 2011, nếu chấp
nhận phương án của Thanh tra Thành phố, UBND Thành phố ra Quyết định giải
quyết khiếu nại và gửi đến người khiếu nại, người bị khiếu nại, Thanh tra Thành
phố và các đơn vị có liên quan.
Trường hợp chưa chấp thuận phương án thì trong thời hạn giải quyết
khiếu nại hoặc thời hạn gia hạn giải quyết, UBND Thành phố có công văn đề
nghị các cơ quan chuyên môn đề xuất ý kiến về phương án của Thanh tra Thành
phố; trường hợp các đề xuất khác nhau thì tổ chức họp Liên ngành để thống nhất
phương án.
Không tiếp tục thụ lý đơn khiếu nại của gia đình bà N do Quyết định
giải quyết của UBND Thành phố là Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai nếu
không có tình tiết mới.
* UBND quận T:
Kể từ ngày nhận được Quyết định giải quyết khiếu nại của UBND
Thành phố, UBND quận T giao phòng Tài nguyên và Môi trường quận thực
hiện.
* Gia đình bà N: Do Quyết định giải quyết khiếu nại của UBND Thành
phố là Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, căn cứ Luật Khiếu nại năm 2011,
kiến nghị gia đình bà N và bà H nếu không đồng ý với kết quả giải quyết của
UBND thành phố thì không tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên UBND Thành phố
(nếu không có tình tiết mới, cũng như cung cấp được thông tin tài liệu mới) hoặc
gửi đơn vượt cấp lên các cơ quan trung ương mà thực hiện khởi kiện vụ án hành
chính lên tòa án hành chính Quận T.
22
`IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Khiếu nại 2011.
2. Luật Đất đai 2003.
3. Thông tư số 01/2005/TT – BTNMT ngày 13/4/2005 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ
– CP.
4. Nghị định số 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai năm 2003.
5. Quyết định số 13/2013/QĐ – UBND ngày 24/4/2013 của UBND Thành
phố Hà Nội về việc cấp GCN QSD đất trên địa bàn Thành phố.
6. Quyết định số 23/2005/QĐ – UB ngày 18/2/2005 của UBND Thành
phố Hà Nội về việc cấp GCN QSD đất trên địa bàn Thành phố.
23
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND
: Ủy ban nhân dân
HTX
: Hợp tác xã
TNMT
: Tài nguyên môi trường
GCN
: Giấy chứng nhận
QSD
: Quyền sử dụng
GPMB
: Giải phóng mặt bằng
BTNMT
: Bộ Tài nguyên Môi trường