z
Tiểu luận chuyên viên
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
TIỂU LUẬN
TÌNH HUỐNG: XỬ LÝ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH
TẠI PHƢỜNG GIÁP BÁT, QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .
Học viên: Tô Thị Thanh Thúy
Chức vụ: Phó chủ tịch UBND phƣờng
Đơn vị công tác: UBND phƣờng Giáp Bát, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
Lớp: CV K6A-2015
Hà Nội, tháng 11 năm 2015
[Type the company name] | Error! No text of specified style in document.
1
Tiểu luận chuyên viên
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập, được sự tận tình giúp đỡ của các Thầy, cô giáo. Em
tiếp thu và nhận thức được nhiều vấn đề liên quan đến công tác quản lý nhà nước
để áp dụng vào thực tế công việc hiện nay. Em xin chân thành cảm ơn Sở Nội Vụ
Hà Nội, Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em
trong quá trình học tập lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên viên và xin cảm ơn các
Thầy, cô giáo đã tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn cho
chúng em trong suốt quá trình học tập.
Do kiến thức còn hạn hẹp, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô
để tiểu luận đạt được kết quả tốt hơn và rút kinh nghiệm trong quá trình giải quyết
công việc ở địa phương.
Em xin trân trọng cám ơn!
Học viên
Tô Thị Thanh Thúy
Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015
2
Tiểu luận chuyên viên
MỤC LỤC
PHẦN I. LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................. 4
1.Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 4
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 6
3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 7
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 7
5. Bố cục.................................................................................................................. 7
PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH ................................................................................... 8
2.1 Mô tả tình huống .............................................................................................. 8
2.2. Mục tiêu phân tích tình huống ......................................................................... 9
2.2.1Mục tiêu chung ............................................................................................ 9
2.3 Phân tích nguyên nhân, hậu quả ..................................................................... 10
2.3.1 Nguyên nhân ............................................................................................. 10
2.3.2 Hậu quả .................................................................................................... 12
2.4 Xây dựng phân tích và lựa chọn phƣơng án giải quyết tình huống ................ 12
2.5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phƣơng án đã lựa chọn ............................... 15
2.5.1 Mục đích, yêu cầu:.................................................................................... 15
2.5.2 Nội dung các công việc cần giải quyết: ..................................................... 15
2.5.3 Kết quả quyết định xử phạt cụ thể nhƣ sau: ............................................ 15
2.5.4 Trách nhiệm giải quyết vấn đề ................................................................. 16
2.5.5 Dự kiến nguồn kinh phí, phƣơng tiện phục vụ việc thực hiện kế hoạch .. 16
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 17
KIẾN NGHỊ.......................................................................................................... 18
Công tác phòng chống BLGĐ ............................................................................... 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 23
Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015
3
Tiểu luận chuyên viên
PHẦN I. LỜI NÓI ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Bạo lực gia đình (BLGĐ) là vấn đề không phải của riêng một quốc gia nào,
của giai đoạn phát triển nào. Không thể xác định chính xác được BLGĐ có từ bao
giờ, chỉ biết rằng trong những năm gần đây, vấn đề này thực sự là mối quan tâm
lớn của các quốc gia. Bởi, BLGĐ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và
tinh thần của người bị bạo lực mà còn ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, đến tâm lý
của các thành viên khác trong gia đình đặc biệt là sự phát triển nhân cách của trẻ
em và rộng hơn, BLGĐ ảnh hưởng đến sự phát triển chung của một quốc gia, của
toàn nhân loại.
BLGĐ không phải là việc riêng của từng gia đình mà đã trở thành vấn đề
chung của cả cộng đồng, của toàn xã hội thâm chí của cả thế giới. Vì vậy, một vấn
đề đặt ra là phải nâng cao ý thức và kiến thức của cộng đồng đối với BLGĐ, từ đó
hướng hành động của họ tới việc phòng chống BLGĐ.
Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn hóa Nho giáo, vì vậy tư
tưởng trọng nam khinh nữ còn khá nặng nề. Cùng với đó, sức ép của quá trình phát
triển kinh tế xã hội theo hướng thị trường cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến tình
trạng bạo lực gia đình trở thành vấn đề đáng lo ngại.
Hiện tượng BLGĐ ở Việt Nam đang có chiều hướng phát triển ở mọi vùng
miền, ở tất cả các đối tượng. BLGĐ giữa vợ chồng, con cháu ngược đãi với ông bà,
bố mẹ đối xử tàn tệ với con cái khá phổ biến. Nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, trẻ em.
Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân của các nguyên nhân dẫn đến BLGĐ là sự bất
bình đẳng giới; nguyên nhân trực tiếp dẫn đến BLGĐ chủ yếu là do say rượu và
mượn rượu (69-70%), do khó khăn kinh tế, do vợ hoặc chồng ngoại tình; ngoài ra
còn có các nguyên nhân khác: học vấn thấp, thiếu kỹ năng sống, không hiểu biết
pháp luật... Hành vi BLGĐ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Bởi nó làm xói
Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015
4
Tiểu luận chuyên viên
mòn đạo đức, lối sống, làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến thế
hệ tương lai, là nguy cơ làm suy giảm sự bền vững, gây tan vỡ gia đình. Hành vi
BLGĐ vi phạm quyền con người, làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, tính mạng
của nạn nhân và làm tổn hại không nhỏ cho nền kinh tế - xã hội. Bên cạnh những
chi phí giải quyết hậu quả trực tiếp ( chăm sóc, phục hồi sức khoẻ cho nạn nhân,
ngăn chặn xung đột, công tác điều tra, truy tố, xét xử...), các chi phí gián tiếp khác
cho tình trạng bệnh tật, mất khả năng lao động, thậm chí nhiều trường hợp dẫn đến
chết người... do BLGĐ gây ra là không hề nhỏ.
Thực tế, công tác phòng chống BLGĐ của nước ta đạt hiệu quả chưa cao.
Biểu hiện ở việc số vụ BLGĐ hàng năm không có dấu hiệu giảm đi.
Trong những năm gần đây, phòng chống BLGĐ đã được các cấp, các ngành,
các địa phương quan tâm hơn. Nhiều mô hình phòng chống BLGĐ được xây dựng
thành công ở một số địa phương, phòng chống BLGĐ được đưa lên các phương
tiện thông như báo chí, truyền hình…thể hiện sự quan tâm đặc biệt của nhà nước ta
với việc phòng chống BLGĐ. Tuy nhiên, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức
chưa mang lại kết quả như ý muốn, vì nhiều lý do khác nhau, mà theo em, một
trong những lý do đó chính là phương pháp xử lý tình huống BLGĐ của địa
phương và chính quyền cơ sở chưa đúng đắn, hiệu quả
Thực trạng trên đặt ra yêu cầu cần thiết và cấp bách phải giải quyết vấn đề
BLGĐ tạo thuận lợi cho nền kinh tế - xã hội phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển
đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Sự ra đời của Luật bình đẳng giới được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 ban
hành ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007, cùng với Luật
phòng, chống BLGĐ ban hành tháng 11 năm 2007 có hiệu lực tháng 7 năm 2008 là
những hành lang pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đấu tranh
phòng, chống BLGĐ. Tuy nhiên, việc phổ biến Luật đến người dân còn gặp nhiều
khó khăn, hạn chế.
Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015
5
Tiểu luận chuyên viên
Phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội là một phường đô thị
hóa, nằm ở phía Bắc quận Hoàng Mai, phía Tây Nam giáp với phường Thịnh Liệt,
phía Đông giáp với phường Tương Mai, phía Bắc giáp với phường Đồng Tâm quận
Hai Bà Trưng, phía Tây Bắc giáp với phường Phương Liệt quận Thanh Xuân. Diện
tích hơn 0,6 km2 với 3979 hộ dân, 1,7 vạn nhân khẩu được sắp xếp thành 9 khu
dân cư và 54 tổ dân phố.
Dọc theo địa bàn phường là trục đường Giải phóng chạy dài qua 1,5 km là
đầu mối giao thông với bến xe vận chuyển hành khách phía Nam Hà Nội; bến xe
vận tải hàng hóa Bắc – Nam và ga xe lửa. Hàng ngày có hàng vạn lượt khách qua
lại, với địa giới hành chính trên, thành phố đã chọn 1 trong 10 phường đã được
thành phố và quận xác định là địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự.
Phường Giáp Bát –Quận Hoàng Mai - Hà Nội không phải là địa bàn có tình
trạng BLGĐ cực kì nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây là địa bàn đang có những chuyển
biến lớn trong phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Mặt trái của sự phát triển đó là
một số vấn đề xã hội gia tăng hoặc nảy sinh cần được giải quyết trong đó có BLGĐ
Nhân dân trong phường nói chung nhận thức chưa đúng, chưa đủ về BLGĐ
và cách phòng chống.
Xuất phát từ những yêu cầu cần thiết nêu trên, tôi chọn đề tài: Xử lý tình
huống về xử lý hành vi bạo lực gia đình tại phƣờng Giáp Bát, quận Hoàng
Mai, thành phố Hà Nội.
Thông qua bài tiểu luận xử lý tình huống của bản thân nhằm đánh giá kết quả
quá trình học tập trong chương trình chuyên viên. Đồng thời, giúp cho bản thân có
điều kiện vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn hoạt động quản lý Nhà Nước
hiện hành, từ đó có những kinh nghiệm nhất định sau này trở về cơ sở công tác sẽ
giải quyết có hiệu quả những tình huống tương tự.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015
6
Tiểu luận chuyên viên
Xây dựng được một tình huống, phân tích được tình huống trên cơ sở đó đưa
ra được những phương án giải quyết và xây dựng được kế hoạch tổ chức thực hiện
phương án tối ưu nhất
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, xử lý thông tin
Phương pháp xử lý tình huống
4. Phạm vi nghiên cứu
Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
5. Bố cục
Gồm 3 phần chính:
Phần mở đầu
Nội dung chính:
+ Mô tả tình huống
+ Xác định mục tiêu giải quyết tình huống
+ Phân thích nguyên nhân, hậu quả
+ Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
+ Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
Kết luận và kiến nghị
Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015
7
Tiểu luận chuyên viên
PHẦN II.
NỘI DUNG CHÍNH
2.1 Mô tả tình huống
Tên tình huống: Xử lý tình huống về xử lý hành vi bạo lực gia đình tại
Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội:
Anh Nguyễn Văn T năm nay 45 tuổi, vợ anh là chị Trần Thị H, năm nay 40
tuổi. Cả hai anh chị đều sinh ra và lớn lên tại địa phương. Kết hôn với chị H, cũng
là con út trong một gia đình trí thức, hiền lành, anh chị được bố mẹ hai bên cho ở
riêng trên phần đất của gia đình anh T, và gia đình chị H cũng hết lòng vun vén cho
các con. Cuộc sống đôi vợ chồng trẻ tưởng trọn vẹn khi hơn 1 năm sau, đứa con
trai đầu lòng ra đời, thì ngay khi đó, anh T bắt đầu thể hiện tính gia trưởng, vũ phu
của mình. Mỗi khi có điều gì không vừa ý với vợ là anh chửi mắng vợ. Cộng với
bản tính lười làm, chỉ thích sống hưởng thụ nên cuộc sống gia đình nhỏ luôn ngột
ngạt, bế tắc do thiếu thốn đủ bề dù vẫn được bố mẹ cưu mang. Đến khi chị H sinh
đứa con gái thứ hai thì cuộc sống gia đình bắt đầu khủng hoảng trầm trọng. Con
nhỏ, kinh tế khó khăn, lại lười lao động và anh T rượu chè cờ bạc liên miên nên gia
đình anh chị luôn bị xếp vào diện hộ nghèo trong khu dân cư dù cả hai đều còn trẻ,
khỏe. Túng quẫn, anh T lại càng thể hiện sự vũ phu của mình. Anh thường xuyên
đánh đập, hành hạ vợ với nhiều hình thức có thể nói là ngày càng dã man. Gia đình
hai bên nhiều lần can thiệp, nhưng chỉ được một vài hôm mọi chuyện lại đâu vào
đấy. Anh T ngoài mặt tỏ ra thương yêu vợ con, mỗi lần đánh đập vợ xong, có người
Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015
8
Tiểu luận chuyên viên
can thiệp anh lại tỏ ra hối lối và đổ lỗi tại vợ, nên nhiều người không biết và bỏ
qua. Đến khi sự việc trở nên trầm trọng, đỉnh điểm là đêm ngày 19/4/2015 chị H bị
đánh thâm tím mặt mày và bị đuổi ra khỏi nhà gây ầm ĩ cả khu phố thì mọi chuyện
mới vỡ lẽ. Khi phát hiện chị H ở nhờ nhà chị gái, anh T còn ra ném gạch vào nhà
chị gái chị H bị hàng xóm bắt gặp. Gia đình chị H bức xúc nộp đơn lên chính quyền
nhờ can thiệp.
2.2. Mục tiêu phân tích tình huống
2.2.1. Mục tiêu chung
Giải quyết tình huống phải:
+ Phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà
nước
+ Phù hợp với thực tiễn địa phương, cơ sở.
+ Góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị tại địa phương, cơ sở.
+ Được nhân dân, cán bộ ở địa phương, cơ sở đồng tình ủng hộ cao.
+ Góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo trật tự, kỷ cương
tại địa phương, cơ sở.
2.2.2 Mục tiêu của việc giải quyết tình huống:
Mục tiêu xử lý tình huống để nhằm giải quyết các vấn đề do tình huống đặt
ra.
Ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình theo đúng pháp luật.
Bảo về lợi ích chính đáng của tổ chức Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi cá
nhân.
Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015
9
Tiểu luận chuyên viên
Giải quyết hài hòa giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.
Phát huy vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính
quyền trong công tác kiểm tra, quản lý trên địa bàn mình quản lý.
Từ đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung, “Luật
phòng chống bạo lực gia đình” và “Luật Bình đẳng giới” nói riêng tới đông đảo
nhân dân, vận động quần chúng tích cực tham gia đấu tranh, tố giác các hành vi vi
phạm pháp luật trên địa bàn.
2.3 Phân tích nguyên nhân, hậu quả:
2.3.1 Nguyên nhân:
Nguyên nhân khách quan:
Nguyên nhân đầu tiên bắt nguồn tình huống từ sự giáo dục của hai gia đình
và quá trình rèn luyện tu dưỡng bản thân của hai đối tượng trong tình huống là anh
T và chị H
Gia đình anh T là gia đình thuần nông. Bố anh cũng là người nổi tiếng về
hành vi vũ phu với vợ mình. Sống trong môi trường như vậy, anh đã sớm bị tiêm
nhiễm tư tưởng và hành vi xấu từ người cha. Cộng với quá trình giáo dục của cha
mẹ, sự nuông chiều của người mẹ đã khiến anh luôn coi mình là trung tâm, người
khác phải cung phụng, phục tùng lại thêm thói lười lao động, thích hưởng thụ đã là
nguyên nhân cho sự việc xảy ra trong cuộc sống gia đình anh
Chị H vốn là con út trong gia đình được coi là kiểu mẫu. Bố là Đảng viên có
thâm niên công tác trong các cơ quan Nhà nước, trước đó đã tham gia hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. mẹ là người phụ nữ tần tảo, đảm đang. Chị
H được cha mẹ cho ăn học cẩn thận. Tuy vậy, với bản tính ngỗ ngược, ham chơi,
chị không chịu chú tâm học tập, sớm theo bạn bè bỏ học và lấy chồng khi tròn 20
Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015
10
Tiểu luận chuyên viên
tuổi. Chính vì không nghe lời khuyên can chỉ bảo của cha mẹ nên chị đã chọn anh
T, và từ đó mở ra chuỗi bi kịch sau này của cuộc đời chị
Sự thiếu trách nhiệm , chậm trễ của chính quyền địa phương trong giải quyết
tình trạng bạo lực gia đình, hỗ trợ nạn nhân và khâu tuyên truyền nâng cao nhận
thức của người dân về phòng chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới còn chưa
hiệu quả.
Nguyên nhân chủ quan:
Do nhận thức của đối tượng và các bên liên quan về vấn đề bình đẳng giới và
bạo lực gia đình còn hạn chế. Cụ thể:
Anh T tự cho mình quyền được “dạy dỗ” vợ. Nghĩ mình là bề trên và có
quyền hành đối với vợ. Bản thân anh sau khi bị chính quyền địa phương, dư luận
làng xã cũng có sự sợ hãi. Nhưng một phần do bản chất con người khó thay đổi,
một phần do rượu và một phần nữa là do chị H ko dám tự giải thoát mình, nắm
được điểm yếu của chị, anh ta càng ngày càng có những hành vi đáng lên án
Chị H, dù được gia đình khuyên can, sẵn sàng bao bọc, nhưng bản chất yếu
đuối, không có bản lĩnh, nhu nhược, tâm lý á đông lấy chồng theo chồng, hy sinh vì
con cái …v..v... dẫn đến không dám đấu tranh với kẻ đã hành hạ, ngược đãi mình.
Hàng xóm láng giềng dù thương chị H, nhưng vẫn có tâm lý “đèn nhà ai nhà
nấy rạng” và quan niệm “ chuyện riêng nhà người ta…” nên chỉ dám can thiệp nhẹ
nhàng bằng khuyên can hoặc báo cho gia đình chị H biết để can thiệp
Tương tự, chính quyền địa phương cũng còn quan niệm chuyện bạo lực là
chuyện riêng của gia đình, nên vẫn ưu tiên hướng tự giải quyết. Khi cần can thiệp
cũng chưa có biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ nạn nhân và răn đe, trừng trị đối tượng
gây bạo lực
Chị em phụ nữ nói riêng và người dân trong đại bàn nói chung chưa có
những hiểu biết đúng, đủ về BLGĐ và phòng chống bạo lực gia đình. Chính sự
thiếu kiến thức dẫn đến các hành vi bao che, dung túng cho BLGĐ
Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015
11
Tiểu luận chuyên viên
Nhiều người tuy không chấp nhận hành vi BLGĐ nhưng cũng không công
khai phản đối hoặc có các hành vi trợ giúp nạn nhân vì coi đó là “chuyện gia đình”
và để gia đình tự giải quyết. Và lẽ dĩ nhiên, cách giải quyết của gia đình vẫn sẽ là
phụ nữ phải nhẫn nhịn vì “xấu chàng thì hổ ai”.
2.3.2 Hậu quả
Với cá nhân chị H, việc thường xuyên bị bạo hành đã ít nhiều ảnh hưởng đến
sức khỏe thể chất, tinh thần của chị. Tình trạng này kéo dài sẽ rất đáng lo ngại.
Với gia đình, chị H và a T có 2 đứa con, 1 trai 1 gái. Đứa con trai do giáo
dục không đến nơi đến chốn của cha mẹ đã bỏ học khi mới 15 tuổi. Đứa con gái
nhỏ đang học lớp 4, tuy thông minh nhưng sớm bị bố tiêm nhiễm vào đầu suy nghĩ
tiêu cực, chửi bới, khinh rẻ mẹ nên vào hùa với bố mỗi khi bố đánh đập, đuổi mẹ
đi. Với hai đứa trẻ như vậy, sống trong môi trường như thế rất khó có thể trở thành
những công dân tốt.
Với cộng đồng, việc địa bàn có trường hợp như vậy đã ảnh hưởng rất xấu
đến môi trường văn hóa của địa phương. Những người có tư tưởng lạc hậu, trọng
nam khinh nữ…sẽ coi đó là “tấm gương” để noi theo, cổ súy cho hành vi bạo lực
gia đình. Những người dân lương thiện, hiền lành thì lo lắng, bất bình vì chính
quyền không xử lý nghiêm những hành vi trái pháp luật như vậy, đe dọa đến đời
sống của cả cộng đồng.
Nghiêm trọng hơn là hành vi này nếu không được nghiêm trị sẽ góp phần
làm suy đồi đạo đức, văn hóa, lối sống, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã
hội chung của cả cộng đồng và toàn xã hội
Ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền địa phương khi để địa bàn tồn tại sự
việc trái pháp luật như vậy
2.4 Xây dựng phân tích và lựa chọn phƣơng án giải quyết tình huống
Cơ sở để xây dựng phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015
12
Tiểu luận chuyên viên
Luật Phòng chống bạo lực gia đình
Luật bình đẳng giới
Điều 11. khoản 3. Điểm c và Điều 41. khoản 3. Điểm a Nghị Định số:
167/2013/NĐ- CP ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn
xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình;
Phƣơng án 1 (giả thuyết)
Nếu như mọi công dân đều được tuyên truyền, phổ biến , giáo dục đường lối,
chính sách, pháp luật cuả Đảng và Nhà nước đến nơi đến chốn thì sẽ tránh được
tình trạng vi phạm pháp luật.
Vì vậy cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền phổ biến đường lối,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cụ thể ở đây là Luật Bình đẳng giới,
Luật Phòng chống bạo lực gia đình tới người dân nói chung, anh T nói riêng một
cách rộng rãi thông qua phương tiện thông tin đại chúng
Ưu điểm:
Người dân có hiểu biết nhiều hơn về pháp luật, về quyền, nghĩa vụ và trách
nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội. Từ đó tránh các hành vi vi phạm pháp
luật
Nhược điểm:
Chưa đủ sức răn đe đối với hành vi vi phạm
Phƣơng án 2
Xử lý hành vi vi phạm với mức phạt cao nhất, thậm chí xem xét các hình
thức phạt bổ sung
Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015
13
Tiểu luận chuyên viên
Ưu điểm:
Thể hiện tính ưu Việt của pháp luật Xã hội chủ nghĩa, những ai bất vi phạm
pháp luật sẽ bị xử lý thích đáng.
Bảo đảm tính tính nghiêm minh của pháp luật để điều chỉnh các hành vi
trong xã hội, có sức răn đe lớn với các đối tượng khác trên phạm vi rộng.
Nhược điểm:
Xử lý theo phương án này là khá nặng, trong điều kiện kinh tế của gia đình
đối tượng rất khó khăn, 2 con còn nhỏ, một đứa còn đi học
Phƣơng án 3
Xử lý vi phạm đúng người đúng tội, xử phạt với mức trung bình. Vừa xử
phạt hành chính vừa kết hợp tuyên truyền giáo dục, răn đe.
Ưu điểm:
Thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật với đối tượng có hành vi vi phạm.
Thể hiện tính khoan hồng của pháp luật
Nhược điểm:
Mức xử phạt không quá nặng có thể chưa có sức răn đe lớn với đối tượng
Trong 3 phương án trên, theo em, phương án thứ 3 là hợp lý nhất. Vừa có
tình , vừa có lý, vừa mang tính nghiêm minh vừa có sự khoan hồng của pháp luật,
kết hợp giữa trừng phạt với tuyên truyền, vận động, giáo dục đối tượng tránh hành
vi vi phạm lần sau.
Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015
14
Tiểu luận chuyên viên
2.5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phƣơng án đã lựa chọn
2.5.1 Mục đích, yêu cầu:
+ Mục đích: giải quyết vụ việc theo đúng quyến hạn và trách nhiệm
+ Yêu cầu:
Phải nêu những căn cứ luật cụ thể
Giải quyết vụ việc nhanh chóng, kịp thời ngăn chặn hành vi làm tổn hại đến
sức khỏe, danh dự của nạn nhân, tránh lãng phí thời gian, tiền của và công sức
Giải quyết phải phù hợp
2.5.2 Nội dung các công việc cần giải quyết:
+ Bước 1. Lập biên bản hành vi vi phạm đối với đối tượng là anh Nguyễn
Văn T
+ Bước 2. Mời đối tượng lên phường để làm việc; xác định lỗi, mức độ vi
phạm và bổ sung giấy tờ có liên quan. Ví dụ: giấy khám sức khỏe đối của chị H, vợ
anh T do cơ quan y tế cấp sau khi chị H bị chồng đánh (nếu có)
+ Bước 3. Lập báo cáo đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ra Quyết
định xử phạt
+ Bước 4. Căn cứ vào đề xuất của công an Phường, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân phường ra Quyết định xử phạt hành chính.
+ Bước 5. Triển khai thực hiện quyết định, phối hợp với ban ngành đoàn thể,
tổ dân phố theo dõi quá trình thực hiện của đối tượng.
2.5.3 Kết quả quyết định xử phạt cụ thể nhƣ sau:
Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015
15
Tiểu luận chuyên viên
Phạt tiền 2.000.000 đồng đối với hành vi đánh đâp gây thương tích cho vợ,
xua đuổi vợ ra khỏi nhà
Phạt tiền 500.000 đồng đối với hành vi say rượu , bia gây mất trật tự công
cộng
Phạt 500.000 đồng đối với hành vi ném gạch đã vào nhà người khác.
Tổng số tiền phạt là: 3.000.000 đồng chẵn.
2.5.4 Trách nhiệm giải quyết vấn đề
Trên cơ sở quyết định xử phạt này đối tượng Nguyễn Văn T phải thực hiện
một cách nghiêm túc và việc đầu tiên đó là phải nộp phạt theo đúng quy định, đồng
thời khắc phục hậu quả gây là cho chị H đó là chạy chữa thuốc men, chăm sóc cho
vợ đến khi sức khỏe hòan toàn bình phục
Các cơ quan quản lý chức năng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc , kiểm tra
việc thực hiện quyết định này: Công an; Tổ dân phố, Hội phụ nữ...nếu có biểu hiện
vi phạm sẽ kịp thời can thiệp trong phạm vi thẩm quyền của mình, góp phần vào
việc đảm bảo trật tự, kỷ cương của pháp luật.
2.5.4 Dự kiến nguồn kinh phí, phƣơng tiện phục vụ việc thực hiện kế
hoạch
Sử dụng máy tính, máy photo, giấy;
Máy ảnh, máy ghi âm để thu thập thông tin, chứng cứ;
Chi phí cho lực lượng tham gia giải quyết vụ việc: Công an, Đại diện Hội Phụ
nữ, đại diện Tổ dân phố
Dự kiến khoảng thời gian để hoàn thành kế hoạch
Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015
16
Tiểu luận chuyên viên
Việc thực hiện phương án dự kiến hoàn thành trong quý II năm 2015
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN:
Tình trạng bạo lực trong gia đình có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau,
và mỗi gia đình có những lý do riêng dẫn đến BLGĐ có thể xảy ra, Không có một
công thức chung nào cho mỗi gia đình. BLGĐ có thể do những nguyên nhân trực
tiếp hoặc gián tiếp tác động tới. Mức độ xảy ra thường xuyên và mức độ nghiêm
trọng của các loại mâu thuẫn cũng khác nhau theo đặc điểm kinh tế gia đình, trình
độ học vấn của vợ chồng cũng như ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, có
một vấn đề chung đó là BLGĐ không chỉ làm suy giảm cả về thể chất lẫn tinh thần
mà nó còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thành viên trong gia đình, đến sự
phát triển chung của toàn xã hội
Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015
17
Tiểu luận chuyên viên
Trong quá trình tìm hiểu, phân tích và đưa ra các biện pháp xử lý một tình
huống BLGĐ nêu trên tại địa phương, rất hy vọng với cách xử lý như vậy sẽ giải
quyết được vấn đề một cách triệt để, bảo vệ được nạn nhân, trừng trị răn đe thích
đáng đối với đối tượng gây BLGĐ. Cùng với hệ thống Chính sách, Luật…ngày
càng hoàn thiện của Đảng và Nhà nước, chúng tôi tin tưởng rằng vấn đề BLGĐ tại
địa phương nói riêng và cả nước nói chung sẽ sớm được giải quyết vì mục tiêu dân
giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh
2. KIẾN NGHỊ:
Lồng ghép các kiến thức cơ bản về giới và phòng chống BLGĐ vào trong
chương trình học phổ thông, Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp…
Cần chú trọng đến các phương pháp, kỹ năng tập huấn tuyên truyền để hoạt
động này đem lại kết quả cao hơn.
Có thể mở các lớp tập huấn cho thanh niên về BLGĐ và phòng chống BLGĐ
trước khi kết hôn.
Khi thực hiện đề tài này, em đã nảy sinh một ý kiến như sau: có thể ra một
quy định bắt buộc với thanh niên, trước khi kết hôn phải trải qua một lớp tập huấn,
tuyên truyền để cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản về BLGĐ và phòng
chống BLGĐ. Theo em nếu làm được điều đó sẽ hạn chế được các vụ BLGĐ trong
các năm tiếp theo. Đây là biện pháp phòng ngừa BLGĐ, và sẽ dễ dàng hơn là khi
đã xảy ra rồi mới đi giải quyết hậu quả hay là chống lại BLGĐ. Những thanh niên
sau khi qua các lớp tập huấn sẽ phải kiểm tra kiến thức và họ chỉ được đăng kí kết
hôn sau khi đã được cấp chứng nhận có đủ kiến thức phòng chống BLGĐ và cam
kết rằng họ sẽ không gây BLGĐ.
Nhà nước ta đã có Luật phòng chống BLGĐ, tuy nhiên, theo tác giả cần có
những biện pháp mạnh hơn với các hành vi BLGĐ để Luật mang tính chất răn đe
nhiều hơn.
Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015
18
Tiểu luận chuyên viên
Cần ban hành thêm các văn bản dưới luật, thông tư hướng dẫn chi tiết thi
hành các nội dung của Luật để người dân có thể hiểu và tiếp cận dễ dàng hơn.
Nâng cao nhận thức cho người dân về ý nghĩa về việc xây dựng gia đình văn
hóa, phát triển bền vững
Chú trọng đến công tác phòng chống BLGĐ.
Tổ chức các hoạt động liên quan đến phòng chống BLGĐ tại địa phương sẽ
gặp được rất nhiều thuận lợi. Vì một số lý do như:
Công tác phòng chống bạo lực gia đình hiện nay đang được tiến hành rất
mạnh mẽ tại các địa phương.
Có thể thúc đẩy Đoàn thanh niên lên giữ vai trò chủ đạo, tiên phong trong
công tác phòng chống BLGĐ
Hội phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong công tác phòng chống BLGĐ. Một
trong những vai trò của Hội phụ nữ là đại diện và bảo vệ cho quyền lợi của phụ nữ,
trong khi nạn nhân chủ yếu của BLGĐ là phụ nữ. Hội phụ nữ có thể phối hợp với
Đoàn thanh niên để thực hiện các hoạt động liên quan đến tuyên truyền nâng cao
nhận thức cho nhân dân trong địa bàn về phòng chống BLGĐ, cũng như chung tay
giải quyết các vụ việc liên quan đến BLGĐ.
PHỤ LỤC
Công tác phòng chống BLGĐ
Rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định, nguyên nhân sâu xa của BLGĐ chính
là do nhận thức của người dân về vấn đề này còn rất hạn chế. Người dân không
hiểu thế nào là BLGĐ, đa số chưa từng biết đến Luật phòng chống BLGĐ và một
số cho rằng chưa có luật này ( Tham khảo Báo Phụ nữ Việt Nam ngày 22/ 05/ 2010)
Trong vài năm gần đây, phòng chống BLGĐ đã thực sự trở thành một phong
trào có tầm ảnh hưởng lớn và thu hút rất nhiều sự quan tâm, tham gia của các tầng
Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015
19
Tiểu luận chuyên viên
lớp nhân dân. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình truyền
thông về BLGĐ thường xuyên được công chiếu giúp người dân nâng cao nhận thức
và có ý thức về vai trò của mình đối với việc phòng chống BLGĐ.
Phòng chống BLGĐ cũng là công tác được nhiều địa phương trong cả nước
quan tâm thực hiện. Một số chương trình, dự án đã được thực hiện thành công ở
các địa phương.
Phòng chống BLGĐ tại Việt Nam đã đạt được hiệu quả nhất định trong các
dự án phát triển thông qua các hoạt động đã bước đầu được thực hiện như:
- Xây nhà tạm lánh cho phụ nữ
- Xây dựng các mô hình can thiệp tại cộng đồng có sự tham gia của chính
quyền và người dân.
- Xây dựng, củng cố và giám sát việc thực hiện luật pháp có liên quan đến
BLGĐ và bình đẳng giới.
- Phối hợp hoạt động giữa các tổ chức chính phủ, phối hợp giữa ba nhà: nhà
nghiên cứu, nhà lập chính sách và nhà hoạt động xã hội.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm.
- Nghiên cứu, xuất bản
Các tổ chức xã hội dân sự phòng chống BLGĐ tại Việt Nam: có 3 tổ chức
hoạt động có hiệu quả. Đó là:
Trung tâm nghiên cứu Giới và phát triển thuộc trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn ( RCGAD)
Tổ chức CISEED Việt Nam
Tổ chức Hỗ trợ Bắc Âu cho Việt Nam tại Huế.
Đặc biệt, RCGAD và Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam đã thực hiện dự án
nghiên cứu khởi điểm trên 6 địa bàn của một số tỉnh, thành phía Bắc và đã có
những hoạt động can thiệp như:
Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015
20
Tiểu luận chuyên viên
Tập huấn cho cán bộ địa phương ( Hội Liên Hiệp Phụ nữ & Viện
nghiên cứu sức khỏe phụ nữ thực hiện)
Truyền thông rộng rãi trong cộng đồng ( Chính quyền địa phương &
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thực hiện)
Xây dựng các “địa chỉ tin cậy” tại cộng đồng
Thành lập và tổ chức câu lạc bộ “Gia đình hạnh phúc”
Củng cố hoạt động và sự liên kết của chính quyền, các đoàn thể địa
phương và cộng đồng trong việc giải quyết BLGĐ.
Đặc biệt, năm 2007, Nhà nước ban hành Luật Phòng chống BLGĐ đánh dấu
bước tiến quan trọng trong công tác phòng chống BLGD. Sự ra đời của Luật Phòng
chống BLGĐ cùng với Luật Bình đẳng giới ( được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ
10 ban hành ngày 29/11/ 2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/ 07/ 2007 là những
hành lang pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đấu tranh phòng,
chống BLGĐ. Luật này có 9 điều quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức
trong phòng, chống BLGĐ. Một trong những việc làm nhằm thực hiện nhiệm vụ
quản lý Nhà nước về phòng chống BLGĐ là phải xác định được và chỉ đạo các cơ
sở thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng chống BLGĐ theo nguyên tắc: Phát
huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong
phòng chống BLGĐ; kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống
BLGĐ; lấy ngăn ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia
đình, tư vấn, hào giải; hành vi BLGĐ cần được phát hiện, ngăn chặn xử lý ngay và
kịp thời bảo vệ, giúp đỡ nạn nhân BLGĐ (điều 3, Luật Phòng, chống BLGĐ).
Nguyên tắc này là định hướng xuyên suốt trong 6 giải pháp phòng chống BLGĐ
sau:
Thứ nhất: Cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng trong
mọi tầng lớp nhân dân qua nhiều kênh, bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú
với nội dung cơ bản những quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015
21
Tiểu luận chuyên viên
của Nhà nước về phòng, chống BLGĐ và bình đẳng giới; Kiến thức về hôn nhân và
gia đình, về vai trò, vị trí, chức năng của gia đình, quyền và nghĩa vụ của các thành
viên gia đình, kỹ năng ứng xử và tác hại cảu BLGĐ…; đồng thời tăng cường giáo
dục những truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc, của gia đình, của con người
Việt Nam. Nhằm từng bước nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của mỗi thành
viên trong cộng đồng, góp phần hạn chế tiến tới xóa bỏ BLGĐ trong đời sống xã
hội.
Thứ hai: Đẩy mạnh các phong trào: “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa”, “ Xây dựng gia đình văn hóa”; tích cực làm tốt việc hướng dẫn, đưa vào
thực hiện tốt các cam kết phòng chống BLGĐ trong hương ước, quy ước của làng,
bản, thôn, ấp, cụm dân cư, cam kết của dòng họ và của mỗi gia đình.
Thứ ba: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, dòng họ, gia đình và
của mỗi thành viên trong cộng đồng. Luôn sẵn sàng hành động kịp thời ngăn chặn
hành vi BLGĐ, bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ nạn nhan và thông báo ngay cho cơ quan,
tổ chức, người có thẩm quyền
Thứ tư: Nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước, các tổ chức, đoàn thể
các cấp cùng toàn xã hội chăm lo, hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình, đảm bảo các
chức năng của gia đình phát triển hài hòa, nhưng không để các chức năng văn hóa,
giáo dục, tình cảm bị lấn át. Đồng thời có sự cam kết, phối hợp đồng bộ, kịp thời
thực hiện mạnh mẽ các can thiệp cần thiết: ngăn chặn BLGĐ; bảo vệ, chăm sóc, tư
vấn, hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân; hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi để cho các tổ chức, cá nhân thành lập các cơ sở trợ giúp nạn nhân
của BLGĐ; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã làm tốt trách nhiệm phối hợp với Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và các tổ chức thành viên hướng dẫn, giúp đỡ, tạo
điều kiện cho các tổ chức, các cá nhân, người đứng đầu cộng đồng dân cư hoạt
động có hiệu quả việc tư vấn về gia đình, tiến hành hòa giải theo quy định của pháp
Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015
22
Tiểu luận chuyên viên
luật hòa giải ở cơ sở và tổ chức góp ý, phê bình ở cộng đồng dân cư đối với người
có hành vi BLGĐ.
Thứ năm: Tăng cường lồng ghép giáo dục về bình đẳng giới và phòng, chống
BLGĐ vào các chương trình, dự án phát triển cộng đồng; xây dựng các câu lạc bộ
gia đình hạnh phúc, các mô hình phòng chống BLGĐ, các thư viện, phòng đọc;
đồng thời đẩy mạnh các hoạt động văn nghệ, thể theo, vui chơi giải trí ở tại cộng
đồng nhằm thu hút thanh, thiếu niên, các cặp vợ chồng cùng mọi thành viên trong
cộng đồng tham gia sinh hoạt, trao đổi, chia sẻ, để họ có thêm những hiểu biết, kiến
thức về vị trí, chức năng gia đìnhm về mối quan hệ và cách ứng xử giữa các thành
viên trong gia đình, từ đó biết cách tự phòng chống BLGĐ ngay từ mỗi gia đình.
Thứ 6: Tổng kết, phổ biến kinh nghiệm những điển hình tiên tiến về phòng,
chống BLGĐ; nhân rộng những mô hình tốt nhằm từng bước xã hội hóa công tác
phòng, chống BLGĐ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015
23
Tiểu luận chuyên viên
1. Nguyễn Thị Oanh (2000), Phát triển cộng đồng, NXB Đại học mở bán
công TP. Hồ Chí Minh
2. Lê Thị Quý, Đặng Vũ Cảnh Linh, Bạo lực gia đình, một sự sai lệch giá trị,
2007
3. Hoàng Bá Thịnh, Nghiên cứu bạo lực gia đình ở Việt Nam – Việt báo.vn
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch & Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
UNICEF, Điều tra gia đình ở Việt Nam, thông tin tóm lược
5. Luật Hôn nhân và Gia đình, 2000
6. Luật Bình Đẳng giới, 2006
7. Luật Phòng, chống Bạo lực gia đình, 2007
Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015
24