Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tiểu luận tình huống ngạch chuyên viên xử lý tình huống vi phạm của nhân viên y tế tại trường tiểu học a, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.02 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K6A- 2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VI PHẠM CỦA CÁN BỘ, VIÊN
CHỨC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC A,THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Họ và tên: Đào Thị Thúy
Chức vụ: Chuyên viên
Đơn vị công tác: Phòng GD&ĐT

Hà Nội, tháng 11 năm 2015


MỤC LỤC
Nội dung
LỜI NÓI ĐẦU
I. Nội dung tình huống
1. Hoàn cảnh ra đời và diễn biến tình huống
2. Nguyên nhân và hậu quả
3. Mục tiêu xử lý tình huống
II. Phân tích và xử lý tình huống
1. Cơ sở pháp lý để giải quyết tình huống
2. Xây dựng các phương án xử lý
III. Lựa chọn và tổ chức thực hiện phương án tối ưu
1. Lựa chọn phương án tối ưu
2. Tổ chức thực hiện phương án tối ưu
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

2


Trang


LỜI NÓI ĐẦU
Trước xu thế đổi mới toàn diện và căn bản giáo dục và đào tạo của đất
nước, công tác bồi dưỡng và nâng cao năng lực, đạo đức cho đội ngũ cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên trong các nhà trường là hết sức quan trọng.
Trong những năm qua ngành Giáo dục và đào tạo đang triển khai thực hiện
đồng bộ các cuộc vận động lớn như: Cuộc vận động “Hai không” với bốn
nội dung “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo
dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và với tình trạng học sinh
không đạt chuẩn lên lớp”; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”...
Kết quả của các cuộc vận động trong những năm qua chúng ta đã xây
dựng được đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ngày càng đông đảo
phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý chí chính trị tốt, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ vững vàng ngày càng được nâng cao, đã khơi dậy và phát huy
được niềm tự hào và tự trọng nghề nghiệp, đội ngũ các thầy cô giáo đã đáp
ứng quan trọng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân
tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Tuy nhiên trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự cám dỗ
của đời sống vật chất, những tệ nạn xã hội, một bộ phận cán bộ, giáo viên,
công nhân viên chức đã thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống nhân cách,
thiếu nghiêm túc trong thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao...Thực
trạng đó không chỉ ảnh hưởng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và
hiệu quả giáo dục toàn diện mà làm ảnh hưởng không tốt đến phát triển
nhân cách học sinh và lòng tin của phụ huynh học sinh đối với ngành giáo
dục. Điều đó, đòi hỏi rất cao về ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề
nghiệp; trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân
viên và giáo viên của mỗi một trường học. Qua quá trình học tập lớp chuyên

viên tại trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong được tiếp thu và trang bị
những kiến thức về quản lý nhà nước cùng thực tế diễn ra tại một số nhà
trường. Em chọn tiểu luận: "Xử lý tình huống vi phạm của nhân viên y tế
tại trường Tiểu học A, Thành phố Hà Nội” làm tiểu luận cuối khoá học.
3


Đây là một cơ hội tốt để bản thân vận dụng những kiến thức đã học, liên
hệ với thực tế, trên cơ sở đó tìm tòi đưa ra những giải pháp thiết thực phù hợp.
Xử lý tình huống trong quản lý nhà nước là một việc làm khó, vì thế không
tránh khỏi hạn chế, khuyết điểm. Rất mong các thầy, cô giáo góp ý để tiểu luận
được hoàn thiện hơn, vận dụng có hiệu quả tốt hơn trong thực tiễn.

4


I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1. Hoàn cảnh ra đời và diễn biến tình huống
Trường Tiểu học A được thành lập năm 1993, mặc dù mới thành lập
được 20 năm nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, đặc biệt sự nỗ
lực cố gắng của mỗi một cán bộ, nhân viên, giáo viên nhà trường nên trong
những năm qua nhà trường đã không ngừng phát triển về mọi mặt, trong đó
công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ giáo viên luôn được nhà trường chú
trọng. Tuy vậy, vẫn còn có một số cán bộ, nhân viên, giáo viên không chịu
phấn đấu dẫn đến vi phạm quy định của ngành giáo dục. Điều này được thể
hiện trên nhiều mặt hoạt động về chuyên môn cũng như các hoạt động khác
trong trường như: không soạn giáo án, không sử dụng đồ dùng dạy học,
không chịu áp dụng phương pháp dạy học mới, hồ sơ sổ sách không đảm
bảo, không hoàn thành các công việc được giao, thái độ, tinh thần làm việc
không cẩn thận ảnh hưởng đến học sinh....

Từ khi mới thành lập, trường Tiểu học A mỗi năm chỉ có 5 lớp, gần
200 học sinh với 13 cán bộ, nhân viên và giáo viên, nhưng đến nay, sau 20
năm thành lập trường đã có gần 3.000 học sinh với 113 cán bộ, nhân viên và
giáo viên. Cán bộ, giáo viên của trường được tuyển chọn từ nhiều nguồn
khác nhau và cũng vì thế rất đa dạng.
Thực hiện hướng dẫn Kế hoạch kiểm tra của Sở Giáo dục và đào tạo
của Thành phố Hà Nội về việc kiểm tra toàn diện trường Tiểu học A để xét
danh hiệu đơn vị thi đua 3 năm 2011-2013. Ngày 7 tháng 9 năm 2013, đoàn
kiểm tra của Sở đã về thanh tra toàn diện hoạt động dạy học, việc triển khai
các nhiệm vụ năm học, công tác GDQP-AN, công tác ngoại khoá và y tế
trường học tại trường Tiểu học A thông qua hồ sơ, sổ sách, qua thực tế để
đánh giá toàn diện nhà trường.
Khi Đoàn đang làm việc với Ban giám hiệu nhà trường tại hội trường
lớn về nội dung và hình thức kiểm tra thì nhân viên Nguyễn Thị H - phụ
trách công tác y tế học đường lên báo cáo Ban giám hiệu về việc: Em
Nguyễn Thị Linh bị đau răng, chóng mặt được giáo viên đứng lớp đưa
xuống phòng y tế học đường của nhân viên Nguyễn Thị H để xin thuốc. Tại
5


đây, nhân viên Nguyễn Thị H đã lấy thuốc cho em Linh uống và để em nằm
trên giừơng nghỉ. Khoảng 5 phút sau, Nhân viên Nguyễn Thị H thấy em
Linh có biểu hiện hoa mắt, nôn oẹ, khó thở rồi ngất lịm đi và lên báo cáo
lãnh đạo nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường đã nhanh chóng đưa em
Linh tới bệnh viện để cấp cứu.
Nhân viên H sinh năm 1978, là cán bộ y tế được đào tạo từ trường
Cao đẳng Y tế Hà Đông, trước khi được tuyển dụng vào trường từ năm
2007, nhân viên H đã có thời gian hợp đồng làm việc tại một cơ sở khám
chữa bệnh tư nhân. Trong thời gian làm việc tại trường, nhân viên H được
đánh giá là một trong những cán bộ gương mẫu, nhiệt tình trong các công

việc được giao, gần gũi, yêu thương học sinh.
Tuy nhiên, tại buổi kiểm tra của Sở Giáo dục Hà Nội qua cứu tra hồ
sơ và kiểm tra thực tế thì nhân viên H lại có một số biểu hiện sai phạm.
Đoàn kiểm tra cùng Ban giám hiệu nhà trường tiến hành kiểm tra các cơ số
thuốc có trong phòng Y tế thì phát hiện trên 1/2 đã quá hạn sử dụng, các
dụng cụ để sơ cấp cứu ban đầu có ghi trong sổ nhưng thực tế kiểm tra nhiều
loại không có. Nhận thấy nhân viên H có biểu hiện sai phạm về tài chính
nên Đoàn kiểm tra đã kết hợp với bộ phận tài chính để kiểm tra thì phát hiện
thấy: Số tiền 18% được trích lại của Bảo hiểm Y tế học sinh hằng năm để
mua thuốc, một số dụng cụ, phương tiện phục vụ cho công tác chăm sóc sức
khoẻ ban đầu của học sinh, nhà trường giao cho nhân viên H lập dự trù trình
kế toán và lãnh đạo duyệt để mua hằng năm. Thì trong năm học 2010-2011
với số tiền được duyệt mua là 19.000.000đ thì trên thực tế nhân viên H chỉ
mua hết 10.500.000đ còn lại dùng số thuốc dư thừa, đã quá hạn sử dụng
trong các năm trước đó để phục vụ cho học sinh. Cùng thời điểm đó, đoàn
kiểm tra cũng có kết quả sơ cứu từ bệnh viện sinh viên Linh rối loạn hệ hô
hấp do dùng nhầm thuốc (thuốc giảm đau, thuốc chữa tiêu chảy cấp).
Sau buổi kiểm tra, Đoàn đánh giá công tác y tế học đường của nhà
trường chưa đảm bảo và nhận xét về nhân viên H là: Chưa nghiêm túc trong
việc thực hiện quy chế, không hoàn thành công việc được giao, có biểu hiện
6


vi phạm quản lý cơ sở vật chất. Đề nghị Ban giám hiệu nhà trường có hình
thức kỷ luật phù hợp.
Qua tìm hiểu, một số cán bộ, giáo viên trong trường cho biết thời gian
gần đây nhân viên H tinh thần làm việc không được tốt lắm, nhất là tâm lý
của nhân viên H có phần không ổn định. Sự việc là do mâu thuẫn xảy ra
giữa nhân viên H và chồng. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống về vật
chất cũng như tinh thần của gia đình nhân viên H, từ đó trong công việc

nhân viên H có nhiều biểu hiện tiêu cực.
Đây là tình huống đặt ra cẩn phải giải quyết thế nào cho hợp lý, hợp
tình vừa giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ quan quản lý với nhân viên,
nhưng phải đảm bảo thực hiện được kỷ cương của pháp luật, quy chế của
ngành.
2. Nguyên nhân và hậu quả
a. Nguyên nhân
Thứ nhất: Thuộc về trường Tiểu học A
Quá trình quản lý trực tiếp của phòng Hành chính quản trị và của Ban
giám hiệu nhà trường chưa chặt chẽ, thường xuyên đã để xảy ra tình huống
nhân viên H không sử dụng đúng các loại thuốc phục vụ cho sinh viên, sử
dụng thuốc không đảm bảo quy định. Ban giám hiệu nhà trường chưa quán
triệt thấu đáo để nhân viên trong nhà trường học tập và thực hiện các quy
định của pháp luật và các văn bản có liên quan đến công việc, nhiệm vụ
được phân công. Công tác kiểm tra nội bộ của nhà trường chưa tiến hành
thường xuyên do chủ quan vì nhân viên H là một nhân viên tích cực, gương
mẫu. Mặt khác, vai trò của tổ hức Công đoàn nhà trường đối với một đồng
nghiệp gặp khó khăn chưa kịp thời nắm bắt, động viên, chia sẽ.
Thứ hai: Thuộc về nhân viên Nguyễn Thị H
Trong lúc toàn ngành giáo dục và đào tạo đang tập trung triển khai
Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị
về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” và các cuộc vận động lớn trong toàn ngành, nhất là cuộc vận động
“Hai không” với 4 nội dung thì nhân viên H lại chưa tích cực trong mọi
7


hoạt động của nhà trường. Theo nhân viên H, do hoàn cảnh gia đình mà
cô vi phạm quy chế của ngành, chưa thực hiện tốt những yêu cầu, nhiệm
vụ của một nhân viên y tế làm trong ngành giáo dục.

Căn vào các quy định, thấy rằng nhân viên H đã không thực hiện
nghiêm túc các nhiệm vụ được phân công, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ
của sinh viên. Những thế sai phạm của nhân viên H còn làm ảnh hưởng xấu
đến uy tín của nhà trường, của bạn bè đồng nghiệp, của ngành. Đã làm việc
trong ngành giáo dục, hơn thế nữa đã là một nhân viên y tế “lương y như từ
mẫu” thì phải thật sự có lương tâm nghề nghiệp, phải thấy thấy hết trách
nhiệm của mình trong việc góp phần đào tạo thế hệ tương lai của đất nước.
Thứ ba: Do hoàn cảnh gia đình nhân viên H
Hoàn cảnh riêng của nhân viên H đang có những trở ngại trong cuộc
sống gia đình nên ảnh hưởng đến công tác. Trong hoàn cảnh đó, nhân viên
H bị phân tâm là dễ hiểu. Bên cạnh đó, sự quan tâm của lãnh đạo nhà
trường, của các tổ chức đoàn thể trong trường đối với hoàn cảnh của giáo
viên cũng chưa sâu sát, thiết thực.
b. Hậu quả
Từ tình huống nhân viên H vi phạm quy định của ngành, với kết luận
của đoàn kiểm tra, nếu xử lý không “thấu tình, đạt lý” có hiệu quả sẽ dẫn
đến các hậu quả:
- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, bản thân nhân viên H thiếu đi sự
cố gắng, không có ý thức rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, từ đó không
hoàn thành nhiệm vụ được giao, gây hậu quả về sức khoẻ cho sinh viên,
không những thế nhân viên H sẽ đánh mất đi sự tôn trọng của sinh viên, của
bạn bè đồng nghiệp.
- Bản thân nhân viên H phải chịu một hình thức kỷ luật do những sai
phạm của mình và như vậy sẽ bị ảnh hưởng về nhiều mặt trong sự nghiệp
của mình.
Sai phạm về hoạt động chuyên môn của nhân viên H không những
lam ảnh hưởng đến uy tín của trường Tiểu học A mà còn ảnh hưởng đến
ngành giáo dục của Hà Nội. Tạo ra tiền lệ Quy chế của ngành không được
8



thực hiện nghiêm túc từ cơ sở, như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các
nhiệm vụ hính trị của toàn ngành trong năm học. Nhất là ảnh hưởng đến
nhiệm vụ: “Tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục, tăng cường nề nếp, kỷ cương
và ngăn chặn, khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục”.
3. Mục tiêu xử lý tình huống
Để xây dựng được đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trường xứng
đáng với niềm tin của phụ huynh và thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của
mình, qua đó góp phần đáp ứng được yêu cầu giáo dục đổi mới giáo dục và
đào tạo trong giai đoạn hiện nay, giải quyết tình huống trên cần hướng tới
các mục tiêu sau đây:
Thứ nhất: Qua việc xử lý tình huống, lãnh đạo nhà trường phải làm
cho nhân viên H thấy được những khuyết điểm của mình trong công việc
được giao, trong việc chấp hành quy định của nhà trường cũng như của
ngành. Qua việc xử lý, để nhân viên H thấy rõ những tồn tại của bản thân,
để có ý thức rèn luyện trong mọi mặt để tìm biện pháp phấn đấu vươn lên,
vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn của gia đình để hoàn thành tốt các nhiệm
vụ được giao.
Thứ hai: Giữ nghiêm quy chế của ngành giáo dục và pháp luật của
nhà nước. Qua giải quyết tình huống trên làm sao để cho các cán bộ, giáo
viên và nhân viên cũng như cấp trên thấy được tính nghiêm túc trong mọi
hoạt động của nhà trường. Các cấp quản lý có biện pháp trong việc tổ chức
cho nhân viên, giáo viên học tập và thực hiện đường lối, pháp luật của
Đảng, Nhà nước và các quy định của ngành. Tăng cường công tác kiểm tra
nội bộ trong các trường học, nhằm tăng cường nền nếp, kỷ cương và ngăn
chặn, khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong các hoạt động của nhà trường.
Thứ ba: Giải quyết tình huống trên đảm bảo được sự hợp tình hợp lý
bởi nguyên nhân của tình huống. Qua việc xử lý cũng là một bước để cho
đội ngũ nhân viên, giáo viên trường Tiểu học A nói riêng, nhân viên, giáo
viên của ngành, cấp học nói chung thấy được tính nghiêm minh trong việc

chấp hành luật pháp và các quy định của ngành, để từ đó tự nhìn nhận, đánh
giá lại công việc của bản thân mình để có sự bổ sung, điều chỉnh phù hợp.
9


Thứ tư: Sau khi xử lý vi phạm của nhân viên H nhằm bảo đảm việc
chăm sóc sức khoẻ cho học sinh, sinh viên trong suốt quá trình học tập và
rèn luyện tại trường.
II. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Cơ sở pháp lý
Về cơ sở pháp lý, chúng ta căn cứ vào các văn bản pháp luật có liên
quan để giải quyết tình huống trên như sau:
Luật Viên chức năm 2010, quy định:
Điều 4. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức
Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc
hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn,
nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật này và
các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 5. Các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức
1. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá
trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
2. Tận tụy phục vụ nhân dân.
3. Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề
nghiệp và quy tắc ứng xử.
4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền và của nhân dân.
Điều 6. Các nguyên tắc quản lý viên chức
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự thống
nhất quản lý của Nhà nước.
2. Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng

đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực
hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ
vào hợp đồng làm việc.
4. Thực hiện bình đẳng giới, các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối
với viên chức là người có tài năng, người dân tộc thiểu số, người có công
10


với cách mạng, viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu,
vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước đối với viên chức.
Điều 16. Nghĩa vụ chung của viên chức
1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản
Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.
2. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư.
3. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề
nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị
sự nghiệp công lập.
4. Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu
quả, tiết kiệm tài sản được giao.
5. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng
xử của viên chức.
Điều 17. Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp
1. Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về
thời gian và chất lượng.
2. Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
3. Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.
4. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn,

nghiệp vụ.
5. Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:
a) Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;
b) Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;
c) Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân;
d) Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
6. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
7. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Những việc viên chức không được làm
11


1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được
giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái
với quy định của pháp luật.
3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng,
tôn giáo dưới mọi hình thức.
4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ
trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây
phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của
nhân dân và xã hội.
5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi
thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của
Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và
các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 52. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
1. Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực
hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải

chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Buộc thôi việc.
2. Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại
khoản 1 Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp
theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý.
4. Quyết định kỷ luật được lưu vào hồ sơ viên chức.
5. Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự,
thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức.
Điều 54. Tạm đình chỉ công tác
12


1. Trong thời hạn xử lý kỷ luật, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp
công lập quyết định tạm đình chỉ công tác của viên chức nếu thấy viên chức
tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật. Thời
gian tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể
kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày. Hết thời gian tạm đình chỉ công tác,
nếu viên chức không bị xử lý kỷ luật thì được bố trí vào vị trí việc làm cũ.
2. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác, viên chức được hưởng
lương theo quy định của Chính phủ.
Điều 55. Trách nhiệm bồi thường, hoàn trả
1. Viên chức làm mất, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác
gây thiệt hại tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập thì phải bồi thường thiệt hại.
2. Viên chức khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được phân công
có lỗi gây thiệt hại cho người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập phải bồi
thường thì có nghĩa vụ hoàn trả cho đơn vị sự nghiệp công lập.

Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về
việc xử lý kỷ luật Cán bộ công chức, quy định:
Điều 11. Hội đồng kỷ luật
1. Hội đồng kỷ luật do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có
thẩm quyền thành lập, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho người có thẩm quyền
trong việc áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp với vi phạm của cán bộ, công
chức. Hội đồng kỷ luật làm việc theo các quy định tại Nghị định này và tự
giải tán sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Số lượng thành viên tham gia Hội đồng kỷ luật là 5 người, bao
gồm các thành phần cụ thể như sau:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng
đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban Chấp hành công đoàn cùng
cấp cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Một ủy viên Hội đồng là đại diện cán bộ, công chức của bộ phận
công tác có người vi phạm kỷ luật (do tập thể cán bộ, công chức ở bộ phận
đó cử ra);
13


d) Một ủy viên Hội đồng là người trực tiếp quản lý hành chính và
chuyên môn nghiệp vụ của người vi phạm kỷ luật;
đ) Một ủy viên Hội đồng là người phụ trách tổ chức cán bộ của cơ
quan, tổ chức, đơn vị có người vi phạm.
3. Trường hợp người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, đơn vị vi phạm kỷ luật thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn
vị quản lý cấp trên trực tiếp quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét
xử lý.
4. Khi thành lập Hội đồng kỷ luật không được cử người có quan hệ
gia đình như cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của cán bộ, công

chức vi phạm kỷ luật tham gia thành viên Hội đồng kỷ luật.
Điều 12. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật
1. Khách quan, công khai, dân chủ và theo các quy định hiện hành.
2. Hội đồng kỷ luật chỉ họp khi có đầy đủ các thành viên Hội đồng.
3. Kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật được thực hiện thông qua biểu
quyết bằng phiếu kín và theo nguyên tắc đa số.
4. Hội đồng kỷ luật họp phải có biên bản và được Hội đồng thông qua
trước khi Chủ tịch Hội đồng ký.
Điều 13. Các thành phần được mời tham dự họp Hội đồng kỷ luật
1. Hội đồng kỷ luật có thể mời đại diện của tổ chức chính trị, chính trị
xã hội có cán bộ, công chức vi phạm đang sinh hoạt đến dự họp.
2. Các thành phần quy định ở khoản 1 Điều này khi dự họp Hội đồng
kỷ luật được tham gia phát biểu ý kiến và đề xuất mức thi hành kỷ luật
nhưng không được quyền biểu quyết hình thức kỷ luật.
Điều 20. Hình thức khiển trách
Áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm kỷ luật lần
đầu nhưng ở mức độ nhẹ.
Điều 21. Hình thức cảnh cáo
Áp dụng đối với cán bộ, công chức đã bị khiển trách mà tái phạm
hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng khuyết điểm có tính chất thường xuyên
hoặc tuy mới vi phạm lần đầu nhưng có tính chất tương đối nghiêm trọng; vi
14


phạm lần đầu nhưng liên quan đến tư cách, phẩm chất của cán bộ, công
chức, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm nghĩa
vụ cán bộ, công chức liên quan đến trách nhiệm rèn luyện, học tập, kỷ
cương, tác phong của cán bộ, công chức; làm giả hồ sơ, lý lịch và sử dụng
văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp nhưng chưa gây hậu quả; vi phạm ở
mức độ nhẹ quy định những việc cán bộ, công chức không được làm của

Pháp lệnh Cán bộ, công chức.
Điều 22. Hình thức hạ bậc lương
Áp dụng đối với cán bộ, công chức vi phạm nghĩa vụ cán bộ, công
chức đang trong thời gian bị kỷ luật cảnh cáo mà tái phạm; liên quan đến
đạo đức công vụ và vi phạm kỷ luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định;
làm giả hồ sơ, lý lịch và sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp để
được nâng bậc lương hoặc nâng ngạch; vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm
trọng trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ; vi phạm tương đối nghiêm trọng
những điều cán bộ, công chức không được làm quy định tại Pháp lệnh Cán
bộ, công chức.
Điều 23. Hình thức hạ ngạch
Áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm kỷ luật và
pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ mà xét thấy không đủ phẩm
chất đạo đức và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch đang đảm
nhiệm; vi phạm nghiêm trọng những điều cán bộ, công chức không được
làm quy định tại Pháp lệnh Cán bộ, công chức.
Điều 24. Hình thức cách chức
Áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ có hành vi vi phạm
kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng không thể để tiếp tục đảm nhiệm chức vụ
được giao.
Điều 25. Hình thức buộc thôi việc
1. Áp dụng đối với cán bộ, công chức phạm tội bị Tòa án phạt tù
giam.
2. Hội đồng kỷ luật có thể kiến nghị người có thẩm quyền quyết định
hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với các trường hợp sau:
15


a) Cán bộ, công chức đang trong thời gian thi hành một trong các
hình thức kỷ luật hạ ngạch, cách chức mà tái phạm hoặc tiếp tục vi phạm kỷ

luật;
b) Cán bộ, công chức tuy có hành vi vi phạm lần đầu nhưng tính chất
và mức độ vi phạm rất nghiêm trọng, không còn xứng đáng đứng trong đội
ngũ cán bộ, công chức;
c) Cán bộ, công chức sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp
để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước;
d) Cán bộ, công chức nghiện ma túy;
đ) Cán bộ, công chức tự ý bỏ việc và đã được cơ quan, tổ chức, đơn
vị gửi giấy gọi 3 lần mà không đến.
Điều lệ trường Cao đẳng S ban hành kèm theo Quyết định số
07/2007/QĐ-BGDĐT này 02/04/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
2. Xây dựng các phương án xử lý
Các phương án được xây dựng và lựa chọn để giải quyết tình huống
cần phải được căn cứ mục tiêu đã xác định. Do đó tác giả đề xuất các
phương án giải quyết như sau:
a. Phương án một:
Căn cứ vào Luật Viên chức năm 2010 và các văn bản pháp lý có liên
quan đề nghị hình thức kỷ luật cảnh cáo và tạm đình chỉ công tác của nhân
viên H trong một tháng để cô nhận rõ và sửa chữa khuyết điểm của mình .
Ưu điểm:
Với phương án này sẽ giữ nghiêm kỷ cương pháp luật, quy chế của
ngành và thể hiện tính nghiêm túc trong tổ chức, thực hiện cuộc vận động
“Hai không” của ngành giáo dục và đào tạo. Với hình thức kỷ luật cảnh cáo,
tạm đình chỉ công tác đối với sai phạm của nhân viên H sẽ có tác dụng răn
đe cao đối với người khác. Nề nếp kỷ cương của trường Tiểu học A sẽ được
thực hiện nghiêm túc hơn. Hình thức kỷ luật trên là lời cảnh tỉnh nghiêm
khắc cho những nhân viên, giáo viên khác trong việc thực hiện công việc
được phân công được tốt hơn.
Nhược điểm:
16



Thực hiện phương án này có thể hợp lý nhưng không hợp tình. Bởi
khi xử lý một tình huống quản lý hành chính nào chúng ta không thuần túy
căn cứ vào các văn bản pháp luật mà còn căn cứ vào thực tế. Nhân viên H vi
phạm lần này là lần đầu tiên trong điều kiện bị phân tâm vì hoàn cảnh gia
đình. Mặc dù vẫn biết rằng thực hiện theo phương án này, có thể nhân viên
H sẽ khắc phục khuyết điểm nhanh hơn nhưng cũng có thể nảy sinh những
biểu hiện tiêu cực như bất mãn; không tâm phục, khẩu phục. Bên cạnh đó
do bị đình chỉ công tác nên sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, tư tưởng vốn đang có
vấn đề. Về mặt quan hệ xã hội mà nói mặc dù nhân viên H có những khuyết
điểm do bản thân là chính, nhưng xét về khách quan thì khi đoàn kiểm tra về
kiểm tra đúng vào lúc nhân viên H và gia đình cô đang gặp những khó khăn,
nếu thực hiện theo phương án này, thì không chỉ làm nhân viên H mà còn
làm cho một số giáo viên trong trường không đồng tình vì không hợp tình.
Hơn nữa sẽ đưa nhân viên H vào một tình thế ngày càng khó khăn hơn cả về
kinh tế về tâm lý, tư tưởng.
b. Phương án hai
Ban giám hiệu nhà trường tổ chức họp Hội đồng giáo viên chỉ rõ sai
phạm của nhân viên H góp ý phê bình, nhắc nhở nhân viên H không được
tái phạm. (không có hình thức kỷ luật).
*Ưu điểm:
Phương án này phù hợp với hoàn cảnh gia đình và bản thân nhân viên
H. Mặt khác, đây là lần đầu tiên nhân viên H vi phạm quy chế. Hơn nữa vi
phạm này còn có nguyên nhân khách quan của nó đó là do hoàn cảnh gia
đình tạo nên chứ nhân viên H không cố tình vi phạm.
* Nhược điểm: Xử lý theo phương án này sẽ dẫn đến các tiền lệ
tương tự vì thiếu sự nghiêm minh của pháp luật và quy chế của ngành. Đồng
thời làm giảm lòng tin của lãnh đạo phòng ban trong huyện đối với nhà
trường trong khi toàn ngành Giáo dục & Đào tạo đang thực hiện cuộc vận

động lớn nhằm khắc phục những tiêu cực trong các hoạt động giáo dục và
đào tạo. Hơn nữa thiếu biện pháp răn đe, làm gương cho chính nhân viên H
và những nhân viên, giáo viên khác trong nhà trường. Làm việc trong ngành
17


giáo dục là công việc cao quý nên được sự quan tâm của toàn xã hội, của
phụ huynh học sinh. Vì thế đòi hỏi mọi công việc của nhà trường, của nhân
viên, giáo viên phải thật chu đáo, nghiêm túc. Sự sai phạm của nhân viên H
không được xử lý thấu đáo, đúng quy định của nhà nước sẽ gây mất lòng tin
của nhân dân đối với nhà trường nói riêng và của ngành giáo dục và đào tạo
nói chung.
Giải quyết theo phương án trên không chỉ cán bộ, nhân viên và giáo
viên ở trường Tiểu học A mà cả đội ngũ cán bộ, nhân viên, giáo viên các
trường khác sẽ không có được bài học quý về sự cần thiết phải chấp hành
đúng pháp luật và các quy định của ngành giáo dục và đào tạo. Học sinh của
nhà trường sẽ còn phải tiếp tục gánh chịu những hậu quả xấu về sức khoẻ và
như vậy, cuộc vận động nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện sẽ không
thể thực hiện được. Giải quyết theo hướng này, sẽ tạo nên tiền lệ xử lý nhẹ
các trường hợp vi phạm, có khuyết điểm khác tương tự. Như vậy sẽ làm trái
pháp luật và không thực hiện đúng quy định của ngành.
c. Phương án ba:
Căn cứ vào các văn bản pháp lý có liên quan
Điều 52, Luật Viên chức năm 2010 về các hình thức kỷ luật đối với
viên chức; Điều 11, Điều 20, Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005
của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật Cán bộ công chức, Hội đồng kỷ luật làm
việc với nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và theo các quy định
hiện hành; Hội đồng kỷ luật chỉ họp khi có đầy đủ các thành viên Hội đồng,
xử lý kỷ luật cô H với hình thức kỷ luật là khiển trách.
Điều 55, Luật Viên chức năm 2005, cô H có trách nhiệm bồi thường,

hoàn trả số tiền 8.500.000đ tiền mua vật tư thuốc của trường năm học 20112012, hỗ trợ tiền khám bệnh và điều trị của em Linh.
Ưu điểm:
Xử lý theo phương án này là phù hợp với các văn bản pháp luật hiện
hành cũng như trong điều kiện chúng ta đang thực hiện cuộc vận động “Hai
không” trong ngành giáo dục. Đảm bảo có mức độ kỷ luật đúng mức đối với
của pháp luật và sự cần thiết phải điều chỉnh hành vi của mình, thực
18


hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật cũng như các quy định của
ngành vàcó tinh thần trách nhiệm, cố gắng hơn trong hoàn thành các công
việc được giao.
Với mức kỷ luật khiển trách, đủ để nhân viên H tự cảnh tỉnh bản thân
mình trước những vi phạm đã mắc phải, đồng thời tạo điều kiện để nhân
viên H cố gắng phấn đấu vươn lên trong công việc hoàn thành tốt nhiệm
vụ của mình mà nhà trường tin tưởng giao cho. Hình thức kỷ luật khiển
trách đối với nhân viên H còn có tác dụng làm bài học không những để cảnh
tỉnh cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, giáo viên trường Tiểu học A mà cả
những trường khác, nhất là những người có tư tưởng bình quân, ít học hỏi
để nắm bắt các quy định của pháp luật cũng như quy định của ngành.
Với hình thức kỷ luật mức khiển trách đối với nhân viên H thể hiện
được tính nghiêm minh của pháp luật và quy chế của ngành. Xa hơn nữa là
chúng ta đang xử lý tình huống có lý, có tình, tạo cơ hội để mọi người khi
mắc sai lầm, khuyết điểm, có điều kiện để sửa chữa và phấn đấu vươn lên
trong cuộc sống, trong công việc .
Nhược điểm:
Chưa động viên kịp thời để nhân viên H vượt qua khó khăn của hoàn
cảnh gia đình để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình cũng như mọi công việc
khác mà nhà trường giao cho.
2. Lựa chọn và tổ chức thực hiện phương án tối ưu

a. Lựa chọn phương án tối ưu
Sau khi phân tích ưu điểm và nhược điểm của mỗi phương án sau, căn
cứ các văn bản về pháp luật có liên quan như Luật Viên chức năm 2010 thì
nhân viên H đã vi phạm một số điều khoản của Luật này. Đồng thời theo
Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về việc xử lý
kỷ luật cán bộ công chức và Thông tư 03/2006/TT- BNV ngày 8/2/2008 của
Bộ Nội vụ về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
35/2005/NĐ-CP, thì nhân viên H có thể bị kỷ luật khiển trách hoặc mức kỷ
luật cảnh cáo. Tuy nhiên, do nhân viên H mới vi phạm lần đầu và có phương
19


án đền bù và hỗ trợ khắc phục hậu quả, vì vậy phương án ba là phương án
hợp lý.
Như vậy, đối với đại diện cơ quan chuyên môn việc nâng cao tinh
thần trách nhiệm, vượt qua mọi khó khăn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình
thì thực hiện phương án 3 tức xử lý với mức khiển trách là phù hợp nhất.
Hay đây là phương án tối ưu để xử lý tình huống sai phạm quy chế của nhân
viên Nguyễn Thị H tại trường Tiểu học A.
b. Tổ chức thực hiện phương án tối ưu
Đề thực hiện phương án tối ưu cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bị họp Hội đồng kỷ luật
- Cô H là người vi phạm kỷ luật phải làm bản kiểm điểm và tự nhận
hình thức kỷ luật.
- Hiệu trưởng nhà trường là đơn vị sử dụng cán bộ, công chức có
trách nhiệm tổ chức cuộc họp để người vi phạm kỷ luật kiểm điểm trước tập
thể cơ quan. Biên bản cuộc họp kiểm điểm có kiến nghị hình thức kỷ luật
của nhà trường.
- Hồ sơ trình Hội đồng kỷ luật gồm: bản kiểm điểm của người vi
phạm kỷ luật; biên bản họp kiểm điểm người vi phạm kỷ luật của cơ quan;

trích ngang sơ yếu lý lịch của người vi phạm kỷ luật, các tài liệu, hồ sơ có
liên quan đến việc xử lý kỷ luật.
Bước 2: Họp Hội đồng kỷ luật
1. Chủ tịch Hội đồng tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham
dự.
2. Thư ký Hội đồng trình bày trích ngang sơ yếu lý lịch, hồ sơ và các
tài liệu có liên quan.
3. Người vi phạm kỷ luật đọc bản kiểm điểm. Trường hợp người vi
phạm vắng mặt thì Thư ký Hội đồng đọc giúp bản kiểm điểm.
4. Thư ký Hội đồng đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm người vi phạm
của tập thể cơ quan, tổ chức, đơn vị.
5. Các thành viên Hội đồng và các đại biểu dự họp phát biểu ý kiến.
20


6. Cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật phát biểu ý kiến về hình thức
kỷ luật trước khi Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kín.
7. Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kín kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật.
8. Kiến nghị hình thức kỷ luật của Hội đồng được thông báo tại cuộc
họp.
Điều 17. Thời hạn và trách nhiệm ra quyết định kỷ luật
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc cuộc họp, Hội
đồng kỷ luật phải có văn bản (kèm theo biên bản, các hồ sơ, tài liệu có liên
quan) gửi người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý
cán bộ, công chức.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản
của Hội đồng kỷ luật (cùng hồ sơ, tài liệu), người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, đơn vị có thẩm quyền phải ra quyết định kỷ luật bằng văn bản.
3. Trường hợp cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật thuộc thẩm quyền
của cấp cao hơn quyết định thì thời hạn ra quyết định kỷ luật là 30 ngày.

4. Trường hợp kiến nghị của Hội đồng kỷ luật (hoặc ý kiến của cơ
quan, tổ chức, đơn vị đề nghị) khác với ý kiến của người đứng đầu cơ quan,
tổ chức, đơn vị có thẩm quyền mà sau khi trao đổi, thảo luận không thống
nhất thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tự quyết định và chịu trách
nhiệm về quyết định của mình.
Điều 18. Quản lý hồ sơ kỷ luật
1. Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định thi
hành kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ cán bộ, công chức.
2. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của cán bộ, công chức.
Điều 33. Trường hợp người vi phạm là cán bộ, công chức không giữ
chức vụ lãnh đạo
Căn cứ vào phân cấp quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự
nghiệp của nhà nước, cấp nào được quyền (hoặc được giao quyền) tuyển
dụng, ký hợp đồng làm việc, nâng bậc lương, bổ nhiệm ngạch thì cấp đó
xem xét và ra quyết định kỷ luật hoặc đề nghị bằng văn bản cấp có thẩm
quyền ra quyết định kỷ luật.
21


* Bước 1:
Ban giám hiệu nhà trường, Chủ tịch công đoàn nhà trường, Tổ trưởng
Tổ Hành chính họp để thống nhất kế hoạch và hướng giải quyết sai phạm
của nhân viên H; đồng thời yêu cầu nhân viên H viết bản tự kiểm điểm, tự
nhận hình thức kỷ luật.
* Bước 2:
Tổ hành chính họp kiểm điểm nhân viên H, ghi bên bản báo cáo kết
quả lên ban giám hiệu nhà trường.
* Bước 3: Nhà trường tổ chức họp Hội đồng sư phạm nhà trường để
kiểm điểm nhân viên H
* Bước 4:

Ban giám hiệu nhà trường lập báo cáo về kết quả phấn đấu danh hiệu
Đơn vị văn hóa 3 năm tới Đoàn kiểm tra liên ngành huyện. Trong đó nêu rõ
trường hợp vi phạm và hình thức xử lý của nhà trường đối với nhân viên y
tế học đường H. Kèm theo đó là những kiến nghị đề của nhà trường với
đoàn kiểm tra cho Ban chỉ đạo xét Đơn vị văn hóa 3 năm huyện trong việc
xem xét công nhận danh hiệu Đơn vị văn hóa ( Do đây chưa phải là tiêu chí
trọng yếu xét duyệt công nhận danh hiệu Đơn vị văn hóa 3 năm)
* Bước 5:
Hoàn thiện hồ sơ xét duyệt đơn vị văn hóa 3 năm cùng với biên bản
làm việc của Đoàn kiểm tra liên ngành trình Ban chỉ đạo xét duyệt Đơn vị
văn hóa huyện tổ chức chấm điểm xét duyệt công nhận đơn vị văn hóa.
VI. KẾT LUẬN
Quản lý hành chính là một hoạt động rất quan trọng, bởi nó là một
hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ
chức bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và
hành vi hoạt động của con người của bộ máy hành chính nhà nước từ trung
ương đến địa phương để duy trì và phát triển xã hội.
Quản lý Nhà nước trong hoạt động giáo dục được hiểu là sự điều
chỉnh có tính pháp quyền của bộ máy Nhà nước đối với hoạt động Giáo dục
22


& Đào tạo của xã hội. Sự điều chỉnh đó có thể thực hiện theo một dải tần đủ
rộng, bao quát ở tầm hoạt động vĩ mô cấp quốc gia, đến tầm hoạt động vi
mô ở cấp chính quyền cơ sở gần dân nhất. Sự điều chỉnh đó diễn ra dưới
hình thức các quy phạm pháp luật, hoạt động Pháp luật và hành chính áp
dụng vào Giáo dục & Đào tạo.
Trong đơn vị trường học, thiết nghĩ cần phải biết tổ chức và quản lý
bằng quyền lực Nhà nước (Quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư
pháp) được thể hiện cụ thể thông qua việc vận dụng sáng tạo các luật như:

Luật giáo dục; Luật viên chức; Điều lệ trường học và các văn bản có liên
quan để duy trì ổn định đơn vị và điều chỉnh các hành vi của từng cá nhân
trong đơn vị, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Góp phần
thúc đẩy đơn vị phát triển và đạt được mục tiêu giáo dục phù hợp theo từng
giai đoạn và từng thời kỳ mà Nhà nước đã xây dựng.
Với vai trò là người tham mưu cho Đảng ủy, chính quyền địa phương,
lãnh đạo các cấp về chủ trương, chế độ, chính sách pháp luật và các hoạt
động giáo dục của cấp học nơi địa phương mình phụ trách. Từ đó rút ra bài
học kinh nghiệm để tham mưu cho lãnh đạo thống nhất chỉ đạo quản lý cán
bộ, giáo viên và nhân viên theo chức năng nhiệm vụ được tốt hơn.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Giáo dục 2005;
2. Luật Viên chức năm 2010;
3. Nghị định số 35/2005/NĐ - CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về việc
xử lý kỷ luật Cán bộ công chức;
4. Thông tư 03/2006/TT- BNV ngày 8/2/2008 của Bộ Nội vụ về hướng
dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 35/2005/NĐ – CP;
5. Chỉ thị 33/2006/CT-TTg ngày 8 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo
dục;
6. Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006 của Chính phủ về tổ chức
và hoạt động của Đoàn kiểm tra liên ngành;
7. Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số
07/2007/QĐ-BGDĐT này 02/04/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
8. Quản lý Giáo dục và Đào tạo - Quyển 2, Hà Nội 2002....


24



×