Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tiểu luận xử lý tình huống tố cáo liên quan đến việc tranh chấp đất đai và vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.71 KB, 21 trang )

Trường ĐTCB Lê Hồng Phong, TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A-2015

PHẦN I. LỜI NÓI ĐẦU
Quản lý hành chính Nhà nước được xem là một hoạt động thực thi quyền
hành pháp trong việc chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính Nhà
nước đối với các chủ thể quản lý và các quá trình xã hội, cũng như hành vi hoạt
động của con người, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người và duy trì
sự ổn định, phát triển của xã hội theo một trật tự pháp luật. Do đó đòi hỏi đội
ngũ cán bộ, công chức, nhất là công chức lãnh đạo phải có năng lực, trình độ,
hiểu biết pháp luật, nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước cùng với tinh thần, trách nhiệm để xử lý, giải quyết nhiều vấn đề phát sinh
trong hoạt động quản lý, hướng tới xây dựng “Nhà nước pháp quyền XHCN của
nhân dân, do dân và vì nhân dân”, với mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ và văn minh”.
Trong công tác quản lý nhà nước, hiện nay lĩnh vực đất đai là vấn đề rất
nhạy cảm, phức tạp, bởi vì đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu sản
xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn
phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa-xã hội, an ninhquốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân đã tốn bao công sức, xương máu
mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay.
Hiện nay, việc quản lý đất đai đã và đang là một trong những vấn đề
nóng bỏng mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm ưu tiên hàng đầu. Qua từng thời
kỳ cách mạng, chính sách đất đai của Nhà nước ta cũng trên cơ sở đó mà có
những thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước. Nhất là trong
công cuộc đổi mới hiện nay, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp
hóa-hiện đại hóa đất nước thì vấn đề đất đai, hơn lúc nào hết cần phải có những
sữa đổi, bổ sung nhằm giúp các quan hệ về đất đai vận động và phát triển.
Thực tế cho thấy, những năm gần đây việc khiếu nại, tố cáo của công
dân, về tranh chấp đất đai, đòi lại đất... diễn ra ngày càng nhiều và có chiều
hướng gia tăng, nội dung vụ việc có nhiều tình tiết phước tạp. Nguyên nhân của


những khiếu kiện trên phần lớn là do nhân dân thiếu hiểu biết về Luật đất đai và
các văn bản của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực đất đai, bên cạnh đó cũng có
Học viên: Bùi Thị Tuyến – Thanh tra quận Đống Đa

Trang 1


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong, TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A-2015

không ít những trường hợp các cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện chưa đúng
chức năng, trách nhiệm quản lý đất đai dẫn đến nhiều vụ kiện rắc rối, kéo dài
làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước ta.
Do đó đòi hỏi các các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực này phải
thực hiện tốt việc tiếp dân, tích cực giải quyết tốt các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo
của công dân, phải thật sự là “người đầy tớ trung thành” của nhân dân, coi đây
là nhiệm vụ thiết thực để đảm bảo quyền dân chủ và lợi ích hợp pháp của nhân
dân.
Nhìn chung, thời gian qua các cấp chính quyền, cơ quan hành chính Nhà
nước đã có những bước chuyển biến tích cực, có sự quan tâm rõ nét, giải quyết
kịp thời các vụ khiếu kiện, ban hành các Quyết định đúng pháp luật, phù hợp
với tình hình thực tế và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Song bên cạnh những
mặt đã làm được, vẫn còn một số nơi các cơ quan, ban, ngành và nhất là một số
địa phương chưa làm tròn trách nhiệm của mình, xử lý vụ việc chưa đến nơi đến
chốn, chưa thật sự tôn trọng, lắng nghe và nắm bắt thông tin từ nhân dân, xử lý
trên cơ sở có “tình” mà không có “lý” hoặc ngược lại nên các bên đương sự
không thi hành mà tiếp tục gửi đơn khiếu kiện đến cấp cao hơn dẫn đến tình
trạng có nhiều đơn thư vượt cấp, kéo dài.

Trên cơ sở kiến thức Quản lý hành chính Nhà nước đã được học và tiếp
thu trong quá trình học tập tại trường và từ thực tiễn công việc , tôi chọn đề tài
“Xử lý tình huống tố cáo liên quan đến việc tranh chấp đất đai và vi phạm
trật tự xây dựng trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội ” là đề tài
nghiên cứu trong bài tiểu luận của mình. Hy vọng đề tài này phần nào phản ánh
thực trạng hoạt động quản lý hành chính Nhà nước ở một số cơ quan hành
chính nhà nước và một số địa phương; hướng xử lý, giải quyết khi phát sinh
một vấn đề quản lý cũng như phát sinh khiếu kiện của công dân.
Mục tiêu của Tiểu luận là đưa ra phương án giải quyết vấn đề do tình
huống đặt ra, giải quyết hài hòa giữa lợi ích pháp lý, kinh tế, xã hội. Qua đó rút
ra kinh nghiệm cho bản thân trong việc xử lý các tình huống tương tự.
Học viên: Bùi Thị Tuyến – Thanh tra quận Đống Đa

Trang 2


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong, TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A-2015

Tiểu luận vận dụng tổng hợp các phương pháp: nghiên cứu phân tích tổng hợp, điều tra thực tiễn , phương pháp tổng hợp so sánh, phương pháp
phỏng vấn.
Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận: Đơn tố cáo của công dân liên quan đến
việc tranh chấp đất đai và vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn quận Đống Đa,
thành phố Hà Nội.
Bố cục bài tiểu luận được chia làm 3 phần như sau:
Phần 1. Lời nói đầu
Phần 2. Phần nội dung
1. Mô tả tình huống
2. Mục tiêu xử lý của tình huống

3. Phân tích nguyên nhân, hậu quả
4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
5. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
Phần 3. Kết luận và kiến nghị

Học viên: Bùi Thị Tuyến – Thanh tra quận Đống Đa

Trang 3


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong, TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A-2015

PHẦN II. NỘI DUNG
1. Mô tả tình huống
1.1. Hoàn cảnh ra đời của tình huống
Ngày 25/11/2014 Uỷ ban nhân dân quận Đống Đa nhận được đơn thư tố
cáo của bà Nguyễn Vân Anh - Tổ 2, phường Khương Thượng, quận Đống Đa,
thành phố Hà Nội tố cáo ông Vũ Tú tại tổ 2, phường Khương Thượng, quận
Đống Đa có hành vi lấn chiếm đất ở của gia đình bà và vi phạm trật tự xây
dựng, xây nhà không phép. Tóm tắt nội dung tố cáo như sau:
Theo đơn tố cáo của bà Vân Anh thì thửa đất xảy ra tranh chấp tại tổ 2,
phường Khương Thượng, quận Đống Đa là thửa đất số 20 có nguồn gốc đất
trước đây là của dòng họ Vũ. Năm 1990, thửa đất đó được chia cho con cháu
trong dòng tộc họ Vũ làm nhà ở. Vợ chồng ông Vũ Tuấn và bà Nguyễn Vân
Anh được chia phần diện tích là 500 m2; ông Tuấn và bà Vân Anh đã sử dụng
200m2 để làm nhà và lập hồ sơ đăng ký quyền sử dụng toàn bộ thửa đất nói trên
vào tháng 10 năm 2000.
Ông Tuấn và bà Vân Anh đã xây dựng hai ngôi nhà, một ngôi nhà mái

bằng diện tích 120 m2 để ở và một ngôi nhà cấp 4 diện tích 80m2 để cho con
gái sau này lấy chồng ở, diện tích sân vườn còn lại là 300m2. Đến năm 2012,
ông Tuấn và bà Vân Anh đã cho cháu tên là Vũ Tú - cháu gọi ông Tuấn bằng
bác ruột sử dụng ngôi nhà cấp 4 để ở vì lúc này con gái ông Tuấn và bà Vân
Anh chưa sử dụng đến ngôi nhà cấp 4 đó. Khi ông Vũ Tuấn qua đời (ngày
10/7/2014), bà Nguyễn Vân Anh tiếp tục quản lý tài sản và sử dụng thửa đất nói
trên.
Quá trình xảy ra tranh chấp
Ngày 25/7/2014, đúng 15 ngày sau khi chồng bà Vân Anh - là ông Vũ
Tuấn mất, bà con bên nội, những người cùng dòng họ với chồng bà đã lợi dụng
gia đình mẹ con bà đang trong tâm trạng bối rối, vì vừa lo xong đám tang cho
chồng, nên đã dùng áp lực buộc bà ký vào giấy thoả thuận do họ viết sẵn đế
Học viên: Bùi Thị Tuyến – Thanh tra quận Đống Đa

Trang 4


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong, TP Hà Nội

nhượng lại phần diện tích nhà cấp 4 và

Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A-2015

½ phần diện tích đất sân vườn cho ông

Vũ Tú. Nhưng ngay sau đó bà Vân Anh đã không chấp nhận việc chuyển
nhượng như đã ký, vì bà bị ép buộc phải ký trong lúc tinh thần bối rối, mất ổn
định (do chồng bà mới mất)
Ngày 20/10/2014, tức là sau khi ông Vũ Tuấn mất được hơn 03 tháng,
ông Vũ Tú tự ý tháo dỡ ngôi nhà cấp 4 mà trước đây ông Vũ Tuấn và bà

Nguyễn Vân Anh đã cho ông Tú ở nhờ, đồng thời đào móng xây dựng ngôi nhà
2 tầng mới với diện tích 100m2 trên nền đất của căn nhà cấp 4 với quy mô kiên
cố, chiếm 10m mặt tiền của thửa đất.
Bà Vân Anh và các con gái đã nhiều lần can ngăn, đề nghị ông Tú
ngưng ngay việc xây dựng nhà mới, trả lại nguyên trạng ngôi nhà cấp 4, nhưng
ông Tú không đồng ý, tiếp tục xây dựng phần móng ngôi nhà kiên cố. Trước sự
việc diễn ra không thể tự mình giải quyết được, nên ngày 25/11/2014 bà Vân
Anh đã viết đơn tố cáo khẩn cấp gửi đến Ủy ban nhân dân phường Khương
Thượng và Ủy ban nhân dân quận Đống Đa tố cáo việc ông Vũ Tú tự động lấn
chiếm 230 m2 đất của gia đình bà để xây dựng nhà ở trái phép và cố ý hủy hoại
tài sản phá nhà cấp 4 của gia đình bà. Đề nghị Ủy ban nhân dân quận xem xét
giải quyết.
1.2. Quá trình giải quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Sau khi nhận được đơn tố cáo, từ mục tiêu đặt ra là tiến hành giải quyết
kịp thời đơn tố cáo của bà Nguyễn Vân Anh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận
Đống Đa đã ký quyết định thành lập Tổ xác minh nội dung tố cáo do đồng chí
Phó Chánh Thanh tra quận làm Tổ trưởng tổ xác minh . UBND quận đã giao
cho phòng Thanh tra chủ trì phối hợp với phòng Tài nguyên môi trường quận
tiến hành xác minh thu thập chứng cứ, làm việc với các bên có liên quan, gặp
gỡ các cán bộ, nhân dân địa phương nơi xảy ra khiếu kiện... Đồng thời Ủy ban
nhân dân quận Đống Đa có công văn yêu cầu Uỷ ban nhân dân phường Khương
Thượng báo cáo cụ thể về sự việc bằng văn bản.
Học viên: Bùi Thị Tuyến – Thanh tra quận Đống Đa

Trang 5


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong, TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A-2015


* Ngày 05/12/2014, Ủy ban nhân dân phường Khương Thượng có báo
cáo số 35/BC-UBND gửi đến Ủy ban nhân dân quận Đống Đa báo cáo về sự
việc như sau:
- Xác nhận bà Nguyễn Vân Anh là người sử dụng hợp pháp thửa đất số
20, tờ bản đồ số 1, tổ 2, phường Khương Thượng , quận Đống Đa.
- Sự việc xảy ra tranh chấp giữa bà Vân Anh và ông Tú diễn ra từ sau
ngày ông Tuấn, chồng bà Vân Anh mất. Ủy ban nhân dân phường đã tiến hành
hòa giải nhưng không thành.
- Việc ký giấy thoả thuận chuyển nhượng đất của bà Vân Anh cho ông
Tú lập ngày 25/07/2014 là thực hiện ý nguyện của ông Tuấn (chồng bà Vân
Anh khi còn sống), việc bà Vân Anh ký giấy là hoàn toàn tự nguyện, mặc dù
chưa được cơ quan có thẩm quyền chứng thực nhưng thực tế là hợp đồng dân
sự đã có hiệu lực.
- Về hành vi xây dựng nhà không phép của ông Tú: Ủy ban nhân dân
phường Khương Thượng đã tiến hành kiểm tra lập biên bản xác định ông Vũ Tú
có hành vi xây dựng nhà ở trái phép, yêu cầu dừng ngay việc xây dựng, giữ
nguyên hiện trạng để chờ giải quyết, ông Vũ Tú ký vào biên bản trước sự chứng
kiến của cán bộ địa chính phường và tổ trưởng tổ dân phố số 2.
Trong thời gian từ ngày 10/12/2014 đến ngày 30/12/2014, Tổ xác minh
nội dung tố cáo đã nhiều lần mời hai bên đến để làm công tác hoà giải nhưng
không đạt kết quả như mong muốn. Căn cứ vào biên bản làm việc trong quá
trình xác minh và nội dung trình bày của các bên liên quan, tóm tắt như sau:
* Bà Nguyễn Vân Anh
Thửa đất Số 20, tờ bản đồ số 1, tổ 2, phường Khương Thượng , quận
Đống Đa của vợ chồng bà Vân Anh ông Vũ Tuấn được chia từ năm 1990, đã
đăng ký quyền sử đụng đất với Nhà nuớc năm 2000, toàn bộ diện tích 500m2 đất
thuộc quyền sử dụng của ông Tuấn và bà Vân Anh.
Vì ông Tuấn và bà Vân Anh chỉ có một cô con gái chưa đến tuổi lập
Học viên: Bùi Thị Tuyến – Thanh tra quận Đống Đa


Trang 6


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong, TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A-2015

gia đình nên ông Tuấn đã cho ông Tú là cháu gọi ông Tuấn bằng Bác ruột ở và
sử dụng ngôi nhà cấp 4, cũng với một suy nghĩ đơn giản là tạo điều kiện cho
ông Tú có chỗ ở gần gũi, có điều kiện chăm sóc ông Tuấn và bà Vân Anh lúc về
già, và có hứa bằng miệng rằng, sau này ông Tuấn sẽ cho ông Tú đất để làm
nhà ở để có điều kiện và trách nhiệm lo chuyện thờ cúng lâu dài. Song trong
quá trình chung sống với ông Tuấn, ông Tú không có tình cảm và trách nhiệm
gì với vợ chồng ông Tuấn, bà Vân Anh nên vợ chồng ông bà chưa có quyết
định cho đất. Khi ông Tuấn đột ngột qua đời thì ông Tú đã nhờ một số người bà
con trong dòng họ Vũ dùng áp lực buộc bà Vân Anh ký giấy chuyển nhượng
đất bằng giấy viết tay, với mục đích lấn chiếm một phần đất của bà Vân Anh cụ
thể là 230 m2 đất bao gồm 01 căn nhà cấp 4 diện tích 80 m2 mà ông Tú đang ở
và 150 m2 sân vườn. Nhưng ngay sau đó bà Vân Anh đã không chấp nhận việc
chuyển nhượng như đã ký, vì bà bị ép buộc phải ký trong lúc tinh thần bối rối,
mất ổn định.
Tuy vậy, vì nguyện vọng của chồng bà khi còn sống và vì trách nhiệm
với lời hứa trước đây, bà Vân Anh đã đồng ý chuyển nhượng cho ông Tú một
phần đất sân vườn có diện tích 100 m2 (trên tổng diện tích 500m2) để ông Tú
làm nhà ở, ông Tú có trách nhiệm làm các thủ tục chuyển nhượng quyền sử
dụng đất (100 m2) và tháo dỡ toàn bộ phần móng nhà đã xây dựng trên phần
đất chưa có sự đồng ý của bà Vân Anh, trả lại nguyên trạng phần đất ông Tú đã
xây dựng trái phép.
Đối với bà Vân Anh việc ký giấy thoả thuận chuyển nhượng 230m2 đất

cho ông Tú là do bà con dòng họ Vũ ép buộc, bà ký trong lúc tinh thần bị ức
chế, ép buộc. Bà hoàn toàn không đồng ý và không công nhận chuyển nhượng
cho ông Tú phần diện tích 230m2 đất như trong giấy chuyển nhượng đất viết
tay ngày 25/07/2014 nói trên.
* Ông Vũ Tú
Thửa đất Số 20, tờ bản đồ số 1, thuộc tổ 2, phường Khương Thượng,
quận Đống Đa là của dòng họ Vũ chia cho con cháu trong họ sử dụng để làm
Học viên: Bùi Thị Tuyến – Thanh tra quận Đống Đa

Trang 7


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong, TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A-2015

nhà ở, ông Tú là một thành viên của dòng họ nên có quyền sử dụng một phần
đất để làm nhà ở, không chấp nhận việc làm thủ tục chuyển nhượng.
Ông Tú cho rằng giấy chuyển nhượng bà Vân Anh ký cho ông vào ngày
25/07/2014 là hoàn toàn đúng với sự tự nguyện của bà Vân Anh và cũng phù
hợp với lời hứa của cả hai ông bà khi ông Tuấn còn sống. Vì vậy, việc chuyển
nhượng 230 m2 đất của bà Vân Anh cho ông Tú ghi trong giấy chuyển nhượng
ngày 25/07/2014 là văn bản hoàn toàn có giá trị thực hiện và ông Tú có đủ
quyền sử dụng mảnh đất nói trên.
* Tổ xác minh nội dung tố cáo
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân quận , ngày 04/01/2015
Tổ xác minh nội dung tố cáo do Thanh tra quận chủ trì phối hợp với phòng Tài
nguyên môi trường quận có Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trình Uỷ
ban nhân dân quận, nội dung báo cáo như sau:
- Xác nhận vợ chồng Ông Vũ Tuấn và bà Nguyễn Vân Anh đã sử dụng

thửa đất số 20, tờ bản đồ số 1 thuộc tổ 2, phường Khương Thượng, quận Đống
Đa để làm nhà ở ổn định từ năm 1990 đến nay là đúng, hàng năm đều đóng thuế
sử dụng đất theo quy định của pháp luật, đã đăng ký quyền sử dụng đất tháng
10/2000, từ trước đến nay bà Vân Anh ở ổn định trên thửa đất nói trên, chưa
xảy ra tranh chấp, khiếu kiện nên có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất.
- Theo khoản 2 điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai 2013 quy định “ Hợp đồng,
văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải
được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo
quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng
sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư” thì Giấy thoả thuận chuyển
nhượng đất của bà Vân Anh cho ông Tú lập ngày 25/07/2014 do bà Vân Anh ký
không có giá trị về mặt pháp lý. Bởi sau khi ông Tuấn mất, thửa đất đó là của
Học viên: Bùi Thị Tuyến – Thanh tra quận Đống Đa

Trang 8


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong, TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A-2015

gia đình bà Vân Anh gồm bà và cô con gái 20 tuổi, trong Giấy thỏa thuận đó
không có chữ ký của cô con gái.
- Xác định ông Vũ Tú có hành vi vi phạm trật tự xây dựng, xây dựng nhà
ở trong khi chưa được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền. Ủy ban nhân dân
phường Khương Thượng đã có Biên bản yêu cầu ông Tú dừng ngay việc xây
dựng trái phép, giữ nguyên hiện trạng chờ giải quyết, ông Vũ Tú cũng đã ký

vào biên bản trước sự chứng kiến của cán bộ địa chính phường và tổ trưởng tổ
dân phố số 2.
- Tổ xác minh đã phối hợp với Ủy ban nhân dân phường tiến hành hòa
giải nhiều lần nhưng không thành, sự việc càng trở nên trầm trọng khi ông Tú
tiếp tục xây dựng nhà với quy mô kiên cố trên phần đất đang tranh chấp. Bà
Vân Anh tiếp tục gửi đơn thư tố cáo đến nhiều cơ quan chức năng đề nghị giải
quyết và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bà.
* Uỷ ban nhân dân quận Đống Đa
Căn cứ vào Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo ngày 04/01/2015
của Tổ xác minh, Ngày 10/01/2015 Ủy ban nhân dân quận Đống Đa ban hành
Kết luận nội dung tố cáo số 98/KL-UBND, đồng thời ban hành Thông báo kết
quả giải quyết tố cáo số 150/TB-UBND gửi tới đương sự với nội dung cụ thể
như sau:
- Khẳng định nội dung tố cáo của bà Nguyễn Vân Anh có hộ khẩu
thường trú tại tổ 2, phường Khương Thượng, quận Đống Đa là đúng sự thật.
Thửa đất số 20, tờ bản đồ số 1 do bà Vân Anh sử dụng là hợp pháp.
- Ông Vũ Tú lấn chiếm đất, xây dựng nhà ở trên thửa đất số 20, tờ bản
đồ số 1, khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép là vi phạm pháp luật.
- Công nhận việc ông Vũ Tú được phép sử dụng 100m2 đất sân vườn
thuộc thửa đất số 20 để làm nhà ở theo thỏa thuận của bà Nguyễn Vân Anh, và
ông Tú phải có trách nhiệm làm các thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Ông Tú chỉ được xây dựng nhà ở trên phần đất sân vườn có diện tích
Học viên: Bùi Thị Tuyến – Thanh tra quận Đống Đa

Trang 9


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong, TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A-2015


100m2 tại thửa đất số 20, có trách nhiệm tháo dỡ toàn bộ công trình xây dựng
nhà trái phép trong vòng 30 ngày, kể từ ngày Thông báo kết quả giải quyết tố
cáo có hiệu lực thi hành.
Trong thời gian dài, ông Tú không chấp hành Thông báo kết quả giải
quyết tố cáo của UBND quận Đống Đa, ông không tháo dỡ công trình xây dựng
trái phép, bà Nguyễn Vân Anh tiếp tục gửi nhiều đơn thư khiếu kiện lên cấp
trên để cầu cứu và đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý dứt điểm công trình vi
phạm đó.
2. Mục tiêu xử lý tình huống
Đây là vụ tranh chấp đất đai mang tính điển hình và có nhiều tình tiết
phức tạp, thời gian kéo dài có liên quan đến quyền lợi của công dân và các
Quyết định quản lý hành chính Nhà nước. Nếu không giải quyết dứt điểm, đúng
quy định của pháp luật thì sự việc trở nên phức tạp hơn và sẽ là tiền đề gây khó
khăn cho việc giải quyết các vụ tranh chấp về sau.
Mục tiêu chung khi xử lý tình huống là tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo, các tranh chấp đất đai của công dân.
Những biện pháp, cách thức xử lý của cơ quan nhà nước phải bảo vệ lợi
ích chính đáng của công dân. Giải quyết hoà giải các mâu thuẫn trong nội bộ
dòng họ của công dân trên cơ sở Luật định, có lý, có tình.
Phải giải quyết dứt điểm tranh chấp giữa bà Nguyễn Vân Anh và ông Vũ
Tú theo đúng trình tự, thời hạn quy định của Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Luật
tố cáo, dựa trên những căn cứ pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân. Đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật,
3. Phân tích nguyên nhân, hậu quả
3.1. Nguyên nhân
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai
Học viên: Bùi Thị Tuyến – Thanh tra quận Đống Đa


Trang 10


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong, TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A-2015

thông qua hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai. Việc chuyển nhượng, thừa
kế hay thay đổi mục đích sử dụng đất phải tuân thủ trình tự pháp luật. Trong
trường hợp trên, bà Nguỵễn Vân Anh, ông Vũ Tú chưa nắm đầy đủ quy định
của pháp luật về đất đai nên đã ký giấy chuyển nhượng dưới dạng viết tay.
Ông Vũ Tú đã vi phạm quy định về xây dựng nhà ở, vi phạm Luật đất
đai, không nhận thấy việc vi phạm pháp luật của mình, không chấp hành quyết
định của chính quyền, thiếu tôn trọng pháp luật.
Qua tìm hiểu thực tiễn cho thấy: Hiện nay phường Khương Thượng chưa
cấp xong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân cư trên địa bàn
phường nên khi xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp còn nhiều khó khăn Ệ
Mặt khác các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quận thiếu đồng bộ và chưa
hoàn chỉnh nên dẫn tới còn gặp phải một số khó khăn trong việc xác định nguồn
gốc đất đối với nhiều chủ sử dụng đất mà chưa có đủ giấy tờ pháp lý.
Các cơ quan Nhà nước chưa chú trọng, quan tâm đầy đủ trong công tác
tuyên truyền, giải thích pháp luật liên quan đến đất đai trên địa bàn phường, dẫn
đến tình trạng nhiều công dân không hiểu quy định của pháp luật để điều chỉnh
hành vi của mình, nên khi có tranh chấp xảy ra đã sử dụng cách giải quyết dùng:
u

Áp lực của dòng họ”.
Bên cạnh đó việc giải quyết tranh chấp của cơ quan Nhà nước chưa kịp

thời, dứt khoát. Mặc dù đã nhận được đơn thư tố cáo khẩn cấp của công dân đề

nghị cơ quan Nhà nước can thiệp giải quyết, nhưng cơ quan Nhà nước giải
quyết thiếu cương quyết dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài, vụ việc ngày
càng phức tạp.
Việc Ủy ban nhân dân phường Khương Thượng công nhận về quyền sử
dụng đất hợp pháp của ông Vũ Tú thông qua giấy chuyển nhượng viết tay do bà
Vân Anh ký là không đúng quy định của pháp luật, tạo sơ hở cho ông Tú không
chấp hành Thông báo kết quả giải quyết tố cáo của Ủy ban nhân dân quận.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng
ở địa phương trong việc thực hiện kiến nghị sau giải quyết khiếu nại, tố cáo của
công dân chưa được chú trọng, thường xuyên, liên tục và kịp thời.
Học viên: Bùi Thị Tuyến – Thanh tra quận Đống Đa

Trang 11


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong, TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A-2015

3.2. Hậu quả
Việc không giải quyết tranh chấp kịp thời, dứt điểm, đúng pháp luật sẽ
ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Người có
quyền sử dụng đất hợp pháp sẽ mất đất, mất niềm tin vào sự công minh của
pháp luật, làm giảm lòng tin của nhân dân vào đường lối đúng đắn của Đảng và
chính sách pháp luật của Nhà nước. Người lấn chiếm đất sẽ có tâm lý coi
thường pháp luật, nó là cơ sở cho các hành vi vi phạm pháp luật tiếp theo.
Do quá trình tranh chấp diễn ra ngày càng phức tạp, gay gắt, mâu thuẫn
hai bên ngày càng cao, khi chưa giải quyết dứt điểm rất dễ xảy ra xô xát giữa
hai bên, làm mất an ninh trật tự tại địa phương, ảnh hưởng xấu đến địa bàn khu
dân cư.

Do sự thiếu hiểu biết về chính sách pháp luật nên ông Vũ Tú đã vi phạm
về trật tự xây dựng, vi phạm Luật đất đai mà không nhận thấy việc vi phạm
pháp luật của mình đã dẫn đến hành vi cố tình xây dựng nhà trái phép trên phần
đất lấn chiếm của người khác. Điều này đã gây ra thiệt hại về kinh tế cho ông
Vũ Tú khi ông buộc phải tháo dỡ toàn bộ công trình vi phạm theo Thông báo
kết quả giải quyết tố cáo của Ủy ban nhân dân quận Đống Đa.
Cơ quan Nhà nước không giải quyết dứt điểm, trong quá trình giải quyết
thiếu tính nghiêm minh, không công bằng, hợp lý sẽ làm cho người dân không
tin vào tính nghiêm minh của pháp luật, không yên tâm sử dụng đất lâu dài, gây
ra tình trạng chuyển nhượng đất bừa bãi, làm phát sinh nhiều hệ luỵ gây khó
khăn cho công tác quản lý đất đai là điều khó tránh khỏi.
Cơ quan Nhà nước không giải quyết dứt điểm, giải quyết không đúng với
quy định của pháp luật còn gây hậu quả làm giảm hiệu quả của việc tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa, ảnh hưởng xấu đến chế độ xã hội chủ nghĩa, ảnh
hưởng xấu đến các chính sách pháp luật của Nhà nước về đất đai.
4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
Để giải quyết dứt điểm vụ việc nêu trên, chấm dứt tình trạng đơn thư vượt
cấp, kéo dài có thể thực hiện một trong các phương án giải quyết sau đây:
Học viên: Bùi Thị Tuyến – Thanh tra quận Đống Đa

Trang 12


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong, TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A-2015

* Phương án 1:
Phương án hòa giải, vận động, thuyết phục: Thông qua các tổ chức đoàn
thể và tổ hoà giải ở tổ dân phố, Ủy ban nhân dân phường Láng Thượng vận

động thuyết phục ông Vũ Tú chấp hành pháp luật, thực hiện tự phá dỡ công
trình xây dựng trái phép theo Thông báo của Ủy ban nhân dân quận và chấp
nhận làm thủ tục chuyển nhượng 100 m2 đất sân vườn của bà Vân Anh chuyển
nhượng cho trên thửa đất số 20 để làm nhà ở.
Hướng dẫn ông Vũ Tú nếu không đồng ý với nội dung Thông báo kết
quả giải quyết tố cáo của Ủy ban nhân dân quận có thể khởi kiện vụ việc ra Tòa
án nhân dân quận Đống Đa để giải quyết dứt điểm.
+ Ưu điểm:
- Phương án hòa giải, vận động thuyết phục này nếu thực hiện được sẽ
giải quyết được dứt điểm vụ việc một cách nhanh chóng, dễ dàng. Tiết kiệm
kinh phí, thời gian của các cơ quan quản lý Nhà nước để giải quyết dứt điểm vụ
việc.
- Các cơ quan Nhà nước không bị áp lực trong việc phải cưỡng chế phá
dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn phường. Tạo sự đồng thuận
cao của người dân trên địa bàn khu dân cư, đảm bảo tình hình chính trị, trật tự
an toàn xã hội được giữ vững. Tạo được niềm tin trong nhân dân vào sự công
minh của pháp luật, vào đường lối đúng đắn của Đảng và chính sách pháp luật
của Nhà nước.
- Trường hợp ông Vũ Tú không đồng ý với nội dung Thông báo kết quả
giải quyết tố cáo của Ủy ban nhân dân quận mà khởi kiện ra Tòa án nhân dân
quận thì coi như vụ việc đã được Ủy ban nhân dân quận Đống Đa giải quyết hết
thẩm quyền.
+ Nhược điểm :
Phương án này khó khả thi vì trước đây Ủy ban nhân dân phường cũng
đã tiến hành hoà giải giữa hai bên nhiều lần nhưng không thành. Ông Vũ Tú do
Học viên: Bùi Thị Tuyến – Thanh tra quận Đống Đa

Trang 13



Trường ĐTCB Lê Hồng Phong, TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A-2015

thiếu hiểu biết về pháp luật, cố chấp nên rất khó thuyết phục tự tháo dỡ công
trình vi phạm của mình.
* Phương án 2: Ủy ban nhân dân quận Đống Đa có văn bản chỉ đạo
ngay Ủy ban nhân dân phường Khương Thượng ra quyết định cưỡng chế phá
dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đối với hộ gia đình ông Vũ Tú để vụ
việc được giải quyết dứt điểm, tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc
cho công dân.
+ Ưu điểm:
- Giữ được kỷ cương phép nước, có tính răn đe cao trong việc chấp hành
nghiêm chỉnh pháp luật của người dân.
- Nhanh chóng giải quyết dứt điểm được vụ việc
+ Nhược điểm:
- Các cơ quan Nhà nước sẽ bị áp lực trong việc cưỡng chế phá dỡ công
trình vi phạm trật tự xây dựng.
- Tốn kém kinh phí và thời gian của các cơ quan Nhà nước cho việc phải
cưỡng chế phá dỡ.
- Làm cho mối quan hệ nội bộ trong dòng họ Vũ, đặc biệt là mối quan hệ
giữa ông Vũ Tú và bà Vân Anh có thể ngày càng trở lên gay gắt, căng thẳng
hơn.
* Phương án 3:
Ủy ban nhân dân quận Đống Đa báo cáo tình hình vụ việc và xin ý kiến
chỉ đạo giải quyết của Ủy ban nhân dân Thành phố rồi mới tiến hành cưỡng
chế phá dỡ công trình vi phạm của ông Vũ Tú . Ủy ban nhân dân thành phố Hà
Nội sau khi nhận được báo cáo của Ủy ban nhân dân quận Đống Đa, đồng thời
nhận được rất nhiều đơn của bà Vân Anh đề nghị xử lý dứt điểm công trình vi
phạm của ông Vũ Tú, sẽ thành lập tổ công tác, giao cho cơ quan Thanh tra

Thành phố phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành xem xét lại
Học viên: Bùi Thị Tuyến – Thanh tra quận Đống Đa

Trang 14


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong, TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A-2015

toàn bộ hồ sơ trên cơ sở tuân thủ trình tự giải quyết tố cáo về tranh chấp đất đai
và vi phạm trật tự xây dựng theo Luật tố cáo và Luật đất đai, có xem xét hoàn
cảnh lịch sử của hai bên để ra quyết định cuối cùng đúng pháp luật, thấu tình
đạt lý.
+ Ưu điểm:
- Ủy ban nhân dân quận Đống Đa giảm bớt được áp lực đối với người
dân khi quyết định thực hiện việc cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm.
- Phương án này thể hiện được sự thấu tình đạt lý trong việc xử lý công
trình vi phạm của Ủy ban nhân dân quận.
- Có tính khả thi cao vì cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm là một việc
rất phức tạp, gây thiệt hại nhiều về kinh tế, ảnh hưởng về mặt xã hội nên cần có
sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên.
- Được sự đồng tình, ủng hộ của đại đa số quần chúng nhân dân, giữ
được tình hình an ninh trật tự trên địa bàn khu dân cư.
+ Nhược điểm:
- Kéo dài thời gian giải quyết vụ việc
- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội lại phải giao cho cơ quan chuyên
môn thành lập đoàn thanh tra xác minh, tìm hiểu lại vụ việc từ đầu, dẫn đến tốn
kém về thời gian và kinh phí.
Trong các phương án đã nêu trên, tôi chọn phương án 3 vì phương án

này đáp ứng được nhiều mục tiêu đặt ra hơn cả, thấu tình đạt lý bởi cưỡng chế
phá dỡ công trình vi phạm là một việc rất phức tạp, sẽ gây ra thiệt hại về kinh tế
của người dân nên cần phải có sự quan tâm, ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
5. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
+ Tổ công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố tiến hành xem xét lại toàn
bộ hồ sơ vụ việc, xuống địa bàn xác minh, thu thập thêm thông tin tài liệu để ra
quyết định cuối cùng.
Học viên: Bùi Thị Tuyến – Thanh tra quận Đống Đa

Trang 15


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong, TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A-2015

+ Đồng thời giao cho Ủy ban nhân dân quận Đống Đa đôn đốc Ủy ban
nhân dân phường Khương Thượng, các ban ngành liên quan phối hợp với các tổ
chức đoàn thể, mặt trận tồ quốc ở cơ sở chú trọng công tác thuyết phục vận
động để vận động ông Vũ Tú chấp nhận sự chuyển nhượng 100 m2 đất của bà
Vân Anh làm nhà ở. Đồng thời vận động bà Vân Anh chấp nhận để ông Vũ Tú
xây dựng trên nền đất của nhà cấp 4 cũ, để ông Vũ Tú không bị thiệt hại về kinh
tế khi phải tháo dỡ toàn bộ công trình.
+ Về công trình xây dựng không phép của ông Vũ Tú: Nếu bà Vân Anh
đồng ý nhượng 100 m2 đất cho ông Vũ Tú trên nền đất của căn nhà cấp 4 cũ mà
ông đã phá đi và đang tiến hành xây dựng, thì Ủy ban nhân dân thành phố Hà
Nội sẽ tạo điều kiện cho ông Vũ Tú được áp dụng hình thức xử phạt hành chính
cho tồn tại. Đồng thời yêu cầu ông Vũ Tú tiến hành làm thủ tục chuyển nhượng
100 m2 đất sang tên mình và làm hồ sơ xin cấp phép xây dựng trước khi xây
dựng tiếp công trình.

- Trường hợp vận động, thuyết phục ông Vũ Tú và bà Vân Anh không
thành, thì Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội sẽ có quyết định cuối cùng là
đồng ý với nội dung Thông báo số 150/TB-UBND ngày 10/01/2015 của Ủy ban
nhân dân quận Đống Đa, đồng ý với phương án xử lý cưỡng chế phá dỡ của Ủy
ban nhân dân quận Đống Đa đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng của
ông Vũ Tú.
- Sau khi có ý kiến thống nhất của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
về việc xử lý cưỡng chế công trình vi phạm của ông Vũ Tú, Ủy ban nhân dân
quận Đống Đa chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường Khương Thượng ban hành
Quyết định cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng đối với công trình
của ông Vũ Tú, đồng thời phối hợp với Ủy ban nhân dân phường Khương
Thượng lập kế hoạch phá dỡ công trình và gửi thông báo, kế hoạch phá dỡ để
ông Vũ Tú được biết. Sau đó sẽ tiến hành cưỡng chế phá dỡ ngay để vụ việc
được giải quyết dứt điểm.

Học viên: Bùi Thị Tuyến – Thanh tra quận Đống Đa

Trang 16


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong, TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A-2015

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị
Để giải quyết tốt các vụ việc tranh chấp liên quan đến đất đai và xử lý
các công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn, tôi xin kiến nghị một số
vấn đề đối với các cấp chính quyền trong quản lý nhà nước như sau:
- Các cơ quan chức năng trong bộ máy Nhà nước cần đẩy mạnh công tác

tuyên truyền, vận động và giải thích cho công dân trên địa bàn hiểu pháp luật,
các Bộ Luật Dân sự, Luật đất đai, Luật Khiếu nại và Luật tố cáo, nâng cao nhận
thức cho công dân để các Luật thực sự đi vào đời sống xã hội.
- Nâng cao năng lực công tác của các cơ quan quản lý Nhà nước về đất
đai, thường xuyên tham mưu, đề xuất các giải pháp với các cấp chính quyền để
từng bước giải quyết dứt điểm các tồn tại trong quản lý đất đai nói chung và
trên địa bàn nói riêng.
- Nhanh chóng hoàn thiện công tác quy hoạch tổng thể về đất đai ở địa
phương mình quản lý, rà soát lại toàn bộ quỹ đất hiện có, việc cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất của các cơ quan chức năng, việc quản lý và sử dụng đât
đai của các tổ chức, hộ gia đình, giải quyết dứt điểm các vướng mắc, tồn tại.
- Tăng cường công tác tư vấn pháp luật ngay từ cơ sở. Có thể, nên tổ
chức hội đồng tư vấn ở cấp xã, phường. Xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao năng
lực đội ngũ cán bộ tư pháp và cán bộ địa chính ở cơ sở gồm những người có đủ
phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, tận tâm, tận lực với
công việc.
- Ủy ban nhân dân các cấp phải thường xuyên thực hiện công tác kiểm
tra, giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại tổ cáo của công dân để đôn đốc,
có biện pháp và giải pháp xử lý kịp thời. Đặc biệt chú trọng đến khâu giám sát
việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo để
vụ việc được giải quyết dứt điểm, tránh để tồn đọng kéo dài gây hậu quả
nghiêm trọng.
Học viên: Bùi Thị Tuyến – Thanh tra quận Đống Đa

Trang 17


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong, TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A-2015


- Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai và tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền khiếu nại và tố cáo của công
dân, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, đề cao vai trò trách nhiệm của
cơ quan Nhà nước ở địa phương trong việc giải quyết khiếu nại và tố cáo của
công dân. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ công chức trong các cơ quan quản lý Nhà
nước phải là những người đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương chính sách
và pháp luật của Nhà nước. Tạo nên tâm lý yên tâm, tin tưởng của người dân
đối với các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện pháp luật, đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
2. Kết luận
Chúng ta đã và đang tiến hành xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân và vì dân. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lấy
pháp luật làm căn cứ điều tiết các hành vi cá nhân, các quan hệ xã hội, đảm bảo
cho xã hội ổn định và phát triển bền vững.
Để xây dựng nhà nước pháp quyền như vậy phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố -xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, có hệ thống tổ chức bộ máy nhà
nước từ Trung ương đến cơ sở vững chắc, trình độ văn hoá pháp luật và ý thức
của người dân đạt tới sự hiểu biết, tự giác cao, các cơ quan giám sát thi hành
pháp luật công tâm, nghiêm minh.
Qua tình huống giải quyết tố cáo liên quan đến tranh chấp đất đai và vi
phạm trật tự xây dựng giữa gia đình bà Nguyễn Vân Anh và gia đình ông Vũ Tú
tại tổ 2, phường Khương Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội cho chúng
ta thấy:
Công tác tuyên truyền pháp luật đến người dân chưa được chú trọng
đúng mức, còn nhiều hạn chế.
Công tác quản lý đất đai và hiểu biết về Luật đất đai, Luật tố cáo của các
cấp chính quyền còn bộc lộ nhiều hạn chế, những sơ hở trong quản lý đất đai là
tiền đề cho nhiều đối tượng lợi dụng để chiếm đoạt tài sản, đất đai của người
khác.

Học viên: Bùi Thị Tuyến – Thanh tra quận Đống Đa

Trang 18


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong, TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A-2015

Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, xử lý vi phạm trật tự xây dựng còn
nhiều lúng túng, nhiều bất cập, có không ít vụ việc được các cơ quan quản lý
Nhà nước giải quyết không đến nơi đến chốn, không dứt điểm, làm giảm lòng
tin của nhân dân đối với các chính sách đúng đắn của Đảng và pháp luật của
Nhà nước. Không giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan
đến đất đai, vi phạm trật tự xây dựng là vấn đề hết sức nhạy cảm, dể trở thành
điểm nóng. Là nguyên nhân của các vụ khiếu kiện vượt cấp, kéo dài.
Để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong
sạch, vững mạnh phải chú trọng đến việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
giải quyết tốt các khiến nại tố cáo của công dân. Thưc hiện quyền khiếu nại tố
cáo là một hình thức biểu hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, là điều kiện thuận
lợi để nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.
Tăng cường công tác tuyên truyền giải thích pháp luật, làm cho pháp luật
thực sự đến với người dân, pháp luật đi vào đời sống xã hội, công dân tự giác
chấp hành pháp luật. Nhân dân thấy cần pháp luật như cần không khí để hít thở
hàng ngày. Vì vậy, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân phải
được chú trọng và thực hiện thường xuyên, liên tục, không thể làm một lần, hai
lần, một thời gian ngắn; mà phải kiên trì, sáng tạo, linh hoạt, được toàn xã hội
hưởng ứng và tích cực tham gia.
Các cơ quan Nhà nước phải gương mẫu chấp hành pháp luật trong quá
trình thực thi pháp luật, thường xuyên và tăng cường sự giám sát, kiểm tra, đôn

đốc của cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp dưới, phải có sự phối hợp chặt
chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là chính quyền cơ sở, coi
trọng vai trò các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng ở địa
phương trong việc giải quyết các vụ việc tranh chấp ở cơ sở.
Phải xây dựng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp thụ lý, giải
quyết khiếu kiện của công dân hiểu biết về pháp luật, có năng lực chuyên môn
nghiệp vụ tốt, tận tâm, tận lực với công việc, chí công vô tư. Thực tiễn cho
thấy, bất kỳ vụ việc tranh chấp nào xảy ra ở cơ sở, trên địa bàn khu dân cu, có
Học viên: Bùi Thị Tuyến – Thanh tra quận Đống Đa

Trang 19


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong, TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A-2015

hệ thống chính trị tham gia, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vào cuộc giải
quyết dứt điểm, kịp thời, đúng luật, có lý, có tình thì không những củng cố
thêm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với chế độ mà còn góp phần quan
trọng vào việc đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Với nội dung đề tài “Xử lý tình huống tố cáo liên quan đến việc tranh
chấp đất đai và vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn quận Đống Đa,
thành phố Hà Nội ” đã phần nào đã phản ánh những tồn tại, hạn chế trong
công tác quản lý, sử dụng đất đai ở địa bàn quận, cũng như vai trò trách nhiệm
của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội,
đặt ra những vấn đề nổi cộm cần quan tâm giải quyết dứt điểm, nhằm góp phần
hoàn thiện công tác giải quyết khiếu nại tố cáo về tranh chấp đất đai, xử lý công
trình vi phạm trật tự xây dựng của cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn quận
Đống Đa nói riêng và cả nước nói chung.

Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian và kiến thức lý luận cũng như kinh
nghiệm thực tế của bản thân trong công tác còn hạn chế nên bài tiểu luận này
chắc hẳn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được
sự cảm thông, góp ý của các thầy cô giáo và bạn đọc để đề tài của tôi được đầy
đủ và hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Học viên: Bùi Thị Tuyến – Thanh tra quận Đống Đa

Trang 20




×