Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

xử lý tình huống khiếu nại về chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động bị tai nạn lao động trong doanh nghiệp sản xuất gạch ngói nga thịnh thị xã sơn tây TP hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.24 KB, 20 trang )

TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG TP HÀ NỘI
LỚP BỒI DƢỠNG NGHẠCH CHUYÊN VIÊN K4A-2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG: “KHIẾU NẠI VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM
XÃ HỘI CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG TRONG
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GẠCH NGÓI NGA THỊNH
THỊ XÃ SƠN TÂY - TP HÀ NỘI”

Họ và tên

: Phùng Thị Phương Dung

Chức vụ

: Chuyên viên

Đơn vị công tác : Phòng Lao động - TBXH thị xã Sơn Tây

Hà Nội, tháng 11 năm 2015


MỤC LỤC
I. LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................. 1
II. NỘI DUNG ................................................................................................. 3
2.1. Mô tả tình huống ..................................................................................... 3
2.2. Mục tiêu xử lý tình huống ......................................................................... 5
2.3 Phân tích nguyên nhân, hậu quả ............................................................... 6
2.3.1 Phân tích nguyên nhân ............................................................................ 6


a. Công tác quản lý nhà nước về lao động .......................................................... 6
b. Sự thiếu trách nhiệm của các bên có liên quan đến vụ việc............................. 6
c. Sự kém hiểu biết pháp luật của một bộ phận người lao động. ......................... 7
d. Sự thiếu tôn trọng pháp chế XHCN của các bên có liên quan ......................... 8
2.3.2. Phân tích hậu quả ................................................................................... 8
a. Thiệt hại về kinh tế ......................................................................................... 8
b. Sự mất uy tín của cơ quan Nhà nước và giảm sút lòng tin của nhân dân ......... 8
c. Ảnh hưởng xu về mặt xã hội ........................................................................... 9
2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phƣơng án giải quyết tình huống ....... 9
2.4.1. Cơ sở pháp luật ....................................................................................... 9
2.4.2. Một số phƣơng án giải quyết................................................................ 10
2.4.3. Lựa chọn phƣơng án tối ƣu.................................................................. 12
2.5. Lập kế hoạch tổ chức, thực hiện phƣơng án đã lựa chọn...................... 13
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................... 14
3.1. Kết luận .................................................................................................... 14
3.2. Kiến nghị .................................................................................................. 15
a. Đối với Trung ương ...................................................................................... 15
b. Đối với Ủy ban nhân dân Thị xã ................................................................... 16
c. Đối với các ngành chức năng........................................................................ 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 18


I. LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm xã hội trước hết là một chính sách xã hội của Nhà nước, vì vậy
Nhà nước có vai trò quan trọng trong các hoạt động của BHXH. Trước đây, Nhà
nước Việt Nam vừa hoạch định chính sách vừa thực hiện chính sách BHXH.
Trong quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường, Bộ luật lao
động đã được Quốc hội khóa IX - kỳ họp thứ 5 thông qua, Chủ tịch nước ký
lệnh công bố số 35/L-CTN ngày 07 tháng 05 năm 1994, có hiệu lực thi hành
ngày 01 tháng 01 năm 1995; trong đó có Chương XII quy định về Bảo hiểm xã

hội, xác định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử
dụng lao động; Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP ngày
26/01/1995 kèm theo là điều lệ BHXH; Luật Bảo hiểm xã hội được Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua
ngày 29.6.2006; đồng thời các văn bản dưới luật đã cụ thể hóa các nội dung về
chính sách BHXH nhằm đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống của người
tham gia BHXH.
Trên địa bàn thị xã Sơn Tây hiện nay, đa số các doanh nghiệp trong huyện
thường vi phạm nhiều quy định về pháp luật lao động, như việc ký kết hợp đồng
lao động, an toàn vệ sinh lao động, chế độ BHXH… do đó ảnh hưởng trực tiếp
đến quyền và lợi ích của người lao động, làm nảy sinh nhiều tranh chấp lao động
dẫn đến tình trạng đình công, khiếu nại, tố cáo.. Do vậy, trong phạm vi tiểu luận
này tôi xin đề cập đến “Tình huống giải quyết khiếu nại trong việc thực hiện
chính sách Bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong doanh nghiệp”.
Là một công chức Nhà nước, sau khi tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức
quản lý nhà nước, cộng với những kinh nghiệm thực tế trong công tác. Tôi chọn
đề tài “Xử lý tình huống khiếu nại về chính sách Bảo hiểm xã hội cho người
lao động bị tai nạn lao động trong doanh nghiệp sản xuất gạch ngói Nga
Thịnh thị xã Sơn Tây - TP Hà Nội” làm tiểu luận tình huống cuối khóa lớp bồi
dưỡng ngạch chuyên viên. Nhằm phân tích tình huống tìm ra và lựa chọn
phương án tối ưu nhất để giải quyết công việc một cách nhanh chóng, kịp thời,

1


đúng qui định, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động
trong huyện.
Phạm vi đề tài này chỉ giải quyết khiếu nại về chính sách bảo hiểm xã hội
của bà Trần Thị Năm, là người lao động tại Doanh nghiệp sản xuất gạch ngói
Nga Thịnh thị xã Sơn Tây - TP Hà Nội. Nội dung của đề tài bao gồm 3 phần:

phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận, kiến nghị.
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn và bị ảnh hưởng của công tác chuyên
môn nên trong quá trình thực hiện tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong được sự góp ý chân thành của quý Thầy, Cô.
Xin chân thành cảm ơn !

2


II. NỘI DUNG
2.1.

Mô tả tình huống

Ngày 13 tháng 9 năm 2011, Phòng Lao động – Thương binh Xã hội thị xã
Sơn Tây có nhận được đơn khiếu nại của bà Trần Thị Năm, 36 tuổi, trú quán xã
Xuân Sơn – Sơn Tây – Hà Nội đề nghị can thiệp giúp đỡ cho chị về việc bồi
thường tai nạn lao động. Theo nội dung đơn thì chị Năm thuộc hộ nghèo, làm
công nhân cho Doanh nghiệp sản xuất gạch ngói Nga Thịnh đặt tại xã Thanh Mỹ
- Sơn Tây – Hà Nội do ông Nguyễn Đức Tuấn làm chủ.
Chị Năm được phân công vào tổ chuyên nhào trộn, ép đất nguyên liệu do
ông Phạm Văn Minh làm tổ trưởng, cùng làm việc với chị Năm còn có chị Hoa,
công nhân mới được nhận vào làm việc hơm 5 tháng. Công việc chính của chị
Năm là đưa đất vào máy ép để nhào trộn – đây là công đoạn đầu tiên và rất quan
trọng của quy trình chế biến gạch ngói nung và đây cũng là công đoạn tiềm ẩn
nhiều nguy hiểm cho người lao động trực tiếp.
Một số điểm chính trong Hợp đồng lao động của chị Năm với chủ doanh
nghiệp: tiền công của chị là 80.000đ/8tiếng/ngày; mỗi tháng nhận 02 lần vào
ngày 01 và 15 của tháng; Do nhà xa nên chị Năm được bố trí ở tạm trong khu
tập thể của doanh nghiệp. Sau hơn 2 năm làm việc, chị nhận được đầy đủ các lợi

ích được ghi trong Hợp đồng, ngoài ra vào các dịp lễ tết cổ truyền chị còn được
chủ doanh nghiệp thăm hỏi tặng quà.
Ngày 25 tháng 11 năm 2010, một sự cố nghiêm trọng đã xảy ra tại nơi làm
việc của chị Năm: Như thường lệ, sau khi khởi động máy và bắt đầu thao tác
được gần 02 giờ đồng hồ thì bộ phận lưới sắt dung để che chắn, bảo vệ miệng
trục lăn của máy ép bị hỏng mối hàn cố định với chân đế nên chị Năm và chị
Hoa quyết định cho dừng máy để tháo dỡ ra mang đến người quản lý là ông
Minh để báo cáo và yêu cầu cho phép sửa chữa, khắc phục để đảm bảo an toàn
và tiếp tục sản xuất. Được sự đồng ý của ông Minh, chị Năm đã mang đến cơ sở
hàn tiện gần đó để hàn sửa.
Mọi thông tin đã được chị Năm phản hồi đầy đủ đến ông Minh, về nguyên
tắc an toàn lao động, trong điều kiện này người công nhân không được tiếp tục
3


vận hành máy nhưng do nóng lòng thực hiện các chỉ tiêu sản phẩm, phần cũng
thấy rằng việc thiếu thốn khung thép bảo vệ tuy có “thiếu một chút về an toàn”
nhưng “nếu” kỹ lưỡng thì chắc “không có vấn đề gì”. Thế là tổ nhào nặn đất
khởi động lại máy và tiếp tục vận hành. Sau hơn 4 phút tiếp tục làm việc, do sơ
xuất, một vạt áo của chị Năm bị trục ép của máy cuốn vào trong máy. Do phản
xạ tự nhiên, chị Năm dùng tay chống đỡ theo hướng ngược lại nhưng lần này do
độ trơn của đất sét nên cánh tay phải của chị lại tự đưa vào trục cuốn của máy
ép. Chị Năm và cả tổ tri hô lên và nhận được sự giúp đỡ của các đồng nghiệp.
Máy được dừng lại, chị Năm được cứu thoát nhưng cánh tay thì bị máy cuốn dập
nát. Trước tai nạn nghiêm trọng đó, ông Minh đã nhanh chóng gọi phương tiện,
xe đưa chị Năm đi cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa thị xã Sơn Tây. Vì vết thương
khá nặng nên sau đó được chuyển đến bệnh viện Việt Đức thành phố Hà Nội để
tiếp tục điều trị.
Ngày 04/4/2011,chị Năm được xuất viện, được chủ doanh nghiệp thanh
toán tất cả các chi phí về thuốc men, ăn uống, đi lại trong quá trình điều trị với

tổng số tiền là 50 triệu đồng và được đưa về tận quê nhà. Không có việc làm,
không có thu nhập vết thương chưa lành hẳn, phải tiếp tục điều trị, hoàn cảnh rơi
vào tình thế khó khăn gay gắt. Chị Năm đến gặp chủ doanh nghiệp yêu cầu được
đi giám định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội
nhưng bị ông Tuấn từ chối vì cho rằng ông đã làm hết trách nhiệm.
Trên đây là tóm tắt nguyên nhân dẫn đến việc chị Năm gửi đơn khiếu nại
đến cơ quan chức năng nhờ can thiệp, giải quyết. Qua đơn của chị Năm các
ngành chức năng đã tham gia giải quyết như sau:
Đoàn kiểm tra gồm:
+ Đại diện Phòng Lao động-Thương binh Xã hội Thị xã;
+ Đại diện Trung tâm y tế Thị xã;
+ Đại diện Liên đoàn Lao động Thị xã.
Đoàn kiểm tra đã trực tiếp đến cơ sở sản xuất Gạch ngói Nga Thịnh để xác
định diễn tiến tai nạn lao động và tiến hành các bước điều tra theo đơn khiếu nại
và theo các quy định của pháp luật xác định tình trạng thương tích của chị Năm:
4


+ Theo Giấy ra viện do Bệnh viện Việt Đức thành phố Hà Nội cấp ngày
04/4/2011 xác nhận: Chị Năm bị tai nạn làm dập nát một phần bàn tay và cả
khuỷu tay phải. Bệnh viện đã tiến hành mổ, khâu hở xương quai trụ, xương cánh
tay phải, nắn khớp khuỷu và khâu vá nhiều vết trên mu và lòng bàn tay phải. Chị
Năm được chuyển sang Trung tâm chấn thương chỉnh hình thành phố Hà Nội để
tiếp tục điều trị vết thương theo chuyên khoa và được xuất viện, trở về nhà tiếp
tục điều trị và tái khám kiểm tra theo định kỳ 03 tháng/lần.
+ Kiểm tra tại nơi làm việc của chị Năm, Đoàn kiểm tra ghi nhận như sau:
- Chị Năm chưa được doanh nghiệp đăng ký Bảo hiểm xã hội
- Khu vực đặt máy không có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động;
- Người lao động phải vận hành máy trong điều kiện không đảm bảo an
toàn lao động; không được trang cấp dụng cụ bảo hộ lao động theo quy định

(quần áo, phương tiện bảo hộ lao động cá nhân…).
- Người sử dụng lao động (chủ doanh nghiệp) không tiến hành huấn luyện
và hướng dẫn các quy trình, quy phạm, các biện pháp an toàn khi vận hành máy.
2.2. Mục tiêu xử lý tình huống
- Xử lý tình huống nhằm giải quyết các vấn đề do tình huống đặt ra:
+ Chị Năm phải được chủ doanh nghiệp chi trả toàn bộ tiền thuốc men
trong suốt quá trình điều trị cho đến khi khỏi bệnh;
+ Chị Năm được chủ doanh nghiệp đưa ra Hội đồng Giám định Y khoa để
Giám định phần sức khỏe bị giảm sút, tỷ lệ thương tật do tai nạn lao động.
+ Trách nhiệm pháp lý của mỗi bên theo quy định của pháp luật. Trước mắt là giải
quyết vấn đề hỗ trợ để chị Năm có đủ điều kiện tiếp tục điều trị và sinh sống trong thời gian
chưa thể tiếp tục công việc hoặc chưa tìm được công việc mới.
- Nhằm xử lý, giải quyết thỏa đáng, hợp lý, đúng quy định của pháp luật
các vấn đề thuộc về an toàn lao động, các vụ tai nạn lao động, tăng cường pháp
chế xã hội chủ nghĩa.
+ Góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người
lao động, của người sử dụng lao động, ổn định tình hình an ninh, trật tự xã hội;
tạo sự gắn bó giữa người sử dụng lao động và người lao động để họ cùng an tâm
sản xuất kinh doanh mang lại lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.
5


2.3 Phân tích nguyên nhân, hậu quả
2.3.1 Phân tích nguyên nhân
Qua nghiên cứu, phân tích tình huống có thể làm sáng tỏ mấy vấn đề sau:
a. Công tác quản lý nhà nước về lao động
- Cơ quan thẩm quyền tại địa phương đã không thường xuyên kiểm tra,
giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động tại các doanh nghiệp, cụ thể là
thực hiện Bộ Luật lao động như:
+ Vi phạm chế độ hợp đồng lao động,

+ Vi phạm chế độ an toàn vệ sinh lao động,
+ Vi phạm chế độ BHXH, BHYT,
+ Vi phạm Luật Công đoàn và một số quyền và lợi ích khác.
- Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng Lao động – Thương binh
Xã hội Thị xã; Liên đoàn Lao động Thị xã; Bảo hiểm xã hội Thị Xã chưa làm
hết trách nhiệm, chưa phối kết hợp một cách đồng bộ và chưa tham mưu, đề
xuất UBND Thị xã để xử lý sự việc một cách nghiêm minh, kịp thời. Nếu các cơ
quan này thường xuyên kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh và xử phạt kịp thời thì
không xảy ra sự việc trên.
b. Sự thiếu trách nhiệm của các bên có liên quan đến vụ việc
- Đối với người sử dụng lao động: chủ doanh nghiệp chưa thực hiện đúng
theo quy định của pháp luật về lao động về các thủ tục hành chính về quản lý lao
động, không khai trình lập sổ lao động, sổ lương, bảo hiểm xã hội, không đăng
ký nội quy lao động; Vi phạm quy định về việc khai báo, đăng ký và xin cấp
phép sử dụng các máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động,
nơi đặt máy móc làm việc không có treo các bảng chỉ dẫn về an toàn lao động;
Chị Năm làm công việc có phải vận hành máy điện nhưng chỉ được chỉ dẫn sơ
sài về cách vận hành máy, chưa được huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động,
chưa được trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động theo quy định;
Ngoài ra, khi tai nạn lao động xảy ra chủ doanh nghiệp đã không kịp thời khai
báo với cơ quan chức năng về lao động, chốn tránh trách nhiệm với người lao
động bị tai nạn lao động.
6


- Về phía cơ quan Bảo hiểm xã hội, khi doanh nghiệp đăng ký tham gia
BHXH cho người lao động có đúng quy định hay không thì phải có biện pháp
kiểm tra chấn chỉnh ngay từ đầu. Phải kiến nghị phòng Lao động-Thương binh
Xã hội kiểm tra hợp đồng lao động giữa công ty với người lao động để làm cơ
sở trích nộp Bảo hiểm xã hội cho đúng theo quy định của Nhà nước. Nhưng cơ

quan BHXH không kiểm tra, lập biên bản nhắc nhở đơn vị sai phạm và báo cáo
với các ngành chức năng để có biện pháp xử lý.
- Về phía phòng Lao động-Thương binh Xã hội Thị xã tuy là cơ quant ham
mưu giúp UBND thị xã quản lý Nhà nước về lao động nhưng cũng chưa thực
hiện hết chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình, việc tuyên truyền phổ biến
hướng dẫn pháp luật lao động về các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động
chưa sâu rộng; chưa thực hiện tốt công tác điều tra doanh nghiệp.
- Về phía tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp tuy đã được thành lập
nhưng hoạt động chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự bảo vệ và đứng về phía
lợi ích của người lao động vì Ban chấp hành công đoàn chủ yếu nằm trong Ban
giám đốc của doanh nghiệp. Liên đoàn Lao động Thị xã cũng còn thiếu xót
trong công tác định hướng, kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức Công đoàn
cơ sở trong Doanh nghiệp.
c. Sự kém hiểu biết pháp luật của một bộ phận người lao động.
- Người lao động còn thiếu hiểu biết về pháp luật lao động, về quyền và
nghĩa vụ của mình khi tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng lao động với người
sử dụng lao động.
- Do có nhu cầu về việc làm và thu nhập nên khi được nhận vào làm việc và
được giải quyết nơi ở tạm, được hưởng lương khoán theo sản phẩm (mà không
được đóng bảo hiểm xã hội và một số quyền lợi khác), lại là người có trình độ
văn hóa thấp (mới tốt nghiệp phổ thông), nhận thức về pháp luật lao động chưa
đầy đủ nên chị Năm đã vì quyền lợi trước mắt mà dễ dàng chấp nhận công việc
mà không được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật sử dụng máy, không được trang
bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động để đảm bảo an toàn bản than trong
quá trình lao động. Chính sự thiếu hiểu biết, các quy trình, quy phạm cũng như
7


những mối nguy hiểm khi vận hành, sử dụng máy móc, thiết bị nên thay vì việc
dừng máy để bảo hành, sửa chữa thì chị lại tiếp tục vận hành máy để xảy ra tai

nạn đáng tiếc.
d.

Sự thiếu tôn trọng pháp chế XHCN của các bên có liên quan

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang ra sức xây dựng một Nhà nước Việt
Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tôn trọng triệt để pháp chế xã hội chủ nghĩa
và pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, khi có tai nạn lao động xảy ra thì các cơ
quan chức năng có liên quan lại xử lý một cách chậm chạp, chưa đến nơi đến
chốn, lợi dụng các khe hở để lách luật.
2.3.2. Phân tích hậu quả
a. Thiệt hại về kinh tế
Tai nạn lao động luôn mang đến nhiều bất lợi cho người sử dụng lao động
và người lao động trong đó có thiệt hại về kinh tế.
Đối với người lao động (chị Năm), khi tai nạn lao động xảy ra thì chính họ
là người phải chịu thiệt thòi về kinh tế, gặp khó khăn về đời sống nhất là trong
thời gian bị tai nạn lao động, phải mang thương tật nên không thể lao động,
không có nguồn thu nhập để đảm bảo cho cuộc sống hàng ngày, điều này làm
ảnh hưởng cả về đời sống vật chất và tinh thần lâu dài cho người lao động.
Đối với người sử dụng lao động, khi xảy ra tai nạn lao động cũng làm ảnh
hưởng rất nhiều đến công việc sản xuất kinh doanh, dây chuyền sản xuất bị tạm
dừng, một người bị tai nạn lao động cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý làm việc của
nhiều người làm giảm năng suất lao động, gây tổn thất lớn về kinh tế cho doanh
nghiệp; Để xảy ra tai nạn lao động thì chủ doanh nghiệp cũng phải đứng ra chịu
trách nhiệm về các phí tổn bồi thường cho người lao động, có trường hợp phải
chịu trách nhiệm pháp lý, thậm chí có trường hợp phải thua lỗ, phá sản (khi có
xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ…).
b. Sự mất uy tín của cơ quan Nhà nước và giảm sút lòng tin của nhân dân
Xuất phát từ việc thiếu kiểm tra, đôn đốc, giám sát của cơ quan quản lý
Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội dẫn đến việc chấp hành pháp luật lao

động của doanh nghiệp chưa nghiêm, vi phạm pháp luật kéo dài, không được
8


phát hiện, ngăn chặn kịp thời gây ra nhiều tổn thất cả về vật chất và tinh thần
cho người lao động. Thêm vào đó, khi có vụ việc gì xảy ra thì tình trạng chậm
chạp, xử lý chưa đến nơi đến chốn của các cơ quan chức năng đối với các bên
liên quan sẽ tạo sự niềm tin của nhân dân vào pháp luật, Nhà nước, pháp chế xã
hội chủ nghĩa.
c. Ảnh hưởng xu về mặt xã hội
Thật vậy, tai nạn lao động xảy ra sẽ gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế mà
nó còn gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội. Tai nạn lao động xảy ra khiến cho
người lao động không thể yên tâm để làm việc, gây ra nỗi lo lắng cho cả những
người dân sống quanh doanh nghiệp vì nếu có xảy ra những tai nạn lao động do
sự cố cháy, nổ,… sẽ làm ảnh hưởng đến rất nhiều người và tác động xấu đến
tâm lý của toàn xã hội.
2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phƣơng án giải quyết tình huống
Để giải quyết tình huống nói trên vừa đảm bảo đúng pháp luật lao động,
vừa hợp tình, hợp lý ta cần phải xây dựng các phương án để thực hiện như sau:
2.4.1. Cơ sở pháp luật:
Trước hết, dựa trên cơ sở các điều luật có liên quan, cần phân tích làm rõ
mối quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động (giữa chị
Năm và ông Tuấn).
- Điều 5, Điều 6 của Bộ Luật lao động quy định về quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng lao động và của người lao động trong quan hệ lao động.
- Điều 38, Điều 39 của Bộ Luật lao động quy định về quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động và những trường hợp
người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Vì vậy,theo Điểm b Khoản 1 Điều 38 thì chị Năm điều trị tai nạn lao động chưa
đến 6 tháng liên tục nên không nằm trong diện bị ông Tuấn (chủ doanh nghiệp)

đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; theo Khoản 1 Điều 39 thì khi người
lao động (chị Năm) bị tai nạn lao động đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định
của cơ sở y tế có thẩm quyền thì người sử dụng lao động (ông Tuấn) không
được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
9


- Điều 42 của Bộ Luật lao động quy định về nghĩa vụ của người sử dụng
lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì người
sử dụng lao động (ông Tuấn) phải nhận người lao động (chị Năm) trở lại làm
việc và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày chị
Năm không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng
lao động hoặc có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động nếu chị Năm
đồng ý.
- Trường hợp việc ông Tuấn chấm dứt hợp đồng lao động với chị Năm là
đúng thì ông Tuấn cũng phải thực hiện các trách nhiệm của người sử dụng lao
động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 47 Bộ Luật lao
động.
- Điều 144 của Bộ Luật lao động quy định về trách nhiệm của người sử
dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và Điều 145
quy định về quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Điều 186 của Bộ Luật lao động quy định về việc tham gia bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động.
- Theo Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 của Nghị định
2.4.2. Một số phƣơng án giải quyết:
Phương án 1:
Ở tình huống trên, khi nhận được đơn khiếu nại của chị Năm, Phòng Lao
động Thương binh và Xã hội phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện và Bảo
hiểm xã hội huyện đến làm việc với Công ty TNHH Gạch Việt và kiến nghị
công ty phải truy nộp phần tiền đóng BHXH cho số lao động mà công ty chưa

tham gia BHXH cho người lao động, ngoài ra công ty còn phải đăng ký tham gia
và truy đóng BHXH cho số lao động chưa được đóng BHXH theo qui định.
Đồng thởi, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội chuyển hồ sơ sang UBND
thị xã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty.
Ưu điểm của phương án:
Các ngành chức năng đã làm cho công ty nhận thức được hành vi sai trái
của mình và khắc phục sữa chữa bằng cách thực hiện đúng quy định nhằm đảm
10


bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời đảm bảo được quyền lợi của
người lao động, tạo được sự bình đẳng giữa những người lao động làm việc
trong các thành phần kinh tế. Từ đó củng cố lòng tin của người lao động đối với
các cơ quan chức năng của huyện.
Hạn chế của phương án:
Nếu cơ quan Bảo hiểm xã hội đồng ý giải quyết tai nạn lao động cho chị
Năm sẽ tạo ra một tiền lệ không tốt cho các đơn vị sử dụng lao động không tham
gia BHXH cho người lao động hoặc tham gia không đầy đủ cho số lao động
đang làm việc tại đơn vị.
Phương án 2:
Khi nhận được đơn khiếu nại của người lao động, Ủy ban nhân dân Thị xã
chỉ đạo cho các ngành chức năng là phòng lao động, Liên đoàn lao động và Bảo
hiểm xã hội đến làm việc với Doanh nghiệp sản xuất Gạch ngói Nga Thịnh đồng
thời báo cáo kết quả và hướng xử lý cho Ủy ban nhân Thị xã. Sau khi làm việc
với doanh nghiệp xong các ngành chức năng thống nhất kiến nghị Ủy ban nhân
dân Thị xã ra quyết định xử lý buộc doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy định
tức là phải truy nộp đủ số tiền BHXH mà công ty đang nợ; đồng thời chỉ đạo
doanh nghiệp sản xuất Gạch ngói Nga Thịnh phải làm hồ sơ cho chị Năm đi
giám định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động và tiếp tục nhận chị Năm vào làm
việc tại doanh nghiệp và phải sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe của chị

Năm.
Ưu điểm của phương án:
Công ty phải chấp hành ngay vì Quyết định xử lý của Ủy ban nhân Thị xã
có hiệu lực pháp lý cao hơn so với Quyết định của các ngành chức năng. Vì vậy
quyền lợi của người lao động được giải quyết kịp thời từ đó củng cố và tạo niềm
tin cho người lao động đối với Nhà nước, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp
luật và nguyên tắc của Bảo hiểm xã hội.
Hạn chế của phương án:
Ủy ban nhân dân Thị xã phải mất thời gian đứng ra giải quyết bằng cách
phải triệu tập các cơ quan chức năng tổ chức hội họp nhiều lần để ra quyết định xử
11


lý. Việc mở rộng đầu tư giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người lao động và
góp phần phát triển kinh tế là rất cần thiết. Nhưng chúng ta đừng quá thiên về
phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động mà không
quan tâm chú ý bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Do đó trong trường hợp
trên đòi hỏi các cơ quan chức năng phải quản lý thật chặt chẽ để xác định trong
quá trình hoạt động công ty làm ăn có hiệu quả hay đang gặp khó khăn để có
hướng đề xuất Ủy ban nhân dân Thị xã giải quyết cho hợp tình hợp lý, tránh
được tình trạng, vì bảo vệ người lao động mà gây khó khăn cho công ty hoặc vì
tạo điều kiện cho công ty nhưng lại gây thiệt thòi quyền lợi của người lao động.
Phương án 3:
Sau khi nhận được đơn khiếu nại của chị Năm, UBND Thị xã giao phòng
Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp cùng các ngành liên quan đến làm
việc với công ty, yêu cầu doanh nghiệp đưa chị Năm đi giám định sức khỏe; sau
đó sẽ yêu cầu công ty làm các thủ tục tham gia đóng bảo hiểm cho các lao động
chưa được đóng theo đúng quy định của pháp luật.
Ưu điểm của phương án:
Chị Năm sẽ nhận được giám định sức khỏe và truy nộp toàn bộ số tiền

đóng bảo hiểm để chị nhận tiền trợ cấp hang tháng.
Hạn chế của phương án:
Cách giải quyết này tuy hướng đến lợi ích của người lao động nhưng trái
với quy định của pháp luật.
2.4.3. Lựa chọn phƣơng án tối ƣu:
Qua nghiên cứu, xem xét những ưu khuyết điểm của mỗi phương án để
giải quyết tình huống trên, thì phương án 2 là phương án tối ưu nhất vì giải
quyết theo phương án này vừa đảm bảo đúng pháp luật, vừa hợp tình, hợp lý, đỡ
gây phiền hà cho người lao động và bản thân người sử dụng lao động, ngoài ra
còn vừa bảo vệ được quyền lợi cho người lao động, vừa tạo điều kiện cho công
ty thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của pháp luật lao động, đồng thời giúp
công ty hiểu rõ thêm về chính sách BHXH.

12


2.5. Lập kế hoạch tổ chức, thực hiện phƣơng án đã lựa chọn
Để tình huống trên đây được giải quyết kịp thời, hợp tình hợp lý, nhưng
vẫn đảm bảo thực hiện đúng pháp luật lao động thì sẽ phải tiến hành theo các
bước sau:
Bƣớc 1 :
Tiếp nhận đơn khiếu nại về chính sách Bảo hiểm xã hội của chị Trần Thị
Năm tại Doanh nghiệp sản xuất gạch ngói Nga Thịnh.
Bƣớc 2 :
Sau khi nhận đơn khiếu nại của chị Năm, Ủy ban nhân dân Thị xã chỉ đạo
các ngành chức năng gồm có: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Liên
đoàn Lao động huyện, Bảo hiểm xã hội Thị xã cùng tiến hành đến làm việc với
công ty.
Bƣớc 3 :
Sau buổi làm việc với công ty, phòng Lao động Thương binh và Xã hội đại

diện cho các ngành làm công văn báo cáo tình hình cuộc kiểm tra tại công ty lên
Ủy ban nhân dân Thị xã.
Bƣớc 4 :
Khi nhận được công văn báo cáo của phòng Lao động Thương binh và Xã
hội, Ủy ban nhân dân Thị xã tổ chức một cuộc họp gồm các thành viên trên và
có cả đại diện của công ty, sau khi nghe ý kiến đề xuất của các ngành chức năng
và đại diện công ty thì Ủy ban nhân dân Thị xã sẽ ra quyết định xử lý.
Chủ tịch Ủy ban nhân thị xã Sơn Tây xem xét và đồng ý cho công ty tiến
hành trích nộp BHXH của số lao động mà công ty chưa đóng, đồng thời đưa chị
Năm đi giám định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.
Bảo hiểm xã hội Thị xã có trách nhiệm đôn đốc nhắc nhở doanh nghiệp
sản xuất Gạch ngói Nga Thịnh, đồng thời báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân
Thị xã và các ngành chức năng như Phòng Lao động Thương binh và Xã hội,
Liên đoàn lao động Thị xã.

13


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Bảo hiểm xã hội là một ngành có lịch sử phát triển lâu đời, nhưng lại là
ngành luôn luôn phát triển với những mô hình rất phong phú và đa dạng, với
những cách thức tổ chức hoạt động rất khác nhau, tuỳ theo điều kiện kinh tế xã
hội, lịch sử và văn hoá của mỗi nước, mỗi vùng lãnh thổ. Bảo hiễm xã hội có
liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia BHXH và những tranh
chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên thường hay xảy ra. Vì vậy, cần phải có
những quy định cụ thể của pháp luật nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các bên
tham gia BHXH. Mặc khác, BHXH là một trong những chính sách xã hội quan
trọng của bất kỳ quốc gia nào, vì nó có liên quan đến đời sống của số đông
người lao động và gia đình họ. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, lợi ích của

các bên rất khác nhau với các mối quan hệ cũng rất khác nhau. Trong quan hệ
lao động, người lao động và chủ sử dụng lao động có những lợi ích khác nhau,
trong hoạt động sản xuất và họ cũng có những lợi ích khác nhau, mối quan tâm
khác nhau khi tham gia BHXH. Vì vậy, mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên luôn
luôn tồn tại. Để giải quyết các mâu thuẫn này, cần có người trọng tài là Nhà
nước với tư cách là người đại diện cho nhân dân quản lý xã hội.
Vai trò của Nhà nước ở đây được thể hiện ở chỗ, Nhà nước bằng các quy
định pháp luật và các chế tài của mình, buộc người sử dụng lao động phải đóng
đúng, đóng đủ phí BHXH cho người lao động. Đồng thời, Nhà nước cũng yêu
cầu người lao động cũng phải thực hiện nghĩa vụ tự bảo vệ mình bằng cách đóng
một phần trong tiền lương/ thu nhập của mình cho quỹ BHXH. Hơn nữa, quỹ
BHXH là một quỹ tài chính rất lớn, có ảnh hưởng đến nền tài chính quốc gia. Để
BHXH đi đúng định hướng, phục vụ cho lợi ích số đông người tham gia BHXH,
phục vụ cho sự phát triển và an sinh xã hội của quốc gia, cần thiết phải có sự
quản lý của Nhà nước về BHXH.
Trong quá trình đất nước ta đang tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới
toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
14


bằng, dân chủ, văn minh” trong đó các chính sách xã hội luôn được Đảng và
Nhà nước ta quan tâm, từng bước xây dựng và hoàn thiện mục tiêu an sinh xã
hội tiến bộ nhất đặc biệt là việc giải quyết việc làm cho người lao động đang là
vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Trong thời gian qua, mặt dù các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết việc làm
cho người lao động và thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ
nhưng tình hình vi phạm pháp luật lao động cũng đã và đang diễn ra khá phổ
biến nhất là tình trạng né tránh không tham gia BHXH cho người lao động, kéo
dài thời gian học việc, không ký hợp đồng lao động nợ BHXH kéo dài … do đó

đòi hỏi các ngành chức năng và các cấp chính quyền phải phối kết hợp một cách
đồng bộ để kịp thời giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.
Qua tìm hiểu và đưa ra một số phương án để giải quyết khiếu nại chính
sách BHXH của chị Trần Thị Năm tại doanh nghiệp sản xuất gạch ngói Nga
Thịnh, bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm công tác để giải quyết những
khiếu nại của người lao động trong các doanh nghiệp. Giải quyết trường hợp
này, góp phần nâng cao nhận thức tham gia BHXH của người sử dụng lao động
và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong các doanh nghiệp
trên địa bàn thị xã Sơn Tây.
3.2. Kiến nghị:
a. Đối với Trung ƣơng:
+ Theo tinh thần của Chỉ thị số 22/2001/CT-TTg ngày 11/09/2001 của Thủ
tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp thì
trong một năm các ngành chức năng chỉ có quyền đến thanh, kiểm tra doanh
nghiệp một lần, đây cũng chính là kẻ hở để các doanh nghiệp lợi dụng vi phạm
pháp luật trong trong thời gian kéo dài, mà các cơ quan chức năng không được
thường xuyên kiểm tra giám sát để phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi sai
phạm đó. Do đó, kiến nghị Trung ương cần xem xét lại Chỉ thị này.
+ Kiến nghị Nhà nước nên giao nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra và xử phạt
đến với những trường hợp vi phạm pháp luật lao động về BHXH cho Bảo hiểm
xã hội Việt Nam để sớm phát hiện, uốn nắn, ngăn chặn kịp thời các hành vi sai
phạm và xử lý nghiêm minh những trường hợp có ý vi phạm chính sách BHXH.
15


b. Đối với Ủy ban nhân dân Thị xã:
+ Kiến nghị Ủy ban nhân dân thị xã xử lý kịp thời và nghiêm minh đối với
các doanh nghiệp vi phạm pháp luật lao động về BHXH như cố tình né tránh
không tham gia BHXH cho người lao động, kéo dài thời gian thử việc hoặc có
tham gia nhưng chỉ tham gia một số ít để đối phó, nợ BHXH kéo dài.

+ Chỉ đạo các ngành các cấp có sự phối kết hợp tốt trong công tác thực hiện
chính sách BHXH ở địa phương.
+ Chỉ đạo các ngành chức năng cần phải xây dựng quy chế phối hợp để giải
quyết những vấn đề có liên quan đến việc chấp hành Luật lao động.
+ Tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí và tăng cường quản lý Nhà nước về lao
động tại các doanh nghiệp thông qua đoàn kiểm tra thực thi Bộ luật lao động,
cần giải quyết kịp thời những đề xuất, kiến nghị của đoàn kiểm tra .
+ Tiếp tục quan tâm lãnh đạo thực hiện chế độ BHXH, định kỳ kiểm tra và
đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW của Bộ chính trị, đưa kết quả
thực hiện các chế độ BHXH làm một trong những chỉ tiêu để xét công nhận cơ
sở Đảng trong sạch vững mạnh và bình bầu các danh hiệu thi đua khen thưởng
của Nhà nước. Định kỳ phải có lịch để nghe cơ quan Bảo hiểm xã hội báo cáo
tình hình thực hiện BHXH của các doanh nghiệp trên địa bàn Thị xã.
c. Đối với các ngành chức năng:
+ Tăng cường quản lý Nhà nước về lĩnh vực lao động, Phòng Lao động
Thương binh và Xã hội cần tiến hành thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có sử
dụng nhiều lao động trên địa bàn tỉnh. Kiên quyết xử lý theo quyền hạn của
mình hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân thị xã xử lý nghiêm minh đối với những
doanh nghiệp cố tình vi phạm luật về lao động.
+ Liên đoàn Lao động thị xã cần quan tâm hơn nữa trong việc tổ chức
thành lập công đoàn tại doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho
người lao động.
+ Cần xác định rõ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan như phòng
lao động Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động, Bảo hiểm xã hội thị xã
trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo của người lao động.
16


+ Cần phải giáo dục ý thức pháp luật cho người lao động và người sử dụng
lao động ở các doanh nghiệp. Tổ chức tuyên truyền, học tập rộng rãi Bộ luật Lao

động trong các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
+ Đề nghị Sở kế hoạch và đầu tư khi cấp giấy phép đăng ký kinh doanh
thành lập doanh nghiệp cần ràng buộc nghĩa vụ pháp lý cho đơn vị sử dụng lao
động là phải tham gia BHXH đầy đủ cho người lao động.
+ Riêng đối với ngành Bảo hiểm xã hội cần tăng cường hơn nữa công tác
thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trực tiếp hướng
dẫn, tổ chức thực hiện các chế độ chính sách về BHXH cho các tầng lớp nhân
dân lao động. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính theo mô hình một cửa thể
hiện là cơ quan phục vụ cho người lao động trong lĩnh vực BHXH hết lòng vì
đối tượng để nâng cao vai trò là cơ quan thực hiện chức năng bảo đảm an sinh
xã hội theo Nghị quyết lần thứ X của Đảng. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy
nâng cao năng lực quản lý bồi dưỡng cán bộ công chức về trình độ chính trị,
chuyên môn, nghiệp vụ để phục vụ tốt cho đối tượng tham gia BHXH và tạo
niềm tin cho người lao động đối với ngành Bảo hiểm xã hội./.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính Nhà nước
(Chương trình chuyên viên)
2. Luật BHXH ngày 29/6/2006
3. Nghị định 135/2007/NĐ-CP ngày 16/8/2007.
4. Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012

18




×