Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tiểu luận tình huống xử lý tình huống về tranh chấp bất động sản thừa kế đối với trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã cổ đô, huyện ba vì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.07 KB, 20 trang )

TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG TP HÀ NỘI
LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K2A-2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
Xử lý tình huống về tranh chấp bất động sản thừa kế đối với
trƣờng hợp chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
xã Cổ Đô, huyện Ba Vì

HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN : CHU THỊ NGUYỆT ÁNH
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC

: PHÕNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HUYỆN BA VÌ

Hà Nội, tháng 11 năm 2015


MỤC LỤC

I. LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................. 1
1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 1
1.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2
1.4. Bố cục tiểu luận ......................................................................................... 2
II. NỘI DUNG
2.1. Mô tả tình huống ....................................................................................... 3
2.2 Xác định mục tiêu xử lý tình huống .........................................................................4
2.3. Phân tích nguyên nhân và hậu quá ............................................................. 5

2.4. Xây dựng, lựa chọn phƣơng án giải quyết tình huống................................ 8
2.5.Tổ chức thực hiện phƣơng án đã chọn ........................................................ 11
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 16


3.1. Kết luận ..................................................................................................... 16
3.2. Kiến nghị................................................................................................... 16


I. LỜI NÓI ĐẦU
1. 1. Lý do lựa chọn đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá do đó hoạt động quản lý đất
đai cũng đóng vai trò quan trọng. Thực tiễn cho thấy trong hoạt động quản lý
hành chính nhà nƣớcvề đất đai, việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện, khiếu nại,
tố cáo của công dân đúng cấp, đúng thẩm quyền và kịp thời không những đảm
bảo đƣợc lợi ích của nhà nƣớc, lợi ích chính đáng của công dân mà còn góp
phần ổn định an ninh - trật tự xã hội. Qua đó, góp phần vào việc ngăn chặn và
bài trừ tệ nạn tham nhũng, lãng phí của công và các tệ nạn xã hội khác, xây
dựng đƣợc khối đại đoàn kết trong nhân dân, tạo đƣợc niền tin của nhân dân đối
với hệ thống bộ máy hành chính nhà nƣớc. Mặt khác, thông qua việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo kịp thời sẽ giảm thiểu tình trạng khiếu nại, khiếu kiện vƣợt cấp.
Tuy nhiên, việc nhận thức và vận dụng pháp luật không đúng, không thống nhất,
thậm chí sai phạm dẫn đến khiếu nại, tố cáo nhiều, công tác quản lý nhà nƣớc
các cấp phải tập trung nhiều lực lƣợng, kinh phí để giải quyết khiếu nại, tố cáo
của công dân, gây tốn kém, mất thời gian. Tuy nhiên, có sự việc nhỏ chỉ cần giải
quyết ở cấp cơ sở là xong, nhƣng thực tế việc hiểu biết và vận dụng pháp luật
của một số cán bộ còn chƣa đúng, chƣa phù hợp đã làm cho sự việc phức tạp
thêm, kéo dài thời gian, tạo ra nhiều dƣ luận không tốt trong quần chúng nhân
dân
Trên cơ sở đó, học viên đã lựa chọn đề tài: :“xử lý tình huống về tranh
chấp bất động sản thừa kế đối với trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất tại xã Cổ Đô, huyện Ba Vì” để thực hiện tiểu luận tốt nghiêp
cho chƣơng trình “Bồi dƣỡng kiến thức ngạch chuyên viên”.
Vì thời gian và kiến thức còn hạn chế, tiểu luận không tránh khỏi những
khiếm khuyết, thiếu sót. Rất mong đƣợc sự góp ý chân thành của các thầy cô

giáo và các học viên. Tôi xin chân thành cảm ơn!
1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập tài liệu
1


- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Phạm vi không gian: xã Cổ Đô, huyện Ba Vì
- Nội dung nghiên cứu: giải quyết “Tranh chấp bất động sản thừa kế đối
với trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”
4. Bố cục tiểu luận
Tiểu luận gồm các nội dung sau:
I. lỜI NÓI ĐẦU
II. NỘI DUNG
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

2


II. NỘI DUNG
2.1. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Ông Nguyễn Văn Hiền, nghề nghiệp làm ruộng tại xã Cổ Đô, huyện Ba
Vì, thành phố Hà Nội và bà Nghiêm Thị Ngát lấy nhau đƣợc hơn 6 năm nhƣng
chƣa có con. Do đó năm 1980, gia đình ông nhận xin con nuôi và đã đƣợc giải
quyết đầy đủ thủ tục pháp lý. Con nuôi của ông bà Hiền tên là Nguyễn Văn Phúc
(lúc đó Phúc đƣợc 01 tuổi). Ba năm sau vợ chồng ông sinh thêm đƣợc 02 ngƣời
con gái nữa lần lƣợt có tên là Hà và Hồng.
Đầu năm 1993, hộ gia đình ông Hiền đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm

quyền giao cho 5000 m2 đất nông nghiệp để trồng cây ăn quả. Ông Hiền đã
trồng cây ăn quả trên hết diện tích đất nói trên. Hiện tại đất chƣa có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
Vào năm 2004, anh Phúc lập gia đình và đƣợc ra ở riêng, tại xã Chu
Minh, huyện Ba Vì. Gia đình anh Phúc sống bằng nghề làm ruộng và đã tự mua
đƣợc 1000 m2 đất để trồng cây ăn quả. Năm 2007, Ông Hiền qua đời do bị bệnh
ung thƣ gan. Sau tang lễ, bà Ngát phát hiện di chúc của Ông Hiền (có công
chứng của cơ quan nhà nƣớc) đƣợc lập từ năm 2006. Trong di chúc ông Hiền đã
để anh Phúc đƣợc hƣởng thừa kế 1000 m2 đất trong tổng 5000 m2 đất nông
nghiệp trồng cây ăn quả; 01 xe máy do ông Hiền đứng tên chủ sở hữu. Sau khi
mở thừa kế, anh Phúc đã nhận 1000 m2 đất, 01 xe gắn máy, Anh Phúc đã đầu tƣ
hệ thống ống tƣới tiêu trên diện tích đó. Việc anh Phúc đƣợc hƣởng thừa kế theo
di chúc của ông Hiền và làm thủ tục đăng ký chuyển quyền sử dụng thì bà Ngát
và các em gái không đồng ý.
Bà Ngát và các con đã đồng ký đơn gửi đến Ủy ban nhân dân xã Cổ Đô
khởi kiện đòi lại 1000 m2 đất mà Anh Phúc đƣợc hƣởng thừa kế và 01 xe máy
với các lý do sau:
- Đất nông nghiệp do nhà nƣớc giao chƣa có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho nên không đƣợc phân chia.
3


- Đất nông nghiệp là của các thành viên trong hộ gia đình do đó con nuôi
không có quyền đƣợc thừa kế.
- Gia đình duy nhất có 01 xe máy làm phƣơng tiện đi lại (Ông Hiền vẫn
còn đứng tên) nên không thể giao cho Anh Phúc mà phải là tài sản chung của cả
gia đình cùng sử dụng.
Sau khi nhận đơn của bà Ngát, Ủy ban nhân dân xã Cổ Đô đã chuyển hồ
sơ lên Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì. Sau khi
xem xét toàn bộ hồ sơ, Văn phòng Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân huyện

Ba Vì đã tham mƣu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ký quyết định hành
chính chấp thuận nội dung khởi kiện của bà Ngát, buộc anh Phúc phải giao lại
1000 m2 đất trồng cây ăn quả cho bà Ngát. Anh Phúc vẫn đƣợc sử dụng xe gắn
máy do ông Hiền cho, tặng (vì giá trị xe máy không đáng kể). Mặt khác, bà Ngát
phải trả lại cho anh Phúc 15 triệu đồng, số tiền mà anh Phúc đã bỏ ra để đầu tƣ
hệ thống ống tƣới tiêu phục vụ cho việc trồng trọt và công chăm sóc cây ăn quả.
Bất ngờ trƣớc quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì, anh
Phúc đã làm đơn khiếu nại gửi đến ban tiếp công dân của Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội.
2.2. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu chung
- Đảm bảo kỷ cƣơng pháp luật, phù hợp với nguyên tắc cơ bản mà Hiến
pháp đã nêu: Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân.
- Giải quyết hài hòa giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.
- Bảo đảm sự hài lòng của công dân.
- Tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Mục tiêu đối với việc xử lý tình huống: giải quyết một cách hợp tình,
hợp lý vụ việc tranh chấp tài sản thừa kế theo di chúc giữa hộ gia đình bà Ngát
với anh Phúc. Do vậy, cần phải xác định rõ các vấn đề sau:
4


- Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ khởi kiện trên đúng luật định.
Nếu sai thẩm quyền thì sẽ giải quyết ra sao và trình tự nhƣ thế nào mới đúng?
- Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vụ kiện đƣợc xác định nhƣ
thế nào?
- Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tranh chấp
- Xử lý hợp tình hợp lý nhằm bảo đảm đƣợc mối quan hệ trong gia đình,
đem đến sự hài lòng cho mọi thành viên trong gia đình
2.3. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

1. Nguyên nhân
- Về khách quan
+ Quá trình đô thị hóa đòi hỏi phải sử dụng nhiều loại quỹ đất. Theo đó,
giá trị đất nông nghiệp cũng ngày một tăng lên, dẫn đến phát sinh nhiều khiếu
nại đòi lại đất, tranh chấp đất đai tăng lên đáng kể.
+ Thủ tục hành chính còn rƣờm rà, khó hiểu dẫn đến những sai sót trong
quản lý hành chính các cấp.
+ Các văn bản quy phạm pháp luật, dƣới luật chồng chéo nhau nên việc
nhận thức một cách sâu sắc còn hạn chế.
+ Ngƣời dân chƣa hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình làm nảy sinh
nhiều khiếu kiện trong quản lý đất đai. Thậm chí còn có các khiếu kiện sai.
+ Một số cán bộ, công chức chƣa thực sự có đủ trình độ và năng lực để
giải quyết một số vấn đề phức tạp. Đặc biệt có những trƣờng hợp giải quyết trái
với thẩm quyền quy định.
- Về chủ quan
+ Trong tình huống này, các cán bộ có liên quan thuộc UBND xã Cổ Đô
do thiếu trách nhiệm và hiểu biết đã làm sự việc kéo dài và phức tạp hơn. Do
không tiến hành bƣớc hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định.
5


+ Sự thiếu hiểu biết của các bên có liên quan trong tình huống, cụ thể là
bà Ngát và các con.
+ Do di chúc khi lập không đƣợc ông Hiền thông qua các thành viên trong
gia đình, không có biên bản họp gia đình dẫn đến mâu thuẫn nội bộ.
2. Hậu quả
* Đối với UBND xã Cổ Đô: làm mất uy tín của cán bộ xã với ngƣời
dân khi thiếu trách nhiệm, thiếu chuyên môn, nghiệp vụ trong xử lý vi
phạm đất đai.
Nhƣ vậy, Ủy ban nhân dân xã Cổ Đô sau khi nhận đơn của bà Ngát đã

không tổ chức hòa giải giữa bà Ngát và anh Phúc mà chuyển ngay đơn đến Ủy
ban nhân dân huyện Ba Vì là trái với qui định của pháp luật.Trong chƣơng XIII,
tại mục 2, điều 203, khoản 1- Luật đất đai năm 2013 qui định thẩm quyền giải
quyết tranh chấp đất đai:
“Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải
quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà
không thành thì được giải quyết như sau:
Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong
các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn
liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;”
Nhƣ vậy, do hộ Ông Hiền đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giao
cho 5000m2 đất nông nghiệp để trồng cây ăn quả bằng quyết định hành chính,
nên theo qui định, khi đã tiến hành hoà giải mà không thành thì Ủy ban nhân dân
xã Cổ Đô phải hƣớng dẫn cho các bên tranh chấp nộp đơn khởi kiện đến Tòa án
nhân dân chứ không đƣợc tự ý chuyển hồ sơ qua Ủy ban nhân dân huyện.
* Đối với UBND huyện Ba Vì

6


Theo qui định, sau khi nhận đƣợc đơn kiện của bà Ngát, do Ủy ban nhân
dân xã Cổ Đô chuyển đến, Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì phải giải quyết nhƣ
sau:
- Xem xét hồ sơ: nếu Ủy ban nhân dân xã Cổ Đô chƣa tiến hành hòa giải
thì trả hồ sơ lại và yêu cầu Ủy ban nhân dân xã Cổ Đô tổ chức hòa giải giữa bà
Ngát và anh Phúc theo luật định.
- Nếu đã hòa giải rồi mà không thành thì chỉ đạo và chuyển hồ về Ủy ban
nhân dân xã Cổ Đô để hƣớng dẫn các đƣơng sự nộp đơn khởi kiện đến Tòa án
nhân dân để giải quyết vụ khởi kiện tranh chấp. Vì nhƣ đã nêu trên, thẩm quyền

giải quyết vụ tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là cây ăn
quả giữa bà Ngát và anh Phúc là thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân
dân.
Nhƣ vậy, việc Uỷ ban nhân dân huyện Ba Vì ra quyết định giải quyết
tranh chấp đất đai có gắn với tài sản trên đất (cây ăn quả) là sai với thẩm quyền.
Nội dung xử lý đơn khởi kiện sai với qui định của Pháp luật. Cụ thể là:
1. Đất chƣa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nên không đƣợc
phân chia tài sản. Nội dung kiện này sai. Vì đất của hộ gia đình ông Hiền đã
đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giao đất (đầu năm 1993 có quyết định
giao đất của cơ quan nhà nƣớc) và đã sử dụng ổn định, lâu dài đến nay. Mặc dù
hiện tại hộ gia đình ông Hiền chƣa làm thủ tục để xin giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất nhƣng vẫn là đất đƣợc giao hợp pháp.
2. Đất nông nghiệp thuộc thành viên của hộ gia đình nên không đƣợc thừa
kế cho con nuôi. Vì đất nông nghiệp ở đây là đất trồng cây lâu năm (cây ăn
quả).Theo chƣơng XI, mục 3, điều 179, khoản 1, điểm đ – Luật đất đai năm
2013 quy định:
“Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình
theo di chúc hoặc theo pháp luật. Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu

7


trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để
thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.”
Nhƣ vậy, ông Hiền có quyền để lại thừa kế cho anh Phúc trong phần diện
tích đất của ông trong thành viên hộ gia đình (5000 m2 chia 05 ngƣời, gồm Ông
Hiền, Bà Ngát, Chị Hà, Chị Hồng và Anh Phúc: mỗi ngƣời là 1000 m2).
3. Gia đình duy nhất có 01 xe máy làm phƣơng tiện (Ông Hiền vẫn còn
đứng tên) nên không thể giao cho Anh Phúc.
Nội dung kiện nhƣ trên là sai. Vì theo quy định tại phần thứ tƣ, chƣơng

XXII, điều 631-Bộ Luật dân sự “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài
sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng
di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Theo điều 648 của chƣơng XXIII thì
anh Phúc hoàn toàn có đủ điều kiện để hƣởng thừa kế của ông Hiền.
Do đó, Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì đã giải quyết vụ khởi kiện nói trên
không đúng quy định của pháp luật. Việc này làm mất đi uy tín của cơ quan nhà
nƣớc trong việc xử lý các vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm đất đai nói
riêng.
* Đối với gia đình bà Ngát: mặc dù không có nhƣng thiệt hại về kinh tế
nhƣng việc xảy ra mâu thuẫn mà không tự hòa giả đƣợc làm mất đi tình cảm gia
đình giữa các thành viên.
Qua phân tích ở trên ta thấy rằng: vụ kiện giữa bà Ngát và anh Phúc có
thể giải quyết được ngay tại Ủy ban nhân dân xã Cổ Đô, thông qua bước hòa
giải tại Ủy ban nhân dân xã. Có như vậy sẽ hạn chế tình trạng kiện tụng,
khiếu nại đến nhiều cấp, nhiều nơi, gây phức tạp mà vẫn không giải quyết
đến nơi, đến chốn, đúng pháp luật.
2.4. XÂY DỰNG, LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Các phƣơng án xử lý tình huống
Trên cơ sở phân tích tình huống nêu trên, học viên đƣa ra 3 phƣơng án xử
lý nhƣ sau:
8


a) Phương án 1: giáo dục, thuyết phục
Phƣơng án này áp dụng đối với các trƣờng hợp đơn giản, tính chất mức độ
sự việc không nghiêm trọng. Chủ tịch UBND xã cùng các tổ chức đoàn thể để
thuyết phục, giải quyết.
- Ưu điểm: đơn giản, không tốn kém, giữ đƣợc mối quan hệ tình cảm,
láng giềng.
- Nhược điểm: Phải xây dựng đƣợc các tổ chức đoàn thể đủ mạnh, uy tín,

có kiến thức, có hiểu biết về pháp luật thì mới giải quyết có tình có lý, hài hòa
giữa hai bên. Ngƣợc lại, kỷ cƣơng, phép nƣớc dễ bị xem nhẹ.
b) Phương án 2: các cơ quan chuyên môn cùng cấp sẽ giúp Ủy ban
nhân dân cấp mình đề ra biện pháp hợp lý, đúng pháp luật.
- Đối với UBND thành phố Hà Nội:
Đơn của anh Phúc là khiếu nại đối với quyết định hành chính đầu tiên. Do
đó, phải chuyển đơn về ủy ban nhân dân huyện Ba Vì để giải quyết khiếu nại
(theo điều 2 và điều 3 Luật Khiếu nại, tố cáo).
Phát hiện đƣợc Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì ra quyết định hành chính
không đúng thẩm quyền, bỏ qua trình tự hòa giải từ cơ sở. Do đó, Ủy ban nhân
dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì ra quyết định tạm
đình chỉ việc thi hành Quyết định hành chính của mình. Đồng thời yêu cầu Ủy
ban nhân dân thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã Cổ Đô giải quyết vụ kiện
theo quy định của pháp luật.
- Đối với UBND huyện Ba Vì
Sau khi nhận đƣợc đơn khiếu nại của anh Phúc do Ủy ban nhân dân thành
phố Hà Nội chuyển đến, cùng ý kiến chỉ đạo thì UBND Ba Vì cần tiến hành:
- Nhanh chóng ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định hành chính
của mình (theo điều 35 - Luật khiếu nại tố cáo): Trong quá trình giải quyết
khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại sẽ gây
9


hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết
định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt
quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết lần đầu. Quyết định tạm đình chỉ
phải được gửi cho người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan. Khi xét
thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải hủy bỏ ngay quyết định tạm
đình chỉ đó.
Chuyển đơn của hộ gia đình bà Ngát cùng hồ sơ đến Ủy ban nhân dân xã

Cổ Đô. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã Cổ Đô tiến hành hòa giải tranh chấp quyền
thừa kế tài sản theo quy định của Pháp luật.
- Đối với UBND xã Cổ Đô:
Sau khi nhận lại đơn của hộ bà Ngát do Ủy ban nhân dân thành phố
chuyển đến, tiến hành mời đƣơng sự và các bên liên quan tiến hành hòa giải theo
quy định của Pháp luật về quyền thừa kế tài sản.
+ Nếu hòa giải thành thì lập biên bản hòa giải thành và kết thúc vụ việc.
+ Nếu hòa giải không thành thì lập biên bản hòa giải không thành và
hƣớng dẫn các bên tranh chấp nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân để giải
quyết.
c) Phương án 3: chuyển hồ sơ qua Tòa án nhân dân giải quyết.
- Ưu điểm: Đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Khuyết điểm:
+ Có thể mất đi tình làng nghĩa xóm.
+ Kỷ cƣơng pháp luật dễ bị xem nhẹ nếu xử lý không hợp lý. Sau khi
nhận đƣợc đơn và các hồ sơ pháp lý liên quan của ngƣời khởi kiện, căn cứ vào
các quy định của Pháp luật Toà án nhân dân xem xét:
 Năng lực hành vi của các chủ thể.
 Loại đất đƣợc hƣởng thừa kế là gì
 Tính hợp pháp của di chúc để thừa kế nhƣ thế nào? Có hay không
10


 Diện tích đất để thừa kế theo di chúc so với phần diện tích của mỗi
thành viên hộ gia đình ông Hiền. có đúng theo quy định của luật
không.
 Tổng diện tích đất sau khi đƣợc hƣởng thừa kế của hộ gia đình anh
Phúc so với hạn mức quy định của Pháp luật.
 Tính hợp pháp về quyền sử dụng đất đã để thừa kế.
 Đối tƣợng sử dụng đất sau khi đƣợc hƣởng thừa kế, có thuộc đối

tƣợng sử dụng đất hay không.
Toà án nhân dân xem xét và thụ lý vụ án, đồng thời thông báo cho ngƣời
khởi kiện đến làm thủ tục nộp tạm ứng án phí.
2. Lựa chọn phương án
Phân tích các phƣơng án giải quyết tình huống nêu trên:
- Phƣơng án 1: Vì đã có quyết định hành chính sai nên áp dụng phƣơng án
này không khả thi.
- Học viên lựa chọn phƣơng án 2 kết hợp với phƣơng án 3: các cơ quan
chuyên môn cùng cấp sẽ giúp Ủy ban nhân dân cấp mình thực hiện phƣơng án.
2. Nếu giải quyết không thành thì chuyển sang phƣơng án 3. Việc áp dụng kết
hợp nhƣ trên đảm bảo:
+ Tính khả thi
+ Giải quyết vụ việc hợp tình, hợp lý;
+ Bảo đảm đƣợc tính kỷ cƣơng pháp luật, tuân theo dúng quy định;
+Tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2.5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁN ĐÃ CHỌN
1. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

11


Sẽ tiến hành giải quyết nhƣ đã trình bày ở phần phƣơng án 2. Đơn của anh
Phúc là khiếu nại đối với quyết định hành chính đầu tiên. Do đó, phải chuyển
đơn về ủy ban nhân dân huyện Ba Vì để giải quyết khiếu nại.
UBND huyện Ba Vì sẽ trả lại đơn cho UBND xã Cổ Đô để giải quyết và
thực hiện hòa giải. ngay khi nhận đƣợc phiếu chuyển đơn của UBND thành phố.
2. Đối với Ủy ban nhân dân xã
Trong quá trình hòa giải phải luôn luôn tôn trọng ý chí của mỗi bên đƣơng
sự tham gia khiếu kiện. Hòa giải tranh chấp đất đai đƣợc quy định tại Điều 202
Luật Đất đai năm 2013 và tại Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính

phủ ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
(sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP):
- Thời gian thực hiện hòa giải không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được
khiếu kiện
- UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
(i) Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu
thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá
trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
(ii) Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải.
Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch Hội
đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân
phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện
của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn
gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp
xã, phường, thị trấn;
(iii) Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp,
thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan.

12


- Nếu nhƣ các bên đƣơng sự khởi kiện (hộ bà Ngát và anh Phúc) cùng
thống nhất ý chí (và kết quả giải quyết khác so với ban đầu thì cũng phải ghi
biên bản hòa giải thành theo ý chí mà họ đã cùng thống nhất).
- Trƣờng hợp hòa giải không thành thì phải tuân thủ theo quy định của
pháp luật và nhất thiết phải đƣa ra Tòa án nhân dân để giải quyết.
3. Đối với Tòa án nhân dân
Nếu hòa giải không thành ở Ủy ban nhân xã thì Tòa án nhân dân tiến hành
giải quyết nhƣ sau:

- Về chủ thể tham gia vụ kiện: tất cả các thành viên (bà Ngát, chị Hà, chị
Hồng và anh Phúc) đều đủ năng lực hành vi để tham gia xét xử trƣớc Tòa. Chị
Hà và Chị Hồng là giáo viên tiểu học, vẫn chƣa lập gia đình, phụ giúp công việc
cùng bà Ngát.
- Loại đất để thừa kế là đất nông nghiệp trồng cây lâu năm (cây ăn quả)
của hộ gia đình đã có quyết định giao đất của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền,
sử dụng ổn định từ năm 1993 đến nay. Do đó, đất đƣợc sử dụng hợp pháp, đƣợc
quyền để thừa kế.
Do vậy, các thành viên trong gia đình đều là đồng sở hữu diện tích đất
tƣơng ứng và đƣợc nhận thừa kế, để lại thừa kế cho ngƣời khác sau khi chết.
Theo chƣơng XI, mục 3, điều 179, khoản 1, điểm đ - Luật đất đai 2013 qui định:
“Cá nhân có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc
hoặc theo pháp luật.Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành
viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc
hoặc theo pháp luật.”
- Hộ gia đình anh Phúc là hộ gia đình sản xuất nông nghiệp nên thuộc đối
tƣợng đƣợc sử dụng đất nông nghiệp trồng cây lâu năm.
- Di chúc của ông Hiền đƣợc lập trƣớc khi ông qua đời có công chứng của
nhà nƣớc: là di chúc hợp pháp.
13


- Anh Phúc không phải con ruột của vợ chồng ông Hiền nhƣng đã đƣợc
cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền giải quyết đầy đủ thủ tục pháp lý về việc xin
nhận con nuôi. Trong quá trình chung sống, Anh Phúc đã từng tham gia canh
tác, trồng trọt, chăm sóc; do đó, anh Phúc vẫn có quyền đƣợc hƣởng 1000 m2
đất trong 5000 m2 mà đƣợc nhà nƣớc giao cho hộ ông Hiền vào năm 1993 (đồng
sở hữu). Hơn nữa, Tòa xem xét quyết định giao đất của cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền tại thời điểm đó là giao đất canh tác cho số nhân khẩu trong một hộ
gia đình.

- Anh Phúc có quyền hƣởng thừa kế theo di chúc của ông Hiền (theo điều
648 - chƣơng XXIII - Bộ luật dân sự). Diện tích đất 1000 m2 để lại cho anh
Phúc theo di chúc là phần đất của ông Hiền trong khối tài sản chung của hộ gia
đình (5000 m2 chia đều cho năm ngƣời, mỗi ngƣời là 1000 m2). Tuy nhiên, trong
bản di chúc của ông Hiền không đƣợc sự thống nhất của gia đình bà Ngát và các
con gái. Ông không nhắc đến vợ và các con gái của ông (có lẽ sự cổ hữu và đầu
óc phong kiến vẫn đè nặng với ông trong việc trọng nam hơn). Vì vậy để đảm
bảo quyền lợi của các thành viên trong gia đình; đặc biệt là thể hiện đƣợc
nguyện vọng của Anh Phúc là luôn giữ mối quan hệ tình cảm tốt đẹp là truyền
thống và đạo lý của ngƣời Việt Nam.
Vì thế, Tòa căn cứ vào điều 669 - Bộ luật dân sự năm 2005: là ngƣời thừa
kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc để quyết định việc phân chia 1000
m2 đất và 01 xe máy do Ông Hiền để lại trong di chúc:
“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba
suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật,
trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ
cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ
chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có
quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này”.
Theo đó, Bà Ngát là ngƣời đƣợc hƣởng phần di sản bằng hai phần ba suất
của một ngƣời thừa kế theo pháp luật.
14


Cụ thể nhƣ sau:
Theo Điều 674, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều
kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định và Điều 676, những ngƣời thừa kế
theo pháp luật đƣợc quy định theo thứ tự hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng,
cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của ngƣời chết. Nhƣ vậy, Bà
Ngát là vợ, Chị Hà, Chị Hồng con ruột và Anh Phúc là con nuôi. Nếu chia thừa

kế theo pháp luật thì 1000 m2 đất nông nghiệp của ông Hiền để lại đƣợc chia ra
làm 4 phần: gồm Bà Ngát 250 m2, Chị Hà 250 m2, Chị Hồng 250 m2và Anh
Phúc 250 m2, nhƣng Ông Hiền đã lập di chúc để lại toàn bộ 1000 m2 cho Anh
Phúc.
Do đó, theo quy định trên Bà Ngát đuợc hƣởng 2/3 của suất thừa kế theo
pháp luật tƣơng đƣơng với 666 m2và Anh Phúc đƣợc hƣởng 333 m2 (Chị Hà và
Chị Hồng không đƣợc hƣởng phần di sản do đã thành niên và hiện cả hai chị
đang là giáo viên của trƣờng tiểu học xã Cổ Đô).
- Tƣơng tự đối với chiếc xe gắn máy (01 chiếc) tuy là do ông Hiền đứng
tên nhƣng tòa đã xác định đây là tải sản chung sau hôn nhân. Do đó, sau khi tính
giá trị (10 triệu đồng) thì Ông Hiền và Bà Ngát đƣợc chia đôi: mỗi ngƣời đƣợc
hƣởng 5 triệu đồng. Nếu Anh Phúc toàn quyền sở hữu xe gắn máy thì phải trả
một số tiền tƣơng đƣơng với 2/3 của suất thừa kế theo pháp luật đối với chiếc xe
cho Bà Ngát là 3.3triệu đồng (Chị Hà và Chị Hồng không đƣợc hƣởng phần di
sản do đã thành niên và hiện cả hai chị đang là giáo viên của trƣờng tiểu học xã
Cổ Đô).
Căn cứ vào các quy định trên của pháp luật, Tòa án sẽ xử lý vụ kiện
nhƣ sau:
+ Bảo vệ quyền đƣợc hƣởng 1000 m2 đồng sở hữu và hƣởng thừa kế 333
m2 đất trồng cây ăn quả của do ông Hiền để lại theo di chúc cho anh Phúc: tổng
cộng 1333 m2.
+ Anh Phúc đƣợc quyền sở hữu xe gắn máy do Ông Hiền để lại theo
di chúc với điều kiện phải trả cho Bà Ngát là 3.3 triệu đồng.
15


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
Tất cả các vụ khởi kiện về tranh chấp quyền sử dụng đất có thể giải quyết
hòa giải thành ở cấp cơ sở (cấp xã) khi cán bộ quản lý hành chính nhà nƣớc cấp

xã thông hiểu pháp luật, có kiến thức chuyên môn và có tinh thần trách nhiệm
cao. Ngƣợc lại, nếu cản bộ quản lý thiếu trình độ và trách nhiệm thì làm cho sự
việc hành chính trở nên rắc rối; phát sinh khiếu nại từ cơ sở, gây ra sự mất đoàn
kết và xáo trộn trong nội bộ nhân dân, gây mất niềm tin trong nhân dân.
Đối với tình huống nêu trên, việc thiếu trách nhiệm của cán bộ xã và
UBND huyện Ba Vì do ra quyết định hành chính sai đã làm cho vụ việc phức
tạp hơn nhiều lần. Sau khi xem xét toàn bộ sự việc học viên đã đề xuất, lựa chọn
phƣơng án xử lý theo trình tự sau (phƣơng án 2 kết hợp với phƣơng án 3):
- UBND thành phố Hà Nội chuyển đơn kiện về cho UBND huyện Ba Vì.
- UBND huyện Ba Vì trả lại đơn kiện cho UBND xã Cổ Đô để tiến hành
hòa giải theo luật định
- UBND xã Cổ Đô tiến hành hòa giải tranh chấp giữa bà Ngát và các con
gái với anh Phúc
+ Nếu hòa giải thành sẽ làm biên bản và chứ ký đồng thuận của các bên
liên quan.
+ Nếu hòa giải không thành sẽ chuyển hồ sơ lên tòa án nhân dân giải
quyết
- Tòa án nhân dân sẽ thụ lý vụ án đối với trƣờng hợp hòa giải ở UBND xã
bị thất bại, một trong các bên không có sự đồng thuận. Tòa án sẽ xử lý vụ việc
theo quy định pháp luật.
3.2. KIẾN NGHỊ
- Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ xã, phƣờng, thị trấn nhằm
đảm bảo việc xử lý khiếu nại, tố cáo không bị vƣợt cấp: Hội nghị lần thứ VIII
16


Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa VII đã đề ra Nghị quyết về việc “tiếp tục xây
dựng và hoàn thiện nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cải cách một
bước nền hành chính nhà nước”. Trong đó ghi rõ: “Tiến hành sửa đổi bổ sung
thể chế và đề cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính trong việc giải quyết

ác khiếu nại của công dân không cần đưa xử ở Tòa án”. Ngoài ra, cần có chế độ
đãi ngộ và chế độ thu hút xứng đáng để họ an tâm làm việc hết mình, nâng cao
hiệu suất công tác phục vụ nhân dân.
- Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân và tăng cƣờng sự lãnh đạo của
Đảng đối với nhà nƣớc bằng chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng.
- Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính từ Trung ƣơng tới cơ sở
trong việc giải quyết các vấn đề liên quan nảy sinh trong cộng đồng xã hội : Đất
đai, nhà ở, thừa kế tránh gây phiền hà, sách nhiễu cho nhân dân. Tạo niềm tin
của nhân dân đối, với Đảng Nhà nƣớc.
- Cần tăng cƣờng tổ chức việc giáo dục pháp luật đến tận cơ sở; làm cho
mọi ngƣời thông hiểu pháp luật. Thực hiện “Sống và làm việc theo hiến pháp và
pháp luật”. Giáo dục pháp luật cho công dân phải đƣợc thực hiện ở mọi lúc, mọi
nơi, mọi lứa tuổi.
- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai nhà
ở, tránh gây phiền hà, hạch sách nhũng nhiễu nhân dân. Cần lƣu ý nhất là khâu
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, nhà ở sao cho nhanh chóng, dễ dàng.
Trên thực tế, rất ít nơi thực hiện đúng cam kết này. Cũng nhƣ rất ít ngƣời dân
làm đƣợc thủ tục này mà không qua đối tƣợng “trung gian”.
- Cuối cùng là nâng cao cơ chế 1 cửa và 1 cửa liên thông; Cần quan tâm
hơn đến bộ phận 1 cửa hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật đất đai năm 2013 và một số nghị định thi hành luật
2. Bộ luật dân sự năm 2005
3. Luật khiếu nại tố cáo năm 2011
4. Một số tài liệu khác


18



×