Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Tiểu luận tình huống xử lý việc tranh chấp đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.44 KB, 30 trang )

TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

------*------

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
LỚP BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
CHƢƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN K6A

XỬ LÝ VIỆC TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Họ và tên:
Đơn vị công tác:

Nguyễn Thị Thu Thủy
Văn phòng Thành ủy Hà Nội

Hà Nội, tháng 11/2015


MỤC LỤC
--------LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………..…1
I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG……………………………………………….....3
1.1. Hoàn cảnh xuất hiện tình huống…………………………………......3
1.2. Mô tả tình huống…………………………………………………......3
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG……………………………………………....7
2.1. Mục tiêu ………………….…………………………………………..7
2.2. Cơ sở lý luận………………………………………………………….8
2.3. Phân tích tình huống…………………………………………………..9
2.4. Nguyên nhân dẫn đến xảy ra tình huống………………………….….13


2.5. Hậu quả tình huống…………………………………………………...15
III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG…………………………………………………….15
3.1. Mục tiêu xử lý tình huống ………………………………………….15
3.2. Yêu cầu………………………………………………………………16
3.3. Xây dựng phương án giải quyết……….……………………………..16
3.4. Giải pháp thực hiện phương án 4……………………………………16
IV. KIẾN NGHỊ………………………………………………………………...23
KẾT LUẬN…………………………………………………………………….25
TÀI LIỆU THAM KHẢO


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên quyển I, II – Học viện
Hành chính Quốc gia.
2. Quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường
trực Thành ủy Hà Nội khóa XV.
3. Luật đất đai năm 2013.
4. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều Luật đất đai 2013.
5. Luật khiếu nại năm 2011.
6. Bộ luật dân sự năm 2005.
7. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.


Tiểu luận tốt nghiệp

Lớp QLHCNN ngạch Chuyên viên

LỜI MỞ ĐẦU

Đất đai là tài nguyên đặc biệt của mỗi quốc gia. Dưới góc độ giá trị lịch sử
- xã hội, đất đai là truyền thống, là cội nguồn của mỗi dân tộc, .. thì sự thiêng
liêng, quý giá khó mà đo định được. Với mỗi một con người, một hộ gia đình thì
đất đai là máu thịt, là cơ sở để sinh cơ, lập nghiệp. Trong tiến trình phát triển của
xã hội loài người thì đất đai và lao động của con người là yếu tố quan trọng nhất
thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Vì vậy, thực tế những năm trước đây cũng như hiện nay ở nước ta, đã từng
xẩy ra những vụ tranh chấp đất đai giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tổ
chức, giữa cộng đồng dân cư này với cộng đồng dân cư khác, hoặc giữa cộng
đồng dân cư với tổ chức, tạo nên những “điểm nóng” khiếu kiện đông người,
vượt cấp không những làm giảm hiệu quả và hiệu lực thi hành của pháp luật về
đất đai, làm phương hại tới lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của người
sử dụng đất hợp pháp, mà còn gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội,
làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, tạo điều kiện để những thế lực thù địch lợi dụng thực hiện
âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước.
Giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai là một trong những chủ trương
lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong những nội dung quan trọng trong công
tác lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp về theo
quy định của pháp luật. Thực hiện tốt nội dung này không những góp phần nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo của Đảng, quản lý nhà nước về đất
đai, mà còn góp phần đáng kể trong việc giữ gìn ổn định sản xuất, đời sống, phát
triển kinh tế, hàn gắn tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân, ngăn ngừa hành vi vi
phạm pháp luật nghiêm trọng có thể xảy ra và sự chống phá của các thế lực thù
địch, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội, cũng như củng cố niềm tin của
nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

1



Tiểu luận tốt nghiệp

Lớp QLHCNN ngạch Chuyên viên

Về phía bản thân, là một cán bộ làm việc tại Văn phòng Thành ủy, cơ quan
có chức năng tham mưu, giúp việc cho Thành ủy, mà trực tiếp, thường xuyên là
Thường trực và Ban Thường vụ Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các lĩnh
vực phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, bảo đảm an ninh, quốc phòng,
đối ngoại của Thành phố, trong đó, có nội dung tham mưu đề xuất các giải pháp
lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, khắc phục những hạn
chế trong giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai, góp phần nâng cao hiệu quả
công tác quản lý nhà nước về đất đai, quản lý đô thị. Từ kinh nghiệm thực tiễn
công việc được giao, cùng với những kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống sau
khóa học bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, cũng như nội dung
hướng dẫn của các thầy cô giảng viên Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong,
trong khuôn khổ bài Tiểu luận cuối khóa này, tôi xin được lựa chọn tình huống
“Xử lý việc tranh chấp đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
Mặc dù đây là vụ việc không quá phức tạp, nhưng lại liên quan trực tiếp
đến quyền, lợi ích của người dân, nếu không xử lý tốt dễ phát sinh thành phức
tạp kéo dài, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội. Vì thế, việc xử lý tình huống
vụ việc là một bài học trong công tác quản lý Nhà nước cần được rút kinh
nghiệm đối với các cấp chính quyền ở các địa phương, đặc biệt là ở một địa bàn
“nóng bỏng” là Thủ đô Hà Nội - trái tim của cả nước, trung tâm chính trị - hành
chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao
dịch quốc tế của cả nước.
Để hoàn thành tiểu luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận
được sự quan tâm giúp đỡ của các cá nhân, tập thể trong và ngoài cơ quan. Tôi
xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng
Phong đã truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết về quản lý
hành chính nhà nước, cũng như các bạn học viên của lớp đã trao đổi nhiều kinh

nghiệm quý báu để có thể vận dụng tham mưu giải quyết các tình huống phát
sinh trong quá trình thực hiện chức năng của cơ quan, đơn vị công tác. Hy vọng
rằng, bài tiểu luận hoàn thành sẽ góp phần đáp ứng yêu cầu hoàn thiện những kiến

2


Tiểu luận tốt nghiệp

Lớp QLHCNN ngạch Chuyên viên

thức lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý
Nhà nước về đất đai, quản lý đô thị của những người quan tâm nghiên cứu.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song, tiểu luận vẫn không tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô giáo, bạn bè đồng
nghiệp để tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

3


Tiểu luận tốt nghiệp

Lớp QLHCNN ngạch Chuyên viên
I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG

1.1. Hoàn cảnh xuất hiện tình huống
Cụ Đào Văn Mạnh và Vũ Thị Tâm sinh được 2 con trai; người con cả là
ông Đào Văn Khắc, vợ ông Khắc là bà Đoàn Thị Như, cả hai ông bà đều làm
nông nghiệp và sinh sống tại quê là xã M; người con thứ hai là ông Đào Văn

Chung, thoát ly khỏi gia đình từ năm 1959 vào làm công nhân trong một nhà
máy tại thị xã Q, 1979 ông Chung cưới vợ là bà Lê Thị Thúy, được nhà máy
phân phối cho vợ chồng ông bà một căn hộ tập thể có diện tích 24 m².
1.2. Mô tả tình huống
Vợ chồng ông Khắc, bà Như sinh được 3 người con: 2 trai và 1 gái; con trai
cả là Đào Văn Thọ, con gái là Đào Thị Phượng và con trai út là Đào Văn Trọng.
Vợ chồng ông Chung, bà Thúy cũng sinh được 3 người con, nhưng người
con đầu và người con thứ hai đều bị bệnh và đã chết khi mới được 2 - 3 tuổi;
người con thứ 3 là Đào Văn Tiến, sinh năm 1972. Lúc còn nhỏ, Tiến hay ốm đau
phải thường xuyên nằm viện, nhiều người thấy vậy khuyên vợ chồng ông Chung
nên cho Tiến làm con nuôi người khác hoặc nhờ người khác nuôi hộ thì mới có
cơ may nuôi được. Tin theo lời khuyên đó, khi Tiến lên 2 tuổi, ông Chung bàn
bạc với vợ nhờ vợ chồng anh chị mình là ông Khắc, bà Như giúp nhận cháu về
nhà làm con nuôi. Thấu cảnh vất vả đường con cái của vợ chồng em trai, ông bà
Khắc đã đồng ý và đến cơ quan tư pháp tại địa phương để làm thủ tục đăng ký
nhận Tiến làm con nuôi, từ đó Tiến về ở hẳn với bố, mẹ nuôi (tức là bác ruột) tại
xã M và được nuôi ăn, học cho đến năm 20 tuổi Tiến tốt nghiệp cấp 3 và thi đậu
vào một trường đại học. Năm 1997, sau khi tốt nghiệp đại học và trở về thị xã Q
làm việc, anh Tiến xây dựng gia đình và ở chung với bố mẹ đẻ trong căn hộ tập
thể do nhà máy phân phối từ năm 1971.
Trước khi các cụ Đào Văn Mạnh và Vũ Thị Tâm mất (năm 1970) đã để
lại di chúc chia khu đất thổ cư đang ở làm 2 phần: một phần có diện tích là
320m² (trên đã xây dựng ngôi nhà cấp 4, có một bờ rào sát với thửa đất ao của
hợp tác xã) cho vợ chồng ông Khắc; phần còn lại có diện tích 200m² (là đất
vườn) cho vợ chồng ông Chung.
4


Tiểu luận tốt nghiệp


Lớp QLHCNN ngạch Chuyên viên

Năm 1983, do cần có kinh phí để tu sửa trường tiểu học nên Ủy ban nhân
dân xã M đã “bán” cho gia đình ông Khắc toàn bộ thửa đất ao (có vị trí liền kề
thửa đất 320 m² mà gia đình ông Khắc đang ở) diện tích 400 m² với mục đích để
nuôi cá. Việc mua bán này có giấy thu tiền viết tay do cán bộ địa chính xã ký
nhận, đồng thời còn được ghi vào một quyển sổ thu của địa chính xã, có chữ ký
của người nộp tiền. Tuy nhiên, sau khi đã trả xong tiền cho xã M, gia đình ông
Khắc đã tự ý san lấp ao, gộp chung vào thửa đất 320 m² mà gia đình ông đang ở.
Đến năm 1985, thửa đất 400 m² lọt giữa khu dân cư, đồng thời nhân việc người
con trai cả của ông là anh Thọ cưới vợ và xin ra ở riêng, nên ông đã xây một
ngôi nhà cấp 4 kiên cố trên phần diện tích 400 m² nêu trên (nhưng để được
hướng tốt nên ngôi nhà được xây có một gian đốc lấn vào thửa đất 320 m² cũ) và
cho vợ chồng anh Thọ toàn bộ tài sản nhà đất này. Vợ chồng anh Thọ đã ở ổn
định, đóng thuế nhà đất đầy đủ từ đó đến nay. Còn vợ chồng ông Khắc và người
con trai út vẫn ở tại ngôi nhà cũ trên diện tích đất 320m² mà ông Khắc được chia
thừa kế năm xưa (người con gái của ông Khắc đã lấy chồng và ở nhà chồng) và
cũng trong thời gian này, xã M tổ chức thực hiện việc đăng ký đất đai, gia đình
ông làm đơn xin đăng ký toàn bộ diện tích 720m² đất (gồm cả phần được thừa
kế và phần đất mua thêm của xã M), nhưng Ủy ban nhân dân xã khi đó chỉ cho
đăng ký và vào sổ đăng ký ruộng đất cho gia đình ông Khắc phần diện tích
320m² có nguồn gốc được thừa kế, phần diện tích đất này có số hiệu là thửa số
124 thuộc Tờ bản đồ địa chính số 6.
Đầu năm 2005, gia đình ông Khắc có đơn đề nghị Ủy ban nhân dân huyện
N xem xét, cho được chia tách thửa đất 720m² làm hai: một phần có diện tích
400 m² để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh Thọ, phần 320 m²
còn lại để cấp giấy chứng nhận cho con trai út, nhưng Ủy ban nhân dân huyện N
chỉ đồng ý tách thửa và cấp giấy chứng nhận cho cả hai trường hợp nêu trên nếu
gia đình ông Khắc nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất cho phần diện tích
400m², với lý do phần diện tích đất này có nguồn gốc là đất ao. Tuy nhiên, gia

đình ông không chịu nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất với lý do: Đây là đất
ông “mua” của xã M nên ông có quyền xây dựng nhà ở trên phần diện tích đất
5


Tiểu luận tốt nghiệp

Lớp QLHCNN ngạch Chuyên viên

này; hơn nữa, từ khi xây nhà trên phần diện tích đất mua đó, con trai ông đã ở
liên tục, đóng thuế nhà đất đầy đủ cho đến nay. Sự việc bùng nhùng cho đến nay
mặc dù gia đình ông đã nhiều lần gửi đơn khiếu nại đến xã M, huyện N nhưng
vẫn chưa được giải quyết.
Gia đình ông Chung, do điều kiện nhà ở tập thể quá chật chội, nên sau khi
vợ chồng anh Tiến sinh con đầu lòng, ông đã bán căn hộ tập thể do nhà máy
phân phối, đồng thời về quê bán toàn bộ phần diện tích đất 200m² được thừa kế
để thêm tiền mua đất, xây nhà trên thị xã Q; sau khi nghỉ hưu ông bà rất muốn
có một ngôi nhà nhỏ ở quê để về nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, nhưng do không có điều
kiện về kinh tế, hơn nữa trên địa bàn xã M lúc này có nhiều dự án đầu tư, nên
giá đất tăng vọt, vì vậy, nguyện vọng về mua đất ở quê của ông bà Chung khó
có thể thực hiện được. Biết em có nguyện vọng như vậy nên ông Khắc bàn bạc
với vợ con quyết định cho ông Chung 60m² trên thửa đất mình đang ở để ông
Chung xây nhà, nhưng ông Chung từ chối không nhận.
Đầu năm 2006, ông Khắc bị bệnh hiểm nghèo, chết. Trước đó, ông Khắc
đã viết giấy (có xác nhận của vợ và các con ông và chứng nhận của Ủy ban nhân
dân xã M) đồng thời đã cắm mốc ranh giới chia cho anh Tiến - con trai em mình
60m² đất trên thửa đất số 124 thuộc tờ bản đồ địa chính số 6 mà vợ chồng ông
đang ở để anh Tiến xây nhà.
Sau khi ông Khắc chết được ít lâu, và trong lúc vụ việc khiếu nại về cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bà Như chưa được Ủy ban nhân

dân xã M, huyện N giải quyết, thì anh Tiến tiến hành xây tường rào xung quanh
diện tích đất được ông Khắc cho và rao bán để lấy tiền thêm vốn kinh doanh. Do
là đất của tổ tiên để lại, nên bà Như và các con bà khuyên can anh Tiến không
nên bán, nhưng vợ chồng anh Tiến không nghe. Thấy vậy, các con bà Như đã tổ
chức phá bỏ bức tường nói trên. Sau đó, ngày 20 tháng 9 năm 2014, bà Như và
các con bà đã làm đơn gửi lên UBND xã M để đòi lại 60m² đất mà ông bà Khắc
đã cho anh Tiến với hai lý do: Đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
nên chưa được chia tách để bán; ông Chung đã được thừa kế 200 m² đất của các

6


Tiểu luận tốt nghiệp

Lớp QLHCNN ngạch Chuyên viên

cụ để lại, hơn nữa anh Tiến chỉ là con nuôi của ông Khắc và bà Như nên không
được thừa kế phần tài sản, đất đai của gia đình bà.
Sau khi nhận đơn của bà Như, Ủy ban nhân dân xã M đã chuyển hồ sơ lên
Ủy ban nhân dân huyện N đề nghị giải quyết. Ủy ban nhân dân huyện đã chuyển
hồ sơ trên sang Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện để nghiên cứu, đề xuất.
Sau khi xem xét toàn bộ hồ sơ, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo và
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ký Quyết định số 15/QĐ-UB ngày 10
tháng 10 năm 2014 về việc giải quyết đơn đòi lại đất của bà Như với nội dung
yêu cầu anh Tiến phải phá bỏ tường rào xây, trả lại 60 m² đất nói trên cho gia
đình bà Như.
Sau khi nhận được Quyết định của Chủ tịch UBND huyện Ủy ban nhân
dân huyện N, ngày 20 tháng 10 năm 2007, anh Tiến lại tiếp tục gửi đơn khiếu
nại lên phòng Tiếp dân của Ủy ban nhân dân huyện N khiếu nại Quyết định số
15/QĐ-UB, ngày 10 tháng 10 năm 2014. Ngày 28 tháng 10 năm 2014, Chủ tịch

Ủy ban nhân dân huyện N ra Quyết định số 19/QĐ-UB, bác đơn của anh Tiến,
đồng thời yêu cầu anh Tiến phải thực hiện ngay việc trả lại đất cho bà Như; sau
45 ngày kể từ ngày ký Quyết định, nếu không sẽ bị cưỡng chế theo quy định của
pháp luật.
Sau khi nhận được Quyết định số 19/QĐ-UB, ngày 28 tháng 10 năm 2014
của Ủy ban nhân dân huyện N, anh Tiến thấy không thỏa đáng nên đã tiếp tục
gửi đơn kiếu nại đến Ủy ban nhân dân thành phố C đề nghị xem xét giải quyết.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1. Mục tiêu
Căn cứ diễn biến sự việc để phân tích rõ từng nội dung cụ thể, phân tích
nguyên nhân sự việc một cách khách quan, toàn diện, cụ thể, trên cơ sở quy định
của pháp luật hiện hành, kết hợp quy chuẩn đạo đức xã hội, phong tục, tập quán
địa phương để tìm ra các phương án giải quyết và lựa chọn được phương án hiệu
quả nhất và tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn, bảo đảm quyền và lợi ích
hợp pháp của Nhà nước, công dân, bảo đảm ổn định trật tự, an toàn xã hội, giữ
gìn hòa thuận trong gia đình, làng xóm.
7


Tiểu luận tốt nghiệp

Lớp QLHCNN ngạch Chuyên viên

2.2. Cơ sở lý luận
Khi giải quyết các tình huống cụ thể về tranh chấp đất đai, việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đai dù chỉ là một người công dân bình
thường, hay một đơn vị của Nhà nước đều phải bảo đảm nguyên tắc bình đẳng,
công bằng, dân chủ trước pháp luật. Đây là một vấn đề rất có ý nghĩa, vì trên
thực tế có không ít trường hợp các cơ quan có thẩm quyền giải quyết không
đúng những quan hệ đất đai theo luật định, điều đó không những gây thiệt hại

kinh tế cho người có quyền sử dụng đất hợp pháp, mà còn để lại những hậu quả
không tốt, làm giảm lòng tin của nhân dân vào các chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước.
Giải quyết có hiệu quả các tranh chấp đất đai và thực hiện nghiêm túc luật
đất đai chính là nhằm tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa, ổn định chính trị,
giữ vững trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy khi giải quyết các tình huống cần phải
phân tích kỹ nội dung, diễn biến, nguyên nhân dẫn đến sự việc để tìm ra phương
án giải quyết tối ưu nhất.
2.3. Phân tích tình huống
Theo nội dung tình huống trên, việc khiếu nại về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất của gia đình bà Như và tranh chấp đất đai giữa bà Như với
anh Tiến cần phải phân tích cụ thể về trình tự thủ tục giải quyết nội dung đơn
khiếu nại của các cơ quan đối với bà Như (Uỷ ban nhân dân xã M, Uỷ ban nhân
dân huyện N, phòng Tài nguyên Môi trường huyện N và thẩm quyền giải quyết
của các cơ quan, việc áp dụng pháp luật để giải quyết sự việc này như thế nào?
Từ đó mới tìm ra các phương án giải quyết hiệu quả. Cụ thể như sau:
2.3.1. Trình tự, thủ tục giải quyết
Căn cứ hồ sơ vụ việc, cơ quan chức năng của Thành phố C cần tham mưu
với lãnh đạo chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương liên quan
xem xét, giải quyết vụ việc theo đúng thẩm quyền.
a) Về tranh chấp đất đai
Ủy ban nhân dân xã M sau khi nhận đơn của bà Như đã không tổ chức
hòa giải tại cơ sở để gia đình bà Như với gia đình anh Tiến cùng nhau thương
8


Tiểu luận tốt nghiệp

Lớp QLHCNN ngạch Chuyên viên


lượng với sự hỗ trợ của các cán bộ chuyên môn và cán bộ các tổ chức chính trịxã hội khác tại thôn, mà chuyển ngay đơn đến Ủy ban nhân dân huyện để giải
quyết là trái với trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại khoản
2, 3 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013. Cụ thể như sau:
“2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì
gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải ”.
“3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa
giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện
phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức
thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp
đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45
ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai”.
b) Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất
- Theo quy định tại các khoản 2 Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì một trong
các điều kiện để được việc cấp giấy chứng nhận là: “2. Hộ gia đình, cá nhân
đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này
mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử
dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có
hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy
định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và
không phải nộp tiền sử dụng đất”. Như vậy, việc Ủy ban nhân dân xã M thụ lý
hồ sơ chuyển cho Ủy ban nhân dân huyện N và Ủy ban nhân dân huyện N lại
chuyển hồ sơ đó cho phòng Tài nguyên và Môi trường để xem xét đề xuất giải
quyết trong khi biết rõ thửa đất trên hiện đang có tranh chấp là không đúng với
quy định của pháp luật về đất đai.
- Mặt khác, theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
của Chính phủ thì:

9



Tiểu luận tốt nghiệp

Lớp QLHCNN ngạch Chuyên viên

“1. Việc nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy
định như sau:
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai,
tài sản khác gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận là Văn
phòng đăng ký đất đai. Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối với tổ chức, cơ sở
tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức
nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình,
cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu
nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ
tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ
sơ và trả kết quả. Trường hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với
đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng
đăng ký đất đai.
Vì vậy, nếu giả sử không có chuyện tranh chấp về đất đai xảy ra đối với
thửa đất số 124 thuộc Tờ bản đồ địa chính số 6 như đã nêu trên, thì việc chuyển
hồ sơ của Ủy ban nhân dân xã M và huyện N là không đúng với quy định của
pháp luật.
2.3.2. Thẩm quyền giải quyết
a) Về tranh chấp đất đai
Trước hết, để xác định đúng thẩm quyền giải quyết trường hợp khiếu nại

nêu trên, cần phải làm rõ việc sử dụng đất của gia đình bà Như thuộc trường hợp
có giấy tờ về sử dụng đất hay không, chỉ sau khi xác định được rồi thì mới xác
định thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp trên là thuộc cơ quan nào.
Theo nội dung tình huống đã nêu thì thửa đất số 124 thuộc Tờ bản đồ địa
chính số 6 đã được đăng ký trong Sổ Đăng ký ruộng đất. Như vậy, theo quy định
tại khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 thì phần diện tích này là thuộc
10


Tiểu luận tốt nghiệp

Lớp QLHCNN ngạch Chuyên viên

trường hợp có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Và theo quy định tại khoản 1 Điều
203 của Luật Đất đai 2013 thì trường hợp tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án nhân dân, cụ thể như sau:
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà
không thành thì được giải quyết như sau:
“1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một
trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài
sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết”.
Vì vậy, việc Ủy ban nhân dân xã M chuyển hồ sơ cho Ủy ban nhân huyện
N để giải quyết là không đúng thẩm quyền.
b) Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất:
Việc tách thửa đất số 124 thuộc Tờ bản đồ địa chính số 6 với phần diện
tích đất có nhà ở do anh Thọ đang sử dụng và xem xét cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với thửa đất
ở có diện tích 400m² là thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện N. Tuy
nhiên, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại thuộc trường hợp quy

định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, ngày 15 tháng 5 năm
2014 của Chính phủ quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. Cụ thể như sau:
“Trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền đã được sử dụng ổn
định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, không có tranh chấp, phù hợp với quy
hoạch thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất đã
được giao theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này”.
Thửa đất anh Thọ đang sử dụng để ở đã đủ các điều kiện quy định tại
Khoản 2 Điều 23 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP nói trên, nên được cấp giấy
chứng nhận. Việc Ủy ban nhân dân huyện N yêu cầu phải nội tiền sử dụng đất

11


Tiểu luận tốt nghiệp

Lớp QLHCNN ngạch Chuyên viên

thì mới cho tách thửa để cấp giấy chứng nhận là không đúng quy định tại Khoản
2 Điều 23 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
2.3.3. Về nội dung của các đơn khiếu nại
a) Nội dung đơn khiếu nại về việc đòi lại đất của bà Như gồm 2 lý do:
- Thứ nhất là, đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chưa
được chia tách để chuyển nhượng.
- Thứ hai là, ông Chung đã được thừa kế 200m² đất của các cụ để lại, hơn
nữa anh Tiến chỉ là con nuôi của ông bà Như nên không được thừa kế phần tài
sản, đất đai của gia đình bà.
Cả 2 lý do mà bà Như nêu trên đều không phù hợp với các quy định của

pháp luật về đất đai. Cụ thể:
- Việc chia tách đất đai để chuyển nhượng không chỉ căn cứ vào việc thửa
đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa, trong nhiều trường hợp,
nếu người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy
định tại Khoản 1 điều 100 của Luật Đất đai 2013, đất không có tranh chấp, thì
việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất vẫn được tiến hành bình thường.
- Quyền sử dụng đất của anh Tiến đối với phần diện tích 60m² đất mà anh
Tiến được ông Khắc cho (có giấy tờ) không liên quan gì đến việc ông Chung (bố
anh Tiến) đã được thừa kế 200 m² mà các cụ Đào Văn Mạnh và Vũ Thị Tâm đã
để thừa kế từ năm 1970. Hơn nữa, việc ông bà Khắc nhận anh Tiến làm con nuôi
đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định tại
Điều 72 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: “Việc nhận nuôi con nuôi phải
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký và ghi vào Sổ hộ tịch”.
Vì vậy, anh Tiến có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của một thành viên
trong gia đình ông Khắc, được thừa kế quyền sử dụng đất mà ông Khắc để lại
theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013, cụ thể như
sau: “Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình
theo di chúc hoặc theo pháp luật.

12


Tiểu luận tốt nghiệp

Lớp QLHCNN ngạch Chuyên viên

Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì
quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo
pháp luật”.
Tuy nhiên, khi ông Khắc mất (thời điểm mở thừa kế) có để lại di chúc cho

anh Tiến 60m² đất. Như vậy, theo quy định tại Điều 636 Bộ Luật dân sự năm
2005 thì anh Tiến nhận thừa kế không thuộc trường hợp thừa kế theo pháp luật
mà thuộc trường hợp thừa kế theo di chúc. Di sản được nhận tùy thuộc vào ý chí
của ông Khắc (người để di chúc) theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 648 của
Bộ Luật Dân sự năm 2005, người lập di chúc có quyền: Phân định phần di sản
cho từng người thừa kế. Vì vậy, việc bà Như cho rằng anh Tiến chỉ là con nuôi,
không được nhận thừa kế là không đúng với các quy định nêu trên.
b) Về nội dung khiếu nại quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân
huyện N mà anh Tiến gửi Ủy ban nhân dân huyện: Từ những phân tích nêu
trên, có thể thấy việc khiếu nại là có cơ sở pháp lý. Đồng thời, việc Ủy ban nhân
dân huyện N ban hành 02 Quyết định (Quyết định số 15/QĐ-UB, ngày 10 tháng
10 năm 2014 và Quyết định số 19/QĐ-UB, ngày 28 tháng 10 năm 2014) bác đơn
khiếu nại của anh Tiến, buộc anh Tiến phải trả lại đất cho bà Như là trái quy
định của pháp luật hiện hành.
Qua phân tích ở trên cho thấy: Vụ việc tranh chấp giữa bà Như với anh Tiến
lúc đầu không phải là vụ tranh chấp phức tạp, khó giải quyết, những căn cứ để hai
bên dựa vào đó đưa ra các yêu sách thực ra đã được pháp luật hiện hành quy định
rõ ràng, cụ thể, có thể tiến hành xem xét, kết luận ngay trong bước hòa giải tại cơ
sở. Song, do làm không tốt công tác hòa giải ngay từ cơ sở nên vụ việc ngày càng
phức tạp hơn, việc kiện tụng, khiếu nại đến nhiều cấp, nhiều nơi, tốn kém tiền của,
thời gian của Nhà nước và công dân.
2.4. Nguyên nhân dẫn đến xảy ra tình huống
2.4.1. Nguyên nhân chủ quan
Cán bộ, công chức là người có trách nhiệm thực hiện nghiêm chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tế, do
nhiều nguyên nhân mà một phận không nhỏ cán bộ, công chức tại địa phương,
13


Tiểu luận tốt nghiệp


Lớp QLHCNN ngạch Chuyên viên

nhất là cấp cơ sở rất lúng túng, thậm chí không biết xử lý mỗi khi các trường
hợp cụ thể phát sinh; tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện phương án xử lý
không theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Có thể liệt kê những nguyên
nhân chủ yếu của tình trạng trên như sau:
a) Một bộ phận cán bộ, công chức có năng lực chuyên môn nhưng vì công
việc quá nhiều nên không đủ thời gian để nghiên cứu, cập nhật các văn bản quy
phạm pháp luật mới mà Trung ương đã ban hành. Một bộ phận cán bộ, công
chức khác, trình độ, năng lực chuyên môn bị hạn chế không cập nhật kịp hoặc
có cập nhật nhưng hiểu không đúng các quy định mới mà Trung ương đã ban
hành; ngoài ra còn một bộ phận cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, cửa quyền,
độc đoán, tiêu cực, đùn đẩy, né tránh trong quá trình xử lý công việc. Việc ban
hành các quyết định xử lý của các cơ quan chuyên môn quan liêu, phiến diện,
thiếu công minh, làm cho tính chất vụ việc phức tạp hơn.
b) Công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực quản lý
cho đội ngũ cán bộ, công chức; đội ngũ cán bộ quản lý chưa được coi trọng; một
bộ phận cán bộ được cử đi đào tạo nhưng không tận dụng cơ hội để tích lũy kiến
thức, kinh nghiệm.
c) Công tác kiểm tra, thanh tra chưa được quan tâm thường xuyên, đúng
mức, để sự việc tranh chấp xảy ra lâu ngày nhưng không giải quyết hoặc giải
quyết thiếu dứt điểm, không đúng quy định, làm cho tình hình và mức độ tranh
chấp ngày một phức tạp hơn.
2.4.2. Nguyên nhân khách quan
a) Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cở sở còn hình
thức, chưa kịp thời, dẫn đến tình trạng một bộ phận lớn người dân chưa am hiểu
đúng pháp luật, chưa nhận thức đầy đủ quyền và trách nhiệm của mình đối với
Nhà nước với tổ chức, cá nhân khác khi xử lý các mối quan hệ xã hội nhất là
những mối quan hệ phức tạp như trong lĩnh vực đất đai.

b) Do quỹ đất ở ngày càng khó khăn, quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị
thu hẹp; giá đất ở, đất nông nghiệp ngày một gia tăng, làm cho tình trạng thiếu
đất ở, đất sản xuất nông nghiệp ngày càng trầm trọng. Người dân thiếu đất,
14


Tiểu luận tốt nghiệp

Lớp QLHCNN ngạch Chuyên viên

không còn đất sản xuất; không đủ việc làm, thất nghiệp ngày càng nhiều, tiêu
cực xã hội gia tăng.
c) Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai trong những năm gần đây
vừa quá nhiều, chính sách lại luôn luôn thay đổi, số vụ tranh chấp đất đai ngày
càng nhiều và phức tạp, việc xử lý gặp khó khăn, để kéo dài và ngày càng phức
tạp hơn.
2.5. Hậu quả tình huống
Vụ tranh chấp giữa bà Như với anh Tiến lúc đầu không phải là vụ tranh
chấp phức tạp, khó giải quyết, những căn cứ để hai bên dựa vào đó đưa ra các
yêu sách thực ra đã được pháp luật hiện hành quy định rõ ràng, cụ thể, có thể
tiến hành xem xét, kết luận ngay trong bước hòa giải tại cơ sở. Tuy nhiên, do
việc giải quyết của Ủy ban nhân dân xã M, huyện N và cơ quan tham mưu là
phòng Tài nguyên Môi trường huyện không đúng thẩm quyền (trong việc giải
quyết tranh chấp đất đai) và việc áp dụng luật đất đai trong trường hợp cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình bà Như sai, dẫn đến việc khiếu
nại nhiều cấp, nhiều nơi, tốn kém tiền của, thời gian, làm cho tình hình phức tạp
hơn; đồng thời, làm cho mối quan hệ tình cảm giữa gia đình bà Như và anh Tiến
không được hàn gắn mà ngày càng căng thẳng hơn.
III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
3.1. Mục tiêu xử lý tình huống

3.1.1. Mục tiêu chung
- Giải quyết tranh chấp đất đai phải đảm bảo kỷ cương pháp luật, phù hợp
với nguyên tắc cơ bản mà Hiến pháp, Luật Đất đai hiện hành đã nêu: đất đai
thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
- Giải quyết tranh chấp đất đai phải thấu tình, đạt lý, không để kéo dài,
đảm bảo giảm thiểu thiệt hại kinh tế (nếu có); bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi
ích chính đáng của người dân; đảm bảo hài hòa giữa các lợi ích trước mắt và lợi
ích lâu dài, các lợi ích kinh tế - xã hội; vừa giữa nghiêm kỷ cương phép nước
vừa phải kế thừa và phát triển truyền thống đạo đức tốt đẹp của cha ông.
15


Tiểu luận tốt nghiệp

Lớp QLHCNN ngạch Chuyên viên

3.1.2. Mục tiêu cụ thể
Mỗi vụ tranh chấp đất đai ngoài những đặc điểm chung còn có những đặc
điểm riêng. Vì vậy, mục tiêu cụ thể vừa phải đảm bảo giải quyết được những
điểm chung trong tranh chấp đất đai nhưng cũng vừa phải bảo đảm giải quyết
được những đặc điểm mang tính đặc thù của từng vụ tranh chấp. Các mục tiêu cụ
thể đảm bảo giải quyết cho những điểm chung trong tranh chấp đất đai gồm có:
- Đối tượng cần giải quyết;
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
- Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia tranh chấp;
- Những đảm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tranh
chấp được thực thi.
- Giải quyết nhanh, hiệu quả và dứt điểm các tranh chấp.
3.2. Yêu cầu
Để bảo đảm thực hiện các mục tiêu cụ thể như đã nêu trên, tổ chức, cá

nhân được giao trách nhiệm giải quyết vụ việc tranh chấp phải thực hiện đầy đủ,
kịp thời các yêu cầu sau:
- Nhanh chóng kiểm soát được tình huống, không để tình huống phát triển
phức tạp thêm; đồng thời nhận diện đầy đủ, kịp thời bản chất của vụ tranh chấp
để xác định đường hướng giải quyết.
- Phân loại vụ việc tranh chấp.
- Xác định nguồn gốc tranh chấp, các khoảng thời gian liên quan đến việc
áp dụng cơ chế, chính sách, pháp luật có liên quan để làm căn cứ giải quyết.
- Tập hợp đầy đủ hồ sơ, tài liệu, số liệu liên quan đến vụ việc tranh chấp.
3.3. Xây dựng phƣơng án giải quyết
Đối với trường hợp tranh chấp, khiếu nại nhiều vấn đề (khiếu nại về việc
đòi lại đất nhận thừa kế, khiếu nại về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) như đã nêu ở phần trên.
Tuy nhiên, để giải quyết khiếu nại của bà Như về cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất thì trước hết phải giải quyết được tranh chấp đất đai giữa bà Như với anh
Tiến. Từ đó, có thể đưa ra một số phương án giải quyết sau để phân tích, lựa chọn:
16


Tiểu luận tốt nghiệp

Lớp QLHCNN ngạch Chuyên viên

3.3.1. Các phương án giải quyết
a) Phương án 1: Giả thuyết
Đội ngũ cán bộ, công chức tại địa phương nắm vững chính sách, luật pháp;
có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững, có trách nhiệm cao trong công việc.
Người dân tại địa phương am hiểu pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật.
Đây là phương án tốt nhất trong mọi phương án. Muốn thực hiện được
theo phương án này, thì cấp ủy phải làm tốt công tác chính trị, tư tưởng cho cán

bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ; cán bộ, đảng viên phải là hạt nhân trong tất cả
các phong trào. Chính quyền địa phương phải thường xuyên chăm lo công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức và người dân,
xây dựng tủ sách văn hóa - pháp luật để người dân có điều kiện tiếp cận với các
chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, phải thường xuyên quan tâm
xây dựng làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa, gia đình văn hóa.
Tuy nhiên, hạn chế của phương án này là không phải mọi cán bộ, công
chức, đảng viên và người dân đều có chung nhận thức và có trách nhiệm cao
như đòi hỏi. Hơn nữa quan hệ đất đai rất phức tạp, đất đai lại là một tài sản lớn
đối với con người. Vì vậy, khi bị các lợi ích kinh tế chi phối thì rất dễ xẩy ra các
tranh chấp, nếu không có các phương án khác dự phòng thi khi phát sinh tranh
chấp sẽ rất khó giải quyết.
b) Phương án 2: Thuyết phục, vận động
Phương án này áp dụng đối với các trường hợp các vụ việc tranh chấp đất
đai đơn giản, tính chất và mức độ sự việc ít nghiêm trọng.
Phương án này có ưu điểm là đơn giản, ít tốn kém, giữ được mối quan hệ
tình cảm gia đình, láng giềng, đoàn kết trong xây dựng cuộc sống mới tại cộng
đồng thôn, bản, khu dân cư, văn minh.
Để thực hiện có hiệu quả phương án này, địa phương phải xây dựng được
Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể thành viên của Mặt trận vững mạnh, có
uy tín, có năng lực và kiến thức, hiểu biết về pháp luật thì mới giải quyết có tình
có lý, hài hòa giữa các bên tranh chấp.

17


Tiểu luận tốt nghiệp

Lớp QLHCNN ngạch Chuyên viên


Nhược điểm của phương án này là trông chờ quá nhiều vào các tổ chức
quần chúng ở địa phương, trong khi phần lớn cán bộ trong các tổ chức này làm
việc theo chế độ kiêm nhiệm, thời gian và năng lực còn rất hạn chế, chỉ giải
quyết được những vụ tranh chấp đất đai đơn giản, khi gặp những vụ có tình tiết
phức tạp thì khó có thể giải quyết được.
c) Phương án 3: Các cơ quan chuyên môn căn cứ vào các quy định của
pháp luật đề xuất cho cấp ủy, ủy ban nhân dân cấp mình cách giải quyết
Phương án này chủ yếu dựa vào khung pháp luật để giải quyết. Do đó,
hiệu quả giải quyết sẽ rất cao, kết quả giải quyết được bảo đảm thi hành bởi Nhà
nước; thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật và quyền lực của nhà nước.
Nhược điểm của phương án là nếu trình độ của cán bộ, công chức bị hạn
chế hoặc nếu cán bộ, công chức tiêu cực trong quá trình giải quyết thì vụ việc sẽ
trở nên rất phức tạp, người dân không “tâm phục, khẩu phục”, sẽ tiếp tục khiếu
kiện vượt cấp, khiếu kiện đông người, gây mất ổn định chính trị và trật tự an
toàn xã hội. Hơn nữa, nếu chỉ căn cứ vào pháp luật để giải quyết thì có trường
hợp truyền thống đạo đức của dân tộc bị tổn thương nghiêm trọng.
Trong tình huống nêu trên, nếu giải quyết theo quy định của pháp luật thì
rõ ràng anh Tiến được quyền thừa kế diện tích 60m² đất theo di chúc của ông
Khắc để lại. Tuy nhiên, gia đình anh Tiến đã có “nhà cao, đất rộng” ở thị xã,
anh Tiến lại được gia đình bà Như nuôi dưỡng nhiều năm, nay chỉ để thêm tiền
kinh doanh mà “bán đất” thì hành vi đó chưa phù hợp với đạo lý dân tộc. Hơn
nữa, việc “bán đất” thừa kế của cha ông đối với người dân nông thôn như là một
hành vi vi phạm đạo đức truyền thống dân tộc. Vì vậy, việc Tòa án quyết định
bác đơn đòi lại đất của gia đình bà Như để anh Tiến rộng đường “bán đất”
không sai về pháp luật nhưng sẽ bị người đời lên án, đoàn kết trong gia đình bị
ảnh hưởng.
Xét quá trình giải quyết của các cấp chính quyền (ứng với phương án 3)
cho thấy:
- Đối với Ủy ban nhân dân thành phố C:


18


Tiểu luận tốt nghiệp

Lớp QLHCNN ngạch Chuyên viên

Sau khi nhận được đơn khiếu nại về Quyết định số 19/QĐ-UB, ngày 28
tháng 10 năm 2014 của Ủy ban nhân dân huyện N do anh Tiến gửi đến, lẽ ra Ủy
ban nhân dân thành phố C chuyển hồ sơ xuống xã M để Ủy ban nhân dân xã mời
đương sự và các bên liên quan tiến hành hòa giải tại cơ sở theo quy định của
pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu hòa giải thành thì lập biên bản
hòa giải thành và kết thúc vụ việc, nếu hòa giải không thành thì lập biên bản hòa
giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp nộp đơn khởi kiện đến Tòa
án nhân dân huyện N để giải quyết.
- Đối với Ủy ban nhân dân huyện N:
Đơn của anh Tiến là khiếu nại đối với quyết định hành chính lần thứ hai
của Ủy ban nhân dân huyện N. Tuy nhiên, xét về bản chất vụ việc thì Quyết
định số 15/QĐ-UB, ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban nhân dân huyện N
là trái với quy định của pháp luật về thừa kế. Do vậy, Quyết định số 15/QĐ-UB
tự nó đã bị vô hiệu. Mặt khác, thửa đất số 124 Tờ bản đồ số 6 là thửa đất đã
được ghi trong số đăng ký ruộng đất, theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều
100 của Luật Đất đai 2013 thì thửa đất đó đã có giấy tờ về quyền sử dụng đất.
Và theo quy định tại Khoản 1 Điều 203 của Luật Đất đai 2013, thì thẩm quyền
giải quyết thuộc Tòa án nhân dân. Việc Ủy ban nhân dân thụ lý hồ sơ trong khi
chưa thực hiện hòa giải tại cơ sở nhưng đã vội vàng ra quyết định xử lý tranh
chấp là trái thẩm quyền, không tuân thủ trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp
đất đai mà Luật Đất đai đã quy định.
- Đối với Ủy ban nhân dân xã M:
Sau khi thụ lý đơn đòi đất của gia đình bà Như, Ủy ban nhân dân xã M đã

không tổ chức hòa giải tại cơ sở mà chuyển thẳng đơn lên Ủy ban nhân dân
huyện N để xem xét giải quyết là trái với quy định tại điều 202 của Luật Đất đai
2013 mà còn thể hiện ý thức trách nhiệm với người dân không cao, để cho vụ
việc ngày một phức tạp hơn.
d) Phương án 4: Chuyển hồ sơ qua Tòa án nhân dân để giải quyết
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 203 của Luật Đất đai 2013 thì thẩm
quyền giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp có giấy chứng nhận
19


Tiểu luận tốt nghiệp

Lớp QLHCNN ngạch Chuyên viên

quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của
Luật Đất đai 2013 là Tòa án nhân dân. Việc xét xử tranh chấp đất đai thông qua
con đường Tòa án có ưu điểm là đảm bảo nguyên tắc mọi công dân đều bình
đẳng theo pháp luật, công bằng, dân chủ và văn minh.
Trong trường hợp tình huống tranh chấp nêu trên, sau khi nhận được đơn
và các hồ sơ pháp lý liên quan của người khởi kiện, căn cứ vào các quy định của
pháp luật Toà án nhân dân xem xét:
- Năng lực hành vi của các chủ thể mà cụ thể là bà Như;
- Tính hợp pháp của di chúc về thừa kế mà ông Khắc đã lập;
- Nguồn gốc đất để thừa kế.
- Diện tích đất để thừa kế theo di chúc so với phần diện tích của mỗi thành
viên trong hộ gia đình ông Khắc và so với hạn mức mà pháp luật quy định nếu có.
- Tính hợp pháp về quyền sử dụng đất đã để thừa kế.
Toà án nhân dân xem xét và thụ lý vụ án, đồng thời thông báo cho người
khởi kiện đến làm thủ tục nộp tạm ứng án phí.
3.3.2. Phân tích, lựa chọn phương án

a) Phương án 1: Không khả thi, vì trong thực tế khó có thể thực hiện
phương án này.
b) Phương án 2: Nên kết hợp phương án này với phương án 4. Nếu thực
hiện phương án 2 mà đạt được hòa giải thành thì không phải thực hiện phương
án 4; trong trường hợp thực hiện phương án 2 mà không đạt được kết quả thì
chuyển sang phương án 4 để Tòa án xét xử.
c) Phương án 3: Không khả thi vì các quyết định của Ủy ban nhân dân
huyện N đều trái pháp luật và vô hiệu.
d) Phương án 4: Tòa án nhân dân giải quyết trong trường hợp thực hiện
hòa giải tại cơ sở nhưng không thành; phương án này khả thi vì nó phù hợp với
các quy định của pháp luật.
3.4. Giải pháp thực hiện phƣơng án 4
3.4.1. Tổ chức xét xử tại Tòa án nhân dân huyện N:

20


Tiểu luận tốt nghiệp

Lớp QLHCNN ngạch Chuyên viên

- Tổ chức hoà giải giữa gia đình bà Như và anh Tiến. Trường hợp hòa giải
không thành thì phải giải quyết theo quy định của pháp luật để đáp ứng ý chí của
mỗi bên.
- Về chủ thể tham gia vụ kiện: anh Tiến (bị đơn) và bà Như cùng các con
của bà Như (nguyên đơn). Tất cả các đương sự này đều đủ năng lực hành vi để
tham gia xét xử trước Tòa.
- Loại đất để thừa kế là đất ở hợp pháp, được hình thành trước năm 1980,
đã được đăng ký vào Sổ đăng ký ruộng đất của xã M.
- Việc ông Khắc có văn bản để thừa kế tài sản là đất đai cho anh Tiến là

đúng pháp luật, vì tài sản mà ông để thừa kế là tài sản do ông được thừa kế hợp
pháp và văn bản để thừa kế có chứng nhận của Ủy ban nhân dân xã sở tại.
- Về diện tích đất để thừa kế: Thửa đất mà vợ chồng ông Khắc được thừa
kế có diện tích 320m², khi ông Khắc mất thì diện tích đất ông được quyền để
thừa kế là 160m² (1/2 diện tích thửa đất). Vì vậy, với diện tích 60m² đất ông để
thừa kế cho anh Tiến là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật về thừa kế.
- Anh Tiến tuy không phải là con đẻ của vợ chồng ông Khắc mà là con
nuôi, nhưng việc ông bà Khắc nhận anh Tiến làm con nuôi đã được đăng ký tại
cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, xét về pháp lý, anh Tiến là thành
viên của gia đình bà Như và cũng được chia một phần di sản thừa kế của ông
Khắc. Trong trường hợp này thì phần hưởng di sản thừa kế của anh Tiến đã
được định đoạt bởi di chúc mà ông Khắc để lại.
Căn cứ vào tình tiết vụ việc như đã nêu ở phần trên và các quy định của
pháp luật, Tòa án sẽ ra quyết định xử lý vụ kiện như sau:
- Bác đơn đòi lại đất của gia đình bà Như, đồng thời bảo vệ quyền được
hưởng 60m² đất ở của anh Tiến do ông Khắc để thừa kế.
- Gia đình bà Như phải xây lại bức tường cho anh Tiến, hoặc phải bồi
thường thiệt hại cho anh Tiến số tiền là 02 triệu đồng.
3.4.2. Về xử lý đơn khiếu nại cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
của gia đình bà Như

21


Tiểu luận tốt nghiệp

Lớp QLHCNN ngạch Chuyên viên

Như nội dung tình huống đã nêu ở phần trên, đây là vụ khiếu nại kép:
Khiếu nại về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bà Như

đối với phần diện tích 400m² và khiếu nại đòi lại đất đối với phần diện tích 60m²
đất anh Tiến được thừa kế. Vụ khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất chỉ có thể được xem xét, giải quyết khi vụ tranh chấp đòi lại đất được giải
quyết xong.
Sau khi Tòa án ra quyết định xử lý vụ kiện đòi lại đất được giải quyết, nếu
gia đình bà Như chấp nhận không tiếp tục gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp
thành phố yêu cầu xử phúc thẩm, thì tình huống tranh chấp đất đai xem như đã
được giải quyết xong. Trường hợp gia đình bà Như vẫn tiếp tục gửi đơn đến Tòa
án nhân dân cấp thành phố để yêu cầu xử phúc thẩm thì sau thời gian theo quy
định của pháp luật về tố tụng, Toà án nhân dân cấp thành phố nơi có đất tranh
chấp sẽ mở phiên toà xét xử phúc thẩm. Với các tình tiết của vụ tranh chấp đã
nêu ở trên, căn cứ các quy định của pháp luật về đất đai và quy định pháp luật
khác có liên quan, kết quả xử phúc thẩm sẽ y án của Tòa sơ thẩm. Như vậy, đến
lúc này vụ kiện đòi đất coi như đã kết thúc.
Việc chia tách thửa đất 720m² thành 3 thửa để cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất là đủ điều kiện để thực hiện. Riêng phần diện tích 400m² đất mà gia
đình bà Như “mua” của xã M, để được cấp giấy chứng nhận, còn phải xem xét
giải quyết tiếp giữa kết luận của Ủy ban nhân dân huyện N với đơn kiếu nại của
gia đình bà Như về việc nộp tiền sử dụng đất.
Tuy nội dung khiếu nại của gia đình bà Như về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đối với diện tích 400m² đất là chưa chặt chẽ, nhưng xét về
nguồn gốc sử dụng đất thì thửa đất ao sau khi “mua”, ông Khắc đã cho san lấp
và làm nhà trên đó từ năm 1985, anh Thọ con ông ở ổn định từ đó đến nay. Theo
quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, ngày 15 tháng 5
năm 2014 thì: “Trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền đã được sử
dụng ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, không có tranh chấp, phù hợp
với quy hoạch thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử

22



×