Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử đất trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.72 KB, 86 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam ta đã trải qua nhiều giai đoạn xây dựng và bảo vệ tổ quốc;
mỗi giai đoạn tình hình kinh tế, chính trị đất nước có những đặc diểm khác
nhau. Bởi vậy, công tác quản lý đất đai cũng theo đó mà có những biến đổi
qua các thời kỳ.
Qua mỗi thời kỳ dự ở mức độ khác nhau nhưng ta đều nhận thấy sự quan
tâm của Nhà nước đối với công tác quản lý đất đai, đặc biệt là công tác đăng
ký đất đai, cấp GCNQSD đất. Đã có rất nhiều văn bản pháp luật liên quan
đến công tác này ra đời và phát huy hiệu lực, tuy nhiên chưa có những đánh
giá cụ thể để giúp Nhà nước thực hiện tốt hơn công tác quản lý đất đai.
Hiện nay, công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất, lập hồ sơ địa
chính được thực hiện theo luật đất đai 2003, nghị định 181/NĐ-CP, thông tư
29/TT-BTNMT, quyết định 08/2006/QĐ-BTNMT, nghị định 84/2007/NĐ-
CP,…Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, nền
kinh tế nước nhà phát triển nhanh chóng. Thành phố Vinh cũng không nằm
ngoài vòng phát triển chung của đất nước. Có vị trí quan trọng, là cửa ngõ
miền Trung, nhiều năm nay, với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cùng sự
nỗ lực phấn đấu vươn lên của cán bộ và nhân dân nơi đây, thành phố Vinh
đã có những bước tiến đáng kể. 2008 đánh dấu bước ngoặt lớn khi Vinh
chính thức trở thành đô thi lọai I. Kinh tế phát triển nhanh, đời sống vật chất
được nâng lên rất đáng kể, theo đó nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng lớn
làm cho đất đai trở nên khan hiếm và có giá trị lớn. Vai trò của đất đai hết
sức to lớn vì vậy đòi hỏi chúng ta càng quan tâm nhiều hơn đến việc quản lý
quỹ đất, đặc biệt là công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất. Thành phố
Vinh, thời gian gần đây, số lượng đơn thư về đất đai tăng lên đột biến, số
lượt người tham gia tiếp dân có xu hướng ngày càng tăng, số người dân trực
tiếp đến Phòng TNMT, Văn phòng đăng ký QSD đất ngày càng nhiều. Điều
này nói lên công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất ở thành phố Vinh
còn nhiều vướng mắc và hạn chế.
Nhận thức được vai trò của công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSD


đất, cũng như sự cần thiết hoàn thiện hơn công tác đăng ký đất đai và cấp
GCNQSD đất trên cả nước nói chung và thành phố Vinh nói riêng, em
nghiên cứu đề tài :
"Công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử đất
trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An"
2. Mục đích nghiên cứu
− Khái quát cơ sở lý luận về đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất
− Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất
trên địa bàn thành phố Vinh
− Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác đăng ký
đất đai và cấp GCNQSD, hoàn thiện hồ sơ địa chính trên toàn thành phố.
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tình hình đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất trên
địa bàn thành phố Vinh tỉnh Nghệ An những năm gần đây (năm 2002 cho
đến nay).
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là
phương pháp nghiên cứu xuyên suốt và bao trùm cả đề tài. Ngoài ra đề tài
còn kết hợp sử dụng các phương pháp khác như:
− Phương pháp điều tra chia làm hai giai đoạn nội nghiệp và ngọai
nghiệp nhằm thu thập các tư liệu, số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho
việc nghiên cứu.
− Phương pháp thống kê nhằm phân nhóm toàn bộ các đối tượng điều
tra có cùng một chỉ tiêu, xác định các giá trị trung bình của chỉ tiêu, phân
tích tương quan giữa các yếu tố.
− Phương pháp so sánh dựa trên cơ sở số liệu điều tra, thu thập được
tiến hành so sánh các số liệu theo các mốc thời gian và giữa các khu vực để
đưa ra những nhận xét phục vụ cho việc nghiên cứu.
− Phương pháp phân tích: Trên cơ sở tài liệu, số liệu thu thập sẽ tiến
hành phân tích, tổng hợp và đánh giá để có những kết luận là những đánh

giá có độ tin cậy.
Bố cục đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất
Chương 2: Tình hình công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất trên
địa bàn thành phố vinh
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác đăng ký đất đai,
cấp GCNQSD đất trên địa bàn thành phố Vinh.
Em xin chân thành cám ơn Ths. Ngô Phương Thảo và cán bộ văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Vinh, tỉnh Ngh ệ An đã tận tình
giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI VÀ CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
1.1. Vai trò của đất đai và sự cần thiết phải đăng ký đất đai
1.1.1. Vai trò của đất đai
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh.
Trải qua nhiều thế hệ, con người đã tốn bao công sức mới tạo lập và bảo vệ
được vốn đất như ngày nay. Đất đai có vị trí không gian cố định, là tài
nguyên có hạn về số lượng, không thay thế và di chuyển được theo ý muốn
chủ quan của con người.
Như C. Mác nói: “Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện
cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản
xuất cơ bản trong nông lâm nghiệp.”
Trong tiến trình lịch sử xã hội loài người, con người và đất đai ngày
càng gắn liền chặt chẽ với nhau. Đất đai trở thành nguồn của cải vô tận của
con người, con người dựa vào đó để tạo nên sản phẩm nuôi sống mình. Đất
đai luôn luôn là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống.
Không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành xản xuất nào, không một

quá trình lao động nào diễn ra và cũng không thể có sự tồn tại của xã hội
loài người.
Đất đai là địa điểm, là cơ sở cảu các thành phố, làng mạc, các công
trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, các công trình phúc lợi khac, các
cánh đồng để con người trồng trọt, chăn nuôi, …
Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định, là
thước đo sự giàu có của mỗi quốc gia. Đất đai còn là sự bảo hiẻm cho cuộc
sống, bảo hiểm tài chính, như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và
như là một nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng.
Con người khai thác bề mặt đất đai để trồng trọt, chăn nuôi, tạo nên
sản phẩm nuôi sống cả xã hội loài người. Khai thác bề mặt đất đai và cải tiến
chất lượng đất đai để tạo ra khối lượng sản phẩm ngày càng nhiều hơn, thỏa
mãn nhu cầu lương thực, thực thẩm ngày càng tăng và đa dạng. Trình độ
khai thác đất đai gắn liền với sự tiến hóa xã hội. Quá trình ấy làm cho con
người ngày càng gắn chặt với đất đai hơn. Quan hệ giữa con người và đăng
ký đất đai ngày càng phát triển và gắn liền chặt chẽ với nhau. Mặt khác khoa
học kỹ thuật ngày càng tiến bộ vượt bậc trong mọi lĩnh vực cũng như trong
khám phá và khai thác kho báu trong lòng đất phục vụ cho mục đích con
người.
Đất đai gắn liền với khí hậu, môi trường trên phạm vi toàn cầu cũng
như từng vùng, miền lãnh thổ. Trải qua lịch sử hàng triệu năm của trái đất,
khí hậu cũng trải qua nhiều biến động do những nguyên nhân tự nhiên hoặc
do tác động của con người. Trong quá trình chinh phục và cải tạo thiên
nhiên, con người ngày càng can thiệp vào quá trình biến đổi của tự nhiên.
Biến đổi khí hậu có tác động mạnh mẽ đến các hệ sinh thái trên đất liền, nhất
là đối với cây trồng.
Trong phát triển kinh tế, đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản
xuất vật chất của xã hội như là một tư liệu sản xuất đặc biệt, vừa là đối
tượng lao động vừa là công cụ lao động. Đối với từng ngành cụ thể đất đai
có những vị trí vai trò khác nhau nhưng cái chung ở đây là đất đai là địa bàn

diễn ra các hoạt động. Nhu cầu này ngày càng tăng lân khi xã hội phát triển
ở các vùng tập trung sự tăng trưởng, phát triển, có khi người ta không cần
quan tâm đến chất lượng đất đai mà chỉ quan tâm đến yếu tố không gian bề
mặt.
Trong ngành nông nghiệp, đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng, là
yếu tố hàng đầu. Đất đai không chỉ là chỗ dựa, chỗ đứng để lao động mà còn
là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng. Mọi tác động của con người vào
cây trồng đều dựa vào đất đai và thông qua đất đai. Đất đai sưửdụng trong
nông nghiệp được gọi là ruộng đất.
Như vậy, có thể thấy vai trò của đất đai rất to lớn. Đặc biệt là trong
tiến trình hội nhập phát triển kinh tế như hiện nay, sự khan hiếm của quỹ đất
khiến cho giá trị của đất đai tăng cao, thể hiện vai trò không thể thiếu của đất
đai.
1.1.2. Sự cần thiết phải đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất
Vai trò của đất đai như đã nói ở trên là hết sức to lớn, đây chính là
nguyên nhân sâu xa của sự cần thiết phải đăng ký QSD đất.
Đăng ký đất đai bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ cho các bên liên quan;
khi đăng ký rồi thì cơ quan, tổ chức xác nhận nhằm đảm bảo quyền lợi và
nghĩa vụ của cá nhân hay tổ chức đi đăng ký cũng như bản thân cá nhân, tổ
chức đứng ra thực hiện việc đăng ký.
Đăng ký đất là một thủ tục hành chính để xác lập mối quan hệ pháp lý
giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Sở dĩ đây là một thủ tục bắt buộc vì
đất đai là sở hữu toàn dân mà Nhà nước đại diện quản lý. Đăng ký giúp Nhà
nước thu thập toàn bộ thông tin, qua đó mới quản lý được. Đăng ký giúp
Nhà nước quản lý được quyền sử dụng cho các đối tượng khác nhau hạn chế
tranh chấp, kiện tụng. Bên cạnh đó đất đai của Bất động sản như ta biết là tài
sản có giá trị rất lớn, vì vậy ai cũng muốn sở hữu, sử dụng, cho nên cần phải
đăng ký để có sự chặt chẽ hài hòa
1.2. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của đăng ký đất đai Công tác đăng
ký đất đai và cấp giấy CNQSD đất

1.2.1. Khái niệm và vai trò của công tác đăng ký đất đai và cấp giấy
CNQSD đ ất
1.2.1.1. Công tác đăng ký đất đai
Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính thiết lập hồ sơ địa chính
đầy đủ và cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp pháp nhằm xác
lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước với người sử dụng đất, làm
cơ sở để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật và bảo vệ
quyền lợihợp pháp của người sử dụng đất.
Có hai hình thức đăng ký là đăng ký tự nguyện và đăng ký bắt buộc.
Theo quy mô và mức độ phức tạp của công việc về đăng ký đất trong từng
thời kỳ, đăng ký đất được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn một là đăng
ký đất ban đầu và giai đoạn hai là đăng ký biến động đất đai. Đăng ký ban
đầu được tổ chức thực hiện lần đầu tiên trên phạm vi cả nước để thiết lập hệ
thống hồ sơ địa chính ban đầu cho toàn bộ đất đai và cấp GCNQSD cho tất
cả các chủ sử dụng đủ điều kiện.Còn đăng ký biến động thực hiện ở những
địa phương đã hoàn thành đăng ký đất ban đầu cho mọi trường hợp có nhu
cầu thay đổi nội dung của hồ sơ địa chính đã thiết lập
Đăng ký đất đai là công cụ của Nhà nước đảm bảo lợi ích Nhà nước,
cộng đồng, công dân như quản lý nguồn thuế, Nhà nước với vai trò trung
gian tiến hành cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, bố trí cho mục đích sử dụng
tốt nhất. Nhà nước biết được cách để quản lý lợi ích chung qua việc dựng
công cụ đăng ký đất đai để quản lý. Lợi ích công dân có thể thấy được như
Nhà nước bảo vệ quyền và bảo vệ người công dân khi có các tranh chấp,
khuyến khích đầu tư cá nhân, hỗ trợ các giao dịch về đất đai, giảm khả năng
tranh chấp đất đai.
Là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, thực chất là sở
hữu Nhà nước, Nhà nước chia cho dân sử dụng trên bề mặt, không được
khai thác trong lòng đất và trên không, nếu được phải có sự cho phép của
Nhà nước.Bảo vệ quyền sở hữu toàn dân nghĩa là bảo vệ quyền sử dụng đất
hợp pháp và giám sát nghĩa vụ theo quy định pháp luật để đảm bảo lợi ích

chung toàn xã hội. Vì vậy đăng ký đất đai với vai trò thiết lập hệ thống tin về
đất đai sẽ là công cụ giúp Nhà nước quản lý.
Đăng ký đất đai là điều kiện để Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt
chẽ nguồn tài nguyên đất. Biết mục đích dử dụng, từ đó có điều chỉnh hợp
lý.
Các thông tin hồ sơ địa chính, hồ sơ địa chính cung cấp gồm tân chủ
sử dụng, diện tích, vị trí, hình thể, góc cạnh, hạng đất, thời hạn sử dụng, mục
đích sử dụng, những ràng buộc về quyền sử dụng, những thay đổi trong quá
trình sử dụng đất và cơ sở pháp lý của những thay đổi này.
1.2.1.2. Công tác cấp GCNQSD đất
a) Khái niệm:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một chứng thư pháp lý xác
nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất đối với việc sử
dụng mảnh đất của mình vào các mục đích cải tạo, nâng cao hiệu quả sử
dụng đất và thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật.
. GCNQSD đất theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại
đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành.
Mọi người sử dụng đất đều được cấp GCNQSD đất trừ các trường hợp
Nhà nước quy định.
. Nhà nước không cấp GCNQSD đất cho những trường hợp sau:
Đất do Nhà nước giao để quản lý như các công trình công cộng, tổ
chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện các dự án đầu tư
theo hình thức xây dựng - chuyển giao, tổ chức được giao quản lý đất mặt
nước của các sông lớn và đất có mặtnước chuyên dùng, tổ chức phát triển
quỹ đất được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền.
Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích do Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn quản lý sử dụng;
Người sử dụng đất do thuê, thuê lại của người khác mà không phải là
đất thuê, thuê lại trong khu công nghiệp.

Người đang sử dụng đất mà không đủ điều kiện để được cấp GCNQSD
đất.;
Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường.
. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo từng thửa đất gồm
hai (02) bản, trong đó một bản cấp cho người sử dụng đất và một bản được
lưu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Trường hợp cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất có nhà chung cư thì thực hiện theo quy định tại các
khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 46 của Nghị định 181/CP ngày 29/10/2004.
. Trong quá trình sử dụng đất, những biến động sau đây phải được ghi
nhận trên GCNQSD đất:
Khi người sử dụng đất thực hiện chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế,
tặng cho quyền sử dụng đất hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà hình
thành pháp nhân mới đối với cả thửa đất; cho thuê, cho thuê lại quyền sử
dụng đất (trừ trường hợp cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong khu
công nghiệp) hoặc thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất hoặc góp vốn
bằng quyền sử dụng đất mà không hình thành pháp nhân mới đối với cả thửa
đất hoặc một phần thửa đất;
Những biến động đối với cả thửa đất khi thực hiện kết quả hồ giải
thành về tranh chấp đất đai được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền công
nhận; thực hiện quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc chia
tách hoặc sáp nhập tổ chức; thực hiện văn bản về việc chia tách hoặc sáp
nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật; thực hiện việc xử lý nợ theo
thoả thuận trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh; thực hiện quyết định hành
chính giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, thực hiện bản án hoặc quyết
định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án;
thực hiện văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với
pháp luật đối với cả thửa đất; thực hiện việc chia tách QSD đất theo văn bản
phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử
dụng đất chung;
Người sử dụng đất được phép đổi tên;

Giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên;
Tăng hoặc giảm diện tích thửa đất do sai số khi đo đạc;
Có thay đổi thông tin về số hiệu, tên đơn vị hành chính nơi có thửa đất;
Chuyển mục đích sử dụng đất;
Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;
Chuyển từ hình thức được Nhà nước cho thuê đất sang hình thức được
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất;
Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất;
Có thay đổi về nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện.
. Trong quá trình sử dụng đất, những trường hợp sau đây phải được cấp
mới GCNQSD đất:
Tạo thửa đất mới do được Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
Tạo thửa đất mới do hợp nhiều thửa đất thành một thửa;
Tạo thửa đất mới trong trường hợp chuyển quyền sử dụng một phần thửa
đất, chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất, Nhà nước thu hồi một phần
thửa đất, người sử dụng đất đề nghị tách thửa đất thành nhiều thửa mà pháp luật
cho phép;
Khi người sử dụng đất cho thuê, cho thuê lại QSD đất trong khu công
nghiệp; cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hoặc để xây dựng nhà
xưởng, cơ sở dịch vụ công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công
nghệ cao trong khu công nghệ cao; cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất
trong khu phi thuế quan và khu công nghiệp, khu giải trí đặc biệt, khu du
lịch trong khu thuế quan của khu kinh tế (gọi là cho thuê, cho thuê lại quyền
sử dụng đất trong khu công nghiệp).
Ranh giới thửa đất bị thay đổi khi thực hiện kết quả hồ giải thành về
tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền công nhận; thực hiện
quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc chia tách hoặc sáp
nhập tổ chức; thực hiện văn bản về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức
kinh tế phù hợp với pháp luật; thực hiện việc xử lý nợ theo thoả thuận trong
hợp đồng thế chấp, bảo lãnh; thực hiện quyết định hành chính giải quyết

khiếu nại, tố cáo về đất đai, thực hiện bản án hoặc quyết định của Toà án
nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án; thực hiện văn bản
công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp pháp luật; thực hiện
việc chia tách quyền sử dụng đất theo văn bản phù hợp với pháp luật đối với
hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung;
GCNQSD đất của người sử dụng đất bị ố, nhòe, rách, hư hại hoặc bị
mất.
. GCNQSD đất đã cấp theo quy định của Luật Đất đai năm 1987, Luật
Đất đai năm 1993; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng
đất ở theo quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của
Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị có giá trị
pháp lý như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của
Luật Đất đai và được gọi chung là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi
có biến động về sử dụng đất quy định như trên thì cơ quan tài nguyên và môi
trường trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền GCNQSD đất có
trách nhiệm thu hồi GCNQSD đất đã cấp và làm thủ tục cấp GCNQSD đất
mới cho người sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
. Các trường hợp có giấy chứng nhận liên quan đến QSD đất đã được
cấp trước ngày Nghị định 181/CP ngày 29/10/2004 có hiệu lực thi hành mà
không thuộc trường hợp quy định ở trên thì người sử dụng đất phải làm thủ
tục xin cấp GCNQSD đất.
Trường hợp khi cấp GCNQSD đất mà người sử dụng đất được phép
chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật thì phải ghi
phần nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và trong hồ sơ địa chính.
b) Vai trò của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Đất đai là tài sản quý giá thuộc quyền sở hữu toàn dân; Nhà nước đại
diện quản lý, cho người khác sử dụng. Việc cấp GCNQSD đất cho người sử
dụng đất thể hiện vai trò quản lý đất đai của Nhà nước, qua đó Nhà nước bảo
vệ quyền lợi của mình đó là quyền sử dụng, quyền định đoạt và quyền chiếm

đoạt. Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tài nguyuên
không tái tạo về số lượng mà chỉ tái tạo sức sản xuất, vì vậy GCNQSD đất
giúp Nhà nước quản lý chặt chẽ hơn quỹ đất sao cho vừa hợp lý vừa tiết
kiệm.
Cũng chính vì đất đai có giá trị lớn mà mỗi công dân, ai cũng muốn có
và GCNQSD đất là bằng chứng hợp pháp để bảo vệ quyền lợi cho người sử
dụng, từ đó hạn chế tranh chấp, khiếu kiện.
GCNQSD đất là loại giấy có thời hạn rõ ràng, điều này tạo tinh thần
cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư, sử dụng đất. Và thực tế cho thấy rằng
kinh tế xã hội ngày càng phát triển, giá trị của sức sản xuất từ đất đai ngày
càng tăng cao.
Thông qua GCNQSD đất giúp Nhà nước quản lý được các hoạt động
trao đổi mua bán đất đai, tránh hiện tượng thị trường ngầm, làm trong sạch
hơn thị trường Bất động sản.
1.2.2.2. Nội dung của công tác đăng ký đất đai
a). Đối tượng được phép đăng ký
Việc đăng ký đất đai được thực hiện tại văn phòng đăng ký QSD đất
trong các trường hợp sau:
1. Người đang sử dụng đất chưa được cấp GCNQSD đất
2. Người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng,
thừa kế, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại QSD đất; thế chấp, bảo lãnh, góp
vốn bằng QSD đất theo quy định của Luật đất đai 2003.
3. Người nhận chuyển QSD đất.
4. người sử dụng đất đã có GCNQSD đất được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền cho phép đổi tên, chuyển mục đích sử dụng đất, thay đổi thời
hạn sử dụng đất hoặc có thay đổi đường ranh giới thửa đất.
5. Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án
nhân dân, quyết định thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấpa của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
b) Nội dung đăng ký đất

+ Đăng ký quyền sử dụng đất gồm đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu
và đăng ký biến động về sử dụng đất.
+ Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu được thực hiện trong các trường hợp
sau:
− Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng;
− Người đang sử dụng đất mà thửa đất đó chưa được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
− Đăng ký biến động về sử dụng đất được thực hiện đối với người sử
dụng thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà có thay
đổi về việc sử dụng đất trong các trường hợp sau:
Người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng,
cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo
lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
Người sử dụng đất được phép đổi tên;
Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất;
Chuyển mục đích sử dụng đất;
Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;
Chuyển đổi từ hình thức Nhà nước cho thuê đất sang hình thức Nhà
nước giao đất có thu tiền sử dụng đất;
Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất;
Nhà nước thu hồi đất.
1.2.3. Yêu cầu và đặc điểm của công tác đăng ký
1.2.3.1. Yêu cầu của công tác đăng ký đất đai:
Đăng ký đất là một thủ tục hành chính nhằm xác lập mối quan hệ
pháp lý về sử dụng đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất, đòi hỏi phải
đáp ứng các yêu cầu cơ bản:
Đảm bảo chặt chẽ về pháp lý: Đăng ký đúng đối tượng, diện tích
trong hạn mức được giao, đúng mục đích, thời hạn sử dụng, đúng quyền lợi
và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Thực hiện đầy đủ thủ tục, đúng
thẩm quyền quy địh. Thiết lập đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định của Bộ tài

nguyên Môi trường.
Đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật (theo tiêu chuẩn TCVN – 1996) về
các loại thông tin như: diện tích, hình thể, kích thước từng thửa đất, hạng
đất.
Diện tích là thông tin quan trọng làm cơ sở xác định mức độ về
quyêềnlợi và nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật. Thông tin về diện tích
thửa đất có thể được đo, tính trực tiếp từ số đo ngoài thực địa hoặc bằng máy
móc công nghệ khoa học hiện đại.
Hình thể thửa đất là thông tin thể hiện bằng bản đồ dựng để nhận dạng
thửa đất, độ chính xác đo vẽ hình thể thửa đất trên bản đồ ảnh hưởng tới độ
chính xác của thông tin diện tích thửa.
Kích thước thửa đất là thông tin quan trọng không chỉ trên cơ sở toán
học nhằm đảm bảo cho độ chính xác của hình thể và diện tích thửa đất, mà
còn hết sức cần thiết trong quản lý đất đai, nhất là việc thanh tra và giải
quyết tranh chấp sử dụng đất, đồng thời có thể khắc phục được những hạn
chế của bản đồ khi xác định kích thước cạnh do điều kiện tỷ lệ đo đạc.
Ba loại thông tin này có quan hệ mật thiết với nhau, độ chính xác của
thông tin này quyết định độ chính xác của thông tin kia. Độ chính xác của
các thông tin này phụ thuộc vào các điều kiện đo đạc như trình độ chuyên
môn, năng lực, kinh phí, …
Thực hiện triệt để, kịp thời: Triệt để mọi đối tượng, kịp thời không bỏ
sót mọi biến động dưới mọi hình thức đều phải được cập nhật. Đảm bảo hồ
sơ địa chính phản ánh đúng thực trạng, đảm bảo Nhà nước quản lý chặt chẽ
đất đai trên toàn bộ lãnh thổ.
1.2.3.2. Đặc điểm của công tác đăng ký đất đai
Đăng ký đất đai có ba đặc điểm chính sau:
1. Đăng ký đất đai là một nội dung mang tính đặc thù của quản lý
Nhà nước về đất đai:
Tính đặc thù được thể hiện qua các mặt sau:
Thứ nhất đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính bắt buộc đối với

mọi người sử dụng đất nhằm thiết lập mối quan hệ ràng buộc về pháp lý
giữa Nhà nước và những người sử dụng đất cùng thi hành luật đất đai. Mặc
dù mọi quốc gia, mọi chế độ xã hội khác nhau trên thế giới có những hình
thức sở hữu đất đai khác nhau nhưng đều quy định bắt buộc người có đất sử
dụng phải đăng ký để chịu sự quản lý thống nhất của Nhà nước theo pháp
luật.
Thứ hai đăng ký đất đai là công việc của cả bộ máy Nhà nước ở các
cấp, do hệ thống tổ chức ngành địa chính thực hiện. Đây là công việc của bộ
máy Nhà nước đại diện là ngành Tài nguyên Môi trường (theo điều 7, 47, 48
Luật đất đai 2003) Hội đồng nhân dân các cấp giám sát UBND các cấp cũng
thực hiện quản lý đất đai tại các địa phương. Chỉ có ngành địa chính với lực
lượng chuyen môn đông đảo nắm vững mục đích yêu cầu đăng ký đất, nắm
vững chính sách, pháp luật đất đai mới có khả năng thực hiện đồng bộ các
nội dung, nhiệm vụ của quản lý Nhà nước về đất đai. Đồng thời địa chính là
ngành duy nhất kế thừa, quản lý và trực tiếp khai thác, sử dụng hồ sơ địa
chính trong quản lý biến động đất đai . Vì vậy mới có thể tổ chức, chỉ đạo và
thực hiện nhiệm vụ đăng ký đất có chất lượng, đáp ứng được đầy chính xác
các thông tin theo yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai.
2. Đăng ký đất đai thực hiện với một đối tượng đặc biệt là đất đai:
Khác với công việc đăng ký khác, đất đai thuộc quyền sở hữu của
toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, người được đăng ký đất chỉ có
quyền sử dụng, đồng thời phải có nghĩa vụ đối với Nhà nước trong việc sử
dụng đất được giao. Do đó , đăng ký đất đai đối với người sử dụng đất chỉ là
đăng ký quyền sử dụng đất đai
Theo pháp luật đất đai hiện hành Nhà nước thực hiện việc giao quyền
sử dụng đất dưới hai hình thức: giao đất và cho thuê đất. Hình thức giao đất
haycho thuê đất chỉ áp dụng với một số loại đối tượng và sử dụng vào một
số mục đích cụ thể. Từng loại đối tượng sử dụng, từng mục đích sử dụng có
những quyềnvà nghĩa vụ sử dụng khác nhau. Vì vậy viêc đăng ký đất phải
tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật và xác định cụ thể quyền và

nghĩa vụ mà người sử dụng đất phải đăng ký.
Đất đai thường có quan hệ gắn bó không thê tách rời với các loại tài
sản cố định trên đất như nhà cửa và các loại công trình trên đất, cây lâu năm,
… Các loại tài sản này cùng với đất đai hình thành nên đơn vị bất động sản.
Trong nhiều trường hợp, các loại tài sản này không thuộc sở hữu Nhà nước
mà thuộc quyền sở hữu của các tổ chức hay cá nhân. Do vậy để đảm bảo
quyền lợi của người sở hữu tài sản trên đất cũng như quyền sở hữu đất của
Nhà nước, khi đăng ký đất không thể không tính đến đặc điểm này.
3. Đăng ký đất đai phải được tổ chức thực hiện theo phạm vi hành
chính từng xã, phường, thị trấn.
Ở Việt Nam, bộ máy Nhà nước được tổ chức thành bốn cấp: Trung
ương, tỉnh, huyện, xã. Trong đó cấp xã là đầu mối quan hệ tiếp xúc giữa Nhà
nước với nhân dân, trực tiếp quản lý toàn bộ đất đai trong địa giới hành
chính xã. Việc tổ chức đăng ký đất theo phạm vi từng xã sẽ đảm bảo:
. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người sử dụng đất thực hiện đăng
ký đất đầy đủ, thể hiện đúng bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa: “Nhà
nước của dân, do dân, vì dân”.
. Phát huy vai trò và sự hiểu biết về lịch sử, thực trạng tình hình sử
dụng đất ở địa phương của đội ngũ cán bộ xã, làm chỗ dựa tin cậy để các cấp
có thẩm quyền xét duyệt đăng ký, cấp giấy chứng nhận theo quy định của
pháp luật.
. Góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm, nhận thức pháp luât đất
đai cho cán bộ xã.
. Giúp cán bộ địa chính xã nắm vững và khai thác có hiệu quả hệ
thống hồ sơ địa chính.
1.2.4. Qui trình thực hiện công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất
1.2.4.1. Quy trình thực hiện đăng ký đất đai:
Theo điều 147 - 158 của Nghị định 181/CP ngày 29/10/2004
+ Trình tự, thủ tục chuyển đổi QSD đất nông nghiệp của hộ gia đình,
cá nhân:

1. Trường hợp chuyển đổi theo chủ trương chung về “dồn điền đổi
thửa” thì thực hiện theo quy định sau:
a) Các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp tự thoả thuận với nhau
bằng văn bản về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; nộp văn bản
thoả thuận kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại
giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2003 (nếu có)
b) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập phương án chuyển đổi quyền
sử dụng đất nông nghiệp chung cho toàn xã, phường, thị trấn (bao gồm cả tiến
độ thời gian thực hiện chuyển đổi) và gửi phương án đến Phòng Tài nguyên và
Môi trường;
c) Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra phương án và
chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc để chuẩn bị hồ sơ địa
chính;
d) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích lục
bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ
địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi
trường;
đ) Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và
trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định;
e) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách
nhiệm xem xét, ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các thửa đất
chuyển đổi và gửi cho Phòng Tài nguyên và Môi trường.
2. Việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa hai hộ gia đình,
cá nhân được thực hiện như sau:
a) Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển đổi quyền sử dụng đất nông
nghiệp nộp một (01) bộ hồ sơ gồm hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất,
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền
sử dụng đất theo quy định Luật đất đai 2003 (nếu có).
b) Trong thời hạn không quá hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm gửi hồ sơ

cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi
trường;
c) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm
trích sao hồ sơ địa chính và chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với
trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận.
+ Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
1. Bên nhận chuyển nhượng nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có:
a) Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về
quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2003 (nếu có).
2. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn không quá bốn (04) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra
hồ sơ, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để
xác định nghĩa vụ tài chính; chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã
cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với
trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận;
b) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận
được thông báo nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
hoặc Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thông báo cho bên chuyển
nhượng và bên nhận chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính;
c) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày bên
chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thực hiện xong nghĩa vụ tài
chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Ủy ban nhân dân xã, thị
trấn nơi có đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
+ Trình tự, thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất:
1. Bên cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ gồm

có:
a) Hợp đồng thuê, thuê lại quyền sử dụng đất;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về
quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai (nếu có).
2. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện
thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất vào hồ sơ địa chính
và chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc thực hiện thủ tục
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy
chứng nhận;
3. Trình tự, thủ tục cho thuê, cho thuê lại đất quy định tại Điều 148
Nghị định 181/CP ngày 29/10/2004 không áp dụng đối với trường hợp cho
thuê, cho thuê lại đất trong khu công nghiệp.
+ Trình tự, thủ tục xoá đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng
đất:
1. Sau khi hợp đồng thuê, thuê lại quyền sử dụng đất hết hiệu lực, người
đã cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có:
a) Xác nhận thanh lý hợp đồng thuê đất trong Hợp đồng thuê đất đã ký
kết hoặc Bản thanh lý hợp đồng thuê đất;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thực
hiện xoá đăng ký cho thuê, cho thuê lại trong hồ sơ địa chính và chỉnh lý
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Trình tự, thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất
1. Người nhận thừa kế nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có:
a) Di chúc; biên bản phân chia thừa kế; bản án, quyết định giải quyết
tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất của Toà án nhân dân đã có hiệu lực
pháp luật; đơn đề nghị của người nhận thừa kế đối với trường hợp người
nhận thừa kế là người duy nhất.

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về
quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2003 (nếu có).
2. Việc đăng ký thừa kế được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn không quá bốn (04) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ,
làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định
nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã
cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với
trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận;
b) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận
được thông báo nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
hoặc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất có trách nhiệm thông báo cho
bên nhận thừa kế quyền sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy
định của pháp luật;
c) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày bên nhận
thừa kế quyền sử dụng đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất có
trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Trình tự, thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất:
1. Bên được tặng cho quyền sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có:
a) Văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc quyết định
tặng cho quyền sử dụng đất của tổ chức;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về
quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2003 (nếu có).
2. Việc tặng cho quyền sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn không quá bốn (04) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra
hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế
để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận;
b) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận
được thông báo nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
hoặc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất có trách nhiệm thông báo cho
bên được tặng cho quyền sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính;
c) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày bên được
tặng cho thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất hoặc ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm trao giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
+ Trình tự, thủ tục đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng
đất:
1. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký kết
hợp đồng tín dụng, các bên tham gia thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng
đất phải nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có:
a) Hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về
quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2003 (nếu có).
2. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện đăng ký
thế chấp, đăng ký bảo lãnh vào hồ sơ địa chính và chỉnh lý giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận.
3. Việc đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký thế chấp, đã đăng ký bảo
lãnh bằng quyền sử dụng đất; sửa chữa sai sót trong nội dung đăng ký thế
chấp, đăng ký bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất được thực hiện theo trình tự,
thủ tục đối với việc đăng ký thế chấp, đăng ký bảo lãnh bằng quyền sử dụng
đất quy định tại khoản 2 Điều này của Nghị định 181/CP ngày 29/10/2004.
+ Trình tự, thủ tục đăng ký xoá đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng
quyền sử dụng đất:
1. Sau khi hoàn thành xong nghĩa vụ trả nợ, bên đã thế chấp, bên đã bảo

lãnh bằng quyền sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có:
a) Xác nhận của Bên nhận thế chấp, bảo lãnh về việc đó hoàn thành nghĩa
vụ trả nợ trong Hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất
hoặc Bản xác nhận của Bên nhận thế chấp, bảo lãnh về việc đó hoàn thành nghĩa
vụ trả nợ;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra việc hoàn
thành nghĩa vụ trả nợ của người xin xoá đăng ký thế chấp, xoá đăng ký bảo
lãnh; thực hiện việc xoá đăng ký thế chấp, xoá đăng ký bảo lãnh trong hồ sơ
địa chính và chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Trình tự, thủ tục đối với việc đăng ký huỷ đăng ký thế chấp, đăng ký
huỷ đăng ký bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất; đăng ký kết quả về việc xử lý
tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất, đăng ký kết quả về việc xử lý tài
sản bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất được thực hiện theo trình tự, thủ tục
đối với việc xoá đăng ký thế chấp, xoá đăng ký bảo lãnh bằng quyền sử
dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này của Nghị định 81/CP
ngày 29/10/2004
+ Trình tự, thủ tục đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất :
1. Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có:
a) Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về
quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2003 (nếu có).

×