I.
LỜI NÓI ĐẦU
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm hàng đầu luôn được lãnh đạo Thủ đô quan tâm từ nhiều năm qua. Sau khi
có Quyết định số 781/QĐ-UBND ngày 14/02/2012 của UBND Thành phố Hà
Nội về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của
Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015, lãnh đạo Thành ủy, UBND Thành pố
Hà Nội xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là nền tảng
quyết định sự thành công của cải cách hành chính, đáp ứng mục tiêu nâng cao
kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ,
công chức trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Thực hiện chủ trương, chính sách của Thành phố, Sở Nội vụ phối hợp với
Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong tổ chức lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch
Chuyên viên từ ngày 18/8/2015 đến ngày 19/11/2015 cho đội ngũ cán bộ, công
chức sau tuyển dụng năm 2014 công tác tại các Sở, ban ngành và UBND các
quận, huyện, thị xã. Nội dung khóa học: bao gồm 03 khối chuyên đề: Nhà nước
và pháp luật; Quản lý Nhà nước theo ngành và lãnh thổ; các chuyên đề về kỹ
năng hành chính. Với những kiến thức cơ bản có tính hệ thống về quản lý Nhà
nước và pháp luật, Pháp luật và Pháp chế xã hội chủ nghĩa, Kỹ thuật xây dựng
và soạn thảo văn bản quản lý hành chính nhà nước; Quản lý hành chính nhà
nước trên các lĩnh vực, ứng dụng tin học trong hoạt động lãnh đạo và quản lý…
học lý thuyết gắn với trao đổi theo chuyên đề, dưới sự giảng dạy hướng dẫn của
các thầy cô giáo của Trường Đào tạo Bồi dưỡng Cán bộ Lê Hồng Phong, có
kinh nghiệm, tận tình trong công tác, luôn bổ sung các nội dung từ thực tiễn cụ
thể cho từng chuyên đề, làm phong phú và cụ thể hơn chương trình học, đã giúp
CBCC dễ tiếp thu vận dụng vào công tác. Đây là những nội dung hết sức bổ ích
và cần thiết cho người cán bộ công chức trong việc thực thi nhiệm vụ. Qua lớp
học đã giúp cho học viên nhận thức được nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn
mới trong công tác quản lý Nhà nước. Đồng thời cũng nhận thức được rằng
muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý, cần phải nhạy bén, nắm
chắc được các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản dưới Luật, vận dụng
sáng tạo, kết hợp linh hoạt với thực tiễn cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên
quan đến nhiệm vụ được giao.
Do thời gian và trình độ có hạn nên bài viét không tránh khỏi những thiếu
sót và hạn chế nhất định. Vì vậy, rất mong sự góp ý của các thầy cô giáo để kiến
thức quản lý Nhà nước ngày càng được nâng cao phục vụ cho công tác của
ngành.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu Trường Đào
tạo cán bộ Lê Hồng Phong, các thầy cô đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành
tiểu luận này. Một lần nữa tôi xin cảm ơn cô giáo chủ nhiệm, Ban cán sự lớp và
các anh/chị học viên lớp Chuyên viên K3A-2015 đã quan tâm giúp đỡ và chia
sẻ kinh nghiệm trong quá trình học tập.
1.1.
Lí do lựa chọn đề tài
Thành phố Hà Nội có diện tích đất tự nhiên 3.344,7 km2, dân số trên 6,2
triệu người. với 30 đơ vị hành chính cấp quận, huyện; tron đó có 22 quận,
huyện, thành phố có sản xuất nông nghiệp, ước tính một năm Hà Nội tiêu thụ
khoảng 483.000 tấn rau xanh, 458.630 tấn thịt lợn, 80.000 tấn thịt trâu, bò,
90.000 tấn thịt gia cầm, 1.013 triệu quả trứng, 90.000 tấn cá tươi. Như vậy Hà
Nội là thành phố có lượng sản xuất, kinh doanh tiêu thụ thực phẩm nông lâm
thủy sản đứng đầu cả nước. Tuy nhiên chất lượng nông lâm thủy sản thực phẩm
tại Hà Nội chưa được kiểm tra, giám sát thường xuyên và có hệ thống nên thực
phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm do nhiều cơ sở chế biến,
kinh doanh, bảo quản không thực hiện đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn và sự thờ ơ
của người tiêu dùng dẫn đến hệ lụy về các bệnh truyền nhiễm, tim mạch, huyết
áp, ung thư, thoái hóa nòi giống… ngày càng gia tăng. Có thể nói đây là một
lĩnh vực phức tạp vì nó không những có sự tham gia của nhiều chủ thể, mà nó
còn ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của mỗi người dân. Đặc biệt trong
giai đoạn hiện nay, vấn đề thực phẩm không an toàn, gây tác hại cho con người
đang là nỗi bức xúc của toàn xã hội nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội
nói riêng.
Để giải quyết được vấn đề nêu trên, một trong các giải pháp quan trọng đó là
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm hành chính nhằm răn đe
các cơ sở vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm. Tuy nhiên do
Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Hà Nội là đơn vị mới
thành lập, bộ máy tổ chức còn thiếu về số lượng và chưa được đào tạo chuyên
sâu về kĩ năng xử lí vi phạm hành chính, để giải quyết được những tình huống
phức tạp trong thực tế. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi lựa chọn đề tài:
“Xử lí tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm”.
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm phân tích, so sánh đưa ra các quy
định của pháp luật về trình tự, thủ tục trong việc giải quyết tình huống trong lĩnh
vực thanh tra an toàn thực phẩm tại đơn vị để rút ra kinh nghiệm và đưa ra
những giải pháp phù hợp trong các tình huống tương tự.
1.3.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp
lý luận học kết hợp với nghiên cứu thực tế, lý luận mang tính khái quát hệ thống
và lôgic, còn thực tế thì phong phú và đa dạng, phức tạp, có tính cụ thể về thời
gian, địa điểm. Vì vậy phân tích thực tế để thấy được sự khái quát sâu sắc và
củng cố lý luận đã học, từ đó ứng dụng lý luận vào tình huống cụ thể.
1.4.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các cơ quan đơn vị có thẩm quyền thanh
tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm và các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực cung ứng thực phẩm.
1.5.
Bố cục của đề tài
Bố cục của tiểu luận gồm có 3 phần
Phần I: Lời nói đầu
Phần II: Nội dung tình huống
Phần III: Kết luận và kiến nghị
II. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
2.1. Mô tả tình huống
Để làm nội dung của tiểu luận tình huống này, tôi xin nêu ví dụ về tình
huống xử lí vi phạm hành chính khi tiến hành thanh tra an toàn thực phẩm của
Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Hà Nội.
Ngày 12/3/2015, nhận được tin báo của nhân dân qua đường dây nóng về
việc kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn của Công ty Cổ phần Thực
phẩm và Rau quả an toàn Hà Nội Green. Lãnh đạo Chi cục Quản lý Chất lượng
Nông Lâm sản và Thủy sản đã chỉ đạo Phòng thanh tra chuyên ngành điều tra,
xác minh thông tin trên. Qua điều tra, xác minh cho thấy thông tin trên là có
thật, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Hà Nội phối hợp
với Phòng Cảnh sát môi trường, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội tiến hành
kiểm tra đột xuất Công ty Cổ phần Thực phẩm và Rau quả an toàn Hà Nội
Green.
Thực hiện Quyết định số 133/QĐ-QLCL ngày 3/3/2015 của Chi cục
trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Hà Nội về việc
thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn
thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2015. Ngày 14/3/2015, Đoàn kiểm tra liên
ngành với sự tham gia của chính quyền địa phương đã tiến hành kiểm tra việc
kinh doanh của Công ty Cổ phần Thực phẩm và Rau quả an toàn Hà Nội Green.
Sau thời gian kiểm tra, Đoàn kiểm tra có ghi nhận lại những nội dung sau:
- Công ty đã có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động doanh nghiệp Công ty
cổ phần số 0106042232 do phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và
đầu tư Hà Nội cấp lần đầu ngày 21/11/2012, trong đó có đăng ký ngành nghề
chế biến bảo quản rau quả, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và các sản
phẩm từ thủy sản, bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh;
- Công ty đã xuất trình được Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh rau
an toàn số 09/2013/SCT-GCN do Sở Công Thương Hà Nội cấp ngày 18/3/2013,
có giá trị đến 18/3/2015;
- Công ty đã xuất trình được Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực
phẩm do Sở Công thương Hà Nội cấp cho Công ty trong lĩnh vực kinh doanh
thực phẩm.
- Công ty đã xuất trình được 02 Giấy khám sức khỏe cho nhân viên (01
Giấy khám sức khỏe do Phòng khám bệnh đa khoa, Bệnh viện đa khoa Hương
Sơn, tỉnh Thanh Hóa chứng nhận, 01 Giấy khám sức khỏe do BV đa khoa Mê
Linh, TP Hà Nội chứng nhận ngày 22/07/2013).
- Công ty không có Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm
cho chủ cơ sở và nhân viên.
- Công ty không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
trong lĩnh vực sơ chế, bao gói, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông sản và thủy sản.
- Tại thời điểm kiểm tra, Công ty có 06 nhân viên trực tiếp sơ chế, kinh
doanh các sản phẩm nông lâm thủy sản.
- Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện tại cửa hàng kinh doanh
của Công ty các sản phẩm nông lâm thủy sản chế biến được bao gói sẵn nhưng
không ghi nhãn hàng hóa là:
+ Ruốc cá hồi: 02 hộp x 200g/hộp
+ Giò bò: 01 gói x 300g/gói
+ Lưỡi lợn muối: 02 gói x 200g/gói
+ Sườn lợn: 01 gói x 200g/gói
+ Ba chỉ lợn rừng: 01 gói x 400g/gói
+ Thịt bò xay: 01 gói x 200g/gói
Đoàn kiểm tra liên ngành đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về
an toàn thực phẩm đối với Công ty Cổ phần Thực phẩm và Rau quả an toàn Hà
Nội Green đối với các hành vi sau:
- Không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy
định.
Hành vi trên đã vi phạm điểm c, khoàn 3, điều 24 của Nghị định số 178/NĐCP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an
toàn thực phẩm.
Tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ (nếu có): Không
- Bị áp dụng hình thức xử phạt: Phạt tiền
- Mức phạt tiền: 12.500.000 đồng
(Bằng chữ: Mười hai triệu năm trăm nghìn đồng chẵn)
- Không có Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho chủ
cơ sở và 06 nhân viên.
Hành vi trên đã vi phạm điểm a, khoàn 2, điều 11 của Nghị định số 178/NĐCP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an
toàn thực phẩm.
Tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ (nếu có): Không
- Mức phạt tiền: 750.000 đồng
(Bằng chữ: Bảy trăm năm mươi nghìn đồng chẵn)
- Không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho chủ cơ sở và 04 nhân viên.
Hành vi trên đã vi phạm điểm a, khoàn 2, điều 10 của Nghị định số 178/NĐCP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an
toàn thực phẩm.
Tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ (nếu có): Không
- Mức phạt tiền: 750.000 đồng
(Bằng chữ: Bảy trăm năm mươi nghìn đồng chẵn)
- Kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn nhưng không ghi nhãn
hàng hóa (Bao gồm: 02 hộp Ruốc cá hồi khối lượng tịnh 200g/gói; 01 gói Giò bò
khối lượng tịnh 540g/gói; 02 gói Lưỡi lợn muối khối lượng tịnh 180g/gói; 01 gói
Sườn lợn khối lượng tịnh 270g/gói; 01 gói Ba chỉ lơn rừng khối lượng tịnh
500g/gói; 01 gói Thịt bò xay khối lượng tịnh 180g/gói). Tổng giá trị hàng hóa vi
phạm theo Hóa đơn mua hàng của Công ty là: 662.110 đồng (Bằng chữ: Sáu trăm
sáu mươi hai nghìn một trăm mười đồng).
Hành vi trên đã vi phạm điểm b, khoàn 1, điều 25 của Nghị định số 80/NĐCP ngày 19/07/2013 của Chính Phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Bị áp dụng hình thức xử phạt chính: Phạt tiền
- Mức phạt tiền: 200.000 đồng
(Bằng chữ: Hai trăm nghìn đồng chẵn)
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc Công ty ghi nhãn hàng hóa các sản
phẩm nêu trên theo đúng quy định.
Tổng tiền phạt: 14.200.000 đồng
Sau khi căn cứ vào các tình tiết vi phạm, Chi cục Quản lý Chất lượng đã ra
quyết định xử phạt hành chính số 12/QĐ-XPHC, xử phạt ông Phạm Xuân
Chương – Giám đốc Công ty với số tiền 14.200.000 đồng. Tuy nhiên, đã quá
thời hạn 10 ngày, ông Phạm Xuân Chương không chấp hành việc nộp tiền phạt
vào tài khoản của Chi cục tại Kho bạc Nhà nước do không đồng tình với quyết
định xử phạt hành chính của Chi cục Quản lý Chất lượng. Công ty giải thích đã
có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm của Sở Công thương cấp.
Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản đã gửi công văn đôn
đốc Công ty thực hiện việc nộp tiền phạt theo quy định nhưng không có hồi âm.
2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Trước thực trạng hoạt động kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội
còn nhiều bất cập, các cơ sở kinh doanh chưa ý thức được tầm quan trọng của
an toàn thực phẩm đến sức khỏe của người tiêu dùng, do đó thực hiện tốt công
tác thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm sẽ nâng
cao được ý thức của các hộ kinh doanh, Công ty trong lĩnh vực sơ chế, chế biến,
kinh doanh thực phẩm an toàn. Do vậy nếu không xử lý tình huống trên một
cách hợp lý, sẽ gây ra sự không tôn trọng cơ quan quản lý Nhà nước cũng như
hệ thống thể chế pháp luật hiện nay. Vì vậy, việc xử lý tình huống nêu trên cần
hướng đến các mục tiêu sau:
a. Đối với xã hội
Việc xử lý tình huống trên phải mang tính thuyết phục, căn cứ vào những
quy định của pháp luật xử lí việc không chấp hành quyết định xử phạt của Công
ty TNHH thực phẩm Hà Nội Green; đồng thời cảnh báo cho những cơ sở đang
kinh doanh thực phẩm không chấp hành đúng quy định pháp luật, vì lợi ích cá
nhân mà ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng; ảnh hưởng đến công tác
quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Đảm bảo sự công bằng, giữ vững kỷ cương phép nước, làm gương cho
những hộ kinh doanh khác, vi phạm phải có nghĩa vụ nộp phạt và bị xử lý theo
quy định của pháp luật
b. Đối với cơ quan quản lý nhà nước
- Nâng cao vai trò trách nhiệm của hoạt động thanh tra chuyên ngành an
toàn thực phẩm tại Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Hà
Nội.
- Tạo ra sức mạnh đoàn kết trong cơ quan chức năng với chính quyền địa
phương cùng giúp nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và chủ trương,
chính sách pháp luật của Nhà nước.
c. Đối với chủ doanh nghiệp
Nâng cao ý thức của chủ doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định
của pháp luật, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
2.3. Phân tích nguyên nhân và hiệu quả
2.3.1. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
- Vì lợi ích, Công ty đã cố tình thực hiện các hành vi trái pháp luật. Xuất
phát từ việc không nắm rõ các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực
phẩm và sự thiếu ý thức của chủ cơ sở nên việc kinh doanh của cơ sở chưa được
đăng ký kinh doanh đúng theo quy định.
Nguyên nhân khách quan
- Công tác quản lý, kiểm tra, nắm bắt địa bàn của chính quyền địa phương
còn lỏng lẻo. Mặc dù được giao trách nhiệm quản lý công tác quản lý vệ sinh an
toàn thực phẩm nhưng UBND các xã, phường đã thiếu quan tâm, kiểm tra, phối
hợp để xử lý, chấn chỉnh hành vi của Công ty trên, ảnh hường đến chất lượng
thực phẩm cung cấp ra thị trường.
- Do hiện nay hệ thống văn bản pháp luật vẫn còn chưa rõ ràng, hoạt
động quản lý Nhà nước về lĩnh vực an toàn thực phẩm còn gây chồng chéo giữa
các cơ quan, khiến chủ cơ sở còn chưa nắm rõ các quy định dẫn đến hoạt động
vi phạm pháp luật.
- Công tác thanh tra, xử lí vi phạm của các cơ quan chức năng có nơi, có
lúc chưa kiên quyết, chưa triệt để, đôi lúc còn nhẹ tay nên các cơ sở vẫn ngang
nhiên hoạt động, bất chấp dư luận xã hội.
- Đối với chủ doanh nghiệp: Ngành nghề chế biến bảo quản rau quả, thịt
và thủy sản, bán lẻ thực phẩm được quy định trong danh mục ngành nghề kinh
doanh có điều kiện Tuy nhiên sau khi được Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp
giấy phép kinh doanh, chủ doanh nghiệp đã không tiến hành đăng ký xin cấp
giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong lĩnh vực sơ chế, chế biến mà
lĩnh vực này do ngành nông nghiệp quản lý. Ngoài ra doanh nghiệp còn mắc
nhiều sai phạm khác vi phạm quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm: không
khám sức khỏe cho nhân viên và chủ cơ sở; không tập huấn kiến thức về ATTP;
kinh doanh hàng hóa không có nhãn.
2.3.2. Hậu quả
Về kinh tế:
- Hành vi của Công ty Cổ phần Thực phẩm và Rau quả an toàn Hà Nội
Green có mức phạt bằng tiền cao; nếu tiếp tục kéo dài thời gian không nộp tiền
phạt sẽ bị Kho bạc Nhà nước tính lãi trả chậm và có khả năng bị cơ quan quản
lý Nhà nước tiến hành các biện pháp cưỡng chế, gây ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của Công ty.
- Chi cục Quản lý Chất lượng cũng như các cơ quan có liên quan như UBND
quận, phường, công an khu vực phải kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nộp phạt
và tập trung giải quyết việc xử lí vi phạm gây tốn kém thời gian và kinh phí của
Nhà nước.
Về xã hội:
Hành vi trên thể hiện ý thức của chủ doanh nghiệp chưa cao, chưa ý thức
được tầm quan trọng của việc kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn,
dẫn đến việc cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm không đảm bảo an
toàn, nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất
xứ.
2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
Sau khi phân tích tình huống trên, ta có thể thấy đây là vấn đề mở và đã
xảy ra nhiều trong thực tế công tác thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm hành chính
nên có rất nhiều phương án để giải quyết. Sau đây tôi xin nêu một vài phương
án xử lý có thể áp dụng để xử lý tình huống nêu trên:
2.4.1. Phương án 1
Đoàn kiểm tra liên ngành gửi Công văn cho UBND quận đề nghị phối hợp
để yêu cầu Công ty Cổ phần Thực phẩm và Rau quả an toàn Hà Nội Green thực
hiện việc nộp phạt. UBND quận yêu cầu UBND phường phối hợp với Công an
khu vực trực tiếp đôn đốc cơ sở thực hiện việc nộp phạt.
Ưu điểm: Phương án này có tình có lý, huy động được tiền vào ngân sách
nhà nước, góp phần giúp chủ doanh nghiệp nhận thức và thực hiện nghĩa vụ đối
với Nhà nước.
Nhược điểm: đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều ban, ngành, cơ quan
chức năng các cấp
2.4.2. Phương án 2
Căn cứ Nghị định 166/2013/ NĐ- CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ quy
định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Chi cục
trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Hà Nội gửi
công văn kèm Quyết định xử phạt hành chính cho Ngân hàng nơi Công ty đăng
ký tài khoản yêu cầu Ngân hàng cung cấp thông tin về tài khoản cá nhân. Sau
đó Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Hà Nội ra Quyết
định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản, khi nhận được Quyết định, Công ty
có trách nhiệm yêu cầu Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản chuyển tiền từ tài
khoản của mình sang tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong Quyết định
cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản.
Ưu điểm: thu ngay được tiền nộp phạt nhanh chóng
Nhược điểm: phải triển khai điều tra, tìm hiểu về tài khoản của Công ty,
nếu tài khoản của Công ty không có tiền, sẽ không tiến hành được việc trích tiền
từ tài khoản.
2.4.3. Phương án 3
Căn cứ Nghị định 166/2013/ NĐ- CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ
quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Chi cục
trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Hà Nội cử cán
bộ xác minh thông tin về tài sản của ông Phạm Xuân Chương – Giám đốc Công
ty Cổ phần Thực phẩm và Rau quả an toàn Hà Nội Green, điều kiện thi hành
quyết định cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt. Công
ty Cổ phần Thực phẩm và Rau quả an toàn Hà Nội Green có trách nhiệm cung
cấp thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế khi có yêu cầu của Chi cục
Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Hà Nội.
Ưu điểm: đây là phương án mang tính pháp lý cao nhất trong 03 phương
án được nêu, có tính răn đe cao không chỉ với Công ty Hà Nội Green mà còn
với các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm khác, đề cao hiệu lực hiệu quả
trong hoạt động quản lý Nhà nước.
Nhược điểm:
- Tốn kém về mặt kinh tế, nguồn lực;
- Chi cục không đủ thẩm quyền để định giá tài sản của Công ty, cần sự
tham gia phối hợp của nhiều cơ quan có thẩm quyền;
- Vấp phải sự phản đối của Công ty khi tiến hành thưc hiện biện pháp
cưỡng chế;
2.4.4. Lựa chọn phương án tối ưu
Như đã phân tích và đánh giá thì các phương án trên đều có thể chọn
được vì tất cả không trái với quy định trong việc thực hiện xử lí hành vi không
nộp phạt của Công ty CP Thực phẩm và Rau quả an toàn Hà Nội Green, vấn đề
ở đây là người quản lý đưa ra phương án hợp tình, hợp lý cao, được các bên liên
quan ủng hộ và kế hoạch giải quyết các phương án đó một cách hiệu quả. Trong
các phương án được đưa ra ở trên thì phương án thứ nhất là tối ưu nhất. Phương
án này có sự hợp tình, hợp lý cao, được sự phối hợp của chính quyền địa
phương, đồng thời tôn trọng hoạt động kinh doanh của Công ty.
2.5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
Phương án được lựa chọn cũng đã nêu ra cụ thể các nhiệm vụ cần phải
giải quyết của Chi cục Quản lý Chất lượng cũng như các cơ quan quản lý có
liên quan, đặc biệt là phương án trên mang tính hướng dẫn, giải thích của Chính
quyền địa phương đối với Công ty nhằm thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với
Nhà nước. Công việc cụ thể được thực hiện như sau:
STT
1
Nội
dung
công Thời gian thực hiện
việc
Bắt đầu
Họp thống nhất kế
12/4/2015
Kết thúc
Thành
phần Ghi
tham gia
chú
Lãnh đạo Chi
hoạch và phương
cục, Phòng Thanh
hướng xử lí sai
tra, Trưởng phòng
phạm của Công ty
Hành chính
Hà Nội Green
2
Phòng Thanh tra
15/4/2015
Lãnh
đạo
Chi
tham mưu Chi cục
cục, Phòng Thanh
trưởng ban hành
tra,
công văn gửi
UBND quận Ba
Đình đề nghị phối
hợp trong việc trên
3
UBND quận Ba
Đình trả lời văn
20/4/2015
Văn phòng UB,
Phòng Kinh tế
bản
4
UBND quận gửi
23/4/2015
Phòng Kinh tế,
công văn cho
UBND
phường.
UBND phường và
Công an phường
công an khu vực
phối hợp
5
Đại diện Phòng
26/4/2015
Phòng Kinh tế,
Kinh tế quận,
UBND
phường.
UBND phường và
Công an phường
Công an khu vực
làm việc tại Công
ty, yêu cầu Công ty
cam kết nộp phạt
6
7
Công ty Hà Nội
27/4/2015 – 3/5/2015
Công ty Hà Nội
Green nộp phạt
Green, Kho bạc
theo quy định
Nhà nước
Họp rút kinh
Sau khi Công ty thực Chi cục trưởng,
nghiệp và viết báo
hiện việc nộp phạt
cáo
Phòng Thanh tra
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Tình trạng không an toàn thực phẩm hiện nay đã đến mức báo động
không chỉ ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp mà còn đe dọa đến sức khỏe
cộng đồng và như vậy sẽ ảnh hưởng đến nguồn nhân lực trong tương lai của đất
nước. Để giải quyết tình trạng này, cần tăng cường thực hiện công tác thanh tra,
kiểm tra, xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Đây là
một lĩnh vực mới, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp
quản lý Nhà nước, gắn với công tác tuyên truyền về tác hại của việc kinh doanh
thực phẩm không đảm bảo an toàn, gây ảnh hưởng đến xã hội, người tiêu dùng.
Đây là tình huống hay gặp trong công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn
thực phẩm tại địa phương nên đòi hỏi người quản lý phải tìm ra phương án giải
quyết một các hài hòa, đảm bảo được lợi ích của Công ty cũng như đúng với
quy định của pháp luật.
Qua sự việc trên cho thấy hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên một
số ngành, lĩnh vực còn chưa cao, dẫn đến hoạt động kinh doanh thực phẩm vẫn
còn nhiều bất cập, gây ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm của một bộ phận
dân cư, ảnh hưởng không tốt đến niềm tin của nhân dân vào cơ quan quản lý
Nhà nước. Vì vậy, để hoạt động chế biến, kinh doanh thực phẩm bảo đảm an
toàn cần tuyên truyền phổ biến rộng rãi hơn nữa quy định của cơ quan quản lý
Nhà nước về các văn bản pháp luật, yêu cầu mới nhằm hướng đến mục tiêu đảm
bảo thực phẩm an toàn cho nhân dân, tạo được niềm tin của người tiêu dùng.
Các cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật phù hợp để phân định rõ nhiệm vụ quản lý, tránh sự chồng chéo chức năng
nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Xuất phát từ ý thức trách nhiệm của một Chuyên viên Chi cục Quản lý
Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, bản thân đã từ thực tế của một tình
huống để phân tích, đánh giá, xác định mục tiêu, tìm ra giải pháp tốt nhất để giải
quyết tình huống trên một cách tốt nhất. Hy vọng với những kiến thức quản lý
Nhà nước đã được học, để tài này sẽ có tính thực tiễn cao.
3.2. Kiến nghị
Từ tình huống trên, để ngăn ngừa có hiệu quả các tiền lệ tương tự và giải
quyết nhanh gọn tình huống đang xảy ra, tác giả kiến nghị:
3.2.1. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Thường xuyên chỉ đạo, công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở chế biến,
kinh doanh thực phẩm tại địa phương. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ cho hệ thống thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực an
toàn thực phẩm ở địa phương.
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm phân công nhiệm vụ
quản lý rõ hơn giữa các cơ quan quản lý liên quan đến lĩnh vực an toàn thưc
phẩm nhằm đảm bảo: một cơ sở kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ
quản lý Nhà nước.
- Tham mưu cho Chính phủ ban hành đầy đủ các quy định, hoàn thiện
văn bản quy phạm pháp luật về các biện pháp cưỡng chế thi hành xử lí vi phạm
hành chính cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
3.2.2. Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội
- Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản cần tham mưu
cho Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành những quy định về chuyên môn cụ thể
hơn về lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm về an toàn thực phẩm.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và chế độ báo cáo định kì, nâng
cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
- Nắm bắt tình hình thực tế, tổng quan thực trạng hoạt động các cơ sở chế
biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội để có biện pháp xử lí phù hợp.
- Quan tâm, chỉ đạo với hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an
toàn thực phẩm cho chủ cơ sở kinh doanh về kinh doanh thực phẩm bảo đảm an
toàn và ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước, pháp chế xã hội chủ nghĩa.
3.2.3. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm
- Cần quan tâm, nghiên cứu, nắm vững nội dung các loại văn bản về luật
pháp, nhất là các văn bản liên quan đến các điều kiện bảo quản, chế biến kinh
doanh thực phẩm bảo đảm an toàn và các quy định về xử phạt khi kinh doanh
thực phẩm không bảo đảm an toàn.
- Tập trung hoàn chỉnh các loại hồ sơ còn thiếu, kịp thời loại bỏ các loại
hàng hóa không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhanh chóng nộp
phạt theo Quyết định xử phạt của Chi cục Quản lý Chất lượng.
- Nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp
luật và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người hoạt động trong lĩnh vực
thực phẩm, bảo vệ uy tín của doanh nghiệp và tôn trọng người tiêu dùng.
Lời cam đoan: Tôi xin cam đoan tiểu luận này là hoàn toàn do tôi thực hiện,
không có sự sao chép của bất kì cá nhân nào trong tập thể lớp. Các số liệu sử
dụng trong tiểu luận có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Người thực hiện
Ngô Diệu Hương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật An toàn thực phẩm năm 2010
2. Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007
3. Nghị định số 07/NĐ- CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định về cơ
quan được giao chức năng Thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra
chuyên ngành
4. Nghị định số 38/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
5. Nghị định số 79/2008/ NĐ- CP ngày 18/7/2008 của Chính phủ quy định hệ
thống tổ chức, quản lý, thanh tra kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm:
6. Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/04/2014
của liên Bộ: Y tế- Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Công thương về
hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm;
7. Nghị định 166/2013/ NĐ- CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ quy định về
cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính