Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tiểu luận xử lý hành vi vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy gây cháy rừng trồng phòng hộ tại huyện ba vì – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.67 KB, 22 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG

LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC
NGẠCH CHUYÊN VIÊN

TIỂU LUẬN
“Xử lý hành vi vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy gây cháy
rừng trồng phòng hộ tại huyện Ba Vì – Hà Nội”

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Cơ
Lớp: CVK3A 2015
Đơn vị công tác: Chi cục Kiểm lâm Hà Nội – Sở NN&PTNT Hà Nội

Hà Nội,tháng 11 năm 2015


PHẦN I -ĐẶT VẤN ĐỀ
Ba Vì là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Thủ đô Hà Nội, cách trung
tâm 50 (km) theo đường quốc lộ 21A và đường 87 có toạ độ địa lý 21 001'' đến
21007'' vĩ độ Bắc; 105018'' đến 105025'' độ kinh Đông. Trên địa bàn huyện có
nhiều loại rừng khác nhau, trong đó rừng phòng hộ chiếm số lượng lớn. Dân
cư sinh sống trong khu vực chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số: Dao, cao
lan, mường...Đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn và phụ thuộc lớn vào
tài nguyên rừng, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác còn lạc hậu, tình
trạng đốt nương làm rẫy, chăn thả gia súc trong rừng diễn ra nhiều. Vì là
huyện nghèo, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nên Ba vì đã nhận
được sự quan tâm, đóng góp của các cấp các ngành. Đã có rất nhiều trương
trình, dự án với nhiều loài cây đã được triển khai tại đây nhằm hỗ trợ, cải
thiện và nâng cao đời sống nhân dân, nhằm hạn chế và giảm thiểu đến mức
thấp nhất sự tác động của nhân dân vùng đệm đến diện tích của rừng phòng


hộ nói riêng và các loại rừng khác nói chung. Tuy nhiên, những trương trình,
dự án đó chưa thực sự đem lại hiệu quả, kinh tế chưa có sự chuyển biến rõ
dệt. Do vậy, tình trạng đốt nương làm rẫy, xâm phạm, phá hại diện tích rừng
vẫn còn diễn ra nhiều. Hàng năm cơ quan chức năng đã tiếp nhận và xử lý
nhiều vụ án nghiêm trọng, có liên quan đến việc vi phạm các quy định về
quản lý lửa, gây cháy rừng của người dân.
Xuất phát từ thực trạng trên, để tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp sao
cho quản lý lửa có hiệu quả, nâng cao tầm nhận thức của người dân. Đồng
thời kiên quyết xử lý các hành vi, vi phạm các quy định của nhà nước về quản
lý, bảo vệ tài nguyên rừng nói chung, công tác phòng cháy chữa cháy rừng
nói riêng. Việc nghiên cứu vấn đề“Xử lý hành vi vi phạm các quy định về
phòng cháy chữa cháy gây cháy rừng trồng phòng hộ tại huyện Ba Vì – Hà
Nội” là rất cần thiết nhằm góp phần nâng cao sự hiểu biết pháp luật của
người dân về vấn đề này, từ đó góp phần giảm thiểu và đi đến chấm dứt tình
trạng gây cháy rừng sau này.


Phần II- NỘI DUNG
I-NỘI DUNG CỦA TÌNH HUỐNG
Vào hồi 14h ngày 06/03/2015 anh Triệu Văn Ba sinh năm 1982 cùng vợ là
Triệu Thị Hòa, sinh năm 1986,người dân tộc Dao, thường trú tại xã Ba Vì
huyện Ba Vì – Hà Nội đi làm nương gần nhà (đám nương mới được phát dọn
vào đầu tháng 2/2015 tại khu vực đồi cỏ trạng thái Ia, thuộc đất trống quy
hoạch cho lâm nghiệp). Triệu Văn Ba cày còn vợ quốc đất theo sau. Sau đó
anh Ba thả trâu và bảo vợ đi chăn trâu. Ba ở lại nương dùng bật lửa ga để đốt
dọn thực bì là cỏ khô (do Ba đã phát dọn từ khoảng giữa tháng 2/2015), sau
khi đốt Ba có đứng canh cho cháy hết đến khi cháy chỉ còn than và khói, Ba
nghĩ như thế không thể cháy lan nên Ba mới quay về nhà. Ba quay về nhà
được khoảng 30 phút thì thấy trưởng thôn, tổ trưởng tổ bảo vệ rừng của thôn
Yên Sơn là Triệu Phú Quang và mọi người trong Thôn hô hào nhau đi dập

lửa cháy rừng. Thấy vậy Ba lấy dao phát và cùng mọi người chạy về phía đám
cháy, khi đi ngang qua nương nhà Ba,Ba thấy ngoài vị trí cháy ở đám cỏ khô
mà ông đốt trước đó, lửa đã cháy lan sang toàn bộ khu vực xung quanh làm
cháy hoàn toàn nương nhà Ba, trưởng Thôn hỏi có ai đốt lửa ở đây thì Ba tự
nhận chính mình đốt, sau đó trưởng Thôn Triệu Phú Quang đã điện thoại
thông báo toàn bộ sự việc cho cán bộ tại trạm Kiểm lâm gần đó, cán bộ tại
trạm Kiểm lâm đã báo cho quyền địa phương xã Ba Vì để huy động lực lượng
gần nhất đi chữa cháy. Nhưng do lửa cháy to và gió mạnh nên lửa đã cháy lan
sang các khu vực thảm cỏ xung quanh và sau đó lan đến khu đất trồng rừng
phòng hộ năm 2009 tại lô y khoảnh 5 Tiểu khu 376/559 thuộc Thôn Nghe xã
Ba Vì của huyện Ba Vì, của Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Ba Vì cách đó
khoảng 1km về phía đỉnh đồi. Đến 17h00 phút cùng ngày thì lửa mới được
dập tắt hoàn toàn tại khu rừng trồng phong hộ.
Đến 17 giờ 30 phút ngày 06/3/2015 cán bộ trạm Kiểm lâm huyện Ba Vì
đã tiến hành lập biên bản phạm pháp quả tang đối với đương sự Triệu Văn Ba
về hành vi đốt nương gây cháy rừng trồng phòng hộ. Dưới sự chứng kiến của
UBND xã Ba Vì và 02 nhân chứng. Biên bản kiểm tra ban đầu lập ngày
06/3/2015 xác định diện tích rừng bị cháy khoảng 2,0 ha rừng trồng phòng hộ
năm 2009 loài cây trồng là Thông mã vĩ mức độ thiệt hại 100%.


II.MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
- Làm rõ hành vi vi phạm của anh Triệu Văn Ba là vi phạm qui định của pháp
luật.
- Đảm bảo thực thi nghiêm minh các qui định của pháp luật trong lĩnh vực
quản lý bảo vệ rừng nói chung và trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy rừng
nói riêng,mọi tổ chức,cá nhân vi phạm phải được xử lí theo đúng qui định
của pháp luật.
- Kết hợp xử lí vi phạm với công tác tuyên truyền,giáo dục pháp luật đối với
đối tượng vi phạm và người dân để ngày càng nâng cao ý thức Bảo vệ rừng

của người dân tại khu vực.
- Thấy rõ những việc làm được và chưa được,những mặt yếu kém của cơ quan
Quản lí hành chính nhà nước,chính quyền địa phương trong lĩnh vực quản lý
bảo vệ rừng.
- Xử lí vi phạm hạn chế được tình trạng sử dụng lửa không an toàn của người
dân sinh sống ở ven rừng ,góp phần làm giảm thiệt hại do những vụ cháy rừng
gây ra,góp phần bảo vệ diện tích rừng hiện có tốt hơn ,nâng cao ý thức của
người dân trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.
III. NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA TÌNH HUỐNG
* Nguyên nhân:
- Hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập chưa thực sự đồng bộ giữa các
ngành,làm cho người dân khó hiểu và hiểu không đúng.
- Công tác thông tin,tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật chưa hiệu
quả,luật Bảo vệ rừng và những Nghị đinh ,qui định của nhà nước về phòng
cháy chữa cháy rừng chưa được phổ biến rộng rãi trong người dân,nhất là
những người dân sống tại vùng miền núi do điều kiện kinh tế khó khăn và vốn
trình độ văn hóa của họ còn nhiều hạn chế ,cho nên việc tiếp cận những văn
bản pháp luật đó là rất khó vì sự không quan tâm cũng như nhận thức còn
thấp kém,từ nhận thức chưa đúng nên ý thức Bảo vệ rừng chưa cao,chưa ý
thức được lợi ích của rừng là vô giá nên phải có ý thức bảo vệ và giữ gìn.
- Đối với lực lượng Kiểm lâm nhìn chung hiện nay còn thiếu về số
lượng,chất lượng chưa cao mà cụ thể ở đây là Kiểm lâm địa bàn chưa thực sự
bám sát địa bàn để phát hiện sớm và kịp thời hơn sẽ không để xảy ra thiệt hại
như vậy.


- Công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong lĩnh vực bảo vệ rừng
chưa tốt
- Ý thức bảo vệ rừng của người dân chưa cao.
* Hậu quả:

- Hậu quả trước mắt có thể thấy đó là diện tích rừng bị cháy gây thiệt hại
không nhỏ về kinh tế,phần nào làm ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ của
rừng trong bảo vệ chống xói mòn,rửa trôi ,điều hòa khí hậu trong vùng.
- Gây bất bình trong người dân,làm phần nào ảnh hưởng tới lòng tin của
người dân đối với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng trong lĩnh
vực Quản lý bảo vệ rừng
- Phần nào làm thiệt hại ngân sách nhà nước cho việc trồng và khôi phục lại
rừng tại khu vực bị cháy đó và phải mất rất nhiều năm mới lại phục hồi lại
được gần như ban đầu.
IV.PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
4.1 Cơ sở lý luận
Căn cứ Bộ Luật hình sự đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 21/12/1999 và Bộ luật số
37/2009/QH12, ngày 19/6/2009 sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999;
Căn cứ Bộ luật tố tụng hình sự đã được quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 4 (từ ngày 21/10 đến ngày
26/11/2003) thông qua;
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng đã được nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ học thứ 6 thông qua ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ
quy định phòng cháy và chữa cháy rừng;
Căn cứ Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2006 của
Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm;
Căn cứ Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ
về xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng
và quản lý lâm sản;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính số: 15/2012/QH13 của Quốc hội
khoá 13;
Căn cứ Pháp lệnh số 23/2004/PL-UBTVQH 11 ngày 20/08/2004 của
UBTVQH về tổ chức điều tra hình sự;



Căn cứ Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCAVKSNDTC-TANDTC, ngày 08/3/2007 về việc hướng dẫn áp dụng một số
điều của bộ Luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quảng lý rừng, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22 tháng
06 năm 2007, về việc hướng dấn chế độ quản lý , sử dụng kinh phí ngân sách
nhà nước cấp cho hoạt động kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ
chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái phép,
phòng cháy chữa cháy rừng;
Căn cứ Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT, ngày 10 tháng 06 năm 2009
của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quy định tiêu chí xác định và
phân loại rừng;
Căn cứ Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ
tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ
rừng;
Căn cứ Quyết định số: 83/2007/QĐ-BNN-KL ngày 04/10/2007 của Bộ
trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về nhiệm vụ công chức kiểm
lâm phụ trách địa bàn.
4.2 Phân tích vấn đề
Từ tình huống nêu trên ta thấy diện tích rừng trồng phòng hộ của Ban
quản lý rừng phòng hộ huyện Ba Vì trồng năm 2009 bị thiệt hại do cháy là 1,4
ha (14.000m2), mức độ thiệt hại 100%, loài cây Thông mã vĩ.
- Căn cứ Điều 240 Bộ Luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam.
- Căn cứ vào khoản 5 điều 12 Luật bảo vệ và phát triển rừng được UBTVQH
nước CHXHCNVN thông qua ngày 03/12/2004 tại kỳ họp thứ 6, khóa XI.
- Căn cứ khoản 5 Điều 9 Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của
Chính phủ quy định phòng cháy và chữa cháy;
-Căn cứ điểm c, khoản 7, điều 16 và điểm a, khoản 2 điều 7 của Nghị định số
157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành

chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA-VKSNDTCTANDTC, ngày 08/3/2007 về việc hướng dẫn áp dụng một số điều của bộ


Luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quảng lý rừng, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản.
Đối với tình huống trên, hành vi của đối tượng Triệu Văn Ba đốt nương gây
cháy lan vào rừng trồng phòng hộ của Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Ba
Vì với diện tích bị thiệt là 1,4 ha(14.000 m2) là vượt quá mức tối đa xử phạt vi
phạm hành chính quy định tại Điều 16 Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày
11/11/2013 của Chính phủ (gây cháy rừng phòng hộ từ trên 7.500 m2). Vì vậy
đòi hỏi phải xử lý nghiêm minh nhằm mục đích răn đe cho kẻ khác, nhất là ở
khu vực xã Ba Vì còn có một bộ phận người dân nhận thức về rừng còn thấp.
Với tình huống nêu trên, bản thân tôi đề xuất lựa chọn một số phương án xử
lý tình huống như sau:
*Phương án 1: Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
Nội dung: - Chúng ta thấy anh Triệu văn Ba là người dân tộc Dao,trình độ
văn hóa còn hạn chế do vậy nhận thức về Bảo vệ rừng còn kém cho nên dẫn
tới tình trạng bất cẩn trong khi đốt nương rấy dẫn tới hậu quả cháy rừng gây
thiệt hại nêu trên,xét về pháp luật thì đó là hành vi vi phàm rõ ràng nhưng
chúng ta có thể giảm nhẹ tội cho anh Ba với lí do là người dân tộc, không biết
chữ và lại là hộ nghèo ,đang có con nhỏ với lại là hành vi vô ý chứ không
phải cố ý gây thiệt hai cháy rừng, cho nên có thể phạt hành chính áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả qui định tại điều 4 NĐ 157/NĐ-CP ngày
11/11/2013 đó là
Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng theo suất đầu tư
được áp dụng tại địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính.
Thuận lợi: - Đảm bảo được tính nhân đạo của pháp luật,tạo điều kiện cho
người dân sửa chữa sai phạm, vì nếu xử quá nặng sẽ ảnh hưởng tới đời sống
của cả gia đình anh Ba vốn đã là hộ nghèo,việc lo chi phí để nộp phạt là một

điều vô cùng khó khăn.
Khó khăn:- Phương án này hơi nặng về tình cảm , không tạo được sự răn đe
của pháp luật đối với người dân.


*Phương án 2: Xử phạt vi phạm hành chính
Nội Dung: - vì hành vi vi phạm được phát hiện nguyên nhân do sự bất cẩn
của anh Triệu Văn Ba nhưng anh đã có hành vì tự khai báo và cố gắng để
chữa cháy, nếu được sự đồng thuận của mọi người và chính quyền địa phương
cũng như cơ quan chức năng khác chúng ta có thể chỉ xử phạt hành vi vi
phạm hành chính mà không đưa ra xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự vì
điều kiện kinh tế gia đình khó khăn,người dân tộc lại không biết chữ nên có
thể áp dụng mức phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm đó qui định tại khoản
c điểm 7 điều 16 NĐ157-NĐ-CP ngày 11/11/2013 với mức phạt cao nhất của
khung hình phạt là 50 triệu đồng và khắc phục hậu quả do mình gây ra.
Thuận lợi : Đã nương nhẹ mức phạt đảm bảo được tính nhân đạo,khoan hồng
của pháp luật,tạo điều kiện cho đối tượng vi phạm sửa chữa mà không làm
ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống gia đình của người dân. Có thể được người
dân đồng tình và ủng hộ.
Khó khăn: - Không tạo được sự răn đe của pháp luật vì xử không đúng mức
độ vi phạm , có thể tạo kẽ hở cho các đối tượng khác cố tình đốt rừng vi phạm
vì mục đích xấu và có thể là nguyên nhân dẫn tới nhiều vụ cháy rừng hơn.
*Phương án 3: Truy cứu trách nhiệm hình sự
Chúng ta biết mọi người đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt địa
vị xã hôi,thành phần dân tộc tôn giáo, mặc dù tôi đã đưa ra 2 phương án trên
nhưng tôi thấy nên chọn phương án này để tạo tính răn đe và đảm bảo sự
nghiêm minh của pháp luật,nhằm xử đúng người đúng tội.Và tôi đề xuất việc
xử lý như sau
1-Xử lý vấn đề
Từ tình huống nêu trên căn cứ vào các quy định hiện hành của Nhà nước

CHXHCN Việt Nam. Ông Hoàng Minh Dung - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm
huyện Ba Vì đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 01 ngày 08/3/2015
khởi tố vụ án hình sự tội vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy gây
cháy rừng trồng phòng hộ (trồng năm 2009) xảy ra ngày 06/3/2015 tại tiểu
khu 376/559 xã Ba Vì huyện Ba Vì. Ông Hoàng Minh Dung - Hạt trưởng Hạt
Kiểm lâm huyện Ba Vì đã ra Quyết định số 02 ngày 08/3/2015 phân công
điều tra hình sự cho 03 đồng chí. Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Ba Vì điều tra
vụ án hình sự vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy gây cháy rừng
trồng phòng hộ ngày 6/3/2015 tại lô y khoảnh 5, tiểu khu 376/559 Thôn Nghe


xã Ba Vì huyên Ba Vì và giao cho ông Trần Văn Bình Kiểm lâm viên, cán bộ
pháp chế thanh tra Hạt Kiểm lâm huyện Ba Vì làm tổ trưởng tổ công tác. Ông
Hoàng Minh Dung Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Ba Vì đã ra Quyết định
khởi tố bị can số 03 ngày 08/3/2015 đối với Triệu Văn Ba đã có hành vi vi
phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy gây cháy rừng trồng phòng hộ
năm 2009 của Ban quản lý rừng phòng hộ quy định tại điều 240 Bộ Luật hình
sự của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và có Công văn đề nghị
phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can gửi Viện Kiểm Sát nhân
dân huyện Ba Vì cùng ngày và Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Huyện Ba Vì đã ra
lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Triệu Văn Ba các quyết định này đã được
gửi đến Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Tại cơ quan điều tra, cán bộ điều tra đã xác định nhân thân bị can bằng
bản khai lý lịch bị can được lập ngày 10/3/2015. Xác định rõ bị can Triệu Văn
Ba sinh năm 1983, dân tộc Dao sinh ra và lớn lên tại thôn Yên Sơn, xã Ba Vì,
Huyện Ba Vì. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú xã Ba Vì, Huyện Ba Vì. không
biết chữ, nghề nghiệp trồng trọt đã có vợ và có 02 con nhỏ, con lớn 5 tuổi và
con nhỏ 3 tuổi. bị can Triệu Văn Ba là con ông Triệu Văn Bảy, con bà Lù Thị
Tâm gia đình có 05 anh chị em, Triệu Văn Ba là con thứ 3 trong gia đình, bố
và anh trai cả đã mất, bị can vi phạm lần đầu, không có tiền án, tiền sự. Là đối

tượng hộ nghèo có xác nhận của UBND xã Ba Vì. Trong biên bản khám
nghiệm hiện trường ngày 09/3/2015 đã xác định rõ tổng diện tích rừng bị thiệt
hại là 1,4 ha(diện tích nhỏ hơn 0,6 ha so với biên bản kiểm tra ngày
06/3/2015). Trong đó rừng trồng phòng hộ năm 2009 của Ban quản lý rừng
phòng hộ huyện là 1,4 ha thuộc tiểu khu 376/559 khoảnh 5 lô yloài cây Thông
mã vĩ mức độ thiệt hại 100%, mật độ cây hiện tại là 1.216 cây/ha, chiều cao
vút ngọn 4m , đường kính gốc 8cm.
Biên bản tính giá trị thiệt hại tài nguyên rừng ngày 11/3/2015 của đoàn
cán bộ điều tra, các cơ quan liên quan đã được tính toán giá trị thiệt hại cụ thể
như sau:
* Thiệt hại giá trị vốn đầu tư.
Thiệt hại giá trị vốn đầu tư rừng trồng năm 2009 (GTVĐT) theo hồ sơ
thiết kế rừng trồng của Ban quản lý rừng phòng hộ đã được phê duyệt.
- Tổng giá trị vốn đầu tư cho trồng, chăm sóc, bảo vệ cho 1 ha rừng
trồng năm 2009 là: 6.715.112 đồng/ha cụ thể là:


6.715.112 đồng/ha x 1,4 ha = 9.401.156đồng.
+ Tổng suất đầu tư hỗ trợ chăm sóc (TSĐTHTCS) cho 1 ha
rừngtrồngnăm 2010là: 1.570.219 đồng/ha.
1.570.219 đồng/ha x 1,4 ha = 2.198.306đồng.
+ Tổng suất đầu tư hỗ trợ chăm sóc (TSĐTHTCS) cho 1 ha rừng trồng
năm 2011là: 1.075.225 đồng/ha.
1.075.225 đồng/ha x 1,4 ha = 1.505.315đồng
+ Tổng suất đầu tư hỗ trợc hăm sóc (TSĐTHTCS) cho 1 ha rừng trồng
năm 2012là: 825.335 đồng/ha.
825.335 đồng/ha x 1,4 ha = 1.155.469đồng
- Tổng giá trị thiệt hại tính bằng tiền: GTVĐT + TSĐTHTCS
Tổng giá trị thiệt hại tính bằng tiền: 9.401.156+ 2.198.306 + 1.505.315+
1.155.469= 14.260.246đồng.

Bằng chữ: Mười bốn triệu hai trăm sáu mươi nghìn hai trăm bốn sáu
đồng
* Tiền bồi dưỡng chữa cháy rừng cho 65 người gồm cán bộ, công chức
và nhân dân được huy động để chữa cháy.
75 người x 15.000 đ/giờ/người x 3 giờ = 3.375.000 (đồng)
Bản kết luận điều tra ngày 15/3/2015 của Thủ trưởng cơ quan điều tra
đã kết luận hành vi của bị can Triệu Văn Ba đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm
vì đã vi phạm thuộc các điều khoản sau:
* Vi phạm khoản 5 điều 12 Chương I Luật Bảo vệ và phát triển rừng
ngày 03/12/2004 những hành vi bị nghiêm cấm: Vi phạm các quy định về
phòng cháy chữa cháy rừng.
* Vi phạm điểm c, khoản 7, điều 16 và điểm a, khoản 2 điều 7 của Nghị
định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Những hành vi sau đây không không xử phạt vi phạm hành chính mà
phải truy cứu trách nhiệm hình sự:: “Vi phạm các quy định của Nhà nước về
phòng cháy, chữa cháy rừng gây cháy rừng phòng hộ trên 7.500 m2 ”.


* Vi phạm điều 240 tội vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy
Bộ Luật hình sự của nước CHXHCNVN.
* Căn cứ điều 111 Bộ Luật tố tụng hình sự Quốc hội nước
CHXHCNVN khoá XI, kỳ học thứ 4 họp thông qua (từ ngày 21/10 đến ngày
26/11/2003).
Quyền hạn điều tra của bộ đội biên phòng, hải quan, Kiểm lâm, lực
lượng cảnh sát biển và các cơ quan khác của công an nhân dân, quân đội nhân
dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
1. Khi phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách
nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình thì bộ đội biên phòng, hải
quan, Kiểm lâm, cảnh sát biển có các thẩm quyền...

a. Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả
tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, thì ra quyết định khởi tố vụ
án, khởi tố bị can. Tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm sát có
thẩm quyền trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ra Quyết định khởi tố vụ án.
b. Đối với phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm
trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra Quyết định khởi tố
vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho cơ
quan điều tra có thẩm quyền thời hạn 7 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố
vụ án.
* Căn cứ Điều 21 quyền hạn điều tra của Kiêm lâm thuộc Pháp lệnh số
23/2004/PL-UBTVQH 11 ngày 20/08/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
về tổ chức điều tra hình sự.
1. Cơ quan Kiểm lâm khi thi hành nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của
mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các điều 175, 189, 190, 191, 240 và
272 của Bộ Luật hình sự thì Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi
cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản
có quyền.
a. Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả
tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ
án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo
quảnvật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án. Trưng cầu giám định khi
cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định


của Bộ luật tố tụng hình sự. Kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện
Kiểm Sát có thẩm quyền trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ra quyết định
khởi tố vụ án.
b. Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm
trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra Quyết định khởi tố
vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và

bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án. Chuyển hồ sơ vụ án
cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày ra
quyết định khởi tố vụ án.
2. Cục trưởng cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt
trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản trực tiếp tổ chức và
chỉ đạo các hoạt động điều tra. Quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó
trong việc điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động điều tra, quyết định
thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp
phó, giải quyết tố cáo theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự.
Khi Cục trưởng cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt
trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng hạt phúc kiểm lâm sản vắng mặt thì một
cấp phó được uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại
khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.
3. Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, phó cục trưởng Cục kiểm
lâm, phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm,
Phó hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản có quyền áp dụng những biện pháp
điều tra quy định tại khoản 1 điều này.
4. Cục trưởng, phó cục trưởng Cục kiểm lâm, Chi cục trưởng, Phó Chi
cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng, Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt
trưởng, phó Hạt trưởng Hạt phúc Kiểm lâm sản phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
- Ngày 18/3/2015 Thủ trưởng cơ quan điều tra chuyển toàn bộ hồ sơ vụ
án đến Viện Kiểm sát nhân dân huyện Ba Vì đề nghị truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với bị can Triệu Văn Ba để vụ án sớm được đưa ra xét xử.
Trong bản cáo trạng số: 29/KSĐT-KT ngày 07/4/2015 của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân huyện Ba Vì đã quyết định truy tố bị can Triệu Văn
Bara trước toà án nhân dân huyện Ba Vì để xét xử về tội: “Vi phạm quy định


về phòng cháy, chữa cháy” theo khoản 1 điều 240 Bộ luật hình sự của nước

CHXHCNVN.
- Ngày 10/5/2015 toà án nhân dân huyện Ba Vì đã mở phiên toà lưu
động tại xã Ba Vìhuyện Ba Vì Hà Nội, để xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Triệu
Văn Bado bà Nguyễn Thị Hằng thẩm phán làm chủ toạ phiên toà.
Tuyên bố bị cáo Triệu Văn Ba phạm tội: “Vi phạm quy định về phòng
cháy, chữa cháy” theo khoản 1 điều 240 Bộ luật hình sự của nước
CHXHCNVN, điểm p khoản 1 điều 46, điểm i khoản 1 điều 48 Bộ Luật hình
sự.
Xử phạt bị cáo Triệu Văn Ba 12 tháng tù giam thời gian tính từ ngày
vào trại thụ hình.
Áp dụng khoản 1 điều 42 Bộ luật hình sự, khoản 1 điều 604, 605, 608,
Bộ luật dân sự.
Buộc bị cáo phải bồi thường thiệt hại số tiền là: 14.260.246đồng cho
Nhà nước đại diện là Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Ba Vì, do ông Phạm
Ngọc Hưng làm trưởng ban và bồi thường tiền công chữa cháy cho 75 người
x 15.000 đ/người/giờ x 3 giờ = 3.375.000 đồng.
Về án phí: Bị cáo phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm và
713.012 đồng án phí dân sự sơ thẩm (5% giá trị thiệt hại).
2- Phân tích nguyên nhân và hậu quả
* Luật Bảo vệ và phát triển năm 2004 quy định.
Điều 12: Những hành vi nghiêm cấm.
Khoản 5. Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.
* Bộ Luật hình sự của nước CHXHCNVN khoản 1 điều 240 Tội vi phạm quy
định về phòng cháy, chữa cháy.
Người nào đốt nương, rẫy, đồng ruộng trái phép trong rừng, ven rừng
gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc
bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
- Qua tình huống nêu trên chúng ta xem xét mối liên quan giải quyết sự
việc một bên là cơ quan thừa hành pháp luật và các cơ quan tư pháp nắm
quyền công tố, xét xử đối với một công dân và tổ chức xã hội (Gồm 01 bị cáo

và cơ quan bị thiệt hại do hành vi của bị cáo gây ra). Mục đích hướng tới là


đảm bảo cho pháp luật xử lý nghiêm minh, các quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, của tổ chức kinh tế - xã hội được đảm bảo. Trong xã hội con người
là chủ thể, công dân có quyền lợi và nghĩa vụ đối với xã hội, đối với Nhà
nước. Nhà nước đảm bảo bằng pháp luật các quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, đồng thời tạo ra các rào cản pháp lý đối với các hành vi vi phạm.
Trong tình huống nêu trên Triệu Văn Ba đã phát và đốt nương không
nằm trong quy hoạch sản xuất nương rẫy của xã Ba Vì huyện Ba Vì không
chuẩn bị tốt dụng cụ, phương tiện, kỹ thuật PCCCR lại đốt vào lúc trời nắng,
khô hanh, kèm theo gió mạnh dẫn đến để lửa cháy lan vào rừng trồng phòng
hộ của Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Ba Vì gây thiệt hại tài sản của Nhà
nước, hành vi đó đã vi phạm điều 12 Luật bảo vệ và phát triển rừng, vi phạm
điều 9 khoản 5 Nghị định 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ
quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng. Đốt nương rẫy phải tuân thủ theo
quy đinh tại Điều 42 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Trước khi đốt,
chủ rẫy phải làm đường ranh cản lửa bao quanh, chỉ được đốt lúc gió nhẹ,
phải bố trí người canh gác, không được để cháy lan vào rừng và phải dập tắt
hết tàn lửa sau khi đốt.
Khi lửa cháy lan vào rừng Triệu văn Ba đã cố gắng dập lửa nhân dân
trong thôn, bản và Ba đã thành khẩn khai báo, nhận lỗi. Căn cứ vào khoản 1
điểm a, p Điều 46: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Điểm a: Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội
phạm.
Điểm p: Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.
Đây là những tình tiết để cho các cơ quan tư pháp xem xét khi xét xử
vụ việc mức hình phạt cho Ba. Căn cứ vào Điều 48 khoản 1 điểm i các tình
tiết tăng nặng hình sự: “Xâm hại đến tài sản Nhà nước”. Sau khi nhận được
tin báo cháy rừng do trưởng Thôn Triệu Phú Quang báo với trạm Kiểm lâm ở

gần đó và trạm Kiểm lâm đã thông tin nhanh cho UBND xã Ba Vì để huy
động ngay lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, để chữa cháy rừng và báo
cáo ngay lên ban chỉ đạo PCCCR của huyện về diễn biến đám cháy, địa
điểm... là hoàn toàn đúng đắn với trách nhiệm, quyền hạn của Kiểm lâm địa
bàn và UBND xã Ba Vì.
Điều 21Nghị định 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ
quy định: “ Khi xảy ra cháy rừng, UBND các cấp có trách nhiệm khi nhận


được tin báo về vụ cháy rừng xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý thì
phải nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện đến tổ chức chữa cháy,
đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác biết để chi viện chữa
cháy; trường hợp cháy rừng xảy ra ngoài địa bàn được phân công quản lý thì
sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cho các
cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy ra cháy biết để xử lý, đồng thời báo
cáo cấp trên trực tiếp của mình”
UBND xã và ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng huyện Ba Vì đã
huy động nhanh, kịp thời lực lượng đến hiện trường để chữa cháy rừng theo
phương châm 04 tại chỗ là hoàn toàn đúng với trách nhiệm quyền hạn của cơ
quan quản lý các cấp là phù hợp với quy định của Pháp luật.
Hạt Kiểm lâm huyện Ba Vì đã kịp thời phân công cán bộ đến chữa
cháy rừng, kiểm tra hiện trường, xem xét diện tích sơ bộ mức độ gây thiệt hại.
Lập biên bản phạm pháp quả tang, Biên bản kiểm tra, đồng thời Hạt trưởng
Hạt Kiểm lâm Huyện Ba Vì đã căn cứ vào những chứng cứ ban đầu và xác
định đây là trường hợp phạm pháp quả tang, chứng cứ lai lịch người phạm tội
rõ ràng đủ yếu tố cấu thành tội phạm, là tội ít nghiêm trọng, người phạm tội
đã biết ăn lăn hối cải, thành khẩn khai báo. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện
Ba Vì đã ra quyết định khởi tố hình sự, khởi tố bị can, Quyết định phân công
cán bộ điều tra, ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can Triệu Văn Bađể
thuận lợi cho công tác điều tra xét hỏi, thu thập chứng cứ, khám nghiệm hiện

trường để sớm đưa vụ việc ra truy tố trước pháp luật là phù hợp với quy định
của pháp luật và thẩm quyền điều tra của cơ quan kiểm lâm.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ta quyết định khởi tố vụ án ngày
18/3/2014 cơ quan Hạt Kiểm lâm huyện Ba Vì đã hoàn tất hồ sơ chuyển toàn
bộ hồ sơ vụ án: “Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy” đến Viện
kiểm sát nhân dân huyện Ba Vì đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
bị can Triệu Văn Ba. Việc làm khẩn trương tích cực của tổ công tác được
phân công điều tra hình sự tích cực chưa tới 20 ngày kể từ ngày ra quyết định
khởi tố vụ án đã hoàn tất hồ sơ là hoàn toàn đúng theo trình tự Tố tụng hình
sự.
Điều 21 khoản 1điểm a Pháp lệnh số 23/2004/PL-UBTVQH11 ngày
20/08/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tổ chức điều tra hình sự: “ Đối
với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang,chứng cứ và
lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm


hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng và
tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi
tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ Luật tố
tụng hình sự kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát có
thẩm quyền trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
Điều 111 khoản 1 điểm a Bộ Luật tố tụng hình sự: Quyền hạn điều tra
của bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển và các cơ
quan của công an nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra.
1. Khi phát hiện những hành vi đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình
sự trong lĩnh vực quản lý của mình thì bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm,
lực lượng cảnh sát biển có thẩm quyền:
a. Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả
tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ

án, khởi tố bị can tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có
thẩm quyền trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
Khi nhận được bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Ba Vì
về việc truy tố bị can Triệu Văn Ba trước toà án nhân dân huyện Ba Vì để xét
xử. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận bản cáo trạng của Viện Kiểm sát
nhân dân huyện Ba Vì nhanh chóng hoàn tất các thủ tục pháp lý để sớm đưa
ra xét xử lưu động tại xã Ba Vì nơi Ba đang cư trú và thực hiện hành vi phạm
tội là rất phù hợp. Bởi hành vi đốt nương không có chuẩn bị về phòng cháy,
chữa cháy rừng. Khi đốt không dập tắt hoàn toàn tàn lửa mà lại bỏ về nhà làm
thiệt hại tài sản Nhà nước. Vụ cháy làm cho rừng mất khả năng phòng hộ, làm
mất khả năng giữ nước, điều tiết nước phục vụ cho nhân dân sinh hoạt, sản
xuất nông lâm nghiệp, đồng thời có thể gây xói mòn, rửa trôi đất và gây lũ lụt
trong mùa mưa ảnh hưởng xấu đến vùng tiểu khí hậu và khí hậu trong
vùng...Vì vậy cần xử lý nghiêm minh đúng pháp luật để giáo dục bị cáo và
giăn đe phòng ngừa cho mọi công dân.
Hành vi phạm tội của Triệu văn Ba do vô ý, trong quá trình điều tra đã
thành khẩn khai báo về hành vi phạm tội của mình, hoàn cảnh kinh tế khó
khăn, gia đình thuộc diện hộ nghèo, do không biết chữ lại là người dân tộc
thiểu số vì vậy sự hiểu biết về pháp luật rất hạn chế. Triệu văn Ba phạm tội
lần đầu chưa có tiền án, tíên sự, sau khi để lửa cháy vào rừng đã có ý thức tự


khắc phục hậu quả. Đây là những tình tiết được pháp luật xem xét giảm nhẹ
hình phạt cho bị cáo. Từ những tài liệu thu thập trong hồ sơ vụ án của cơ quan
điều tra và bản cáo trạng luận tội của Viện kiểm sát huyện Ba Vì, Toà án nhân
dân huyện Ba Vì quyết định phạt bị cáo 12 tháng tù giam thời gian tính từ
ngày vào trại thụ hình. Về trách nhiệm dân sự toà án nhân dân huyện Ba Vì
buộc bị cáo phải bồi thường thiệt hại số tiền là: 14.260.246 đồng cho Nhà
nước đại diện là Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Ba Vì do ông Phạm Ngọc
Hưng làm trưởng ban và bồi thường tiền công chữa cháy cho 75 người x

15.000 đ/giờ/người x 3 giờ = 3.375.000 đồng.
Về án phí: Bị cáo phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm và
713.012 đồng án phí dân sự sơ thẩm.
Việc mở phiên toàn lưu động xét xử sơ thẩm vụ án đối với Triệu Văn
Ba tại xã Ba Vì có tác dụng tích cực đối với việc tuyên truyền, phổ biến pháp
luật, có tác dụng răn đe, phòng ngừa nói chung đối với mọi công dân trong
việc nâng cao ý thức trách nhiệm đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển
rừng.
Vụ án đã đưa ra xét xử đúng người đúng tội, nhưng đằng sau của vụ án
do Triệu Văn Ba phạm tội gây ra là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước,
cán bộ Kiểm lâm phụ trách địa bàn.
Hành vi phạm tội của Triệu Văn Ba đã cho thấy những thiếu sót trong
công tác quản lý, giám sát, kiểm tra của cán bộ Kiểm lâm phụ trách địa bàn:
Chưa phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm Luật
Bảo vệ và phát triển rừng như việc Triệu Văn Balàm nương trong vùng cấm
sản xuất nương rẫy. Trong trường hợp này UBND xã Ba Vì chưa thực hiện tốt
Quyết định 07/2012/QĐ- TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướngChính phủ về
ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng. Chưa có sự
phối hợp với cán bộ Kiểm lâm và các lực lượng công an, quân đội trên địa
bàn, tổ chức quần chúng lực lượng bảo vệ rừng trên địa bàn xã phát hiện và
ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm.
Vì vậy hậu quả để cho Triệu Văn Ba làm nương lúc nào và đốt mà
không ai biết. Bởi vậy công chức đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc
nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Nó là cầu nối giữa
quyền lực Nhà nước và nghĩa vụ của công dân và ngược lại. Pháp luật quy
định quyền hạn và trách nhiệm để đảm bảo tính pháp lý cho công chức thi


hành pháp lý đó để họ hoàn thành nhiệm vụ, nghiêm cấm mọi hành động tiêu
cực vô trách nhiệm đối với nhân dân. Hiện nay có một số bộ phận công chức

kiểm lâm còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật còn hạn chế,
tác phong lề lối làm việc chưa khoa học và còn có những công chức thiếu tinh
thần trách nhiệm chưa thực hiện tốt quyết định số 83/2007/QĐ-BNNngày
04/10/2007. Quyết định của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn về nhiệm vụ công chức kiểm lâm địa bàn xã vẫn còn xảy ra.
Trong trường hợp nêu trên, nếu công chức kiểm lâm địa bàn được phân
công có tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ, quyền hạn của mình thường
xuyên kiểm tra ngăn chặn kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với
Triệu Văn Bađối với hành vi phá rừng làm nương trái phép, xử lý đình chỉ
việc làm nương, làm tốt công tác báo cáo Hạt Kiểm lâm huyện Ba Vì để có
biện pháp ngăn chặn thì hậu quả không xảy ra.
Để làm tốt công tác này việc cơ bản là phải làm tốt công tác tuyên
truyền phổ biến pháp luật của các cấp, các ngành cần quan tâm hơn nữa trong
công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng nói chung, nhất là công tác
PCCCR mùa khô hanh. Công tác này phải được thực hiện thường xuyên
không chỉ một ngành kiểm lâm mà phải có sự khối hợp giữa các ngành, đoàn
thể, quần chúng, chính quyền địa phương trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng. Phải coi đây là sự nghiệp của các cấp các ngành và của toàn
xã hội. Bởi vì muốn mọi người dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp
luật thì phải tổ chức tuyên truyền sâu rộng để nhân dân nắm được, hiểu được
hiến pháp và pháp luật. Nhất là ở miền núi trình độ dân trí còn thấp.


PHẦN II: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Bảo vệ và phát triển rừng, ngăn chặn tình trạng vi phạm các quy định
về phòng cháy chữa cháy rừng là một công việc rất cấp bách trong giai đoạn
hiện nay. Trong xu thế nhiệt độ trái đất ngày càng tăng, tình trạng ô nhiễm
môi trường, thiên tai, hạn hán, lũ lụt, hiện tượng hiệu ứng nhà kính…Thì việc
bảo vệ rừng, tái tạo rừng là một công việc rất cần thiết và hữu ích cho sự sống

con người trên toàn thế giới. Song công cuộc đó không phải chỉ riêng một
ngành mà của tất cả mọi cấp, mọi ngành và mọi tầng lớp trong toàn xã hội
đều phải tham gia. Trong đó, lực lượng kiểm lâm là lực lượng nòng cốt có
trách nhiệm tham mưu cho chính quyền các cấp chỉ đạo và tổ chức thực hiện
nhất quán, kiên quyết lâu dài bằng nhiều biện pháp cụ thể với nhiều hình thức
linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể thực tiễn ở từng địa phương. Tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý
lâm sản.
Tuy vậy việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong
quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản hiện nay còn nhiều bất cập, hiệu
quả chưa cao, những đối tượng có hành vi vô ý gây cháy rừng không ai khác
mà chính là những người dân đang gặp hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp,
thiếu công ăn việc làm, chính con đường nghèo đói đó đã buộc họ phải đốt
nương làm rấy để duy trì cuộc sống của họ. Do vậy, công tác giáo dục pháp
luật trong cộng đồng nhân dân, đào tạo tay nghề và công ăn việc làm ổn định
nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc
thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
2. Kiến nghị
* Ở góc độ quản lý nhà nước cần:
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật về bảo vệ và phát triển rừng. Cụ
thể hoá các văn bản bằng những chính sách cụ thể, phụ hợp với điều kiện thực
tế của từng địa phương để kịp thời phục vụ cho công tác lâm nghiệp, góp
phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội ở nước ta. Nhanh chóng xã
hội hoá ngành lâm nghiệp theo phương thức tiếp cận dựa vào cộng đồng dân
cư: Làng, thôn, bản, ấp …
Nhà nước cần kêu gọi tài trợ từ các tổ chức quốc tế đầu tư cho dự án
quản lý bảo vệ rừng tại địa phương. Khẩn trương, thay thế, sửa đổi, bổ sung


các văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp với tình hình phát triển

kinh tế xã hội hiện nay.
* Đối với lực lượng Kiểm lâm:
- Đối với Hạt kiểm lâm: Tăng cường cán bộ Kiểm lâm phụ trách địa
bàn xuống cơ sở, kiểm tra, giám sát hoạt động của Kiểm lâm địa bàn. Có chế
độ khen thưởng kịp thời đối với cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác
bảo vệ rừng, PCCCR. Xử lý nghiêm minh những trường hợp không hoàn
thành trọng trách được giao hoặc cố ý vi phạm kỷ luật.
- Đối với Kiểm lâm phụ trách địa bàn: Bám sát cơ sở thường xuyên,
tham mưu cho chính quyền xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng
và đất lâm nghiệp một cách có hiệu quả. Xây dựng phương án phối hợp với
các ban ngành, đoàn thể như: Công an, Xã đội, dân quân tự vệ …thường
xuyên tuần tra phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi phá rừng, khai thác
rừng, vi phạm về PCCCR. Xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật bảo vệ
rừng theo thẩm quyền, đồng thời báo cáo về Hạt Kiểm lâm một cách chính
xác, kịp thời các vụ xảy ra trên địa bàn để xin ý kiến chỉ đạo.
* Đối với chính quyền các cấp
Thực hiện đúng chức trách quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp
theo pháp luật quy định. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật
nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi tầng lớp nhân dân về công tác
quản lý bảo vệ rừng. Tăng cường giao đất, khoán rừng tới các hộ gia đình
trong cộng đồng nhân dân. Tạo công ăn việc làm cho nhân dân tại địa
phương, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội gắn với công tác bảo vệ rừng và sử
dụng đất lâm nghiệp một cách có hiệu quả.
Trên đây là tình huống: “Xử lý hành vi vi phạm các quy định về phòng
cháy chữa cháy gây cháy rừng phòng hộ là rừng trồng” đối với một cá nhân
mà bản thân tôi đã lựa chọn sau thời gian tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức vụ
ngạch chuyên viên. Do thời gian và trình độ có hạn, nên đề tài không trách
khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô giáo đóng góp ý kiến để đề tài
được hoàn thiện hơn. Bản thân tôi xin hứa sẽ tiếp tục nghiêm cứu vận dụng
những kiến thức đã học được vào thực tiễn công tác, phần nào góp sức mình

vào sự nghiệp quản lý bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật hình sự đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá X thông qua ngày 21/12/1999 và Bộ luật số 37/2009/QH12, ngày
19/6/2009 sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999;
2. Bộ luật tố tụng hình sựđãđược quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 4 (từ ngày 21/10 đến ngày 26/11/2003) thông
qua;
3. Luật bảo vệ và phát triển rừng đãđược nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá XI kỳ học thứ 6 thông qua ngày 03/12/2004;
4. Nghịđịnh số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định
phòng cháy và chữa cháy rừng;
5. Nghịđịnh số 119/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ
về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm;
6. Nghịđịnh số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản;
7. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số: 44/2002/PL - UBTVQH10 của Uỷ
ban thường vụ Quốc hội khoá 10 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12,
ngày 02/4/2008 của UBTVQH về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính;
8. Pháp lệnh số 23/2004/PL-UBTVQH 11 ngày 20/08/2004 của UBTVQH về
tổ chức điều tra hình sự;
9. Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA-VKSNDTCTANDTC, ngày 08/3/2007 về việc hướng dẫn áp dụng một sốđiều của bộ
Luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quảng lý rừng, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản;
10. Thông tư liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22 tháng 06 năm

2007, về việc hướng dấn chế độ quản lý , sử dụng kinh phí ngân sách nhà
nước cấp cho hoạt động kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ
chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái
phép, phòng cháy chữa cháy rừng;
11. Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT, ngày 10 tháng 06 năm 2009 của Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quy định tiêu chí xác định và phân
loại rừng;
12. Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
13. Quyết định số: 83/2007/QĐ-BNN-KL ngày 04/10/2007 của Bộ trưởng Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn về nhiệm vụ công chức kiểm lâm phụ
trách địa bàn.


Phụ lục

Phần I : Đặt vấn đề
Phần II: Nội Dung
I-Nội dung tình huống
II-Mục tiêu xử lý tình huống
III-Nguyên nhân và Hậu quả của tình huống
IV-Phân tích tình huống
4.1 Cơ sở lý luận
4.2 Phân tích vấn đề
+ Phương án 1
+Phương án 2
+Phương án 3
1 -xử lý vấn đề
2- Phân tích nguyên nhân và hậu quả
Phần II: Kết luận và kiến nghị

1-Kết luận
2-Kiến nghị
Mục tài liệu tham khảo



×