Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tiểu luận Tâm lý hành vi người tiêu dùng Nhu cầu sử dụng dịch vụ gia sư tại trường Đại học Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.81 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA QUẢN LÝ
o0o
Học kì I – Nhóm
1
Giảng viên:
Nguyễn Thị Liên
Hương
“Nhu cầu
sử dụng
dịch vụ gia sư tại trường
Đại học Thăng Long”
Lớp : TLHV.5
Nhóm : số 6
HÀ NỘI 2013
Tiểu luận
Tâm lý hành vi người tiêu dùng
DANH SÁCH NHÓM
Nguyễn Hương Quỳnh – A18939: Tổng kết kết quả điều tra, thuyết trình, tổng kết, chỉnh sửa bài
tiểu luận nhóm.
Phạm Thị Thu Thảo – A18590: Điều tra bảng hỏi, phân tích kết quả thu được sau khi điều tra.
Mai Thị Thanh Hương – A19566: Điều tra bảng hỏi, phân tích kết quả thu được sau khi điều tra.
Nguyễn Thanh Huyền – A: Xây dựng bảng hỏi, điều tra bảng hỏi, viết quá trình khảo sát bảng hỏi,
giải pháp đề ra.
Nguyễn Thị Phương – A20085: Thuyết trình, lời mở đầu, tổng kết.
Trịnh Minh Châu – A15490: Làm slide, tổng quan về dịch vụ gia sư tại trường Đại học Thăng
Long, sự khác biệt giữa dịch vụ xưa và nay.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Đại học Thăng Long là trường đại học dân lập đầu tiên của Việt Nam với phương châm đào tạo “học
thật thi thật” kết hợp với những hoạt động ngoại khóa mở rộng giúp sinh viên trang bị được kiến thức, kỹ


năng tốt nhất khi ra trường, đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên do đầu vào hơi yếu nên Thăng
Long không có nhiều học sinh xuất sắc như các trường công lập lớn, việc “học thật thi thật” đã khiến nhiều
sinh viên gặp khó khăn trong việc học tập, khi mà sinh viên nào cũng mong muốn có được số điểm đủ để
qua môn học hay số điểm cao để có thể ra trường với bằng khá trở lên. Với nhiều sinh viên, thời gian ngắn
ngủi học trên lớp không giúp họ có được lượng kiến thức và số điểm mong muốn, vì vậy để đáp ứng nhu
cầu và mong muốn đó, dịch vụ gia sư đã ra đời.
Với thời gian học hơn hai năm ở trường Đại học Thăng Long, nhóm 6 chúng tôi nhận thấy việc học
gia sư đã trở nên khá thân quen với nhiều bạn sinh viên. Tuy nhiên, hiện nay việc học và gia sư tại trường
đang có biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Chúng tôi thấy rằng đây là một vấn đề đáng quan tâm
đối với những ai đã và đang học tại trường. Đây cũng chính là lý do khiến nhóm chúng tôi quyết định đi
sau vào nghiên cứu: “Nhu cầu sử dụng dịch vụ gia sư tại trường Đại học Thăng Long”.
Lựa chọn đề tài này, nhóm hy vọng có thể hiểu thêm về mong muốn của sinh viên Thăng Long, giúp các
bạn có nhận biết rõ hơn về dịch vụ gia sư tại trường, từ đó cải thiện dịch vụ theo chiều hướng tốt đẹp,
tích cực để giúp đỡ các bạn sinh viên đang và muốn học gia sư có kết quả học tập tốt nhất
Tâm lý hành vi người tiêu dùng
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ GIA SƯ TẠI ĐẠI HỌC THĂNG LONG
1.1. Tình hình học tập và thi cử tại trường Thăng Long hiện nay
Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và
của cả xã hội. Bên cạnh đó, sự đi lên của đời sống cũng đòi hỏi giáo dục phải chất lượng hơn bao giờ
hết, nên khi nói về tính không hiệu quả của giáo dục ngày nay và đặc biệt là cấp Đại học, người ta cũng
đã thôi đổ lỗi cho việc thiếu trang thiết bị học tập, phong cách giảng dạy của giảng viên, để nhìn nhận
thực tế hơn về thái độ, phong cách của sinh viên trong việc học của mình.
Tuy là một ngôi trường có bề dày lịch sử và có tiếng về chất lượng học và dạy, nhưng Đại học
Thăng Long cũng không tránh khỏi tình trạng sinh viên chưa có thái độ tốt trong học tập. Không kể đến
những bạn chăm chỉ, năng nổ trong học tập, thì phần còn lại chủ yếu là những bạn chưa có nhận thức về
việc học Đại học: học để làm gì?, học ra sao? và học như thế nào?… dẫn đến việc trì trệ trong quá trình
học tập. Với khả năng tiếp nhận thông tin kém và tâm lý dễ thỏa mãn khi đỗ Đại học, vô hình chung các
bạn sinh viên năm thứ nhất dễ bị tụt lùi trong môi trường mới, không bắt kịp được tiến độ và cách học
của Đại học, đặc biệt là môi trường học tập hiện đại như của trường Đại học Thăng Long. Các bạn sinh
viên năm thứ ba, thứ tư thì lại dễ bị vòng xoáy của đồng tiền hấp dẫn nếu gia đình không khá giả; tập

trung hoàn thành các công việc làm thêm dẫn đến lơ là trong học tập hoặc không theo kịp chương trình
học nhất là với chương trình học theo tín chỉ của trường, họ có thể sắp xếp lịch theo mong muốn của bản
thân, nhưng lại không làm chủ được cân bằng giữa việc học, chơi và đi làm. Tình trạng thi lại nhiều, học
lại kéo dài khiến cho các bạn dễ bị nản lòng và tiếp tục tuột dốc không phanh rồi trượt hẳn ra ngoài con
đường Đại học; điển hình là việc vẫn có nhiều anh chị từ Khóa 20 trở đi vừa phải đi làm, vừa phải chăm
lo công việc gia đình, vừa phải đi học để cố gắng hoàn thành nốt bằng Đại học trong khi đã có chuyên
môn tương đối ổn trong công việc của mình.
Nhưng vấn đề cũng không chỉ có vậy, giáo trình giảng dạy bậc Đại học hiện nay cũng là một phần
dẫn đến tình trạng không tiếp nhận môn học trong sinh viên bởi nhiều môn học thiếu sự thực tế, ít có cơ
hội áp dụng được trong công việc và cuộc sống ở thời đại mới này như: Đường lối cách mạng của Đảng,
Triết, Đường lối quân sự Không chỉ vậy điều đáng chú quan tâm ở đây là giáo trình hiện nay của
trường khá nặng, nhiều bạn học nghành này nhưng vẫn phải học môn của nghành khác, điển hình như:
nghành Ngôn ngữ anh vẫn phải học Logic hay Nhập môn kinh tế học… Điều đó vô hình chung trở thành
gánh nặng học tập với sinh viên. Bên cạnh đó, việc thay đổi phương pháp dạy và học hàng năm như tăng
tín chỉ hay tăng lượng kiến thức môn học nhưng vẫn chỉ được sử dụng một khoảng thời gian nhất định
để dạy và học khiến nhiều sinh viên không đáp ứng được hết các yêu cầu của môn học. Tất cả các điều
này sẽ khiến sinh viên cảm thấy nhàm chán và không tập trung vào môn học, dẫn đến kết quả kém trong
cả quá trình môn hoặc nặng nhất là cấm thi.
Từ thực tế trên cho thấy bên cạnh thiếu tập trung trong học tập của sinh viên thì giáo trình giảng
dạy – một trong những công cụ quan trọng để truyền tải kiến thức, cũng chưa thể hiện được hết tầm quan
trọng của nó.
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hương Page 5
Tâm lý hành vi người tiêu dùng
1.2. Dịch vụ gia sư của trường Thăng Long
Do đặc thù học 3 kỳ một năm và mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như đầu ra,
trường Đại học Thăng Long luôn có chủ trương thay đổi, cải tiến các phương pháp dạy học và nâng cao
chất lượng giáo trình. Tuy nhiên, như đã trình bày thực trạng ở trên, không phải sinh viên nào cũng có
thể theo kịp và hiểu bài để có thể học và thi đạt kết quả tốt như mong đợi. Bên cạnh đó, số lượng giảng
viên cho một môn học có hạn, hoặc việc một giảng viên dạy nhiều môn cũng là trở ngại lớn cho các bạn
sinh viên khi có những thắc mắc trong học tập không biết hỏi ai bởi quỹ thời gian giảng dạy của giảng

viên không nhiều: giảng viên không thể giảng giải kỹ lưỡng, tận tình cho từng thắc mắc của từng sinh
viên. Hoặc do tâm lý e ngại của sinh viên, không dám “làm phiền” đến các giảng viên mà tiếp tục để
hổng kiến thức dẫn đến việc không theo kịp, không nắm rõ kiến thức trong cả quá trình học.
Có cầu thì cũng có cung, đó là cái đà để dịch vụ gia sư ra đời, là giải pháp cứu cánh cho phần đông
các sinh viên của Đại học Thăng Long hiện nay. Nổi lên vào cuối năm 2011 và thực sự bùng nổ vào
khoảng giữa năm 2012, dịch vụ gia sư tại trường Đại học Thăng Long đã trải qua nhiều giai đoạn phát
triển để có được sự chất lượng như hiện nay. Các bạn nhận dạy gia sư hiện tại đa phần là sinh viên của
các Khóa 21, 22, 23. Từ những tân sinh viên cho đến những sinh viên sắp ra trường, từ thi giữa kỳ đến
thi cuối kỳ, từ môn dễ đến môn khó, tất cả đã có sự trợ giúp của gia sư nếu sinh viên muốn có kết quả
như mong đợi và một bảng điểm đẹp. Mặc dù với có những nhu cầu chính đáng, nhưng cũng không thể
không nhắc đến việc các bạn sinh viên đang dần có xu hướng ỷ lại vào gia sư mà không sử dụng tư duy
vốn có trong bài học hoặc không tham gia lớp học.
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hương Page 6
Tâm lý hành vi người tiêu dùng
PHẦN 2. NHU CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ GIA SƯ TẠI ĐẠI HỌC THĂNG LONG
2.1. Sự khác biệt của dịch vụ gia sư xưa và nay
Dù đã xuất hiện từ rất lâu nhưng dịch vụ gia sư tại Đại học Thăng Long mới chỉ nổi bật lên trong 2
năm gần đây và thực sự bùng nổ trong 1 năm trở lại đây, nhưng do nhu cầu của người học nói chung và
nhu cầu của gia sư nói riêng, dịch vụ này đã có không ít sự thay đổi.
Nếu trước đây – có thể nói là từ K20 trở về trước, gia sư ở Đại học Thăng Long chỉ mang tính bạn
bè chất giúp đỡ nhau trong học tập đúng như câu nói dân gian xưa: “Học thày không tày học bạn”, và
người dạy chỉ nhận những phần hỗ trợ nhỏ từ người học như cốc nước, đồ ăn vặt trong suốt buổi học, thì
ngày nay, dịch vụ này càng ngày càng được thương mại hóa một cách triệt để. Với sự phong phú về
nguồn lực mà đa phần là các bạn sinh viên đã tốt nghiệp có thành tích cao trong học tập và có phương
pháp giảng dạy tốt nhưng chưa có việc làm ổn định và một phần nhỏ là các bạn vẫn còn đang ngồi trên
ghế nhà trường nhưng muốn kiếm thêm thu nhập, hiện nay dịch vụ gia sư tại trường đại học Thăng Long
thường có giá từ 80-100 nghìn đồng cho một buổi học 2 tiếng hoặc có thể thấp hơn nữa nếu lớp học gia
sư môn đó có đông người tham gia. Như vậy là chỉ với khoảng 300-400 nghìn đồng là bạn có thể lựa
chọn cho mình một gia sư có kinh nghiệm giúp giải đáp các vướng mắc trong môn học cũng như cùng
bạn ôn tập, tổng kết bài học từ đầu kỳ đến cuối kỳ. Vì nhiều lý do mà chủ yếu là lý do tài chính nên các

bạn gia sư rất chú trọng, sát sao trong việc kèm cặp và kiểm tra lại các phần kiến thức của người học khi
tham gia vào lớp học của mình để tạo lòng tin cho các bạn muốn học gia sư về sau. Tuy nhiên, do việc
nâng cao giảng dạy liên tục của nhà trường, nhu cầu của dịch vụ càng tăng khiến cho các gia sư đôi khi
bị quá tải bởi việc nhận dạy từ 1-2 môn, đặc biệt là các môn học thuộc dây môn Toán và Tài chính làm
lịch dạy của họ chồng chéo và thiếu tổ chức một cách trầm trọng. Số người học, buổi học cũng vì thế mà
loạn nhịp theo, dẫn đến việc học gia sư rồi mà cũng vẫn không thể theo kịp bài trên lớp. Công cụ lan
truyền của dịch vụ này cũng có sự khác biệt to lớn; nếu trước đây, dịch vụ gia sư được sinh viên thông
qua việc truyền miệng giữa bạn bè với nhau thì nay facebook đã dần thay thế và trở thành công cụ hữu
hiệu và đắc lực nhất, giúp cho các gia sư quảng bá được hình ảnh và chất lượng dịch vụ mình mang lại,
các bạn sinh viên cũng có những chứng cứ xác thực hơn – thuận tiện cho việc chọn lựa cho mình một
dịch vụ tốt và hợp lý nhất.
Bên cạnh những mặt tốt, những gia sư chất lượng, hiển nhiên vẫn còn tồn tại không ít “con sâu làm
rầu nồi canh” trà trộn vào với mục đích lừa gạt các bạn sinh viên khác hoặc có những người không đủ
kiến thức và không có cách truyền đạt kiến thưc hợp lý cũng nhận dạy theo xu hướng để kiếm tiền.
Với sự đa dạng và sự biến đổi của nguồn cung như trên, hiện nay sinh viên có nhu cầu học gia sư
đôi khi cũng thật vất vả khi muốn tìm chọn một người phù hợp với những yêu cầu về chất lượng cũng
như chi phí của mình.
2.2. Nhu cầu về gia sư của trường Thăng Long hiện nay
Quá trình khảo sát và bảng hỏi:
Để có được kết quả khảo sát tốt nhất, Nhóm 6 đã phải trải qua một thời gian thảo luận, tìm tòi vất
vả để có được một bảng hỏi logic, phù hợp với đối tượng tham gia trả lời. Trong quá trình thực hiện,
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hương Page 7
Tâm lý hành vi người tiêu dùng
khâu khó khăn đó chính là việc làm sao có được những câu hỏi nhằm trúng mục tiêu cần nghiên cứu tâm
lý, làm sao để các bạn sinh viên điền vào đó cảm thấy dễ dàng, có thể chia sẻ và hơn nữa vào cảm thấy
hào hứng với đề tài này. Sau khi lên câu hỏi và được sự trợ giúp, góp ý của giáo viên bộ môn tâm lý,
nhóm đã đưa ra được một bảng hỏi với bộ gồm 14 câu hỏi, 60 mẫu điều tra với các mẫu hỏi gồm 2 phần
như sau:
Phần 1: Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu và thông tin về người tham gia trả lời
Phần 2: Câu hỏi:

− Câu hỏi lựa chọn
− Câu hỏi mở
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hương Page 8
Tâm lý hành vi người tiêu dùng
BẢNG HỎI ĐIỀU TRA
“NHU CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ GIA SƯ TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG”
Xin chào, chúng tôi là nhóm 6 lớp Tâm lí hành vi người tiêu dùng. Hiện chúng
tôi đang tiến hành điều tra về nhu cầu sử dụng dịch vụ gia sư tại trường Đại học
Thăng Long. Mong các bạn bớt chút thời gian hoàn thành bảng hỏi.
Họ và tên:……………………………………………Khóa:……………………
Ngành học:………………………………………………………………………
Câu 1: Bạn có biết tới dịch vụ gia sư ở trường Thăng Long không?
 Có  Không
Câu 2: Bạn đã sử dụng dịch vụ gia sư ở trường Thăng Long bao giờ chưa?
 Đã từng  Chưa bao giờ
Câu 3: Nếu chưa sử dụng, bạn có định học gia sư không?
 Có  Không
Câu 4: Bạn biết đến dịch vụ gia sư thông qua nguồn nào?
 Bạn bè  Mạng xã hội
 Thầy cô  Khác:……………………
Câu 5: Mục đích học gia sư của bạn?
 Qua môn  Điểm cuối kì cao/nâng điểm
 Được đi thi  Khác:……………………
Câu 6: Bạn tìm gia sư theo tiêu chí nào?
 Có bảng điểm đẹp  Có kinh nghiệm
 Giá rẻ  Khác:……………………
Câu 7: Bạn muốn học vào thời điểm nào?
 Giữa học kì  Chuẩn bị thi cuối kì
 Cuối kì  Khác:……………………

Câu 8: Bạn muốn học trong bao nhiêu buổi?
 2  3
 4  Bao giờ hiểu thì thôi
Câu 9: Bạn muốn 1 buổi học kéo dài bao lâu?
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hương Page 9
Tâm lý hành vi người tiêu dùng
 1h  1h30’
 2h  Khác:……………………
Câu 10: Bạn có muốn thêm người học cùng không?
 Có  Không
Câu 11: Bạn muốn học cùng bao nhiêu người?
 0  1
 2  Nhiều hơn:…………………….
Câu 12: Bạn nghĩ mức học phí bao nhiêu là phải chăng?
 40.000đ/h  50.000đ/h
 60.000đ/h  Khác:…………………….
Câu 13:Những môn bạn muốn học thường là?
 Đại cương  Toán  Tin
 Kinh tế  Chuyên ngành  Khác:…
Câu 14: Bạn nghĩ gì về dịch vụ gia sư hiện nay của trường ĐH Thăng Long?





Nhóm số 6 xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của các bạn!
THE END
Nội dung được thiết kế bảng hỏi với các câu từ dễ tới phức tạp, từ 2 cho tới nhiều phương án trả lời và
cuối cùng là câu trả lời tự do. Nội dung logic, sát với thực tế hiện nay.
Bên cạnh việc xây dựng bảng khảo sát, không thể không nhắc tới việc xác định đối tượng nghiên

cứu và đi thu thập bảng hỏi. Về đối tượng nghiên cứu, do đặc thù nội dung đã chọn nên mục tiêu của
chúng tôi là tất cả các bạn sinh viên đang học tập tại trường Đại học Thăng Long bất kể là khóa bao
nhiêu. Địa điểm bảng hỏi được phát là những nơi các bạn tập trung nhiều, có khả năng trả lời và thu lại
bảng hỏi ngay, tránh việc thất lạc như: vườn sinh viên, giờ ra chơi của các lớp học, Self Study và căng
tin. Đội điều tra đã tranh thủ những giờ nghỉ hay lúc các bạn rảnh rỗi, xin ít phút để có được bảng hỏi
hoàn thành. Tuy nhiên, chúng tôi cũng gặp một số khó khăn nhất định. Như việc có một số bạn không
muốn tham gia điều tra, ghi thiếu nội dung (tên, khóa, ngành), trả lời hộ,… Đặc biệt là các bạn tham gia
ngại hay quên viết tên, khóa cùng ngành vào bảng điều tra làm mọi người trong nhóm khá là bối rối và
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hương Page 10
Tâm lý hành vi người tiêu dùng
phải nhờ lại các bạn điền lại và nhóm cũng đã rút ra kinh nghiệm cho những lần sau đó. Dù vậy nhưng
đa số các bạn đều nhiệt tình giúp đỡ và và sự cố gắng, tích cực của đội điều tra nên kết quả thu về rất khả
quan và dĩ nhiên ngoài một số mẫu hỏi chưa đạt yêu cầu, đã được điều tra bổ sung thì không có bất cứ
vấn đề nào khác.
2.3. Tổng kết quá trình khảo sát
Sau cuộc khảo khát. Nhóm đã có thêm rất nhiều kinh nghiệm và bài học rút ra cho tương lai có thể
đi khảo sát mọi người một cách đúng và hiệu quả nhất. Tuy trong quá trình khảo sát gặp khá nhiều khó
khăn nhưng kết quả thu về sau khi điều tra của nhóm rất khả quan:
Ngành:
− Tài chính – ngân hàng:27/60;
− Quản trị: 10/60;
− Kế toán: 17/60;
− Ngành #: 6/60.
Khóa:
− K23: 5/60;
− K24: 47/60;
− K25: 8/60.
Câu 1:
− Có biết tới dịch vụ: 52/60;
− Chưa biết tới dịch vụ là: 8/60.

Dù 8 bạn trên chưa biết tới dịch vụ gia sư tại trường Thăng Long nhưng nhóm vẫn tiếp tục khảo sát
các bạn ở những câu sau, bởi dù chưa biết tới gia sư tại trường nhưng có thể các bạn vẫn có nhu cậu sử
dụng dịch vụ này thì vẫn có thể tiếp tục tham gia trả lời câu hỏi.
Câu 2:
− Số bạn đã từng học: 17/60;
− Số bạn chưa học: 43/60.
Câu 3:
− Số bạn muốn sử dụng dịch vụ: 38/60;
− Số bạn chưa muốn sử dụng dịch vụ: 22/60.
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hương Page 11
Tâm lý hành vi người tiêu dùng
Câu 4:
Do có 8 bạn chưa biết đến dịch vụ này nên đã có 7 bạn không tham gia trả lời câu hỏi này. Tuy
nhiên 1 bạn còn lại thì đã trả lời rằng bạn biết qua chính bảng hỏi mà nhóm đã phát. Vậy số bạn tham gia
trả lời ở câu 4 là 53 bạn.
− Biết qua bạn bè: 12/53;
− Biết qua mạng xã hội: 21/53;
− Biết qua thầy cô: 1/53;
− Qua nguồn thông tin khác: 1/53;
− Biết qua thầy cô + bạn bè + mạng xã hội: 1/53;
− Biết qua mạng xã hội + khác:1/53;
− Biết qua bạn bè + mạng xã hội: 16/53.
Sau khi tổng hợp số liệu trên ta có:
− Qua bạn bè: 29;
− Qua mạng xã hội: 39;
− Qua thầy cô:2;
− Qua nguồn thông tin khác: 2.
Câu 5:
− Học để qua môn: 6/60;
− Học để được đi thi: 1/60;

− Học để đạt được kết quả cao: 41/60;
− Vì mục đích khác: 4/60;
− Học để điểm cao + khác: 1/60;
− Học để điểm cao + qua: 6/60;
− Học để qua + đi thi + điểm cao: 1/60.
Tổng hợp số liệu:
− Học để qua môn: 13;
− Học để được đi thi: 1;
− Học để đạt điểm cao: 49;
− Vì mục đích khác: 5.
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hương Page 12
Tâm lý hành vi người tiêu dùng
Câu 6:
− Tiêu chí có bảng điểm đẹp: 6/60;
− Tiêu chí về giá: 0;
− Tiêu chí về kinh nghiệm dạy học: 23/60;
− Các tiêu chí khác: 6/60;
− Tiêu chí kinh nghiệm + khác: 2/60;
− Tiêu chí giá + kinh nghiệm: 5/60;
− Tiêu chí bảng điểm đẹp + giá: 3/60;
− Tiêu chí bảng điểm đẹp + kinh nghiệm: 9/60;
− Tiêu chí Bảng điểm đẹp + giá + kinh nghiệm: 6/60.
Tổng hợp:
− Tiêu chí về giá: 8;
− Tiêu chí về bảng điểm đẹp: 24;
− Tiêu chí về kinh nghiệm người dạy: 45;
− Các tiêu chí khác: 8.
Câu 7:
− Thời điểm giữa kì: 16/60;
− Thời điểm cuối kì: 7/60;

− Thời điểm chuẩn bị thi: 29/60;
− Khác: 5/60;
− Thời điểm giữa kì + chuẩn bị thi: 2/60;
− Thời điểm giữa kì + cuối kì + chuẩn bị thi: 1/60.
Tổng hợp:
− Thời điểm giữa kì: 19;
− Thời điểm cuối kì: 8;
− Thời điểm chuẩn bị thi: 32;
− Khác: 5.
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hương Page 13
Tâm lý hành vi người tiêu dùng
Câu 8:
− Học trong 2 buổi: 9/60;
− Học trong 3 buổi: 5/60;
− Học trong 4 buổi: 6/60;
− Học đến khi hiểu: 40/60.
Câu 9:
− Học trong 1h/buổi: 1/60;
− Học trong 1h30’/buổi: 14/60;
− Học trong 2h/buổi: 38/60;
− Khác: 7/60.
Câu 10:
− Muốn có người học cùng: 47/60;
− Không muốn học cùng ai: 8/60.
Câu 11:
− Học cùng với 0 người: 8/60;
− Học cùng với 1 người: 14/60;
− Học cùng với 2 người: 24/60;
− Nhiều hơn: 14/60.
Câu 12:

− Giá 40.000 đồng/h: 23/60;
− Giá 50.000 đồng/h: 21/60;
− Giá 60.000 đồng/h: 3/60;
− Khác: 13/60.
Câu 13:
− Học Đại cương: 1/60;
− Học kinh tế: 8/60;
− Học toán +kinh tế: 1/60;
− Học kinh tế + chuyên nghành: 1/60;
− Học đại cương + kinh tế + chuyên ngành: 1/60;
− Học kinh tế + tin: 1/60;
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hương Page 14
Tâm lý hành vi người tiêu dùng
− Học tin: 3/60;
− Học toán: 7/60;
− Khác: 3/60;
− Học chuyên ngành: 19/60;
− Học toán + chuyên ngành: 7/60;
− Học toán+kinh tế+chuyên ngành: 3/60;
− Cả Toán + kinh tế + chuyên ngành+ tin + đại cương: 5/60.
Tổng hợp:
− Học đại cương: 7;
− Học toán: 23;
− Học tin: 9;
− Kinh tế: 20;
− Chuyên nghành: 36.
2.4. Kết quả thu được sau điều tra
Trong quá trình khảo sát do xác suất cùng với qui mô và thời gian điều tra của nhóm còn hạn chế nên chỉ
có 5 bạn K23, 47 bạn K24 và 8 bạn khóa K25 tham gia trả lời câu hỏi.
Trong 60 bảng hỏi được đưa ra, nhóm đã thu về được 27 bảng hỏi có sinh viên học bên ngành Tài

chính – Ngân hàng chiếm nhiều nhất với 45% rồi đến Kế toán 28,33%, Quản trị 16,67% còn lại 10% là
từ những ngành khác như ngành Ngôn ngữ, Y tế công cộng, Điều dưỡng Từ kết quả trên ta có thể thấy
được sinh viên của trường Thăng Long theo học các ngành của khoa kinh tế là khá cao và có mức vượt
trội hơn hẳn so với các khoa khác. Vậy kết quả thu được về nhu cầu dịch vụ gia sư tại trường có phần
nào ảnh hưởng và phản ánh lại số lượng sinh viên theo học các ngành này ko??? Các số liệu dưới đây sẽ
là câu trả lời cho câu hỏi trên.
Câu 1:
Câu hỏi đầu tiên được nhóm đưa ra nhằm khảo sát về mức độ phổ biến của dịch vụ gia sư tại trường
Thăng Long. Có đến 86,67% số sinh viên ứng với 52 trên 60 bạn được khảo sát biết đến dịch vụ gia sư của
trường ta và còn lại 8 bạn sinh viên khi được hỏi chưa biết đến dịch vụ này. Trong số 52 bạn biết đến dịch
vụ này bao gồm 42 bạn K24, 4 bạn K23 và 6 bạn K25. Có thể nhận thấy rằng từ khóa 24 trở về đây dịch
vụ gia sư ở trường là khá nổi trội và thu hút được sự quan tâm của rất nhiều những bạn sinh viên. Ngay cả
trong 8 bạn K25 đã có đến 6 bạn tương ứng 75% biết đến dịch vụ gia sư này đã phần nào chứng minh
được điều đó. Từ kết quả của câu đầu tiên đã cho ta một câu hỏi; đó là lí do tại sao dịch vụ gia sư ở trường
ta lại phổ biến và được biết đến rộng rãi như hiện nay? Do chất lượng giảng dạy của các thầy cô trong
trường chưa thực sự tốt hay do thời gian học của một kì quá ngắn với lượng kiến thức quá nhiều khiến sinh
viên không thể tiếp thu được mà phải tìm đến dịch vụ gia sư? Một lí giải khác cũng có thể được đưa ra đó
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hương Page 15
Tâm lý hành vi người tiêu dùng
là việc các bạn sinh viên trong trường thu được khá nhiều lợi ích từ việc đi dạy gia sư trong trường; ví dụ
như tiền bạc, xăng xe nhưng không mất thời gian địa điểm tìm chỗ dạy khi mà việc học gia sư ngay tại
trong thư viện hay phòng self là quá phổ biến… nên việc đi tuyên truyền, giới thiệu bản thân cũng như
việc nhận gia sư qua các kênh thông tin rất lớn, khiến các bạn sinh viên khó có thể không biết đến dịch vụ
này được.
Câu 2:
Mặc dù dịch vụ gia sư này đang làm mối quan tâm của khá nhiều các bạn sinh viên trong trường
nhưng thực sự nó có cần thiết và để mọi người sẵn sàng sử dụng nó hay không lại là một vấn đề khác
được đặt ra.
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ sinh viên đã sử dụng dịch vụ gia sư tại trường Thăng Long
Trong số 60 người được điều tra thì chỉ có 17 bạn đã từng sử dụng dịch vụ và còn lại 43 bạn chưa

từng sử dụng tức là 71,7%. Mặc dù mức độ phổ biến là khá rộng rãi nhưng dịch vụ này vẫn chưa được
sử dụng nhiều, chỉ có 1 trên 17 bạn K23 tương ứng với 20% K23 tham gia trả lời và 16 trên 17 bạn K24
đã từng học gia sư còn lại là các bạn chưa từng tham gia học gia sư tại trường.
Vậy lý do nào dẫn đến việc số lượng các bạn sinh viên chưa sẵn sàng cho việc học gia sư này lại nhiều
như vậy? Phải chăng do sự lo lắng về mức độ tin cậy về chất lượng gia sư, do giá cả chưa thỏa đáng hay
chưa có nhu cầu thật sự cần thiết để sử dụng dịch vụ này bởi các bạn đã nắm vững kiến thức và tự tin bản
thân mình có thể đạt kết quả cao mà không cần đến gia sư. Chính vì vậy đối với các bạn đang đi dạy gia sư
nếu muốn “công việc” của mình thực sự đạt hiệu quả và thu được nhiều lợi nhuận thì việc đầu tiên các bạn
nên làm đó chính là củng cố niềm tin đối về chất lượng gia sư của mình cũng như cân đối lại mức giá cả hợp
lí để đôi bên có lợi nhằm thu hút đông đảo các bạn có nhu cầu hơn.
Câu 3
Từ thực trạng rất nhiều người biết đến dịch vụ gia sư ngay tại trường Thăng Long nhưng lại có
không ít người chưa từng sử dụng nó nhóm đã đưa ra câu hỏi “Nếu chưa sử dụng, bạn có ý định học gia
sư không??” nhằm khảo sát nhu cầu của các bạn. Và sau khi thống kê. Chúng tôi nhận thấy 60 bạn được
khảo sát có tới 38 bạn chiếm tới 63,33% với 4 bạn K23, 27 bạn K24 và 7 bạn K25 có ý định học gia sư
và chỉ có 36,67% tương đương với 22 bạn không có ý định sử dụng dịch vụ này. Chứng tỏ khả năng hữu
ích của dịch vụ này đối với sinh viên trong trường ta cũng khá cao.
Vậy đối với 22 bạn gồm 1 bạn K23, 20 bạn K24 và 1 bạn K25 không có ý định sử dụng dịch vụ gia
sư trong trường thì lý do tại sao các bạn lại chọn như vậy? Có rất nhiều lý do có thể đưa ra để lý giải việc
này và theo nhóm phỏng đoán thì có thể do một số nguyên nhân như sau:
Thứ nhất có thể các bạn đó đã có tự tin với lượng kiến thức của bản thân hay do các bạn chưa gặp
những môn thực sự quá khó khăn đối với mình;
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hương Page 16
Tâm lý hành vi người tiêu dùng
Thứ hai có lẽ các bạn chưa hoàn toàn tin tưởng đối với chất lượng của dịch vụ này khi mà không
có một sự đảm bảo chắc chắn nào dịch vụ này thực sự tốt hay không? Những lời khen chê dường như chỉ
được biết qua lời kể của bạn bè hay qua những trang mạng xã hội (tiêu biểu như Facebook). Hơn thế nữa
có rất nhiều người đã lợi dụng dịch vụ gia sư trong trường để lừa đảo, lợi dụng sự nhẹ dạ của người khác
để chuộc lợi cho bản thân. Chính từ lý do đó, nhiều bạn sinh viên cảm thấy lo lắng và mất niềm tin đối
với dịch vụ gia sư này;

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như giá cả chưa thực sự phù hợp hay do các bạn đó có thể
nhờ bạn bè dạy thông qua việc học nhóm hoặc trao đổi với bạn của mình để có thể có được lượng kiến
thức mình mong muốn.
Câu 4
Với tốc độ lan truyền nhanh chóng về dịch vụ gia sư hiện nay ở trường. Đặc biệt là 2 năm trở lại
đây. Nhóm đã cùng nhau tìm hiểu và tìm ra được các nguồn thông tin chính của các bạn sinh viên trường
Thăng Long. Những số liệu mà nhóm tổng kết được dưới đây sẽ tính trên tổng số 53 người bởi vì loại đi
7 trên 8 bạn đã trả lời là chưa biết đến dịch vụ gia sư ở câu 1. Còn 1 bạn chưa biết còn lại đã trả lời rằng
bạn đã biết đến dịch vụ này qua chính bảng hỏi của nhóm phát cho bạn.
Các câu sau sẽ vẫn được tiếp tục thống kê đầy đủ 60 bạn bởi mặc dù trước đấy 8 bạn này chưa biết tới
dịch vụ gia sư nhưng các bạn vẫn có nhu cầu học ở hiện tại hay tương lai.
Biểu đồ 2.2. Các nguồn thông tin về dịch vụ gia sư tại trường Thăng Long
Với sự phát triển chóng mặt của internet. Hiện nay việc sử dụng các trang mạng xã hội, đặc biệt là
Facebook đang rất phổ biến. Với các groups như TLU – K22, TLU – K23, TLU – K24, TLU – K25, đặc
biệt là nhóm TLU – Gia sư được mở ra dành riêng cho các bạn đi dạy gia sư hay các bạn có nhu cầu muốn
tìm người dạy gia sư có thể dễ dàng trao đổi và tìm được người dạy theo đúng nhu cầu của bản thân. Chính
điều đó đã lý giải tại sao số lượng người biết đến dịch vụ này qua Facebook chiếm số lượng lớn như thế
lên tới 39 với 3 bạn K23, 30 bạn K24 và có 6 bạn K25. Số người biết đến thông qua bạn bè cũng là một
con số không nhỏ với 29 bạn, trong đó 10,34% là K23 75,86% là K24 và 13,8% là K25. Trong số các bạn
trên thì có đến 30,19% của 53 bạn là biết qua cả 2 phương tiện trên tức là số lượng các bạn chỉ biết đến
mạng xã hội là 21 người và 12 người qua bạn bè. Điều này cho chúng ta biết rằng thông qua sức lan truyền
của Facebook và lời giới thiệu của bạn bè đã làm cho dịch vụ gia sư ngày càng được phổ biển trong trường
ta hiện nay. Ngoài ra chỉ có hơn 3% trong tổng số 53 bạn được điều tra biết đến thông qua thầy cô hay từ
những nguồn khác như đọc được ở bảng thông báo ở trường, thông qua bảng hỏi… Điều đó càng khẳng
định thêm internet và truyền miệng qua bạn bè đã làm cho dịch vụ này càng trở lên lớn mạnh hơn.
Có một điều đáng chú ý là trong số những người biết đến dịch vụ gia sư này thông qua mạng
Facebook, giới thiệu của bạn bè hay từ cả hai nguồn trên thì chiếm phần lớn các bạn ở khóa K24 là 75,68%
số các bạn K24 được khảo sát và là gần 100% K25 tham gia. Những số liệu này có sự chênh lệnh khá lớn so
với 18,81% các bạn sinh viên khóa 23. Điều đó cho thấy từ K24 trở về đây dịch vụ gia sư đang được lan
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hương Page 17

Tâm lý hành vi người tiêu dùng
truyền khá rộng rãi và vượt trội hơn hẳn so với các khóa từ K23 trở về trước. Điều đó càng chứng tỏ sức
mạnh lan truyền của công nghệ hiện nay. Nó không chỉ giúp giảm bớt chi phí tốn kém cũng như công sức
đầu tư cần phải bỏ ra nhiều mà còn giúp cho việc lan truyền một cách nhanh chóng và có hiệu quả để rất
nhiều người biết đến. Mặc dù hiệu ứng lan truyền của Facebook hay bạn bè là rất cao nhưng nó cũng có thể
đem lại chính những ảnh hưởng không hề tốt nếu như bạn không biết tận dụng nó một cách có hiệu quả.
Chính vì vậy nếu muốn dịch vụ gia sư ngày càng phát triển hơn thì cần phải tận dụng một cách khéo léo và
khai thác tối đa nguồn thông tin từ trang mạng xã hội này cũng như từ bạn bè.
Một điều đáng nói nữa là theo số liệu mà nhóm thống kê được thì số những người thông qua
Facebook hay được sự giới thiệu của bạn bè mà biết đến và quyết định sử dụng dịch vụ này là không hề
nhỏ 32,14 % từ Facebook, 21.62% từ bạn bè. Điều đó càng khẳng định thêm sức ảnh hưởng to lớn của
Facebook cũng như qua những thông tin của bạn bè đối với các bạn sinh viên.
Câu 5:
Như đã nói trên có thể nói việc học gia sư không còn là mới mẻ tại trường ta hiện nay và đa số các
bạn có nhu cầu đi học gia sư đều mong muốn có được kết quả xứng đáng với số tiền mình bỏ ra. Nhưng
mỗi người trong số đó đều có những mục tiêu riêng của bản thân mình như: qua môn, điểm cuối kì cao,
đi thi nâng điểm, được đi thi và có thể là mục đích khác như củng cố lại lượng kiến thức của bản thân.
Mục đích học Số lượng Tỉ lệ (%)
Qua môn 6 10
Được đi thi 1 1.7
Điểm cuối kỳ cao (nâng điểm) 41 68.3
Qua môn +điểm cuối kỳ cao 6 10
Qua môn +điểm cuối kỳ cao
+ được đi thi
1 1.7
Khác 5 8.3
Bảng 2.1. Mục đích sử dụng dịch vụ gia sư
Có nhiều người vẫn quan niệm rằng điểm số không quan trọng mà quan trọng là khi ra ngoài làm
việc ta áp dụng vào thực tế như thế nào mới là vấn đề. Trên một khía cạnh nào đó, quan niệm này là
không sai nhưng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của điểm sổ. Điểm số có thể giúp cho nhà tuyển

dụng bước đầu nhìn nhận và đánh giá được năng lực của các ứng viên trong lần đầu gặp mặt. Bởi nó là
minh chứng cho việc lượng kiến thức mà ta có được trong nhà trường có phù hợp với yêu cầu của họ hay
không. Chính vì vậy mục đích của đa số những người có nhu cầu học gia sư hiện nay là có một bảng
điểm đẹp để ra trường với một tấm bằng tốt. Có hơn một nửa số bạn tham gia lên tới 81,67% muốn điểm
thi của mình đạt được càng cao càng tốt. Trong đó những bạn từng học muốn nâng điểm hay đi thi đạt
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hương Page 18
Tâm lý hành vi người tiêu dùng
điểm cao gồm có 12 bạn K24 và chỉ 1 bạn K23, so với con số 17 bạn đã từng học thì cũng chiếm một
con số không hề nhỏ 76,47%. Nhưng không ít bạn mặc dù chưa học nhưng cũng cùng suy nghĩ rằng học
gia sư với mục đích chủ yếu là để có được điểm cao. Với 4 trên 49 bạn K23, 25 trên 49 K24, 7 trên 49
K25 đã tích vào phương án điểm cao thì ta có thể thấy điểm số đối với sinh viên là vô cùng quan trọng.
Được qua môn cũng là sự lựa chọn của 10% các bạn được khảo sát. Ta có thể thấy một vài bạn học
chỉ có nhu cầu tích tín chỉ để được đăng kí sớm cho kì sau hay đây cũng chỉ là mấy môn tự chọn các bạn
lựa chọn thêm để đủ tín chỉ ra trường sớm. Đặc biệt là đối với các anh chị khóa k22 trở về trước.
Còn đối với các bạn có nhiều sự lựa chọn khác nhau như 1 bạn K25 muốn được qua môn này, được đi
thi môn thi hay điểm cao môn nọ hoặc 6 bạn muốn vừa qua môn vừa điểm cao thì lý do của các bạn là gì?
Có lẽ khi lựa chọn như vậy các bạn đã rất phân vân để trả lời, vì có những môn các bạn chỉ mong qua như:
thể dục, địa lý kinh tế, quản trị học đại cương… nhưng có những môn các bạn lại có mong muốn đạt điểm số
điểm thật cao để kéo điểm các môn điểm thấp lên. Vậy nên lựa chọn của các bạn trở lên đa dạng hơn.
Ngoài ra còn một số bạn có mục đích học khác. Chẳng hạn như:
− Bạn Phạm Thị Hà Phương – K24 khoa Tài chính – Ngân hàng với mục đích “nâng cao kiến
thức”;
Hay
− Bạn Lê Hoàng Nhật Ly “học để biết tóm gọn kiến thức để có thể đi gia sư cho các bạn khác”….
Câu 6:
Chất lượng người gia sư ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của việc học gia sư. Thế nhưng khi
chưa học thì thật khó có thể xác định được ai là người dạy tốt và phù hợp với mình.
Với tình hình dịch vụ gia sư trong trường ngày càng phổ biến như hiện nay, ta có thể dễ dàng bắt
gặp những bài đăng trên Facebook về việc nhận gia sư môn này môn kia, hay chỉ cần hỏi bạn bè là có cả
một list danh sách những người có khả năng dạy cho bạn. Và thật sự khó có thể lựa chọn ra được người

có thể đáp ứng được nhu cầu của mình khi mà có quá nhiều sự lựa chọn. Từ những băn khoăn đó nhóm
đã tìm hiểu và nhận thấy một trong những tiêu chí đầu tiên để mọi người lựa chọn gia sư cho mình đó là
phải có kinh nghiệm. Theo số liệu đã được thống kê thì con số này lên tới 75% các bạn được khảo sát đã
lựa chọn ứng với 45 trên 60 bạn. đã có 1 bạn K23 và 4 bạn K24 từng học gia sư theo tiêu chí này và chỉ
có 14 bạn K24 là có thể sẽ chọn tiêu chí này để tìm một gia sư cho riêng mình. Đó là một sự lựa chọn
quá phù hợp và hoàn toàn dễ hiểu. Sẽ chẳng ai chịu bỏ tiền ra để thuê gia sư khi mà không biết chất
lượng cũng như kinh nghiệm họ giảng dạy thế nào. Đa số các bạn đều cho rằng những người nhận dạy
gia sư có kinh nghiệm thì họ sẽ biết được nội dung nào là chính,là quan trọng, hay gặp khi đi thi từ đó có
thể đưa ra được những nội dung khái quát nhất thuận tiện cho thời gian học gia sư một cách ngắn nhất
mà lại đem lại được hiệu quả nhất. Chính vì vậy tiêu chí lựa chọn học gia sư có kinh nghiệm được đặt
lên hàng đầu.
Tiếp theo một cách nhìn nhận khác của các bạn; đó là người nhận gia sư phải có bảng điểm đẹp.
Với 18 trên 60 các bạn được khảo sát vào khoảng 30% đều quan niệm rằng những người có bảng điểm
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hương Page 19
Tâm lý hành vi người tiêu dùng
đẹp thì có thể dạy tốt. Bởi nhìn vào số điểm những môn đó thì chứng tỏ họ đã nắm vững được kiến thức
và chắc chắn có khả năng dạy cho mình cũng được điểm cao tương tự. Tuy nhiên, theo quan điểm của
nhóm tôi thì khẳng định này dường như không thật sự chính xác. Bởi với thời đại công nghệ hiện đại
như hiện nay ta có thể dễ dàng sao chép hay mượn bảng điểm của người khác để đi quảng cáo và giới
thiệu tạo lòng tin với nhiều người. Hay với việc “học tài thi phận”, rất nhiều người có khả năng học tập
rất tốt nhưng khi đi thi gặp phải một số sự cố làm ảnh hưởng đến kết quả thi không như mong muốn
hoặc như “một số người” có trí nhớ ngắn hạn, họ chỉ cần ôn tập trước khi thi vài ngày, thậm chí là một
ngày trước khi thi, sau đó thi xong thì hoàn toàn không nhớ gì hết. Chính vì vậy khi lựa chọn người dạy
gia sư cho mình các bạn cần phải cân nhắc rất kĩ và nên phải có sự kết hợp với nhiều yêu cầu khác nữa
đáng tin cậy hơn để lựa chọn cho mình một người dạy phù hợp.
Một thực tế khác là trong quá trình khảo sát không có bạn nào lựa chọn một gia sư cho mình chì vì
giá rẻ. Ta có thể dễ dàng nhận thấy các bạn sinh viên trong trường không dễ dàng đánh đổi kiến thức của
mình với tiền. Dường như các bạn đều e ngại khi lựa chọn người gia sư với mức giá quá rẻ bởi giá rẻ
cũng chưa chắc đã dạy hay, hay quan niệm “tiền nào của nấy”… Và một khi đã học thì nếu gia sư đó dạy
tốt thì các bạn sãn sàng bỏ tiền ra dù là khá cao.

Rất nhiều bạn tham gia khảo sát đã đóng góp ý kiến và hầu hết các ý kiến đều thể hiện được kinh
nghiệm chọn gia sư dù đã học hay chưa từng học.
− Bạn Lê Thị Tú Anh khoa Tài chính – Ngân hàng với yêu cầu “Học giỏi và có kĩ năng gia sư”;
− Bạn Nguyễn Lan Anh khoa Tài chính –Ngân hàng “Tin cậy, rẻ, đảm bảo điểm cao”;
− Bạn Cao Diệu Linh khoa Kế toán “Nhiệt tình, có khả năng truyền đạt tốt”;
− Bên cạnh đó cũng có tiêu chí lựa chọn khá thú vị của bạn Sơn khoa Quản trị kinh doanh “xinh
nếu là nữ”… Có lẽ ngoài những tiêu chí về giá cả, chất lượng giảng dạy hay khả năng truyền đạt
thì ngoại hình cũng là một yếu tố cũng nên cân nhắc để thu hút mọi người hơn.
Câu 7
Với những mục đích học gia sư như vậy thì khoảng thời gian nào các bạn quyết định lựa chọn học
gia sư là hợp lí nhất?
Theo như kết quả tổng kết thì khoảng thời gian chuẩn bị thi cuối kì là thời gian hợp lí nhất và được
đa số các bạn được khảo sát lựa chọn với 32 bạn. Đây cũng là sự lựa chọn không ngoài dự đoán. Bởi nó
là thời gian lý tưởng cho các bạn học đường ngắn, chỉ cần 1 – 2 buổi gần ngày thi để nhờ gia sư tổng kết,
bổ sung một vài kiến thức nho nhỏ giúp bạn có thể dễ dàng lấy điểm cao hơn hay lợi dụng tâm lý áp lực
thi cử để thúc đẩy bản thân ghi nhớ nhanh hơn, tốt hơn. Còn có những bạn cho rằng ôn thi vào cuối kì
khi mà các bạn còn một khoảng thời gian kha khá – ít nhất là một tuần trước khi bắt đầu thi môn đầu tiên
để có thể dễ dàng phân bổ thời gian dành cho các môn học khác. Hơn thế nữa những môn này là những
môn các bạn chưa nắm vững hay chưa biết gì, cần có một khoảng thời gian kha khá để tiếp thu từ hết tất
cả những kiến thức đó thì số lượng 8 bạn chiếm cũng không nhiều. Trong đó số bạn chọn cả 2 khoảng
thời gian này không phải không có. Có 1 bạn đã lựa chọn như vậy bởi tùy từng trường hợp sự tiếp thu
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hương Page 20
Tâm lý hành vi người tiêu dùng
kiến thưc khác nhau giữa các môn là khác nhau để các bạn sắp xếp lịch học gia sư của mình thật phù hợp
trong thời gian thi. Vậy tùy từng trường hợp mà các bạn sẽ lựa chọn khác nhau, như lượng kiến thức ít
thì học vào cuối kì hay muốn lợi dụng áp lực thi cử để dễ học hơn thì chuẩn bị thi mới học.
Vấn đề hoàn thành điểm quá trình cũng là một gánh nặng khi mà trong cùng một khoảng thời gian hầu
hết là tuần 7 các môn đều bắt đầu kiểm tra. Đây cũng là một điều kiện kiên quyết để quyết định yếu tố có
được đi thi hay không. Chính vì vậy việc các bạn lựa chọn học gia sư vào giữa kì là không hề ít với 19
bạn.Chứng tỏ rằng số lượng sinh viên không hiểu hay không học từ đầu chiếm tỉ lệ khá cao; 19 sinh viên

trong đó có 2 sinh viên chiếm 10,5% thấy cần thiết phải ôn cả giữa kì và lúc chuẩn bị thi cuối kì cùng 1 sinh
viên nghĩ cần ôn tại tất cả các thời điểm giữa, cuối và chuẩn bị thi cuối kì. Đây đang là mức báo động đối với
sinh viên của trường cũng như ban quản trị nhà trường về chất lượng kiến thức thu được hiện nay của sinh
viên Thăng Long. Liệu đó là do khả năng tiếp thu của sinh viên còn hạn chế hay do khối lượng kiến thức
trong một kỳ quá nặng???
Ngoài ra còn một số ý kiến khác cho rằng sẽ học gia sư ở ngay đầu kì. Thực tế đây là sự lựa chọn của
rất nhiều những sinh viên sắp ra trường nhưng còn một vài môn chưa hoàn thành xong. Họ cần phải đi học
gia sư ngay từ đầu bởi họ không có thời gian đến trường để theo dõi bài giảng của thầy cô do bận đi làm
nên đã quyết định đi học gia sư ngay để tránh gặp phải sự cố không mong muốn như bị cấm thi hay không
qua môn và số lượng sinh viên như vậy là không hề ít nhưng chủ yếu tập trung vào các bạn K22 trở về
trước. Đây là vấn đề ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ ra trường của họ. Bên cạnh đó cũng có một số ít các
bạn quyết định đi học gia sư ngay từ đầu với mong muốn kết hợp với những bài giảng của thầy cô giáo có
thể nắm chắc được kiến thức hơn và có thể kiếm được nhiều điểm cộng cũng như việc hoàn thành tốt các
bài kiểm tra.
Câu 8:
Số buổi học cho mỗi một môn gia sư cũng là một vấn đề được khá nhiều bạn quan tâm do nếu học
ít thì các bạn thường sợ là không đủ lượng kiến thức đi thi, còn nếu học nhiều thì khá tốn thời gian và
tiền bạc. Chính vì các lý do trên nên khi thực hiện điều tra bảng hỏi đã có khá nhiều bạn phân vân cho số
lượng các buổi học này từ những bạn đã học cũng như các bạn chưa từng học gia sư.
Sau khi tiến hành điều tra thì có đến 40 trên 60 người cho rằng các bạn ấy sẵn sàng bỏ thời gian
cũng như tiền bạc để học đến khi nào hiểu rõ được môn học. Trong số 40 bạn này thì có đến 13 bạn đã
từng học gia sư và 27 bạn còn lại thì chưa từng học gia sư. Vì dịch vụ gia sư là dịch vụ mới nổi trong 2
năm gần đây nên số lượng các bạn tham gia học chủ yếu là các bạn K24 chiếm đến 92,31% số bạn đã
từng học gia sư cho đến khi hiểu bài, còn các bạn K23 thì có vẻ như chăm chỉ học hơn các bạn K24 hoặc
là do xác suất điều tra nên chỉ có 7,69% bạn đã từng học trong thời gian này. Tuy nhiên cũng đã chiếm
được 20% số các bạn k23 tham gia trả lời. Đối với các bạn chưa, sắp hay đang có ý định sử dụng dịch vụ
gia sư tại trường chọn đáp án này thì số lượng K24 vẫn chiếm số nhiều là 81,84%, K25 là 11,11% còn
lại là K23.
Ngoài ra thì có một số bạn khác quy định ra số lượng buổi học là 2, 3 và 4 buổi tùy theo từng môn.
Trong số số lượng 3 buổi này thì các bạn có vẻ thích chọn 2 buổi hơn, cụ thể là nó chiếm 9 trên 60 người

Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hương Page 21
Tâm lý hành vi người tiêu dùng
tham gia bảng hỏi. Nguyên nhân của việc các bạn chọn học 2 buổi phải chăng là do muốn tiết kiệm thời
gian để còn học các môn khác hay là các bạn nghĩ 2 buổi là có thể học đủ lượng kiến thức cần thiết? Từ
kết quả điều tra của bảng hỏi thì chỉ có 1 bạn học K23 đã học gia sư trong 2 buổi, việc bạn học gia sư chỉ
trong 2 buổi này không thể nói lên rằng bạn K23 này tiếp thu bài rất nhanh hay là bạn gia sư rất giỏi.
Việc đánh giá chất lượng gia sư hoặc là khả năng tiếp thu của một sinh viên không thể đánh giá qua số
lượng buổi học bạn ấy phải học gia sư được do có thể trước khi học gia sư bạn ấy đã có một nền tảng
kiến thức tương đối, việc bạn học gia sư có thể chỉ là việc bạn ấy muốn bổ sung thêm lượng kiến thức
mà bạn ấy chưa hiểu hoặc hiểu không sâu giúp bạn ấy có một lượng kiến thức hoàn hảo hơn cho những
dự định sắp tới như: đi thi đạt số điểm cao, đi làm…. Ngoài ra thì 8 bạn còn lại gồm 7 bạn K24 và 1 bạn
K25 hoàn toàn chưa học gia sư một buổi nào đều chọn học trong 2 buổi, liệu sự lựa chọn cũng như cách
nghĩ của 8 bạn này có hợp lý khi mà các bạn ấy chưa thực sự học không? Và 2 buổi học gia sư có thực
sự đủ?
Ngoài việc học 2 buổi cho một lần gia sư thì cũng đã có 1 bạn K24 và 1 bạn K23 muốn học 3 buổi
cho một lần gia sư. Việc học gia sư 3 buổi này có vẻ như được các bạn đã học quan tâm và thực hiện
hơn là việc học 2 buổi. Nhưng mà có lẽ đây chỉ là ý kiến của các bạn đã từng học gia sư, còn các bạn
chưa học thì lại nghĩ theo chiều hướng khác, đa số các bạn chưa học gia sư sẽ sẵn sàng học và cho rằng
học 2 hoặc 4 buổi tốt hơn là học 3 buổi do cảm thấy số buổi học 3 buổi khá là lấp lửng, kiến thức hơn 1
chút nhưng mất nhiều thời gian hoặc vẫn chưa đủ kiến thức cần được biết. Chính vì lý do đó nên chỉ có 3
bạn chọn học 3 buổi và 5 bạn chọn học 4 buổi, đây là một con số thật nhỏ so với những con số ở trên.
Câu 9:
Theo kết quả điều tra về số giờ học gia sư của học sinh trường Thăng Long cho thấy đa số các bạn
chỉ thích học gia sư trong khoảng 2 tiếng một ngày cho một buổi học mà không muốn học dài hơn hay ít
hơn. Chiếm 38 trên 60 người được hỏi cho rằng thời gian 2 tiếng là hợp lý và học trong thời gian này
giúp các bạn có thể tiếp thu bài một cách tốt nhất.
Trong số 38 bạn này, có đến 11 bạn đã từng học gia sư trong 2 tiếng và thu được một kết quả thi và
kiểm tra tốt. Theo như những thông tin được hỏi phía trên và thời gian, phạm vi của cuộc điều tra ta có
thể nhận thấy rằng đa số các bạn cần học gia sư là các bạn K24, các bạn K23 do lý do sắp ra trường nên
chỉ muốn gia sư một số môn chuyên đề tốt nghiệp. Chính vì lý do đó cho nên có đến 90,91% các bạn

K24 chọn học gia sư trong vòng 2 giờ và 9,09% các bạn K23 cũng đã tham gia hoc gia sư trong vòng 2
tiếng này. Còn với những bạn thuộc k25 được điều tra đều là những bạn chưa từng học nên không thể
biết được nếu những bạn K25 khác đã từng học rồi thì họ có chọn việc học gia sư trong vòng 2 tiếng hay
không?
Có một điều dĩ nhiên đó là chưa học không có nghĩa là không muốn hay không có nhu cầu và
mong muốn, nếu một ngày nào đó họ được trải nghiệm việc học gia sư họ vẫn sẽ có thể biết được rằng
nhu cầu về thời gian học một buổi của mình là bao nhiêu; vậy nên 27 trên 38 người chưa học nhưng đều
có chung một câu trả lời là chỉ cần học 2 giờ là có thể bổ sung đủ lượng kiến thức cần thiết cho mỗi buổi
học. Và lần này có đến 70,37% của 27 bạn chưa học là các bạn K25 nghĩ rằng có thể trong tương lai các
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hương Page 22
Tâm lý hành vi người tiêu dùng
bạn ấy cũng chỉ cần học 2 giờ trong một buổi mà thôi, cùng quan điểm với các bạn k25 đó còn có
18,25% các bạn K24, 11,11% các bạn.
Số giờ mà các bạn có nhu cầu và mong muốn học được các bạn sinh viên ủng hộ nhiều sau 2 giờ
học là một tiếng rưỡi. Thời gian này ít hơn thời gian 2 tiếng nhưng lại được 23,33% các bạn lựa chọn,
phải chăng với các bạn chọn giờ này cảm thấy rằng đó là thời gian lý tưởng giúp bản thân tiếp thu được
nhiều kiến thức, hiểu bài và nhớ bài tốt hơn là học trong thời gian dài hoặc thời gian quá ngắn như 1
giờ? Vậy nên trong thời gian 1 giờ chỉ có một bạn học và lựa chọn, tỷ lệ này chỉ chiếm một con số rất
thấp 1,67% trong tổng số 100%. Trong thời gian trung bình như một tiếng rưỡi này có đến 4 trên 14 bạn
đã từng học gia sư học. Còn lại đối với các bạn chưa từng học thì có đến 80% K24 ứng với 8 trên 10
người chưa học sẽ cho rằng học một tiếng rưỡi hợp lý hơn, còn lại là các bạn K25 chiếm 20% cho việc
học thêm vào khoảng giờ này.
Ngoài sự lựa chọn học trong 1 giờ, 1 giờ 30 phút, 2 giờ, thì có 11,67% bạn cho rằng số lượng thời gian
này quá ít hay là quá nhiều và họ muốn có một thời gian học khác phù hợp với họ hơn như: bạn Nguyễn Thị
Hằng K23 – Quản trị kinh doanh và bạn Trần Thị Thanh Mai K24 – Kế toán cho rằng học 3 giờ là hợp lý.
Đây hẳn có thể thấy được sự hiếu học, biết tận dụng triệt để thời gian có gia sư bên cạnh của một số bạn sinh
viên, có lẽ chính vì lý do này mà số lượng bạn muốn học trong 2 buổi lại khá nhiều như vậy.
Câu 10:
Do mức phí trung bình hiện nay cho một buổi học khá là nhiều, có khi còn gần bằng với số tiền bỏ
ra đóng học cho một môn trong một học kì. Vì vậy để giảm thiểu học phí có rất nhiều bạn chọn giải pháp

học chung với các bạn khác.
Hiện nay, có một số bạn khi đi học gia sư muốn tìm thêm bạn để học cùng hoặc chấp nhận cho
thêm bạn vào học chỉ với mục đích là chia tiền học phí. Điển hình có 47 trên 60 bạn chấp nhận cho thêm
người học cùng. Trong số 47 bạn đồng ý thì có 13 bạn đã học gia sư và 39 bạn chưa từng học. 13 bạn
trên chiếm 76,47% số bạn đã từng học gia sư, có lẽ bởi từng học nên họ đã rút ra cho mình được nhiều
kinh nghiệm hơn trong việc đi học gia sư, họ đã nhận ra rằng việc học chung với người khác không chỉ
giúp tiết kiệm tiền mà còn có thể giúp đỡ lẫn nhau bằng cách chia sẻ kiến thức hay nói lại cho nhau
những phần gia sư giảng mà người này hiểu nhưng người kia thì vẫn hơi mù mờ. Đây cũng chính là một
phần mà các gia sư thường hay khuyến khích mời thêm bạn học cùng để cùng với mức giá nhưng có thể
giảm bớt gánh nặng cho mình.
Bên cạnh số đông các bạn đồng ý có thêm người học gia sư thì cũng có 8 trong 60 bạn còn lại
không cùng ý kiến. Đây có thể là những bạn cho rằng có thêm người học thì bạn dạy gia sư sẽ dành ít sự
quan tâm cho bạn ấy đi hoặc làm cho chất lượng giảm xuống. Cũng có thể có nhiều bạn không muốn học
với nhiều người vì lo lắng bị bạn học cùng chê cười là học dốt….
Câu 11:
Vì số lượng người học ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng buổi học cũng như giá tiền của một buổi
học gia sư nên đây cũng là một mối quan tâm lớn. Theo như kết quả bảng hỏi cho thấy, số lượng các bạn
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hương Page 23
Tâm lý hành vi người tiêu dùng
muốn học một mình, học cùng 1 người, 2 người hoặc nhiều hơn thế là xấp xỉ như nhau, không có sự chênh
lệch quá lớn giữa các kết quả.
Biểu đồ 2.3. Số người muốn học cùng gia sư
Có 8 trên 60 bạn không muốn học cùng ai trong một buổi gia sư, con số này là thấp nhất và cũng
được ít bạn lựa chọn do mức học phí cao nếu như học gánh hết một mình. Tuy đó là con số nhỏ nhưng
không phải là không có, có 2 bạn K24 đã học gia sư một mình vẫn muốn tiếp tục muốn học mà không
học cùng ai khác còn 6 bạn còn lại thì chưa học nhưng mà các bạn ấy cũng chỉ muốn học 1 người, nếu
trong tương lai các bạn ấy sử dụng dịch vụ gia sư tại trường.
Phương án học cùng 1 người hoặc là nhiều người được số lượng các bạn lựa chọn là bằng nhau 14
trên 60 người và tỷ lệ các bạn đã từng học gia sư cùng với 1 bạn hay nhiều bạn cũng gần như nhau. Có 4
trong 14 bạn đã từng học gia sư cùng 1 người và 5 trong 14 bạn K24 cũng đã từng học gia sư với nhiều

bạn. Trong số 4 bạn học gia sư với 1 bạn thì K23 chiếm đến 50% còn K24 và K25 cùng chiếm 25%. Đối
với các bạn chưa học gia sư thì có 10 bạn cũng từng cho ý kiến là nên học cùng với 1 bạn, và 9 bạn khác
lại nghĩ rằng học với nhiều bạn tốt hơn, hợp lý hơn.
Ngoài việc lựa chọn học cùng 1 người hoặc nhiều người thì các bạn sinh viên của chúng ta có vẻ
thích cho thêm 2 người vào học cùng nhau, đã có 24 trên 60 bạn chọn đáp án này. Trong số 24 bạn trả
lời học cùng với 2 người thì có đến 18 bạn chưa từng học gia sư chiếm 75% còn lại chỉ có 25% là các
bạn đã từng học gia sư rồi. Trong số 75% các bạn đã học gia sư thì các bạn K23 chiếm 11,11%, K24 là
61,11% còn lại là K25. Số lượng bạn đã học gia sư trong số 25% còn lại là 5 bạn K24 chiếm 83,33%, chỉ
có 1 bạn K23 chiếm 16,67%. Việc cho thêm hai người học để có số lượng một nhóm học gia sư là ba,
bốn bạn là một con số khá đẹp và vừa phải cho một nhóm học gia sư.
Câu 12:
Một vấn đề nổi trội khác khi mà nhiều bạn muốn học gia sư chú ý đến đó là học phí, việc học phí
đắt hay rẻ giúp các bạn có thể đưa ra quyết định là có học gia sư hay không? Đa số sinh viên học tại
trường Thăng Long có hoàn cảnh gia đình khá giả, nhưng bên cạnh những bạn có hoàn cảnh khá giả này
là một bộ phận nhỏ là hoàn cảnh các bạn tương đối khó khăn so với mặt bằng chung toàn trường, để có
thể theo học tại trường gia đình các bạn phải nỗ lực rất nhiều. Khi mà học phí tại trường ở mức khá cao
so với các trường công lập và ngoài công lập khác thì việc học gia sư thêm một số môn cũng trở thành
gánh nặng kinh tế cho một số bạn cũng như gia đình của họ. Dựa vào tình hình thực tế tại trường Thăng
Long thì mức giá của một buổi học gia sư khá cao, việc một sinh viên có thể học hết cả một khóa học gia
sư tại trường sẽ tốn khá nhiều công sức và tiền bạc.
Cụ thể là mức giá cho một giờ học gia sư tại trường có thể là 40.000, 50.000, 60.000 đồng hoặc là một
mức giá khác. Từ mức giá học phí cho 1 giờ thì ta có thể suy ra được số tiền học phí của một lần học gia sư
bằng cách lấy số tiền học 1 giờ nhân với số giờ học.
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hương Page 24
Tâm lý hành vi người tiêu dùng
Trong số các mức học phí kể trên thì có 23 trên 60 bạn chọn mức học phí là 40.000đồng/ giờ. Trong đó
có 6 bạn K24 đã từng học với mức giá này. Điều này cho thấy nếu một buổi học của các bạn là 2 giờ thì các
bạn sẽ mất 80.000 đồng cho một buổi học gia sư tại trường mà chưa kể đến các yếu tố khác và mức độ hiểu
bài của bạn cần học trong bao nhiêu buổi. Cũng trong số 23 bạn chọn mức học phí này thì có 3 bạn K23, 11
bạn K24 và 3 bạn K25 nghĩ rằng mức học phí như thế này là có thể chấp nhận và học được.

Cao hơn mức học phí 40.000 đồng là 50.000 đồng, tại mức học phí này cũng có 21 trong 60 bạn
lựa chọn. Trong đó, có 6 bạn K24 và 1 bạn K23 đã từng học còn lại là 14 bạn chưa học. Số lượng bạn
K23 chưa học nhưng lại đồng ý với mức học phí này là 7,14%, K24 là 71,43% còn lại 21,43% là K25.
Cũng chỉ có 3 bạn chiếm 5% là đồng ý học với mức học giá 60.000 đồng/buổi. Trong số 3 bạn này
chỉ có 1 bạn K24 là đã học và 2 bạn K24, K25 còn lại chưa học cảm thấy mức giá này xứng đáng với
những gì họ đã và sẽ nhận được. Với mức giá này mà học trong một buổi học có 2 giờ thì mức học phí
các bạn phải đóng là 120.000 đồng gần bằng một buổi đi làm của một công nhân làm việc 8 tiếng tại một
nhà máy, chưa kể đến việc bạn dạy gia sư này cũng có thể dạy một lúc 2 hay 3 bạn. Nghề gia sư tại đại
học Thăng Long đúng là một nghề kiếm được nhiều tiền.
Bên cạnh những mức giá ở bên trên thì có 13 bạn đã học gia sư ở mức giá khác hoặc là đề cử một
mức giá hợp lý hơn cho một giờ học gia sư, cụ thể như là 20.000, 25.000, 30.000 đồng/ giờ. Theo như ý
kiến của bạn Phạm Thị Huyền – Khóa 24 – tài chính ngân hàng thì bạn đã học gia sư với mức giá 20.000
đồng/ giờ, còn bạn Trần Thị Mai Thanh – Khóa 24 – Kế toán cho rằng mức giá 20.000/ giờ là phải
chăng. Ngoài 2 bạn cho ý kiến trên thì còn một bạn khác Dương Hồng Liên – Khóa 24 – Tài chính cho
rằng 25.000 đồng/giờ thì hợp lý hơn, như thế một buổi học gia sư 2 giờ sẽ có mức giá 50.000 đồng - một
mức giá khá đẹp.
Bạn Cao Diệu Linh – Khóa 24 – Kế toán lại cho biết bạn đã từng học gia sư với mức giá là 30.000/
giờ và một buổi học cho 2 giờ của bạn là 60.000đồng. Cũng cùng một ý kiến, các bạn Phạm Thị Ly,
Phạm Thị Hà Phương Khóa 24 – Tài chính ngân hàng cũng cho biết mức giá 30.000 đồng/giờ là một
mức giá khá sinh viên.
Câu 13:
Ngoài các vấn đề về số người học, thời gian học, học phí… thì vấn đề học gia sư môn gì cũng sẽ là
một vấn đề được nhiều bạn quan tâm suy nghĩ. Có nhiều bạn ngay từ đầu đã xác định sẽ học môn này,
môn kia, cũng có bạn sau khi học xong thấy mình vẫn chưa đủ kiến thức để đi thi… Chỉ có những lúc
khó khăn đó các bạn sinh viên mới nghĩ đến việc học gia sư cho bản thân mình.
Hiện tại, trường Thăng Long quy định rất nhiều môn và nhóm môn cho sinh viên của trường. Có
một số môn như môn Logic bản chất là một môn toán nhưng lại để ở phần đại cương, môn Vi mô, Vĩ mô
là môn kinh tế như lại là môn cơ sở chuyên ngành… vì vậy, trong bảng hỏi này các môn đại cương sẽ là
các môn như Triết, Đường lối, Tư tưởng… còn các môn toán sẽ bao gồm: Logic, Toán tài chính, Đại số
tuyến tính… các môn tin có: Kỹ năng soạn thảo văn bản, Kỹ năng tạo báo cáo, Access… các môn thuộc

bên kinh tế có: Kinh tế học đại cương (khoa quản lý), Nhập môn kinh tế (bên công tác xã hội, khoa
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hương Page 25

×