Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tiểu luận xử lý tình huống các hộ dân thôn đồng bụt, xã ngọc liệp, huyện quốc oai có đơn kiến nghị công ty x sản xuất gây ô nhiễm môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.38 KB, 22 trang )

PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong quá trình đổi mới, mở cửa, không ngừng mở rộng và phát triển, đất
nước ta như một công trường khổng lồ với sự gia tăng hoạt động kinh tế, kéo
theo một loạt tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến môi trường. Có thể nói, chưa
bao giờ đất nước phải đối diện với nhiều vấn đề bức xúc về môi trường như hiện
nay. Mặc dù hoạt động bảo vệ môi trường đã thu hút được sự tham gia của cộng
đồng, nhưng cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường đang tiềm ẩn. Nhiều nhà máy, xí nghiệp được xây dựng từ
thời bao cấp với công nghệ, thiết bị lạc hậu, phát sinh nhiều phế thải, đa phần
không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải. Thêm vào đó, các cơ sở sản xuất
công nghiệp lại nằm xen kẽ với khu dân cư hoặc gần khu vực đông dân cư ảnh
hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng. Bên cạnh đó, cũng phải nhìn nhận rằng ý
thức trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường chưa cao.
Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đều vi phạm các quy định pháp luật
về bảo vệ môi trường.
Quốc Oai cách Thủ đô Hà Nội 30km về phía Tây, cách Hà Đông 18km và
thị xã Sơn Tây 24km. Hiện nay, trên địa bàn huyện đang triển khai nhiều dự án
lớn như các khu đô thị, khu công nghiệp và khu du lịch sinh thái... Vì vậy Quốc
Oai có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên đi kèm với phát
triển kinh tế cũng phát sinh nhiều vấn đề về xã hội và môi trường. Vì vậy, tôi lựa
chọn đề tài: "Xử lý tình huống các hộ dân thôn Đồng Bụt, xã Ngọc Liệp, huyện
Quốc Oai có đơn kiến nghị Công ty X sản xuất gây ô nhiễm môi trường” để thực
hiện tiểu luận tốt nghiệp cho chương trình “Bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch
chuyên viên”.
Vì thời gian và kiến thức còn hạn chế, tiểu luận không tránh khỏi những
khiếm khuyết, thiếu sót. Rất mong được sự góp ý chân thành của các Thầy Cô
giáo và các học viên. Tôi xin chân thành cảm ơn!

1



1.2. Mục tiêu của đề tài
- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường tại huyện Quốc Oai, Thành
phố Hà Nội.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật, đảm bảo
pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường.
- Đảm bảo môi trường sống trong sạch cho nhân dân, xử lý nghiêm minh
những vi phạm trong bảo vệ môi trường, nâng cao vai trò của cơ quan quản lý
nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp
1.4. Phạm vi nghiên cứu: huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội
1.5. Bố cục tiểu luận
Tiểu luận gồm 3 phần:
PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN II: NỘI DUNG
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

2


PHẦN II: NỘI DUNG
2.1. Mô tả tình huống
Tình huống xảy ra vào tháng 9 năm 2015. Các hộ dân cư trú tại thôn
Đồng Bụt, xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai có đơn gửi UBND huyện Quốc Oai,
phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quốc Oai tố cáo Công ty X trong quá
trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân
thôn Đồng Bụt, xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai.

Công ty X ở thôn Đồng Bụt, xã Ngọc Liệp, Huyện Quốc Oai đã gây ô
nhiễm môi trường, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường dẫn đến các hộ nhân
dân kiến nghị nhiều lần tới cơ quan chức năng đề nghị xử lý. Cụ thể như sau:
Công ty X bắt đầu hoạt động năm 2011 chuyên sửa chữa, gò hàn, lắp ráp
quạt thông gió. Công ty được xây dựng trên một diện tích là 500m2, có khoảng
cách gần nhất từ Công ty đến hộ gia đình xung quanh là 5m.
Về tổ chức sản xuất: Công ty làm việc theo cơ chế thị trường, hoạt động
dưới hình thức dịch vụ phục vụ. Nhiệm vụ chính của Công ty là sản xuất, lắp ráp
quạt thông gió. Nguyên liệu phục vụ cho việc lắp ráp gồm sắt, nhôm, que hàn,
đất đèn, gỗ và một số thiết bị chính: Bình ôxy, bộ hàn hơi, máy phun sơn, bình
đất đèn…
Khi Công ty đi vào hoạt động, Công ty đã được cơ quan chức năng là
phòng Tài nguyên và môi trường hướng dẫn thực hiện các quy định về bảo vệ
môi trường của Luật bảo vệ môi trường. Tháng 9 năm 2011, Công ty đã lập bản
cam kết bảo vệ môi trường, trong bản cam kết đã xác định được các nguồn gây ô
nhiễm chính do hoạt động của Công ty gây ra, bao gồm: Khí thải (Clo, CO, CO2,
SO4, C2H2, mùi sơn…) bụi, tiếng ồn, chất thải rắn. Bản cam kết cũng đã nêu một
số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm gồm: Thực hiện trồng cây xanh quanh khu vực
sản xuất, trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân, xây dựng hệ thống
thoát nước đảm bảo vệ sinh, xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững, bố trí các hoạt
động gây tiếng ồn lệch pha, thường xuyên kiểm tra chặt chẽ các thiết bị và các
van của bình khí, xây dựng nhà phun sơn…

3


Căn cứ vào bản cam kết bảo vệ môi trường của Công ty, sau khi tổ chức
thẩm định, UBND huyện đã ban hành Giấy xác nhận số 123/XN-UBND-TNMT
ngày 12/9/2011 đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của Công ty, đồng thời
yêu cầu Công ty X:

- Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã nêu tại bản
cam kết bảo vệ môi trường.
- Thực hiện quan trắc môi trường mỗi năm 2 lần các chỉ tiêu môi trường:
Bụi, tiếng ồn, khí thải, chất thải rắn, nước thải.
- Thực hiện phương án phòng chống cháy nổ và bảo hộ lao động.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Công ty X đã không nghiêm túc
chấp hành những yêu cầu trên, không thực hiện tốt các biện pháp phòng chống ô
nhiễm môi trường, do đó đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.
Tháng 8/2015, các hộ gia đình thuộc thôn Đồng Bụt, xã Ngọc Liệp, huyện
Quốc Oai đã có đơn kiến nghị gửi Uỷ ban nhân dân xã Ngọc Liệp về việc Công
ty X sản xuất có mùi khó chịu gây ảnh hưởng đến khu vực dân cư. Do chưa
được UBND xã trả lời và Công ty X tiếp tục hoạt động gây ô nhiễm môi trường
nên ngày 22/9/2015, các hộ dân tiếp tục có đơn kiến nghị gửi UBND huyện
Quốc Oai, phòng Tài nguyên và Môi trường.
Nội dung đơn nêu:
- Công ty X trong hoạt động sản xuất làm phát tán mùi khó chịu ảnh
hưởng đến cuộc sống của người dân.
- Hàng ngày các hộ phải ngửi mùi hôi thối của đất đèn, hơi sơn từ cơ sở
gây lên.
- Nước thải của cơ sở không được xử lý, chảy ra ruộng lúa, ao nuôi cá
gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.
Trong đơn, các hộ đề nghị UBND huyện, phòng Tài nguyên và Môi
trường có biện pháp xử lý đối với Công ty, yêu cầu Công ty thực hiện các giải
pháp để chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sinh hoạt,
sản xuất của các hộ gia đình.

4


Ngày 11/10/2015 Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quốc Oai đã

cử cán bộ phòng phối hợp với UBND xã xác minh nội dung đơn của các hộ dân
thôn Đồng Bụt và tiến hành kiểm tra tại Công ty X. Tại thời điểm kiểm tra,
Công ty X đang tạm ngừng hoạt động nên chỉ kiểm tra được hồ sơ pháp lý và
những thành phần tĩnh, UBND xã đã lập biên bản làm việc ghi nhận những việc
đã làm được và chưa làm được của Công ty:
- Công ty có đầy đủ các thủ tục giấy tờ quy định về sản xuất kinh doanh
và qui định của Luật Bảo vệ môi trường như:
+ Giấy phép kinh doanh.
+ Cam kết và nộp đủ thuế theo quy định
+ Có Bản cam kết bảo vệ môi trường đã đường xác nhận dăng ký tại Giấy
xác nhấn số 123/XN-UBND-TNMT ngày 12/9/2011 của UBND huyện Quốc Oai.
+ Chưa có hệ thống xử lý nước thải; chưa có khu vực phun sơn riêng; Hệ
thống khí thải đơn giản không đúng với thiết kế đã cam kết; chưa thực hiện quan
trắc môi trường định kỳ như cam kết trong bản cam kết bảo vệ môi trường đã được
xác nhận.
- Đề nghị Công ty thực hiện các yêu cầu sau:
+ Thực hiện đầy đủ những nội dung đã cam kết tại Bản cam kết bảo vệ
môi trường đã được xác nhận và những yêu cầu bắt buộc ghi tại giấy xác nhận
số 123/XN-UBND-TNMT ngày 12/9/2011 của UBND huyện Quốc Oai.
+ Khu vực sơn của Công ty phải được đặt trong phòng kín cách ly. Lắp
đặt hệ thống xử lý khí thải theo thiết kế đã cam kết..
+ Công ty nghiêm túc thực hiện các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi
trường.
- Việc Công ty hoạt động gây ô nhiễm đến khu vực dân cư xung quanh là
có. Tuy nhiên do Công ty đang tạm ngừng hoạt động nên không có cơ sở để xác
minh chính xác mức độ gây ô nhiễm môi trường. UBND xã và đại diện các hộ
dân đề nghị phòng Tài nguyên và môi trường, UBND huyện có biện pháp xử lý
đối với Công ty, yêu cầu Công ty thực hiện các giải pháp để chấm dứt tình trạng

5



gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến các hộ gia đình xung quanh. Sau buổi
làm việc phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm báo cáo UBND huyện
và tham mưu, xin ý kiến chỉ đạo biện pháp giải quyết.
2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
1. Mục tiêu chung
- Tình huống trong QLHCNN là những sự kiện thực tế khách quan diễn ra
có tính chất bất thường liên quan đến trách nhiệm quản lý của cơ quan hành
chính nhà nước, buộc cơ quan hành chính nhà nước phải có biện pháp giải quyết
thích hợp.
- Yêu cầu chung của việc giải quyết tình huống trong QLHCNN là:
+ Chủ thể quản lý phải kịp thời phát hiện tình huống, nhanh chóng có
phương án xử lý, giải quyết tình huống .
Để kịp thời phát hiện tình huống, trước hết người quản lý phải dự báo tình
huống. Người quản lý nào cũng đều mong muốn và cố gắng để có thể dự báo
được nhiều tình huống có thể xảy ra để chủ động phương án xử lý, giải quyết
thích hợp. Tuy nhiên, dự báo chỉ mới là cơ sở nhận thức, là điều kiện để chủ
động đối phó với tình huống. Cùng với việc dự báo, người quản lý phải kiểm
soát được tình hình thực tế khách quan trong phạm vi quản lý để khi tình huống
xảy ra có thể phát hiện kịp thời. Đối với những tình huống không dự báo trước
được thì phải trên cơ sở kiểm soát chặt chẽ tình hình thực tế khách quan để có
thể kịp thời phát hiện và xử lý tình huống.
Nếu kịp thời phát hiện tình huống sẽ giúp cho chủ thể quản lý chủ động
xử lý, giải quyết tình huống kịp thời ngăn chặn những tác động xấu đến quá
trình vận động, phát triển bình thường của xã hội, bảo đảm trật tự pháp luật, bảo
vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân công
dân.
+ Việc giải quyết tình huống phải đúng theo quy định của pháp luật, bảo
đảm sự phát triển bình thường của xã hội.

2. Mục tiêu xử lý tình huống

6


Hoạt động quản lý và QLHCNN là hoạt động mang tính chủ động, sáng
tạo. Chủ thể quản lý phải luôn luôn dự tính những công việc của tương lai phù
hợp với sự vận động, phát triển của thực tế khách quan.
Lập các phương án giải quyết tình huống là đưa ra được tất cả các
phương án giải quyết tình huống có tính khả thi để làm cơ sở cho việc chọn
đúng phương án giải quyết tình huống tối ưu nhất. Các yêu cầu cơ bản của việc
lập phương án giải quyết tình huống là:
- Xác định rõ tình huống thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản pháp luật
nào để sử dụng văn bản pháp luật đó làm căn cứ giải quyết tình huống
- Xem xét thấu đáo chức năng, thẩm quyền của cơ quan, của cán bộ, công
chức lãnh đạo cơ quan để thực hiện đúng phạm vi thẩm quyền giải quyết tình huống
- Phải lập được đầy đủ các phương án khả thi để làm cơ sở cho việc chọn
đúng phương án giải quyết tình huống.
Căn cứ vào những phân tích ở trên, chúng ta thấy Công ty X có vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường. Hành vi vi phạm có quy định rõ ràng trong
khung luật. Vi phạm xảy ra trong thời gian dài. Quá trình vi phạm gây ảnh
hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân xung quanh dẫn đến việc phát
sinh đơn kiến nghị gửi đến cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy trong trường hợp
này phải xử lý nghiêm Công ty X. Về quan điểm, việc xử lý Công ty X chưa có
dấu hiệu tội phạm, việc xử lý sẽ tiến hành theo trình tự xử lý vi phạm hành
chính. Hình thức xử lý là phạt tiền; Hình thức xử phạt bổ sung, và Biện pháp
khắc phục hậu quả nếu trong quá trình xác minh thấy cần thiết.
2.3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả
2.3.1. Phân tích tình huống
- Khoản 2 Điều 130 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 về công bố, công

cấp thông tin môi trường quy định cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không
thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm
cung cấp thông tin môi trường liên quan đến hoạt động của mình cho Ủy ban
nhân dân cấp huyện, cấp xã.

7


- Điều 146 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 về quyền và nghĩa vụ của
cộng đồng dân cư quy định:
+ Đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn chịu tác động môi trường của cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quyền yêu cầu chủ cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường thông qua đối thoại trực
tiếp hoặc bằng văn bản; tổ chức tìm hiểu thực tế về công tác bảo vệ môi trường
của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thu thập, cung cấp thông tin cho cơ
quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp.
+ Đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn chịu tác động môi trường của cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có
liên quan cung cấp kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với cơ sở.
+ Đại diện cộng đồng dân cư có quyền tham gia đánh giá kết quả bảo vệ
môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thực hiện các biện pháp để
bảo vệ quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật.
+ Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện các yêu cầu của
đại diện cộng đồng dân cư.
- Trong trường hợp này, ngay từ tháng 8/2015 người dân sống xung quanh
Công ty X, là những người đang chịu ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường do
hoạt động của Công ty gây ra đã có đơn kiến nghị gửi cho UBND xã Ngọc Liệp
cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường. Do đó, căn cứ quy định
nói trên, UBND xã Ngọc Liệp cần khẩn trương nắm tình hình và tổ chức đối
thoại để cung cấp kết quả kiểm tra, xử lý đối với Công ty X càng sớm càng tốt.

- Việc tổ chức đối thoại tiến hành như sau:
+ Chuẩn bị cho buổi đối thoại
* UBND xã có trách nhiệm gửi giấy mời, thông báo rõ về mục đích tổ
chức đối thoại và ấn định ngày tổ chức đối thoại cho Công ty X; đồng thời mời
đại diện nhân dân sống trong khu vực ô nhiễm; yêu cầu nhân dân có văn bản nêu
rõ các vấn đề cần yêu cầu phía Công ty X phải giải thích hoặc đối thoại;
* Cùng với giấy mời triệu tập đến đối thoại, UBND xã gửi cho Công ty X
(bên được yêu cầu đối thoại) văn bản về các vấn đề cần giải thích hoặc đối thoại;
8


* UBND xã có thể mời thêm Phòng Tài nguyên - Môi trường là cơ quan
quản lý chuyên ngành cấp trên dự họp, nắm tình hình để báo cáo với lãnh đạo
UBND huyện;
* Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu
cầu, bên nhận yêu cầu phải chuẩn bị các nội dung trả lời, giải thích, đối thoại;
trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường yêu cầu tổ chức đối
thoại thì các bên có liên quan thực hiện theo quy định của cơ quan đã yêu cầu.
+ Tổ chức buổi đối thoại trực tiếp
Buổi đối thoại trực tiếp được tiến hành khi có sự tham gia đầy đủ của đại
diện nhân dân và đại diện có thẩm quyền của Công ty X. UBND xã Ngọc Liệp
là cơ quan chủ trì tổ chức đối thoại. Kết quả đối thoại phải được ghi chính xác,
trung thực thành biên bản ghi nhận các ý kiến, thỏa thuận, làm căn cứ để các bên
có trách nhiệm liên quan thực hiện hoặc để xem xét xử lý vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường.
Tuy nhiên UBND xã Ngọc Liệp vẫn không thực hiện được những công
việc theo quy định trên nên công dân tiếp tục gửi đơn lên phòng Tài nguyên và
Môi trường, UBND huyện.
- Về trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh trong quản lý khí thải:
Theo quy định tại Điều 102 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì tổ chức, cá

nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải kiểm
soát và xử lý bụi, khí thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Theo quy
định tại khoản 1 Điều 68 Luật Bảo vệ môi trường 2014 thì một trong những biện
pháp mà cơ sở sản xuất, kinh doanh phải thực hiện để bảo vệ môi trường, không
làm ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất của mình là thu gom, xử lý nước
thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có biện pháp giảm thiểu và xử lý
bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường; bảo đảm không để rò rỉ,
phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, phát sáng,
phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao
động. Việc Công ty X để khói bụi và khí thải của hoạt động công nghiệp xả vào
không khí, xả nước thải gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung
quanh là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 7 Điều 7 Luật Bảo vệ

9


môi trường 2014. Tuy nhiên, để xác định mức độ vi phạm của Công ty để từ đó
có biện pháp giải quyết triệt để, vừa đảm bảo môi trường sống cho nhân dân,
vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, cần xác định mức độ vi phạm tiêu chuẩn môi trường trong khí thải của
Công ty.
Trách nhiệm của UBND xã trong việc giải quyết vụ việc: Trong vụ việc
này, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty X có biểu hiện gây ô nhiễm môi
trường. Hành vi vi phạm quy định về xả khí thải, khói bụi sẽ bị xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP
có hiệu lực từ ngày 30/12/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để có cơ sở áp dụng biện pháp xử phạt
và yêu cầu doanh nghiệp có biện pháp khắc phục sự cố môi trường phù hợp thì
cần xác định được lưu lượng khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép. Đây là vấn đề
vượt quá năng lực chuyên môn của UBND cấp xã. Do đó, trong trường hợp này,

UBND xã cần báo cáo UBND cấp huyện để tổ chức việc điều tra, xác định ô
nhiễm môi trường, làm căn cứ để xác định thẩm quyền xử lý cũng như các biện
pháp cần áp dụng để khắc phục ô nhiễm môi trường.
- Ở đây chúng ta cần lưu ý là đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh,
để được cấp phép đầu tư, triển khai hoạt động sản xuất thì hồ sơ của doanh
nghiệp phải có Báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi
trường, kế hoạch bảo vệ môi trường… Do đó, để xác định xem doanh nghiệp có
vi phạm quy định về bảo vệ môi trường hay không, hoặc nếu có vi phạm thì ở
mức độ nào, cần có sự điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm và mức
độ ô nhiễm của cơ quan quản lý chuyên ngành về môi trường. Nội dung điều tra
về ô nhiễm môi trường theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Luật Bảo vệ môi
trường 2014 gồm:
+ Phạm vi, giới hạn khu vực môi trường bị ô nhiễm;
+ Mức độ ô nhiễm;
+ Nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan;
+ Biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;

10


+ Các thiệt hại đối với môi trường làm căn cứ để yêu cầu bên gây ô
nhiễm, suy thoái phải bồi thường.
- Căn cứ những phân tích tình huống ở trên và căn cứ Điều 1 Nghị định
số 179/2013/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường, chúng ta nhận thấy Công ty X có vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường. Xét theo Nghị định số 179/2013/NĐ-CP thì Công ty X có thể bị xử
lý vi phạm hành chính do các hành vi và hình thức xử lý như sau:
+ Vi phạm Điểm b, Khoản 1, Điều 8 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP.
* Hành vi: Thực hiện không đầy đủ nội dung trong bản cam kết bảo vệ
môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

* Hình thức xử lý: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
+ Vi phạm Điểm c, Khoản 1, Điều 8 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP.
* Hành vi: xây lắp không đúng, không vận hành thường xuyên hoặc vận
hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường đã cam kết trong
bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định.
* Hình thức xử lý: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
+ Ngoài ra khi kiểm tra chặt chẽ về phạm vi, giới hạn khu vực môi trường
bị ô nhiễm; Mức độ ô nhiễm chúng ta còn có thể áp dụng các hình thức xử lý
theo quy định: Vi phạm các quy định về xả nước thải; Điều 13, Điều 14. Vi
phạm về thải khí, bụi; Điều 15, Điều 16. Vi phạm các quy định về tiếng ồn. Để
xác định được phạm vi, giới hạn khu vực môi trường bị ô nhiễm; Mức độ ô
nhiễm thì phải thực hiện lấy mẫu và phân tích môi trường. Tất cả các hành vi vi
phạm đều có các hình thức xử lý là phạt tiền, Hình thức xử phạt bổ sung, và
Biện pháp khắc phục hậu quả.
2.3.2. Nguyên nhân:
a. Nguyên nhân khách quan:
- Các Văn bản chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường còn chồng chéo dẫn
đến công tác quản lý môi trường gặp nhiều khó khăn.

11


- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 mới có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2015, hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành luật còn chưa được ban
hành đầy đủ. Vì vậy, công tác tìm hiểu kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường
còn hạn chế.
- Thiếu sự quản lý, kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng trong
việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của người dân.
b. Nguyên nhân chủ quan:
- Vấn đề môi trường tuy không phải là vấn đề mới, nhưng số lượng vụ

việc về vấn đề môi trường tại xã Ngọc Liệp còn ít. Vì vậy UBND xã còn chưa
có kinh nghiệm trong quá trình giải quyết.
- Công cụ để xác định hành vi Công ty X gây ô nhiễm môi trường bằng
định lượng là khó khăn đối với cấp xã. Việc xác định Công ty X gây ô nhiễm
môi trường hoàn toàn là nhờ cảm quan.
- Về phía các cơ sở sản xuất: Chưa có ý thức, trách nhiệm về công tác bảo
vệ môi trường, có tâm lý đối phó trong việc phòng ngừa, kiểm soát nguy cơ gây
ô nhiễm môi trường, vì những lợi ích kinh tế, đầu tư không thích đáng hoặc
không đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường dẫn đến ô nhiễm môi trường, cơ
sở chưa chú trọng đầu tư hệ thống xử lý nước thải, chất thải, khí thải; quản lý
chất thải, chất thải nguy hại không đúng quy định, thải ra môi trường không qua
xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường cho phép; khi để xảy ra
tình trạng gây ô nhiễm môi trường không thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc
phục…; không tuân thủ các quy định của pháp luật và yêu cầu của cơ quan quản
lý nhà nước về bảo vệ môi trường, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
2.3.3. Hậu quả
Việc giải quyết chậm trễ của UBND xã Ngọc Liệp đối với vụ việc gây
mất lòng tin trong nhân dân. Về phía dư luận cho rằng UBND xã đã cố tình bao
che cho hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trong thời gian giải quyết đơn thư chậm, do chưa có kết luận xử lý nên
Công ty X chưa có động thái thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, bảo

12


vệ môi trường. Hành vi này có thể gây ô nhiễm môi trường xung quanh và ảnh
hưởng tới sức khỏe của người dân trong khu vực.
2.4. Các phương án giải quyết
2.4.1. Phương án 1
a. Phương án

- Phòng Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND huyện thành lập đoàn
kiểm tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường tại Công ty X khi có đơn đề nghị của các hộ dân.
- Việc kiểm tra dưới hình thức là UBND huyện ban hành quyết định hành
chính. Trong quyết định nêu rõ thành phần đoàn kiểm tra, nhiệm vụ của đoàn
kiểm tra. Đoàn kiểm tra do trưởng hoặc phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi
trường làm trưởng đoàn. Các thành viên đoàn kiểm tra bao gồm cán bộ, chuyên
viên phòng Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra xây dựng, cảnh sát môi trường,
chủ tịch UBND xã Ngọc Liệp, trưởng thôn Đồng Bụt.
- Để có thể xác minh được đúng hành vi vi phạm và mức độ vi phạm phải mời
đơn vị có đủ năng lực quan trắc môi trường để lấy mẫu và phân tích môi trường.
- Sau khi có Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra có
trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra, thông báo kế hoạch kiểm tra đối với
UBND xã, các thành viên đoàn kiểm tra và Công ty X.
- Theo kế hoạch kiểm tra, đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra tại thực địa
Công ty X.
- Các nội dung cần kiểm tra:
+ Hồ sơ thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường: Dự
án đầu tư xây dựng cơ sở, phương án sản xuất, bản cam kết bảo vệ môi trường,
giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, việc quản lý chất thải
nguy hại. Đề án khai thác nước dưới đất, đề án khai xả thải vào nguồn nước và
báo cáo xả nước thải vào nguồn nước.
+ Việc thực hiện bảo vệ môi trường tại cơ sở. Thực hiện các nội dung
trong bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký. Thực hiện các yêu cầu

13


bắt buộc nêu trong giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường. Xây
dựng các công trình, hệ thống bảo vệ môi trường. Thực hiện quản lý chất thải

nguy hại. Thực hiện quan trắc môi trường định kỳ. Thực hiện các quy định về
khai thác nước dưới đất và xả thải vào nguồn nước.
- Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì phải lập biên bản
vi phạm hành chính. Trong biên bản ghi rõ hành vi vi phạm; điều khoản vi phạm
theo quy định hiện hành của pháp luật.
- Đối với trường hợp có vi phạm được phát hiện thì trong thời gian 07
ngày làm việc đoàn kiểm tra phải có kết luận kiểm tra và có văn bản đề nghị chủ
tịch UBND huyện ra quyết định xử lý vi phạm hành chính.
b. Ưu điểm của phương án
- Quy trình xử lý vụ việc hành chính thực hiện theo đúng quy định của
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Chương II, thủ tục xử phạt, thi hành
quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt).
- Giải quyết vụ việc kịp thời. Sau khi có Quyết định thành lập đoàn kiểm
tra, kế hoạch kiểm tra, đoàn kiểm tra có thể kiểm tra tại cơ sở và có phương án
lập biên bản vi phạm hành chính, kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường.
- Đảm bảo pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, có tính răn
đe cao.
- Trách nhiệm giải quyết vụ việc là của đoàn kiểm tra. Đoàn kiểm tra về
cơ bản đã được trang bị đủ về chuyên môn (gồm cán bộ, chuyên viên các phòng
ban, cảnh sát môi trường), có thẩm quyền kiểm tra toàn diện Công ty X và tham
mưu cho UBND huyện phương án xử lý hành vi vi phạm trên phạm vi rộng hơn
chức năng tham mưu của riêng phòng Tài nguyên và Môi trường, có đủ dụng cụ
tác nghiệp (đã mời đơn vị quan trắc môi trường).
- Giải quyết vụ việc theo đúng chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ đã được
phân cấp cho UBND cấp huyện.
c. Nhược điểm của phương án

14



- Quy trình thực hiện phải tuân thủ theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm
hành chính năm 2012 nên phải ban hành nhiều văn bản.
- Tốn kém về tài chính do phải mời đơn vị quan trắc môi trường mới định
lượng được mức độ ô nhiễm môi trường. Hiện tại ở cấp huyện chưa được trang
bị các phương tiện quan trắc môi trường và cũng chưa có quy định chức năng
quan trắc môi trường của UBND cấp huyện. Vì vậy việc lấy mẫu và phân tích
môi trường phải ký kết hợp đồng với đơn vị có đủ tư cách pháp nhân.
2.4.2. Phương án 2
a. Phương án
Sau khi nhận được đơn đề nghị của các hộ dân, phòng Tài nguyên và Môi
trường cử cán bộ đến thực địa, kiểm tra tình hình sản xuất và hiện trạng môi
trường tại cơ sở. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện thấy có vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường thì lập biên bản vi phạm hành chính.
Phòng Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND huyện ra quyết định xử
phạt vi phạm hành chính đối với Công ty X. Trong quyết định ghi rõ hình thức
xử lý phạt tiền, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
b. Ưu điểm của phương án
- Giải quyết theo phương án này nhanh, gọn, đúng chức năng nhiệm vụ
của phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Có thể xác minh những nội dung đơn của công dân nhanh và không cần
phải qua nhiều thủ thục hành chính
c. Nhược điểm của phương án
- Khó khăn đối với cán bộ kiểm tra tại thực địa do lực lượng kiểm tra
mỏng, có thể không phát hiện hết các vi phạm và ảnh hưởng tới môi trường.
- Việc xác định ô nhiễm hoàn toàn là do cảm quan, không có thiết bị kiểm
tra bằng định lượng. Đối với nhiều cơ sở sản xuất nói chung và Công ty X khi
thấy có người kiểm tra có thể tạm dừng hoạt động trong một thời gian ngắn. Vì
vậy khi kiểm tra rất khó phát hiện được bằng các giác quan của con người hoặc
có phát hiện được bằng giác quan nhưng bằng chứng không thuyết phục.


15


- Biên bản vi phạm hành chính có giá trị hành chính không cao. Nếu có
phát hiện vi phạm hành chính thì phải thông báo UBND xã và người làm chứng
để lập biên bản vi phạm hành chính. Sau khi lập xong biên bản phải gửi tới
người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính ký biên bản.
2.4.3. Phương án 3
a. Phương án:
UBND huyện lập hồ sơ, đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ
kiểm tra và xử lý vi phạm tại Công ty X.
b. Ưu điểm của phương án
- Nếu Sở Tài nguyên và môi trường hỗ trợ thì việc xử lý vi phạm rất dễ
giải quyết do sở là cơ quan chuyên môn quản lý về lĩnh vực môi trường có trang
bị đầy đủ về chuyên môn, công cụ pháp lý đủ mạnh và dụng cụ phục vụ tác
nghiệp có sẵn.
- Mức độ sử lý vi phạm theo thẩm quyền của cấp sở và thành phố rất cao,
đặc biệt khi áp dụng các biện pháp kinh tế trong quản lý vì vậy có tác dụng lớn
trong việc răn đe các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
- Về phía UBND huyện sẽ dễ dàng trả lời công dân khi vụ việc được giải
quyết. Đảm bảo khách quan và hạn chế được việc gửi đơn vượt cấp.
c. Nhược điểm của phương án
- Vụ việc nhỏ, có thể sở Tài nguyên và Môi trường sẽ không phối hợp do
thẩm quyền là của cấp huyện, sở Tài nguyên và Môi trường có thể chỉ hướng
dẫn phương án giải quyết.
- Tiến độ chậm do phải lập hồ sơ và có văn bản giải trình đối với sở Tài
nguyên và Môi trường. Thông thường đối với những vụ việc nhỏ, mức độ không
quá nghiêm trọng và thuộc thẩm quyền của cấp huyện đã được phân cấp thì cơ
quan cấp trên gửi trả hồ sơ về cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo chức

năng nghiệm vụ.
2.4.4. Lựa chọn phương án tối ưu

16


Đối với các cơ quan hành chính, các công việc được tiến hành có tổ chức,
có nề nếp, có hiệu quả theo những định hướng tốt nhất. Mọi cán bộ công chức
với chức trách của mình tham gia vào các hoạt động chung theo một quy chế
nhất định. Tổ chức hoạt động của cơ quan hành chính hướng tới một mục tiêu
chung là tạo được một hiệu quả hoạt động tốt nhất phục vụ cho mục tiêu đã đề
ra. Đồng thời cơ quan hành chính cũng phải hoạt động theo quy định của pháp
luật góp phần xây dựng nhà nước phục vụ lợi ích của nhân dân.
Căn cứ những mục tiêu cần giải quyết vụ việc; ưu nhược điểm của từng
phương án đã trình bày ở trên, chúng ta nhận thấy:
- Phương án thứ 1 có nhiều ưu điểm hơn các phương án còn lại.
- Phương án 1 có những điểm khắc phục được những nhược điểm của
phương án còn lại.
- Nhược điểm của phương án thứ 1 được kiểm soát bởi các quy định của
pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước trong hoạt động bảo vệ môi trường. Vì
vậy chi phí cho hoạt động quan trắc môi trường là cần thiết và có quy định cụ
thể mức chi. (Điều 147 Luật Bảo vệ môi trường quy định về chi ngân sách nhà
nước cho bảo vệ môi trường; Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTCBTNMT về Hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường).
Kết luận: Để giải quyết được vụ việc đảm bảo đúng pháp luật, trả lời công
dân đúng thời hạn, đúng quy định; phát huy được chức năng nhiệm vụ của tập thể
các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, giảm sức ép đối với riêng phòng Tài
nguyên và Môi trường thì việc lựa chọn phương án thứ 1 là khả thi nhất.
2.5. Kế hoạch thực hiện phương án tối ưu

17



TT

1

2

3

Nội dung công việc

Văn bản đề nghị cử cán bộ tham gia
đoàn kiểm tra
Tờ trình đề nghị UBND huyện
quyết định thành lập đoàn kiểm tra
Quyết định thành lập đoàn kiểm tra,
nhiệm vụ đoàn kiểm tra, kinh phí
phục vụ kiểm tra

4

Kế hoạch kiểm tra, thông báo lịch
kiểm tra, họp phân công nhiệm vụ
kiểm tra

5

Kiểm tra tại thực địa (thời gian 5
ngày, không kể thời gian lấy mẫu

phân tích)

Thời gian thực
hiện

Tổ chức và cá nhân
tham gia

Địa điểm

15/10/2015

Phòng Tài nguyên và
môi trường

UBND huyện

16/10/2015

Phòng Tài nguyên và
Môi trường

UBND huyện

16/10/2015

Chủ tịch UBND
huyện

UBND huyện


17/10/2015

Trưởng đoàn kiểm tra

UBND huyện

18-23/10/2015

Đoàn kiểm tra, đơn vị
lấy mẫu và phân tích
môi trường, UBND

Công ty X

18

Sản phẩm
Công văn, các
thành viên đoàn
kiểm tra và chức
danh công vụ của
từng người
Tờ trình, dự thảo
Quyết định
Quyết định
Kế hoạch, phân
công nhiệm vụ rõ
ràng cho từng
thành viên đoàn

kiểm tra, thông
báo lịch kiểm tra
tại Công ty X
Kiểm tra hồ sơ
pháp lý và việc
thực hiện các quy


xã Ngọc Liệp, trưởng
thôn Đồng Bụt, đại
diện các hộ dân

6

7

Lập biên bản làm việc

Khi phát hiện vi phạm hành chính
thuộc lĩnh vực quản lý của mình,
đoàn kiểm tra phải kịp thời lập biên
bản

18-23/10/2015

18-23/10/2015

Đoàn kiểm tra

Công ty X


Đoàn kiểm tra

Công ty X

Đơn vị lấy mẫu và
phân tích môi trường

Phòng phân
tích Môi
trường

8

Kết quả phân tích môi trường

Trước ngày
15/11/2011

9

Báo cáo kết luận kiểm tra

15/11/2011

Trưởng đoàn kiểm tra

UBND huyện

10


Quyết định xử lý vi phạm hành

16/11/2011

Chủ tịch UBND

UBND huyện
19

định về bảo vệ
môi trường tại
thực địa
Biên bản làm việc
ghi nhận những
việc đã làm được
và chưa được của
Công ty X
Biên bản vi phạm
hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ
môi trường
Bảng kết quả,
đánh giá mức độ
vi phạm
Báo cáo kết quả
đợt kiểm tra, đề
xuất biện pháp xử
lý đối với Công ty
X

Quyết định xử lý


chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường

11

Giao quyết định xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường

12

Nộp tiền phạt

13

Áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm môi trường (Buộc trong thời
hạn do người có thẩm quyền xử
phạt ấn định trong quyết định xử
phạt vi phạm hành chính phải thực
hiện biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trường)

huyện, có thể ủy
quyền cho phó chủ
tịch


16/11/2011

vi phạm hành
chính

Trưởng đoàn kiểm tra

Sau 10 ngày kể từ
ngày nhận quyết Công ty X, Kho bạc
định xử lý vi
nhà nước
phạm hành chính

Công ty X,
UBND xã
Ngọc Liệp,
trưởng thôn
Đồng Bụt, các
hộ dân, kho
bạc nhà nước
Kho bạc nhà
nước

Công ty X

Công ty X

20

Giao quyết định

cho chính quyền
xã, các hộ dân,
Công ty X. Riêng
Công ty X phải có
biên bản bàn giao
quyết định
Biên lai thu tiền

Các công trình xử
lý môi trường,
trang thiết bị, các
biện pháp bảo vệ
môi trường


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trên đây là một tình huống xảy ra rất phổ biến tại các địa phương. Qua
quá trình nghiên cứu và đề xuất phương án giải quyết tình huống nêu trên tôi rút
ra một số kết luận sau:
- Việc tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường chưa được sâu rộng và chưa
thường xuyên nên việc nhận thức của nhân dân, các cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp về công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế.
- Công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường còn hạn chế, Nhiều
các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện, không có báo
cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận đăng ký.
- Cán bộ làm công tác quản lý về môi trường còn thiếu về số lượng, trình độ
chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn nên gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong
công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Các xã, thị trấn chưa có cán bộ chuyên trách

làm công tác bảo vệ môi trường nên công tác này còn bị buông lỏng.
3.2. Kiến nghị
Để giải quyết được các vấn đề còn tồn tại trong tình huống cần thực hiện
một số giải pháp sau như:
- Tăng cường công tác tuyên truyền về Luật Bảo vệ môi trường trong các
ngành các cấp cơ quan, đoàn thể của huyện. Xây dựng chương trình truyền
thông môi trường trên phạm vi toàn huyện với nhiều hình thức như: Tuyên
truyền trên hệ thống truyền thanh, panô, áp phích…
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn tới
cán bộ các cấp, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao nhận thức, am
hiểu chuyên môn về bảo vệ môi trường.
- Đề nghị các cấp, các ngành của huyện, thành phố quan tâm đến các thủ
tục pháp lý về môi trường, Bảo đảm yêu cầu về môi trường ngay từ khâu xây

21


dựng và phê duyệt các quy hoạch, các dự án đầu tư cụ thể như: Thực hiện
nghiêm chỉnh việc lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động, đăng ký kế
hoạch bảo vệ môi trường, xin cấp phép khai thác, xả thải vào nguồn nước… kiên
quyết không đưa vào xây dựng, vận hành, khai thác các cơ sở chưa đáp ứng đầy
đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- Hoàn thành quy hoạch các khu, cụm, điểm công nghiệp, làng nghề khuyến
khích và đẩy nhanh tiến độ đầu tư, di rời các hộ sản xuất, các cơ sở sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư ra cụm, điểm công nghiệp.
- Tăng cường năng lực kiểm soát, phát hiện, ngăn ngừa kịp thời và xử lý
triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Kiên quyết đình chỉ
hoạt động di dời đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường có trong danh mục
quy định theo quyết định số 04/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Tiếp tục kiện toàn và tăng cường tổ chức bộ máy bảo đảm thực hiện hiệu

quả công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường từ huyện đến cơ sở
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy
định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng
trong việc phát hiện ô nhiễm, thu thập chứng cứ tại chỗ, đầu tư các phương tiện
phục vụ giám sát hiện trường.
- Từng bước cụ thể và thể chế hoá các văn bản pháp luật để xây dựng và
ban hành cơ chế về bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình địa phương nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Tăng cường nguồn lực tài chính trong bảo vệ môi trường, từng bước xã
hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

22



×