Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tiểu luận xử lý tình huống công trình vi phạm trật tự xây dựng xảy ra tại đội quản lý thị trường số 32, huyện mê linh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.16 KB, 24 trang )

PHẦN: I MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo quyết định số: 584/QĐ – UBND ngày 05/9/2008 của Ủy ban nhân
dân thành phố Hà Nội về việc thành lập Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, với
nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu gian lận thương mại,
hàng giả trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó có Đội Quản lý thị trường số
32, có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu gian lận thương
mại, hàng giả trên địa bàn huyện Mê Linh. Có trụ sở tại: Khu trung tâm hành
chính huyện Mê Linh- xã Đại Thịnh – huyện Mê Linh – Tp Hà Nội
Trong quá trình hoạt động, Đội QLTT số 32 chịu sự giám sát, kiểm tra
của Chi cục QLTT Hà Nội. Đội QLTT số 32 được giao nhiệm vụ kiểm tra, kiểm
soát thị trường thuộc địa bàn huyện Mê Linh, bao gồm 16 xã và 02 thị trấn. Cán
bộ, công chức tại đội gồm có 11 công chức và 01 hợp đồng . Địa bàn kiểm tra
kiểm soát rộng, phương tiện đi kiểm tra, kiểm soát thị trường chủ yếu là xe
máy; từ trụ sở đội đi xuống địa bàn các xã, địa điểm xa nhất là 25km. Do vậy
gặp khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý địa bàn.
Ngày 31/3/2015, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội ban hành Quyết định
số 559/ QĐ – QLTT về việc ban hành “ Quy định hoạt động kiểm tra và xử phạt
vi phạm hành chính của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội”; để điểu chỉnh hoạt
động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của toàn bộ công chức thuộc chi
cục quản lý thị trường.
Kiểm tra theo đề xuất kiểm tra đã được lãnh đạo chi cục phê duyệt là điều
cần thiết và đúng với nội dung của quyết định 559/QĐ – QLTT ngày 31/3/2015
của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, đôi
lúc phát sinh những vụ việc không nằm trong đề xuất kiểm tra đã được phê
duyệt. Đây là một tình huống gặp khá nhiều ở hầu hết các Đội QLTT thuộc Chi
cục Quản lý thị trường Hà Nội. Vậy, công chức quản lý thị trường sẽ xử lý tình
huống này như thế nào, đó là nội dung sẽ được đề cập trong tình huống dưới đây


2. Mục tiêu nghiên cứu


Xây dựng được tình huống phù hợp với thực tiễn tại cơ sở, trên cơ sở đó
phân tích tình huống, đưa ra các phương án giải quyết tình huống và lựa chọn
được phương án tối ưu nhất, rồi xây dựng kế hoạch thực hiện phương án tối ưu
đó, đồng thời kiến nghị những vấn đề chưa phù hợp để qua đó có những sửa đổi
bổ sung cho kịp thời và hợp lý, theo kịp được sự phát triển chung của xã hội và
đất nước.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài có sử dụng phương pháp xử lý tình huống.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tình huống công trình vi phạm trật tự xây dựng xảy ra tại Đội Quản lý
thị trường số 32, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
5. Bố cục bài viết
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
+ Mô tả tình huống
+ Xác định mục tiêu giải quyết tình huống
+ Phân tích tình huống
+ Xây dựng và phân tích các phương án giải quyết tình huống,
chọn phương án tối ưu nhất
+ Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phương án tối ưu
- Phần kết luận, kiến nghị


PHẦN II: NỘI DUNG
1. Mô tả tình huống

Theo quyết định số: 02/QĐ – Đ32 ngày 27 tháng 3 năm 2014 của
Đội trưởng Đội QLTT số 32 về việc Thành lập, phân công nhiệm vụ các tổ
công tác và CBCC của Đội QLTT số 32.
Điều 1. Thành lập 02 tổ công tác thuộc Đội QLTT số 32 phân công địa

bàn quản lý đến từng tổ công tác, công chức, giao chỉ tiêu kế hoạch nghiệp vụ
năm 2015 (có Bảng biểu chi tiết kèm theo) như sau:
- Tổ công tác số 01 , địa bàn quản lý gồm 08 xã, 01 thị trấn, gồm 05 công
chức và 01 lao động hợp đồng phân theo địa bàn có tên như sau:
TT
1

Họ và tên
Nguyễn Ngọc V

Chức vụ

Địa bàn quản lý

Phó đội trưởng

Phụ trách chung địa bàn Tổ 01 và
TT Quang Minh

Tổ trưởng tổ 1
2

Nguyễn Ngọc T

KSV

3

Phạm Văn H


KSV trung cấp

Mê Linh, Tráng Việt

4

Nguyễn Thế P

KSV trung cấp

Tiền Phong, Kim Hoa

5

Nguyễn Hồng N

Công chức

Tam Đồng (kiêm nhiệm Thủ quỹ,
thủ kho)

6

Đào Trường S

LĐHĐ

Thống kê, tổng hợp

Ghi chú


Liên Mạc, Tự Lập, Tiến Thắng

- Tổ công tác số 02 , địa bàn quản lý gồm 08 xã, 01 thị trấn, gồm 05 công chức
phân theo địa bàn có tên như sau:


TT

1

Họ và tên

Nguyễn Xuân A

Chức vụ

Địa bàn quản lý

Phó đội
trưởng

Phụ trách chung địa bàn Tổ 02 và TT

Ghi chú

Chi Đông

Phụ trách tổ 2
2


Nguyễn Văn B

Tổ trưởng

Thạch Đà, Văn Khê

3

Nguyễn Văn C

KSV

Tiến Thịnh, Chu Phan

4

Nguyễn Văn D

KSVTC

5

NguyễnThị E

Hoàng Kim, Thanh Lâm, Vạn Yên

KSV- Kế toán Đại Thịnh ( Kiêm nhiệm kế toán Đội)

Tất cả các vụ việc kiểm tra trong tuần đều phải gửi lãnh đạo chi cục phê

duyệt vào cuối tuần trước đó; Kiểm tra trên khâu lưu thông đều phải được lãnh
đạo chi cục phê duyệt qua điện thoại và báo cáo sau bằng văn bản. Sự việc xảy
ra vào ngày 31/12/2014 như sau:
Vào 8h sáng ngày 31/12/2014, đồng chí đội trưởng Đội quán lý thị trường
số 32 họp toàn bộ đơn vị và quán triệt công tác trong ngày. Đội trưởng có giao
các tổ công tác không đi địa bàn; làm việc tại trụ sở đội hoàn tất hồ sơ vụ việc.
Đến khoảng 10h, Đội trưởng đội Cảnh sát kinh tế về trật tự và an toàn xã hội
huyện Mê Linh có gọi điện đề xuất phối hợp kiểm tra trên khâu lưu thông, vì có
thông tin có xe vận chuyển thuốc lá điếu ngoại nhập lậu di chuyển theo hướng từ
sân bay Nội Bài đi Lào Cai. Tuy nhiên, đồng chí đội trưởng Đội QLTT số 32, đã
từ chối đề xuất phối hợp kiểm tra, vì hôm nay đội có tổ chức ăn tết dương lịch.
Đến khoảng 11h, ngày 31/12/2014 có 01 đồng chí cảnh sát giao thông và 02
đồng chí Công an kinh tế dẫn chiếc xe Inova 07 chỗ, biển kiểm soát 15C. 25.086
về trụ sở đội và có nhờ đội QLTT số 32 kiểm tra hàng hóa trên xe giúp. Trên xe
lúc này có 02 người phụ nữ và 01 lái xe là nam giới. Chị Nguyễn Thị Thanh Vân
nhận mình là chủ hàng. Đồng chí Tổ trưởng tổ công tác số 2 đã yêu cầu 03 kiểm
soát viên của tổ ra tham gia bốc dỡ hàng trên xe xuống sân trụ sở đội để kiểm


tra. Khi ra kiểm tra hàng hóa trên xe, các kiểm soát viên không đeo thẻ kiểm tra
thị trường, không mặc trang phục ngành. Hai người phụ nữ trên xe có thái độ
thiếu tôn trọng cán bộ làm nhiệm vụ, văng tục chửi bậy tại trụ sở Đội QLTT số
32. Sau khi kiểm tra hàng hóa xác định là xe có chở hàng hóa như thông tin đã
nêu, đó là trên xe có trở 150 bao thuốc lá điếu ngoại nhập lậu nhãn hiệu 555, vi
phạm pháp luật, khi này chủ hàng là hai cô gái đã đưa cho các cán bộ số tiền
5.000.000 VNĐ tiền bồi dưỡng, và các cán bộ này đã để cho xe đi mà không xử
lý sai phạm của đối tượng. Tuy nhiên, người chủ hàng lại có quan hệ quen biết
với lãnh đạo chi cục và sự việc trên, nhanh chóng đã đến tai lãnh đạo chi cục.
Lãnh đạo chi cục lập tức về Đội vào chiều tối ngày 31/12/2014 và yêu cầu lãnh
đạo Đội QLTT số 32 báo cáo về sự việc trên.

Sau nghe báo cáo và xác minh thông tin, lãnh đạo chi cục đã ra quyết định
xử lý kỷ luật đối với 04 công chứ của Tổ công tác số 2 – Đội QLTT số 32, vì
hành vi thi hành công vụ không đúng trình tự, nhận hối lộ, bao che hành vi vi
phạm
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
- Việc giải quyết phải được tiến hành nhanh chóng, dứt điểm nhưng phải
đảm bảo đúng, phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, phục vụ được nhiệm vụ chính trị của ngành quản lý thị trường.
- Mục tiêu của việc giải quyết tình huống là phải nhanh chóng xử lý
được vi phạm trong hoạt động công vụ của công chức Đội Quản lý thị trường số
32 để có sức răn đe, rút kinh nghiệm khi thực thi công vụ của các cồng chức
quản lý thị trường của toàn chi cục
- Mục tiêu cụ thể, trước mắt: xử lý sai phạm của công chức quản lý thị
trường trong khi thi hành công vụ để có tính răn đe kịp thời đối với toàn công
chức của chi cục


- Mục tiêu lâu dài, sâu xa hơn: đó là để tăng cường pháp chế, kỷ cương để
bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà nước, xã hội, công dân, cũng như ngăn ngừa
tình huống đó tai diễn trong tương lai.
3. Phân tích tình huống
3.1. Cơ sở pháp lý
Một số văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng để phân tích tình
huống:
1. Luật xử lý vi phạm hành chính số: 15/2012/QH13 ngày 20/6/2013

2. Luật khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 19/02/2012
3. Nghị định số: 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất,
buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

4. Thông tư số: 07/2014/TT – BCT ngày 14 tháng 02 năm 2014 của Bộ
Công thương quy định về quản lý, sử dụng trang phục, phù hiệu, cờ hiệu, cấp
hiệu, biển hiệu và Thẻ kiểm tra thị trường của Quản lý thị trường;
5. Thông tư số 09/2013/TT-BCT ngày 02 tháng 5 năm 2013 của Bộ Công
thương quy định về hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của Quản
lý thị trường
6. Thông tư số: 13/2014/TT – BCT ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Bộ Công
thương quy định về hoạt động công vụ của công chức Quản lý thị trường.
7. Quyết định số: 584/QĐ – UBND ngày 05/9/2008 của Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội về việc thành lập Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội
8. Quyết định số 559 /QĐ-QLTT ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Chi cục
Quản lý thị trường Hà Nội quy định hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm
hành chính của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội
Cụ thể như sau:


Căn cứ vào điều 1,2 của Nghị định 185/2013/NĐ – CP ngày 15/11/2013
của Chính phủ thì hành vi của bà Nguyễn Thị Thanh Vân là vi phạm pháp luật
của Nhà nước về kinh doanh hàng cấm là thuốc lá điếu ngoại nhập lậu.
Với hành vi vi phạm trên, hình thức xử phạt vi phạm hành chính mà bà
Vân có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 25 của Nghị định 185/2013/NĐ –
CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ như sau:
“ Điều 25: Hành vi vi phạm về kinh doanh hàng cấm là thuốc lá điếu
ngoại nhập lậu:
1. Đối với hành vi kinh doanh hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu, mức
phạt tiền như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trong
trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 10 bao (1 bao
= 20 điếu, đối với các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi
20g = 1 bao);

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là
thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 10 bao đến dưới 20 bao;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm
là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 20 bao đến dưới 50 bao;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm
là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 50 bao đến dưới 100 bao;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm
là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 100 bao đến dưới 200 bao;
e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng
cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 200 bao đến dưới 400 bao;


g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng
cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 400 bao đến dưới 600 bao;
h) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng
cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 600 bao đến dưới 800 bao;
i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng
cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 600 bao đến dưới 1.000 bao;
k) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng
cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 600 bao đến dưới 1.000 bao;
l) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng
cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.000 bao đến dưới 1.200 bao;
m) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp hàng
cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.200 bao đến dưới 1.400 bao;
n) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp hàng
cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.400 bao đến dưới 1.500 bao;
o) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng
cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.500 bao trở lên mà không bị truy
cứu trách nhiệm hình sự.
2. Các mức phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng

xử phạt hành chính đối với:
a) Chủ phương tiện vận tải hoặc người điều khiển phương tiện vận tải có hành
vi vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu;
b) Chủ kho tàng, bến bãi, nhà ở có hành vi tàng trữ hàng cấm là thuốc lá điếu
nhập lậu;
c) Người có hành vi giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu.


3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm là thuốc
lá điếu nhập lậu trong trường hợp tang vật có số lượng từ 600 bao trở lên hoặc
vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 12 tháng đến 24 tháng
đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp vi
phạm nhiều lần hoặc tái phạm.”
Như vậy, theo Khoản a, Điều 1 và Khoản a Điều 3 thì bà Vân có thể bị áp
dụng hình thức xử phạt chính:là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000
đồng. Và hình thức xử phạt bổ sung là: Tịch thu toàn bộ 400 bao thuốc lá điếu
ngoại nhập lậu.
Ngoài ra, bà Vân còn vi phạm đó là: ban đầu thì xúc phạm, gây rối đối với
người thi hành công vụ, sau đó là hối lộ người thi hành công vụ để xin được
giảm bớt mức xử phạt.
Đối với Đội Quản lý thị trường số 32, Căn cứ vào Quyết định số Quyết
định số 559 /QĐ-QLTT ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Chi cục Quản lý thị
trường Hà Nội, Công chức đội quản lý thị trường số 32 đã vi phạm quy

định hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Chi cục Quản lý thị
trường Hà Nội. Cụ thể như sau:
Điều 5. Đề xuất và phê duyệt kiểm tra

1. Căn cứ kết quả điều tra cơ bản, thập thông tin ban đầu, dấu hiệu vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại và các lĩnh vực khác thuộc thẩm
quyền kiểm tra, xử lý của cơ quan Quản lý thị trường, công chức lập báo cáo
bằng văn bản báo cáo, đề xuất kiểm tra với Đội trưởng ( hoặc Phó đội trưởng
được giao quyền). Trên cơ sở báo cáo đề xuất của công chức, đội trưởng ( hoặc


Phó Đội trưởng được giao quyền) xem xét phê duyệt kiểm tra hoặc không kiểm
tra. Trường hợp phê duyệt không kiểm tra phải ghi rõ lý do vào báo cáo đề xuất
kiểm tra của công chức
2. Căn cứ đề xuất kiểm tra của công chức, Đội trưởng có trách nhiệm báo
cáo đề xuất kiểm tra trong tuần đề nghị Phó Chi cục trưởng phụ trách Đội và đề
xuất với Chi cục trưởng phê duyệt.
* Việc đề xuất kiểm tra trong tuần của Đội được thực hiện như sau:
- Vào chiều ngày làm việc cuối cùng của tuần trước, căn cứ vào đề xuất
kiểm tra của công chức các tổ công tác, Đội trưởng tổng hợp báo cáo đề xuất
kiểm tra trình Chi cục trưởng phê duyệt, đồng thời có thể gửi đề xuất vào hòm
thư điện tử của Trưởng Phòng Nghiệp vụ, Phó Chi cục trưởng phụ trách Đội.
- Trưởng phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp căn cứ vào đề xuất kiểm tra của
Đội, và ý kiến chỉ đạo của Phó Chi cục trưởng phụ trách Đội để làm cơ sở trình
Chi cục trưởng phê duyệt vào thứ hai tuần sau. Trong trường hợp Chi cục trưởng
vắng mặt, ủy quyền cho Phó Chi cục trưởng được phân công phê duyệt.
- Sau khi đề xuất kiểm tra đã được phê duyệt, Trưởng phòng Nghiệp vụ
có trách nhiệm gửi vào hòm thư điện tử của Đội trưởng để Đội trưởng tổ chức
triển khai thực hiện theo đề xuất kiểm tra đã được phê duyệt và gửi đề xuất kiểm
tra của Đội đã được phê duyệt bằng văn bản cho Đội để lưu vào hồ sơ vụ việc.
- Việc đề xuất phê duyệt kiểm tra phải được thực hiện theo chế độ bảo
mật.
3. Đối với trường hợp các cơ quan chức năng khác đề xuất phối hợp,
Trưởng phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp có trách nhiệm tham mưu trình Chi cục

trưởng phê duyệt đề xuất phối hợp, báo cáo Phó Chi cục phụ trách Đội đề xuất
phối hợp đã được phê duyệt và thông báo Đội trưởng được giao nhiệm vụ phối
hợp để triển khai thực hiện.


Đối với trường hợp các Đội có đề xuất phối hợp với các cơ quan chức
năng khác khi thực hiện kiểm tra phải có báo cáo đề xuất bằng văn bản trình Chi
cục trưởng phê duyệt. Trưởng phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp có trách nhiệm tiếp
nhận tham mưu đề xuất Phó Chi cục trưởng phụ trách Đội để trình Chi cục
trưởng phê duyệt. Chi cục trưởng hoặc Phó Chi cục trưởng phụ trách Đội ban
hành công văn đề nghị phối hợp với các cơ quan khác và giao Đội triển khai
thực hiện theo nội dung đề xuất kiểm tra phối hợp.
4. Trong một số trường hợp cụ thể, Lãnh đạo Chi cục có thể giao nhiệm vụ
cho Đội Quản lý thị trường kiểm tra thị trường bằng văn bản hoặc Phiếu giao việc.
Trường hợp các đồng chí Phó Chi cục trưởng phụ trách theo lĩnh vực
được phân công có phiếu giao việc cho các Đội ngoài các Đội được giao phụ
trách, phải báo cáo với Chi cục trưởng và thông báo với Phó Chi cục trưởng phụ
trách Đội đó để phối hợp chỉ đạo.
Trước khi tiến hành kiểm tra, Đội trưởng có trách nhiệm báo cáo Chi cục
trưởng và Phó Chi cục trưởng phụ trách Đội kế hoạch triển khai kiểm tra và báo
cáo kết quả kiểm tra sau khi kết thúc kiểm tra.
5. Trong trường hợp đối tượng vi phạm pháp luật quả tang; đối tượng vi
phạm sẽ bỏ trốn, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán,
tiêu hủy hoặc để ngăn chặn, hạn chế kịp thời hậu quả do hành vi vi phạm pháp
luật gây ra, Đội trưởng có trách nhiệm báo cáo Chi cục trưởng phê duyệt kiểm
tra thông qua hình thức điện thoại trực tiếp đổng thời báo cáo ngay kết quả phê
duyệt với Phó Chi cục trưởng phụ trách Đội và thông báo với Trưởng phòng
Nghiệp vụ- Tổng hợp để phối hợp thực hiện.
Đội trưởng có trách nhiệm hoàn thiện phê duyệt đề xuất kiểm tra bằng
văn bản vào ngày làm việc kế tiếp kể từ ngày ra Quyết định kiểm tra trình Chi

cục trưởng phê duyệt để làm cơ sở lưu trong hồ sơ vụ việc.


6. Trường hợp Đội QLTT địa bàn đề xuất kiểm tra trái địa bàn, nếu xét
thấy tính chất vụ việc không lớn, Lãnh đạo Chi cục có thể giao cho Đội địa bàn
nơi vi phạm xảy ra tiến hành kiểm tra, xử lý.
7. Phó Chi cục trưởng chỉ đạo Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp, Phòng Tổng
hợp và Phối hợp liên ngành, Phòng Kiểm tra (tùy theo tính chất từng vụ việc) và
Đội Quản lý thị trường được phân công phụ trách triển khai, thực hiện theo
những nội dung đã được Chi cục trưởng phê duyệt.
Trường hợp Đội QLTT không tiến hành kiểm tra theo báo cáo đề xuất đã
được phê duyệt, Đội trưởng phải báo cáo bằng văn bản với Lãnh đạo Chi cục”
Như vậy, ta có thể thấy, các công chức của Đội QLTT số 32, tiến hành
kiểm tra mà chưa được sự phê duyệt hoạt động kiểm tra của lãnh đạo chi cục.
Thêm vào đó, một số sai phạm tiếp theo của công chức Quản lý thị trường
– Đội QLTT số 32 ta có thể thấy tai Điều 6 của Thông tư số: 13/2014/TT – BCT
ngày 14/5/2014 của Bộ công thương
“ Điều 6. Những việc công chức Quản lý thị trường không được làm trong
hoạt động công vụ
1. Không chấp hành kỷ luật lao động; không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng, không đầy đủ, không kịp thời nhiệm vụ được giao hoặc phân công.
2. Gây mất đoàn kết làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động công vụ
của cơ quan; tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; sử dụng các loại ma túy;
uống rượu, bia khi đang thực hiện hoạt động công vụ.
3. Không mặc trang phục Quản lý thị trường, đeo biển hiệu, phù hiệu, cấp
hiệu đúng quy định; không xuất trình Thẻ kiểm tra thị trường khi thực hiện hoạt
động kiểm tra kiểm soát thị trường theo quy định; không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ được giao.
4. Tham mưu hoặc ban hành văn bản, chuyên môn, nghiệp vụ không đúng
nội dung, trình tự, thời hạn và thẩm quyền theo quy định của pháp luật; thông tin



báo cáo không trung thực, không kịp thời, không đúng chế độ thông tin báo cáo
công tác theo quy định.
5. Tự ý phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí những nội dung có liên
quan đến hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường mà không phải là người
phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn theo quy định hoặc phát ngôn làm
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân khi
chưa được phép hoặc chưa có kết luận, quyết định xử phạt theo quy định.
6. Có cử chỉ, thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn,
phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi hoạt động công vụ.
7. Làm tư vấn cho tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về
các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác hoặc những
công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết mà không được
phép.
8. Tự ý đặt ra các điều kiện, yêu cầu, thủ tục không đúng quy định của
pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp nhận, xử lý
thông tin, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính.
9. Tham dự ăn, uống, vay, mượn tiền, mua hàng của đối tượng bị kiểm tra
hoặc xử lý vi phạm hành chính; lợi dụng hoạt động công vụ được giao để mưu
lợi cá nhân hoặc nhận hối lộ dưới mọi hình thức.
10. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy
định của pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính; can
thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính.
11. Sử dụng ấn chỉ không đúng quy định để lập hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử
phạt vi phạm hành chính; làm mất, giả mạo hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc kiểm
tra, xử phạt vi phạm hành chính.
12. Tiết lộ thông tin về vụ việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính
không đúng quy định dưới mọi hình thức hoặc khai thác, sử dụng trái phép tài
liệu, hồ sơ vụ việc của cơ quan, đơn vị để vụ lợi cá nhân.



13. Thu tiền xử phạt không đúng quy định; tham ô, chiếm đoạt, sử dụng
trái phép tiền thu phạt hành chính, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị
tạm giữ hoặc tịch thu; sửa chữa hồ sơ, chứng từ, sổ kế toán để tham ô, chiếm
đoạt tiền phạt hành chính hoặc tang vật vi phạm hành chính.
14. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn bao che, dung túng vi phạm hành chính,
không xử phạt, xử phạt không kịp thời, xử phạt không đúng mức hoặc giữ lại
các vụ việc có dấu hiệu tội phạm để xử phạt hành chính.
15. Các hành vi khác không được làm trong hoạt động công vụ theo quy
định của pháp luật.”
Ta có thể thấy, công chức của Đội QLTT số 32, đã vi phạm quy định tại
Khoản 1, khoản 13 của Điều 6 quy định về những việc công chức QLTT không
được làm khi thi hành công vụ.
Như vậy qua tình huống ta có thể nhận thấy Có dấu hiệu buông lỏng quản
lý, dung túng cho hành vi vi phạm; trình độ nghiệp vụ của cán bộ, công chức làm
công tác kiểm tra kiểm soát còn hạn chế dẫn đến lúng túng trong khi tiến hành xử lý,
phối hợp hoạt động kiểm tra.
3.2. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến tình huống
3.2.1. Nguyên nhân khách quan
- Do cơ chế chính sách chưa thực sự rõ ràng; việc tuyên truyền cơ chế,
quy định đến đội ngũ cán bộ công chức chưa được sâu.
- Cơ chế quản lý còn lỏng lẻo, chưa sát xao
- Do điều kiện địa lý là đội ngoại thành xa trung tâm nên ít được quan tâm
quản lý.
3.2.2. Nguyên nhân chủ quan.
- Do phẩm chất năng lực của đội ngũ cán bộ công chức chưa cao


- Tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm tác phong, lề lối làm việc của đội

ngũ cán bộ công chức còn thấp
- Do trình độ dân trí, ý thức pháp luật của người dân là thấp


3.3. Hậu quả từ tình huống
3.3.1. Về mặt kinh tế - Chính trị
Hoạt động kinh doanh hàng cấm ngày càng phức tạp và đa dạng hình thức
làm ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích kinh tế của đất nước, của những người dân mà
tiêu dùng thuốc lá. Ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của công dân, tổ chức
- Ảnh hưởng đến ổn định chính trị: làm cho nền chính trị mấn ổn định,
cân bằng
3.3.2. Về xã hội
- Ảnh hưởng văn hóa- xã hội, môi trường
- Làm mất uy tín của cơ quan cán bộ, công chức, giảm sút lòng tin của
nhân dân, gây bất bình trong dư luận
- Ảnh hưởng đến trật tự pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa.
4. Xây dựng và phân tích các phương án giải quyết tình huống, chọn
phương án tối ưu nhất
4.1. Xây dựng và phân tích các phương án
Qua nội dung vụ việc, qua những phân tích cụ thể trên với kiến thức về
quản lý Nhà nước vừa được bồi dưỡng tôi xây dựng các phương án giải quyết vụ
việc theo các mục tiêu đặt ra như sau:
*) Phương án 1:
Đội Quản lý thị trường số 32 không đồng ý với sự đề nghị giúp đỡ
khám hàng hóa trên xe của Đội Cảnh sát kinh tế. Và coi như không có vấn đề gì
xảy ra.
- Ưu điểm:



Khi làm như vậy, các công chức của Đội QLTT số 32 sẽ tránh khỏi
những liên lụy, và vi phạm về quy định trong hoạt động công vụ của công chức
Đội QLTT số 32.
- Nhược điểm:
Mặt khác ở phương án này, nếu không có sự tham gia phối hợp cùng thì
gần như đối tượng vi phạm pháp luật sẽ không được phát hiện, thiếu sự răn đe
đối với các đối tượng.
Khi đó, tình trạng kinh doanh hàng cấm nói chung, và hàng cấm là thuốc
lá điếu ngoại nói riêng sẽ ngày càng phát triển và diễn biến phức tạp hơn, gây
ảnh hưởng không ít tới đời sống xã hội.
*) Phương án 2:
Đội Quản lý thị trường số 32, đồng ý tham gia khám xe, phối hợp cùng
lực lượng cảnh sát kinh tế. Ngoài ra, Tổ trưởng tổ kiểm tra cần có sự chỉ đạo đối
với công chức của tổ kiểm tra mặc trang phục, đeo thẻ kiểm tra thị trường theo
đúng quy định. Tổ trưởng tổ kiểm tra, đề xuất vụ việc với đội trưởng để đội
trưởng bảo cáo lãnh đạo chi cục qua điện thoại, sau đó cho tiến hành kiểm tra
bình thường. Trong quá trình kiểm tra, phát hiện dấu hiệu vi phạm của đối tượng
lập tức có báo cáo với lãnh đạo chi cục để có biện pháp xử lý kịp thời. Không
nhận tiền hối lộ của đối tượng vi phạm, kiên quyết xử lý đối tượng vi phạm theo
quy định của pháp luật.
- Ưu điểm
Việc làm việc theo đúng quy trình, quy định sẽ đảm bảo giữ nghiêm trật
tự, kỷ cương của cơ sở, đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý
Nhà nước.
Ngoài ra còn có tác dụng răn đe, giải quyết nhanh chóng, góp phần đẩy
lùi các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, và hành vi kinh doanh hàng cấm là
thuốc lá điếu ngoại nhập khẩu nói riêng. Khắc phục được tình trạng vi phạm


pháp luật trên địa bàn huyện, góp phần xây dựng xã hội ổn kinh, văn minh và

phát triển.
- Nhược điểm:
Sẽ không được lòng dân cụ thể là đối tượng vi phạm, còn ngoài ra, ở
phương án này gần như là không có nhược điểm.
*) Phương án 3:
Đội Quản lý thị trường số 32, đồng ý tham gia khám xe, phối hợp cùng
lực lượng cảnh sát kinh tế. Ngoài ra, Tổ trưởng tổ kiểm tra cần có sự chỉ đạo đối
với công chức của tổ kiểm tra mặc trang phục, đeo thẻ kiểm tra thị trường theo
đúng quy định. Tổ trưởng tổ kiểm tra, đề xuất vụ việc với đội trưởng để đội
trưởng bảo cáo lãnh đạo chi cục qua điện thoại, sau đó cho tiến hành kiểm tra
bình thường. Trong quá trình kiểm tra, phát hiện dấu hiệu vi phạm của đối tượng
lập tức có báo cáo với lãnh đạo chi cục để có biện pháp xử lý kịp thời. Nhận tiền
hối lộ của đối tượng vi phạm và xử lý đối tượng vi phạm theo quy định của
pháp luật.
- Ưu điểm
Về cơ bản thì công chức Đội Quản lý thị trường số 32 đã làm việc
theo đúng quy trình của hoạt động kiểm tra kiểm soát thị trường. Sẽ tránh được
tình trạng bị xử lý kỷ luật đối với công chức
- Nhược điểm:
Tình trạng kinh doanh hàng cấm nói chung, và hàng cấm là thuốc lá điếu
ngoại nói riêng sẽ ngày càng phát triển và diễn biến phức tạp hơn, gây ảnh
hưởng không ít tới đời sống xã hội.
Thiếu sự răn đe đối với các đối tượng vi phạm, mất hình ảnh của công
chức Quản lý thị trường.
4.2. Chọn phương án tối ưu


Qua phân tích ba phương án, ta thấy phương án 2 là phương án có tính
khả thi nhất, có nhiều ưu điểm nhất: Đúng pháp luật; Giải quyết tốt mục tiêu đã
đặt ra, đảm bảo được quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường thuận lợi

trong việc thi hành pháp luật; đẩy lùi được hành vi kinh doanh hàng cấm, hạn
chế được những phát sinh sau thực hiện quyết định. Do vậy, tôi chọn phương án
2 là phương án để giải quyết tình huống và lập kế hoạch tổ chức thực hiện
phương án đã chọn.
5. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phương án tối ưu
STT Nội dung công việc

Chủ thể
thực hiện

1

Báo cáo với đồng chí
đội trưởng về đề xuất
phối hợp kiểm tra của
cảnh cát kinh tế huyện.

Tổ trưởng

2

3

Sau khi có kết quả kiểm
tra, phải có báo cáo trực
tiếp bằng văn bản qua
email với lãnh đạo chi
cục.

4


Cơ sở vật
chất

05 phút

Báo cáo trực
tiếp hoặc
qua điện
thoại

tổ kiểm tra

Báo cáo qua điện thoại
đối với lãnh đạo Chi cục
QLTT Hà Nội để xin ý
kiến chỉ đạo. Khi đã
nhận được sự chỉ đạo Đội trưởng
của lãnh đạo chi cục thì
đồng chí đội trưởng sẽ
chỉ đạo các công chức
của mình triển khai
công việc

Ra quyết định xử lý vi
phạm hành chính đối
tượng vi phạm

Thời gian
thực hiện


03 giờ

Kinh

Ghi

phí

chú

Không

Báo cáo qua Không
điện thoại

Đội trưởng

02 ngày

Báo cáo văn
bản

không

Đội trưởng

07 ngày

Ấn chỉ

QLTT

Không

( Căn cứ Điều 5, Quyết định số 559 /QĐ-QLTT ngày 31 tháng 3 năm 2014 của
Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội về quy định hoạt động kiểm tra và xử phạt
vi phạm hành chính của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội)


- Khi kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm đội quản lý thị trường số 32 cần
căn cứ vào Luậ số: 15/ Luật xử lý vi phạm hành chính số: 15/2012/QH13 ngày
20/6/2013; Nghị định số: 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại,
sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.;
Thông tư số: 07/2014/TT – BCT ngày 14 tháng 02 năm 2014 của Bộ Công
thương quy định về quản lý, sử dụng trang phục, phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu,
biển hiệu và Thẻ kiểm tra thị trường của Quản lý thị trường; Thông tư số
09/2013/TT-BCT ngày 02 tháng 5 năm 2013 của Bộ Công thương quy định về
hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường; để xử
lý hành vi vi phạm trên.


PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua việc vi phạm của đối tượng kinh doanh hàng cấm là thuốc lá điếu
ngoại nhập lậu và vi phạm vế quy định hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường của
công chức Đội quản lý thị trường số 32 cho thấy công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh thương mại
nói riêng cần được tiến hành rộng rãi hơn nữa trong nhân dân. Cần xác định đây là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên nhằm nâng cao ý thức và hiểu

biết về pháp luật trong nhân dân. Các cơ quan chuyên môn cần phối hợp thật tốt
với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể cùng cấp trong công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật.
Cũng qua sự việc trên cho thấy hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên
một số lĩnh vực, nhất là đối với lĩnh vực quản lý hoạt động kinh doanh hàng cấm
chưa cao. Nguyên nhân do còn có một bộ phận các phòng ban chuyên môn và cán
bộ, công chức chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, thiếu tinh thần
trách nhiệm trong công việc, còn có dấu hiệu tham nhũng, che dấu hành vi vi
phạm. Do đó, cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, đặc biệt
là lĩnh quản lý thị trường; Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan chuyên môn,
trước hết là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan.
Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là trách nhiệm và nghĩa vụ của
mỗi công dân; Đề cao trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác chuyên
môn, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, theo dõi, kiểm tra xử lý
kịp thời hành vi vi phạm,.. đó là một trong các biện pháp ngăn chặn hữu hiệu các
hành vi vi phạm, nhất là trong hoạt động thương mại. Thực hiện tốt những yêu cầu
trên sẽ góp phần vào việc giữ gìn trật tự kỷ cương hành chính.
2. Kiến nghị
Trước hết phải khẩn trương xây dựng một nền hành chính thực sự dân
chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực,


hiệu quả tuân theo nguyên tắc Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự
lãnh đạo của Đảng.
Nghị định số 185/2013/NĐ – CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả,
hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mới được xây dựng cách đây 02
năm và chưa thực sự phát huy được hiệu quả của Nghị định.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong hoạt động quản lý Nhà nước
phải có phẩm chất đạo đức, có trình độ, năng lực; Thường xuyên tham mưu đề

xuất kịp thời các giải pháp với các cấp để từng bước giải quyết dứt điểm những
tồn tại, đẩy lùi các vi phạm trong hoạt động thương mại.
Rà soát, ban hành mới và sửa đổi các văn bản luật, các quy định pháp
luật khác về lĩnh vực quản lý thị trường để thiết lập hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật thống nhất, đúng đắn, khoa học và triệt để, đảm bảo lợi ích của Nhà
nước, của tập thể và công dân.
Đài truyên thanh các cấp, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể tăng cường
công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, ý thức pháp luật về lĩnh vực
thương mại Vận động, giải thích để nhân dân chấp hành nghiêm các quy định
của pháp luật; Kịp thời biểu dương những trường hợp chấp hành tốt và phê bình
những trường hợp vi phạm trong hoạt động thương mại.
Tăng cường công tác dân vận và đổi mới nhiều hình thức làm công tác
dân vận trong mọi hoạt động của đời sống xã hội nói chung và đặc biệt trong
lĩnh vực thương mại nói riêng.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật xử lý vi phạm hành chính số: 15/2012/QH13 ngày 20/6/2013
2. Luật khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 19/02/2012
3. Nghị định số: 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất,
buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Thông tư số: 07/2014/TT – BCT ngày 14 tháng 02 năm 2014 của Bộ
Công thương quy định về quản lý, sử dụng trang phục, phù hiệu, cờ hiệu, cấp
hiệu, biển hiệu và Thẻ kiểm tra thị trường của Quản lý thị trường;
5. Thông tư số 09/2013/TT-BCT ngày 02 tháng 5 năm 2013 của Bộ Công
thương quy định về hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của Quản
lý thị trường
6. Thông tư số: 13/2014/TT – BCT ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Bộ Công
thương quy định về hoạt động công vụ của công chức Quản lý thị trường.

7. Quyết định số: 584/QĐ – UBND ngày 05/9/2008 của Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội về việc thành lập Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội
8. Quyết định số 559 /QĐ-QLTT ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Chi cục
Quản lý thị trường Hà Nội quy định hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm
hành chính của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội


TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LỚP CHUYÊN VIÊN – CVK3A.2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
BỒI DƯỠNG TIÊU CHUẨN NGẠCH CHUYÊN VIÊN

Tên đề tài: Tình huống về “Xử lý vụ việc nằm ngoài đề xuất kiểm tra của
công chức Đội QLTT số 32 – Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội”

Học viên

: Nguyễn Thị Hồng Như

Lớp

: CV – K3A.2015

Chức danh

: Chuyên Viên

Đơn vị công tác


: Đội QLTT số 32 – Chi cục QLTT Hà Nội

Hà Nội, tháng 11 năm 2015



×