Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tiểu luận xử lý tình huống đề nghị phê duyệt phương án phân phối lợi nhuận sau thuế năm 2014 của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên VT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.95 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG HÀ NỘI
LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A - 2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT
PHƢƠNG ÁN PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN SAU
THUẾ NĂM 2014 CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN VT

Họ tên học viên:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:

NGUYỄN THỊ HÀ THU
CÔNG CHỨC
PHÕNG NÔNG NGHIỆP - GIAO THÔNG - NHÀ ĐẤT,
CHI CỤC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP,
SỞ TÀI CHÍNH HÀ NỘI

Hà Nội, tháng 11/2015


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

1

Tiểu luận

PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:


Nền kinh tế nước ta hiện nay tồn tại 5 thành phần kinh tế cơ bản là: kinh
tế nhà nước, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế
tư nhân, kinh tế tập thể. Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo qua việc
giữ vai trò then chốt ở những ngành, lĩnh vực, khu vực quan trọng, là công cụ để
nhà nước điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế.
Đối với bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào, khi nói đến hoạt động sản
xuất kinh doanh thì vấn đề được nêu ra trước tiên là hiệu quả, năng suất lao
động. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu sản xuất, là thước đo một mặt
quan trọng của nền kinh tế quốc dân cũ. Vì vậy, các nhà quản trị, các nhà lãnh
đạo nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,
phát triển nền kinh tế. Và một trong những động lực thúc đẩy, nâng cao hiệu quả
sản xuất của đơn vị đó là hoạt động phân phối lợi nhuận. Việc phân chia lợi
nhuận phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản đó là: thứ nhất, giải quyết hài hòa
mối quan hệ về lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội giữa doanh nghiệp và Nhà nước,
doanh nghiệp và cán bộ, công nhân viên, trong đó trước hết là hoàn thành nghĩa
vụ, trách nhiệm với nhà nước theo quy định về Luật Thuế thu nhập doanh
nghiệp; thứ hai là có lợi nhuận để lại hợp lý nhằm duy trì, phát triển doanh
nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước trong
việc phân phối lợi nhuận tại doanh nghiệp nhà nước, quá trình làm việc thực tế
tại phòng Nông nghiệp - Giao thông - Nhà đất, Chi cục Tài chính doanh nghiệp,
Sở Tài chính và kiến thức đã thu nhận được trong quá trình học lớp bồi dưỡng
ngạch chuyên viên tại trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Hà Nội, tôi lựa
chọn đề tài: “Xử lý tình huống xem xét đề nghị phê duyệt phương án phân phối
lợi nhuận sau thuế năm 2014 của Công ty TNHH một thành viên VT” là đề tài
tiểu luận chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên.
Do kinh nghiệm còn thiếu, lý luận có thể chưa sắc bén vì thế không tránh
khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn.
HV: Nguyễn Thị Hà Thu


Lớp K4A - 2015


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

Tiểu luận

2

2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định cơ sở pháp lý làm căn cứ giải quyết tình huống phân phối lợi
nhuận phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
- Phân tích nguyên nhân, hậu quả tình huống, đánh giá lựa chọn phương
án giải quyết hợp lý, hợp tình, lập kế hoạch tổ chức phương án đã lựa chọn trong
việc thực hiện phân phối lợi nhuận năm 2014 của Công ty TNHH một thành
viên VT.
- Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng hoàn thiện hệ thống pháp lý
trong hoạt động thực hiện phân phối lợi nhuận sau thuế đối với doanh nghiệp
100% vốn nhà nước, cũng như quy trình thực hiện của cơ quan quản lý hành
chính nhà nước ở địa phương.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích,
phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp phỏng vấn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: phương án phân phối lợi nhuận sau thuế năm
2014 của Công ty TNHH một thành viên VT.
- Phạm vi nghiên cứu: hoạt động phân phối lợi nhuận tại Công ty TNHH
một thành viên VT, thuộc quản lý của phòng Nông nghiệp - Giao thông - Nhà
đất, Chi cục Tài chính doanh nghiệp, Sở Tài chính Hà Nội.
5. Bố cục của tiểu luận:

Tiểu luận có bố cục gồm 3 phần:
- Phần I: Lời nói đầu.
- Phần II: Nội dung
1. Mô tả tình huống chi tiết.
2. Xác định mục tiêu giải quyết tình huống.
3. Phân tích nguyên nhân, hệ quả.
4. Xây dựng phương án, phân tích và lựa chọn phương án xử lý tình huống.
5. Lập kế hoạch để tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn.
- Phần III: Kết luận và kiến nghị.
HV: Nguyễn Thị Hà Thu

Lớp K4A - 2015


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

Tiểu luận

3

PHẦN II: NỘI DUNG
1. Mô tả chi tiết tình huống:
Công ty TNHH một thành viên VT là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước,
hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích do
nhà nước đặt hàng như duy trì chăn nuôi chim thú, duy trì vườn hoa, thảm cỏ,
cây xanh trong Vườn thú, trong công viên Hòa Bình và các dải phân cách tuyến
đường do Công ty quản lý. Khối lượng sản phẩm, dịch vụ công ích hàng năm
tương đối ổn định và chiếm trên 70% tổng doanh thu hàng năm của Công ty.
- Ngày 12/9/2015, Sở Tài chính nhận Công văn số 368/VTHN ngày
08/9/2015 của Công ty TNHH một thành viên VT về việc đề nghị phê duyệt

phương án phân phối lợi nhuận sau thuế năm 2014 của Công ty.
- Ngoài ra, hồ sơ gửi kèm theo gồm:
+ Báo cáo tài chính năm 2014 của Công ty TNHH một thành viên VT đã
được kiểm toán bởi Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam (CPA VIETNAM).
+ Quyết định số 1220/QĐ-UBND ngày 28/02/2014 của UBND Thành
phố về việc giao chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty TNHH một
thành viên VT năm 2014.
+ Biên bản họp liên ngành ngày 13/7/2015 của Liên ngành về việc thẩm
định quỹ tiền lương, tiền thưởng thực hiện năm 2014 và kế hoạch năm 2015 của
VCQL doanh nghiệp và người lao động Công ty TNHH một thành viên VT.
+ Công văn số 1896/UBND-KT ngày 16/7/2015 của UBND Thành phố về
việc phê duyệt quỹ lương thực hiện của VCQL Công ty TNHH một thành viên
VT năm 2014.
- Theo Công văn số 368/VTHN ngày 08/9/2015 của Công ty TNHH một
thành viên VT, Công ty đề nghị phân phối lợi nhuận sau thuế năm 2014 như sau:
Căn cứ Thông tư số 220/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày
11/7/2013 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý
tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

HV: Nguyễn Thị Hà Thu

Lớp K4A - 2015


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

Tiểu luận

4


Căn cứ Công văn số 1896/UBND-KT ngày 16/6/2015 của UBND Thành
phố về việc phê duyệt quỹ lương thực hiện của VCQL Công ty TNHH một
thành viên VT năm 2014.
Căn cứ Báo cáo tài chính năm 2014 của Công ty TNHH một thành viên
VT đã được kiểm toán bới Công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam,
Công ty báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Sở Tài chính dự kiến
phân phối lợi nhuận sau thuế năm 2014 như sau:
Lợi nhuận thực hiện:
Thuế thu nhập doanh nghiệp:

13.108.219.871 đồng.
2.883.808.372 đồng.

Lợi nhuận sau thuế:

10.224.411.499 đồng.

Lợi nhuận phân phối các quỹ:

10.224.411.499 đồng.

Trích Quỹ Đầu tư phát triển (30%):

3.067.323.450 đồng.

Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi:

6.953.313.049 đồng.


Trích quỹ thưởng VCQL doanh nghiệp:

214.500.000 đồng.

Quỹ lương của VCQL Công ty được phê duyệt là 1.716.000.000 đồng.
Đánh giá xếp loại doanh nghiệp theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ, Công
ty xếp loại A, theo quy định tại Thông tư số 220/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013
của Bộ Tài chính, Công ty được trích tối đa 1,5 tháng lương bình quân là
214.500.000 đồng để thực hiện chi thưởng cho VCQL doanh nghiệp.
Tổng quỹ lương thực chi cho người lao động là 82.337.378.600 đồng.
Theo quy định tại Thông tư số 220/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài
chính, Công ty được trích tối đa 3 tháng lương cho 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi,
lợi nhuận còn lại không đủ trích theo quy định, vì vậy trích toàn bộ lợi nhuận
còn lại sau khi trích quỹ thưởng VCQL để trích quỹ khen thưởng, phúc lợi.
Công ty đề nghị UBND Thành phố, Sở Tài chính xem xét, phê duyệt
phương án phân phối lợi nhuận năm 2014.
2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống:
- Giải quyết các vấn đề do tình huống đặt ra:
+ Xem xét phương án đề nghị phân phối lợi nhuận sau thuế năm 2014 của
Công ty TNHH một thành viên VT trên cơ sở của các quy định hiện hành.
HV: Nguyễn Thị Hà Thu

Lớp K4A - 2015


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

Tiểu luận

5


+ Phân tích, đánh giá, lựa chọn phương án phân phối lợi nhuận sau thuế
đúng quy định, hợp lý, báo cáo trình UBND thành phố Hà Nội xem xét, quyết
định phê duyệt.
- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa:
+ Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phân phối lợi nhuận theo quy
trình, thủ tục và làm cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà
nước về tài chính, thuế …
+ Đảm bảo việc trích lập và sử dụng các quỹ được phân phối từ lợi nhuận
sau thuế đúng quy định pháp luật hiện hành.
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, xã hội và công dân:
+ Giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích trên cơ sở đóng góp của các bên
tham gia vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giữa nhà nước với
VCQL doanh nghiệp, nhà nước với người lao động.
+ Đảm bảo mục tiêu duy trì, đầu tư phát triển hoạt động cung ứng hàng
hóa, dịch vụ công, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân hàng ngày cũng
như những dịp lễ, tết; đảm bảo duy trì cảnh quan xanh - sạch - đẹp.
- Giải quyết hài hòa giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội:
Phương án phân phối lợi nhuận sau thuế của Công ty được thực hiện đúng
quy định, hợp lý, hợp tình, đảm bảo pháp luật được thực thi, khích lệ động viên,
nâng cao được tinh thần trách nhiệm của VCQL doanh nghiệp cũng như tinh
thần làm việc của người lao động trong Công ty. Qua đó, nâng cao uy tín của
nhà nước, năng suất lao động, góp phần vào sự phát triển của thành phần kinh tế
nhà nước cũng như toàn bộ nền kinh tế.
3. Phân tích nguyên nhân, hậu quả:
Thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành
theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hướng đi đúng của Đảng
và nhà nước ta. Trong những năm qua, định hướng trên đã góp phần to lớn giúp
nước ta đạt được nhiều thành tựu quan trọng có ý nghĩa lịch sử. Cả nước hiện có
hàng vạn doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp ngày càng phát triển, lợi nhuận

hàng chục, hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, trong đó hoạt động cung ứng sản phẩm,
HV: Nguyễn Thị Hà Thu

Lớp K4A - 2015


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

6

Tiểu luận

dịch vụ công được nhà nước quan tâm, chú trọng như môi trường, nước sạch,
hoạt động vui chơi giải trí phục vụ cộng đồng…
Để đáp ứng tình hình mới, Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ
trương, chính sách pháp luật tạo khung pháp lý để điều chỉnh, định hướng và
phát huy vai trò chủ động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của các thành
phần kinh tế, các doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển sản xuất kinh doanh, nâng
cao năng suất lao động, đảm bảo các nhu cầu thích đáng của người lao động, kế
thừa, hoàn thiện và phát triển các nội dung quy định của pháp luật về hoạt động
phân phối lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tại
Thông tư số 138/2010/TT-BTC ngày 17/9/2010 của Bộ Tài chính về hướng dẫn
phân phối lợi nhuận đối với công ty TNHH một thành viên Nhà nước làm chủ sở
hữu. Hiện nay, các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện phân phối lợi
nhuận theo quy định tại Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 của Thủ
tướng Chính Phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; Thông tư số
220/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một
số điều của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP. Cùng với sự ra đời của Luật Doanh
nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội thì dự thảo văn bản
quy định về quản lý tài chính doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trong đó có

hoạt động phân phối lợi nhuận cũng đang được xây dựng, lấy ý kiến tham gia
của các tổ chức, cá nhân và dự kiến có hiệu lực thi hành trong năm 2016. Nghị
định mới ra đời nhằm nâng cao vai trò giải quyết hài hòa giữa tính hợp lý, lợi
ích kinh tế và lợi ích xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhà nước,
xã hội và công dân; tạo hành lang pháp lý trong mối quan hệ lao động, khích lệ,
nâng cao tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo công ty, của người lao động nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao năng suất lao động góp phần
vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu dân
giàu – nước mạnh – xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do đặc thù hoạt động sản xuất kinh
doanh, tính chất vụ việc, nội dung quy định của các văn bản pháp luật chưa cụ

HV: Nguyễn Thị Hà Thu

Lớp K4A - 2015


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

7

Tiểu luận

thể, rõ ràng và ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp khác nhau, vì
vậy cần có sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước.
3.1. Phân tích nguyên nhân:
Qua nghiên cứu, phân tích tình huống có thể nêu lên một số vấn đề sau:
- Nguyên nhân khách quan:
Sự bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động phân
phối lợi nhuận, đó là chưa cụ thể, rõ ràng trong việc phân chia các quỹ về trình

tự ưu tiên, quy mô các quỹ nên khi thực hiện có thể phát sinh nhiều trường hợp
khác nhau, đòi hỏi cán bộ quản lý phải cân nhắc, lựa chọn tìm ra phương án hợp
lý, hợp tình, hài hòa lợi ích, quyền lợi giữa các bên liên quan.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Do sự kém hiểu biết hoặc hiểu biết chưa đúng của cán bộ tham mưu
cũng như lãnh đạo Công ty về các quy định của pháp luật trong hoạt động phân
phối lợi nhuận của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
+ Ý chí chủ quan của lãnh đạo Công ty trong hoạt động phân phối lợi
nhuận, đặt lợi ích của nhóm lên trên nên nội dung đề nghị trích lập chưa có sự
hài hòa giữa lợi ích VCQL doanh nghiệp với lợi ích của Nhà nước, lợi ích của
xã hội và lợi ích của người lao động trong Công ty.
3.2. Hậu quả:
Do tính chất của tình huống là xem xét, hướng dẫn thực hiện quy định của
pháp luật trên cơ sở đề nghị nên tình huống không để lại hậu quả về kinh tế, xã
hội nghiêm trọng.
+ Hoạt động phân phối lợi nhuận ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng các
quỹ được trích lập từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đến kế hoạch sản xuất
và nhu cầu sử dụng vốn trong hoạt động của Công ty.
+ Nếu phân phối lợi nhuận không hợp lý, hợp tình sẽ không khích lệ,
động viên được tinh thần trách nhiệm trong công tác của VCQL doanh nghiệp
và trong sản xuất của người lao động, gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động cung ứng sản phẩm dịch vụ công
ích nói riêng.
HV: Nguyễn Thị Hà Thu

Lớp K4A - 2015


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong


8

Tiểu luận

4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phƣơng án xử lý tình huống:
4.1. Xây dựng, phân tích và đánh giá các phương án:
Cơ sở pháp lý xử lý tình huống:
Căn cứ Nghị định số 61/2013/NĐ-P ngày 25/6/2013 của Thủ tướng Chính
Phủ về việc ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động
và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở
hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước; Thông tư số 158/2013/TT-BTC ngày
13/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 61/2013/NĐCP;
Căn cứ Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 của Thủ tướng
Chính Phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; Thông tư số
220/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một
số điều của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP;
Căn cứ Công văn số 1896/UBND-KT ngày 16/6/2015 của Ủy ban nhân
dân Thành phố về việc phê duyệt quỹ lương thực hiện của Viên chức quản lý
Công ty TNHH một thành viên VT năm 2014;
Căn cứ Báo cáo Tài chính năm 2014 đã được kiểm toán của Công ty
TNHH một thành viên VT.
Theo quy định tại Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Thủ
tướng Chính phủ, Công ty TNHH một thành viên VT Hà Nội xếp loại A về giám
sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động.
Theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013
của Chính phủ, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được
phân phối như sau:
“Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi
nhuận trước thuế”.
Công ty không có khoản lỗ từ các năm trước chưa được trừ hết chuyển

sang nên toàn bộ số lợi nhuận sau thuế của Công ty được phân phối theo quy
định tại Khoản 3, Điều 38 Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 của
Chính phủ như sau:
HV: Nguyễn Thị Hà Thu

Lớp K4A - 2015


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

Tiểu luận

9

- Trích Quỹ Đầu tư phát triển:
Theo quy định tại điểm a, Khoản 3, Điều 38 của Nghị định này: “Trích
30% vào Quỹ đầu tư phát triển”, như vậy Quỹ đầu tư phát triển doanh nghiệp
trích theo quy định là 10.224.411.499 x 30% = 3.067.323.450 đồng.
- Trích Quỹ khen thưởng, phúc lợi:
Theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 38 Nghị định này: “Doanh
nghiệp xếp loại A được trích tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện cho hai
quỹ khen thưởng, phúc lợi”.
Quỹ lương thực hiện của người lao động Công ty năm 2014 thực tế chi
theo kết quả của Báo cáo tài chính đã được kiểm toán là 82.337.378.600 đồng.
Như vậy quỹ khen thưởng phúc lợi được phép trích tối đa theo quy định là
82.337.378.600/12 x3 = 20.584.344.650 đồng.
- Trích Quỹ thưởng VCQL doanh nghiệp:
Theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 38 của Nghị định này: “Doanh
nghiệp xếp loại A được trích tối đa không quá 1,5 tháng lương thực hiện của
VCQL doanh nghiệp”.

Theo Công văn số 1896/UBND-KT ngày 16/7/2015 của UBND Thành
phố, quỹ lương thực hiện của VCQL Công ty TNHH một thành viên VT năm
2014 được phê duyệt là 1.716.000.000 đồng.
Theo Báo cáo tài chính năm 2014 của Công ty đã được kiểm toán, quỹ
lương thực tế chi trả cho VCQL trong công ty là 1.630.200.000 đồng.
Như vậy, quỹ thưởng VCQL doanh nghiệp năm 2014 được phép trích
theo quy định tối đa là 1.630.200.000/12 x 3 = 203.775.000 đồng.
Theo báo cáo đề nghị của Công ty thì căn cứ xác định quỹ thưởng VCQL
doanh nghiệp là quỹ lương của VCQL do UBND Thành phố phê duyệt tại Công
văn số 1896/UBND-KT ngày 16/7/2015. Tuy nhiên, trên thực tế tính đến thời
điểm 31/12/2014 thì số tiền thực tế chi theo báo cáo tài chính kiểm toán của đơn
vị chỉ là 1.630.200.000 đồng. Do đó, căn cứ Công ty sử dụng để trích Quỹ
thưởng VCQL doanh nghiệp năm 2014 là chưa đúng theo quy định tại điểm c
Khoản 3 Điều 38 Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 của Chính phủ.
HV: Nguyễn Thị Hà Thu

Lớp K4A - 2015


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

Tiểu luận

10

Nếu trích lập các quỹ trên với mức tối đa theo quy định tại Điều 38 Nghị
định số 71/2013/NĐ-CP thì lợi nhuận sau thuế trích các quỹ là:
3.067.323.450 + 82.337.378.600 + 203.775.000 = 23.855.443.100 đồng
Như vậy, lợi nhuận sau thuế của Công ty không đủ để thực hiện. Do đó,
căn cứ trên đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá thực

hiện chức năng, nhiệm vụ của VCQL doanh nghiệp, người lao động, tiểu luận đã
xây dựng 03 phương án thực hiện phân phối lợi nhuận sau thuế năm 2014 của
Công ty TNHH một thành viên VT như sau:
4.1.1. Phƣơng án 1:
Trích quỹ đầu tư phát triển (30%), trích quỹ thưởng VCQL doanh nghiệp
với mức trích tối đa 1,5 tháng lương thực hiện của VCQL doanh nghiệp, không
thực hiện trích quỹ khen thưởng, phúc lợi đủ mức tối đa 3 tháng lương thực hiện
của người lao động.
a) Nội dung phương án:
- Trích Quỹ Đầu tư phát triển:
Theo quy định tại điểm a, Khoản 3, Điều 38 của Nghị định này: “Trích
30% vào Quỹ đầu tư phát triển”, như vậy trích Quỹ đầu tư phát triển doanh
nghiệp là 10.224.411.499 x 30% = 3.067.323.450 đồng.
- Trích Quỹ thưởng VCQL doanh nghiệp:
Theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 38 của Nghị định này: “Doanh
nghiệp xếp loại A được trích tối đa không quá 1,5 tháng lương thực hiện của
VCQL doanh nghiệp”.
Theo Công văn số 1896/UBND-KT ngày 16/6/2015 của UBND Thành
phố, Quỹ lương thực hiện của VCQL Công ty năm 2014 được phê duyệt là
1.716.000.000 đồng.
Theo Báo cáo tài chính năm 2014 của Công ty đã được kiểm toán, quỹ
lương thực tế chi trả cho VCQL trong công ty là 1.630.200.000 đồng.
Như vậy, trích Quỹ thưởng VCQL doanh nghiệp năm 2014 là
1.630.200.000/12 x 3 = 203.775.000 đồng.
- Trích Quỹ khen thưởng, phúc lợi:
HV: Nguyễn Thị Hà Thu

Lớp K4A - 2015



Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

Tiểu luận

11

Theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 38 Nghị định này: “Doanh
nghiệp xếp loại A được trích tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện cho hai
quỹ khen thưởng, phúc lợi”.
Quỹ lương thực hiện của người lao động Công ty năm 2014 thực tế chi
theo kết quả của Báo cáo tài chính đã được kiểm toán là 82.337.378.600 đồng.
Như vậy Quỹ khen thưởng phúc lợi được phép trích tối đa theo quy định
là 82.337.378.600/12 x 3 = 20.584.344.650 đồng.
Tuy nhiên, lợi nhuận còn lại sau khi trích hai quỹ đầu tư phát triển doanh
nghiệp và quỹ thưởng VCQL doanh nghiệp là:
10.224.411.499 - 3.067.323.450 - 203.775.000 = 6.953.313.049 đồng.
Do đó, Công ty trích quỹ khen thưởng phúc lợi là 6.953.313.049 đồng.
Tổng hợp lại, Công ty thực hiện phân phối lợi nhuận sau thuế như sau:
Lợi nhuận sau thuế:

10.224.411.499 đồng.

Trích Quỹ Đầu tư phát triển (30%):

3.067.323.450 đồng.

Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi:

6.953.313.049 đồng.


Trích quỹ thưởng VCQL doanh nghiệp:
Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập quỹ:

203.775.000 đồng.
0 đồng.

b) Đánh giá phương án:
- Ưu điểm của phương án:
+ Thỏa mãn phương án đề nghị phân phối lợi nhuận của Công ty.
+ Khích lệ, động viên VCQL doanh nghiệp tiếp tục phát huy vai trò, trách
nhiệm trong quản lý, giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Gắn lợi ích doanh
nghiệp với lợi ích của người quản lý: doanh nghiệp kinh doanh tốt người quản lý
được thưởng nhiều và ngược lại theo đúng quy định.
+ Trích quỹ đầu tư phát triển góp phần tăng thu cho nhà nước về quỹ hỗ
trợ, sắp xếp doanh nghiệp do hiện Công ty đã đủ vốn điều lệ theo quy định.
- Hạn chế của phương án:
+ Sự mất cân đối, không hài hòa về lợi ích giữa VCQL doanh nghiệp và
người lao động. Không động viên, khích lệ được nhiều tinh thần làm việc của

HV: Nguyễn Thị Hà Thu

Lớp K4A - 2015


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

Tiểu luận

12


người lao động khi quỹ khen thưởng, phúc lợi chỉ bằng 1,1 tháng lương thực
hiện của người lao động.
+ Quỹ khen thưởng, phúc lợi không đáp ứng được nhu cầu quy mô để đầu
tư xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi hoặc trợ cấp khó khăn đột xuất
cho lao động (tổng số lao động hiện nay của Công ty là 15.568) và làm công tác
từ thiện xã hội.
4.1.2. Phƣơng án 2:
Không thực hiện trích quỹ đầu tư phát triển để trích lập bổ sung quỹ khen
thưởng phúc lợi, trích quỹ thưởng VCQL doanh nghiệp tối đa 3 tháng lương
thực hiện.
a) Nội dung phương án:
- Trích Quỹ Đầu tư phát triển:
Theo quy định tại điểm a, Khoản 3, Điều 38 của Nghị định này: “Trích
30% vào Quỹ đầu tư phát triển”, như vậy trích Quỹ đầu tư phát triển doanh
nghiệp là 10.224.411.499 x 30% = 3.067.323.450 đồng.
- Trích Quỹ thưởng VCQL doanh nghiệp:
Theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 38 của Nghị định này: “Doanh
nghiệp xếp loại A được trích tối đa không quá 1,5 tháng lương thực hiện của
VCQL doanh nghiệp”.
Theo Công văn số 1896/UBND-KT ngày 16/6/2015 của UBND Thành
phố, quỹ lương thực hiện của VCQL Công ty năm 2014 được phê duyệt là
1.716.000.000 đồng.
Theo Báo cáo tài chính năm 2014 của Công ty đã được kiểm toán, quỹ
lương thực tế chi trả cho VCQL trong công ty là 1.630.200.000 đồng.
Như vậy, trích Quỹ thưởng VCQL doanh nghiệp năm 2014 là
1.630.200.000/12 x 3 = 203.775.000 đồng.
- Trích Quỹ khen thưởng, phúc lợi:
Theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 38 Nghị định này: “Doanh
nghiệp xếp loại A được trích tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện cho hai
quỹ khen thưởng, phúc lợi”.

HV: Nguyễn Thị Hà Thu

Lớp K4A - 2015


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

13

Tiểu luận

Quỹ lương thực hiện của người lao động Công ty năm 2014 thực tế chi
theo kết quả của Báo cáo tài chính đã được kiểm toán là 82.337.378.600 đồng.
Như vậy, quỹ khen thưởng phúc lợi được phép trích tối đa theo quy định
là 82.337.378.600/12 x 3 = 20.584.344.650 đồng.
Tuy nhiên, lợi nhuận còn lại sau khi trích hai quỹ đầu tư phát triển doanh
nghiệp và quỹ thưởng VCQL doanh nghiệp là:
10.224.411.499 - 3.067.323.450 - 203.775.000 = 6.953.313.049 đồng.
Theo quy định tại điểm d, Khoản 3 Điều 38 Nghị định số 71/2013/NĐ-CP
của Chính phủ: “Các doanh nghiệp trích hai quỹ khen thưởng, phúc lợi mà
không đủ mức theo quy định tại điểm b Khoản này, thì được giảm trừ phần trích
lập quỹ đầu tư phát triển để bổ sung nguồn quỹ khen thưởng, phúc lợi nhưng tối
đa không vượt quá mức trích vào quỹ đầu tư phát triển trong năm tài chính”.
Do đó, giảm trừ toàn bộ phần trích lập quỹ đầu tư phát triển để bổ sung
quỹ khen thưởng, phúc lợi. Công ty trích quỹ khen thưởng phúc lợi là
10.020.636.499 đồng.
Tổng hợp lại, Công ty thực hiện phân phối lợi nhuận sau thuế như sau:
Lợi nhuận sau thuế:
Trích Quỹ Đầu tư phát triển (30%):
Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi:

Trích quỹ thưởng VCQL doanh nghiệp:
Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập quỹ:

10.224.411.499 đồng.
0 đồng.
10.020.636.499 đồng.
203.775.000 đồng.
0 đồng.

b) Đánh giá phương án:
- Ưu điểm của phương án:
+ Hài hòa lợi ích giữa VCQL doanh nghiệp và người lao động trong công
ty dù không phải là tuyệt đối.
+ Thỏa mãn nội dung trích lập quỹ thưởng VCQL doanh nghiệp; qua đó
khích lệ, động viên VCQL doanh nghiệp tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm
trong quản lý, giám sát hoạt động của doanh nghiệp với mức trích quỹ thưởng
VCQL ở mức tối đa 1,5 tháng lương thực hiện của VCQL. Gắn lợi ích doanh

HV: Nguyễn Thị Hà Thu

Lớp K4A - 2015


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

14

Tiểu luận

nghiệp với lợi ích của người quản lý: doanh nghiệp kinh doanh tốt người quản lý

được thưởng nhiều và ngược lại theo đúng quy định.
+ Khích lệ, động viên tinh thần làm việc của người lao động, những người
trực tiếp làm ra của cải vật chất và cung ứng dịch vụ cho toàn xã hội, góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
+ Đảm bảo quy mô quỹ khen thưởng, phúc lợi để thực hiện vai trò xã hội
trong đầu tư xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, trợ cấp khó khăn đột
xuất cho lao động và công tác từ thiện.
+ Góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ công cho toàn xã hội.
- Hạn chế của phương án:
+ Không thỏa mãn phương án đề nghị trích lập các quỹ của Công ty.
+ Giảm thu về quỹ hỗ trợ, sắp xếp doanh nghiệp, tăng áp lực cân đối sử
dụng quỹ trong hoạt động tái cơ cấu, đổi mới sắp xếp doanh nghiệp thời gian tới.
4.1.3. Phƣơng án 3:
Ưu tiên thực hiện trích quỹ khen thưởng, phúc lợi với mức trích tối đa 3
tháng lương thực hiện của người lao động trước khi trích quỹ thưởng VCQL
doanh nghiệp và giảm trừ trích quỹ đầu tư phát triển doanh nghiệp để trích lập
bổ sung quỹ khen thưởng, phúc lợi.
a) Nội dung phương án:
- Trích Quỹ Đầu tư phát triển:
Theo quy định tại điểm a, Khoản 3, Điều 38 của Nghị định này: “Trích
30% vào Quỹ đầu tư phát triển”, như vậy trích Quỹ đầu tư phát triển doanh
nghiệp là 10.224.411.499 x 30% = 3.067.323.450 đồng.
- Trích Quỹ khen thưởng, phúc lợi:
Theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 38 Nghị định này: “Doanh
nghiệp xếp loại A được trích tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện cho hai
quỹ khen thưởng, phúc lợi”.
Quỹ lương thực hiện của người lao động Công ty năm 2014 thực tế chi
theo kết quả của Báo cáo tài chính đã được kiểm toán là 82.337.378.600 đồng.

HV: Nguyễn Thị Hà Thu


Lớp K4A - 2015


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

Tiểu luận

15

Như vậy, Quỹ khen thưởng phúc lợi được phép trích tối đa theo quy định
là 82.337.378.600/12 x 3 = 20.584.344.650 đồng.
Tuy nhiên, lợi nhuận còn lại sau khi trích hai quỹ đầu tư phát triển doanh
nghiệp là: 10.224.411.499 - 3.067.323.450 = 7.157.088.049 đồng.
Theo quy định tại điểm d, Khoản 3 Điều 38 Nghị định số 71/2013/NĐ-CP
của Chính phủ: “Các doanh nghiệp trích hai quỹ khen thưởng, phúc lợi mà
không đủ mức theo quy định tại điểm b Khoản này, thì được giảm trừ phần trích
lập quỹ đầu tư phát triển để bổ sung nguồn quỹ khen thưởng, phúc lợi nhưng tối
đa không vượt quá mức trích vào quỹ đầu tư phát triển trong năm tài chính”.
Do đó, giảm trừ toàn bộ phần trích lập quỹ đầu tư phát triển để bổ sung
quỹ khen thưởng, phúc lợi. Công ty trích quỹ khen thưởng phúc lợi là
10.224.411.499 đồng.
- Trích quỹ thưởng VCQL doanh nghiệp là 0 đồng.
Tổng hợp lại, Công ty thực hiện phân phối lợi nhuận sau thuế như sau:
Lợi nhuận sau thuế:
Trích Quỹ Đầu tư phát triển:
Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi:

10.224.411.499 đồng.
0 đồng.

10.224.411.499 đồng.

Trích quỹ thưởng VCQL doanh nghiệp:

0 đồng.

Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập quỹ:

0 đồng.

b) Đánh giá phương án:
- Ưu điểm của phương án:
+ Khích lệ, động viên tinh thần làm việc của người lao động, những người
trực tiếp làm ra của cải vật chất và cung ứng dịch vụ cho toàn xã hội, góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
+ Đảm bảo quy mô quỹ khen thưởng, phúc lợi để thực hiện vai trò xã hội
của mình trong đầu tư xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, trợ cấp khó
khăn đột xuất cho lao động và công tác từ thiện.
+ Góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ công cho toàn xã hội.
- Hạn chế của phương án:

HV: Nguyễn Thị Hà Thu

Lớp K4A - 2015


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

16


Tiểu luận

+ Không thỏa mãn nội dung về trích lập các quỹ của đề nghị phương án
phân phối lợi nhuận sau thuế của Công ty.
+ Sự mất cân đối, không hài hòa về lợi ích giữa nhà nước, VCQL doanh
nghiệp và người lao động.
+ Không động viên, khích lệ được nhiều tinh thần, trách nhiệm của VCQL
những người có vai trò quan trọng trong tổ chức, quản lý, vận hành doanh
nghiệp. Qua đó, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có thể bị giảm sút.
+ Giảm thu về quỹ hỗ trợ, sắp xếp doanh nghiệp, tăng áp lực cân đối sử
dụng quỹ trong hoạt động tái cơ cấu, đổi mới sắp xếp doanh nghiệp thời gian tới.
4.2. Lựa chọn phương án phân phối lợi nhuận năm 2014 của Công ty
TNHH một thành viên VT:
- Lựa chọn phương án xử lý tình huống:
Tiểu luận lựa chọn phương án 2: Không thực hiện trích quỹ đầu tư phát
triển để trích lập bổ sung quỹ khen thưởng phúc lợi, trích quỹ thưởng VCQL
doanh nghiệp tối đa 3 tháng lương thực hiện là phương án thực hiện phân phối
lợi nhuân năm 2014 của Công ty TNHH một thành viên VT.
- Lựa chọn phương án 2 vì những lý do sau:
+ Đáp ứng được nhiều mục tiêu xử lý tình huống: thực hiện theo quy
định của pháp luật, thỏa mãn nội dung đề nghị phương án phân phối lợi nhuận
sau thuế của Công ty, hài hòa lợi ích giữa các bên, góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động của đơn vị, chất lượng sản phẩm, dịch vụ công được cung ứng.
+ Có tính khả thi.
+ Là phương án có lý, có tình vì Công ty là doanh nghiệp hoạt động cung
ứng sản phẩm, dịch vụ công cho xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận nên trong
tình hình kinh tế khó khăn, nhà nước có thể chấp nhận giảm lợi ích kinh tế để
vẫn đảm bảo lợi ích của toàn xã hội (giảm thu về quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh
nghiệp), đồng thời khích lệ tinh thần làm việc, tinh thần trách nhiệm của VCQL
và người lao động cũng là một trong những giải pháp góp phần nâng cao hiệu

quả hoạt động của Công ty trong những năm tới.

HV: Nguyễn Thị Hà Thu

Lớp K4A - 2015


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

Tiểu luận

17

5. Lập kế hoạch để tổ chức thực hiện phƣơng án phân phối lợi nhuận
năm 2014 của Công ty TNHH một thành viên VT:
Trên cơ sở phương án phân phối lợi nhuận được lựa chọn, phương án
phân phối lợi nhuận sau thuế của Công ty TNHH một thành viên VT được thực
hiện theo các bước như sau:
Thứ tự

Nội dung công

các bước

việc

Bước 1

Chủ thể thực hiện


Họp phương án - Chi cục TCDN:
phân phối lợi

+ Lãnh đạo Chi cục.

nhuận tại Công + Lãnh đạo phòng.
ty để thống

Thời gian

Điều kiện thực

thực hiện

hiện

Sau 3 – 5

- Văn bản UBND

ngày làm

Thành phố.

việc

+ Chuyên viên.

- Có sự tham gia
của các bên.


nhất phương án - Công ty:
thực hiện.

+ Ban lãnh đạo Công ty.
+ Phòng Tài chính – kế toán.

Bước 2

Trình UBND

- Chuyên viên soạn thảo các

Thành phố xem văn bản.
xét, phê duyệt

- Lãnh đạo phòng, Lãnh đạo

Sau 3 – 5

- Phiếu trình giải

ngày làm

quyết công việc.

việc

đề nghị phương Chi cục duyệt, ký nháy.
án phân phối

- Trình ký lãnh đạo Sở ký
lợi nhuận của
chính.
Công ty.

- Hồ sơ kèm theo:
+ Văn bản UBND
Thành phố.
+ Biên bản họp
phương án phân
phối lợi nhuận.

Bước 3

Phân phối lợi

Công ty TNHH một thành

Theo quy

Có quyết định

viên VT.

chế hoạt

phê duyệt phương

Công ty TNHH (Phòng tài chính kế toán tổ
một thành viên chức thực hiện trích lập và


động của

án phân phối lợi

Công ty

nhuận của UBND

nhuận của

VT

HV: Nguyễn Thị Hà Thu

hạch toán kế toán đúng quy

Thành phố.

Lớp K4A - 2015


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

18

Tiểu luận

định)
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kiến nghị:
1.1. Kiến nghị với cơ quan trung ương:
- Quy định cụ thể, rõ ràng thứ tự ưu tiên việc trích lập, phân phối các quỹ
từ lợi nhuận sau thuế của công ty.
- Quy định cụ thể mức trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ
thưởng VCQL doanh nghiệp chi tiết đối với từng đối tượng doanh nghiệp 100%
vốn nhà nước gồm:
+ Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích là chủ yếu (Doanh
thu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích chiếm từ 70% tổng doanh thu hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp).
+ Doanh nghiêp cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích có doanh thu cung
ứng sản phẩm, dịch vụ công ích chiếm từ 50% – 70% tổng doanh thu hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp có doanh thu hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ công
ích chiếm tỷ trọng không đáng kể hoặc không cung ứng sản phẩm, dịch vụ công.
1.2. Kiến nghị với cơ quan địa phương:
- Cần có sự kiểm tra xát xao hơn nữa, đôn đốc doanh nghiệp trong việc
thực hiện hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế để trích lập, sử dụng các quỹ
đúng quy định, kịp thời (không để tình trạng đến tháng 9/2015 doanh nghiệp
mới thực hiện hoạt động phân phối lợi nhuận như Công ty TNHH một thành
viên VT). Qua đó, khích lệ, động viên kịp thời VCQL doanh nghiệp và người
lao động đối với doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tốt.
- Xử lý vụ việc theo đúng quy định về thời gian thực hiện.
- Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra quá trình thực hiện phân phối
lợi nhuận và sử dụng các quỹ trích lập đúng quy định.
2. Kết luận:
Tiểu luận đã giải quyết được tình huống một cách triệt để bằng những
phân tích, đánh giá các phương án xử lý tình huống phân phối lợi nhuận của
HV: Nguyễn Thị Hà Thu


Lớp K4A - 2015


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

19

Tiểu luận

Công ty TNHH một thành viên VT trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành,
thực trạng Công ty và mối quan hệ hài hòa về lợi ích giữa nhà nước, doanh
nghiệp, viên chức quản lý, người lao động và toàn xã hội để lựa chọn được
phương án phân phối lợi nhuận năm 2014 của Công ty TNHH một thành viên
VT vừa có lý, vừa có tình. Đồng thời qua việc xử lý tình huống,tiểu luận đã nêu
lên được nhưng bất cập, những hạn chế và có kiến nghị với các cơ quan chức
năng nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý, quy trình thực hiện phân phối lợi nhuận
sau thuế đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước./.

HV: Nguyễn Thị Hà Thu

Lớp K4A - 2015


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

Tiểu luận

20

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc Hội.
2. Nghị định số 61/2013/NĐ-P ngày 25/6/2013 của Thủ tướng Chính Phủ
về việc ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và
công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu
và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
3. Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 của Thủ tướng Chính
Phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp .
4. Thông tư số 158/2013/TT-BTC ngày 13/11/2013 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 61/2013/NĐ-CP .
5. Thông tư số 220/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Nội dung

HV

Học viên

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

VCQL


Viên chức quản lý

HV: Nguyễn Thị Hà Thu

Lớp K4A - 2015


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

21

Tiểu luận

MỤC LỤC
I. LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................... trang 1.
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................... trang 1.
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................... trang 1.
3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. trang 2.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... trang 2.
5. Bố cục của tiểu luận ......................................................................... trang 2.
II. NỘI DUNG CỦA TIỂU LUẬN ........................................................ trang 3.
1. Mô tả chi tiết tình huống................................................................... trang 3.
2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống .................................................. trang 4.
3. Phân tích nguyên nhân và hệ quả ..................................................... trang 5.
3.1. Phân tích nguyên nhân ............................................................... trang 7.
3.2. Hậu quả ..................................................................................... trang 7.
4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án xử lý tình huống .......... trang 8.
4.1. Xây dựng, phân tích và đánh giá các phương án ........................ trang 8.
4.1.1. Phương án 1 ...................................................................... trang 10.

4.1.2. Phương án 2 ...................................................................... trang 12.
4.1.3. Phương án 3 ...................................................................... trang 14.
4.2. Lựa chọn phương án xử lý tình huống phân phối lợi nhuận năm 2014
của Công ty TNHH một thành viên VT .......................................... trang 16.
5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án phân phối lợi nhuận năm 2014
của Công ty TNHH một thành viên VT .............................................. trang 17.
III. Kết luận và kiến nghị ..................................................................... trang 18.
1. Kiến nghị........................................................................................ trang 18.
2.1. Kiến nghị với cơ quan trung ương ........................................... trang 18.
2.2. Kiến nghị với cơ quan địa phương ........................................... trang 18.
2. Kết luận

HV: Nguyễn Thị Hà Thu

Lớp K4A - 2015



×