TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K.3A-2015
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: Xử lý tình huống khiếu nại về việc thu phí kiểm
dịch, kiểm soát giết mổ trong lĩnh vực thú y trên địa bàn huyện
Chƣơng Mỹ.
Họ tên học viên
Chức vụ
Đơn vị
: Đinh Trọng Minh.
: Chuyên viên.
: Phòng Tổ chức cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Hà Nội.
Hà Nội, tháng 11 năm 2015
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN
Quản lý hành chính nhàn nước là một lĩnh vực khá phức tạp cả về nội
dung, phạm vi và đối tượng quản lý. Trong điều kiện hiện nay, yêu cầu người
quản lý không những được đào tạo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn
phải nắm vững những kiến thức về công tác quản lý hành chính nhà nước phù
hợp với từng ngạch bậc công chức nhà nước.
Để đáp ứng được yêu cầu đó, thời gian vừa qua, tôi đã được Lãnh đạo Sở
Nông nghiệp & PTNT Hà Nội cử theo học lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên
năm 2015, thời gian từ ngày 13/8/2015 - 23/11/2015. Trong thời gian học tập và
nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của
các thầy cô giáo trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, sự giúp đỡ của cô giáo
chủ nhiệm và các thành viên của lớp Chuyên viên K.3A-2015. Điều này đã giúp
tôi tiếp thu được nhiều kiến thức quan trọng trong lĩnh vực quản lý hành chính
nhà nước, giúp tôi ngày càng nâng cao được trình độ chuyên môn và năng lực
công tác của mình.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo và các thầy cô giáo
Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, cô giáo chủ nhiệm và Lãnh đạo Sở
Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã quan tâm, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành
chương trình học tập của mình, cảm ơn các thành viên của lớp Chuyên viên
K.3A-2015 đã đồng hành và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Trong thời gian tới, rất mong nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện và
định hướng các thầy cô giáo Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong và Lãnh
đạo Sở để bản thân tôi có thể được tiếp tục tham gia các chương trình đào tạo
tiếp theo nhằm nâng cao trình độ quản lý nhà nước, góp phần vào sự thành công
của công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước./.
ĐINH TRỌNG MINH - LỚP K3A.2015 - SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Trang 1 / 21
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
I. LỜI NÓI ĐẦU
1.1. Sự cần thiết lựa chọn đề tài
Hiện nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là mối quan tâm lớn của hầu
hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam nói chung và Hà Nội nói
riêng. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ có tầm quan trọng đối
với sức khoẻ con người trước mắt và lâu dài mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế xã hội của một đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng đó, chủ trương
của Đảng và Nhà nước là phải quản lý chặt chẽ chất lượng an toàn vệ sinh thực
phẩm. Quốc hội, Chính phủ và các Bộ: Nông nghiệp & PTNT, Công thương.. đã
ban hành nhiều văn bản quy định về công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và
kiểm tra vệ sinh thực phẩm có nguồn gốc động vật.
Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước, với dân
số khoảng hơn 7 triệu người (số liệu thống kê năm 2014), hàng năm tiêu thụ trên
200 nghìn tấn thịt gia súc, gia cầm. Trong số đó, các cơ sở công nghiệp chỉ đảm
bảo được 3,45 %, các cơ sở giết mổ thủ công tập trung đảm bảo được 29,56 %,
các hộ giết mổ nhỏ lẻ đảm bảo được 52,89 %, số còn lại là nguồn thịt từ các tỉnh
khác và nhập khẩu khoảng 14,1%. Như vậy, hàng năm có hàng chục triệu con
lợn, hàng vài triệu trâu bò và hàng trăm triệu gia cầm được giết mổ.
Nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm
trên địa bàn thành phố, từ nhiều năm nay, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành
nhiều quyết định, chỉ thị, kế hoạch về việc tăng cường quản lý các hoạt động
giết mổ, vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố, điểm
nhấn quan trọng là việc ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch hệ thống cơ
sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm cùng với các chính sách khuyến khích
hỗ trợ trong lĩnh vực giết mổ nhằm hình thành các khu giết mổ tập trung, thu hút
các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ đảm bảo các yêu
cầu vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.
Tuy có nhiều bước chuyển biến tích cực nhưng trong quá trình quản lý hoạt
động giết mổ gia súc, gia cầm tránh khỏi những vấn đề nảy sinh, vướng mắc phát
sinh trong quá trình thực hiện. Là một chuyên viên công tác tại Sở Nông nghiệp &
ĐINH TRỌNG MINH - LỚP K3A.2015 - SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Trang 2 / 21
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
PTNT với nhiệm vụ chính là tham mưu, theo dõi và phụ trách trong lĩnh vực thú y,
thủy sản, bảo vệ thực vật trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong quá trình công tác,
tôi đã được phân công tham gia, theo dõi, giải quyết nhiều vụ việc liên quan đến
chuyên ngành thú y, thủy sản, trong đó có sự việc khiếu nại liên quan đến mức thu
phí kiểm dịch và kiểm soát giết mổ tại cơ sở giết mổ tập trung hiện đang được giao
theo dõi, phối hợp tham mưu giải quyết. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Xử lý tình
huống khiếu nại về việc thu phí kiểm dịch, kiểm soát giết mổ trong lĩnh vực thú y
trên địa bàn huyện Chương Mỹ”. Qua đề tài xử lý tình huống này giúp cho bản
thân tôi có thể vận dụng linh hoạt những kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước
vào thực tiễn công việc, nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý;
đồng thời giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước về chuyên ngành thú y và các
cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm hiểu rõ hơn và áp dụng đúng các quy định trong
lĩnh vực thú y, đảm bảo lợi ích chung của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.
Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian nghiên cứu và năng lực, hiểu biết cá
nhân nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và nhận định còn mang tính chủ
quan trong quá trình thực hiện đề tài. Kính mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ
cũng như sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô để tôi có thể tích lũy thêm kiếm
thức, kinh nghiệm phục vụ cho công tác sau này.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Phân tích, nhận định tình huống khiếu nại về việc thu phí kiểm dịch,
kiểm soát giết mổ trong lĩnh vực thú y.
- Đưa ra phương án giải quyết tối ưu và kế hoạch tổ chức thực hiện để xử
lý tình huống khiếu nại.
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Phương pháp phân tích SWOT
- Phương pháp giả định
- Phương pháp chuyên gia
1.4. Bố cục: Tiểu luận gồm 3 phần: Phần I - Lời nói đầu, phần II - Nội
dung và phần III - Kết luận, kiến nghị.
ĐINH TRỌNG MINH - LỚP K3A.2015 - SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Trang 3 / 21
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
II. NỘI DUNG
2.1. Mô tả lại tình huống
2.1.1. Diễn biến tình huống
Theo thống kê năm 2014, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có gần 4 nghìn
hộ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ tại 289 xã, phường. Các điểm, hộ giết mổ gia
súc, gia cầm hầu hết phân tán rải rác ở các huyện ngoại thành, chủ yếu phục vụ
nhu cầu tiêu thụ tại chỗ. Các điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ hoạt động giết mổ rất đa
dạng, một số chủ giết mổ hoạt động theo mùa vụ nên việc quản lý, kiểm tra,
kiểm soát gặp nhiều khó khăn. Đây là nguồn cung cấp sản phẩm gia súc, gia
cầm không đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, không được kiểm
soát thú y, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt đối với những khu vực tập trung
nhiều hộ giết mổ nhỏ lẻ thì mức độ gây ô nhiễm là rất nghiêm trọng.
Trước thực trạng đó, ngày 12/12/2012, UBND thành phố Hà Nội đã ban
hành Quyết định số 5791/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống các
cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội đến
năm 2020. Theo đó, từng bước cấm các điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ, không đảm bảo
trên địa bàn Thành phố, di chuyển vào các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập
trung phân bố tại các huyện, thị xã theo quy hoạch nhằm xây dựng một hệ thống
cơ sở giết mổ hoàn chỉnh trên địa bàn Thành phố, đảm bảo phần lớn lượng thịt
gia súc, gia cầm tiêu thụ đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và phục vụ
công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố đạt hiệu quả
cao.
Công ty Cổ phần (CP) An Bình triển khai xây dựng nhà máy giết mổ gia
súc và chế biến thực phẩm tập trung công nghiệp tại huyện Chương Mỹ theo Kế
hoạch số 66/KH-UBND ngày 05/5/2009 của UBND Thành phố về việc xây
dựng các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp trên địa
bàn Thành phố đến năm 2010 và đi vào hoạt động vào tháng 9/2014. Sau khi
phê duyệt quy hoạch, UBND Thành phố chỉ đạo UBND huyện Chương Mỹ gồm
một số hộ giết mổ nhỏ lẻ xung quanh khu vực (các hộ giết mổ lợn của ông
ĐINH TRỌNG MINH - LỚP K3A.2015 - SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Trang 4 / 21
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
Nguyễn Văn Tưởng, bà Lã Tuyết Minh, ông Nguyễn Đình Phúc, bà Nguyễn Thị
Dung, bà Trần Tuyết Dung, ông Nguyễn Đức Công, ông Phạm Đức Tài) vào
giết mổ tập trung tại nhà máy giết mổ của Công ty CP An Bình với hình thức
thuê mặt bằng tập trung giết mổ từ ngày 25/12/2014, đồng thời giao Sở Nông
nghiệp & PTNT chỉ đạo Chi cục Thú y thực hiện kiểm soát giết mổ đối với các
hộ giết mổ lợn đó tại Công ty CP An Bình.
Chi cục Thú y đã ký hợp đồng ủy quyền để Công ty CP An Bình tiến
hành thu phí kiểm dịch, kiểm soát giết mổ đối với các hộ giết mổ lợn tại Công ty
theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài
chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công
tác thú y. Thời gian thu phí bắt đầu từ ngày 01/01/2015.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thu phí kiểm dịch, kiểm soát giết mổ
tại Công ty CP An Bình đã xảy ra khiếu nại giữa các hộ giết mổ lợn và Chi cục
Thú y, cụ thể như sau:
Ngày 19/4/2015, các hộ giết mổ lợn tại Công ty CP An Bình không thực
hiện việc nộp phí kiểm soát giết mổ và làm đơn khiếu nại Chi cục Thú y về việc
Công ty CTPT An Bình đã thu phí kiểm soát giết mổ cao hơn mức quy định, thu
phí kiểm dịch không đúng đối tượng. Nội dung khiếu nại trong đơn như sau:
- Chi cục Thú y áp dụng mức thu phí kiểm soát giết mổ sai với mức thu
quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính.
Cụ thể, từ ngày 01/01/2015 đến ngày 18/4/2014, các hộ giết mổ lợn tại Công ty
CP An Bình đã giết mổ 68.900 con lợn (bình quân khoảng 470 con/ngày), Chi
cục Thú y đã áp dụng mức thu phí 7.000 đồng/con, như vậy đã thu vượt so với
quy định 500 đồng/con, với số tiền tổng cộng thu vượt là 34.450.000 đồng.
- Chi cục Thú y áp dụng mức thu phí 1.000 đồng/con đối với lợn chưa giết
mổ là sai quy định. Khoản phí kiểm dịch này là do chủ trang trại/ hộ chăn nuôi
lợn hoặc chủ hàng vận chuyển lợn phải nộp cho Chi cục Thú y.
ĐINH TRỌNG MINH - LỚP K3A.2015 - SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Trang 5 / 21
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
- Việc thu phí, Chi cục Thú y ủy quyền cho Công ty CP An Bình trực tiếp
thu và xuất biên lai thu phí kiểm dịch động vật, phí kiểm soát giết mổ của các hộ
giết mổ lợn tại Công ty này là sai nguyên tắc thu tài chính.
Sau khi tiến hành xác minh sự việc, ngày 14/5/2015, Chi cục Thú y đã có
Quyết định số 428/QĐ-CCTY của Chi cục trưởng Chi cục Thú y về việc giải
quyết khiếu nại của các hộ giết mổ lợn tại Công ty CP An Bình, trong đó nêu rõ
Công ty CP An Bình đã thu phí đúng theo hướng dẫn tại Thông tư 04/2012/TTBTC ngày 05/01/2012 và yêu cầu các cơ sở giết mổ lợn tiếp tục nộp phí theo
quy định của pháp luật.
Ngày 15/8/2015, bà Trần Tuyết Dung (chủ của một hộ giết mổ lợn tại
Công ty CP An Bình) đại diện cho các hộ giết mổ lợn làm đơn khiếu nại lần hai
nộp lên Sở Nông nghiệp & PTNT.
Sau khi nhận đơn khiếu nại, Giám đốc Sở giao Thanh tra Sở tiếp nhận giải
quyết sự việc. Thanh tra Sở đã tiến hành xác minh lại sự việc, phối hợp với Chi
cục Thú y và các thành phần liên quan để làm rõ sự việc và báo cáo kết quả xác
minh và tham mưu Giám đốc Sở ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại (lần
hai) của các hộ giết mổ lợn tại Công ty CP An Bình.
2.1.2. Phân tích tình huống
2.1.2.1. Cơ sở pháp lý
1. Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011;
2. Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004;
3. Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại;
4. Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ về việc
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
5. Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP;
ĐINH TRỌNG MINH - LỚP K3A.2015 - SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Trang 6 / 21
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
6. Thông tư số 11/2009/TT-BNN ngày 04/03/2009 của Bộ Nông nghiệp &
PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 15/2006/QĐBNN ngày 08/3/2006;
7. Thông tư số 51/2011/TT-BNN ngày 23/8/2011 của Bộ Nông nghiệp &
PTNT về việc bổ sung một số điều của Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày
08/3/2006;
8. Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính về
việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y;
9. Quyết định số 47/2005/QĐ-BNN ngày 25/5/2005 của Bộ Nông nghiệp
& PTNT về việc ban hành Quy định số lượng động vật, khối lượng sản phẩm
động vật phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi huyện và miễn kiểm dịch;
10. Quyết định số 87/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ Nông
nghiệp & PTNT về việc ban hành Quy trình kiểm soát giết mổ động vật;
11. Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ Nông nghiệp
& PTNT về việc ban hành Quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật,
sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y.
2.1.2.2. Phân tích tình huống
Sau khi nghiên cứu đơn khiếu nại, các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến khiếu
nại của các hộ giết mổ lợn tại Công ty CP An Bình và các văn bản pháp lý liên
quan quy định về kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, tôi xin
đưa ra một số phân tích, nhận định sau:
* Việc Chi cục Thú y ký hợp đồng ủy quyền cho Công ty CP An Bình thu
phí kiểm dịch, kiểm soát giết mổ đối với các hộ giết mổ lợn tại Công ty là không
đúng quy định do:
- Theo Khoản 1, Điều 48 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005
của Chính phủ quy định Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên
ngành về thú y là “Thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm
soát giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y theo
quy định”.
ĐINH TRỌNG MINH - LỚP K3A.2015 - SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Trang 7 / 21
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
- Theo Khoản 3, Điều 1 Thông tư 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của
Bộ Tài chính: “Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y có trách nhiệm
tổ chức việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y theo
quy định tại Thông tư này”.
- Trong đó, tại Điều 3 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của
Chính phủ cũng quy định chi tiết về hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chuyên
ngành về thú y.
Do vậy, Công ty CP An Bình không phải là cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành về thú y. Do đó, Công ty không có tư cách pháp nhân trong việc
thu phí kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật. Việc Công ty được Chi cục Thú
y ủy quyền thu phí là trái với quy định.
* Việc Chi cục Thú y áp dụng mức thu phí kiểm soát giết mổ:
- Theo quy định của Thông tư 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ
Tài chính với mức thu cụ thể đối với lợn thịt (từ 15 kg trở lên) như sau:
+ Công suất giết mổ dưới 100 con/ngày: Mức thu là 7.000 đồng/con;
+ Công suất giết mổ từ 100 con/ngày trở lên: Mức thu là 6.500 đồng/con.
Như vậy, để xác định đúng mức thu phí kiểm soát giết mổ thì phải xác
định được đúng đối tượng phải nộp phí kiểm soát giết mổ.
- Theo Khoản 3, Điều 51 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005
của Chính phủ quy định về trách nhiệm của chủ hàng, chủ cơ sở: “Chịu trách
nhiệm nuôi giữ, chăm sóc động vật, bảo quản sản phẩm động vật và tuân theo
hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y trong quá trình
kiểm dịch; kiểm soát giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ
sinh thú y và trả phí, lệ phí theo quy định của pháp luật”.
Theo Điều 2 Nghị định này quy định: Khoản 15 “Cơ sở giết mổ, sơ chế
động vật, sản phẩm động vật là địa điểm cố định, được cơ quan có thẩm quyền
cấp đăng ký kinh doanh giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật”; Khoản
17 “Chủ cơ sở là chủ sở hữu cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, bảo quản động
vật, sản phẩm động vật”.
ĐINH TRỌNG MINH - LỚP K3A.2015 - SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Trang 8 / 21
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
- Thêm vào đó, theo Giấy đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch & Đầu tư
cấp cho Công ty CP An Bình có ngành nghề kinh doanh là giết mổ gia súc và
chế biến thực phẩm, còn các hộ giết mổ lợn không có giấy đăng ký kinh doanh
mà ký hợp đồng với Công ty CP An Bình thuê mặt bằng để giết mổ. Theo Hợp
đồng ký kết, Công ty CP An Bình có trách nhiệm đại diện cho các hộ giết mổ
thực hiện các quy định của pháp luật như 1 cơ sở giết mổ độc lập; đồng thời, có
trách nhiệm chế biến và tiêu thụ các sản phẩm sau giết mổ.
Từ các cơ sở trên cho thấy, Công ty CP An Bình là chủ sở hữu cơ sở giết
mổ gia súc. Do vậy, đối tượng phải nộp phí kiểm dịch, kiểm soát giết mổ cho
Chi cục Thú y trong trường hợp này là Công ty CP An Bình chứ không phải là
các hộ giết mổ lợn. Chi cục Thú y đã xác định không đúng đối tượng thu phí
kiểm soát giết mổ và áp dụng sai mức thu phí (7.000 đồng/con vì các hộ giết mổ
lợn có công suất giết mổ nhỏ hơn 100 con/ngày). Mức thu phí kiểm soát giết mổ
đúng phải là 6.500 đồng/con (do công suất giết mổ của Công ty CP An Bình là
470 con lợn/ngày).
* Việc Chi cục Thú y áp dụng mức thu phí kiểm dịch 1.000 đồng/con lợn
sống trước khi giết mổ theo quy định tại Thông tư 04/2012/TT-BTC:
- Tại Khoản 1, Điều 4 Quyết định số 15/2006/QĐ-UBND ngày 08/3/2006
quy định Kiểm dịch động vật vận chuyển trong tỉnh: “Tổ chức, cá nhân (sau đây
được gọi là chủ hàng) khi vận chuyển động vật với số lượng lớn ra khỏi huyện
trong phạm vi tỉnh phải đăng ký kiểm dịch với Trạm Thú y quận, huyện, thị xã
thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được gọi là Trạm Thú y
huyện) …”.
- Tại Quyết định số 47/2005/QĐ-BNN ngày 25/5/2005 quy định số lượng
lợn thịt, lợn choai để giết mổ ≥ 10 con là phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi
huyện.
Trên thực tế, nguồn gốc nhập lợn cho các hộ giết mổ lợn vào giết mổ tại
Công ty CP An Bình chủ yếu từ huyện Thanh Oai, Quốc Oai và Mỹ Đức với số
ĐINH TRỌNG MINH - LỚP K3A.2015 - SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Trang 9 / 21
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
lượng lợn lớn (bình quân 65 con/lần/hộ). Do đó, số lượng lợn này bắt buộc phải
kiểm dịch trước khi vận chuyển ra khỏi huyện.
- Theo Khoản 8, Điều 25 Pháp lệnh Thú y quy định về trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật: “Tổ
chức, cá nhân khi lưu thông động vật, sản phẩm động vật phải chấp hành các
quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; trả phí, lệ phí theo quy định
của pháp luật về phí và lệ phí”.
- Tại Khoản 1, Điều 9 Quyết định 15/2006/QĐ-BNNN, cơ quan kiểm dịch
động vật tại nơi đến chỉ thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trong
các trường hợp như sau: “Không có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan
kiểm dịch động vật nơi xuất phát; Có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan
kiểm dịch động vật nơi xuất phát, nhưng không hợp lệ hoặc giấy chứng nhận
kiểm dịch hết giá trị thời gian sử dụng; Cơ quan kiểm dịch động vật tại nơi đến
phát hiện có sự đánh tráo, lấy thêm hoặc bớt động vật, sản phẩm động vật hoặc
thay đổi bao bì chứa đựng sản phẩm động vật khi chưa được phép của cơ quan
kiểm dịch động vật; Cơ quan kiểm dịch động vật tại nơi đến phát hiện thấy động
vật có biểu hiện mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh truyền nhiễm; sản phẩm động vật
bị biến đổi chất lượng hoặc nghi nhiễm mầm bệnh”.
Theo xác minh thực tế, quá trình kiểm dịch tại nơi xuất phát đều tuân thủ
đúng các quy định, không vi phạm vào các trường hợp tại Khoản 1, Điều 9
Quyết định 15/2006/QĐ-BNNN. Do đó, các chủ hàng cung cấp lợn cho các hộ
giết mổ lợn tại Công ty CP An Bình là những đối tượng có trách nhiệm làm các
thủ tục kiểm dịch lợn tại nơi xuất phát và trả phí kiểm dịch cho cơ quan thú y
theo quy định. Các hộ giết mổ lợn không phải chịu các thủ tục kiểm dịch và phí
kiểm dịch đầu vào giết mổ. Chi cục Thú y chỉ tiến hành các thủ tục kiểm soát
giết mổ theo quy định tại Quyết định số 87/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 và
thu phí kiểm soát giết mổ theo quy định, không được thu phí kiểm dịch của các
hộ giết mổ lợn tại Công ty CP An Bình. Việc Chi cục Thú y áp dụng mức thu
ĐINH TRỌNG MINH - LỚP K3A.2015 - SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Trang 10 / 21
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
phí kiểm dịch 1.000 đồng/con lợn sống trước khi giết mổ tại các hộ giết mổ lợn
tại Công ty CP An Bình là sai quy định.
Qua các tình tiết của sự việc trên cho thấy, Chi cục Thú y vi phạm quy
định của pháp luật về việc thu phí kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ đối với
các hộ giết mổ lợn tại Công ty CP An Bình. Chi cục đã không trực tiếp tiến hành
thu phí kiểm soát giết mổ, áp dụng thu chưa đúng mức phí kiểm soát giết mổ và
thu phí kiểm dịch động vật không đúng đối tượng nên đã dẫn đến việc khiếu nại
của các hộ giết mổ lợn tại Công ty CP An Bình.
2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
- Giải quyết dứt điểm việc khiếu nại của các hộ giết mổ lợn tại Công ty
CP An Bình về việc thu phí kiểm dịch, kiểm soát giết mổ do Chi cục Thú y thực
hiện nhằm nhanh chóng ổn định hoạt động giết mổ tập trung tại Công ty CP An
Bình; từ đó nhanh chóng triển khai thực hiện quy hoạch và khuyến khích đầu tư
xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội;
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân nói chung và lợi ích của các hộ,
cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố nói riêng trong việc thực
hiện các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực thú y góp phần giải quyết
hài hòa giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.
- Đánh giá một cách khách quan, trung thực về những mặt tồn tại của cơ
quan thú y trên địa bàn Thành phố, từ đó có các giải pháp nhằm củng cố, nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng làm công tác thú y, kiện toàn
màng lưới thú y trên toàn Thành phố.
- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, kỷ cương phép nước, tạo lòng
tin giữa người dân với chính quyền địa phương, các Sở, ban, ngành chức năng
trong lĩnh vực quản lý nhà nước nói chung và trong lĩnh vực thú y nói riêng,
giúp họ yên tâm đầu tư xây dựng và tham gia vào các cơ sở giết mổ, chế biến
gia súc, gia cầm tập trung đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cung cấp những
sản phẩm đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu góp phần thúc đẩy chăn nuôi trong nước phát triển.
ĐINH TRỌNG MINH - LỚP K3A.2015 - SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Trang 11 / 21
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
2.3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả
2.3.1. Phân tích nguyên nhân
2.3.1.1. Nguyên nhân chủ quan
- Chi cục Thú y chưa nắm vững về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
của mình trong mối quan hệ pháp luật với nhân dân về lĩnh vực thú y; thiếu
trách nhiệm, chưa thực hiện nghiêm túc trách nhiệm thu phí kiểm soát giết mổ
gia súc, gia cầm; chủ quan, lơ là trong việc quản lý các cơ sở giết mổ tập trung;
- Chi cục Thú y không nghiên cứu kỹ lưỡng các văn bản quy định của pháp
luật về lĩnh vực chuyên ngành, chưa đi sâu tìm hiểu rõ mối quan hệ về mặt pháp
lý giữa các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế trong hoạt động giết mổ.
- Việc giải quyết khiếu nại của Chi cục Thú y không chính xác, dựa vào
cảm tính chủ quan, thiếu sự khách quan, còn tồn tại thực trạng nể nang, lợi ích
nội bộ;
- Sự nhận thức của Công ty CP An Bình còn hạn chế trong kiến thức pháp
luật về thú y nên đã tiến hành thu phí của các hộ giết mổ thay Chi cục Thú y.
2.3.1.2. Nguyên nhân khách quan
- Hệ thống văn bản pháp luật về lĩnh vực thú y còn rườm rà, một số quy
định còn chồng chéo nhau, thiếu chặt chẽ;
- Vấn đề đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ quản lý nhà nước chuyên
ngành thú y cho đội ngũ cán bộ chưa thường xuyên và chưa mang tính thực tiễn
trong công tác quản lý;
- Do địa bàn quản lý rộng nên đội ngũ cán bộ thú y chưa đáp ứng được về
số lượng và chất lượng công tác.
- Do Thành phố mới ban hành chính sách triển khai thực hiện quy hoạch
giết mổ, gom các hộ giết mổ nhỏ lẻ vào các khu giết mổ tập trung nên công tác
quản lý giết mổ bước đầu còn nhiều gặp nhiều khó khăn, lúng túng;
ĐINH TRỌNG MINH - LỚP K3A.2015 - SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Trang 12 / 21
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
2.3.2. Hậu quả
- Việc Chi cục Thú y thu phí chưa đúng quy định của pháp luật đã gây
ảnh hưởng về mặt kinh tế của các hộ giết mổ trong giai đoạn khó khăn khi bắt
đầu vào giết mổ tập trung tại Công ty CP An Bình;
- Do xảy ra khiếu nại nên đã làm gián đoạn quá trình giết mổ tại Công ty
CP An Bình, ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận, thị trường tiêu thụ khiến Công ty
gặp khó khăn, thua lỗ, đồng thời thị trường thiếu một nguồn cung cấp thịt sạch
cho người tiêu dùng Thủ đô;
- Gây ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ giữa người dân (cụ thể là các
hộ giết mổ) với cơ quan thú y, mất uy tín của cơ quan thú y, giảm sút lòng tin
của người dân vào cơ quan quàn lý nhà nước trong lĩnh vực thú y;
- Bộc lộ sự hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thú y.
2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phƣơng án giải quyết tình huống
Qua kết quả xác minh, phân tích các tình tiết của sự việc, có thể khẳng định
Chi cục Thú y đã vi phạm quy định của pháp luật về việc thu phí kiểm dịch động
vật, kiểm soát giết mổ đối với các hộ giết mổ lợn tại Công ty CP An Bình. Nhằm
tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác thú y, chấn chỉnh kịp thời những
sai phạm trong quản lý, đồng thời khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia
các hoạt động liên quan tới thú y đều phải có nghĩa vụ tuân theo pháp luật về thú
y và đều được bình đẳng trước pháp luật, tôi xin đưa ra một số phương án giải
quyết, đồng thời phân tích để lựa chọn được phương án tối ưu nhất.
2.4.1. Phương án 1
Sau khi xác minh chi tiết toàn bộ sự việc, Giảm đốc Sở Nông nghiệp &
PTNT ban hành Quyết định về việc giải quyết khiếu nại của các hộ giết mổ lợn
tại Công ty CP An Bình (lần hai) với một số nội dung chính như sau:
- Yêu cầu Chi cục phải nghiêm túc rút kinh nghiệm, kiểm điểm xử lý vi
phạm của các cá nhân liên quan và quyết định khiển trách Chi cục trưởng vì áp
dụng sai quy định về thu phí kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và đưa ra
quyết định giải quyết khiếu nại không đúng.
ĐINH TRỌNG MINH - LỚP K3A.2015 - SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Trang 13 / 21
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
- Chi cục Thú y phải chấm dứt hợp đồng giao cho Công ty CP An Bình
thu phí kiểm dịch, kiểm soát giết mổ đối với các hộ giết mổ lợn, đồng thời thu
hồi toàn bộ số biên lai thu phí đã giao cho Công ty CP An Bình.
- Chi cục Thú y thống kê toàn bộ số gia súc đưa đến cơ sở giết mổ của
Công ty CP An Bình mà Chi cục đã tiến hành kiểm dịch và thu phí kiểm dịch để
tính số tiền đã thu của các hộ giết mổ lợn.
- Chi cục Thú y thống kê toàn bộ số gia súc đã giết mổ của các hộ giết mổ
lợn tại Công ty CP An Bình để tính số tiền đã thu vượt so với mức quy định theo
hướng dẫn tại Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 Bộ Tài chính.
- Yêu cầu Công ty CP An Bình và các hộ giết mổ lợn thực hiện các quy
định của pháp luật về lĩnh vực thú y và có trả phí, lệ phí theo quy định ngay sau
khi Quyết định này có hiệu lực.
- Về việc xử lý số tiền đã thu vượt so với mức thu quy định: Toàn bộ số
tiền thu sai nguyên tắc đó, Chi cục Thú y phải hoàn trả lại cho các hộ giết mổ
lợn của Công ty CP An Bình.
* Ưu điểm:
- Giải quyết khiếu nại đúng trình tự quy định của Luật Khiếu nại;
- Xử lý “đúng người, đúng tội” đối với các sai phạm của Chi cục Thú y;
- Thể hiện được tính nghiêm minh và bình đẳng đối với mọi tổ chức, cá
nhân và mọi thành phần kinh tế trước pháp luật;
- Không ảnh hưởng nhiều đến ngân sách đồng thời vẫn đảm bảo được
nguồn thu thường xuyên của Chi cục Thú y;
- Đáp ứng được các quyền lợi của các hộ giết mổ lợn, đồng thời thể hiện
rõ trách nhiệm của các hộ giết mổ lợn trong việc thi hành các quy định của pháp
luật trong các hoạt động liên quan đến thú y.
* Nhược điểm:
- Phải thực hiện nhiều bước thủ tục khi giải quyết, quá trình gián đoạn
hoạt động giết mổ tại Công ty CP An Bình sẽ bị kéo dài hơn;
ĐINH TRỌNG MINH - LỚP K3A.2015 - SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Trang 14 / 21
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
- Chi cục Thú y phải tính toán, cân đối lại nguồn ngân sách của Chi cục để
hoàn trả lại số tiền mà không làm ảnh hưởng đến các hoạt động thu chi khác.
2.4.2. Phương án 2
Sau khi xác minh chi tiết toàn bộ sự việc, Sở Nông nghiệp & PTNT liên
hệ với đại diện các hộ giết mổ lợn tại Công ty CP An Bình để giải thích, phân
tích có lý có tình cho người khiếu nại hiểu rõ bản chất pháp lý của vấn đề cần
khiếu nại, nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật của người khiếu nại để người
khiếu nại hiểu rõ nội dung khiếu nại của chính mình, thay đổi thái độ khiếu nại
theo chiều hướng tích cực và nảy sinh ý muốn thoả thuận với Chi cục Thú y
hoặc tự rút đơn khiếu nại.
* Ưu điểm:
- Có thể giúp giải quyết triệt để khiếu nại;
- Là phương án giải quyết nhanh, gọn, giải quyết nội bộ giữa bên khiếu
nại và bên bị khiếu nại.
* Nhược điểm:
- Do sự việc khiếu nại là đơn lần thứ 2 nên trường hợp thuyết phục, thỏa
thuận với các hộ giết mổ lợn khó khả thi
- Chưa có hình thức xử lý thích đáng đối với những sai phạm của Chi cục
Thú y.
2.4.3. Phương án 3
Trình tự giải quyết khiếu nại tương tự Phương án 2, chỉ có sự khác biết
trong hướng xử lý số tiền đã thu vượt so với mức thu quy định. Đó là toàn bộ số
tiền thu sai nguyên tắc đó được đối trừ vào phí kiểm soát giết mổ mà Công ty
CP An Bình phải nộp ở những tháng kế tiếp của năm 2015.
* Ưu điểm:
- Giải quyết khiếu nại đúng trình tự quy định của Luật Khiếu nại;
- Xử lý “đúng người, đúng tội” đối với các sai phạm của Chi cục Thú y;
- Chi cục Thú y không phải trích xuất số tiền phí thu dư ra do vậy không
ảnh hưởng đến ngân sách của Chi cục.
ĐINH TRỌNG MINH - LỚP K3A.2015 - SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Trang 15 / 21
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
* Nhược điểm:
- Phải thực hiện nhiều bước thủ tục khi giải quyết, quá trình gián đoạn
hoạt động giết mổ tại Công ty CP An Bình sẽ bị kéo dài hơn;
- Các hộ giết mổ lợn tại Công ty CP An Bình không phải là đối tượng thu
phí kiểm soát giết mổ trực tiếp của Chi cục Thú y do vậy việc đối trừ sẽ rất khó
thực hiện.
- Phí kiểm soát giết mổ là là toàn bộ kinh phí, phí tổn cho việc kiểm soát
giết mổ, nó đánh giá kết quả của công việc kiểm soát giết mổ hàng ngày, chất
lượng của sản phẩm sau giết mổ và thể hiện ý thức chấp hành pháp luật về thú y
của các tổ chức, cá nhân tham gia giết mổ do vậy nguồn phí đó phải được thu
hàng ngày.
- Dễ tạo những tiền lệ xấu trong việc nộp phí kiểm soát giết mổ do trong
một khoảng thời gian dài Công ty CP An Bình không phải nộp phí kiểm soát
giết mổ.
2.4.4. Lựa chọn phương án tối ưu nhất
Từ kết quả phân tích các phương án giải quyết nêu trên, căn cứ vào tình
hình thực tế của sự việc và các quy định của nhà nước, tôi xét thấy Phương án 1
là phương án tối ưu, hiệu quả nhất, đảm bảo theo đúng quy định của nhà nước
và hợp lòng dân. Vì vậy, tôi lựa chọn Phương án 1 để giải quyết khiếu nại.
2.5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phƣơng án đã lựa chọn (Phƣơng án 1)
STT
Nội dung công việc
Chủ thể
thực
hiện
Tổ chức, cá
nhân phối hợp
Thời gian
thực hiện
Chi cục Thú y,
1
Xác minh lại và đánh giá khách
Thanh
quan toàn bộ sự việc.
tra Sở
Công ty CP An
Bình, các hộ
giết mổ lợn và
các thành phần
Từ 15/925/9/2015
liên quan khác
2
Tham mưu Giám đốc Sở ban hành
Quyết định giải quyết khiếu nại của
Thanh
tra Sở
ĐINH TRỌNG MINH - LỚP K3A.2015 - SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Từ 26/929/9/2015
Trang 16 / 21
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
các hộ giết mổ lợn tại Công ty CP
An Bình (lần hai).
3
Trình Giám đốc Sở ký duyệt và ban
Thanh
hành Quyết định.
tra Sở
30/9/2015
Chi cục Thú y tổ chức họp rút kinh
4
nghiệm, kiểm điểm xử lý vi phạm
của các cá nhân liên quan và thông
báo quyết định khiển trách Chi cục
trưởng.
Chi cục
05/10/2015
Thú y
Chấm dứt hợp đồng giao cho Công
ty CP An Bình thu phí kiểm dịch,
kiểm soát giết mổ, thông báo cho
5
Công ty CP An Bình và các hộ giết
mổ lợn biết chính xác đối tượng
Chi cục
Thú y
nộp phí kiểm dịch, kiểm soát giết
mổ để Công ty yên tâm tiếp tục vận
Công ty CP An
Bình các hộ giết 08/10/2015
mổ lợn
hành.
Thống kê toàn bộ số gia súc đưa đến
cơ sở giết mổ của Công ty CP An
Bình mà Chi cục đã tiến hành kiểm
6
dịch và thu phí kiểm dịch và toàn bộ
số gia súc đã giết mổ của các hộ giết
mổ lợn tại Công ty CP An Bình để
tính toán và hoàn trả lại cho các hộ
Chi cục
Thú y
Công ty CP An
Bình và các hộ
giết mổ lợn
Từ 08/1015/10/2015
giết mổ lợn của Công ty CP An
Bình.
Ổn định lại tổ chức và tiếp tục thực
7
hiện thu phí kiểm soát giết mổ tại
Công ty CP An Bình theo đúng quy
Chi cục
Thú y
Công ty CP An
Bình
Từ
16/10/2015
định của pháp luật.
8
Báo cáo Lãnh đạo Sở về kết quả giải
quyết khiếu nại.
Chi cục
Thú y
ĐINH TRỌNG MINH - LỚP K3A.2015 - SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
20/10/2015
Trang 17 / 21
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Để xây dựng một xã hội công bằng, hoạt động có hiệu quả trên mọi lĩnh
vực thì tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước phải tuân thủ theo quy định của hệ
thống quản lý hành chính nhà nước.
Qua tình huống trên cho thấy, Chi cục Thú y đã xảy ra sai phạm trong
công tác thu phí kiểm dịch, kiểm soát giết mổ dẫn đến việc khiếu nại của các hộ
giết mổ. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Chi cục, giảm sút
lòng tin của người dân, làm gián đoạn quá trình giết mổ gây ảnh hưởng xấu đến
kinh tế của các cơ sở giết mổ. Một phần sai phạm của Chi cục Thú y là do chưa
nắm vững các văn bản pháp quy của Nhà nước về công tác thú y, một phần do
chủ quan, lơ là trong việc quản lý các cơ sở giết mổ tập trung và chưa đi sâu tìm
hiểu rõ mối quan hệ về mặt pháp lý giữa các tổ chức, cá nhân, các thành phần
kinh tế.
Là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu lấy công tác quản lý kỹ thuật là
trọng tâm, lấy nguồn thu phí, lệ phí để tái đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để phục
vụ cho nhiệm vụ chính của mình. Tuy nhiên đơn vị vẫn phải coi trọng công tác
quản lý về lĩnh vực tài chính. Trong quá trình quản lý công tác thu phí và lệ phí,
các đơn vị cần phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý tài chính, cơ quan
quản lý chuyên ngành để sớm giải quyết những vướng mắc nảy sinh trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
3.2. Kiến nghị
Từng bước xã hội hoá trong công tác thú y, tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho các tổ chức, các nhân và mọi thành phần kinh tế tham gia các hoạt động liên
quan đến thú y nhằm thúc đẩy nền chăn nuôi trong nước phát triển, đầu tư xây
dựng cơ sở giết mổ, chế biến hiện đại đạt tiêu chuẩn cung cấp những thực phẩm
có chất lượng cao đảm bảo vệ sinh an toàn cho người sử dụng, ngăn chặn dịch
bệnh động vật và bảo vệ môi trường sinh thái.
Xây dựng, sửa đổi và ban hành các văn bản pháp quy, quy trình kỹ thuật,
các tiêu chuẩn kỹ thuật về vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm từ chăn nuôi,
ĐINH TRỌNG MINH - LỚP K3A.2015 - SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Trang 18 / 21
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
giết mổ, sơ chế đến lưu thông phân phối trên thị trường đáp ứng yêu cầu thực tế
hiện nay và phù hợp với các thông lệ quốc tế.
Một trong những nhân tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự thắng
lợi đến mọi công việc đó là yếu tố con người, nói đến con người đó chính là
công tác tổ chức cán bộ.
- Nhà nước cần có chính sách thích hợp nhằm kiện toàn hệ thống tổ chức
ngành Thú y từ Trung ương đến cơ sở tạo sự thống nhất đồng bộ trong hoạt
động quản lý, chỉ đạo các hoạt động liên quan đến thú y.
- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác thú y đặc biệt là lực lượng cán bộ thú y
tại các địa phương.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho các Chi cục
Thú y để hỗ trợ tốt cho công tác chuyên môn.
Tuỳ vào điều kiện cụ thể tại từng địa phương, có những chính sách phù
hợp tạo mọi điều kiện thuận lợi về mäi mặt, vốn đầu tư, thuế,... cho các thành
phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các cơ sở chăn nuôi, giết mổ tập trung
hiện đại đặc biệt là các mô hình khép kín từ chăn nuôi, giết mổ, sơ chế đến lưu
thông trên thị trường.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở giết mổ động vật, kiên
quyết xử lý các trường hợp vi phạm các quy định hiện hành về kiểm dịch, kiểm
tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật Tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra các cơ quan quản lý nhà nước về thú y để có cơ sở căn cứ khen thưởng
và chấn chỉnh, xử lý kịp thời những vướng mắc nảy sinh trong quá trình hoạt
động.
Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về
vệ sinh an toàn thực phẩm và ý thức trách nhiệm của các chủ giết mổ về vệ sinh
thú y trong giết mổ nhằm bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng, bảo vệ môi
trường và ngăn ngừa dịch bệnh động vật.
ĐINH TRỌNG MINH - LỚP K3A.2015 - SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Trang 19 / 21
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011;
2. Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004;
3. Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại;
4. Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ về việc
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
5. Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP;
6. Thông tư số 11/2009/TT-BNN ngày 04/03/2009 của Bộ Nông nghiệp &
PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 15/2006/QĐBNN ngày 08/3/2006;
7. Thông tư số 51/2011/TT-BNN ngày 23/8/2011 của Bộ Nông nghiệp &
PTNT về việc bổ sung một số điều của Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày
08/3/2006;
8. Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính về
việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y;
9. Quyết định số 47/2005/QĐ-BNN ngày 25/5/2005 của Bộ Nông nghiệp
& PTNT về việc ban hành Quy định số lượng động vật, khối lượng sản phẩm
động vật phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi huyện và miễn kiểm dịch;
10. Quyết định số 87/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ Nông
nghiệp & PTNT về việc ban hành Quy trình kiểm soát giết mổ động vật;
11. Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ Nông nghiệp
& PTNT về việc ban hành Quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật,
sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y.
ĐINH TRỌNG MINH - LỚP K3A.2015 - SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Trang 20 / 21