Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Tiểu luận xử lý tình huống giải quyết vụ việc sản xuất miến dong giả nhãn mác hàng hóa tại xã TH & ĐQ, huyện quốc oai, TP hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.18 KB, 23 trang )

`
`

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K.3A-2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC SẢN XUẤT MIẾN
DONG GIẢ NHÃN MÁC HÀNG HÓA TẠI XÃ TH & ĐQ,
HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .

Họ tên học viên : Trần Thị Thanh Hòa
Chức vụ : Chuyên viên
Đơn vị : Đội quản lý thị trường số 22
(huyện Quốc Oai)
Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội
Sở Công Thương TP Hà Nội

Hà Nội, tháng 11 năm 2015


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

PHẦN I. LỜI NÓI ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập mở cửa hiện nay, hàng hóa các nước trên thế giới
tràn ngập vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên nạn buôn lậu, gian lận thương
mại và hàng giả đang phá hoại nền sản xuất trong nước , ảnh hưởng đến đời
sống nhân dân. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính Phủ đã thành
lập Ban Chỉ đạo 389 (BCĐ 389) quốc gia và Văn phòng thường trực của Ban
Chỉ đạo 389 quốc gia có ý nghĩa quan trọng trong việc tham mưu, theo dõi,


đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và
hàng giả với cấp có thẩm quyền, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tếxã hội của đất nước. Chính phủ cũng yêu cầu kiện toàn BCĐ 389 tại các tỉnh,
thành phố và giao người đứng đầu chịu trách nhiệm là các Phó chủ tịch
thường trực của các UBND tỉnh, thành phố, cơ quan thường trực là các Chi
cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố. Ở cấp quận huyện, thị xã, TP trực
thuộc tỉnh, người đứng đầu BCĐ 389 là các phó chủ tịch thường trực UBND
quận, huyện, thị xã, TP trực thuộc tỉnh, cơ quan thường trực là Đội Quản lý
thị trường và các ủy viên là các phó chủ tịch thường trực các xã, phường, thị
trấn, đại diện các cơ quan công an, phòng y tế, kinh tế, tài chính, Chi cục
thuế… trong huyện.
Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách có chức năng kiểm tra, kiểm
soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động
thương mại đặc biệt là công tác kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu, gian lận
thương mại, hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở thị trường trong
nước.
Quốc Oai là một huyện nghèo, thuần nông, nằm phía Tây của TP Hà Nội,
duy chỉ có một làng nghề sản xuất miến dong Làng So thuộc hai xã TH và
CH. Sản xuất làng nghề truyền thống có từ lâu đời, nhưng chủ yếu mang tính
mùa vụ, trình độ hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế.
Học viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hòa

pg. 1


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, UNBD huyện, Đội Quản lý thị
trường số 22 – huyện Quốc Oai đã tham mưu cho UBND huyện thành lập
Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương
mại,hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thị trường huyện Quốc

Oai và là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389/huyện Quốc Oai;
Bản thân em là một chuyên viên công tác tại Đội Quản lý thị trường số 22
địa bàn huyện Quốc Oai thuộc Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội trực thuộc
Sở Công Thương TP Hà Nội, Đội là cơ quan thường trực BCĐ 389/ huyện,
Đội đã thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, kế hoạch được giao. Qua khóa
học Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên tại lớp
Chuyên viên K3A.2015 trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong Thành phố
Hà Nội, được tiếp thu và trang bị những kiến thức về quản lý nhà nước. Em
xin chọn đề tài: “ Giải quyết vụ việc sản xuất miến dong giả nhãn mác
hàng hóa tại xã TH & ĐQ, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội” làm đề tài tiểu
luận cuối khóa học. Đây là cơ hội tốt để bản thân em vận dụng những kiến
thức đã học, liên hệ với thực tiễn, trên cơ sở đó tìm tòi, suy nghĩ đưa ra các
giải pháp thiết thực phù hợp giúp quá trình công tác của bản thân ngày càng
tốt hơn.
2. Mục tiêu của đề tài:
- Giúp cho bản thân rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống;
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biết pháp luật về công tác kiểm tra, kiểm
soát, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trên thị trường huyện Quốc Oai;
- Tuyên truyền, phổ biến để người dân biết BCĐ 389 và cơ quan thường
trực BCĐ 389/ huyện Quốc Oai - người dân biết, phát hiện các hành vi vi
phạm về các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, buôn bán

Học viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hòa

pg. 2


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong


hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng trên
thị trường huyện Quốc Oai có thể trình báo tới Đội Quản lý thị trường số 22;
- Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, vận dụng sáng tạo để
xử lý vụ việc “ thấu tình đạt lý” và mang lại hiệu quả cao;
- Mục tiêu nữa đặt ra trong xử lý vụ việc mà em chọn làm đề tài tiểu luận
cuối khóa là: Xử lý dứt điểm vụ việc, thể hiện tính nghiêm minh của pháp
luật, tìm ra rõ nguyên nhân, biện pháp khắc phục hậu quả xảy ra.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các quy định hiện hành của Cơ
quan quản lý nhà nước để người dân hiểu, biết và pháp luật được thực thi một
cách cụ thể, có hiệu quả trong nhân dân.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài: phân tích, tổng hợp, phỏng vấn.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài: tại xã TH và xã ĐQ huyện Quốc Oai, TP
Hà Nội.
5. Bố cục của tiểu luận: Gồm 3 phần.
Phần 1: Lời nói đầu………………………………………………… trang 1
Phần 2: Nội dung………………………………………………..….

trang 4

2.1. Mô tả tình huống …………………………………………..…… trang 4
2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống ……………………………

trang 8

2.3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả ……………………………

trang 8

2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết ………


trang 11

2.5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã chọn …………...

Trang 16

Phần 3. Kết luận và kiến nghị ……………………………………

Trang 19

Học viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hòa

pg. 3


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

PHẦN 2. NỘI DUNG
2.1. Mô tả tình huống.
Thực hiện theo Quyết định số 2667/QĐ – UBND ngày 29/8/2014 của
UBND huyện Quốc Oai về việc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra,
kiểm soát, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2015; Kiểm
tra theo kế hoạch số 292/KH-BCĐ389 ngày 26/8/2014 và kế hoạch số
308/KH-ĐKT ngày 9/9/2014 của Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Quốc Oai.
Căn cứ vào đơn tố cáo của Ông NTĐ chủ cơ sở sản xuất miến dong Đức
Tuyết tại thôn YM, xã TH, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội.
Ngày 1/12/2014 Đoàn Kiểm tra liên ngành Quản lý thị trường – Công an
huyện Quốc Oai tiến hành kiểm tra tại cơ sở đóng gói miến dong do bà VTL
sinh năm 1976 làm chủ tại xóm 3 thôn YN xã ĐQ huyện Quốc Oai- TP Hà
Nội.

Tại thời điểm đoàn kiểm tra, nhà bà VTL có 12 lao động đang đóng gói
miến dong với 2 nhãn hiệu tên cơ sở sản xuất miến dong Đức Tuyết (địa chỉ
Thôn YM xã TH huyện Quốc Oai TP Hà Nội) và nhãn miến dong Trường
Giang ( thôn Đầm xã TH huyện Quốc Oai – TP Hà Nội) với 1 máy cũ dập
đóng gói, 3,3 kg nhãn hiệu mang tên cơ sở sản xuất miến dong Đức Tuyết, 23
kg túi nilon sử dụng để bao gói hàng hóa và 1,892 kg miến dong đã được
đóng gói hoàn chỉnh mang nhãn miến dong Đức Tuyết. Đoàn kiểm tra đã ra
quyết định tạm giữ toàn bộ hàng hóa, tang vật vi phạm trên.
Qua xác minh làm việc, ngày 4/12/2014, Đoàn kiểm tra lập Biên bản vi
phạm hành chính đối với bà VTL về hành vi sản xuất, đóng gói hàng giả nhãn
mác, bao bì hàng hóa tại trụ sở UBND xã ĐQ nhưng bà VTL không kí, song
UBND xã ĐQ đã xác nhận. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm theo đánh giá của
hội đồng xử lý là: 66.220.000 đồng.

Học viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hòa

pg. 4


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, giá trị hàng vi phạm lớn, có dấu
hiệu vi phạm hình sự trong vụ việc, Đội Quản lý thị trường số 22 đã chuyển
giao toàn bộ hồ sơ vụ việc cùng tang vật vi phạm cho Cơ quan Công an để
tiếp tục điều tra về hành vi sản xuất hàng giả theo quy định của pháp luật.
Qua quá trình xác minh cụ thể, Đoàn kiểm tra liên ngành cùng Cơ quan
Công an nêu ra ba chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ việc bao
gồm:
Thứ nhất, Bà VTL sinh năm 1976 tại Xóm 3 thôn YN xã ĐQ huyện
Quốc Oai – TP Hà Nội:

Bà VTL sinh năm 1976 tại Xóm 3 thôn YN xã ĐQ huyện Quốc Oai – TP
Hà Nội có tường trình sự việc với Đoàn kiểm tra liên ngành như sau: Ngày
20-11-2014 Chị NTC vợ anh NQL (chủ nhãn mác Trường Giang địa chỉ Thôn
Đầm xã TH huyện Quốc Oai –Hà Nội) có trở miến đến và nhờ đóng gói miến
mang nhãn hiệu Trường Giang. Khoảng 3-4 ngày sau có anh lái xe tên Túy
đến bốc hàng nhãn mác Trường Giang ( khoảng 100 bao – 15kg/ bao) và để
lại ở sân nhà tôi một bao nhãn mác Đức Tuyết, anh Túy có gọi điện cho chị
NTC lúc đó, bà VTL có nghe thấy hai người trao đổi là để nhãn mác ở đó.
Hôm sau, Chị NTC lên tính tiền công thuê đóng gói (1.600 đ/ kg), trước khi
về chị NTC có nói mọi người lấy nhãn mác cơ sở Đức Tuyết mang vào đóng.
Từ đó, tôi và mọi người đóng gói cả 2 nhãn mác miến Trường Giang và Đức
Tuyết thì đến ngày 1/12/2014 Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra nhà tôi.
Tuy nhiên, khi vụ việc xảy ra cả ông NQL và vợ là bà NTC (chủ cơ sở
sản xuất miến dong Trường Giang) đều cam kết với Đoàn kiểm tra liên ngành
là: Do cơ sở Trường Giang chật hẹp, nên không thể đóng gói miến được nên
đã thuê bà VTL đóng gói với giá 1.600 đ/ kg, toàn bộ miến là do cơ sở tự sản
xuất, nhãn mác thuê đóng gói là nhãn mác cơ sở Trường Giang và không biết
nhãn mác Đức Tuyết là từ đâu ra và không biết gì về việc đóng gói nhãn mác
Đức Tuyết của bà VTL.
Học viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hòa

pg. 5


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

Như vậy, việc bà VTL đóng gói miến dong nhãn hiệu Đức Tuyết khi
không được sự đồng ý của chủ cơ sở Đức Tuyết là ông NTĐ là vi phạm pháp
luật hiện hành.
Thứ hai, cơ sở sản xuất miến dong Đức Tuyết tại thôn YM xã TH huyện

Quốc Oai TP Hà Nội do ông NTĐ làm chủ hộ kinh doanh có đủ các giấy tờ
thủ tục hành chính sau:
- Giấy Chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh số 10V8000460 do UBND
huyện Quốc Oai cấp đăng kí lần đầu ngày 2/1/2013;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm số
181/2014/GCN ATTPSX-SCT do sở Công Thương Hà Nội cấp ngày
15/6/2014;
- Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm số 950/YTHNXNCB do Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cấp ngày 7/7/2014;
- Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm số 01/2014/CBPH của
Hộ kinh doanh NTĐ ngày 20/6/2014;
- Chứng nhận Hộ kinh doanh NTĐ được sử dụng mã số 8938508962 do
Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp ngày 13/11/2013 số đăng kí
B017742;
- Tờ khai Đăng kí nhãn hiệu của ông NTĐ đã gửi đơn và được Công ty
TNHH sở hữu trí tuệ AL Nguyên địa chỉ số 14, hẻm 19/8/1 phố Trần Quang
Diệu, Phường Ô chợ Dừa, quận Đống Đa, TP Hà Nội nhận đơn ngày
8/11/2013 số 4-2013-26461 NH và chưa được cấp giấy chứng nhận hoặc kết
quả của Công ty TNHH sở hữu trí tuệ AL Nguyên trả lời chấp nhận bảo hộ
nhãn hiệu của cơ sở kinh doanh của ông NTĐ.
Vào khoảng cuối tháng 11/2014 ông NTĐ có nghi ngờ có người sử dụng
nhãn mác Đức Tuyết của cơ sở nhà ông để đóng gói miến dong. Vào hồi 9g
Học viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hòa

pg. 6


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

ngày 1/12/2014 Ông NTĐ có Đơn trình báo đến Đội Quản lý thị trường số 22
với nội dung: Tôi (ông NTĐ) có phát hiện được cơ sở sản xuất miến dong

Trường Giang có thuê nhà bà VTL ở Thôn YN, xã ĐQ huyện Quốc Oai đóng
gói miến dong nhãn mác mang tên Đức Tuyết có ảnh và số điện thoại của tôi.
Tôi đã kịp thời trình báo với Đội Quản lý thị trường số 22 huyện Quốc Oai,
TP Hà Nội, ngay lúc đó Đội Quản lý thị trường số 22 đã có mặt kịp thời tại
nhà bà VTL và lập biên bản tạm giữ toàn bộ số hàng hóa, nhãn mác và máy
đóng gói (như nêu trên).
Ngày 5/12/2014 Ông NTĐ có Đơn đề nghị gửi Đội Quản lý thị trường số
22 với nội dung: …Chủ cơ sở sản xuất miến dong Trường Giang đã vi phạm
sản xuất đóng gói hàng hóa giả nhãn hiệu, hình ảnh, điện thoại, mã vạch nhãn
mác bao bì hàng hóa miến dong của cơ sở tôi. Để đảm bảo tình cảm và đoàn
kết xóm làng, góp phần bảo vệ an ninh chính trị địa phương, gia đình Tôi đã
thống nhất với gia đình ông NQL, bà NTC xin giải quyết nội bộ giữa hai gia
đình. Và xin được rút đơn trình báo ngày 1/12/2014 để hai gia đình có cơ hội
đoàn kết lại và giảm nhẹ hình thức xử lý cho cơ sở sản xuất miến dong
Trường Giang và có đề nghị với cơ quan chức năng: Về phần nhãn mác giả
nhãn mác Đức Tuyết nên tiêu hủy số nhãn giả đó; Về phần ông NQL, bà NTC
(chủ cơ sở Trường Giang) mong cơ quan chức năng xem xét giảm nhẹ và tôi
không yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự; Về phần bà VTL, mong cơ quan
chức năng xử lý để bà không tái phạm việc trên.
Thứ ba, cơ sở sản xuất miến dong Trường Giang tại thôn Đầm xã TH
huyện Quốc Oai – TP Hà Nội do ông NQL làm chủ hộ kinh doanh (vợ là bà
NTC) có các giấy tờ thủ tục hành chính sau:
- Giấy Chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh số 10V8001048 do UBND
huyện Quốc Oai cấp ngày 29/7/2014;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 2014/GCN
ATTPSX-SCT do sở Công Thương Hà Nội cấp ngày 19/11/2014;
Học viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hòa

pg. 7



Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

Qua quá trình điều tra, xác minh khi có cơ quan công an vào cuộc, chị
NTC có khai nhận, thời điểm tháng 9/2014 (âm lịch) do sản phẩm miến đóng
nhãn mác cơ sở Trường Giang của gia đình bán hàng không được tốt, còn
hàng đóng nhãn mác cơ sở Đức Tuyết bán tốt hơn nên đã nhờ anh Chuyên (tại
xã CH- huyện Quốc Oai là người chuyên in nhãn mác bao bì miến dong cho
các cơ sở: Đức Tuyết, Trường Giang, Long Huế, Thảo Chính… tại làng So
huyện Quốc Oai) với số lượng 15kg nhãn mác mang tên cơ sở Đức Tuyết, sau
khi in nhãn mác xong chị NTC trực tiếp đến lấy và mang xuống nhà bà VTL
giao cho bà VTL đóng gói, lỗi vi phạm này là do chị NTC chỉ đạo bà VTL
đóng gói sản phẩm (của mình) nhưng với nhãn mác cơ sở Đức Tuyết để bán
ra thị trường kiếm lời.
2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống.
- Giải quyết các vấn đề do tình huống đặt ra: Đối với hành vi vi phạm nêu
trên (sản xuất miến dong giả nhãn mác hàng hóa) nếu không được xử lý, ngăn
chặn, răn đe kịp thời có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong hoạt động
sản xuất thương mại tại Làng nghề - sản xuất miến dong Làng So huyện Quốc
Oai và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Xử lý nghiêm, tốt, đúng người đúng tội của hành vi vi phạm nêu trên
(sản xuất miến dong giả nhãn mác hàng hóa) sẽ tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa, không bỏ lọt- bỏ xót hành vi và người phạm tội, người cầm đầu;
- Bảo vệ lợi ích chính đáng lợi ích của nhà nước, xã hội, tổ chức (cơ sở
sản xuất miến dong nhãn mác Đức Tuyết) và bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng;
- Giải quyết hài hòa giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.
Đưa giải pháp xử lý đi vào thực tế đời sống xã hội, thấu tình đạt lý.
2.3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả.


Học viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hòa

pg. 8


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

- Một số nguyên nhân chính dẫn tới vụ việc:
+ Do thiếu xót trong tổ chức và hoạt động trong quản lý nhà nước ở các
cấp: Hiện vẫn còn sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan Y
tế, Công thương, Nông nghiệp trong việc cấp thẩm định Giấy chứng nhận, mở
lớp tập huấn… trong vấn đề an toàn thực phẩm, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất
kinh doanh bột và sản phẩm từ bột (cụ thể: miến dong tại làng nghề truyền
thống – làng So huyện Quốc Oai);
+ Sự bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
vụ việc: như Quy trình thủ tục cấp đăng kí bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của cơ
sở Đức Tuyết đã được nhận hồ sơ từ ngày 8/11/2013 đến nay ( tháng
12/2014) vẫn chưa có sự phản hồi của Cục sở hữu trí tuệ; Việc áp dụng quy
trình kiểm soát sản phẩm khi Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn
thực phẩm của Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm TP Hà Nội chưa sâu xát,
dẫn đến cơ sở Trường Giang vẫn chưa làm xong thủ tục này; Sự chống chéo
trong chức năng của các cơ quan Y tế, Quản lý thị trường nên không xử lý dứt
điểm được việc cơ sở Trường Giang chưa Công bố phù hợp quy định an toàn
thực phẩm với cơ quan có thẩm quyền xác nhận mà đã đưa sản phẩm ra thị
trường tiêu thụ, ảnh hưởng đến sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng;
+ Sự kém hiểu biết pháp luật của một bộ phận nhân dân, những người
liên đới đến vụ việc xảy ra, cụ thể: bà VTL và chị NTC. Do trình độ văn hoá
thấp, thiếu hiểu biết pháp luật nên cả hai người nghĩ việc đóng gói miến dong
với nhãn mác của cơ sở Đức Tuyết này là đơn giản.
Sự khai báo không thành thật của cả hai người đã làm vấn đề thêm phức

tạp: lúc đầu bà VTL khai do ông Túy mang nhãn mác xuống, sau khai bổ
sung lại là do bà NTC cung cấp nhãn; về phía bà NTC lúc đầu chối không biết
đến nhãn mác Đức Tuyết ở nhà bà VTL là do đâu? sau khai nhận là do mình
thuê in nhãn mác Đức Tuyết và chuyển xuống cho bà VTL đóng gói và chồng
mình là anh NQL – chủ cơ sở Trường Giang không biết gì về việc này.
Học viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hòa

pg. 9


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

+ Sự thiếu tôn trọng pháp chế XHCN của các bên liên quan đến vụ việc:
cụ thể là bà NTC vẫn chốn tránh trách nhiệm của mình, việc ông Túy – người
mua hàng của bà NTC và chuyển nhãn mác đến nhà bà VTL trong lời khai
của bà VTL có được đặt ra trong vấn đề này không?
- Phân tích hậu quả:
+ Sự thiệt hại về mặt kinh tế:
- Đối với cá nhân bị xử phạt (cụ thể bà NTC bị phạt mức phạt lên tới:
70.000.000 đ);
- Tiêu hủy toàn bộ: 17,5 kg nhãn mác mang tên cơ sở Đức Tuyết giả (bao
gồm 3.3 kg chưa đóng gói, và toàn bộ nhãn mác đã đóng gói trong 1.892 kg
thành phẩm;
- Việc phục vụ cơ quan điều tra và đoàn liên ngành trong giải quyết vụ
việc đã làm dán đoạn hoạt động sản xuất của cả 2 cơ sở Đức Tuyết và Trường
Giang;
- Tăng chi phí hỗ trợ (công tác phí) của cán bộ công nhân viên chức trong
Đoàn kiểm tra liên ngành và cơ quan công an huyện Quốc Oai.
+ Sự chồng chéo trong quản lý của cơ quan chức năng khi sự việc xảy ra
mất uy tín của cán bộ công chức của cơ quan nhà nước và giảm sút lòng tin

của nhân dân, và mãi đến ngày 14/5/2015 Bộ Công thương ban hành Thông
tư 13/2015/TT-BCT nêu trách nhiệm cụ thể về thủ tục cấp chứng nhận cơ sở
đủ điều kiện An toàn tực phẩm và tổ chức tập huấn kiến thức an toàn thực
phẩm của mặt hàng bột dong và sản phẩm từ bột dong do Sở Công thương các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức và chứng nhận.
+ Ảnh hưởng xấu về mặt xã hội:

Học viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hòa

pg. 10


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

- Là vùng thuần nông, vụ việc xảy ra đã gây ra sự mâu thuẫn không nhỏ
trong quan hệ “ tình làng nghĩa xóm”;
- Ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu miến làng So huyện Quốc Oai;
2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết.
2.4.1. Phương án 1
- Nội dung phương án 1:
Việc bà VTL đóng gói miến dong nhãn hiệu Đức Tuyết khi không được
sự đồng ý của chủ cơ sở Đức Tuyết là ông NTĐ là vi phạm pháp luật hiện
hành, cụ thể: Với hành vi vi phạm: Sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hoá.
Vi phạm: điểm e khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 14 Nghị định số
185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng
cấm và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
- Những lợi thế/ thuận lợi của phương án 1:
Bà VTL nhận lỗi và kí vào Biên bản vi phạm hành chính lập ngày
4/12/2014 của Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Quốc Oai lập tại trụ sở UBND

xã ĐQ thì vụ việc sẽ dừng lại ở việc xử lý vi phạm hành chính với bà VTL.
- Những hạn chế/ bất cập của phương án1:
Sẽ bỏ lọt dấu hiệu phạm tội, bỏ lọt người chủ mưu- cầm đầu: không
thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật ( người chủ- đứng sau toàn bộ vụ việc
sẽ không bị xử lý, vẫn ngoài vòng pháp luật), cụ thể theo tường trình của bà
VTL: Ngày 20-11-2014 Chị NTC vợ anh NQL ( địa chỉ Thôn Đầm xã TH
huyện Quốc Oai –Hà Nội) có trở miến đến và nhờ đóng gói miến mang nhãn
hiệu Trường Giang. Khoảng 3-4 ngày sau có anh lái xe tên Túy đến bốc hàng
nhãn mác Trường Giang ( khoảng 100 bao – 15kg/ bao) và để lại ở sân nhà tôi
Học viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hòa

pg. 11


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

một bao nhãn mác Đức Tuyết, anh Túy có gọi điện cho chị NTC lúc đó, bà
VTL có nghe thấy hai người trao đổi là để nhãn mác ở đó. Hôm sau, chị NTC
lên tính tiền công thuê đóng gói (1.600 đ/ kg), trước khi về chị NTC có nói
mọi người lấy nhãn mác cơ sở Đức Tuyết mang vào đóng. Từ đó, tôi và mọi
người đóng gói cả 2 nhãn mác miến Trường Giang và Đức Tuyết.Và toàn bộ
miến dong là chị NTC mang đến, toàn bộ số hàng hóa mang nhãn hiệu Đức
Tuyết và bà VTL có xuất bán 5kg miến dong nhãn hiệu Đức Tuyết với giá
35.000 đ/ kg theo lời dặn của chị NTC ( khi nào có khách mua lẻ thì bà VTL
bán hộ với giá 35.000đ/ kg).
Việc xử lý bà VTL (bỏ lọt hình vi phạm tội của chị NTC) có thể dẫn đến
tình trạng kiến nghị và khởi kiện (kéo dài) của gia đình bà VTL.
2.4.2. Phương án 2
- Nội dung phương án 2: Ngày 4/12/2014 Bà VTL nhận lỗi và kí vào
Biên bản vi phạm hành chính của Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Quốc Oai

lập tại trụ sở UBND xã ĐQ nhưng cơ sở Đức Tuyết vẫn kiến nghị lại với cơ
quan điều tra về hành vi cung cấp nhãn mác của cơ sở Đức Tuyết của chị
NTC cho bà VTL đóng gói thì vụ việc lúc này chủ thể vi phạm sẽ cấu thành
vi phạm pháp luật có tổ chức và người chủ mưu sẽ là chị NTC (vợ ông NQL –
Chủ cơ sở sản xuất miến dong Trường Giang) như thế sẽ đủ yếu tố cầu thành
tội phạm hình sự theo Điều 156 Bộ Luật Hình Sự.
+ Chủ thể/ đối tượng vi phạm: Có tổ chức, cả hai người là bà VTL và bà
NTC.
+ Hành vi vi phạm: Sản xuất hàng giả (nhãn hàng hoá).
Vi phạm: Khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 156 Bộ luật hình sự của nước
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 15/1999/QH12.
- Những lợi thế/ thuận lợi của phương án 2:
Học viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hòa

pg. 12


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

Nguồn thu cho ngân sách nhà nước sẽ tăng - mức xử phạt sẽ cao hơn.
Sẽ phải chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân huyện Quốc Oai, khởi
tố vụ án, khởi tố bị can là Bà VTL và chị NTC, phạm tội có tổ chức : sản
xuất hàng giả . Việc răn đe các hành vi phạm tội tương tự có hiệu quả và dư
luận lớn trong xã hội, nhất là vùng thuần nông, làng nghề - miến làng So tại
huyện Quốc Oai.
- Những hạn chế/ bất cập của phương án 2:
Do sự hiểu biết của hai đương sự là lạc hậu- kém hiểu biết pháp luật, nghĩ
vụ việc đơn giản; Gây khó khăn cho cơ quan điều tra và thi hành pháp luật
(vụ việc xảy ra ở thôn quê, trình độ hiểu biết và và điều kiện kinh tế còn khó
khăn, đương sự nghĩ vụ việc đơn giản, con người sống thiên về tình cảm…),

mặt khác chị NTC đã khai nhận toàn bộ hành vi sản xuất hàng giả nhãn mác
Đức Tuyết của mình là do trình độ văn hóa thấp, thiếu hiểu biết pháp luật nên
đã vi phạm và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Bà VTL chỉ là người làm thuê
hưởng công, hoàn toàn không biết là hàng giả nên chị NTC mong cơ quan
chức năng xem xét không xử lý hành chính đới với Bà VTL.
Khó thực thi trong thực tế (hình sự hoá các quan hệ pháp luật).
2.4.3. Phương án 3
- Nội dung phương án 3: Bà NTC đã có hành vi vi phạm sản xuất hàng
hóa là lương thực, thực phẩm có nhãn hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa
chỉ, mã vạch của thương nhân khác.
- Những lợi thế/ thuận lợi của phương án 3: Cơ quan điều tra xác định
Bà NTC, địa chỉ tại thôn Đầm, xã TH, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội là người
có hành vi sản xuất miến dong giả nhãn mác của cơ sở Đức Tuyết. Số nhãn
mác Đức Tuyết là do bà NTC đưa đến nhà bà VTL, thuê bà VTL đóng gói,
bản thân bà VTL hoàn toàn không biết thật giả.
Học viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hòa

pg. 13


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

Căn cứ vào kết luận của cơ quan điều tra, Đội Quản lý thị trường số 22 đã
mời bà NTC đến trụ sở Đội để tiếp tục làm việc vào sáng ngày 15/1/2015. Bà
NTC đã khai nhận toàn bộ hành vi sản xuất hàng giả nhãn mác Đức Tuyết của
mình là do trình độ văn hóa thấp, thiếu hiểu biết pháp luật nên đã vi phạm và
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Bà VTL chỉ là người làm thuê hưởng công,
hoàn toàn không biết là hàng giả nên bà NTC mong cơ quan chức năng xem
xét không xử lý hành chính đới với Bà VTL.
Đội Quản lý thị trường đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối

với bà NTC về hành vi sản xuất hàng giả nhãn mác, bao bì hàng hóa theo quy
định.
Căn cứ theo Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản
xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Kết luận:
+ Chủ thể vi phạm: Bà NTC
+ Hành vi vi phạm: Sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hoá
+ Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền: 70.000.000 đ
Áp dụng: Điểm e khoản 1, Điểm a khoản 2 Điều 14 Nghị định số
185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính Phủ.
- Những hạn chế/ bất cập của phương án 3:
Sâu chuỗi vụ việc thì Đội Quản lý thị trường số 22 vẫn có thể lập biên
bản vi phạm hành chính về hành vi cơ sở sản xuất miến dong Trường Giang
chưa làm thủ tục Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Tuy nhiên ngay từ khi ra quyết định
và nội dung kiểm tra của Đoàn kiểm tra liên ngành đã không đề cấp đến vấn
đề này, mặt khác với mức phạt tiền nêu trên với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, tại làng
Học viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hòa

pg. 14


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

nghề và vùng thuần nông như Quốc Oai là mức phạt đủ để răn đe hành vi vi
phạm của công dân trên địa bàn.
Kết luận: Trong ba phương án đã nêu, Tôi chọn giải pháp của phương án
3 vì:
Nếu chọn phương án 1 thì: Chỉ giải quyết được mục tiêu thứ 1(Giải quyết

các vấn đề do tình huống đặt ra: Đối với hành vi vi phạm nêu trên (sản xuất miến
dong giả nhãn mác hàng hóa) nếu không được xử lý, ngăn chặn, răn đe kịp thời có
thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong hoạt động sản xuất thương mại tại Làng
nghề - sản xuất miến dong Làng So huyện Quốc Oai và bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng) nhưng lại không đạt được mục tiêu thứ 2,3,4 ( đặc biệt là bỏ lọt- bỏ xót
hành vi của người phạm tội, người cầm đầu không đảm bảo được sự nghiêm minh
của pháp luật…).

Nếu chọn phương án 2 thì: Chỉ giải quyết được mục tiêu thứ 1,2,3
nhưng lại không đạt được mục tiêu thứ 4 (Giải quyết hài hòa giữa tính pháp lý,
lợi ích kinh tế và lợi ích xã hộipháp luật…) và dễ dẫn đến tình trạng hình sự hoá

các quan hệ dân sự, khó thực thi các biện pháp xử lý trong thực tế.
Tôi đã chọn giải pháp của phương án 3, vì:
+ Đáp ứng được nhiều mục tiêu hơn cả (Cả 4 mục tiêu đặt ra cho tình
huống: Giải quyết các vấn đề do tình huống đặt ra; Xử lý nghiêm, tốt, đúng người
đúng tội của hành vi vi phạm nêu trên sẽ tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa,
không bỏ lọt- bỏ xót hành vi và người phạm tội, người cầm đầu; Bảo vệ lợi ích
chính đáng lợi ích của nhà nước, xã hội, tổ chức (cơ sở sản xuất miến dong nhãn
mác Đức Tuyết) và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Giải quyết hài hòa giữa tính
pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, đưa giải pháp xử lý đi vào thực tế đời sống
xã hội, thấu tình đạt lý.);

+ Tính khả thi trong thực tế đời sống xã hội;
+ Giải pháp đặt ra thấu tình đạt lý;
Học viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hòa

pg. 15



Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

2.5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã chọn.
Vụ việc trên vượt quá thẩm quyền xử lý của Đội trưởng Đội QLTT số 22, theo Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13
ngày 20/6/2012, kế hoạch tổ chức thực hiện phương án 3 như sau:

STT

Nội dung

Chủ thể

Thời gian thực

thực hiện

hiện

03 ngày từ
Chuyển hồ sơ vụ
1 việc lên Chi cục
QLTT Hà Nội

Đội QLTT
số 22

ngày 15/1/201517/1/2015 (sau khi
lập biên bản vi
phạm hành chính)


2 Đệ trình: Tờ trình
Xử lý vi phạm

Đội QLTT
số 22

Học viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hòa

Ngày
17/1/2015

Điều kiện, cơ sở vật chất thực
hiện/Biện pháp thực hiện

Cơ quan xử phạt, giám
sát, kiểm tra, thực hiện

* Nội dung thực hiện: Chuyển hồ sơ vụ việc
* Đội QLTT số 22 tập hợp hồ sơ
* Làm Biên bản chuyển giao hồ sơ lên
Phòng Nghiệp vụ Tổng hợp – Chi cục QLTT

* Đơn vị thực hiện: Đội
QLTT số 22 & Chi cục
QLTT Hà Nội.

Hà Nội.

* Nội dung thực hiện: Tờ trình Xử lý vi


* Đơn vị tiếp nhận: Phó chủ

phạm hành chính

tịch UBND huyện Quốc Oai
( chủ tịch BCĐ 389 huyện)

pg. 16


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

hành chính

& Chi cục QLTT Hà Nội.

* Nội dung thực hiện: Trình Quyết định Xử

* Đơn vị tiếp nhận: Phó chủ

Trình: Quyết

Chi cục

3 định Xử phạt vi

QLTT Hà

ngày 18/1/2015-


phạt vi phạm hành chính

tịch UBND TP Hà Nội ( chủ

Nội

21/1/2015

* Chi cục QLTT Hà Nội

tịch BCĐ 389 TP).

phạm hành chính

03 ngày từ

* Đội QLTT số 22 đệ trình

10 ngày kể từ
khi có quyết định
Ra: Quyết định
4 Xử phạt vi phạm
hành chính

xử phạt ( kể từ
UBND TP
Hà Nội

ngày 22/1/2015 không quá 07 ngày
kể từ ngày lập biên

bản vi phạm hành
chính)

Học viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hòa

* Hình thức xử phạt chính:
- Phạt tiền: 70.000.000 đ

* Thẩm quyền xử phạt:
UBND TP Hà Nội

* Hình thức xử phạt bổ sung: Buộc tiêu huỷ
toàn bộ nhãn mác (3,3 kg nhãn hiệu mang

* Đơn vị giám sát: Đội

tên cơ sở sản xuất miến dong Đức Tuyết, 23

QLTT số 22 – Chi cục QLTT

kg túi nilon sử dụng để bao gói hàng

Hà Nội, Phòng Tài chính Kế

hóa).Tịch thu xung công quỹ nhà nước:1

hoạch huyện Quốc Oai.

máy cũ dập đóng gói.


pg. 17


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

Tống đạt: Quyết
5 định Xử phạt vi
phạm hành chính

Ngay khi có
Đội QLTT

Quyết định Xử

số 22

phạt vi phạm hành

Giao trực tiếp tới đương sự

số 22

chính

Trong vòng 10
Thi hành: Quyết
6 định Xử phạt vi

Đơn vị thực hiện: Đội QLTT


ngày kể từ khi có
Bà NTC

phạm hành chính

Quyết định Xử
phạt vi phạm hành

Đơn vị giám sát: Đội QLTT
Theo nội dung Quyết định Xử phạt vi phạm

số 22 – Chi cục QLTT Hà

hành chính

Nội, Phòng Tài chính Kế
hoạch huyện Quốc Oai

chính

Học viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hòa

pg. 18


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận:
Công tác kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại,hàng

giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thị trường đặc biệt trong lĩnh vực
ngành hàng lương thực, thực phẩm hiện nay còn nhiều khó khăn, vướng mắc
và phức tạp. Trình độ hiểu biết kiến thức pháp luật nói chung và lĩnh vực an
toàn thực phẩm của người sản xuất cũng còn nhiều hạn chế, đặc biệt tại vùng
thuần nông như huyện Quốc Oai.
Trong quá trình nghiên cứu làm đề tài này, với sự hiểu biết còn hạn chế,
tôi mạnh dạn nêu lên những quan điểm, suy nghĩ của mình thông qua các giải
pháp đề tài xử lý tình huống: “ Giải quyết vụ việc sản xuất miến dong giả
nhãn mác hàng hóa tại xã TH & ĐQ, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội”. Mặc
dù có nhiều cố gắng, xong kiến thức và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế
không thể tránh khỏi những thiếu xót và khiếm khuyết nhất định, rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của các Thầy giáo, Cô giáo và bạn đồng
nghiệp để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy - Cô giáo Trường Đào tạo Cán bộ
Lê Hồng Phong đã trang bị cho em nhiều kiến thức trong quá trình học tập
2. Kiến nghị:
Sau khi nghiêm cứu tài liệu, các văn bản pháp luật áp dụng trong đề tài xử
lý tình huống của bài tiểu luận cuối khoá này của Tôi, Tôi xin mạnh dạn kiến
nghị với các bộ ban ngành,các cấp chính quyền một số vấn đề như sau:
2.1. Cấp trung ương:
+ Lĩnh vực An toàn thực phẩm là lĩnh vực nhạy cảm, liên quan đến nhiều
cấp, nhiều ngành đặc biệt là lĩnh vực quản lý của Bộ Công thương, Bộ Y tế,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…; Qua vụ việc của xử lý tình
Học viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hòa

pg. 19


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong


huống này, Tôi xin kiến nghị: Bộ Công thương và Bộ Y tế thống nhất lĩnh
vực quản lý, cụ thể: Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BCT-BYTBNNPTNT cần phải bổ sung cụ thể và chi tiết ngành nghề, lĩnh vực quản lý
(lĩnh vực sản xuất miến dong thuộc lĩnh vực Bộ Công Thương nhưng việc xác
nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và Công bố Phù hợp quy định An
toàn thực phẩm cần phải được tổ chức định kỳ, thường xuyên tại cấp cơ sở
quy định rõ cơ quan nào thực hiện: Sở Công Thương hay Chi cục an toàn vệ
sinh thực phẩm - Sở Y tế ở cấp tỉnh; hay Phòng Y tế hay Phòng Kinh tế, Đội
Quản lý thị trường ở cấp huyện ).
+ Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét trả lời Đăng kí
nhãn hiệu hàng hoá cần có quy định cụ thể, rõ ràng về trình tự tiếp nhận hồ
sơ, thời gian giải quyết và trả lời cụ thể đối với tổ chức/ cá nhân Đăng kí nhãn
hiệu hàng hoá hoặc trả trực tiếp hoặc trả qua đường bưu điện để tạo thuận lợi
cho người dân, tổ chức thực hiện.
+ Cục vệ sinh an toàn thưc phẩm - Bộ Y tế; Cục quản lý thị trường - Bộ
Công thương cần tham mưu với cấp trên trong việc hướng dẫn chi tiết và cách
khắc phục, biện pháp thực thi, chế tài xử phạt cụ thể trong việc xử lý cơ sở
sản xuất thực phẩm mà chưa Công bố quy định phù hợp An toàn thực phẩm
nhưng có hướng phù hợp với điều kiện từng vùng miền, từng lĩnh vực ngành
nghề sản xuất nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi thực hiện.
2.2. Cấp địa phương
+ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đã có hiệu lực thi hành và ở các cấp
chính quyền (cấp tỉnh, cấp huyện) đã có quyết định thành lập Hội đồng Phối
hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tuy nhiên ở cấp huyện ( huyện Quốc Oai)
vấn đề này chưa được đi vào thực tiễn (việc tổ chức phổ biến pháp luật không
được tổ chức xuống cấp xã) vì vậy đề nghị Sở Tư pháp TP Hà Nội, Phòng Tư
pháp huyện Quốc Oai cần phải giám sát và phải tổ chức thường xuyên, liên
tục theo các chuyên đề kế hoạch, bằng mọi hình thức phổ biến, giáo dục: qua
Học viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hòa

pg. 20



Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

đài truyền thanh các xã, thị trấn, huyện; qua các cuộc thi, tìm hiểu…để người
dân hiểu là làm theo Hiếp pháp và pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống
người dân.
+ Qua mỗi cuộc kiểm tra, kiểm soát thông qua Ban chỉ đạo 389/ huyện
Quốc Oai, Đội Quản lý thị trường số 22 (huyện Quốc Oai) cần phối hợp với
Đài truyền thanh huyện để tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật; về tố
giác, phòng ngữa tội phạm trong lĩnh vực quản lý: chống hàng lậu, hàng giả,
hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; biện pháp xử lý
những cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm để nêu cao tính răn đe,
giáo dục, ngăn ngừa hành vi vi phạm tiếp.

Học viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hòa

pg. 21


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10.

2.

Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13


3.

Nghị định số: 185/2013/NĐ-CP ngày 15/12/2013 của Chính phủ

quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại,
sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng.
4.

Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BCT-BYT-BNNPTNT

ngày 16/11/2014
5.

Tài liệu Bồi dưỡng ngạch chuyên viên (Quyển I, II) trường Học

Viện Hành Chính Quốc Gia, NXB: Bách Khoa Hà Nội.

Học viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hòa

pg. 22



×