Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tiểu luận xử lý tình huống không đăng ký khai sinh cho trẻ, ảnh hưởng khi trẻ đến trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.42 KB, 21 trang )

TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K6A-2015
_________________

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: “ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG KHÔNG ĐĂNG KÝ KHAI SINH CHO TRẺ,
ẢNH HƢỞNG KHI TRẺ ĐẾN TRƢỜNG”

Họ và tên:

Nguyễn Văn Đạt

Chức vụ:

Phó bí thƣ Thƣờng trực

Đơn vị công tác: Đảng ủy xã Yên Thƣờng, huyện Gia Lâm, HN

Hà Nội, tháng 11 năm 2015


-1LỜI CẢM ƠN
Để chuẩn hóa cán bộ công chức Nhà nước, ngạch chuyên viên trên địa bàn
Thành phố Hà Nội, Sở Nội vụ phối hợp với Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
mở lớp “Bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch chuyên viên” năm 2015. Tôi đã vinh dự được
tham dự lớp Chuyên viên K6A-2015 tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong.
Trong suốt quá trình học tập lớp học đã được các thầy, cô giáo truyền đạt kiến thức
với 18 chuyên đề chia làm 3 phần: Kiến thức chung; Kiến thức quản lý theo ngành
và lãnh thổ và các kỹ năng. Qua quá trình học tập các học viên đã được bồi dưỡng
kiến thức, nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý hành chính Nhà nước trong công tác


chuyên môn. Khóa học đã cung cấp cho tôi những kiến thức sâu, rộng về quản lý
Nhà nước trên nhiều lĩnh vực. Dù thời gian học tập tại nhà trường không dài, nhưng
dưới sự giảng dạy tận tình của các thầy cô, tôi và các học viên khác đã tích lũy
được nhiều kiến thức chuyên môn, những kinh nghiệm thực tiễn để áp dụng vào
công việc tại đơn vị.
Xin trân trọng cảm ơn Sở Nội vụ Hà Nội, Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng
Phong đã tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa học này, xin trân trọng cảm ơn sự
giảng dạy nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt những kiến thức quý
báu cho học viên bằng cả tấm lòng nhiệt tình và sự tận tâm của mình.


-2Phần thứ Nhất
LỜI NÓI ĐẦU
Trong các loại giấy tờ tùy thân, Giấy khai sinh là loại giấy tờ được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cấp sớm nhất cho một con người. Đối với mỗi người sau
khai có giấy khai sinh – hộ tịch gốc – người đó có đủ quyền, nghĩa vụ theo pháp
luật đối với Nhà nước và xã hội. Tất cả những thông số có liên quan đến cuộc đời
cá nhân luôn bắt đầu từ hộ tịch gốc này. Với tầm quan trọng đó, nếu trong quá trình
thực hiện có sai sót mà không được phát hiện kịp thời sẽ gây khó khăn cho công tác
quản lý cũng như khắc phục, sửa chữa sai sót, và đặc biệt sẽ gây ra không ít những
phiền hà cho công dân trong việc thống nhất giấy tờ quan trọng khác sau này: hồ sơ
đi học, xin việc làm hay xuất ngoại …. Nhận rõ tầm quan trọng của giấy tờ “hộ tịch
gốc” đối với công tác quản lý cũng như gắn với quyền lợi chính đáng của mỗi công
dân, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan tới công tác
đăng ký và quản lý hộ tịch mới nhất là Luật Hộ tịch năm 2014, Luật hôn nhân và
gia đình năm 2014; trước đó là ghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của
Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch (thay thế Nghị định số 83/1998NĐ-CP
ngày 10/10/1998), và một số văn bản ban hành kèm theo hướng dẫn thi hành Nghị
định 158.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ em sinh ra được đăng ký khai sinh đạt tỷ

lệ cao (ở các tỉnh miền núi khoảng trên 95%, ở thành phố đạt khoảng trên 98%). Đó
là kết quả của những chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính về
đăng ký hộ tịch (cụ thể là thủ tục đang ký khai sinh), đa số cán bộ tư pháp hộ tịch
đã thấy rõ trách nhiệm trong việc đăng ký đầy đủ, kịp thời, chính xác sự kiện sinh,
phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành để rà soát, nắm chính xác số trẻ em sinh ra tại
địa bàn, tuyên truyền, vận động để có biện pháp thúc đẩy việc đăng ký khai sinh.


-3Như trên đã nói, Giấy khai sinh

được xác định là giấy tờ nhân thân

gốc của mỗi cá nhân và sẽ theo suốt cuộc đời mỗi người. Nên trẻ em mới sinh ra,
việc đầu tiên phải làm là dăng ký khai sinh để làm cơ sở thiết lập hồ sơ, giấy tờ cá
nhân. Tuy nhiên, do thiếu sự quan tâm của những người có trách nhiệm, do nhận
thức của một bộ phận người làm cha mẹ, nên một số ít trẻ em vẫn chưa được cấp
giấy khai sinh theo đúng quy định. Việc chậm trễ hoặc không đăng ký khai sinh
cho trẻ không chỉ dẫn đến những rắc rối sau này, mà còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy pháp
lý khác như không xác định được chính xác độ tuổi của trẻ (do mất giấy chứng
sinh), quy trách nhiệm hình sự và hình phạt nếu một người có hành vi vi phạm
pháp luật. Đặc biệt là ảnh hưởng rất lớn khi làm thủ tục nhập học cho trẻ khi đủ
tuổi đến trường.
Để đưa công tác đăng ký khai sinh đi vào nề nếp, tiến tới đồng bộ hóa công
tác đăng ký và quản lý hộ tịch, đảm bảo 100% trẻ em sinh ra được đăng ký khai
sinh và nâng cao hơn nữa tỷ lệ đăng ký khai sinh đúng hạn.
Trong khuôn khổ tiểu luận lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương
trình chuyên viên, tôi chọn đề tài "Không đăng ký khai sinh cho trẻ, ảnh hƣởng
khi trẻ đến trƣờng".
* Phương pháp nghiên cứu: Thu thập thông tin, phỏng vấn, phân tích, tổng
hợp.

* Phạm vi nghiên cứu: UBND xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội.
* Bố cục của tiểu luận gồm:
Phần thứ Nhất: Lời nói đầu
Phần thứ Hai: Nội dung tình huống
Phần thứ Ba: Kiến nghị và kết luận


-4Phần thứ Hai
NỘI DUNG TÌNH HUỐNG

1. Mô tả tình huống
Yên Thường là xã nằm ở phía Bắc huyện Gia Lâm, phía Đông giáp xã huyện
Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; phía tây giáp xã Mai Lâm huyện Đông Anh và trục Quốc lộ
3; phía nam giáp thị trấn Yên Viên, xã Yên Viên; phía bắc giáp phường Châu Khê,
thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Toàn xã hiện có 4500 hộ với trên 18.000 dân. Hàng
năm, toàn xã có trên 310 cháu được đăng ký khai sinh.
Trong những năm ngần đây, xã Yên Thường có tốc độ đô thị hóa nhanh,
nhiều diện tích đất nông nghiệp được thu hồi cho các dự án, các khu công nghiệp,
ngoài ra xã có một số trường dậy nghề, trường cao đẳng đóng trên địa bàn. Vì vậy
số lượng sinh viên và công nhân từ các tỉnh ngoài vào làm việc, sinh sống trên địa
bàn xã tăng nhanh. Hệ quả của việc này đó là nhiều sinh viên, công nhân trẻ, do
hoàn cảnh xa gia đình nên yêu đương, quan hệ tình dục sớm, bừa bãi trước hôn
nhân dẫn đến mang thai ngoài ý muốn. Hơn nữa, do hiểu biết về sinh sản còn hạn
chế, mặt khác do công việc không ổn định, thu nhập thấp nên nhiều trường hợp khi
sinh con phải bỏ để giảm bớt gánh nặng…
Cháu Trần Thị Diễm Tr, là trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, được ông Trần Văn T và bà
Nguyễn Thị C nhận nuôi và lấy ngày 25 tháng 6 năm 2009 là ngày sinh của cháu.
Vào năm học 2015 -2016 cháu Tr đủ tuổi đến trường, ông T và bà C đăng ký cho
cháu vào học Lớp 1 Trường Tiểu học Yên Thường, huyện Gia Lâm. Sau khi làm

thủ tục nhập học nhà trường đã kiểm tra các thủ tục theo quy định đối với học sinh
vào lớp 1 thì cháu Tr đã thiếu giấy khai sinh, nhà trường đã yêu cầu gia đình phải
có giấy khai sinh cho cháu Tr để đủ điều kiện nhập học.


-5Ngày 25/6/2009, khi phát hiện

ra cháu Tr lúc đó bị bỏ rơi, ông T và

bà C đã có trách nhiệm bảo vệ và báo ngay cho UBND xã biết và tạm thời nhận
nuôi dưỡng cháu. Sau khi UBND xã thông báo trên hệ thống truyền thông, hết thời
hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng, do không tìm thấy cha, mẹ đẻ của
cháu, nên ông T và bà C đã nhận nuôi cháu. Tuy nhiên, ông T và bà C không đăng
ký khai sinh cho cháu Tr.
Theo Luật Giáo dục năm 2005, Điều 26: “Giáo dục tiểu học được thực hiện
trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là
sáu tuổi”. Thủ tục nhập học, bố (mẹ) nộp hồ sơ tại trường tiểu học. Hồ sơ gồm có:
Đơn xin nhập học do cha hoặc, mẹ hay người giám hộ ký; Bản sao khai sinh (có
công chứng); Giấy tạm trú, hoặc bản sao hộ khẩu (Kiểm tra và trả lại sau khi nhận
hồ sơ).
Cháu Trần Thị Diễm Tr không có giấy khai sinh, do đó không đủ thủ tục
nhập học vào lớp 1 Trưởng tiểu học Yên Thường theo quy định.
2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Từ diễn biến câu chuyện tình huống trên xác định các nguyên nhân dẫn đến
hiện tượng những tổ chức, cá nhân có liên quan không làm thủ tục đăng ký sinh
cho trẻ em theo quy định hiện hành. Hậu quả của việc không đăng ký khai sinh cho
trẻ em theo quy định. Kiến nghị và giải pháp về việc đăng ký khai sinh cho trẻ em
theo đúng quy định hiện hành đảm bảo lợi ích chính đáng cho trẻ em.
Để nâng cao và xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc
hỗ trợ giúp đỡ, xây dựng và củng cố gia đình Việt Nam, Luật năm 2014 quy định

cụ thể trách nhiệm của nhà nước và xã hội đối với gia đình. Nhà nước có các chính
sách, biện pháp tạo điều kiện, giúp đỡ các gia đình thực hiện đầy đủ chức năng của
mình: Nhà nước, xã hội có các biện pháp cần thiết để tăng cường các hoạt động
tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Vận động nhân dân xoá bỏ phong tục, tập quán
lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt


-6đẹp, thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc,

xây dựng quan hệ hôn nhân và gia

đình tiến bộ.
Để đề cao vai trò của các cơ quan, tổ chức trong việc tuyên truyền pháp luật,
thực hiện việc hoà giải và tư vấn về hôn nhân và gia đình. Nhà nước khuyến khích
các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giáo dục, vận động cán bộ, công chức, các
thành viên của mình và mọi công dân xây dựng gia đình văn hoá, thực hiện tư vấn
về hôn nhân và gia đình, kịp thời hoà giải các mâu thuẫn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó Nhà nước cũng giao trách
nhiệm cho nhà trường phải phối hợp với gia đình trong việc giáo dục, tuyên truyền,
phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình cho thế hệ trẻ.
Bảo vệ quyền lợi của trẻ em là vấn đề không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa đạo
lý, là truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam, mà còn là vấn đề có tính
nguyên tắc mang tính toàn cầu. Nguyên tắc này được thế giới công nhận và bảo vệ,
thể hiện trong Công ước Quốc tế về quyền trẻ em và được nội luật hoá trong nhiều
đạo luật quan trọng của Việt Nam như; Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự,
Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em...
Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với gia đình được thể hiện thông
qua nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có các biện pháp liên quan đến việc xây
dựng các chính sách về dân số, kế hoạch hoá gia đình, các chính sách về dân tộc,
kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế... và thông qua việc xây dựng và ban hành các đạo

luật nhằm điều chỉnh các quan hệ liên quan đến lĩnh vức hôn nhân và gia đình.
3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả
3.1 Phân tích nguyên nhân
Để đảm bảo cho trẻ em được thực hiện các quyền của mình, bên cạnh gia
đình, nhà nước cũng có vai trò khá quan trọng. Đối với quyền khai sinh của trẻ em,
thì trách nhiệm của gia đình thôi chưa đủ, cần phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phía
nhà nước, thực hiện các thủ tục cần thiết để trẻ có thể được khai sinh.


-7Theo Khoản 2 Điều 23 Luật

bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ

em: “Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân
cấp xã) có trách nhiệm thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em; vận động cha mẹ,
người giám hộ khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn”
Như vậy, thẩm quyền đăng ký khai sinh thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã.
Theo quy định trên, khi cha mẹ, người giám hộ của trẻ em đến đăng ký khai sinh,
khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thực hiện việc
đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Khoản 2 Điều 14 Nghị định 71/2011/NĐ-CP cũng quy định khá chi tiết: “Ủy
ban nhân dân các cấp chỉ đạo cơ quan Tư pháp phối hợp với cơ quan lao động –
Thương binh và xã hội cùng cấp tuyên truyền để cha, mẹ, người giám hộ, người
hoặc tổ chức thực hiện các biện pháp để đăng ký khai sinh cho trẻ em đúng quy
định tại những khu vực có điều kiện đi lại khó khăn, người dân còn bị ảnh hưởng
bởi những phong tục tập quán lạc hậu”
UBND cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có
trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm thực hiện
việc đăng ký khai sinh cho trẻ. Trong trường hợp này, trước hết, UBND xã – nơi
lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm “thông báo trên đài phát thanh

hoặc đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ. Đài phát thành hoặc Đài
truyền hình có trách nhiệm thông báo miễn phí 3 lần trong 3 ngày liên tiếp các
thông tin về trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối
cùng, nếu không tìm thấy cha, mẹ đẻ, thì người hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi
dưỡng trẻ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh” (Khoản 2 Điều 16 Nghị định
158/2005/NĐ-CP). Theo đó, UBND xã có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký khai
sinh cho trẻ bị bỏ rơi theo quy định tại Điều 16 Nghị định 158/2005/NĐ-CP.
Đội ngũ cán bộ tư pháp hộ tịch cũng là một nguyên nhân khiến vẫn còn nhiều
trẻ em sinh ra chưa được đăng ký khai sinh hay đăng ký khai sinh không đúng hạn.


-8Do cán bộ Tư pháp phải đảm nhiệm

nhiều công việc nên cán bộ tư pháp

hộ tịch cơ bản không có nhiều thời gian để làm công tác hộ tịch. Tình trạng cán bộ
tư pháp hộ tịch “chờ dân đến trụ sở yêu cầu mới đăng ký khai sinh” vẫn phổ biến ở
nhiều địa phương nói chung và xã Yên Thường nói riêng. Do tình trạng “mạnh ai
nấy làm” nên không có sự phối hợp giữa cán bộ tư pháp hộ tịch và các ban, ngành
ở xã cùng với việc cán bộ tư pháp hộ tịch không nắm rõ số trẻ được sinh ra trên địa
bàn, nhất là trẻ bị bỏ rơi, ngoài giá thú nên “bỏ lọt” trẻ không được đăng ký khai
sinh không phải là hiếm.
Đặc biệt, điều đáng lo ngại là nhiều bậc cha mẹ do trình độ hiểu biết pháp luật
còn hạn chế, vẫn giữ nếp nghĩ “đi đâu mà cần giấy khai sinh. Đăng ký khai sinh về
cũng lại cất giấy khai sinh trong tủ” nên nhiều người thờ ơ với việc đăng ký khai
sinh cho con mình. Không kể nhiều người vì lo đến việc mưu sinh nên không quan
tâm hoặc thấy ngại đến UBND để đăng ký khai sinh cho trẻ em. Cũng có trường
hợp trẻ không được đăng ký khai sinh là do “phải chờ cha mẹ đăng ký kết hôn”
hoặc “nhập hộ khẩu”. Trong trường hợp nayd ông T và bà C do hiểu biết pháp luật
hạn chế, mặt khắc ông bà hiếm muộn, lại bệnh tật nên việc khai sinh cho cháu Tr

không kịp thời.
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật của ta còn nhiều bất cập, việc đăng
ký khai sinh cho trẻ chưa được quan tâm đúng mức. Việc tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật của chính quyền địa phương cho người dân về hộ tịch, đăng ký
khai sinh, về Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ít được quan tâm. Kinh phí
dành cho công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở địa phương hầu như
không bố trí được.
3.2 Hậu quả
Hậu quả từ việc trẻ bị bỏ rơi: Những em bé bị bố mẹ chối bỏ, sớm trở thành
trẻ mồ côi, không nơi nương tựa thường ở độ tuổi rất nhỏ, có em chỉ vài ngày tuổi,
có em bị bỏ ngay từ khi mới lọt lòng. Với những đứa trẻ lành lặn thì còn có cơ hội


-9được những gia đình hiếm muộn nhận

về nuôi, còn đối với những trẻ ốm

yếu, khuyết tật, bản thân các em đã rất thiệt thòi lại càng thiệt thòi hơn, không ai
nhận nuôi thì các em chỉ có thể sống trong các trung tâm bảo trợ. Dù lý do gì thì
hành vi bỏ con khi các bé đang rất cần tình thương, sự chăm sóc của cha mẹ là một
hành động thiếu lương tâm và trách nhiệm, tạo gánh nặng cho xã hội. Có những
trường hợp trẻ bị bỏ rơi được phát hiện kịp thời và được chăm sóc, cứu sống,
nhưng cũng có trường hợp trẻ bị bỏ rơi không ai phát hiện dẫn đến tử vong, rất
thương tâm. Trẻ em có quyền được sống – đó là một trong 4 nhóm Quyền được
quy định tại Công ước quốc tế về Quyền trẻ em. Bỏ rơi con là một trong những
hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ
em.
Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Cho nên các cấp các ngành
có liên quan nếu không thực hiện đúng theo pháp luật quy định, thì không những
công dân sẽ bị thiệt thòi quyền lợi mà còn có thể bị đánh mất niềm tin của quần

chúng nhân dân về chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Nếu không đăng ký khai sinh thì không thể thống kê được tỷ lệ dân số tăng
hàng năm và nghĩa vụ của công dân không thực hiện được đầy đủ, khó xác định độ
tuổi để đến trường đúng quy định, thực hiện quyền và nghĩa vụ (thực hiện nghĩa vụ
quân sự, lao động công ích...).
Việc không thực hiện đăng ký khai sinh còn liên quan đến pháp luật. Nếu
giải quyết không kịp thời và đúng luật sẽ dẫn đến có những kẻ lợi dụng chính sách
nhân đạo của Đảng và Nhà nước để khai thấp tuổi (vị thành niên) để trốn tránh
hoặc giảm nhẹ hình phạt, trốn tránh nghĩa vụ quân sự và khai thêm tuổi để kết
hôn... Đây cũng là vấn đề đã xây ra ở một số địa phương.
Giải quyết không kịp thời, dứt khoát có thể ảnh hưởng đến những quyền và
nghĩa vụ của con cái, như quyền được giáo dục, quyền thừa kế, quyền quản lý tài
sản riêng...


- 10 Gây ảnh hưởng đến việc học

tập của trẻ em: Theo Luật giáo dục

năm 2005, Điều 26, “Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp
một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi”. Thủ tục nhập
học, bố (mẹ) nộp hồ sơ tại trường tiểu học. Hồ sơ gồm có: Đơn xin nhập học do cha
hoặc, mẹ hay người giám hộ ký; Bản sao khai sinh (có công chứng); Giấy tạm trú,
hoặc bản sao hộ khẩu. Không có giấy khai sinh, do đó không đủ thủ tục nhập học
lớp một tiểu học.
4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phƣơng án
4.1. Cơ sở pháp lý giải quyết tình huống:
Quyền được khai sinh và có quốc tịch là một trong những quyền quan trọng
và đầu tiên của trẻ em đã được quy định trong các văn bản pháp luật của Nước
CHXHCN Việt Nam và trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em 1989, Công ước

Quốc tế về những quyền Dân sự và Chính trị 1966 mà Nước Việt Nam đã tham gia
ký kết.
Đăng ký khai sinh cho trẻ em không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của
những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm. Những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm
phải thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Nhà nước đảm bảo quyền được đăng ký khai sinh cho trẻ em; cá nhân, tổ
chức làm tròn nghĩa vụ đăng ký khai sinh của mình sẽ góp phần phát huy dân chủ,
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân.
4.2. Xây dựng phƣơng án xử lý tình huống
Qua phân tích tình huống trên và đối chiếu với những quy định được của
pháp luật, việc đăng ký khai sinh ở xã Yên Thường vẫn còn đó những bất cập, ít
nhiều làm ảnh hưởng đến tình hình chung của địa phương. Để khắc phục tình trạng
trên chúng ta có thể giải quyết theo các phương án sau:


- 11 Phƣơng án 1:
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang ra sức quyết tâm xoá mù chữ, và đã
đang phổ cấp ở bậc tiểu học, tiểu học cơ sở cho một số tỉnh, thành phố và tiến tới
phổ cập ở bậc trung học phổ thông thì việc cháu Trần Thị Diễm Tr có nhu cầu đến
trường thì phải giải quyết cho cháu đi học.
Ưu điểm:
- Giải quyết vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta đang quan tâm đó là phổ cập
giáo dục tiểu học.
Nhược điểm:
- Trái với quy định của Nhà nước.
- Lâu dài không đảm bảo tính pháp lý để cháu Tr đến trường và hưởng các
quyền lợi và nghĩa vụ như bao đứa trẻ khác.
- Không làm thay đổi được lối suy nghĩ và trách nhiệm của các cấp chính
quyền cơ sở và những người làm cha làm mẹ không thấy được tầm quan trọng của

việc không đăng ký khai sinh nên khi sinh con ra không đăng ký khai sinh cho các
cháu dẫn đến tình trạng này cứ kéo dài mãi không có lối thoát.
Phƣơng án 2:
Theo điều 11 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, có quy định "Trẻ
em có quyền được khai sinh và có quốc tịch" vì vậy cháu Trần Thị Diễm Tr được
quyền được đăng ký khai sinh. Bố mẹ hoặc nhà trường có thể đến Uỷ ban nhân dân
xã để hợp lý hoá đăng ký khai sinh cho cháu để kịp bước vào năm học mới.
Hợp lý hoá việc đăng ký giấy khai sinh cho những người chưa được đăng ký
khai sinh.
Ưu điểm: Mọi người đều được đăng ký khai sinh.
Nhược điểm:


- 12 Nếu đến Ủy ban nhân dân xã

để hợp lý hoá viện khai sinh cho cháu

Tr. Đây là tình huống đưa ra là cha mẹ cháu xác định được độ tuổi cháu đến trường
và có điều kiện để cho cháu đi học. Còn những trường hợp khác bố mẹ không có
điều kiện để cho các cháu đi học và không xác định được độ tuổi của các cháu thì
vô hình chung đã làm trái những quy định của pháp luật, cụ thể là Luật hôn nhân và
gia đình, Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em, như vậy, sẽ làm phát sinh những tiêu cực
trong xã hội, thậm chí trật tự an toàn xã hội không được đảm bảo gây hậu quả lớn
đối với xã hội như khai man tuổi để trốn tránh nghĩa vụ quân sự, kết hôn khi chưa
đến tuổi quy định hoặc giảm nhẹ hình phạt vị thành niên. Một nguyên nhân khác
nữa là không ít người do bị kẻ xấu tuyên truyền kích động gây mất đoàn kết dân
tộc.
Phƣơng án 3:
Xuất phát từ yêu cầu của thực tế, về đường lối chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước. Cụ thể là Điều 11 Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Điều 23 Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định về trách nhiệm
về đăng ký khai sinh của bố mẹ, người giám hộ, UBND cấp xã, phường, thị trấn.
Đối với cháu Trần Thị Diễm Tr, việc đăng ký khai sinh có thể bố mẹ nhờ
người giám hộ đăng ký khai sinh, nếu người đó có đủ năng lực hành vi dân sự đầy
đủ, và năng lực pháp lý theo luật định. Như vậy cháu Tr mới có đủ giấy tờ nhập
học và trở thành người công dân.
Ưu điểm: Thực hiện đúng quy định về Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ
em, đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của công dân, thể hiện tính ưu việt của
chế độ xã hội chủ nghĩa, trong quá trình thực hiện một xã hội văn minh, tiên tiến.
Nhược điểm:
- Thủ tục đăng ký giám hộ quá phức tạp phải chờ đợi lâu sẽ ảnh hưởng đến
ngày nhập trường của cháu Tr.


- 13 - Do địa bàn dân số đông, mỗi

năm có trên 310 trẻ ra đời, cán bộ tư

pháp còn kiêm nhiệm nhiều công việc. Vì vậy khó tránh khỏi những thiếu sót trong
việc thực hiện đăng ký khai sinh, nhất là đối với trẻ sơ sinh bị bỏ rơi.
Phƣơng án tối ƣu:
Dưới góc độ của người quản lý khi giải quyết tình huống trên, tôi sẽ chọn
phương án 3. Bởi vì:
- Phương án này được xây dựng đúng trình tự quy định của pháp luật về
đăng ký khai sinh và quốc tịch.
- Đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho mọi công dân.
- Không làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính trị của mọi người, thực hiện
đúng chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta.
- Giúp cho cấp uỷ, chính quyền thấy được tầm quan trọng của công tác lưu

trữ hồ sơ, từ đó thực hiện nhanh chóng trong việc quản lý và theo dõi chặt chẽ mọi
người thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
5. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện phƣơng án đƣợc lựa chọn
Để thực hiện được phương án này người quản lý phải thực hiện theo các
trình tự sau:
5.1 Công tác chuẩn bị
Chẩn bị các tài liệu liên quan gồm:
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
- Luật hộ tịch năm 2014;
- Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi);
- Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và
quản lý hộ tịch;


- 14 - Nghị định số 87/2001/NĐ-CP

ngày 21/11/2001 của Chính phủ về

xử phạt hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình;
5.2. Các bước thực hiện
Nội dung

TT

Thời gian

Chủ thể

thực hiện


thực hiện

Công khai các thủ tục đăng ký khai sinh,
1

niêm yết tại UBND xã và nhà văn hóa các Tháng 1
thôn
Hướng dẫn, phổ biến, tuyên truyền, giáo
dục cho các ông bố, bà mẹ về ý thức chấp

2

hành pháp luật, coi đăng ký khai sinh cho
con mình là một trách nhiệm đã được pháp
luật công nhận và bảo vệ.

3

UBND xã, Trưởng
thôn

Quý I,
Quý II,

UBND, cán bộ tư

Quý III,

pháp xã


Quý IV

Các cấp uỷ, chính quyền, cơ quan chức Quý I,

Đảng ủy, HĐND,

năng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên Quý II,

UBND, UBMTTQ,

truyền, phổ biến giáo dục và nâng cao ý Quý III,

các đoàn thể nhân

thức chấp hành pháp luật cho người dân.

dân

Quý IV

Bồi dưỡng, cũng cố đội ngủ cán bộ tư pháp
4

cơ sở ngày càng hoàn thiện về trình độ Quý I,

UBND, Phòng Tư

nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức nghề Quý III

pháp huyện


nghiệp.
Tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật liên
5

quan đến công tác đăng ký khai sinh trên Quý II
địa bàn xã.

Các tổ chức đoàn
thể nhân dân

Tổ chức tổng kết, ddasnhs giá kết quả thực
6

hiện trong năm, đề ra phương hướng, Quý IV
nhiệm vụ năm tiếp theo.

UBND xã


- 15 -

Phần thứ ba
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1. Kiến nghị
1.1. Kiến nghị với Trung ƣơng
Quốc hội cần ban hành hệ thống pháp luật hoàn chỉnh; Nhà nước cần có sự
phân công, phân cấp rõ ràng giữa các cơ quan, quy định rõ hơn thẩm quyền trách
nhiệm của UBND nơi cư trú và thường trú của công dân tránh tình trạng ỷ lại, đùn
đẩy trách nhiệm gây khó khăn cho công dân khi đi tiến hành đăng ký khai sinh cho

con em mình. Có chế tài xử phạt với những việc làm sai quy định pháp luật của cán
bộ tư pháp cũng như những công dân lợi dụng kẽ hở pháp luật tiến hành khai báo
sai sự thật. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát kịp thời phát hiện
những sai sót của pháp luật về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch từ đó điều chỉnh
cho phù hợp.
1.2. Kiến nghị với cơ quan chức năng
* Các cấp, các ngành:
- Từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về hôn nhân và gia đình,
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân thực hiện quyền thỡ họ cũng phải tự
giỏc thực hiện nghĩa vụ đăng ký khai sinh cho trẻ đúng thời hạn quy định. Nếu để
chậm trễ sẽ dẫn đến thất lạc giấy tờ, gây khó khăn cho công tác đăng ký khai sinh;
cũng cần đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi, dễ dàng nhất trong giải
quyết đăng ký khai sinh.
- Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ tư pháp xã về
kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kiến thức quản lý nhà nước về công tác
hộ tịch, hộ khẩu, đồng thời hiểu điều kiện thực tiễn ở địa phương để thực sự tạo
chuyển biến mới, có hiệu quả cao trong công tác ở cơ sở.


- 16 - Tăng cường hơn nữa công tác

tuyên truyền, phổ biến những quy

định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng
ký hộ tịch nói chung và đăng ký, quản lý giấy khai sinh, làm cho cán bộ, công
chức, nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đăng ký và quản lý
khai sinh, nhận thức rõ giá trị pháp lý của GKS – “giấy tờ hộ tịch gốc” của mỗi xã
nhân, mọi hồ sơ, giấy tờ khác phải phù hợp vơi giấy khai sinh của người đó. Từ đó
mọi công dân sẽ tự giác thực hiện các nội dung về đăng ký khai sinh theo quy định,
các cấp chính quyền mà đặc biệt cán bộ tư pháp hộ tịch sẽ làm tốt công tác quản lý

đăng ký khai sinh tại địa phương.
* Đối với UBND xã có trách nhiệm chỉ đạo ban tư pháp xã triển khai thực
hiện nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Cấp kinh phí để trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm
việc cho cán bộ tư pháp - hộ tịch; mua sắm các giấy tờ, sổ sách về khai sinh thay
thế sổ sách, biểu mẫu cũ theo quy định của Bộ Tư pháp về sử dụng biểu mẫu giấy
khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh mới.
- Có chính sách đãi ngộ, phụ cấp cho cán bộ làm công tác tư pháp - hộ tịch.
- Kịp thời giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý nghiêm khắc những vi phạm
trong các tác đăng ký và quản lý đăng ký khai sinh của công dân cũng như cán bộ
tư pháp nhằm nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của họ.
- Triển khai thực hiện tốt đề án “cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký
hộ tịch và phân cấp việc in, phát hành số, biểu mẫu hộ tịch” theo quyết định
3924/QĐ-BTP ngày 18/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát quá trình thực hiện nghiệp
vụ về đăng ký và quản lý đăng ký khai sinh để kịp thời phát hiện uốn nắn sai sót
trong công tác đăng ký và quản lý.


- 17 - UBND xã phối hợp với

trưởng thôn, trưởng xóm lập danh

sách, mẫu điều tra trẻ em chưa có giấy khai sinh, lưu giữ phiếu kê khai khi đăng ký
khai sinh đồng thời kịp thời tiến hành khai sinh theo thủ tục quá hạn cho các trường
hợp này.
* Đối với cán bộ tư pháp - hộ tịch nâng cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm
với công việc. Thường xuyên vận động nhân dân, làm họ hiểu được giá trị pháp lý
của GKS để họ đi đăng ký kịp thời. Thực hiện tốt công tác lưu trữ giấy tờ, biểu
mẫu, sổ ĐKKS theo quy định. Cần kiểm tra các giấy tờ theo quy định của pháp

luật, không những đối chiếu các dữ kiện của người được khai sinh mà còn đối chiếu
các dữ kiện phần khai về cha của người được khai sinh.
2. Kết luận
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) được thông qua kỳ họp
thứ 5, Quốc hội khoá XI. Điều 11 quy định rõ "Trẻ em có quyền được khai sinh và
có quốc tịch" Điều 23 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh của bố mẹ, người
giám hộ, Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn... Tuy vậy, nhiều trẻ em vùng
sâu vùng xã ở tỉnh C vẫn chưa từng được đăng ký khai sinh. Thiết nghĩ các cấp uỷ,
chính quyền, cơ quan chức năng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu
số, coi việc làm tốt công tác hộ tịch hộ khẩu, đăng ký khai sinh là một trong những
tiêu chuẩn để được công nhận là làng bản văn hoá. Bồi dưỡng củng cố đội ngũ cán
bộ tư pháp cơ sở ngày càng hoàn thiện về trình độ nghiệp vụ chuyên môn, nghiên
cứu cải tiến mẫu sổ sách, giấy tờ về hộ tịch theo hướng đơn giản hoá, đảm bảo độ
bền của giấy tờ hộ tịch.
Là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý Nhà nước,
trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện của các
ngành Trung ương, đặc biệt từ sau năm 1983 thực hiện chuyển giao công tác đăng
ký quản lý hộ tịch nói chung của công an sang cơ quan Tư pháp, công tác đăng ký


- 18 và quản lý hộ tịch và quản lý đăng ký

khai sinh nói riêng đã có sự chuyển

biến tích cực. Cơ quan Tư pháp đã có nhiều cố gắng giúp cho UBND các cấp việc
thống kê, điều tra dân số, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, an ninh
quốc phòng địa phương.
Việc ban hành Nghị định 158/2005 thay thế Nghị định 83/1998 đã tạo
“chuyển biến” mới khi mở rộng thẩm quyền ĐKKS cho trẻ của cấp cơ sở. Trên cơ

sở thực thi những điều khoản của Nghị định mới UBND cấp cơ sở, cán bộ Tư pháp
hộ tịch nói chung trên địa bàn cả nước nói chung và UBND xã Yên Thường nói
riêng đã tiến hành đăng ký khai sinh và quản lý đăng ký khai sinh cho trẻ trên địa
bàn mình quản lý. Thông qua công tác quản lý đăng ký khai sinh đó sẽ là cơ sở
chính quyền địa phương ban hành những chính sách phát triển kinh tế -xã hội, có
những biện pháp hỗ trợ pháp lý kịp thời nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho
trẻ và gia đình.
Để phát huy hơn nữa hiệu quả và khắc phục những hạn chế trong công tác
quản lý đăng ký khai sinh, UBND xã cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục,
tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật của người dân; có chính sách biên chế, tập
huấn chuyên sâu nghiệp vụ cho cán bộ Tư pháp hộ tịch, trang bị phương tiện, kỹ
thuật đầy đủ, hiện đại phục vụ công tác chuyên môn. Đồng thời UBND xã thường
xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực thi pháp luật của cán bộ Tư pháp cũng
như người dân về công tác quản lý đăng ký khai sinh, thông qua đó phát hiện
những sai sót uốn nắn kịp thời, phối hợp với cán bộ Tư pháp tháo gỡ những khó
khăn, nâng cao hiệu lực quản lý trong đăng ký khai sinh trên địa bàn xã.


- 19 MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN

1

Phần thứ Nhất: Lời nói đầu

2

Phần thứ Hai: NỘI DUNG TÌNH HUỐNG


4

1.

Mô tả tình huống

4

2.

Xác định mục tiêu phân tích tình huống

5

3.

Phân tích nguyên nhân và hậu quả

6

3.1

Phân tích nguyên nhân

6

3.2

Hậu quả


8

4.

Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án

10

4.1

Cơ sở pháp lý giải quyết tình huống

10

4.2

Xây dựng phương án xử lý tình huống

10

5.

Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện phương án được lựa chọn

13

5.1

Công tác chuẩn bị


13

5.2

Các bước thực hiện

14

Phần thứ Ba: Kiến nghị và kết luận

15

1

Kiến nghị

15

2.

Kết luận

17

Mục lục

19

Tài liệu tham khảo


20


- 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014;
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi);
- Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 của Chính phủ về xử phạt
hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình;
- Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và
quản lý hộ tịch;
- Quyết định số 03/2005/QĐ-DSGĐTE ngày 29/7/2005 của Bộ trưởng Chủ
nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em ban hành Hệ thống chỉ tiêu Dân số, Gia
đình và Trẻ em;
- Công văn số 31/TCDS-TCCB ngày 20/01//2009 của Tổng Cục trưởng
Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình về việc báo cáo tình hình cán bộ, viên
chức tại Trung tâm DS-KHHGĐ huyện và Trung tâm thuộc Chi cục DS-KHHGĐ;
- Đề án 278/TP-HT/2000 của Bộ Tư pháp về đăng ký khai sinh quá hạn cho
trẻ em;
- Công văn số 153/TCDS-DS ngày 24/3/2011 về xây dựng và triển khai Đề
án sàng lọc trước sinh và sơ sinh;
- Tài liệu Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên
viên chính;
- Cập nhật thông tin trên Internet.




×