Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tiểu luận xử lý tình huống đối với người kinh doanh thuốc không có chứng chỉ hành nghề dược tại địa bàn huyện ba vì tp hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.49 KB, 24 trang )

TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG TP. HÀ NỘI
LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K2A-2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG ĐỐI VỚI
NGƢỜI KINH DOANH THUỐC KHÔNG CÓ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DƢỢC
TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Họ tên học viên: Nguyễn Thị Thắm
Chức vụ

: Chuyên viên

Đơn vị công tác: Phòng Y tế huyện Ba Vì

Hà Nội, tháng 11 năm 2015


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .................................................... Error! Bookmark not defined.
NỘI DUNG ........................................................................................................ 3
PHẦN I: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG ...................................................................... 3
PHẦN II: ............................................................................................................ 5
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG .............................................. 5
PHẦN III: .......................................................................................................... 7


PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ ............................................... 7
1. Phân tích tình huống: ………………………………………………………....7
2. Nguyên nhân: ................................................................................................. 8
3. Hậu quả: ................................................................................................ ….…9
PHẦN IV: ........................................................................................................ 10
XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN GIẢI QUYẾT .. 10
1. Một số phƣơng án giải quyết: ....................................................................... 10
2. Lựa chọn phƣơng án tối ƣu:.......................................................................... 12
PHẦN V: ......................................................................................................... 13
LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN .................................................... 13
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 19
1. Kết luận:....................................................................................................... 19
2. Kiến nghị...................................................................................................... 20


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

LỜI MỞ ĐẦU
Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm và căn dặn đội ngũ thầy thuốc phải tận
tụy, chu đáo và nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, đặc biệt “Lương y
phải như từ mẫu”. Sự cống hiến đó đã đƣợc nhân loại ghi nhận và tôn vinh:
Nghề y là nghề cao quý, những ngƣời thầy thuốc là những con ngƣời rất đáng
trân trọng.
Suốt chặng đƣờng 60 năm qua, thấm nhuần lời dạy chủ Chủ tịch Hồ Chí
Minh kính yêu, ngành y tế không ngừng phấn đấu, vƣợt mọi khó khăn, gian khổ
vƣơn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nƣớc, nhân dân tin cậy
giao phó.
Theo dòng chảy của lịch sử cách mạng Việt Nam, ngành y tế không

ngừng đƣợc củng cố, mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của ngƣời dân. Việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế đã góp phần đẩy
mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân; ngƣời dân
có điều kiện chọn lựa cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở bán thuốc phù hợp với từng
loại bệnh và khả năng kinh tế của mình. Các hoạt động hành nghề y, dƣợc ngoài
công lập đã tạo điều kiện cho ngƣời bệnh phát hiện bệnh tật sớm từ ban đầu, có
thuốc điều trị đúng và đƣợc chữa bệnh, chăm sóc và theo dõi thƣờng xuyên. Kịp
thời; góp phần làm giảm bớt sự quá tải trong các bệnh viện công lập. Sự phát
triển các cơ sở hành nghề y, dƣợc ngoài công lập cũng là động lực thúc đẩy để
các cơ sở y tế Nhà nƣớc phải có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn về chất lƣợng
phục vụ, nâng cao trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
ngƣời bệnh. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn bộc lộ một số mặt
tiêu cực nhƣ: Dƣợc sỹ không có bằng cấp chuyên môn, không có chứng chỉ
hành nghề và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc; bác sỹ vừa kê
đơn, vừa bán thuốc, khi giao thuốc cho ngƣời bệnh thì bóc hết nhãn mác khiến
cho ngƣời bệnh không biết là họ đang sử dụng loại thuốc gì.
Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì

1


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt có tính xã hội. Kinh doanh thuốc là
một trong những ngành nghề kinh doanh mang lại lợi nhuận cao. Bên cạnh
những mặt tích cực mà hệ thống các cơ sở kinh doanh thuốc này mang lại thì
không ít cơ sở kinh doanh thuốc vì mục tiêu lợi nhuận đã bán thuốc giả, thuốc
kém chất lƣợng; thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; thuốc nhập lậu; nguy hiểm

nhất là ngƣời bán thuốc không có bằng cấp chuyên môn, không hiểu biết về tác
dụng cũng nhƣ chỉ định của các loại thuốc mình bán. Những hành vi đó thể hiện
sự coi thƣờng tính mạng con ngƣời, gây ảnh hƣởng không nhỏ tới sức khỏe và
đời sống ngƣời bệnh.
Là một công chức nhà nƣớc, sau khi tham gia lớp bồi dƣỡng ngạch
chuyên viên, cộng với những kiến thức đã đƣợc học và kinh nghiệm thực tế
trong công tác. Tôi chọn đề tài “Xử lý tình huống đối với người kinh doanh
thuốc không có chứng chỉ hành nghề dược tại địa bàn huyện Ba Vì - Tp. Hà
Nội” làm tiểu luận tình huống cuối khóa học. Nhằm phân tích tình huống và lựa
chọn phƣơng án tối ƣu nhất để giải quyết vấn đề đƣa ra một cách thuyết phục,
đúng qui định và nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của dân trong huyện.
Phạm vi đề tài này chỉ giải quyết vấn đề của bà Nguyễn Thị Lan - chủ
quầy thuốc Lan Nhi trên địa bàn huyện Ba Vì - TP Hà Nội. Phƣơng pháp nghiên
cứu của bài viết là: Phƣơng pháp quan sát, phân tích và phƣơng pháp tổng hợp.
Bố cục của đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Mở đầu.
Phần II: Nội dung.
Phần III: Kết luận và kiến nghị.
Do hạn chế về thời gian và kiến thức chuyên môn nên bài viết không
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành
của quý thầy cô và những ngƣời quan tâm để bài viết đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì

2


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015


NỘI DUNG
PHẦN I: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Vào một buổi tối cuối tuần, khi đang ngồi lƣớt web và truy cập vào những
trang mạng xã hội. Tôi vô tình đọc đƣợc một bài viết nhận đƣợc rất nhiều lời
bình luận và chia sẻ của khán giả. Giật mình vì nhớ lại đây cũng là một tình
huống mà tôi đã đƣợc biết và chứng kiến cách đây một năm. Tình huống liên
quan đến việc làm đẹp của các chị em phụ nữ - tuy nhiên đây lại là một tình
huống thuộc lĩnh vực quản lý y tế của địa phƣơng.
Cô em họ tôi (ở sát nhà tôi) lúc đó đang học lớp 10. Khi đó cô bé đang ở
lứa tuổi dậy thì, cơ thể có nhiều sự thay đổi, đặc biệt làn da mặt đang từ trắng
trẻo, khá mịn màng trở thành làn da chi chít những nốt mụn bọc bỏ, làm sần sùi
hết cả khuôn mặt. Cô bé mặc cảm, tự ti không dám ra ngoài, rất ngại giao tiếp
với những ngƣời xung quanh. Mặc dù cô bé đã mua rất nhiều loại kem trị mụn
và sử dụng các phƣơng pháp chữa trị mụn theo kinh nghiệm dân gian nhƣng đều
không khỏi. Nghe lời mách bảo của mấy đứa bạn cùng lớp, cô bé đến Quầy
thuốc Lan Nhi của bà Nguyễn Thị Lan cƣ trú tại thôn X, xã Phú Phƣơng cùng
huyện chuyên bán thuốc tây y và bán thuốc trị các loại mụn: mụn trứng cá, mụn
đỏ, mụn viêm, mụn bọc, mụn đầu đen … Cô bé đã đến đó và mua một gói thuốc
bên trong có khoảng 05 - 06 loại thuốc đủ các loại màu từ trắng, xanh, đỏ, vàng,
bao gồm thuốc dạng viên và tuýp bôi. Các loại thuốc trong gói thuốc đều không
có nhãn mác, hạn sử dụng. Mỗi gói thuốc với giá 50.000 đồng, khi mang về
nghiền thuốc ra và sử dụng trong khoảng một tuần. Về nhà cô bé tạo hỗn hợp
theo sự hƣớng dẫn của bà Lan. Dùng đƣợc khoảng một tuần, cô bé thấy da mặt
mình đã có sự thay đổi. Da mặt đang từ sần sùi, chi chít mụn bọc trở nên trắng,
mịn hơn rất nhiều, hai bên má ửng hồng, mụn bọc cũng không còn nữa. Cô bé
thấy rất vui và trở nên tự tin trò chuyện, giao tiếp với mọi ngƣời xung quanh.
Tiếp tục mua thuốc về và dùng thuốc trên thƣờng xuyên và đều đặn, cô bé nhanh
chóng có đƣợc một làn da hồng hào, mịn màng nhƣ ý.
Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì


3


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

Sống với làn da trắng hồng đƣợc khoảng 03 tuần thì mọi chuyện bắt đầu
có sự thay đổi. Da mặt cô bé không còn mụn nữa nhƣng hai má nổi sần, mẩn
ngứa và đỏ tấy, rát da. Cô bé hoảng loạn, dừng thuốc của bà Lan lại. Tuy nhiên,
không thấy đỡ mà thậm chí da mặt nhiều chỗ phồng rộp, mụn mủ nhƣ bị giời
leo, đi đâu cũng bịt kín khẩu trang vì khuôn mặt đầy “hoa” đỏ tấy của mình.
Cuối cùng gia đình đƣa cô bé tới bệnh viện chuyên khoa Da liễu để khám, điều
trị. Bác sỹ cho biết, da mặt cô bé đã chịu tổn thƣơng nặng nề do sử dụng thuốc
trộn. Nếu tiếp tục sử dụng lâu dài sẽ bị tổn hại da nghiêm trọng, thậm chí còn bị
teo da gây hại tới sức khỏe bản thân. Điều trị theo liệu trình bác sỹ đƣa ra,
khoảng rất lâu sau khuôn mặt cô bé mới hết ngứa đỏ và rát da. Tuy nhiên làn da
mặt cô bé đã không còn mịn màng nhƣ xƣa nữa mà hai bên má xuất hiện sẹo rỗ.
Đây là thứ mà không có thần dƣợc nào có thể chữa khỏi.
Ngay sau khi sự việc trên xảy ra, tôi băn khoăn và quyết định kể sự việc
trên với đồng chí trƣởng phòng Y tế huyện (là bác ruột của tôi) để cảnh tỉnh cho
các chị em phụ nữ trƣớc khi đến mua thuốc trộn nhà bà Lan. Đồng chí trƣởng
Phòng Y tế cũng đã thông báo với tôi, và cũng mới nhận đƣợc thông tin từ một
số ngƣời dân ở thôn X, xã Phú Phƣơng về sự việc tƣơng tự nhƣ trên. Có rất
nhiều ngƣời đã trở thành nạn nhân khi mua thuốc trộn tại quầy thuốc Lan Nhi
của bà Nguyễn Thị Lan tại địa chỉ trên. Mới đầu dùng thuốc trộn rất có hiệu quả,
nhanh hết triệu chứng nhƣng sau khi dùng thuốc đƣợc một thời gian thì da mặt
ngƣời bệnh bị mẩn ngứa, phồng rộp và rát đỏ. Có ngƣời xuất hiện triệu chứng
trên chỉ sau 10 - 20 ngày, hoặc sau 01 tháng, hoặc cũng có ngƣời sau 4 - 5 tháng

ngƣng sử dụng thuốc trộn thì xuất hiện triệu chứng nhƣ trên. Theo báo cáo của
trạm y tế xã Phú Phƣơng thì trạm cũng đã cử cán bộ đi xác minh thông tin trên
là đúng sự thật.
Xác định đây là một vụ việc liên quan đến sức khỏe của ngƣời dân trên
địa bàn và nó ảnh hƣởng đến uy tín ngành y. Lãnh đạo phòng Y tế đã báo cáo
với Thanh tra Sở Y tế, Phòng quản lý hành nghề Dƣợc, Trung tâm Kiểm nghiệm
Dƣợc phẩm – Mỹ phẩm để phối hợp giải quyết tình huống .
Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì

4


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

PHẦN II:
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Trong những năm qua, Đảng và nhà nƣớc ta có chủ trƣơng xã hội hóa
công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, mục tiêu chung là “Phấn đấu để mọi
ngƣời dân đƣợc hƣởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có điều kiện tiếp cận
và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lƣợng. Mọi ngƣời đều đƣợc sống trong cộng
đồng an toàn, phát triển tốt về tinh thần, giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực,
tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi”. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc chữa
bệnh cần phải có một đội ngũ thầy thuốc giỏi, chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên
môn mới hiểu rõ đƣợc tác dụng, chỉ định cũng nhƣ sử dụng thuốc một cách an
toàn, hợp lý, hiệu quả phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho ngƣời dân.
Trở lại tình huống của bà Lan (Chủ quầy thuốc Lan Nhi. Địa chỉ: Thôn X,
xã Phú Phƣơng, huyện Ba Vì, Tp. Hà Nội): Bà Lan kinh doanh thuốc nhƣng đã
vi phạm những quy định của pháp luật đƣợc quy định trong: Luật Dƣợc số

34/2005/QH11 ngày 14/6/2005 do QH nƣớc CHXHCN Việt Nam ban hành,
Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Tình huống trên đặt ra yêu cầu phải xử lý dứt điểm, nhanh gọn vừa đảm
bảo tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, vừa bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ
chức nhà nƣớc, tổ chức xã hội và công dân. Giải quyết tình huống hài hòa, vừa
có tình, vừa có lý. Dựa trên quan điểm này, mục tiêu xử lý tình huống của bà
Lan đƣợc xác định nhƣ sau:
1. Đối với ngƣời dân (Đại diện ở đây là cô em họ tôi):
Việc giải quyết tình huống không chỉ bảo vệ quyền lợi chính đáng cho cô
bé, mà còn tạo niềm tin cho ngƣời dân địa phƣơng.
2. Đối với bà Lan (Chủ quầy thuốc Lan Nhi. Địa chỉ: Thôn X, xã Phú
Phƣơng, huyện Ba Vì, Tp. Hà Nội):
- Việc giải quyết tình huống để bà Lan nghiêm chỉnh chấp hành và thực
hiện đúng quy định pháp luật về hành nghề y, dƣợc ngoài công lập, nhằm đảm
Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì

5


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

bảo quyền và lợi ích của ngƣời dân. Điều này góp phần tăng cƣờng pháp chế xã
hội chủ nghĩa và kỷ cƣơng.
- Giải quyết hài hòa và giữ vững đƣợc đoàn kết giữa cơ quan nhà nƣớc
với nhân dân, đảm bảo ổn định đời sống xã hội.
3. Đối với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền:
Với tình huống nêu trên, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nƣớc về y tế

phải xem xét và giải quyết vấn đề vừa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật,
vừa hợp tình hợp lý, đồng thời đảm bảo đƣợc quyền lợi chính đáng của ngƣời
dân địa phƣơng.
- Về phía Phòng Y tế huyện phải thực hiện đúng chức năng quản lý nhà
nƣớc về y tế. Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý những trƣờng hợp vi
phạm để đảm bảo cho pháp luật về hành nghề y, dƣợc ngoài công lập đƣợc thực
hiện một cách nghiêm minh và đạt đƣợc mục tiêu Đảng và nhà nƣớc ta là “Phấn
đấu để mọi ngƣời dân đƣợc hƣởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có điều
kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lƣợng”. Theo đó, để đạt những
mục tiêu trên cần:
+ Giải quyết dứt điểm, nhanh gọn, đúng ngƣời, đúng tội.
+ Xác định mức độ sai phạm của bà Lan để đƣa ra các biện pháp xử lý
đúng theo quy định của pháp luật về hành nghề y, dƣợc ngoài công lập.

Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì

6


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

PHẦN III:
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
1. Phân tích tình huống:
- Việc bà Nguyễn Thị Lan (Chủ quầy thuốc Lan Nhi. Địa chỉ: Thôn X, xã
Phú Phƣơng, huyện Ba Vì, Tp. Hà Nội) giả danh dƣợc sỹ, không có bằng cấp
chuyên môn, không có chứng chỉ hành nghề dƣợc đã ngang nhiên hành nghề là
trái pháp luật. Hành vi của bà Lan đã vi phạm Luật Dƣợc số 34/2005/QH11

ngày 14/6/2005 do Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam ban hành (Điều 13 quy
định về Chứng chỉ hành nghề dƣợc). Hành vi này cũng đƣợc quy định xử phạt
tại Điểm a, Khoản 2, Điều 37 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của
Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
- Việc bà Lan mở quầy thuốc để bán thuốc tây y và thuốc trị các loại mụn
(mụn trứng cá, mụn đỏ, mụn viêm, mụn bọc, mụn đầu đen …) cho ngƣời dân;
thuốc trị mụn dƣới dạng liều thuốc trộn các loại thuốc viên dời với nhau, gói
thuốc không còn nguyên vẹn bao bì, nhãn thuốc. Hành vi này đƣợc quy định xử
phạt tại Mục b, Khoản 1, Điều 44 (Quy định về bao bì, nhãn thuốc) Nghị định
176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực y tế.
- Nhiều ngƣời dân đã dùng thuốc trị mụn (thuốc trộn) của bà Lan không
còn nguyên vẹn bao bì, nhãn thuốc cũng không báo cáo cho chính quyền và các
cơ quan quản lý nhà nƣớc về y tế địa phƣơng. Điều này vô tình tiếp tay cho bà
Lan thu lợi bất chính trên sức khỏe và tính mạng của ngƣời bệnh.
- Việc ngƣời dân tự tìm đến các quầy thuốc, đại lý thuốc hành nghề trái
phép là do ngƣời dân chƣa có sự hiểu biết sâu sắc về quản lý y tế nói chung, về
quản lý công tác hành nghề y - dƣợc nói riêng và cũng chƣa nhận thức đƣợc tác
hại khôn lƣờng của việc sử dụng thuốc không còn nguyên vẹn bao bì, nhãn thuốc.

Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì

7


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

Mặt khác, điều này một phần cũng do thói quen sử dụng thuốc của ngƣời

dân thƣờng theo kinh nghiệm hoặc khi ốm đau, mắc bệnh lại nghe ngƣời khác
“mach nhỏ” đến các cơ sở quen thuộc tự điều trị, không đi khám tại các cơ sở y
tế tin cậy hay tại các bệnh viện chuyên khoa.
- Việc tôi đem câu chuyện của cô em họ mình kể lại cho bác tôi là trƣởng
phòng Y tế huyện là việc làm đúng đắn.
- Trạm y tế xã Phú Phƣơng đã cử cán bộ tìm hiểu và xác minh sự việc xảy
ra trên địa bàn mình quản lý và báo cáo kịp thời lên cấp trên để xin ý kiến chỉ
đạo là đúng quy định pháp luật.
- Lãnh đạo Phòng Y tế huyện đã báo cáo cấp trên và các cơ quan chức
năng: Thanh tra Sở Y tế, Phòng quản lý hành nghề Dƣợc, Trung tâm Kiểm
nghiệm Dƣợc phẩm - Mỹ phẩm để kịp thời phối hợp giải quyết tình huống là
việc làm đúng thẩm quyền, chức năng và cần thiết.
2. Nguyên nhân của tình huống:
Qua việc phân tích tình huống trên, nguyên nhân xảy ra của tình huống là:
- Bà Lan đã cố tình vi phạm những điều cấm quy định tại Luật Dƣợc số
34/2005/QH11 ngày 14/6/2005 do Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam ban
hành; vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh, sử dụng chứng chỉ hành nghề
dƣợc và vi phạm quy định về bao bì, nhãn thuốc quy định tại Nghị định
176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực y tế.
- Bà Lan vì lợi ích trƣớc mắt, coi thƣờng sức khỏe và tính mạng của ngƣời
dân. Lợi dụng tác dụng thuốc tây y để trị bệnh mà không hiểu rõ đƣợc những tác
hại của thuốc gây ra. Đây là một hành vi vô lƣơng tâm.
- Do sự kém hiểu biết, thiếu tôn trọng các văn bản quy phạm pháp luật và
kiến thức y học còn hạn chế của bà Lan (không có bằng cấp chuyên môn).
Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì

8



Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

- Do nhận thức của ngƣời dân còn hạn chế trong việc sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý. Thêm vào đó, điều này cũng một phần do thói quen tự ý mua thuốc
của ngƣời dân. Ngƣời dân thiếu hiểu biết về kiến thức y học nên coi thƣờng sức
khỏe của bản thân.
- Do các cấp chính quyền địa phƣơng và các cơ quan có thẩm quyền quản
lý nhà nƣớc về y tế còn buông lỏng trong quản lý hành nghề y, dƣợc nói chung,
hành nghề dƣợc nói riêng nên để bà Lan hành nghề dƣợc đƣợc một thời gian sau
đó mới phát hiện ra.
- Ngành y tế địa phƣơng chƣa làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các
văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hành nghề y, dƣợc ngoài công lập;
các chính sách của Nhà nƣớc về lĩnh vực y tế về chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
3. Hậu quả của tình huống:
- Gây thiệt hại về sức khỏe và kinh tế cho ngƣời bệnh, gia đình ngƣời
bệnh. Phần lớn những ngƣời tự ý đi mua thuốc chữa bệnh lại có thu nhập thấp,
điều kiện gia đình còn nhiều khó khăn.
- Làm giảm lòng tin của ngƣời dân đối với ngành y tế nói chung, với
những dƣợc sỹ, những ngƣời thầy thuốc nói riêng.
- Làm mất uy tín các cơ sở hành nghề y, dƣợc ngoài công lập trên địa bàn.
- Gây mất ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Nói lên sự yếu kém về dịch vụ công.
- Làm giảm tính uy nghiêm của pháp luật về hành nghề y, dƣợc ngoài
công lập.
- Mất nhiều thời gian, tiền bạc cho việc giải quyết các hậu quả. Gây ảnh
hƣởng đến việc thực hiện các công việc cá nhân và gia đình.

Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì


9


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

PHẦN IV:
XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Một số phƣơng án giải quyết:
1.1. Phương án 1
Phòng Y tế huyện xuống quầy thuốc của bà Lan để kiểm tra và yêu cầu bà
Lan đóng cửa, hạ biển, ngừng mọi hoạt động kinh doanh thuốc.
a. Ưu điểm:
- Phƣơng án này nặng về tình cảm, nhẹ nhàng, không mất nhiều thời gian.
b. Hạn chế:
- Không làm cho chủ cơ sở hành nghề nhận thức đƣợc hết sai phạm và
hậu quả do mình gây ra.
- Không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, giảm lòng tin của
ngƣời dân vào các cơ quan quản lý nhà nƣớc về y tế.
- Cách giải quyết này tuy hƣớng đến lợi ích của ngƣời lao động nhƣng trái
với quy định của pháp luật.
1.2. Phương án 2
Phòng Y tế phối hợp với các cơ quan: Thanh tra Sở Y tế, Phòng quản lý
hành nghề Dƣợc, Trung tâm Kiểm nghiệm Dƣợc phẩm - Mỹ phẩm trực tiếp giải
quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Phòng Y tế. Sau đó, Phòng Y tế lập tờ trình
trình Uỷ ban nhân dân huyện ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
đối với bà Lan.

a. Ưu điểm:
- Làm cho đối tƣợng nhận thức đƣợc hành vi sai trái của mình và khắc
phục, sửa chữa bằng cách thực hiện đúng quy định của pháp luật về hành nghề
y, dƣợc ngoài công lập.
- Phƣơng án này giải quyết dứt điểm sự việc xảy ra.

Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì

10


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

- Phƣơng pháp kiểm nghiệm lại gói thuốc trộn không còn nguyên vẹn bao
bì, nhãn thuốc tại Trung tâm Kiểm nghiệm Dƣợc phẩm - Mỹ phẩm cho kết quả
chính xác, tin cậy.
- Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của ngƣời dân.
- Tạo niềm tin cho ngƣời dân đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc.
- Đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
b. Hạn chế:
- Cần có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan hữu quan gây tốn kém kinh tế,
công việc chuyên môn bị chi phối.
- Việc kiểm nghiệm gói thuốc trộn không còn nguyên vẹn bao bì, nhãn
thuốc mất tƣơng đối nhiều thời gian. Cho nên việc giải quyết tình huống trên
gây tốn kém về sức ngƣời, sức của và lâu cho kết quả hơn.
1.3. Phương án 3
Đề nghị cơ quan Công an vào cuộc giải quyết vụ việc này vì bà Lan đã giả
danh là dƣợc sỹ để bán thuốc, lừa đảo ngƣời dân, thu lợi bất chính.

a. Ưu điểm:
- Làm cho việc xử lý tình huống trên nhanh chóng, gọn nhẹ.
b. Hạn chế:
- Khi cơ quan Công an giải quyết vụ việc trên thì vẫn cần có sự phối hợp
của ngành y tế trong một số bƣớc giải quyết vụ việc. Điều này gây ra sự tốn kém
về sức ngƣời, sức của và thời gian giải quyết vụ việc.
- Khó khăn trong việc phân tích gói thuốc trộn không còn nguyên vẹn bao
bì, nhãn thuốc nên không có căn cứ để đƣa ra kết luận chính xác về thành phần
gói thuốc. Từ đó ảnh hƣởng tới việc khắc phục triệt để các hậu quả có thể xảy
ra. Chủ quầy thuốc Lan Nhi là bà Lan có thể sẽ không nhận thấy hết những sai
phạm và những hậu quả nặng nề do việc kinh doanh thuốc của bà gây ra.
- Phƣơng án này không thể hiện đƣợc vai trò, chức năng và nhiệm vụ của
các cơ quan quản lý nhà nƣớc về y tế.

Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì

11


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

2. Lựa chọn phƣơng án tối ƣu:
Qua nghiên cứu, xem xét kĩ những ƣu khuyết điểm của mỗi phƣơng án thì
tôi chọn phƣơng án 2 là phƣơng án tối ƣu để giải quyết tình huống. Giải quyết
tình huống theo phƣơng án này không những đảm bảo tính nghiêm minh của
pháp luật mà còn bảo vệ đƣợc quyền lợi cho ngƣời dân. Vừa giải quyết dứt điểm
sự việc xảy ra, vừa làm cho cơ sở nhận ra hành vi sai phạm của mình. Vừa hợp
tình mà lại hợp lý.


Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì

12


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

PHẦN V:
LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Lập kế hoạch
Phương án lựa chọn (Phương án 2): Phòng Y tế phối hợp với các cơ
quan: Thanh tra Sở Y tế, Phòng quản lý hành nghề Dƣợc, Trung tâm Kiểm
nghiệm Dƣợc phẩm - Mỹ phẩm để trực tiếp giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền
của Phòng Y tế. Sau đó, Phòng Y tế lập tờ trình trình UBND huyện ban hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Lan.

Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì

13


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

BẢNG KẾ HOẠCH, TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
STT

1

Tên công việc

Nội dung công việc

Thành phần tham gia/
Tổ chức thực hiện

Họp triển khai công tác - Báo cáo tình hình quản lý công tác hành nghề y, - Trƣởng phòng Y tế huyện.
kiểm tra và xử lý Quầy dƣợc ngoài công lập trên địa bàn huyện.

Thời gian
15/9/2014

- Thanh tra Sở Y tế.

thuốc Lan Nhi (Đ/c: Thôn - Tình hình và lý do tiến hành kiểm tra QT Lan Nhi - Cán bộ phòng quản lý hành
X, xã Phú Phƣơng, Ba Vì, (Đ/c: Thôn X, xã Phú Phƣơng, Ba Vì, Hà Nội).

nghề Dƣợc.

Hà Nội).

- Giám đốc Trung tâm Kiểm

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành phần.

- Lên kế hoạch kiểm tra và có kết quả xử lý, xử nghiệm Dƣợc phẩm - Mỹ Phẩm. 15/9/2014 –
phạt QT Lan Nhi.


- Cán bộ Phòng Y tế.

15/10/2014

- Thành lập đoàn kiểm tra giải quyết vụ việc trên.
2

Đoàn kiểm tra tới QT - Kiểm tra thực tế tại cơ sở.

- Trƣởng phòng Y tế huyện - 18/9/2014

Lan Nhi kiểm tra thực tế.

- Lập Biển bản kiểm tra, Biên bản làm việc.

Trƣởng đoàn.

- Phân tích tình huống.

- Cán bộ phòng Nghiệp vụ

- Lấy mẫu gói thuốc trộn về Trung tâm kiểm
nghiệm Dƣợc phẩm - Mỹ phẩm để phân tích.

Dƣợc – Phó đoàn.
- Thanh tra Sở Y tế - Thành viên.

- Đoàn kiểm tra yêu cầu bà Lan đóng cửa, ngừng - Chuyên viên TTKN Dƣợc
Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì


14


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội

ngay hoạt động chuyên môn.

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

phẩm – Mỹ Phẩm - Thành viên.
- CB Phòng Y tế - Thành viên.

3

Kết quả phân tích gói Một gói thuốc trộn của bà Lan đem bán ra gồm 6 Chuyên

viên

TTKN Dƣợc 08/10/2014

thuốc của TTKN Dƣợc loại thuốc nhƣ sau: Viên bao phim Aspirin pH8 (2 phẩm – Mỹ phẩm.
phẩm – Mỹ phẩm

viên), Viên nang Vitamin E (3 viên), Viên nén
Dexamethason (20 viên), Kem bôi Trangalar (1 lọ),
Kem sâm (1 hộp), Viên nén Vitamin B2 (3 viên).
Tác dụng từng loại nhƣ sau:
- Viên bao phim Aspirin pH8: Trong ngành Dƣợc
sử dụng làm thuốc bạt sừng. Khi sử dụng thuốc

này bôi lên da sẽ làm mất đi nhanh chóng nhiều
lớp tế bào của da, làm lộ nhanh tế bào non, trắng
mịn. Lạm dụng chất này có hại cho da mặt. Khi
dùng lâu ngày da sẽ mỏng, căng mọng, da mất khả
năng đàn hồi.
- Viên nang Vitamin E: tác dụng dƣỡng ẩm, làm
mềm da. Ngăn ngừa thoái hóa sớm và lão hóa da.
- Viên nén Dexamethason: Trong dân gian hay gọi

Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì

15


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

là “Đề xa” - một loại thuốc thuộc nhóm corticoid.
Corticoid có tác dụng chống viêm, chống dị ứng
rất tốt. Khi bôi loại corticoid này trên da mặt sẽ
làm da căng mịn, mụn biến mất rất nhanh. Sử dụng
corticoid không đúng cách, kéo dài gây ra nhiều
tác dụng phụ có hại cho sức khoẻ da: da ngậm
nƣớc, căng bóng, mất những đƣờng vân da. Khi dùng
lâu da có thể bị phồng rộp, mụn mủ.
- Kem bôi Trangalar: Trong kem bôi có chứa thành
phần chính là Dexamethason. Tác dụng thuốc đã
phân tích nhƣ trên.
- Kem sâm: tác dụng giữ ẩm, tăng sự lƣu thông mao

mạch, tăng cƣờng dƣỡng chất làm da sáng mịn.
- Viên nén Vitamin B2: Cải thiện đáng kể chất
lƣợng của các tế bào da. Sự thiếu hụt vitamin này
gây ra các bệnh về da: nứt nẻ da, đỏ cánh mũi …
Hỗn hợp trên khi nghiền, trộn với nhau tạo hỗn
hợp, bôi lên da. Khi sử dụng lâu dài sẽ tạo điều
kiện cho một số loại ký sinh trùng gây hại nhƣ: vi
Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì

16


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

nấm, Demodex (một loại côn trùng ký sinh trên
da)… Demodex làm tắc nghẽn các nang và ống
dẫn của tuyến bã nhờn làm tăng sản biểu mô. Xác
và chất thải Demodex có thể gây ra phản ứng dị
ứng. Lúc này, da mặt bệnh nhân bị sẩn đỏ, ngứa,
mụn mủ; ngƣời bệnh có cảm giác nhƣ kiến bò trên
da mặt, đặc biệt vào buổi tối.
4

Kết quả, kết luận của - Tại thời điểm kiểm tra, bà Lan không xuất trình - Thành phần đoàn kiểm tra.
Đoàn kiểm tra

10/10/2014


đƣợc bằng cấp chuyên môn, chứng chỉ hành nghề.
- Bà Lan kinh doanh thuốc không còn nguyên vẹn
bao bì, nhãn mác. Gây ra những hậu quả nặng nề
cho ngƣời sử dụng.

5

Ra quyết định xử phạt Xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn - Trƣởng phòng Y tế huyện.
hành chính đối với bà Lan.

15/10/2014

Thị Lan - chủ Quầy thuốc Lan Nhi. Địa chỉ: Thôn - Cán bộ Phòng Y tế.
X - xã Phú Phƣơng - huyện Ba Vì - TP. Hà Nội.

- Chủ tịch UBND huyện.

Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền với tổng số tiền
là: 22.500.000 đ (Hai mươi hai triệu năm trăm nghìn
đồng chẵn). Lý do vi phạm hành chính:
- Kinh doanh thuốc không có không có chứng chỉ
Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì

17


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015


hành nghề dƣợc. Hành vi trên đã vi phạm Điểm a Khoản 2 - Điều 37 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP
ngày 14/11/2013. Đoàn kiểm tra thống nhất mức
phạt khung giữa là 7.500.000 đồng.
- Kinh doanh thuốc không còn nguyên vẹn bao bì
hoặc nhãn thuốc. Hành vi trên vi phạm Điểm b Khoản 1- Điều 44 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP
ngày 14/11/2013. Đoàn kiểm tra thống nhất mức
phạt khung giữa là 15.000.000 đồng..
6

Giám sát tình hình thực Giám sát việc thực hiện hoạt động hành nghề của Phòng Y tế.

Sau

hiện và khắc phục sau khi bà Lan và hƣớng dẫn bà Lan hoàn thành các thủ

15/10/2014.

xử phạt.

tục giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ cần thiết và các
điều kiện cơ sở vật chất để bà Lan có thể hành
nghề đúng theo quy định pháp luật.

Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì

18


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Xã hội càng phát triển, thu nhập và đời sống của ngƣời dân càng cao, nhu
cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ngày càng nhiều. Các trung tâm y tế,
các cơ sở hành nghề y, dƣợc ngoài công lập “mọc lên nhƣ nấm sau cơn mƣa”.
Đây là một điều đáng mừng đối với xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà các cơ sở hành nghề y, dƣợc
ngoài công lập này cống hiến cho xã hội nhƣ: việc cung cấp các dịch vụ khám,
chữa bệnh nhanh chóng, thuận tiện; cung cấp đủ và đảm bảo chất lƣợng thuốc
phục vụ nhu cầu ngƣời dân; tạo thêm việc làm, thu nhập cho ngƣời hành nghề…
thì các cơ sở y tế này vẫn có nhiều điều cần bàn. Do đó, ở một số ngƣời, một số
bộ phận, một số trƣờng hợp đã có những biểu hiện tiêu cực làm tổn hại đến đạo
đức, uy tín của ngành y và ngƣời thầy thuốc, các dƣợc sĩ. Thậm chí có nhiều
trƣờng hợp gây bất bình trong nhân dân.
Trở lại tình huống của bà Lan ta có một số kết luận:
- Thực tế tại các thôn, xã trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại một số cơ sở
hành nghề y, dƣợc ngoài công lập hành nghề không phép.
- Việc lựa chọn phƣơng án tối ƣu (phƣơng án 2) để giải quyết tình huống
của bà Lan dựa trên cơ sở hài hòa giữa tính pháp lý, lợi ích xã hội và đảm bảo
quyền lợi chính đáng của ngƣời dân.
Với mức xử phạt hành chính với tổng số tiền nộp phạt là 22.500.000 đồng
(Hai mươi hai triệu năm trăm nghìn đồng chẵn). theo phƣơng án xử lý nêu trên
là sự răn đe của pháp luật đối với bà Lan nói riêng và các đối tƣợng hành nghề
y, dƣợc nói chung khi hành nghề trái pháp luật, thái độ coi thƣờng sức khoẻ
ngƣời bệnh. Cách xử lý tình huống nêu trên nhằm tăng cƣờng pháp chế xã hội
chủ nghĩa và củng cố niềm tin cho nhân dân.
Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì

19



Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội

- Quản lý nhà nƣớc nói chung, quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực y tế nói
riêng, ở đây là quản lý công tác hành nghề y, dƣợc ngoài công lập tƣơng đối
phức tạp. Việc giải quyết các vụ việc, tình huống xảy ra không đơn thuần chỉ là
sử dụng sức mạnh các văn bản quy phạm pháp luật mà còn phải củng cố đƣợc
lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền.
- Để đạt đƣợc hiệu quả trong quản lý nhà nƣớc về y tế, bên cạnh vai trò
quản lý của các cơ quan quản lý có thẩm quyền, không thể không kể đến vai trò
của ngƣời dân trong việc sử dụng thuốc chữa bệnh và ý thức tuân theo pháp luật
của các cơ sở hành nghề y, dƣợc.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Bộ Y tế
- Cần nghiên cứu, sửa đổi hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật trong lĩnh vực y tế cho phù hợp tình hình hiện nay. Quy định thêm thẩm
quyền cho thanh tra chuyên ngành y tế, thêm thẩm quyền xử phạt cho Phòng Y
tế huyện …).
- Thanh tra Bộ Y tế thƣờng xuyên có kế hoạch, văn bản kiểm tra, chỉ đạo
công tác thanh, kiểm tra các cơ sở hành nghề y, dƣợc ngoài công lập.
- Mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội
ngũ thanh tra viên cấp dƣới.
2.2. Đối với Sở Y tế
- Tăng cƣờng các biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe, giáo dục các
văn bản quy phạm pháp luật về hành nghề y dƣợc đến ngƣời dân, đến các cơ sở
hành nghề y, dƣợc ngoài công lập để ngƣời dân nhận thức và tuân thủ theo đúng
quy định pháp luật.

Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì


20


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội

- Có kế hoạch bồi dƣỡng, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ cho cán bộ, chuyên viên làm nhiệm vụ thanh, kiểm tra công tác hành nghề y,
dƣợc ngoài công lập.
- Xây dựng và kiện toàn mạng lƣới thanh tra y tế, đặc biệt thanh tra y tế
tại các xã, phƣờng, thị trấn.
- Kiện toàn mạng lƣới y tế cơ sở để đảm bảo cho công tác chăm sóc sức
khỏe nhân dân tại cộng đồng ngày càng đƣợc tốt hơn.
- Có kế hoạch tập huấn, đào tạo, cấp chứng chỉ cho các cơ sở hành nghề y,
dƣợc ngoài công lập.
2.3. Đối với UBND huyện:
- Kiến nghị UBND huyện xử lý kịp thời và nghiêm minh đối với các cơ sở
hành nghề vi phạm pháp luật về hành nghề y, dƣợc ngoài công lập. Đặc biệt là
các cơ sở hành nghề không phép.
- Chỉ đạo các phòng, ban, ngành liên quan có sự phối kết hợp tốt trong
công tác quản lý các cơ sở hành nghề y, dƣợc ngoài công lập trên địa bàn.
- Tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí cho công tác quản lý các cơ sở hành nghề
y, dƣợc ngoài công lập trên địa bàn huyện.
- Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc, định kỳ kiểm tra và đánh giá kết quả thực
hiện công tác quản lý các cơ sở hành nghề y, dƣợc ngoài công lập.

Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì

21



Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dƣỡng về quản lý hành chính Nhà nƣớc (Chƣơng trình chuyên viên).
2. Luật Dƣợc số 34/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc hội.
3. Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Dƣợc.
4. Thông tƣ 02/2007/TT-BYT ngày 24/01/2007 của Bộ y tế hƣớng dẫn chi
tiết thi hành một số điều về điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của
Luật Dƣợc và Nghị định 79/2006/NĐ-CP.
5. Nghị định 89/2012/NĐ-CP ngày 24/10/2012 của Chính phủ về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 79/2006/NĐ-CP.
6. Thông tƣ số 10/2013/TT-BYT ngày 29/03/2013 của Bộ y tế về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 02/2007/TT-BYT.
7. Thông tƣ 23/2014/TT-BYT ngày 30/06/2014 của Bộ Y tế ban hành Danh
mục thuốc không kê đơn.
8. Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
9. Luật xử lý vi phạm hành chính số 15 ngày 20/06/2012 của Quốc hội nƣớc
CHXHCNVN.
10. Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.

Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì

22




×