Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

XỬ LÝ TÌNH HUỐNG THẤT LẠC NGUỒN PHÓNG XẠ TẠI CÁC CƠ SỞ CÓ SỬ DỤNG NGUỒN PHÓNG XẠ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.75 KB, 20 trang )

TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A - 2015
--------  --------

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG THẤT LẠC NGUỒN PHÓNG XẠ
TẠI CÁC CƠ SỞ CÓ SỬ DỤNG NGUỒN PHÓNG XẠ
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Họ và tên: Đỗ Hoàng Tú
Đơn vị

: Văn phòng Sở Khoa học và Công nghệ

Hà Nội, tháng 11 năm 2015


TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A - 2015
--------  --------

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG THẤT LẠC NGUỒN PHÓNG XẠ
TẠI CÁC CƠ SỞ CÓ SỬ DỤNG NGUỒN PHÓNG XẠ
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI



Họ và tên: Đỗ Hoàng Tú
Đơn vị

: Văn phòng Sở Khoa học và Công nghệ

Hà Nội, tháng 11 năm 2015

2


LỜI CẢM ƠN
Sau gần 3 tháng tham gia khóa học bồi dưỡng chuyên viên, em đã được
trang bị những kiến thức hết sức lý thú và bổ ích cho công việc của mình.
Nhân dịp này, em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo đã tận tình
giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho toàn thể học viên lớp K4A - 2015.
Em chân thành cảm ơn các anh, chị và các bạn cùng lớp đã góp công sức
để có một tập thể lớp gắn bó, không chỉ để lĩnh hội kiến thức cần thiết, mà còn
để chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu trong công tác và cuộc sống.
Em xin được cảm ơn lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Sở
và Phòng An toàn bức xạ và hạt nhân đã cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan,
làm cơ sở cho việc hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp này.

Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2015
Học viên

Đỗ Hoàng Tú

3



MỤC LỤC
Lời cảm ơn ……………………………………………………….3
Mục lục …………………………….…………………………….4
Mở đầu …………………………….…………………………….5
I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG…………….…………………….. 7
1.1. Hoàn cảnh ra đời …………………………….……………7
1.2. Miêu tả tình huống …………………………..…………...8
1.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống…………..………….. 9
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG ……………….……………….10
2.1. Cơ sở lý luận …………………………….………………10
2.2. Phân tích diễn biến tình huống ……………….………… 14
2.3. Nguyên nhân xảy ra tình huống ……………….………. 14
2.4. Hậu quả của tình huống ……………….………………...15
III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG ……………….……………………15
3.1. Giải pháp xử lý tình huống ……………….……………. 15
3.2. Lựa chọn giải pháp ……………….…………………….. 17
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.……………………………...17
4.1. Với Đảng, Nhà nước ……………….……………………18
4.2. Với các cơ quan chức năng ……………….……………. 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………… …….…………………….20

4


MỞ ĐẦU
Ứng dụng bức xạ là lĩnh vực khoa học công nghệ cao, được áp dụng
trong đời sống kinh tế xã hội và mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả kinh tế vô cùng
lớn lao. Bức xạ có nhiều ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế, bảo vệ
môi trường và nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác, nhưng cũng tiểm ẩn nhiều

nguy cơ làm tổn hại sức khỏe cho con người và ảnh hưởng đến môi trường.
Thống kê đến hết tháng 12 năm 2012, Hà Nội hiện có 320 cơ sở y tế sử
dụng thiết bị X-quang chẩn đoán với khoảng 680 thiết bị các loại và 160 cơ sở
sử dụng nguồn phóng xạ dùng trong sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, y tế…
với khoảng gần 1000 nguồn phóng xạ.
Do đó, cùng với việc ban hành chính sách mở cửa, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp phát triển đầu tư, cũng phải nhanh chóng hoàn chỉnh hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, tăng cường quản
lý, bảo đảm an toàn cho con người và môi trường. Nguyên tắc là như vậy,
nhưng trong thực tế, việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật cũng cần phải có thời
gian và lộ trình cụ thể, nên việc sử dụng các văn bản hành chính mang tính
mệnh lệnh vẫn là rất cần thiết.
Hiện tại em đang công tác tại Văn phòng Sở Khoa học và Công nghệ tuy
nhiên tại thời điểm trúng tuyển công chức, em vẫn đang làm việc tại Phòng An
toàn bức xạ và hạt nhân – Sở Khoa học và Công nghệ. Vì vậy, em xin phép lựa
chọn tình huống thuộc lĩnh vực của Phòng An toàn bức xạ và hạt nhân, bởi đây
là nơi em đã có dịp công tác hơn 3 năm trước khi chuyển sang công tác tại Văn
phòng Sở.
Tình huống được mô tả ở tiểu luận này xảy ra vào năm 2013 tại một cơ
sở bức xạ có sử dụng các nguồn phóng xạ trong hoạt động nghiên cứu và ứng
dụng bức xạ (thuộc lĩnh vực năng lượng nguyên tử). Tình huống xảy ra đòi hỏi
phải có giải pháp xử lý kịp thời, chính xác và hiệu quả của các cơ quan quản lý
5


nhà nước và các cơ quan chức năng, nhằm ngăn chặn hậu quả xấu có thể xảy ra,
đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát để không xẩy ra tình trạng tương tự.
Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá tính đúng
đắn trong công tác chỉ đạo của UBND Thành phố, Bộ Khoa học và Công nghệ,
Sở Khoa học và Công nghệ thông qua các văn bản hành chính, phối hợp hành

động kịp thời của các đơn vị nhằm ổn định tâm lý của công chúng và những
người có liên quan, góp phần tăng cường bảo đảm an toàn cho hoạt động ứng
dụng bức xạ ở Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng, gián tiếp góp phần phát
triển lĩnh vực ứng dụng quan trọng này.
Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài kết hợp các phương pháp nghiên cứu
khác nhau, bao gồm: phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích, phương
pháp so sánh …
Phạm vi nghiên cứu: Đây là tình huống cụ thể xảy ra tại thành phố Hà
Nội, tuy nhiên có sự tác động lớn đến công tác bảo đảm an toàn bức xạ và hạt
nhân trên toàn quốc.
Bài tiểu luận được thực hiện trong thời gian ngắn nên chắc chắn vẫn còn
nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy, cô để
bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

6


I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1.1. Hoàn cảnh ra đời
Từ năm 2003 đến nay, Việt Nam đã xảy ra 7 vụ mất nguồn phóng xạ
nghiêm trọng (được thông cáo rộng rãi). Một số vụ có thể kể đến như sau:
- Ngày 23/12/2003, Công ty Cổ phần xi măng Việt Trung (thôn Cổ Động,
xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) phát hiện bị mất nguồn phóng
xạ Cs-137 dùng để phục vụ việc xả tự động Clinke.
- Ngày 29/5/2006, Viện Công nghệ xạ hiếm (thuộc Viện Năng lượng
nguyên tử Việt Nam) phát hiện mất nguồn phóng xạ Eu-152 dùng để nghiên
cứu đồng vị đánh dấu đất hiếm.
- Ngày 16/8/2006, Công ty Xi măng Sông Đà – Hòa Bình phát hiện mất
nguồn phóng xạ dùng trong việc điều khiển hệ thống sản xuất xi măng.
- Mới đây nhất là vụ việc thất lạc nguồn phóng xạ của Nhà máy luyện

phôi thép (Pomina 3) - Chi nhánh công ty Cổ phần thép Pomina, tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu vào tháng 4/2015.
Ngoài ra, còn có một số vụ rơi nguồn phóng xạ ra khỏi thiết bị bảo vệ, khi
nguồn được sử dụng để kiểm tra chất lượng mối hàn vỏ tàu biển, giàn khoan ở
công trình dầu khí…; có đơn vị đã tự ý chôn nguồn phóng xạ đã qua sử dụng,
chôn chất thải phóng xạ mà không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sự
việc được phát hiện tại Công ty Mía – Đường Huyện Mai Sơn, Tỉnh Sơn La,
tháng 8/2006.
Mặc dù không có dấu hiệu tổn hại sức khỏe cho con người, không có dấu
hiệu ảnh hưởng lâu dài đối với môi trường, nhưng các vụ việc nêu trên đã có
ảnh hưởng tâm lý, tác động xấu đối với dư luận xã hội, đặc biệt là có tổn hại
không nhỏ về kinh tế để giải quyết hậu quả.

7


1.2. Miêu tả tình huống
Ngày 13 tháng 11 năm 2013, tại Viện Chiếu xạ (địa chỉ số 999 Láng Hạ,
Đống Đa, Hà Nội), trong quá trình sửa chữa trụ sở, một thợ xây làm thuê đã lấy
cắp một hộp kim loại, trong đó có lớp chì dày bảo vệ và một nguồn đồng vị
phóng xạ Eu-152 ở dạng bột với mục đích đem bán sắt vụn (chủ yếu để bán
chì). Người thợ xây đã bán cho một cửa hàng thu mua đồng nát và người này
chuyển về cửa hàng phế liệu trên đường Bạch Đằng, Hà Nội. Chiếc hộp sắt
chứa đồng vị phóng xạ Europium (Eu-152). Một lượng đồng vị phóng xạ Eu152 ở dạng bột trắng chứa trong hộp sắt, có hoạt độ phóng xạ 14 mCurie, khối
lượng 54,8 mg và được sản xuất tại Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt vào tháng 10
năm 1995.

Hình 1: Một nguồn phóng xạ tương tự nguồn phóng xạ bị mất tại Viện
Chiếu xạ.
Chiếc hộp chứa phóng xạ Eu-152 trên đã bị đập vỡ ra để lấy chì phế liệu.

Sau đó, một cơn mưa lớn xảy ra ở khu vực này đã kéo theo và làm tiêu tán
lượng phóng xạ Eu-152 vào trong môi trường đất, nước.

8


Ngay sau khi phát hiện nguồn phóng xạ bị thất lạc, Viện Chiếu xạ đã
thông báo sự việc cho Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Khi nhận được báo
cáo, Sở KH&CN Hà Nội đã cử cán bộ đến hiện trường tại Viện Chiếu xạ và
thông báo ngay cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cùng các đơn vị liên quan
để kích hoạt chế độ ứng phó sự cố tương ứng, đồng thời phối hợp với Cục Bảo
vệ An ninh Kinh tế (Bộ Công an) để xác định đối tượng đã lấy cắp chiếc hộp sắt
chứa nguồn phóng xạ. Ngay tại hiện trường, các đơn vị kỹ thuật đã tiến hành
khoanh vùng, đo đạc và đánh giá độ nhiễm bẩn môi trường tại địa điểm rò rỉ
nguồn phóng xạ là không đáng kể…
Từ đó đến nay vẫn không có dấu vết gì thêm về nguồn phóng xạ bị mất
cắp và “không thu hồi lại được” này.
1.3. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
a) Mục tiêu cụ thể: Đối với tình huống cụ thể là giải quyết hậu quả của
việc nguồn phóng xạ bị phát tán tại địa điểm thu mua phế liệu ở Phường Bạch
Đằng năm 2013, trên thực tế, khi các đơn vị chức năng đến hiện trường (số nhà
666 đường Hồng Hà, Bạch Đằng), thì hộp kim loại chứa nguồn phóng xạ đã bị
chủ nhà đập ra, tháo lấy chì. Vì vậy, mục tiêu xử lý tình huống tại thời điểm đó
là phải tiến hành tẩy xạ ngay tại địa bàn, kiểm tra sức khỏe người dân để có biện
pháp cứu chữa kịp thời (nếu cần), ổn định tâm lý cho người dân địa phương,
thông báo rõ ràng và đầy đủ với các cơ quan thông tấn, báo chí để phối hợp giải
thích đúng đắn về sự việc đã xảy ra.
b) Mục tiêu tổng quát: Đối với hàng loạt các tình huống xảy ra sự cố mất
nguồn phóng xạ do thiếu tinh thần trách nhiệm, rơi nguồn phóng xạ do không
tuân thủ quy trình làm việc tại hiện trường, mục tiêu xử lý là phải đánh giá đầy

đủ, sát thực tình hình ứng dụng bức xạ trong cả nước, nhanh chóng có các biện
pháp hành chính ngăn chặn không để xảy ra nhưng sự việc tương tự.

9


II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1. Cơ sở lý luận
Để có cơ sở phân tích tình huống, xác định tính đúng đắn của giải pháp
xử lý tình huống, chúng ta tìm hiểu một số vấn đề có tính chất lý luận về văn
bản quy phạm pháp luật và về quản lý hành chính.
1. Về văn bản quy phạm pháp luật
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là hệ thống được hình thành bởi sự
liên kết các văn bản quy phạm pháp luật thành một chỉnh thể thống nhất, toàn
diện và ổn định, trên cơ sở sự phân chia và phân cấp hợp lý về thẩm quyền của
cơ quan nhà nước trong việc ban hành văn bản và hệ thống hóa pháp luật. Hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với hệ thống cấu trúc của pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật được hình thành trên cơ sở các quan hệ pháp luật,
cho nên chúng hoặc là từng bộ phận, hoặc là toàn bộ đều hợp thành các chế định,
các ngành luật. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mang tính thứ bậc. Tính
chất đó được quy định bởi hiệu lực pháp luật của từng loại văn bản. Tính thứ
bậc của các văn bản quy phạm pháp luật là điều kiện quan trọng để biểu đạt hệ
thống cơ cấu của pháp luật, thỏa mãn những tiêu chuẩn về tính toàn diện, đồng
bộ, chính xác… của pháp luật.
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật. Nên việc cần thiết là hiểu và vận dụng đúng tiêu chuẩn đánh
giá sự hoàn thiện của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Các tiêu chuẩn này
là căn cứ để định hướng cho việc sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các văn bản
quy phạm pháp luật. Có nhiều tiêu chuẩn để đánh giá sự hoàn thiện của hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có những tiêu chuẩn sau đây:

- Tính phù hợp
Văn bản quy phạm pháp luật xét về mặt nội dung là sự phản ánh những
điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Khi những điều kiện đó thay đổi,
10


phát triển thì phải thay đổi nội dung của văn bản văn bản quy phạm pháp luật.
Điều đó có nghĩa là thực tiễn khách quan quyết định sự tồn tại cũng như đặc
điểm, nội dung của văn bản văn bản quy phạm pháp luật. Quy định của văn bản
văn bản quy phạm pháp luật phải phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế xã hội. Quy định quá cao sẽ khó có thể được thực hiện trên thực tế. Quy định
không theo kịp sự phát triển của xã hội thì không có khả năng điều chỉnh một
cách toàn diện đối với các quan hệ xã hội, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ tới
lợi ích của các chủ thể trong xã hội. Trong điều kiện của sự hội nhập quốc tế
hiện nay, hệ thống văn bản văn bản quy phạm pháp luật vừa phải bảo đảm sự
phù hợp với những điều kiện đặc trưng của mỗi quốc gia, đồng thời phải phù
hợp với nguyên tắc và thông lệ quốc tế. Trên thực tế, không có tình trạng cả hệ
thống văn bản không phù hợp, nhưng có thể có một bộ phận của hệ thống văn
bản không phù hợp. Sự không phù hợp đó một mặt do sự phát triển của các
quan hệ xã hội, mặt khác do sai lầm chủ quan khi xây dựng văn bản văn bản
quy phạm pháp luật.
- Tính thống nhất nội tại
Sự thống nhất của hệ thống văn bản văn bản quy phạm pháp luật được
biểu hiện ở sự gắn bó hữu cơ, khăng khít với nhau giữa các văn bản quy phạm
pháp luật, sự liên kết, tác động qua lại giữa các chế định, ảnh hưởng lẫn nhau
giữa các quy phạm của các ngành luật. Sự thống nhất ấy còn được thể hiện ở xu
hướng loại trừ dần những mâu thuẫn có tính hình thức giữa các bộ phận của hệ
thống văn bản văn bản quy phạm pháp luật. Một hệ thống được coi là bảo đảm
tính thống nhất khi không có sự trùng lặp hay mâu thuẫn, chồng chéo giữa các
bộ phận. Tính thống nhất của hệ thống văn bản văn bản quy phạm pháp luật
được quy định bởi tính thống nhất của các quan hệ xã hội và ý chí của người

xây dựng pháp luật.

11


- Tính toàn diện
Tính toàn diện của hệ thống văn bản văn bản quy phạm pháp luật trong
lĩnh vực năng lượng nguyên tử phản ánh khả năng bao quát toàn bộ các hoạt
động có liên quan, không có hoạt động nào đứng ngoài sự điều chỉnh của pháp
luật. Tính toàn diện được biểu hiện ở hai cấp độ: cấp độ chung và cấp độ cụ thể.
Cấp độ chung của tính toàn diện thể hiện ở sự tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc cơ
bản và ở sự phát triển đồng bộ các văn bản văn bản quy phạm pháp luật cần
thiết. Cấp độ cụ thể của tính toàn diện thể hiện ở sự đầy đủ các chế định pháp
luật và các quy phạm pháp luật.
- Kỹ thuật pháp lý
Chất lượng và sự hoàn thiện của hệ thống văn bản văn bản quy phạm
pháp luật tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến vai trò to lớn của kỹ
thuật pháp lý. Kỹ thuật pháp lý là tổng thể những phương pháp, phương tiện
được sử dụng trong quá trình soạn thảo và hệ thống hóa pháp luật, chứa đựng
nguyên tắc và quy tắc khoa học nhằm bảo đảm cho pháp luật có được đầy đủ
khả năng để điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội.
Kể từ khi Luật Ban hành Văn bản Quy phạm pháp luật được ban hành
năm 1997, được sửa đổi bổ sung năm 2002, đặc biệt là từ khi Luật Ban hành
Văn bản Quy phạm pháp luật năm 2008 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày
1/1/2009, hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta dần đi vào nề nếp.
2. Về quản lý hành chính
Theo các tài liệu về hành chính học, quản lý hành chính là tất yếu khách
quan trong xã hội loài người.
Về nhận thức, mối liên hệ biện chứng trong xã hội, trong tự nhiên cũng
như trong tư duy là khách quan, người quản lý từ chủ quan của mình để nắm bắt

được những mối liên hệ khách quan, đó là người quản lý giỏi.

12


Về nội dung, trước hết, chúng ta phân tích mối quan hệ giữa hành chính
và pháp luật. Để đạt được mục đích, người quản lý cần phải có mệnh lệnh, có
nghệ thuật, có phương pháp, cách thức… đối với con người. Nền hành chính
của một nhà nước pháp quyền được quy định bằng một hệ thống pháp luật. Do
đó, đòi hỏi một hệ thống pháp luật tốt về nội dung và hình thức là một vấn đề
rất khó. Bất cứ một nhà nước nào cũng muốn điều ấy, song không dễ gì làm
được. Pháp luật là phương thức cơ bản dùng để quản lý xã hội. Tuy nhiên, hành
chính không chỉ dùng pháp luật, mà còn dùng những phạm trù khác như giáo
dục, thuyết phục, động viên tổ chức để thực thi pháp luật. Như vậy, một nền
hành chính dùng pháp luật là phương tiện để quản lý là một xã hội văn minh,
song nếu ít dùng pháp luật mà vẫn quản lý được xã hội, chứng tỏ ở xã hội đó
trình độ dân trí rất cao. Hành chính còn có quan hệ chặt chẽ với các phạm trù
khác, như chính trị, kinh tế; đặc biệt nội dung của hành chính không thể tách rời
yếu tố con người. Tuy nhiên, trong khuôn khổ tình huống được nêu ra ở đây,
chúng ta phân tích chủ yếu vai trò của hành chính trong trường hợp hệ thống
pháp luật còn chưa hoàn thiện. Tính chưa hoàn thiện ở hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử ở nước ta thể hiện ở việc
chậm xây dựng và ban hành các văn bản có liên quan. Đơn cử như Pháp lệnh
An toàn và kiểm soát bức xạ chỉ được ban hành vào năm 1996 sau vài chục năm
có hoạt động ứng dụng bức xạ ở nước ta; rồi Nghị định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ phải 10 năm sau (năm 2006)
mới được ban hành. Trong khi lẽ ra Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính
như công cụ hữu hiệu nhằm cưỡng chế và buộc thi hành các quy định của Pháp
lệnh thì đương nhiên phải được ban hành ngay sau khi Pháp lệnh có hiệu lực.
Vì những lý do trên, quản lý hành chính, trong đó có việc ban hành các

văn bản hành chính và triển khai thực hiện các mệnh lệnh hành chính là một tất
yếu, có cơ sở lý luận để tồn tại không chỉ ở nước ta mà ở tất cả các nước trên
thế giới.

13


2.2. Phân tích diễn biến tình huống
Trở lại diễn biến tình huống cụ thể đã xảy ra vào năm 2013 ở Viện Chiếu
xạ. Trong quá trình sửa chữa nhà 999 Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội, trụ sở
Viện Chiếu xạ, một thợ xây làm thuê đã lấy cắp một hộp kim loại, trong đó có
lớp chì dày bảo vệ và một nguồn đồng vị phóng xạ Eu-152 ở dạng bột với mục
đích đem bán sắt vụn (chủ yếu đề bán chì). Như vậy, nguồn phóng xạ bị mất
trong tình trạng không được bảo vệ nghiêm ngặt đúng với quy định. Vì mặc dù
nguồn đồng vị phóng xạ này thuộc nhóm có mức độ nguy hiểm thấp nhất theo
tiêu chí phân loại của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), nhưng
đây là một nguồn phóng xạ ở dạng bột, có khả năng phát tán, gây ô nhiễm môi
trường ở diện rộng.
Ngay sau khi phát hiện mất nguồn phóng xạ, Viện Chiếu xạ đã khẩn
trương tiến hành các biện pháp tìm kiếm khu vực lân cận và yêu cầu các cán bộ
quản lý, công nhân xây dựng và nhân viên bảo vệ báo cáo, đồng thời, thực hiện
tìm kiếm sơ bộ tại các cơ sở thu mua phế liệu ở xã Văn Môn (Bắc Ninh), Triều
Khúc (Hà Tây) và một số cơ sở thu gom phế liệu tại Hưng Yên. Cuối ngày
14/11/2013, Viện Chiếu xạ báo cáo việc này với Sở Khoa học và Công nghệ Hà
Nội (qua Phòng An toàn bức xạ và hạt nhân) và Viện Năng lượng nguyên tử
Việt Nam và Cục Bảo vệ an ninh kinh tế (A17, Bộ Công an).
Ngay lập tức, sau khi nhận được tin cáo, Sở Khoa học và Công nghệ Hà
Nội đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Khoa học và Công nghệ, A17 (Bộ Công An)
khẩn trương tìm kiếm để thu hồi nguồn phóng xạ bị mất cắp. Ngay trong ngày
đó, đã xác định được đối tượng lấy cắp và địa điểm bán hộp kim loại chứa

nguồn tại số nhà 666 đường Hồng Hà, Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
2.3. Nguyên nhân xảy ra tình huống
Với tư cách là một cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng
nguyên tử và an toàn bức xạ, Sở Khoa học và Công nghệ nhận thức rõ trách
14


nhiệm của mình trong việc để xảy ra sự việc mất cắp nguồn phóng xạ đã nêu,
chỉ rõ nguyên nhân là do công tác thanh, kiểm tra và giám sát hoạt động của các
cơ sở bức xạ còn chưa sát sao, công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức của
các cấp, các ngành và toàn xã hội về an toàn và an ninh các nguồn phóng xạ
chưa được thực hiện thường xuyên và rộng rãi.
Nguyên nhân trực tiếp để xảy ra sự cố là do cán bộ quản lý ở cơ sở chưa
nhận thức rõ trách nhiệm về xây dựng và duy trì nghiêm minh việc thực hiện
nội quy, quy chế nội bộ, chưa hiểu thấu đáo quy định của pháp luật.
2.4. Hậu quả của tình huống
Tình huống xảy ra tại Viện Chiếu xạ, cửa hàng thu mua phế liệu 666
Hồng Hà, Bạch Đằng nói riêng và các tình huống khác xảy ra tuy chưa gây ra
tác hại ngay đối với con người và môi trường, nhưng cũng làm tổn thất không ít
kinh phí để giải quyết những vấn đề nhằm ổn định tâm lý cho người lao động và
người dân như tổ chức tẩy xạ, kiểm tra khả năng bị nhiễm xạ cho một số đông
những người có liên quan.
Ngoài ra, sự cố này còn gây mất uy tín của Viện Chiếu xạ, giảm sút lòng
tin của người dân đối với cơ quan nhà nước, gây bất bình dư luận và ảnh hướng
xấu đến xã hội.
III. CÁC PHƢƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
3.1. Giải pháp xử lý tình huống
Khi nhận được tin báo từ Viện Chiếu xạ, Sở Khoa học và Công nghệ đã
thực hiện ngay các chế độ ứng phó sự cố theo đúng như Kế hoạch ứng phó sự
cố đã được UBND thành phố phê duyệt. Để đạt được mục tiêu cụ thể, các cán

bộ kỹ thuật đã nhanh chóng kiểm tra, đánh giá sự nhiễm bẩn phóng xạ với các
phương tiện đo đạc tốt nhất, đồng thời khẩn trương tiến hành các biện pháp
khắc phục hậu quả.
15


a) Đối với môi trường trên địa bàn:
- Tiến hành cách ly ngôi nhà số 666 Hồng Hà, Bạch Đằng (bao gồm diện
tích bên trong và hè cửa) không ai được phép ra vào, trừ cán bộ kỹ thuật làm
nhiệm vụ tẩy xạ; thu gom toàn bộ vật phẩm bị nhiễm xạ để chuyển về kho lưu
giữ tạm thời của Viện Chiếu xạ (tại Phùng) để xử lý tiếp;
- Đã kiểm tra mức độ nhiễm xạ tại hai nhà liền kề (số nhà 664 và 668);
kết quả cho thấy không có dấu hiệu nhiễm xạ tại cac địa điểm này;
- Đến 12 giờ ngày 14/11/2013, khu vực ngoài đường và vỉa hè đã được
trả lại trạng thái bình thường;
- Tới cuối ngày 18/11/2013, toàn bộ ngôi nhà 666 Hồng Hà, Bạch Đằng
đã được trả lại trạng thái bình thường và ngày 20/11/2013 được hoàn trả cho
người dân.
b) Đối với sức khỏe người dân: kết quả kiểm tra y tế của Viện Y học và
Ung bướu quân đội (ngày 16/11/2013) đối với người trực tiếp phá hộp kim loại
và cả 3 người khác sống trong ngôi nhà 666 Hồng Hà, Bạch Đằng không phát
hiện có biểu hiện lâm sàng do nhiễm phóng xạ, điện tim và siêu âm cho kết quả
bình thường, xét nghiệm sinh hóa và xạ hình toàn thân không phát hiện bất
thường.
c) Đối với cộng đồng dân cư: ngày 15/11/2013, Cục An toàn bức xạ và
hạt nhân và Sở Khoa học và Công nghệ đã gặp gỡ trực tiếp và báo cáo với lãnh
đạo địa phương về sự việc xảy ra; các đơn vị chức năng khác được giao trực
tiếp làm việc với lãnh đạo Phường Bạch Đằng, đại diện Tổ dân phố và Cụm dân
phố, giải thích và hướng dẫn dư luận.
d) Đối với các cơ quan thông tấn, báo chí: ngày 14/11/2013, Sở Khoa học

và Công nghệ đã có thông báo gửi các cơ quan thông tấn, báo chí về việc mất
nguồn phóng xạ và các biện pháp xử lý.

16


3.2. Lựa chọn giải pháp
Như trên đã nêu, mặc dù tại thời điểm tháng 11/2013, nước ta đã có Luật
Năng lượng nguyên tử được Quốc hội thông qua năm 2008 và Nghị định số
111/2009/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2009 về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ, nhưng việc ban hành các văn bản
hành chính một cách kịp thời, với các biện pháp quản lý cụ thể là hết sức cần
thiết. Chính nhờ có đợt tổng kiểm tra toàn diện và đầy đủ từ tháng 1/2011 đến
tháng 12/2012, cùng với 2 Hội thảo tổng kết được tổ chức đồng thời tại Hà Nội
và Thành phố Hồ Chí Minh mà nhận thức của các tổ chức, cá nhân đối với trách
nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ đã được nâng cao, chấm dứt tình trạng buông
lỏng quản lý, dẫn đến các vụ việc mất nguồn phóng xạ như đã xảy ra trước đó.
Bản thân em đã được tham gia nhiều lớp học về Ứng phó sự cố bức xạ và
hạt nhân do các chuyên gia của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cơ quan Năng
lượng nguyên tử Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc … nên đã được trang bị những kiến
thức tổng quát và chi tiết để xử lý tình huống. Do đó, khi sự cố xảy ra đã sẵn
sàng tổ chức ứng phó ngay.
Rõ ràng, giải pháp hành chính là giải pháp hợp lý và có hiệu quả đối với
nước ta. Cùng với việc tăng cường và hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật thì việc ban hành kịp thời các văn bản hành chính là rất cần thiết.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Bài tập tình huống đã nêu rõ được hoàn cảnh ra đời và mô tả rõ tình
huống đã xảy ra. Đó là khi các hoạt động kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ,
thì có thể phát sinh tình huống vượt ra ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan
quản lý nhà nước và các cơ quan chức năng. Vì vậy mà hệ thống văn bản quy

phạm pháp luật phải thường xuyên được rà soát, bổ sung và hoàn chỉnh. Trong
trường hợp cần thiết phải kịp thời ban hành các văn bản hành chính, kết hợp
giữa mệnh lệnh và nghệ thuật quản lý hành chính.
17


Việc ban hành và áp dụng kịp thời giải pháp mệnh lệnh hành chính là có
cơ sở lý luận và thực tiễn. Bằng cách phân tích diễn biến tình huống, đặt ra mục
tiêu rõ ràng, có giải pháp và lựa chọn giải pháp đúng, thì có thể chuyển các tình
huống phức tạp thành đơn giản, chuyển tình huống có thể gây hậu quả nghiêm
trọng thành tình huống được giải quyết triệt để, không gây hậu quả lớn.
Trên cơ sở phân tích tình huống đã xảy ra vào năm 2013 và trước đó, tôi
xin kiến nghị một số vấn đề đối với phát triển ứng dụng bức xạ ở Việt Nam như
sau:
4.1. Kiến nghị với Đảng, Nhà nƣớc, UBND Thành phố
1. Thống nhất quan điểm ở tất cả các cấp về việc xem hạ tầng an toàn là
nền tảng quan trọng nhất của hạ tầng quốc gia về phát triển ứng dụng năng
lượng nguyên tử nói chung và phát triển ứng dụng bức xạ nói riêng.
2. Chỉ đạo đồng bộ từ cấp cao việc thực hiện các giải pháp tăng cường
nhân lực, tăng cường hợp tác quốc tế, áp dụng quy trình xây dựng văn bản phù
hợp, bảo đảm cơ sở vật chất và kinh phí cho việc hoàn chỉnh khung pháp lý, làm
cơ sở cho phát triển hạ tầng an toàn.
3. Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành và ban
hành các văn bản mới theo định hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, cụ thể như
sau:
- Quy định rõ chức năng và điều kiện thực hiện chức năng đối với cơ
quan an toàn bức xạ và hạt nhân, thống nhất quản lý các hoạt động pháp quy
chủ yếu, bao gồm: xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cấp phép, thanh tra và
buộc thi hành;
- Quy định cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân là cơ quan chịu trách

nhiệm toàn bộ về cấp phép đối với các hoạt động ứng dụng năng lượng nguyên
tử ở Việt Nam; quy định cơ chế phối hợp rõ ràng và chặt chẽ giữa cơ quan an
toàn bức xạ và hạt nhân với các cơ quan có liên quan của các Bộ, ngành;
18


- Quy định rõ quy trình tham vấn ý kiến công chúng;
- Quy định chế tài đối với hoạt động kiểm tra, giám sát;
- Quy định cụ thể về cơ chế bảo vệ thực thể, tăng cường cơ chế bảo đảm
an toàn theo quy định của các công ước quốc tế;
- Quy định cụ thể về cơ chế tích hợp kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở,
cấp tỉnh và cấp quốc gia; quy định rõ ràng, chặt chẽ về chế độ báo cáo và chỉ
đạo khi sự cố xảy ra.
4. Sớm tham gia các điều ước quốc tế có liên quan trong lĩnh vực năng
lượng nguyên tử.
4.2. Kiến nghị với các cơ quan chức năng
1. Cần thường xuyên rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong
lĩnh vực năng lượng nguyên tử theo các tiêu chuẩn đánh giá sự hoàn thiện của
hệ thống, bao gồm: Tính phù hợp, Tính thống nhất nội tại, Tính toàn diện và Kỹ
thuật pháp lý; đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các
văn bản bổ sung, sửa đổi.
2. Cần bám sát thực tế quản lý, điều hành, khi cần thiết kịp thời có các
hướng dẫn, chỉ đạo cần thiết đối với cơ sở bằng các văn bản hành chính, hoặc đề
xuất cơ quan quản lý cấp trên ban hành các văn bản hành chính có liên quan.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008.

2. Nghị định số 111/2009/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2009 về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ.
3. Học viện Hành chính quốc gia, Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên,
Quyển 1: Kiến thức chung, NXB Bách khoa, 2014.
4. Học viện Hành chính quốc gia, Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên,
Quyển 2: Kỹ năng, NXB Bách khoa, 2014.

20



×