Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tiểu luận xử lý tình huống vi phạm quản lý nhà nước trong kinh doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đối với ông dương văn a

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.62 KB, 19 trang )

Tiểu luận tình huống

Lớp: Chuyên viên – K6A

MỤC LỤC
Lời mở đầu ....................................................................................................... 2
Nội dung ........................................................................................................... 5
1. Mô tả tình huống ...................................................................................... 5
2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống ........................................................... 6
3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả ............................................................ 8
3.1. Nguyên nhân .................................................................................... 8
3.2. Hậu quả ............................................................................................ 9
4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống ............ 10
4.1. Đề xuất phương án xử lý .................................................................. 11
4.2. Phân tích, đánh giá các phương án .................................................... 11
4.3. Lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết tình huống ........................ 13
5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn ............................ 14
Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 16
1. Kết luận .................................................................................................... 16
2. Một số kiến nghị, đề xuất ......................................................................... 16

Lê Thị Hồng Đào

Trang 1


Tiểu luận tình huống

Lớp: Chuyên viên – K6A

LỜI MỞ ĐẦU


- Lý do chọn đề tài: Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, đa dạng và rất phong
phú, sinh thời Hồ Chí Minh đã khẳng định và cho rằng trong công cuộc kiến thiết
nước nhà, có bốn vấn đề cần phải chú ý đến, được coi trọng như nhau đó là: chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc là nhiệm vụ quan trọng, lĩnh vực cụ thể của văn hóa được đề
cập trong mối quan hệ với kinh tế, chính trị, xã hội và cùng với các lĩnh vực này
tạo nên sự phát triển toàn diện của xã hội mà mục tiêu chúng ta xây dựng “dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Hơn bất cứ lĩnh vực
nào, văn hóa là lĩnh vực yêu cầu cần có sự lãnh đạo quản lý thống nhất của Nhà
nước.
Trong thời đại hiện nay với xu thế hội nhập và mở cửa, nền kinh tế thị
trường có tác động rất lớn đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự xâm nhập của
văn hóa độc hại, không phù hợp với truyền thống văn hóa, trái với thuần phong,
mỹ tục của dân tộc, du nhập lối sống hưởng thụ, cá nhân đặc biệt là đối với tầng
lớp thanh niên. Trước những vấn đề này, Nhà nước cần phải có cơ chế, chính sách
thích hợp kịp thời bổ sung, điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh cho phù hợp để
phát triển đất nước.
Hiện nay, việc giải quyết các tình huống xấu còn tồn tại phát sinh trong các
lĩnh vực đời sống xã hội nói chung, ở mỗi địa phương nói riêng là một trong
những nhiệm vụ cấp bách. Giải quyết tất cả các tình huống thực tiễn đặt ra chính
là thực hiện quản lý nhà nước có hiệu quả, tăng cường niềm tin trong nhân dân,
đảm bảo giữ vững uy tín của Đảng, Nhà nước ta.
Quản lý văn hóa là một lĩnh vực có đặc thù riêng không chỉ thực hiện mệnh
lệnh hành chính mà còn phải mang tính định hướng, giáo dục, vận động và thuyết
phục trên cơ sở các chủ trương của Đảng, các cơ chế chính sách của Nhà nước.
Các dịch vụ văn hóa mở ra, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa lành mạnh trong
nhân dân. Quản lý tốt hoạt động văn hóa còn tạo ra sự cân bằng giữa cung và cầu
Lê Thị Hồng Đào

Trang 2



Tiểu luận tình huống

Lớp: Chuyên viên – K6A

trong đời sống tinh thần, góp phần nâng cao nhận thức và tư duy, hướng con
người đến chân thiện mỹ, từ đó ứng xử quan hệ có văn hóa.
Qua thực tế cho thấy, tuy đã được triển khai, tập huấn và tuyên truyền rộng
rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng vì lợi ích riêng mà các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa vẫn còn thiếu ý thức
trong việc chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành. Vì thế việc vi phạm
vẫn còn rất nhiều. Những hành vi này tuy chưa nguy hiểm đến mức bị coi là tội
phạm nhưng cần phải được xử lý kịp thời để đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã
hội. Mặt khác, việc xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực không phải để
tăng nguồn thu cho ngân sách hay để trừng phạt các cá nhân, tổ chức vi phạm mà
để pháp luật trong quản lý nhà nước được tôn trọng và bảo vệ.
Như vậy, việc xử lý vi phạm hành chính là một loại cưỡng chế nhà nước.
Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp thuyết phục, vận động thì các biện pháp
cưỡng chế nhà nước có vai trò, ý nghĩa rất lớn trong việc bảo đảm kỷ luật, kỷ
cương, bảo đảm pháp chế. Có thể khẳng định: không có cưỡng chế, không có xử
phạt vi phạm hành chính thì không có trật tự, quyền và lợi ích của nhà nước cũng
như của mỗi cá nhân, tổ chức bị xâm phạm. Vì thế, tôi chọn “Xử lý tình huống vi
phạm quản lý Nhà nước trong kinh doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện
tử công cộng đối với Ông Dương Văn A” là đề tài Tiểu luận tình huống.
- Mục tiêu của đề tài: Tôi chọn đề tài này với mục tiêu nâng cao hiệu quả
công tác quản lý nhà nước, chất lượng công tác xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực văn hóa, cụ thể là loại hình dịch vụ trò chơi điện tử công cộng ở địa
phương.
- Phương pháp nghiên cứu: Tiểu luận được thực hiện bằng phương pháp kết

hợp lý luận với thực tiễn; phân tích và tổng hợp cùng một số phương pháp khác
của khoa học quản lý.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động
kinh doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
Lê Thị Hồng Đào

Trang 3


Tiểu luận tình huống

Lớp: Chuyên viên – K6A

- Bố cục của tiểu luận gồm 3 phần:
+ Lời mở đầu
+ Nội dung
1. Mô tả tình huống.
2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống.
3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả.
4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống.
5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn.
+ Kết luận và kiến nghị
Những nội dung trên được xem xét, phân tích, đánh giá dựa trên những
kiến thức đã tiếp thu được trong chương trình của khóa học "Bồi dưỡng ngạch
chuyên viên năm 2015" và các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý
nhà nước về Văn hóa - Thông tin.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, Tiểu luận không tránh khỏi những thiếu
sót, khiếm khuyết lập luận trong câu từ. Rất mong Quý thầy, cô tận tình hướng
dẫn, đóng góp để Tiểu luận được hoàn thiện hơn.


Lê Thị Hồng Đào

Trang 4


Tiểu luận tình huống

Lớp: Chuyên viên – K6A

NỘI DUNG
1. Mô tả tình huống
Ông Dương Văn A, sinh năm 1985, thường trú tại thôn X – thị trấn Y,
có căn hộ kiên cố tại đường trục nhánh của huyện. Gia đình ông đã tiến hành
mở cửa hàng kinh doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
Địa điểm kinh doanh của nhà ông là một địa điểm kinh doanh dịch vụ văn
hóa rất thuận lợi chỉ cách Trường trung học cơ sở thị trấn Y 150m, vì đối
tượng phục vụ của kinh doanh này chủ yếu là các em học sinh. Do sự hấp
dẫn và sự say mê của các em học sinh đối với loại dịch vụ này, nhiều em đã
bỏ học đi chơi điện tử, làm ảnh hưởng không nhỏ tới học lực của các em.
Trước tình hình đó, các bậc phụ huynh học sinh và các thầy cô giáo trong
trường đã viết đơn phản ánh lên các cơ quan có chức năng. Sau khi nhận được
đơn phản ánh của nhà trường và các bậc phụ huynh, Lãnh đạo UBND huyện đã
chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin (cơ quan chủ trì) cùng với đội kiểm tra liên
ngành của huyện tiến hành kiểm tra hành chính đối với chủ điểm cung cấp dịch
vụ trò chơi điện tử công cộng Ông Dương Văn A. Sau khi tiến hành kiểm tra điểm
kinh doanh trò chơi điện tử công cộng của gia đình ông A, cơ quan chức năng đã
phát hiện ông A chưa có giấy đăng ký kinh doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi
điện tử công cộng, chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung
cấp dịch vụ trò chơi điện tử cộng cộng đối với ngành nghề kinh doanh có điều
kiện do UBND huyện cấp, đặc biệt là địa điểm kinh doanh của ông không đủ điều

kiện để mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ văn hóa theo Khoản 1 Điều 35 Nghị
định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về việc Ban
hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng và
Điều 35 Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về Quản lý,
cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Trong quá trình kiểm

Lê Thị Hồng Đào

Trang 5


Tiểu luận tình huống

Lớp: Chuyên viên – K6A

tra, Ông Dương Văn A luôn tỏ ra có thái độ hợp tác, tự nguyện khai báo và thành
thật hối lỗi.
Những sai phạm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa - thông tin của
ông Dương Văn A đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý, giải quyết
theo quy định của pháp luật, bảo đảm được sự công bằng và tính nghiêm minh
của pháp luật.
2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Dịch vụ văn hóa là hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp và thỏa mãn nhu
cầu tìm hiểu, giải trí, hưởng thụ... của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn Thành
phố. Ngoài ra, dịch vụ văn hóa còn đóng góp một nguồn kinh phí rất lớn vào ngân
sách nhà nước hàng năm, nhằm góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã
hội của huyện.
Hiện nay, dịch vụ văn hóa đang tồn tại rất nhiều các vấn đề ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đạo đức, lối sống của con người; đặc biệt là giới trẻ không riêng
gì Thành phố Hà Nội mà còn trong cả nước. Việc các công ty sản xuất và cung

cấp game online với sự hậu thuẫn tích cực của các cửa hàng dịch vụ Internet mọc
lên đầy rẫy khắp nơi. Chúng tấn công vào trường học, vào tận phòng ngủ của
khách hàng đã gây không ít bức xúc trong xã hội. Nếu như trước đây giới trẻ bị
cuốn hút bởi các game bạo lực hay tự hóa thân thành nhân vật ảo đi chinh chiến
khắp nơi thu hút người chơi bằng các màn đâm chém, đấu súng đẫm máu, nhiều
bạn trẻ đã mất ăn mất ngủ vì say sưa đi làm những anh hùng trong thế giới ảo thì
hiện nay lại thêm hiện tượng nở rộ game sex, chat sex và nhật ký cá nhân câu
khách rẻ tiền đã ngày càng thu hút tính tò mò của giới trẻ, ảnh hưởng rất lớn đến
việc hình thành nhân cách của một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên hiện nay.
Đã có nhiều trường hợp thanh thiếu niên phạm tội vì game, vì nghiện nét, nhiều
em ở lứa tuổi đến trường đã phải bỏ học vùi đầu vào những cuộc chinh chiến
online thâu đêm suốt sáng, thậm chí có những bạn trẻ đã hoang tưởng, đã phạm
Lê Thị Hồng Đào

Trang 6


Tiểu luận tình huống

Lớp: Chuyên viên – K6A

tội vì không phân biệt được những cảnh bắn giết trong game và trong đời thực.
Trước những nguy hại tiềm ẩn từ các dịch vụ trực tuyến, Nhà nước đã thắt chặt
công tác cấp phép, kiểm tra và giới hạn độ tuổi được vào cửa hàng nét nhưng việc
thực hiện lại chưa nghiêm còn nhiều bất cập, nhiều nơi tiệm nét mở cho khách
hàng chơi thâu đêm suốt sáng nên hiệu quả thực sự của các biện pháp chấn chỉnh
chưa cao. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng cần tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật đối với nhân dân, bên cạnh đó cần có những biện pháp xử lý
nghiêm minh và những quy định chặt chẽ đối với những người tham gia vào trong
lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa. Nhằm hạn chế, ngăn chặn những mặt tiêu

cực do lĩnh vực dịch vụ này đem lại, đảm bảo môi trường văn hóa trong sạch,
lành mạnh, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.
Ông A khi tham gia kinh doanh dịch vụ văn hóa khi chưa có Giấy phép
kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền cấp và địa điểm không đủ điều kiện kinh
doanh. Sau khi cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra phát hiện ra phải đình
chỉ ngay hoạt động kinh doanh tại cửa hàng của ông; đồng thời xem xét, xử lý và
giải quyết vi phạm đó theo những quy định của pháp luật hiện hành. Nhằm đảm
bảo thực hiện được pháp chế xã hội chủ nghĩa, thiết lập kỷ cương phép nước.
Đối với những sai phạm của ông A các cơ quan chức năng cần phải xử lý,
giải quyết nhanh, hợp lý, hợp pháp để thể hiện được tính nghiêm minh của pháp
luật. Đồng thời cũng phải làm rõ được trách nhiệm của cá nhân ông A khi tham
gia vào trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa bất hợp pháp.
Sau khi cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý và giải quyết xong những
vi phạm của ông A, nếu xét thấy tình tiết của vụ việc chưa để lại những hậu quả
nghiêm trọng đối với xã hội (do ông A chưa hiểu biết nhiều về pháp luật); căn cứ
vào đặc điểm tình hình thực tế của địa phương thì cơ quan chức năng có thẩm
quyền có thể hướng dẫn cho ông A hoàn thành những thủ tục và điều kiện cần
thiết về kinh doanh dịch vụ văn hóa, để ông A tiếp tục mở cửa hàng kinh doanh
Lê Thị Hồng Đào

Trang 7


Tiểu luận tình huống

Lớp: Chuyên viên – K6A

dịch vụ văn hóa trên địa bàn của huyện. Nhằm tránh được những thiệt hại nặng nề
về kinh tế cho gia đình ông sau này.
3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả

3.1. Nguyên nhân
Qua việc kinh doanh dịch vụ văn hóa không hợp pháp của ông Dương Văn
A cho thấy:
- Với chức năng quản lý nhà nước về văn hóa - thông tin ở các cấp trên địa
bàn là chưa toàn diện, sâu sát. Cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa - thông tin ở
các cấp cần phải tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến
từng người dân để người dân có thể hiểu được các đường lối, chính sách ấy. Từ
đó, họ sẽ phải chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách, pháp luật của
Nhà nước.
- Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh, sử dụng
Internet, game online còn thiếu sự đồng bộ, một số quy định thiếu tính khả thi.
- Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát, xử phạt không nghiêm minh, thiếu
kiên quyết; công tác quản lý nhà nước lĩnh vực văn hóa còn lỏng lẻo.
- Ngoài những thiếu sót của cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước trong
lĩnh vực văn hóa - thông tin, thì một phần lỗi của sự việc trên thuộc về sự hiểu
biết của nhân dân trong việc tìm hiểu những kiến thức về pháp luật nói chung và
các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa - thông tin nói riêng. Sai
phạm của ông Dương Văn A là những sai phạm rất cơ bản cần được cơ quan quản
lý xử lý và chấn chỉnh kịp thời. Nhận thức của một bộ phận quần chúng nhân dân
còn hạn chế nên việc kinh doanh các dịch vụ văn hoá công cộng dẫn đến vi phạm
ở trên địa bàn huyện là không tránh khỏi. Cán bộ làm công tác quản lý còn thiếu
về số lượng và hạn chế về trình độ chuyên môn nên hiệu quả quản lý các hoạt
động văn hoá cũng như tham mưu cho các cơ quan chức năng về quản lý dịch vụ
Lê Thị Hồng Đào

Trang 8


Tiểu luận tình huống


Lớp: Chuyên viên – K6A

văn hoá là hạn chế. Trong thời gian tới Phòng Văn hoá và Thông tin, các cơ quan
chức năng trong huyện cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền đến tận người
dân, hộ gia đình, tuyên truyền bằng băng zôn, khẩu hiệu để người dân hiểu rõ
được các nội dung về kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng từ đó nâng cao được
nhận thức của người dân.
Đồng thời các cơ quan chức năng cần có các chính sách tuyên truyền đến
quần chúng nhân dân, nhằm nâng cao nhận thức, sự hiểu biết về những chủ
trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong thời kỳ đổi
mới.
3.2. Hậu quả
Từ những nguyên nhân trên dẫn đến hậu quả là ông Dương Văn A tự ý mở
cửa hàng kinh doanh dịch vụ văn hóa, đặc biệt là cửa hàng kinh doanh của ông lại
nằm trong khu vực không được phép. Từ việc làm kinh doanh của ông A cho thấy
cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực Văn hóa - Thông tin (cụ thể là Phòng
Văn hoá - Thông tin vai trò chính trong việc tham mưu cho UBND huyện) về
quản lý văn hoá trên địa bàn huyện còn rất nhiều hạn chế nên còn để tiếp tục có
trường hợp như ông Dương Văn A thì Phòng Văn hoá- thông tin của huyện sẽ
không quản lý được nội dung và hình thức kinh doanh của dịch vụ này, vì khi các
cá nhân tham gia vào kinh doanh dịch vụ văn hóa phải đăng ký các nội dung kinh
doanh dịch vụ của cửa hàng với cơ quan quản lý. Để cơ quan quản lý xem xét có
đủ điều kiện tham gia kinh doanh không.
Với việc làm của ông A nêu trên thì các cơ quan quản lý trong lĩnh vực này
sẽ không thể kiểm soát được nội dung và hình thức kinh doanh của ông A và như
vậy việc gây ra ảnh hưởng xấu đối với môi trường văn hóa trên địa bàn là rất có
thể nếu như ông A không chấp hành và không biết những nội dung, hình thức
kinh doach dịch vụ văn hóa không được phép kinh doanh. Từ đó sẽ gây ra bức
xúc trong dư luận và làm ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ thực hiện quyền lực
Lê Thị Hồng Đào


Trang 9


Tiểu luận tình huống

Lớp: Chuyên viên – K6A

công. Đặc biệt là cán bộ làm công tác quản lý trong lĩnh vực văn hóa - thông tin.
Gây mất lòng tin của nhân dân vào các cơ quan quyền lực của nhà nước. Nếu như
việc mở cửa hàng kinh doanh của ông A chỉ phục vụ nhu cầu của người dân trong
việc giải trí thì hậu quả đem lại còn ít nghiêm trọng, nhưng ông A mở cửa hàng
kinh doanh này với mục đích khác không lành mạnh thì hậu quả đem lại thật khó
lường.
Đối với xã hội, việc làm của ông A sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng
như: Môi trường văn hóa không được đảm bảo trong sạch, lành mạnh; gây bất
bình trong dư luận xã hội; gây mất uy tín của cơ quan quyền lực công; thể hiện sự
yếu kém của cán bộ trong việc sử dụng quyền lực công.
4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
Sau khi mô tả, phân tích nguyên nhân và hậu quả, làm rõ mục tiêu xử lý
tình huống để giải quyết được tình huống trên phải căn cứ vào một số quy định
pháp luật chủ yếu sau:
- Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012.
- Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về việc Ban
hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.
- Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về Quản lý,
cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
- Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ về quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông, công nghệ
thông tin và tần số vô tuyến điện.

- Thông tư 23/2013/TT-BTTTT ngày 24/12/2013 của Bộ Thông tin và
Truyền thông quy định về quản lý điểm truy nhập Internet công cộng và điểm
cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
Lê Thị Hồng Đào

Trang 10


Tiểu luận tình huống

Lớp: Chuyên viên – K6A

Từ đó, vấn đề đặt ra là phải xây dựng các phương án và phải lựa chọn ra
phương án tối ưu nhất để giải quyết tình huống đã nêu trên.
4.1. Đề xuất phương án xử lý
- Phương án I: Niêm phong toàn bộ tài sản gửi toàn bộ bộ hồ sơ lên Đội
kiểm tra liên ngành của huyện để giải quyết.
- Phương án II: Lập biên bản xử phạt hành chính, cấm kinh doanh dịch vụ
văn hóa vĩnh viễn.
- Phương án III: Lập biên bản xử phạt hành chính, hướng dẫn hoàn thiện
các thủ tục cho ông A tiếp tục được kinh doanh ở địa điểm khác cách xa trường
học.
4.2. Phân tích, đánh giá các phương án
* Phương án I: Niêm phong toàn bộ tài sản gửi toàn bộ hồ sơ lên Đội kiểm
tra liên ngành của huyện để giải quyết.
Ưu điểm: Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, thực hiện
đúng các văn bản quy phạm pháp luật, đó là: Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày
06/11/2009 của Chính phủ về việc Ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh
doanh dịch vụ văn hóa công cộng và Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày
15/7/2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông

tin trên mạng. Giải quyết triệt để những rắc rối và vướng mắc sau này, không gây
ảnh hưởng, mất uy tín cho cán bộ làm công tác quản lý trong lĩnh vực văn hóa thông tin trên địa bàn huyện.
Hạn chế: Không đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, đặc biệt là
không đáp ứng được nhu cầu thực tế của một huyện đang trong thời kỳ xây dựng
nông thôn mới, chỉ đạt được mục đích của pháp luật nhưng chưa thấu được tình
(vì ông A chưa thực sự am hiểu pháp luật).
Lê Thị Hồng Đào

Trang 11


Tiểu luận tình huống

Lớp: Chuyên viên – K6A

* Phương án II: Lập biên bản xử phạt hành chính, cấm kinh doanh dịch vụ
văn hóa vĩnh viễn
Căn cứ Điểm a Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 69 của Nghị định
174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô
tuyến điện để quyết định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm trên của Ông
Dương Văn A.
Ưu điểm: Thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật của
Chính phủ, Bộ Văn hóa Thông tin; chấn chỉnh, ngăn chặn kịp thời và không làm
phát sinh thêm những sai phạm trong việc kinh doanh các dịch vụ văn hóa trên địa
bàn huyện trong thời gian tới.
Hạn chế: Việc xử lý tình huống mang tính mệnh lệnh hành chính cao, thể
hiện sự cương quyết của người có thẩm quyền trong thực thi pháp luật, áp dụng
tối đa khung hình phạt đối với hành vi vi phạm trên là có tính răn đe đối với
những vi phạm thuộc lĩnh vực kinh doanh trò chơi điện tử công cộng. Tuy nhiên,

việc xử lý tình huống như phương án II còn nhiều hạn chế, cứng nhắc mang tính
sự vụ, chưa thấu tình đạt lý, thiếu định hướng đối với hoạt động kinh doanh trò
chơi điện tử công cộng, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho cá nhân; mới chỉ đáp
ứng được tính hợp pháp, chưa đáp ứng được tính hợp lý trong việc giải quyết sự
việc, làm mất đi khả năng kinh doanh, chính sách đầu tư của huyện và nguồn thu
nhập của gia đình ông A. Từ đó dễ gây nên sự bất bình trong dư luận và nhân dân,
về một khía cạnh nào đấy làm cho các chủ kinh doanh tiến tới thực hiện các thủ
đoạn tinh vi hơn, làm cho hiệu quả thực thi pháp luật thấp.
Hơn nữa, việc cấm kinh doanh dịch vụ văn hóa vĩnh viễn trong trường hợp
vi phạm trên là sai dễ dẫn đến khiếu kiện.

Lê Thị Hồng Đào

Trang 12


Tiểu luận tình huống

Lớp: Chuyên viên – K6A

* Phương án III: Lập biên bản xử phạt hành chính, hướng dẫn hoàn thiện
thủ tục cho ông A tiếp tục được kinh doanh ở địa điểm khác.
Căn cứ Điểm a Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 69 của Nghị định
174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô
tuyến điện và Khoản 2 Điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012 để
quyết định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm trên của Ông Dương Văn A.
Đồng thời hướng dẫn ông A hoàn thiện thủ tục và chuyển địa điểm kinh doanh
theo đúng Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về Quản lý,
cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Thông tư

23/2013/TT-BTTTT ngày 24/12/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy
định về quản lý điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò
chơi điện tử công cộng.
Ưu điểm: Giải quyết sự việc một cách hợp lý, hợp pháp, đảm bảo vừa đúng
pháp luật lại thể hiện tính ưu việt của luật pháp Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu
trong quản lý Nhà nước về văn hóa, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân;
không gây mất uy tín cho cán bộ làm công tác quản lý văn hóa - thông tin; phù
hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Hạn chế: Chưa thực sự tạo được tính nghiêm của pháp luật, để lại những
làn sóng dư luận nhỏ trong nhân dân.
4.3. Lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết tình huống
Qua quá trình phân tích, đánh giá 3 phương án trên, tôi cho rằng phương án
thứ 3 là phương án tối ưu nhất. Vì phương án này vừa đảm bảo được sức mạnh
của quyền lực công, vừa đảm bảo được lợi ích cho cá nhân, lợi ích cho xã hội, quá
trình xử lý vừa đúng lý hợp tình khi mà người dân chưa thực sự am hiểu pháp luật
như ông A. Ngoài ra phương án 3 còn thể hiện được tính hợp pháp, hợp lý của
Lê Thị Hồng Đào

Trang 13


Tiểu luận tình huống

Lớp: Chuyên viên – K6A

pháp luật; không gây dư luận xấu trong quần chúng nhân dân; đáp ứng được
nguyện vọng của tổ chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh dịch vụ văn hóa, tăng
sự chuyển biến về kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện cũng như của Thành phố.
5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
Phòng Văn hóa - Thông tin (cơ quan thường trực) cùng với Đội kiểm tra

liên ngành của huyện tổ chức cuộc họp, triệu tập những người có liên quan đến để
giải quyết sự việc trên. Trong quá trình giải quyết sự việc phải chỉ rõ ra những sai
phạm của ông Dương Văn A; những hậu quả mà sai phạm của ông A để lại... Sau
đó, nêu ra những biện pháp xử lý đối với ông A và chọn biện pháp xử lý sao cho
đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp, hợp tình; không ảnh hưởng quyền lực công, uy tín
của người làm công tác quản lý trong lĩnh vực văn hóa - thông tin; không ảnh
hưởng đến lợi ích cá nhân.
Đối với sự việc của ông Dương Văn A sau khi phân tích làm rõ cơ quan
chức năng có thẩm quyền sẽ áp vào khung xử phạt hành chính theo Nghị định
174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô
tuyến điện để xử phạt hành chính đối với ông A.
Phòng Văn hóa và Thông tin có trách nhiệm hướng dẫn cho cá nhân ông
Dương Văn A hoàn thiện những thủ tục cần thiết cho việc kinh doanh dịch vụ văn
hóa.
Phòng Văn hóa và Thông tin có trách nhiệm thẩm định, xác minh các điều
kiện và nội dung các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa của ông Dương Văn
A.
Sau khi ông A hội tụ đủ các thủ tục và điều kiện để mở cửa hàng kinh
doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng (tổng diện tích phòng
máy của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng tối thiểu 50m2 tại các
Lê Thị Hồng Đào

Trang 14


Tiểu luận tình huống

Lớp: Chuyên viên – K6A


khu đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, loại II, loại III; tối thiểu 40 m2 tại các đô thị
loại IV, loại V; tối thiểu 30 m2 tại các khu vực khác; đảm bảo đủ ánh sáng, có
thiết bị và nội quy phòng cháy, chữa cháy theo quy định, có bảng niêm yết nội
quy, có sổ cập nhật khách hàng, có hệ thống phòng cháy chữa cháy, máy tính đảm
bảo không cài các nội dung độc hại…) thì sẽ gửi toàn bộ hồ sơ lên UBND huyện
xem xét và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ văn hóa cho ông A.
Ngoài ra, ông A còn phải chuyển địa điểm kinh doanh dịch vụ văn hóa đến
địa điểm khác theo đúng với quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày
15/7/2013 của Chính phủ ban hành.

Lê Thị Hồng Đào

Trang 15


Tiểu luận tình huống

Lớp: Chuyên viên – K6A

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua sự việc xảy ra trên địa bàn huyện cho thấy công tác quản lý nhà nước
của ngành Văn hóa - Thông tin đối với các dịch vụ văn hóa vẫn còn rất lỏng lẻo,
chưa thực sự hiệu quả và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của huyện. Qua sự
việc này cũng cho chúng ta thấy trình độ nhận thức về pháp luật của người dân
vẫn còn thấp, cần phải được các cơ quan chức năng tuyên truyền sâu, rộng các
chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Nhằm
nâng cao trình độ nhận thức của người dân để đáp ứng được với thời kỳ đổi mới
và phát triển của đất nước cũng như của huyện.
Qua sự việc này, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác thanh tra,

kiểm tra toàn diện trên địa bàn huyện, nhằm phát hiện được những sai phạm của
các tổ chức, cá nhân để kịp thời xử lý và khắc phục. Thể hiện được sức mạnh của
pháp luật và cơ quan quyền lực công; đem lại môi trường văn hóa trong sạch, lành
mạnh trên địa bàn.
Qua đây, chúng ta cũng thấy được sự nhận thức của người dân trong vấn đề
nắm bắt, thực hiện và chấp hành luật pháp còn rất hạn chế. Vì vậy cần phải có sự
can thiệp sâu sắc của cơ quan quyền lực công vào các tổ chức, cá nhân đang tham
gia vào kinh doanh dịch vụ văn hóa.
2. Một số kiến nghị, đề xuất
Đối với Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thanh Trì
- Tuyên truyền rộng rãi các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của
Đảng và Nhà nước quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các điểm, cửa hàng tham
gia kinh doanh dịch vụ văn hóa, nhằm phát hiện những tiêu cực để kịp thời xử lý.
Lê Thị Hồng Đào

Trang 16


Tiểu luận tình huống

Lớp: Chuyên viên – K6A

- Trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Bộ Văn hóa
Thông tin về việc hướng dẫn cấp phép kinh doanh dịch vụ văn hóa Internet - trò
chơi điện tử, Phòng Văn hóa và Thông tin tăng cường hơn nữa công tác tham
mưu cho UBND huyện ban hành văn bản quy phạm pháp luật quản lý Nhà nước
trên lĩnh vực Văn hóa - Thông tin, đặc biệt là quản lý Internet - Trò chơi điện tử
cho phù hợp với tình hình thực tế tại huyện.
Đối với UBND huyện

- Tăng cường hơn nữa việc ban hành các văn bản quản lý trong lĩnh vực
kinh doanh dịch vụ văn hóa cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng có liên quan trong
việc thực hiện công tác quản lý về trò chơi điện tử công cộng để tránh chồng
chéo, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân.
- Trang bị cho Đội kiểm tra liên ngành của huyện những trang thiết bị cần
phục vụ cho công tác thanh, kiểm tra trên địa bàn, nhằm phát hiện những sai sót,
tiêu cực kịp thời xử lý.
- Tăng cường đôn đốc Đội kiểm tra liên ngành của huyện thực hiện vai trò,
chức năng, nhiệm vụ của mình, nhằm đảm bảo được môi trường văn hóa trong
sạch, lành mạnh trên địa bàn huyện.
Đối với Sở Văn hóa - Thể thao và Sở Thông tin và Truyền thông
- Tăng cường công tác xây dựng những thiết chế văn hóa tại các huyện có
như vậy thì các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước mới được tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn cho các cán bộ làm công tác quản lý
Văn hóa - Thông tin ở các cấp cơ sở nhất là cán bộ quản lý văn hoá cơ sở để nâng
cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Lê Thị Hồng Đào

Trang 17


Tiểu luận tình huống

Lớp: Chuyên viên – K6A

- Ban hành những văn bản quản lý nhà nước về Văn hóa - thông tin có nội
dung phù hợp với vùng miền.


Lê Thị Hồng Đào

Trang 18


Tiểu luận tình huống

Lớp: Chuyên viên – K6A

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012.
2. Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về việc Ban
hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.
3. Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về Quản lý,
cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
4. Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ về quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông, công nghệ
thông tin và tần số vô tuyến điện.
5. Thông tư 23/2013/TT-BTTTT ngày 24/12/2013 của Bộ Thông tin và
Truyền thông quy định về quản lý điểm truy nhập Internet công cộng và điểm
cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

Lê Thị Hồng Đào

Trang 19



×