Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tiểu luận xử lý tình huống xin thôi việc của công chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.85 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYỆN VIÊN K2A-2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:

"Xử lý tình huống xin thôi việc
của công chức"

Họ và tên học viên: LÊ THỊ LỤA
Chức vụ: Chuyên viên
Đơn vị công tác: Hội Nông dân huyện Phúc Thọ

Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Lê Thị Lụa - Lớp Chuyên viên K2A-2015

1


PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
Chính sách cán bộ là hệ thống các quan điểm, chủ trương của Đảng và
Nhà nước ta đối với đội ngũ cán bộ công chức; là công cụ và các giải pháp
nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của
mỗi thời kỳ cách mạng. Chính sách cán bộ bao gồm: chính sách đào tạo – bồi
dưỡng, chính sách sử dụng và quản lý cán bộ, chính sách đảm bảo lợi ích và
động viên tinh thần cán bộ. Chính sách cán bộ là một trong những chính sách
lớn của Đảng và Nhà nước, có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp cách
mạng của nhân dân ta.
Chính sách là do con người tạo ra, nhưng đồng thời chính sách lại tác
động mạnh mẽ đến hoạt động của con người. Chính sách có thể mở đường, là


động lực thúc đẩy tính tích cực, khả năng sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của
mỗi con người, nhưng cũng có thể kiềm hãm những hoạt động, làm thui chột
tài năng, sáng tạo của họ. Vì vậy, có thể khẳng định rằng chất lượng cán bộ
luôn gắn liền với hệ thống chính sách cán bộ. Chính sách cán bộ còn góp phần
ổn định, phát triển và tiến bộ xã hội, bảo đảm cho mọi người sống trong bình
đẳng, phát triển hài hòa.
Cán bộ, công chức là những người trực tiếp gánh vác trách nhiệm nặng
nề. Hàng ngày họ phải giải quyết rất nhiều công việc ở cơ quan, đơn vị, phải
luôn vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống, công tác và những hạn chế của
bản thân để tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước. Những thành công và không thành công trong xây dựng đội ngũ
Cán bộ, công chức cho thấy, cùng với việc giáo dục chính trị, tư tưởng còn
phải thực hiện tốt chính sách cán bộ. Trong đó, chính sách đãi ngộ vật chất và
động viên tinh thần là yếu tố rất quan trọng tạo ra động lực làm việc của đội
ngũ cán bộ, công chức.
Đời sống và thu nhập của cán bộ, công chức còn thấp, nếu giải quyết
được hài hòa lợi ích vật chất và tinh thần cho họ thông qua các chính sách, chế
độ, thì cán bộ, công chức mới yên tâm tập trung cho công tác, giảm bớt sự ràng
Lê Thị Lụa - Lớp Chuyên viên K2A-2015

2


buộc, phụ thuộc vào kinh tế gia đình. Chính sách đãi ngộ vật chất, động viên
tinh thần một cách hợp lý và thỏa đáng là một nhân tố quan trọng góp phần làm
trong sạch đội ngũ, giúp đội ngũ cán bộ, công chức không tham nhũng, lãng
phí tiền bạc và công sức của nhân dân. Đó cũng là nhân tố làm tăng cường ý
thức trong dân, phục vụ dân, bởi họ hiểu chính sách, chế độ mà họ được hưởng
là tiền của công sức của nhân dân đóng góp. Chính sách đãi ngộ về vật chất và
động viên tinh thần còn là yếu tố quan trọng để đoàn kết, tập hợp rộng rãi các

loại cán bộ, trọng dụng những người có đức, có tài trong và ngoài Đảng tham
gia các hoạt động ở cơ sở, để họ đóng góp vào công việc chung của đất
nước. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức
nhất là chế độ đãi ngộ về tiền lương, các chế độ phụ cấp; chế độ khen thưởng
các cán bộ công chức có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, chế độ
nâng bậc lương thương xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn.
Quyết định nâng bậc lương trước thời hạn là một loại Quyết định quản lý
hành chính thể hiện chính sách tiền lương của nhà nước đối với cá nhân người
lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước theo ngạch - bậc công chức, viên
chức mà nhà nước đã quy định.
Một quyết định lương thỏa mãn tính hợp pháp và hợp lý sẽ là động lực
không nhỏ cho sự cống hiến và khuyến khích người lao động nâng cao hiệu
quả và năng suất lao động; đồng thời thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ, bên
cạnh đó tạo ảnh hưởng tích cực cho các cá nhân khác trong nội bộ cơ quan, đơn
vị. Tuy nhiên trong thực tế, vì nhiều lý do khác nhau vẫn có những quyết định
lương không hợp lý làm thiệt hại đến quyền lợi cá nhân cán bộ, công chức, ảnh
hưởng đến tinh thần và thái độ công tác của họ dẫn đến giảm hiệu quả công
việc, thậm chí là phản ứng tiêu cực.
Sau thời gian học tập, nghiên cứu chương trình Bồi dưỡng kiến thức về
Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên và qua nghiên cứu, tìm hiểu
tình hình thực tế tôi mạnh dạn vận dụng các kiến thức đã được tiếp thu nhằm
xử lý tình huống: “Ông Nguyễn Văn A làm đơn xin thôi việc do nhiều lần
không được xem xét nâng bậc lương trước thời hạn”.
Lê Thị Lụa - Lớp Chuyên viên K2A-2015

3


Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: Phương pháp phân tích,
phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp.

Phạm vị nghiên cứu: Huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng do thời gian ngắn, kinh nghiệm bản
thân còn chưa nhiều nên trong tập tiểu luận này chắc chắn còn những hạn chế
nhất định, tôi thành thật mong rằng sẽ được quý thầy, cô giáo chỉ bảo và đóng
góp nhiều ý kiến bổ ích về phương pháp diễn giải, lý luận, cách đặt và giải
quyết vấn đề, qua đó giúp tôi hoàn thiện kiến thức và nâng cao khả năng áp
dụng kiến thức vào thực tiễn công tác của bản thân.

Lê Thị Lụa - Lớp Chuyên viên K2A-2015

4


PHẦN II: NỘI DUNG
I. Mô tả tình huống
Ông Nguyễn Văn A là một chuyên viên kiêm ủy viên Ban Thường vụ
Hội Nông dân huyện Phúc Thọ khóa IX, hiện đang công tác tại Hội Nông dân
huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội; ông là người có năng lực thực sự, nhiều
năm liền được Hội Nông dân thành phố tặng bằng khen "Hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ công tác Hội", Chủ tịch UBND huyện khen thưởng với danh hiệu
“Lao động tiên tiến” và năm 2010 được Trung Ương Hội Nông dân tặng bằng
khen "Hoàn thành xuất sắc công tác tư vấn hỗ trợ cho nông dân năm 2010".
Ông A hiện đang hưởng lương ngạch chuyên viên, bậc 6/9, hệ số 3,99 kể từ
ngày 01/5/2009.
Ngày 01/4/2011, ông A được Chủ tịch Hội nông dân huyện và ông
Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy đề nghị Hội đồng nâng lương trước thời hạn
xem xét cho nâng bậc lương trước thời hạn là 12 tháng; đồng thời, cũng trong
thời gian đó còn có 05 người khác là cán bộ, công chức tại các phòng ban,
ngành của huyện cũng được đề nghị xem xét nâng bậc lương trước thời hạn
(Trong số đó có 01 người mới tham gia công tác, hiện đang hưởng lương

ngạch chuyên viên, bậc 2/9, hệ số 2,67). Tuy nhiên chỉ duy nhất một mình ông
Nguyễn Văn A không được Hội đồng nâng bậc lương trước thời hạn xem xét
đề nghị cho nâng bậc lương trước thời hạn như đã được đề nghị ban đầu với lý
do: “Theo quy định tại Quyết định số 53/2010/QĐ-UBND ngày 18/10/2010
của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định nâng bậc lương
trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng
trong các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội lập thành tích xuất sắc
trong thực hiện nhiệm vụ" thì số người được nâng bậc lương trước thời hạn
hàng năm không quá 5% (chỉ tính phần số nguyên) chỉ tiêu biên chế được
giao. Trong khi đó chỉ tiêu biên chế khối Đảng- đoàn thể của huyện Phúc Thọ
được giao năm 2011 là 112 biên chế. Như vậy, chỉ có 05 người được nâng bậc
lương trước thời hạn, do đó trường hợp của ông A không được xem xét trong
Lê Thị Lụa - Lớp Chuyên viên K2A-2015

5


năm 2011 này mà Hội đồng nâng lương trước thời hạn hứa sẽ ưu tiên xem xét
trong năm sau nếu đủ điều kiện.
Năm 2011, ông Nguyễn Văn A được Bí thư Thành ủy Hà Nội tặng
Bằng khen về thành tích công tác trong năm nên một lần nữa ông đề nghị xem
xét cho nâng lương trước thời hạn 12 tháng vào ngày 01/3/2012, có nghĩa là
ông được nâng lương lên bậc 7/9, hệ số 4,32 kể từ ngày 01/5/2011. Lần này
ngoài đề nghị của ông A, thì anh B cũng là chuyên viên Hội Nông dân huyện
bậc 2/9, hệ số 2,67 kể từ ngày 01/02/2010 được Chủ tịch UBND thành phố
khen thưởng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua" cũng đề nghị được xem xét nâng bậc
lương trước hạn 12 tháng. Sau khi xem xét, dù chưa tổ chức họp cơ quan ông
Chủ tịch Hội Nông dân huyện đã đề nghị xét nâng bậc lương trước hạn cho
anh B và ông A vẫn không được cơ quan đề nghị xem xét nâng bậc lương
trước thời hạn với lý do mà Chủ tịch Hội nêu ra là: "Theo Quy định tại Công

văn số 102-CV/HU ngày 16/2/2012 của Ban Thường vụ Huyện ủy hướng dẫn
thực hiện việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên
chức (CBCCVC) lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì Hội chỉ
được đề nghị 01 biên chế xét nâng bậc lương trước hạn (do tổng số biên chế
tại Hội là 9); trong khi đó ông A chỉ còn 02 tháng nữa là đến thời điểm nâng
bậc lương thường xuyên theo định kỳ (tức ngày 01/5/2012 ông sẽ được nâng
lương lên bậc 7/9, hệ số 4,32), việc nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng
cho ông (tức từ ngày 01/5/2011) thì rất phiền phức cho cơ quan trong việc
truy lĩnh tiền lương cũng như việc truy nộp BHXH đối với chênh lệch hệ số
lương mà cơ quan đã đóng trước đó cho ông”.
Cảm thấy không đồng tình với Quyết định của Chủ tịch Hội, ông A cho
rằng ông Chủ tịch Hội đã thiên vị anh B, không quan tâm và tạo điều kiện cho
ông vì vậy ông tỏ ra chán nản, bỏ bê công việc, thường xuyên đi làm muộn.
Dư luận trong cơ quan bàn tán về việc ông A cho rằng ông bị lãnh đạo trù dập
nên không được đề nghị nâng bậc lương trước hạn, có người lại cho rằng ông
đã coi thường, không tôn trọng Chủ tịch Hội; không khí làm việc trong cơ
quan rất nặng nề. Trước tình hình như vậy anh B đã chủ động đề nghị Chủ tịch
Lê Thị Lụa - Lớp Chuyên viên K2A-2015

6


Hội xem xét lập hồ sơ đề nghị nâng lương trước hạn cho ông A, còn anh B sẽ
tiếp tục phấn đấu để được nâng bậc lương trước hạn trong những năm sau.
Tuy nhiên ông Chủ tịch Hội đã phản đối với lý do đã hết thời hạn nộp hồ sơ đề
nghị nâng bậc lương trước hạn. Quá bức xúc trước Quyết định của Chủ tich
Hội ngày 01/10/2012, ông Nguyễn Văn A làm đơn trình bày và xin thôi việc
gửi Chủ tịch Hội và đồng chí Bí thư huyện ủy. Trong đơn ông A cho rằng: “
……. Do chế độ đãi ngộ đối với tôi là không công bằng, lãnh đạo thiếu sự
quan tâm nên tôi không thể yên tâm để tiếp tục công tác được”.

* Các sự kiện liên quan đến tình huống
- Ông Nguyễn Văn A tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp là chuyên viên
của Phòng Kinh tế huyện chuyển về công tác tại Hội Nông dân huyện Phúc
Thọ từ tháng 5/1997, hưởng bậc lương 2/9 hệ số 2,67. Tính đến năm 2012 ông
đã công tác tại Hội Nông dân được 15 năm.
- Trong suốt thời gian công tác tại Hội Nông dân huyện, ông luôn hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và nhiều năm liền được cấp có thẩm quyền
xét khen thưởng với nhiều hình thức; đồng thời ông không hề bị xử lý kỷ luật
ở bất kỳ hình thức nào kể từ ngày tham gia công tác.
- Trong thời gian công tác của mình, ông chưa được cấp có thẩm quyền
xem xét cho nâng bậc lương trước thời hạn lần nào. Tính đến thời điểm năm
2011, ông đủ điều kiện để được xem xét nâng bậc lương trước thời hạn theo
quy định hiện hành của Nhà nước.
- Về phương diện cá nhân ông Nguyễn Văn A là người hòa nhã dễ gần,
trung thực và thẳng thắn. Ông A và anh B không có bất kỳ mâu thuẫn, hiềm
khích nào, ông A đã từng là chuyên viên hướng dẫn anh B trong thời gian tập
sự. Trong công tác, ông luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao,
tuân thủ nghiêm ngặt nội quy, quy chế cơ quan, đường lối chủ trương của
Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Ông luôn được sự tín nhiệm và
tôn trọng của đồng nghiệp và được coi là hình tượng của một công chức
chuyên nghiệp.
Lê Thị Lụa - Lớp Chuyên viên K2A-2015

7


II. Phân tích tình huống:
1. Xác định mục tiêu giải quyết tình huống:
* Mục tiêu trực tiếp:
Xem xét, giải quyết đơn xin thôi việc của Ông A, tạo điều kiện cho ông

A tiếp tục công tác và cống hiến. Động viên cán bộ, công chức trong cơ quan
công hiến hết khả năng, có niềm tin vào chế độ đãi ngộ của Đảng và Nhà nước,
sự quan tâm của Thủ trưởng cơ quan, tích cực làm việc hiệu quả đoàn kết xây
dựng cơ quan ngày một vững mạnh góp phần phục vụ nhân dân, xây dựng đất
nước đạt được các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.
* Mục tiêu hướng tới
-

Tăng cường hiệu quả, hiệu lực của quản lý nhà nước trong việc quản

lý và sử dụng công chức trong điều kiện hiện nay.
- Các Quyết định đưa ra bảo đảm đúng quy định của pháp luật, có tính
đến hoàn cảnh cụ thể.
- Bảo đảm quyền lợi của cán bộ, công chức cả về vật chất lẫn tinh thần.
- Tạo ảnh hưởng tích cực đến các cá nhân khác trong cơ quan, làm mọi
người ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình, gây dựng lại sự đoàn
kết nội bộ trong cơ quan.
- Chấn chỉnh và củng cố hoạt động của Hội đồng nâng lương trước thời
hạn phải thực sự dân chủ, công khai và có hiệu quả.
- Đề cao vai trò và tinh thần trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, khôi phục
và tăng cường sự tín nhiệm của cán bộ, chuyên viên đối với thủ trưởng.
2. Phân tích nguyên nhân, hậu quả
2.1. Phân tích nguyên nhân
Vào thời điểm tháng 4/2011, ông Nguyễn Văn A không được Hội đồng
nâng bậc lương trước thời hạn của huyện chấp thuận với lý do trên là không
hợp lý vì ông A có thời gian công tác lâu hơn ít nhất 01 người đang hưởng bậc
lương 2/9 và theo khoản d, điều 4 - Quy định về nâng lương trước hạn đối với
cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong các cơ quan đơn vị
thuộc thành phố Hà Nội lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì
Lê Thị Lụa - Lớp Chuyên viên K2A-2015


8


ông A phải được ưu tiên bình xét nâng lương trước hạn trong đợt này. Tuy
nhiên, ông A cũng đã thấu hiểu với điều kiện chỉ tiêu nâng bậc lương trước
thời hạn so với tổng biên chế của huyện mà các văn bản quy phạm pháp luật
của cấp trên đã quy định và không có ý kiến gì.
Sau đó, ông vẫn tiếp tục nỗ lực phấn đấu trong công tác và được Bí thư
Thành ủy tặng Bằng khen về thành tích công tác trong năm. Tuy nhiên, vào
thời điểm tháng 3/2012 ông lại một lần nữa không được xem xét nâng bậc
lương trước thời hạn với lý do: “ ông A chỉ còn 02 tháng nữa là đến thời điểm
nâng bậc lương thường xuyên theo định kỳ (tức ngày 01/5/2012 ông sẽ được
nâng lương lên bậc 7/9, hệ số 4,32), việc nâng bậc lương trước thời hạn 12
tháng cho ông (tức từ ngày 01/5/2011) thì rất phiền phức cho cơ quan trong
việc truy lĩnh tiền lương cũng như việc truy nộp BHXH đối với chênh lệch hệ
số lương mà cơ quan đã đóng trước đó cho ông” là không hợp lý và không
hợp pháp. Biểu hiện thiếu quan tâm, giải quyết hời hợt của ông Chủ tịch Hội
Nông dân huyện nên đã đưa ra lý do từ chối như trên là hoàn toàn không có
tính thuyết phục và không đúng với quy định (theo điều 4 - Quy định về nâng
lương trước hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng
trong các cơ quan đơn vị thuộc thành phố Hà Nội lập thành tích xuất sắc
trong thực hiện nhiệm vụ (Ban hành kèm theo Quyết định 53/2010/QĐ-UBND
ngày 18/11/2010 của UBND thành phố Hà Nội). Mặc dù biết có những dư
luận không tốt trong cơ quan và anh B cũng đã chủ động đề nghị cho ông A
được xét nâng lương trước hạn tuy nhiên ông Chủ tịch Hội đã không quan tâm
thực hiện chứng tỏ ông Chủ tịch Hội là người làm việc nguyên tắc và cứng
nhắc gây ra sự mất đoàn kết trong cơ quan, càng khiến ông bất mãn, không
còn động lực tiếp tục công tác nữa. Cuối cùng ông đã làm đơn xin thôi việc.
Quy trình xem xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công

chức, viên chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ chưa đảm
bảo theo đúng quy định của pháp luật, thiếu công khai, dân chủ nên dẫn đến
thiên vị và mất công bằng đối với ông A.
Lê Thị Lụa - Lớp Chuyên viên K2A-2015

9


Việc xét đề nghị nâng lương trước hạn tại Hội Nông dân huyện không
thực hiện theo đúng quy định, thiếu dân chủ, ông Chủ tịch Hội đã không tổ
chức họp cơ quan để lấy biểu quyết xét nâng lương trước hạn. Ông đã không
đặt vấn đề quyền lợi và nguyện vọng chính đáng của người lao động lên trên
hết, thể hiện khả năng nắm bắt tâm lý để sử dụng cán bộ còn hạn chế, mặt dù
ông đã biết yêu cầu của ông A là chính đáng, hợp pháp và có thể làm được.
Nhưng vì có sự thiên vị cho anh B và không muốn phiền phức cho đơn vị
trong việc lập hồ sơ để truy lĩnh tiền lương và truy nộp BHXH nên ông đã
không đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn cho ông A.
Tất cả những nguyên nhân trên cùng với suy nghĩ thiếu bình tĩnh, cảm
tính của ông A đã dẫn đến sự tồn tại của lá đơn xin thôi việc.
2.2. Phân tích hậu quả
Phản ứng của ông A là có thể lý giải được, cụ thể là từ sự bất hợp lý,
thiếu công bằng của Hội đồng nâng lương trước thời hạn và sự thiếu trách
nhiệm của ông Chủ tịch Hội Nông dân huyện đã gây ra những thiệt thòi đến
quyền lợi cá nhân của ông A.
+ Về quyền lợi vật chất nếu được nâng bậc lương trước thời hạn là 12
tháng thì: kể từ ngày 01/5/2011 đến 01/5/2012 ông A thiệt thòi với tổng số tiền
là 3.286.800đ (0,33 * 12 tháng * 830.000đ “mức lương tối thiểu trong thời
gian đó”), nếu ông tiếp tục công tác cho đến khi nghỉ hưu thì số tiền trên còn
lớn hơn nhiều và tiếp tục ảnh hưởng ngay cả khi ông nhận trợ cấp hưu trí.
+ Về mặt tinh thần: Ông A cảm thấy không được quan tâm, đối xử đúng

mức dẫn đến tư tưởng không yên tâm công tác, mặt khác ông cho rằng thiệt
thòi về vật chất là nhỏ nhưng tình người mới thực sự quan trọng, việc xét nâng
lương trước thời hạn có thể có khó khăn nhưng không vì lẽ đó mà bị thiệt thòi
về sau, cũng như không còn động lực phấn đấu trong công tác.
+ Tác động về mặt tâm lý xã hội: Khi ông A làm đơn xin thôi việc,
trong nội bộ cơ quan có dư luận cho rằng ông làm vậy là coi thường Chủ tịch
Hội, nhưng cũng có dư luận đồng tình, cảm thông với ông. Đây chỉ là chuyện
nhỏ nhưng có thể gây ảnh hưởng đến sự đoàn kết nội bộ, mặt khác làm suy
Lê Thị Lụa - Lớp Chuyên viên K2A-2015

10


giảm sự tín nhiệm, tin tưởng của cán bộ, chuyên viên đối với Chủ tịch Hội.
Bên cạnh đó do ông A là một chuyên viên có năng 1ực, có phẩm chất đạo đức
tốt và nhiều năm liền luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, việc ông
không yên tâm công tác chính là thiệt thòi cho Hội Nông dân huyện.
Trong công tác quản lý để tránh tình trạng như trong trường hợp của
ông A, cần phát huy tính tập thể, quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị đồng
thời nâng cao năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân. Phải thực sự quan tâm
đến quyền lợi của mỗi cá nhân người lao động. Có phương pháp làm việc chặt
chẽ, khoa học và phải đúng theo quy định của pháp luật.

Lê Thị Lụa - Lớp Chuyên viên K2A-2015

11


III. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình
huống.

1. Căn cứ pháp lý để giải quyết tình huống:
- Luật Cán bộ công chức năm 2008;
- Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế
độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lương vũ trang;
- Thông tư số 03/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ về
hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương
trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức;
- Thông tư sô 83/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng
dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương và các chế độ phụ cấp lương đối
với cán bộ, công chức, viên chức.
- Quyết định số 53/2010/QĐ-UBND ngày 18/10/2010 của UBND
Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định nâng bậc lương trước thời hạn
đối với cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong các cơ
quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội lập thành tích xuất sắc trong thực hiện
nhiệm vụ.
2. Các phương án cụ thể :
* Phương án 1:
Sau khi nhận được đơn xin thôi việc của ông A, ông Chủ tịch Hội cho
rằng ông A không còn tâm huyết với công việc thể hiện ở việc thường xuyên
đi làm muộn, bỏ bê công việc do vậy ông chủ động đề nghị với đồng chí Bí
thư Huyện ủy chấp thuận đơn xin thôi việc của ông Nguyễn Văn A. Và đồng
chí Bí thư Huyện ủy cũng đồng ý cho ông Nguyễn Văn A thôi việc đồng thời
đề nghị Chủ tịch Hội Nông dân huyện, Ban Tổ chức Huyện ủy tham mưu giải
quyết chế độ nghỉ việc của ông A theo nguyện vọng.
* Phương án 2:
Ông Chủ tịch Hội Nông dân huyện gặp gỡ ông A để động viên, thuyết
phục ông tiếp tục công tác, đề nghị ông rút lại đơn xin thôi việc đã gửi cho Bí
Lê Thị Lụa - Lớp Chuyên viên K2A-2015

12



thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội hứa trường hợp của ông sẽ được giải quyết theo
nguyện vọng và đúng quy định của pháp luật hiện hành.
* Phương án 3:
Ngay lập tức Bí thư Huyện ủy mời ông Chủ tịch Hội Nông dân huyện
và ông Nguyễn Văn A lên làm việc, nếu trường hợp của ông Nguyễn Văn A là
đúng như đơn trình bày thì yêu cầu Chủ tịch Hội Nông dân phải lập hồ sơ đề
nghị để Hội đồng nâng lương trước thời hạn xem xét giải quyết và phải ưu tiên
giải quyết việc nâng lương trước hạn cho ông A.
3. Đánh giá các phương án :
* Phương án 1 :
Theo phương án này, ưu điểm là có thể đáp ứng nguyện vọng thôi việc
của ông A một cách nhanh chóng, công tác theo dõi, xét duyệt nâng lương của
huyện không bị đảo lộn, không gây phiền hà cho Hội đồng nâng lương trước
thời hạn của huyện.
Tuy nhiên có thể thấy ngay những hạn chế của phương án này:
- Do nguyện vọng thôi việc chỉ là phản ứng tiêu cực của ông A, thực
chất ông A vẫn còn khả năng và nguyện vọng cống hiến. Nếu thôi việc thì
khoản trợ cấp thôi việc sẽ khó đáp ứng nhu cầu kinh tế của gia đình ông hiện
tại và nếu trong một thời gian dài ông A không tìm được việc làm mới thì đó
sẽ là gánh nặng cho xã hội.
- Phương án cho thấy ông Chủ tịch Hội là người làm việc nguyên tắc và
cứng nhắc, bảo thủ, cố chấp không quan tâm đến quyền lợi, nguyện vọng của
cán bộ, công chức trong cơ quan, xu nịnh cấp trên; đồng chí Bí thư Huyện ủy
đã không quan tâm đến lý do ông Nguyễn Văn A xin thôi việc mà chỉ biết
thông tin một chiều từ ông Chủ tịch Hội Nông dân huyện. Với quyết định cho
ông Nguyễn Văn A thôi việc sẽ tạo ấn tượng không tốt cho cán bộ, công chức
trong cơ quan, tác động làm giảm năng suất và hiệu quả lao động. Giảm uy tín
lãnh đạo và không thay đổi được phương thức làm việc cũ.

- Trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước,
Đảng và Nhà nước ta xác định con người là một trong những nhân tố quan
Lê Thị Lụa - Lớp Chuyên viên K2A-2015

13


trọng, đặc biệt nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng tốt, việc trọng dụng nhân
tài sẽ góp phần đẩy nhông quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất
nước. Quyết định cho thôi việc một cán bộ chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo
đức tốt và có thâm niên công tác như ông A sẽ rất thiệt thòi cho cơ quan và
không phù hợp với chính sách trên. Bên cạnh đó không dễ để tìm ngay một
cán bộ có trình độ và năng lực tương đương để tiếp nhận công tác của ông A.
Như vậy chúng ta có thể thấy phương án này không khả thi.
* Phương án 2:
Ưu điểm: Giải quyết theo hướng này là có tính đến việc đảm bảo quyền
lợi vật chất cho ông A, sẽ không thay đổi nhân sự đồng thời không xáo trộn
công tác xét duyệt nâng lương của đơn vị và dường như khẳng định được vị
thế của cán bộ lãnh đạo.
Thực chất đây chỉ là phương án an toàn cho ông Chủ tịch Hội
- Đối với ông A, ông sẽ nghĩ đây là biện pháp nhằm xoa dịu và đối phó
với cá nhân ông về sau; đồng thời do tính cách của mình ông buộc lòng phải
có phản ứng không có lợi cho bản thân và cho cơ quan.
- Giả sử trong trường hợp ông A được Chủ tịch Hội đề nghị Hội đồng
nâng lương trước thời hạn xem xét mà Hội đồng nâng lương của huyện tiếp
tục “quên” trường hợp của ông A thì sự việc cũng chẳng giải quyết được vấn
đề gì.
- Sử dụng phương án này cũng có nghĩa là bỏ qua việc chấn chỉnh, thay
đổi lề lối làm việc của cán bộ lãnh đạo cũng như công tác xét duyệt lương
trong những năm tiếp theo, rộng hơn nữa có thể nhận định bộ máy cơ quan sẽ

ngày càng trì trệ, trái với xu hướng chung về đổi mới và cải tiến bộ máy hành
chính nhà nước ngày càng hiện đại như hiện nay Đảng và Nhà nước đang làm.
Nếu phương án này được sử dụng là một bước thụt lùi, tự mình làm suy
yếu và không phát huy được sức mạnh tập thể.
* Phương án 3:
Ưu điểm nổi bật của phương án này là thể hiện sự quan tâm của lãnh
đạo, tôn trọng và thực hiện đúng quy định của pháp luật; đồng thời đảm bảo
Lê Thị Lụa - Lớp Chuyên viên K2A-2015

14


quyền lợi cá nhân ông A cả về vật chất lẫn tinh thần; làm cho toàn thể cán bộ
công chức trong cơ quan thấy lãnh đạo giải quyết sự việc có lý, có tình, thể
hiện sự quan tâm chăm lo thực sự đến đời sống cán bộ, công chức. Đồng thời
khích lệ toàn thể cán bộ, công chức trong cơ quan tích cực cố gắng đem hết
sức mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên để thực hiện phương án này đòi hỏi cá nhân đồng chí Bí thư
Huyện ủy và ông Chủ tịch Hội Nông dân huyện phải cương quyết và thực sự
dũng cảm; đồng thời phải có biện pháp thích hợp để giải thích và thuyết phục
được Hội đồng nâng lương trước thời hạn của huyện ưu tiên giải quyết đột
xuất trường hợp của ông Nguyễn Văn A.
4. Lựa chọn phương án giải quyết:
Trên đây là 03 phương án giải quyết chế độ thôi việc đối với trường hợp
của ông A. Qua mỗi phương án đề ra chúng ta thấy có ưu điểm, nhược điểm.
Nhưng theo tôi để lựa chọn một phương án tối ưu cần phải dựa vào những yêu
cầu, mục tiêu đạt ra ban đầu, giải quyết vấn đề phải đúng quy định của pháp
luật bên cạnh là cái tình. Do đó, nếu đặt tôi ở vị trí tham mưu giải quyết tôi sẽ
chọn phương án 03 để giải quyết.


Lê Thị Lụa - Lớp Chuyên viên K2A-2015

15


IV. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án.
Ông Bí thư Huyện ủy thay mặt Hội đồng nâng lương trước thời hạn của
huyện và ông Chủ tịch Hội Nông dân huyện phải lựa lời thuyết phục, động
viên ông Nguyễn Văn A yên tâm công tác trong thời gian chờ quyết định nâng
bậc lương trước thời hạn cho ông.
Ông Chủ tịch Hội Nông dân huyện sẽ phải tổ chức họp cơ quan kiểm
điểm đánh giá lại hoạt động của cơ quan trong thời gian vừa qua. Bản thân ông
Chủ tịch Hội phải nghiêm khắc kiểm điểm bản thân, nhận trách nhiệm về công
tác xét đề nghị nâng lương trước hạn cho ông A, đồng thời ổn định lại tổ chức
và dư luận trong cơ quan. Bản thân ông A cũng phải kiểm điểm, rút kinh
nghiệm về việc đã bỏ bê công việc, thường xuyên đi làm muộn. Đồng thời tiến
hành họp lấy biểu quyết cơ quan về việc lập hồ sơ cho ông Nguyễn Văn A đề
nghị Hội đồng nâng bậc lương trước thời hạn của huyện xét duyệt.
Đồng chí Bí thư Huyện ủy trực tiếp chỉ đạo họp kiểm điểm, đánh giá
chất lượng hoạt động của Hội đồng nâng lương trước thời hạn và kiểm điểm cá
nhân ông Chủ tịch Hội Nông dân huyện; Nêu rõ trường hợp của ông A và yêu
cầu khẩn trương giải quyết. Đồng thời qua sự việc này mà rà soát, chấn chỉnh
công tác lãnh đạo và xây dựng quy chế, quy trình xét duyệt nâng bậc lương
trước thời hạn cho cán bộ, công chức, viên chức lập thành tích xuất sắc trong
thực hiện nhiệm vụ tại huyện theo đúng quy định.
Giao Ban Tổ chức Huyện ủy sau khi có kết quả xét duyệt của Hội đồng
lương phải tham mưu lập hồ sơ đề nghị Ban Tổ chức Thành ủy ra quyết định
nâng bậc lương trước thời hạn cho ông Nguyễn Văn A theo đúng quy định.
Sau khi nhận được quyết định nâng bậc lương của ông A, Chủ tịch Hội
Nông dân huyện phải chỉ đạo Bộ phận Tài chính – Kế toán của cơ quan nhanh

chóng lập hồ sơ để truy lĩnh tiền lương chênh lệch và truy nộp BHXH cho ông
A theo đúng quy định.

Lê Thị Lụa - Lớp Chuyên viên K2A-2015

16


Nội dung kế hoạch được tóm tắt ở bảng dưới đây:
STT

1

Nội dung công việc

Chủ thể thực

Điều kiện thực

hiện

hiện

Thuyết phục, động viên ông A - Bí thư Huyện ủy - Cần có sự cảm
yên tâm công tác trong thời - Ông Chủ tịch thông với phản
gian chờ Quyết định nâng Hội
lương trước thời hạn.

2


Nông

dân ứng của ông A

huyện

Hội Nông dân huyện tổ chức - Chủ tịch Hội - Cần chuẩn bị
họp cơ quan để kiểm điểm, Nông dân huyện

bản tự kiểm điểm

đánh giá lại hoạt động, ổn định - Cán bộ, chuyên đánh giá của các
lại tổ chức, dư luận trong cơ viên Hội Nông cá nhân trong cơ
quan và xem xét đề nghị nâng dân huyện

quan.

lương bậc lương trước thời hạn
cho ông A gửi Hội đồng nâng
bậc lương trước thời hạn của
huyện.
3

Họp kiểm điểm, đánh giá chất - Bí thư Huyện ủy - Báo cáo kết quả
lượng hoạt động của Hội đồng - Hội đồng nâng hoạt

động

của


nâng lương trước thời hạn của lương trước thời Hội đồng nâng
huyện và kiểm điểm cá nhân hạn

bậc lương trước

ông Chủ tịch Hội Nông dân

thời hạn

huyện

- Bản kiểm điểm
cá nhân của ông
Chủ

tịch

Hội

Nông dân
4

Hội đồng nâng lương trước thời - Hội đồng nâng - Có hồ sơ đề
hạn tổ chức họp xét duyệt đề lương trước hạn

nghị

nghị nâng bậc lương trước thời

nâng bậc lương


hạn cho ông A

trước thời hạn của

Lê Thị Lụa - Lớp Chuyên viên K2A-2015

xét

duyệt

17


Hội

Nông

dân

huyện cho ông A
5

6

Lập hồ sơ đề nghị Ban Tổ chức - Ban Tổ chức Có Biên bản họp
Thành ủy ra Quyết định nâng Huyện ủy

của


bậc lương trước thời hạn cho

nâng bậc lương

ông A theo đúng quy định

trước thời hạn.

Hội

đồng

Lập hồ sơ để truy lĩnh tiền - Kế toán Hội Phải



lương chênh lệch và truy nộp Nông dân huyện

định

nâng

BHXH cho ông A theo đúng

lương trước thời

quy định.

hạn của ông A


Lê Thị Lụa - Lớp Chuyên viên K2A-2015

Quyết
bậc

18


PHẦN III: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
Trên đây là toàn bộ nội dung diễn biến của một trong nhiều tình huống
về vấn đề giải quyết chế độ, chính sách thôi việc đối với công chức đã và có
thể sẽ tiếp tục xảy ra trong thực tế. Qua sự việc trên Hội Nông dân huyện, Hội
đồng nâng bậc lương trước thời hạn của huyện Phúc Thọ có thể rút ra một số
bài học trong công tác quản lý Nhà nước về cán bộ, công chức.
Qua đó, tôi có một số kiến nghị như sau:
- Cán bộ lãnh đạo phải quan tâm sâu sát hơn nữa đối với cán bộ
công chức, phải thực sự dân chủ, công minh, dám chịu trách nhiệm, linh hoạt
khi giải quyết tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức dưới quyền trên cơ
sở tôn trọng và đảm bảo quyền lợi của cá nhân.
- Việc tiến hành các bước để xem xét nâng bậc lương trước thời hạn đối
với cán bộ, công chức, viên chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm
vụ phải đúng quy trình theo quy định của cấp trên và phải thật sự khách quan,
công bằng, đúng trình tự, thủ tục, đúng với quy định của luật pháp và phù hợp
với yêu cầu thực tiễn nhất là phải đáp ứng được nguyện vọng của cán bộ, công
chức.
- Tổ chức công đoàn trong cơ quan cần phát huy đúng vai trò bảo vệ
được quyền lợi cho cán bộ, công chức, quan tâm nắm bắt tâm tư nguyện vọng
của cán bộ, công chức.

Lê Thị Lụa - Lớp Chuyên viên K2A-2015


19


PHẦN IV: KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng và thực hiện chính sách bồi dưỡng,
trọng dụng và đãi ngộ cán bộ, công chức nhất là cán bộ, công chức có tài năng
là một công việc rất quan trọng, cần thiết, đang trở thành nhân tố quyết định
sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; là giải pháp đặc
biệt quan trọng để xây dựng nền công vụ trong sạch, vững mạnh, chuyên
nghiệp, hiện đại, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn. Tuy nhiên không chỉ là
chính sách của Trung ương mà còn là cả sự vận dụng chính sách ấy vào từng
địa phương, đơn vị như thế nào cho hợp tình, hợp lý, gắn với trách nhiệm,
hiệu quả công tác của cán bộ, công chức.
Trong thực tế khi xử lý công việc, nhiều cán bộ lãnh đạo thường giải
quyết công việc một cách máy móc, ít khi phân tích, tìm kiếm nguyên nhân
dẫn đến sự việc nên có việc không tìm được nguồn gốc vấn đề để giải quyết,
đưa ra kết luận hoặc hướng giải quyết không đúng với thực tế. Do vậy, người
lãnh đạo cần phải có tâm, có tầm nhìn thấy được nguyên nhân, hậu quả của vụ
việc để ban hành các quyết định quản lý cho phù hợp và kịp thời.
Xã hội vận động và phát triển không ngừng, các quan hệ xã hội nảy
sinh ngày càng nhiều, trong công tác quản lý nhà nước thì khó có thể tránh
những sai sót và khuyết điểm. Bên cạnh việc hạn chế đến mức thấp nhất
những khuyết điểm đó thì chúng ta phải nghiêm túc sửa chữa khuyết điểm khi
nó xảy ra. Không che giấu cái khiếm khuyết đó như lời Bác Hồ đã dạy trong
tác phẩm Sửa đổi Lối làm việc: “Hễ thấy khuyết điểm phải kiên quyết tự sửa
chữa và giúp đồng chí mình sửa chữa. Phải như thế, Đảng mới chóng phát
triển, công việc mới chóng thành công. Nếu không kiên quyết sửa chữa khuyết
điểm của ta, thì cũng như giấu giếm tật bệnh trong mình, không dám uống
thuốc, để bệnh ngày càng nặng thêm, nguy đến tính mệnh”

Trong tiểu luận này tôi đã đưa ra một tình huống cụ thể có thể xảy ra
trong thực tế một cơ quan nhà nước. Các phương án giải quyết vấn đề của tôi
có thể chưa thật chặt chẽ, hợp lý. Nhưng đây là một cách nhìn nhận vấn đề của
tôi tiếp thu được từ lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên
Lê Thị Lụa - Lớp Chuyên viên K2A-2015

20


viên. Do kiến thức về quản lý Nhà nước của bản thân còn hạn chế, nhất là sự
hiểu biết sâu sắc về hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước đã ban hành,
cho nên những phân tích, nhận xét đánh giá của cá nhân không tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn của Quý Thầy, Cô và
đồng nghiệp góp phần tiếp tục hoàn thiện cá nhân mình để cống hiến tốt, góp
phần sức lực nhỏ bé của mình trong sự nghiệp đổi mới của Đất nước.

Lê Thị Lụa - Lớp Chuyên viên K2A-2015

21


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên 2014;
- Luật Cán bộ công chức năm 2008;
- Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế
độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lương vũ trang;
- Thông tư số 03/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ về
hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương
trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức;
- Thông tư sô 83/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng

dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương và các chế độ phụ cấp lương đối
với cán bộ, công chức, viên chức.
- Quyết định số 53/2010/QĐ-UBND ngày 18/10/2010 của UBND
Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định nâng bậc lương trước thời hạn
đối với cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong các cơ
quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội lập thành tích xuất sắc trong thực hiện
nhiệm vụ.

Lê Thị Lụa - Lớp Chuyên viên K2A-2015

22



×