Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tiểu luận xử lý vi phạm hành chính về hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.98 KB, 20 trang )

TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Lớp: Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K4A-2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HÀNH VI
SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ ĐỐI VỚI CƠ SỞ
SẢN XUẤT NƢỚC UỐNG C2 GIẢ Ở PHƢỜNG QUAN HOA,
QUẬN CẦY GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Trang
Chức vụ: Chuyên viên
Đơn vị công tác: Chi cục Quản lý thị trường,
Sở Công thương Hà Nội

Hà Nội, tháng 11 năm 2015
1


I. LỜI NÓI ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Sản xuất và buôn bán hàng giả từ nhiều năm nay đã trở thành vấn nạn
phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam, xu thế của hoạt động sản xuất, buôn bán hàng
giả ngày càng tăng về quy mô, tinh vi về công nghệ và thủ đoạn. Bất kỳ hàng
hóa nào bán chạy trên thị trường đều xuất hiện hàng giả, xâm phải quyền sở hữu
trí tuệ (SHTT)......
Hàng giả gây tác hại trực tiếp cho con người như ảnh hưởng tính mạng và
sức khỏe người dân và nguy hại hơn là làm mất uy tín của các doanh nghiệp làm
ăn chân chính. Do đó hàng giả vẫn đang là vấn đề bức xúc với các cơ quan Nhà
nước, nỗi lo của nhà sản xuất kinh doanh và sự bất bình của người tiêu dùng.


Thực tế những hậu quả do nạn sản xuất và buôn bán hàng giả trong các doanh
nghiệp Việt Nam gây ra là hết sức nghiêm trọng do đó đặt ra cho chúng ta một
yêu cầu cấp bách là phải tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để diệt trừ tận
gốc nạn sản xuất và buôn bán hàng giả. Đó cũng chính là lý do mà Tôi nghiên
cứu đề tài này và quyết định lựa chọn tình huống về việc xử lý hành vi sản xuất
và buôn bán hàng giả ở phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Mục đích nghiên cứu tình huống đưa ra nhằm phân tích các ưu điểm và
nhược điểm của các phương án xử lý tình huống; từ đó lựa chọn ra phương án
xử lý hiệu quả nhất, họp tình hợp lý mà không trái pháp luật mang lại lợi ích
kinh tế cho xã hội.

2


1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháo khảo sát, thu thập thông tin, phân tích và đánh giá phương
án thực thu nhằm xử lý tình huống đưa ra.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Tình huống xảy ra trên địa bàn phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, thành
phố Hà Nội.
1.5. Bố cục của tiểu luận
Tiều luận được bố cục với những nội dung như sau:
1. Mô tả tình huống
2. Mục tiêu xử lý tình huống
3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả
4. Phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn

3



II. NỘI DUNG
2.1. Mô tả tình huống
Ngày 20/6/2015 Đội quản lý thị trường quận Cầu Giấy đã phát hiện và xử
lý một cơ sở sản xuất nước uống C2 giả với số lượng lớn ở phường Quan Hoa,
Cầu Giấy, Hà Nội để bán cho các cửa hàng nhỏ lẻ.
Theo đó, ngày 3/6/2015, nhận được tin báo của quần chúng về một cơ sở
sản xuất giả mạo nhãn hiệu nước uống C2, Đội Quản lý thị trường ngay lập tức
tiến hành kiểm tra.
Tại thời điểm kiểm tra phát hiện cơ sở có rất nhiều các dụng cụ để làm
nước C2 giả như máy pha chế, đóng chai.... Trong kho có 120 thùng C2 (2.880
chai) do ông Nguyễn Sỹ Thành (chủ cơ sở) nhập của Công ty TNHH Bình Minh
ở Tây Hồ, Hà Nội.
Ngoài ra, Đội Quản lý thị trường Cầu Giấy phát hiện 1500 chai nước C2
đã được dán tem mác nhưng chưa đóng hộp.
Kiểm tra phía sau kho, Đội Quản lý thị trường còn phát hiện 5 bao tải
đựng nhãn mác hiệu C2.
Theo chủ cơ sở khai nhận, hoạt động sản xuất C2 diễn ra từ năm 2013 đến
nay. Toàn bộ số nước C2 giả này ước tính lên tới 25 triệu đồng.
Sự việc nghiêm trọng hơn là khi Đội Quản lý thị trường tiến hành công
tác kiểm tra tại cơ sở sản xuất, ông Thành đã cố ý không hợp tác làm việc và có
thái lăng mạ những người đang thi hành công vụ. Khi được yêu cầu xuất tình

4


Giấy chững nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, ông đã không chấp hành
và có hành vi hành hung người thi hành công vụ.
Qua tình huống trên xin hỏi việc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi

sản xuất, buôn bán hàng giả đối với cơ sở sản xuất của ông Thành và hành vi
cản trở hoạt động quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm của ông Thành bị xử
phạt như thế nào?
2.2.Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Việc lựa chọn tình huống và đưa ra phương án xử lý tối ưu nhằm giải
quyết các vấn đề do tình huống đặt ra. Cụ thể là tìm ra một phương án khả thi
giải quyết tình huống trên cho thấu tình đạt lý, không trái với những quy định
của pháp luật, bảo vệ được quyền lợi của các bên gồm bên lực lượng Quản lý thị
trường và phía bên vi phạm. Đưa ra phương án xử lý tình huống hiệu quả nhất
cũng nhằm mục đích nâng cao hiểu biết của người dân về việc tôn trọng và chấp
hành nghiêm chỉnh pháp luật; đồng thời ngăn chặn hành vi buôn bán và sản xuất
hàng giả.
Việc xử lý tình huống cũng nhằm mục tiêu tăng cường pháp chế Xã hội
chủ nghĩa (XHCN). Pháp chế XHCN là chế độ của đời sống chính trị - xã hội
trong đó Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật; các cơ quan Nhà nước, đơn vị
lực lượng vũ trang nhân dân, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các
tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế và công dân
đều phải tôn trọng và thực hiện hiến pháp, pháp luật bị xử lý theo pháp luật.
Pháp luật chỉ có thể phát huy hiệu lực của mình, điều chỉnh một cách có hiệu lực
các quan hệ xã hội khi dựa trên cơ sở vững chắc của nền pháp chế. Thực hiện
5


pháp chế XHCN, đất nước ta đã không ngừng phát triển, đời sống nhân dân
ngày càng ổn định, ấm no, hạnh phúc. Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị
trường hiện nay, việc tăng cường pháp chế XHCN nhằm ngăn chặn, loại trừ
những hành vi vi phạm pháp luật; đồng thời sẽ tác động tích cực đến công cuộc
cải cách bộ máy Nhà nước nói chung và công chức hành chính Nhà nước nói
riêng, nhằm nâng cao hiệu lực, hiểu quả quản lý Nhà nước.
2.3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả

2.3.1. Phân tích nguyên nhân chủ quan và khách quan
Hàng giả tồn tại trong mọi lĩnh vực thực sự là một tệ nạn xã hội, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp, người tiêu dùng và Nhà nước.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến nạn làm hàng giả trên thị trường là từ
phía người sản xuất nhằm thu lợi nhuận cao. Các cơ sở này đã tìm mọi cách thay
thế vật liệu dởm, rẻ tiền để sản xuất hàng giả với chi phí thấp mà vẫn bán được
giá cao, thu lợi nhuận nhiều.
Nguyên nhân thứ hai là do người tiêu dùng không nhận biết được hàng
thật, hàng giả. Thêm vào đó, một bộ phận người tiêu dùng có tâm lý dễ chấp
nhận với hàng giả theo quan niệm “ tiền nào của nấy”; Khi hàng hóa rẻ phù hợp
với thu nhập thì họ mua về để dùng.
Nguyên nhân thứ ba là hiện nay Nhà nước chưa làm tốt công tác tuyên
truyền và cung cấp những kiến thức cơ bản cho người tiêu dùng về chất lượng
hàng hóa, tình hình sản xuất và tham gia đấu tranh phòng ngừa.
Nguyên nhân thứ tư là do sự bất cập trong hệ thống văn bàn pháp luật.
Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán
6


hàng giả còn chưa đầy đủ, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn xử lý đối với đối
tượng sản xuất và buôn bán hàng giả. Chính những lỗ hổng về luật đã khiến
công tác quản lý bị buông lỏng, còn hậu quả thì người dân gánh chịu. Bên cạnh
đó, nhiều khó khăn trong chính sách đã bó buộc khả năng của lực lượng quản lý
thị trường vì có khá nhiều kẽ hở trong quy định, văn bản pháp luật. Biện pháp
chủ yếu vẫn là xử lý hành chính, chưa có những quy định chặt chẽ về việc xử lý
hình sự. Mức phạt hành chính, chế tài cũng còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe.
Nguyên nhân thứ sáu là do sự bất cập trong cơ chế quản lý. Lý giải về tình
trạng hàng giả, hàng nhái hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân là do cơ
chế phối hợp và chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm còn nhẹ. Hiện nay, có tới
5 cơ quan hành chính có chức năng và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về

sở hữu trí tuệ gồm cơ quan Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành Khoa
học- Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và du lịch, công an kinh tế, UBND các cấp
cùng cơ quan hải quan kiểm soát hàng nhập khẩu. Lực lượng quản lý, kiểm tra
này tuy đông nhưng không mạnh. Do hoạt động rời rạc, thiếu sự đồng bộ về chất
lượng cũng như số lượng, chức năng nhiệm vụ giữa các cơ quan lại chồng chéo
nên dù chịu sự kiểm tra của năm cơ quan nêu trên nhưng nạn hàng giả, hàng
kém chất lượng vẫn tràn ngập trên thị trường.
Nguyên nhân thứ bảy là sự kém hiểu biết về pháp luật của một bộ phận
nhân dân và người liên đới đến vụ việc xảy ra. Trong khi các lực lượng chức
năng đang vật lộn với cuộc chiến chống hàng giả thì không ít người dân vẫn
đang vô tình tiếp tay cho vẫn nạn này. Một số sinh viên do ra trường thất nghiệp,

7


chưa có công văn việc làm nên đã có hành vi sản xuất hay buôn bán hàng giả để
tăng thu nhập mà không biết được tác hại của nó.
Dù đã có nhiều quy định, lực lượng hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ thương
hiệu, chống hàng giả...nhưng một nguyên nhân khác khiến hàng giả vẫn có “ đất
sống” lại xuất phát từ doanh nghiệp. Chỉ có doanh nghiệp mới biết rõ nhất hàng
giả mạo thương hiệu của mình, mức độ thiệt hại, nguồn gốc hàng giả ở đâu,
nhưng nhiều doanh nghiệp lại e ngại thương hiệu bị ảnh hưởng vì liên quan đến
hàng giả, nên không hợp tác với cơ quan chức năng. Đây là điều khiến công tác
đấu tranh chống hàng giả gặp nhiều khó khăn dẫn đên thủ đoạn làm giả ngày
càng hoành hành.
Nguyên nhân thứ chín là do năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ
của lực lượng kiểm tra, kiểm soát ở một số đơn vị, địa phương, đặc biệt là vùng
miền núi, vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, chưa đồng đều. Vì vậy, công tác dự
báo nhiều lúc, nhiều nơi còn bị động; việc phát hiện xử lý triệt để các đường
dây, ổ nhóm làm hàng giả có quy mô lớn chưa được nhiều.

Nguyên nhân thứ mười là lực lượng kiểm tra, kiểm soát còn quá mỏng. Ở
nhiều nơi, Đội Quản lý thị trường chỉ có từ 3 - 4 biên chế phải chịu trách nhiệm
1 huyện. Bên cạnh đó, trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ vừa thiếu, vừa lạc
hậu. Kinh phí hoạt động, đặc biệt là kinh phí tiêu hủy hàng hóa giả, hàng kém
chất lượng gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất
độc hại, động vật, thực vật và sản phẩm có nguồn đốc động, thực vật ở dạng tươi
sống...

8


Nguyên nhân cuối cùng cũng không kém phần quan trọng đó là mấu
thuẫn giữa các đối tượng cạnh tranh. Vẫn còn không ít cơ sở sản xuất kinh
doanh tìm mọi cách hạ uy tín, lấn chiếm, giành giật thị phần khách hàng. Tình
trạng sản xuất hàng giả, nhái mác, kiểu dáng là thủ đoạn thường thấy trong cạnh
tranh không lành mạnh.
2.3.2. Phân tích hậu quả
Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tự chủ trong sản xuất, kinh
doanh đưa ra thị trường các sản phẩm hàng hóa dịch vụ phong phú, đa dạng.
Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển thị trường còn nảy sinh nhiều mặt
tiêu cực, do chạy theo lợi nhuận và lợi dụng uy tín, chất lượng của những mặt
hàng được người tiêu dùng ưa thích; nhiều cơ sở sản xuất đã đưa ra thị trường
những hàng hóa giả mạo đánh lừa người tiêu dùng, gây thiệt hại nền kinh tế, làm
cho nền kinh tế trì trệ, kém phát triển; gây ô nhiễm môi trường...
Hàng giả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và lưu thông của
nhiều doanh nghiệp chân chính và làm nàn lòng các nhà đầu tư nước ngoài đầu
tư vào Việt Nam. Hàng giả gây thiệt hại về tinh thần và tiền của đối với các
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn làm ăn chân chính mất hết uy tín đối với

khách hàng, sản phẩm bán ra không được nhiều gây thất thu đối với các doanh
nghiệp khiến các doanh nghiệp phải đầu tư một khoản tiền lớn vào việc chống
hàng giả và tạo nhãn mác sản phẩm của mình sao cho hàng giả ít có khả năng
nhái theo nhãn hiệu của công ty mình.
9


Hàng giả tràn lan trên thị trường làm cho người tiêu dùng mất dần niềm
tin vào sản phẩm vì họ không tìm thấy giá trị đích thực mà mình mong muốn,
dẫn đến quay lưng lại với sản phẩm. Hàng giả còn gây thiệt hại về tài sản của
người tiêu dùng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính magnj của người tiêu dùng
khi mua phải hàng giả, hàng nhái.
Hàng giả cũng ảnh hưởng xấu đến Nhà nước như làm thất thu ngân sách
Nhà nước, rối loạn trật tự quản lý kinh tế. Các cơ quan điều tra phải chi nhiều
tiền để đối phó với các thủ đoạn tinh vi làm hàng giả, hàng nhái. Để khẳng định
đó là hàng giả trước khi xử lý lại không dễ. Theo quy định, việc xử lý bắt buộc
phảo có giám định kết luận hàng giả. Tuy nhiên, chi phí gián định nhiều mặt
hàng rất đắt. Khi đưa đi giám định buộc lực lượng chức năng thực thi phải tạm
ứng kinh phí giám định, nếu đúng là hàng giả thi phải tiêu hủy. Đồng thời, chính
đương sự vi phạm phải nộp phó giám định, song đến nay hầu như không có
đương sự nào nộp.
2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phƣơng án giải quyết tình
huống
Phƣơng án 1:
Căn cứ Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi năm 2009), người
nào cố ý gây thương tịch hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ
thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% và thuộc trường hợp cải tạo không
giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

10



Do ông Thành có hành vi đánh người đang thi hành công vụ nên người có
thẩm quyền xử phạt chuyển hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể
là ông Thành bị phạt cải tạo không giam giữ.
Ưu điểm của phương án này là nhằm trừng trị người phạm tội và giáo dục
họ tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, đồng thời giáo dục những
người khác phải tôn trọng phát luật.
Nhược điểm của phương án này là mức xử phát quá nặng, không hợp lý
hợp tình cho bên phạm tội dẫn đến sự bất bình cho người dân.
Phƣơng án 2:
Chỉ áp dụng một hình thức xử phạt vi phạm hành chính nặng nhất là hành
vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa. Căn cứ theo Điều 11
Nghị định số 08/2012/NĐ-CP, việc xử phạt đối với hành vi sản xuất hàng giả
mại nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa được quy định như sau:
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp
hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 10.000.000
đồng đến 20.000.000 đồng;
+ Phạt tiền gấp 2 lần so với mức xử phạt được quy định như trên khi hàng
giả là thực phẩm.
Như vậy cơ sở sản xuất của ông Thành bị xử phạt 40 triều đồng về hành
vi sản xuất hàng giả.
Nhược điểm của phương án này là xử phạt chưa đủ các hành vi vi phạm,
Mức phạt không đủ sức răn đe những người tội phạm mà còn gây khó khăn
trong việc lập lại trật tự trong lĩnh vực thương mại.
11


Phƣơng án 3:
Căn cứ pháp lý để áp dụng mức xử phạt tiền đối với cả 2 hành vi snar xuất

và buôn bán hàng giả:
- Theo Điều 10 Nghị định số 08/2013/NĐ-CP, việc xử phạt đối với hành
vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa được quy định như
sau:
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp
hàng giả tương đương với số luowngj của hàng thật có giá trị từ trên 10.000.000
đồng đến 20.000.000 đồng;
+ Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt đạt được quy định như trên khi
hàng giả là thực phẩm.
- Theo Điều 11 Nghị định số 08/2013/NĐ-CP, việc xử phạt đối với hành
vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa được quy định như
sau:
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp
hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 10.000.000
đồng đến 20.000.000 đồng;
+ Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt được quy định như trên khi hàng
giả là thực phẩm.
Như vậy, cơ sở sản xuất của ông Thành bị xử phạt là 55 triệu đồng đối với
2 hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả thì sẽ bị tịch thu giấy phép hành nghề
và bắt buộc ông Thành phải tiêu hủy toàn bộ số C2 có trong cơ sở sản xuất.
Căn cứ pháp lý về việc hành hung người thi hành công vụ:
12


- Theo Khoản 5, Điều 32 Nghị đinh số 91/2012/NĐ-CP quy định về việc
xử phạt đối với các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi hành
hung người thi hành công vụ.
- Trong ba phương án được nêu ra thì phương án thứ 3 là lựa chọn tối ưu
vì phương án này có nhiều mặt tích cực như mức xử phạt nặng sẽ răn đe được

các cơ sở sản xuất kem khác nếu có ý định sản xuất hàng giả, ngăn chặn triệt để
hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả của ông Thành.
2.5. Lập Kế hoạch tổ chức thực hiện phƣơng án đã lựa chọn

STT

Nội dung công việc

1

Xác minh tình tiết của vụ việc bằng văn bản:

Chủ thể thực hiện
Kiểm

soát

viên

thị

soát

viên

thị

- Cơ sở sản xuất nước C2 và ông Thành trường
có vi phạm hành chính;
- Hành vi đánh người thi hành công vụ

của ông Thành là tình tiết tăng nặng
2

Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính Kiểm
để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm trường
quyền xử phạt.
Vì tang vật là hàng giả nên giá của tang vật
đó là giá thị trường của hàng hóa thật tại thời
điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính

13


3

Loại hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính gồm Đội trưởng Đội quản lý
biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử thị trường
phạt hành chính.
- Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ
ngày, tháng, năm địa điểm lập biên bản; họ,
tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa
chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên,
địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng,
năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi
phạm. Biên bản vi phạm hành chính phải
được lập thành ít nhất 02 bản, phải được
người lập biên bản và người vi phạm hoặc
đại diện tổ chức vi phạm ký. Biên bản vi
phạm hành chính lập xong phải giao cho bên
vi phạm hành chính 01 bản


4

Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính Đội trưởng Đội quản lý
trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên thị trường
bản vi phạm hành chính.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày
ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có
lập biên bản, kiểm soát viên phải gửi cho cá
nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền

14


phạt
5

Chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn Bên vi phạm là ông
10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt Thành
vi phạm hành chính.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận
được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị
xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà
nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc
Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt

15


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận
Hiện nay tình trạng sản xuất hàng giả, hàng nhái đang gia tăng và diễn
biến phức tạp đặc biệt trong các dịp lễ, tết. Các loại hàng giả, hàng nhái tràn lan
từ mặt hàng phổ thông cho tới các mặt hàng cao cấp, từ hàng tiêu dùng cho tới
tư liệu sản xuất, không phân biệt giá trị lớn hay nhỏ, công nghệ cao hay thấp, từ
các vùng thôn quê cho tới trốn thành thị, ngay cả trong các trung tâm thương
mại lớn. Hàng giả, hàng nhái luôn làm đâu đầu các nhà quản lý cũng như nỗi lo
lắng của người tiêu dùng, ảnh hưởng tới uy tín doanh thu của các doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất kinh doanh chân chính và an toàn của người sử dụng.
Nói tóm lại, qua phân tích ở trên, Chúng ta thấy nạn hàng nhái, hàng giả đang là
vấ đề cần quan tâm của các cấp các ngành cũng như của mọi người dân. Huy
vọng bằng nỗ lực của các cơ quan chống hàng giả, lực lượng quản lý thị trường,
bằng các biện pháp hữu hiệu của Nhà nước va tất cả người dân, nạn hàng giả sẽ
giảm và môi trường kinh doanh sẽ trong sạch hơn.
3.2. Kiến nghị
* Đối với các cấp, các ngành:
Để khắc phục tình trạng sản xuất và buôn bán hàng giả, không chỉ có các
cấp, các ngành mà còn có sự phối hợp của toàn thể nhân dân nhất là các doanh
nghiệp và người tiêu dùng.
Chính quyền và các ban ngành chức năng các cấp cần có chính sách đầu
tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động. Nhà

16


nước cần chú trọng nâng cao mức thu nhập, cải thiện đời sống vật chất cho cán
bộ, công chức; đồng thời tích cực vận động mọi người dân tự nguyện, tự giacs
tờ cáo những cơ sở, ổ nhóm sản xuất, tàng trữ, kinh doanh hàng giả, không tham
gia vào hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả.
Công tác chỉ đạo đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả phải

kiên quyết kịp thời, có tác dụng giáo dực răn đe phòng ngừa tội phạm.
Các cơ quan chức năng cũng nên trưng bày, triển lãm hàng thật, hàng giả
nhằm giúp người dân có thêm ý thức, thông tin để phân biệt hàng thật, hàng giả,
hiểu được tác hại ghê gớm của nó, từ đố mà tránh mua phải hàng nhái.
Về lâu dài, Nhà nước cần rà soát, sửa đổi bổ sung các văn bản luật cho
phù hợp với thực tiễn, cần cự thể hóa các chế tài và làm rõ mức nào thì khởi tố
hình sự, mức nào thì xử phạt hành chính, nâng một số khung hình phạt về hành
vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Các Bộ, ngành cần ban hành sớm thông tư
hướng dẫn, Nghị định xử phạt vi phạm để lực lượng chức năng có cơ sở triển
khai đảm bảo kịp thời, đúng quy định của pháp luật.
Thời gian tới, lực lượng Quản lý thị trường cần tiếp tục kiểm tra, kiểm
soát có trọng tâm, trọng điểm; xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát theo từng
tuyến, từng khu vực; tăng cường trinh sát, phát hiện các tổ chức, cá nhân vi
phạm trong lĩnh vực công nghệ cao, các đường dây, ổ nhóm lớn; thường xuyên
trao đổi thông tin tội phạm giữa cơ quan, các lực lượng, đảm bảo huy động được
sức mạnh tổng hợp trong phòng ngừa, đấu tranh sản xuất và buôn bán hàng giả,
vi phạm SHTT.
* Đối với các doanh nghiệp:
17


Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải chủ động bảo vệ chất
lượng và mẫu mã hàng hóa của cơ sở mình. Các doanh nghiệp cần chủ động
phát hiện và phối hợp với các lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh và
phòng chống hàng giả.
Các doanh ngheiepj nên chủ động dán tem chống hàng giả cho sản phẩm
của mình.
* Đối với ngƣời tiêu dùng:
Người tiêu dùng không tham rẻ mà mua hàng giả, hàng nhái và phải góp
phần hỗ trợ Chi cục Quản lý thị trường phòng chống và đẩy lùi tệ nạn hàng giả.

Khi phát hiện thấy có đối tượng buôn bán tàng trữ hàng giả phải kịp thời khai
báo các đối tượng sản xuất ấy cho các lực lượng chức năng, không tiếp tay cho
kẻ xấu.
Ngoài ra, người tiêu dùng cần nâng cao tinh thần cảnh giác khi mua hàng
và phải nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong việc chống hàng nhái, hàng kém
chất lượng. Việc này không chỉ là bảo vệ quyền lợi của mình mà còn chống lại
hành vi phá hoại sản xuất, kìm hãm sự phát triền nên kinh tế đất nước. Việt nam
hiện nay cần phải thiết lập một cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
Theo đó, nhà sản xuất cần bỏ kinh phó để thông báo đến người tiêu dùng nhằm
phân biệt hàng thật của mình với hàng giả và có chính sách khen thưởng kịp thời
cho những người tiêu dùng phát hiện ra hàng nhái, hàng giả. Hơn nữa, cũng nên
có một hành lang pháp lý do Đội bảo vệ người tiêu dùng lập ra để bảo vệ người
tiêu dùng sau khi mua hàng.

18


Tóm lại, cuộc đấu tranh với vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất
lượng là công việc không chỉ của riêng một tổ chức hay cá nhân mà phải là công
việc của toàn xã hội mà trước hết là cần hoàn thiện các quy định của pháp luật,
phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan thực thi pháp luật, nâng cao ý
thức của tổ chức và cá nhân. Có làm được như vậy thì mới từng bước đẩy lùi
được vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang tràn lan
hiện nay.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo Công Thương điện tử;

2. Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi năm 2009) quy định hành vi đánh
người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
3. Luật số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 xử lý vi phạm hành
chính.
4. Nghị định số 08/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2013 quy định xử
phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả;
5. Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán
hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
6. Nghị định số 91/2012/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với các hành
vi cản trở hoạt động quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm;
7. Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính anwm
2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính năm 2008.
8. Thông tư số 09/2013/TT-BCT ngày 02 tháng 05 năm 2013 của Bộ Công
thương quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính
của Quản lý thị trường.
9. Thông tư số 13/2014/TT-BCT ngày 06 tháng 03 năm 2014 quy định về
hoạt động công vụ của công chức Quản lý thị trường.

20



×