Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội
Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường, Phòng Đào tạo, quý
thầy cô giáo Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong đã giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập tại trường, đồng thời hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành tiểu luận tình
huống này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới quý Thầy, Cô
chủ nhiệm lớp; quý Thầy, Cô giáo trong nhà trường đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn,
chuyển tải những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập tại
trường.
Do thời gian hạn chế và kinh nghiệm quản lý nhà nước chưa có, đề tài khbà
Gránh khỏi những thiếu sót, những hạn chế về cả nội dung và hình thức. Tôi rất
mong nhận được những góp ý của quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày ...... tháng...... năm 2015
Học viên
Triệu Mạnh Chiến
Học viên: Triệu Mạnh Chiến- Chuyên viên Văn Phòng Sở Công Thương
1
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội
Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................. 3
I. NộI DUNG TÌNH HUốNG. ......................................................................... 5
1.1. Hoàn cảnh ra đời của tình huống. ....................................................................... 5
1.2. Mô tả tình huống ............................................................................................... 6
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUốNG. ............................................................... 8
2.1.Mục tiêu phân tích tình huống. ........................................................................... 8
2.2. Cơ sở lý luận. .................................................................................................... 9
2.3. Phân tích diễn biễn, nguyên nhân, hậu quả của tình huống. ............................... 14
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan. ........................................................................................ 14
2.3.3. Hậu quả. ................................................................................................................ 14
III. Xử LÝ TÌNH HUốNG. ..................................................................... 15
3.1. Mục tiêu xử lý tình huống................................................................................ 15
3.2. Đề xuất phƣơng án xử lý tình huống. ............................................................... 15
3.3. Lựa chọn phƣơng án xử lý tình huống. ............................................................ 18
IV. KIếN NGHị. ...................................................................................... 19
4.1. Đối với Sở Công Thƣơng ................................................................................. 19
V. KếT LUậN .......................................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 21
Học viên: Triệu Mạnh Chiến- Chuyên viên Văn Phòng Sở Công Thương
2
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội
Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015
LỜI NÓI ĐẦU
Một vấn đề đang tồn tại nhức nhối trong các cơ quan nhà nước đó là quan hệ
5C, cấp dưới ỷ lại có quan hệ họ hàng, quen biết với lãnh đạo không hoàn thành
nhiệm vụ được giao. Cho đến nay, Bộ Nội vụ chưa thống kê được các trường hợp
cha, con, anh em, vợ chồng...cùng làm việc trong một cơ quan nhà nước, doanh
nghiệp nhà nước nhưng với những vụ việc cha, con, anh em..cùng làm việc trái
pháp luật, bị phát hiện, việc lạm dụng quan hệ gia đình trong việc công sẽ gây ra
những thiệt hại cho lợi ích chung.
Sở Công Thương thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban
nhân dân Thành phố Hà Nội, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt
động của UBND Thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm
tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Công Thương. Sở Công Thương thành phố
Hà Nội có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về Công Thương trên địa bàn. Văn Phòng Sở là bộ phận
giúp Lãnh đạo Sở quản lý tài chính, tài sản được giao: Nhà đất, trụ sở, phương tiện
làm việc, phương tiện đi lại và các trang thiết bị khác ...
Quản lý tài sản công là một phần trong cbà Gác quản lý nhà nước, vì vậy để
đáp ứng yêu cầu chất lượng cbà Gác quản lý nhà nước tại các cơ quan quản lý hành
chính nhà nước thì việc quản lý tài sản công là việc hết sức cần thiết để phát huy
những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế và đáp ứng yêu cầu
quản lý tài sản cbà Grong giai đoạn mới. Hiện nay tài sản công đều do ngân sách
nhà nước chi trả, mà ngân sách nhà nước đều do sự đóng góp của nhân dân Việc
kê khai, quản lý, mua sắm tài sản công một cách hợp lý là góp phần sử dụng hiệu
quả, tiết kiệm ngân sách nhà nước. Vì vậy cần thiết quản lý, sử dụng, mua sắm tài
sản công một cánh hợp lý nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất.
Năm 2008, Hà Tây sát nhập vào Hà Nội, các cơ quan quản lý hành chính của
Hà Tây cũng sát nhập vào Hà Nội. Sở Công Thương Hà Nội hiện nay gồm có Sở
Công Thương Hà Nội và Sở Công Thương Hà Tây. Do có sự sát nhập này nên số
Học viên: Triệu Mạnh Chiến- Chuyên viên Văn Phòng Sở Công Thương
3
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội
Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015
lượng và chủng loại tài sản sau khi sát nhập tại Sở Công Thương Hà Nội là rất
nhiều. Xuất phát từ thực tế công việc quản lý, sử dụng, mua sắm tài sản công còn
nhiều bất cập, chưa hợp lý. Để nâng cao hiệu quả trong cbà Gác quản lý sử dụng,
mua sắm tài sản công được giao nhiệm vụ theo dõi tài sản nên tôi chọn đề tài: “Xử
lý vi phạm trong việc quản lý sử dụng và mua sắm tài sản công tại Sở Công
Thƣơng hà Nội” làm đề tài tiểu luận cuối khoá học.
Đây là một cơ hội tốt để bản thân vận dụng những kiến thức đã học, liên hệ
với thực tế, trên cơ sở đó suy nghĩ, tìm tòi đưa ra những giải pháp thiết thực phù
hợp giúp cho quá trình cbà Gác của bản thân ngày càng tốt hơn. Với sự hiểu biết
của bản thân còn hạn chế, thời gian nghiên cứu chưa được nhiều, kính mong nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo trong trường để những nội
dung trình bày trong tiểu luận này được đầy đủ hơn, có giá trị lâu dài trong thực
tiễn.
Học viên: Triệu Mạnh Chiến- Chuyên viên Văn Phòng Sở Công Thương
4
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội
Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015
I. Nội dung tình huống.
1.1. Hoàn cảnh ra đời của tình huống.
Vào ngày 30/12/2012 Sở Công Thương tiến hành kiểm kê tài sản năm 2012
theo văn bản số 4001/SCT - VP của Văn Phòng Sở về việc kiểm kê tài sản. Việc
kiểm kê tài sản nhằm đánh giá số lượng, hiện trạng tài sản đang được dùng để phục
vụ công việc. Ngoài ra, việc kiểm kê còn xem xét những tài sản hư hỏng, cần phải
thanh lý để không chiếm dụng diện tích cơ quan. Trên cơ sở xem xét, đánh giá tài
sản đang được sử dụng, Văn Phòng Sở tiến hành trình lãnh đạo Sở xem xét để tiếp
tục trình lãnh đạo UBND Thành Phố kế hoạch mua sắm tài sản công năm 2013 để
phục vụ công việc.
Sau khi công việc kiểm kê hoàn thành vào ngày 02/01/2013, Văn Phòng Sở
đã lên danh mục các tài sản cần được thanh lý và đã thành lập hội đồng thanh lý tài
sản theo văn bản số 20/SCT – VP ngày 9/1/2013. Hội đồng đã tiến hành họp, định
giá trị số tài sản cần thanh lý và đã ra thông báo về việc thanh lý tài sản trên rộng
rãi các phương tiện truyền thông cũng như trang web của Sở Công Thương. Ngày
31/1/2013, Văn Phòng Sở tiến hành đấu giá công khai số tài sản thanh lý.
Ngày 3/3/2013, Sở Công Thương đã trình UBND Thành phố Hà Nội về kế
hoạch mua sắm tài sản mới năm 2013 và đã được UBND Thành phố chấp thuận.
Tuy nhiên ngày 15/6/2013, 2 máy vi tính của phòng Kế hoạch tài chính trong lô tài
sản được mua về sử dụng vào năm 2013 bị hỏng, khbà Ghể sửa chữa được nên
phòng Kế hoạch tài chính đã kiến nghị lên Chánh Văn Phòng. Sau khi nhận được
kiến nghị, Chánh Văn Phòng Sở đã chỉ đạo một số cán bộ của Văn Phòng cùng
Thanh tra Sở tiến hành xem xét, điều tra và đã phát hiện nhiều sai phạm trong quá
trình kiểm kê và mua sắm tài sản công.
Học viên: Triệu Mạnh Chiến- Chuyên viên Văn Phòng Sở Công Thương
5
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội
Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015
1.2. Mô tả tình huống
Văn phòng Sở Công Thương Hà Nội, do bà Phó chánh văn phòng Nguyễn
Thị G chịu trách nhiệm quản lý tài chính, tài sản được giao: Nhà đất, trụ sở,
phương tiện làm việc, phương tiện đi lại và các trang thiết bị khác.. Bà G là cán bộ
lâu năm, đã làm việc tại Sở Công Thương hơn 20 năm. Năm 1993, bà tốt nghiệp
Đại học Mỏ với tấm bằng loại khá. Ra trường bà được phân công về công tác tại
Sở Công Nghiệp Hà Nội ( tiền thân của Sở Công Thương Hà Nội hiện nay ) vị trí
chuyên viên phòng kế toán, từ khi nhận nhiệm vụ bà G luôn cố gắng phấn đấu hoàn
thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, việc chi tiêu của cơ quan, việc quản lý sử
dụng tài sản của cơ quan luôn rõ ràng, minh bạch nên rất được lãnh đạo đánh giá
cao. Năm 1998, bà G được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Sau hơn 10 năm cbà
Gác, phấn đấu bà G nằm trong diện quy hoạch của với chức Phó Chánh Văn phòng
phụ trách việc quản lý tài chính, tài sản được giao của Sở Công Thương.
Từ khi nhận chức bà luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, giúp đỡ
cho Chánh Văn phòng trong cbà Gác tham mưu. Những năm gần đây do chuyện
gia đình nên bà T hay sao nhãng công việc, không chú tâm thường xuyên bỏ bê về
nhà với lý do việc gia đình. Việc quản lý tài sản của Sở được bà G giao trực tiếp
cho Cao Bạch D ( là em họ của bà G ) là kế toán trưởng. Bà D tốt nghiệp trường
Đại học Công nghiệp năm 1999 và được nhận vào Sở Thương Mại Hà Nội ở phòng
kế toán. Sau khi Sở Công Nghiệp Hà Nội và Sở Thương Mại Hà Nội sát nhập, bà G
và bà D cùng về cbà Gác tại Văn phòng Sở. Ỷ vào quan hệ họ hàng với bà G, bà D
thường có thái độ hách dịch, lộng quyền gây mất đoàn kết trong nội bộ cán bộ văn
phòng. Mặc dù đã làm kế toán nhiều năm nhưng bà D không chú ý vào mảng quản
lý tài sản nên bà D không kịp thời kê khai đầy đủ số lượng tài sản hiện đang sử
dụng, số lượng tài sản cần thanh lý để tiền hành mua sắm tài sản mới hợp lý. Ngoài
ra bà còn lợi dụng việc biết thbà Gin về mua sắm tài sản mới đã tiến hành câu kết
với Cbà Gy nội thất và trang thiết bị Hoa Cỏ May để mua sắm tài sản mới vượt tiêu
chuẩn định mức để hưởng phần chênh lệch.
Học viên: Triệu Mạnh Chiến- Chuyên viên Văn Phòng Sở Công Thương
6
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội
Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015
Sở Công Thương hiện có 9 phòng ban chức năng, mỗi phòng ban chức năng
được phân sử dụng từ 2 đến 3 phòng tại Sở. Riêng bộ phận Văn Phòng do đặc thù
nên được sử dụng hơn 10 phòng cho 8 bộ phận riêng biệt nên số lượng phòng nhỏ ở
Sở là gần 50 phòng. Việc kiểm kê rất khó khăn do những tài sản như là bàn, ghế, tủ
hộc có thể dễ dàng di chuyển sang các phòng khác ở gần để phục vụ nhu cầu cán
bộ trong phòng. Ngoài ra nhiều trường hợp tài sản từ tầng 5, tầng 6 được mang
xuống tầng 1 để sử dụng nhưng không được đem về đúng vị trí cũ nên khi rà soát
lại phải đi tìm ở nhiều chỗ mới thấy được.
Khi nhận được yêu cầu của Văn Phòng về kiểm kê tài sản, bà D nhận thấy
việc kiểm kê sẽ rất vất vả và tốn nhiều thời gian nên đã soạn sẵn danh sách tài sản
của từng phòng rồi đến nhờ các phòng tự kiểm kê, cái nào có thì tích vào. Do có sự
dịch chuyển tài sản như đã nói ở trên nên các phòng cũng khbà Ghể nắm chính xác
trong phòng mình được phân sử dụng những tài sản nào nên việc kê khai sẽ thiếu.
Theo đúng quy trình chuẩn, bà D phải đi đến từng phòng, dựa trên danh sách quản
lý phải đối chiếu đúng với tài sản hiện thấy, nếu thiếu tài sản nào phải truy tìm
bằng được. Do kiểm kê như vậy nên đã bỏ sót 3 bộ máy vi tính còn sử dụng được,
12 ghế Xuân Hòa và 3 bàn Hòa Phát.
Sau khi đã kiểm kê xong, bà D đã lập danh mục tài sản đang theo dõi quản lý
và danh sách tài sản thanh lý. Khi đã thanh lý xong, Văn Phòng sở đã lập danh mục
tài sản cần được mua mới và trình lãnh đạo Sở xem xét và tiếp tục trình UBND
xem xét phê duyệt. Ngày 18/3/2013, UBND Thành phố đã có văn bản số 400/QDUBND về việc phê duyệt kế hoạch mua sắm tài sản của Sở Công Thương. Văn
Phòng Sở đã ra thông báo số 20 ngày 20/3/2013 về việc mua sắm tài sản mới. Phó
Chánh Văn phòng G là người được Sở giao nhiệm vụ mua sắm lần này. Do tin
tưởng em họ là bà D nên bà G đã giao bà D nhiệm vụ thu nhận hồ sơ chào thầu của
các đơn vị đến đăng ký. Vì có quen biết với giám đốc cbà Gy Hoa Cỏ May nên bà
D đã tìm nhiều cách gây khó dễ, tìm cách vạch lỗi hồ sơ của các đơn vị khác nhằm
hạn chế đối thủ cạnh tranh cho cbà Gy Hoa Cỏ May. Kết quả là chỉ có 3 đơn vị
được duyệt hồ sơ và cbà Gy Hoa Cỏ May đã thắng thầu.
Học viên: Triệu Mạnh Chiến- Chuyên viên Văn Phòng Sở Công Thương
7
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội
Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015
Sau khi nhận hàng và đưa vào sử dụng, sự việc vẫn chưa có gì cho đến khi
ngày 15/6/2013, 2 máy vi tính của phòng Kế hoạch tài chính trong lô tài sản được
mua về sử dụng vào năm 2013 bị hỏng, khbà Ghể sửa chữa được nên Chánh Văn
Phòng Sở đã chỉ đạo một số cán bộ của Văn Phòng cùng Thanh tra Sở tiến hành
xem xét, điều tra và đã phát hiện nhiều sai phạm trong quá trình kiểm kê và mua
sắm. Tuy được phân cbà Grong ban kiểm tra nhưng bà G lại có những hành động
bao che cho bà D, ngăn cản ban kiểm tra điều tra, tìm hiểu thbà Gin.
Tuy nhiên Ban kiểm tra đã phát hiện có 2 bộ máy vi tính được mua về với trị
giá là 40.000.000đ ( 20.000.00đ /1 máy) trong khi tiêu chuẩn định mức được cho
phép là 13.000.000đ /1 máy. Ngoài ra còn một số linh kiện máy tính trị giá
10.000.000đ có dấu hiệu bị thay phụ tùng, không phải hàng chính hãng. Đoàn cũng
phát hiện trong quá trình kiểm kê bà D đã không kiểm kê đầy đủ tài sản của Sở.
Ban kiểm tra đã phát hiện ra bà G và bà D đã vi phạm nghiêm trọng trong
quản lý sử dụng và mua sắm tài sản, đó là:
- Không đánh giá đúng năng lực nhà thầu;
- Buông lỏng quản lý dẫn đến việc không kiểm soát được số lượng, chất
lượng, chủng loại tài sản mua về.
- Tiến hành việc kiểm kê tài sản một cách chung chung, không cụ thể.
- Bà G xao nhãng công việc, vì quan hệ riêng tư bao che cán bộ, công chức
dẫn đến hành vi vi phạm thực thi công vụ của cán bộ, công chức;
Sau khi ban kiểm tra kết luận, bà G đã nhận rõ những sai phạm trong quản
lý; bà D đã biết lỗi của mình, đã biết ăn năn về những vi phạm của mình và xin
nhận hình thức kỷ luật của cấp trên.
II. Phân tích tình huống.
2.1.Mục tiêu phân tích tình huống.
- Việc vi phạm kỷ luật của bà G và bà D cần phải được xử lý kịp thời và
nghiêm minh theo Điều 10, Điều 79 đến Điều 82 - Luật cán bộ, công chức 2008, có
Học viên: Triệu Mạnh Chiến- Chuyên viên Văn Phòng Sở Công Thương
8
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội
Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015
hiệu lực kể từ ngày 01/01/2010; Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Điều 6, điều 8 Nghị định 66 về Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
- Chấn chỉnh lại công tác quản lý sử dụng và mua sắm tài sản.
2.2. Cơ sở lý luận.
Hiện nay, vấn đề ngân sách nhà nước đang nhận được sự quan tâm của rất
đông người dân. Ngân sách ngày càng hạn hẹp mà nhà nước luôn phải bội chi ngân
sách. Chính vì thế việc quản lý sử dụng và mua sắm tài sản công cẩn phải được tiến
hành cẩn thận, minh bạch để tránh sự lãng phí, làm suy giảm niềm tin trong nhân
dân. Bên cạnh đó liên quan đến vấn đề đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi
công vụ. Trách nhiệm của cán bộ, công chức là người đứng đầu; cơ sở lý luận để
xử lý vi phạm:
- Điều 10. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu
Ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Luật này, cán bộ,
công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa
vụ sau đây:
1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết
quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công
chức;
3. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng,
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu,
tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
4. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa
công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công
chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan
liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho cbà Dân;
Học viên: Triệu Mạnh Chiến- Chuyên viên Văn Phòng Sở Công Thương
9
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội
Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015
5. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ
quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Điều 79. Luật cán bộ, công chức 2008, quy định các hình thức kỷ luật đối
với công chức:
1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những
hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
2. Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ
lãnh đạo, quản lý.
3. Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì
đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật;
công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.
4. Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và
thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức.
Điều 5. Quyền, nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được
giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài
sản nhà nước có các quyền sau đây:
Học viên: Triệu Mạnh Chiến- Chuyên viên Văn Phòng Sở Công Thương
10
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội
Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015
a) Chỉ đạo tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ
chức, đơn vị;
b) Xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp
luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài
sản nhà nước có các nghĩa vụ sau đây:
a) Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
thuộc phạm vi quản lý theo thẩm quyền;
b) Chấp hành các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật
có liên quan, bảo đảm sử dụng tài sản nhà nước đúng mục đích, tiêu chuẩn, định
mức, chế độ và hiệu quả, tiết kiệm;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, sử dụng tài sản nhà
nước thuộc phạm vi quản lý.
- Điều 6 (Nghị định 66). Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp
khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính:
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài
sản nhà nước, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt
chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quản lý, sử dụng tài sản nhà nước là 50.000.000 đồng.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp
dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
Học viên: Triệu Mạnh Chiến- Chuyên viên Văn Phòng Sở Công Thương
11
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội
Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời
hạn.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp
dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài
sản nhà nước;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi
vi phạm hành chính gây ra; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban
đầu của tài sản thì phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng sử dụng
tương đương với tài sản ban đầu;
c) Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra;
d) Buộc phải nộp lại vào ngân sách nhà nước khoản tiền thu được từ việc sử
dụng tài sản không đúng quy định của pháp luật;
đ) Hủy hợp đồng hoặc điều chỉnh lại hợp đồng thuê tài sản; bồi thường số
tiền bị phạt do phải hủy hoặc điều chỉnh hợp đồng kinh tế (nếu có).
e) Thu hồi theo quy định của pháp luật hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền
thu hồi đối với những tài sản nhà nước bị sử dụng sai mục đích, vượt tiêu chuẩn,
định mức; tài sản mua, biếu, tặng cho, trao đổi không đúng quy định; tài sản bị
chiếm đoạt, cho mượn, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định.
- Điều 8 (Nghị định 66). Xử phạt tổ chức có hành vi vi phạm quy định về mua
sắm tài sản nhà nước
1. Xử phạt tổ chức có hành vi thực hiện mua sắm tài sản khi chưa có quyết
định của cấp có thẩm quyền:
Học viên: Triệu Mạnh Chiến- Chuyên viên Văn Phòng Sở Công Thương
12
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội
Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tài sản là máy
móc, trang thiết bị làm việc, tài sản khác (không phải là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt
động sự nghiệp, xe ô tô) có tổng giá trị một lần mua dưới 100 triệu đồng (sau đây
gọi chung là tài sản có tổng giá trị một lần mua dưới 100 triệu đồng);
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tài sản là máy
móc, trang thiết bị làm việc, tài sản khác (không phải là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt
động sự nghiệp) có tổng giá trị một lần mua từ 100 triệu đồng trở lên (sau đây gọi
chung là tài sản có tổng giá trị một lần mua từ 100 triệu đồng trở lên) và xe ô tô;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tài sản là trụ
sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức có hành
vi không thực hiện mua sắm tập trung đối với các loại tài sản thuộc danh mục mua
sắm tập trung theo quy định của pháp luật.
3. Xử phạt tổ chức có hành vi mua sắm tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua sắm
tài sản có giá trị vượt dưới 50 triệu đồng so với tiêu chuẩn, định mức quy định;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua
sắm tài sản có giá trị vượt từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng so với tiêu
chuẩn, định mức quy định;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua
sắm tài sản có giá trị vượt từ 100 triệu đồng trở lên so với tiêu chuẩn, định mức
quy định.
4. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức vi phạm các quy định tại Điều
này còn bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
Học viên: Triệu Mạnh Chiến- Chuyên viên Văn Phòng Sở Công Thương
13
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội
Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015
a) Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài
sản nhà nước;
b) Bồi thường số tiền tương ứng với giá trị tài sản mua sắm vượt tiêu chuẩn,
định mức quy định;
c) Bị thu hồi tài sản nhà nước.
2.3. Phân tích diễn biễn, nguyên nhân, hậu quả của tình huống.
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan.
- Chưa nắm chắc về chế độ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; do
cá nhân tốt nghiệp trường Mỏ, chưa nghiên cứu kỹ các văn bản quy định của Nhà
nước về tài sản công;
- Bà G và bà D thiếu tinh thần, trách nhiệm trong việc tổ chức, triển khai
thực hiện chế độ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Bà G thiếu tính
dân chủ trong quản lý, lãnh đạo;
- Bản thân bà D đã lợi dụng mối quan hệ với bà G Phó Chánh Văn phòng
nên bà D không ý thức được hậu quả việc mình đang làm không đúng quy định của
pháp luật, mua sắm tài sản vượt định mức, chất lượng kém khiến cho ngân sách nhà
nước bị thiệt hại;
2.3.2. Nguyên nhân khách quan.
- Việc quản lý, chỉ đạo của bà G Phó Chánh Văn phòng theo thẩm quyền đối
với bộ phận kế toán chưa thường xuyên, liên tục, để tình trạng bà D tự do làm việc;
- Việc kết hợp kiểm soát, quản lý của Văn phòng Sở với các phòng khác vẫn
còn chưa được tốt.
2.3.3. Hậu quả.
- Việc thiếu kiểm soát quản lý lỏng lẻo của bà G và bà D gây ảnh hưởng xấu
đến công việc chung của toàn Sở
- Vi phạm quy định của pháp luật trong việc quản lý, sử dụng tài sản công
Học viên: Triệu Mạnh Chiến- Chuyên viên Văn Phòng Sở Công Thương
14
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội
Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015
- Nếu giải quyết sự việc không tốt có thể tạo tiền lệ sử dụng tài sản lãng phí.
III. Xử lý tình huống.
3.1. Mục tiêu xử lý tình huống.
- Đảm bảo kỷ cương pháp luật, phù hợp với nguyên tắc cơ bản mà hiến pháp
đã nêu;
- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa;
- Giảm tối đa các mức thiệt hại về kinh tế (nếu có), bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, lợi ích chính đáng của cbà Dân;
- Giải quyết hài hoà giữa các lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, các lợi ích
kinh tế - xã hội và tính pháp lý.
3.2. Đề xuất phương án xử lý tình huống.
Phƣơng án 1: Ra quyết định khiển trách đối với bà G và bà D và phạt
tiền đối với bà D.
- Dựa vào kết luận của ban kiểm tra, căn cứ biên bản đã được lập, Sở Công
Thương xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điều 8 NĐ 66 đối với bà D là
5.000.000 đồng;
Yêu cầu bà G và bà D viết bản kiểm điểm tự nhận hình thức kỷ luật. Ra
quyết định kỷ luật khiển trách bà G và bà D.
* Ƣu điểm của phƣơng án 1:
Căn cứ và Điều 8 NĐ 66 xxử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản
lý, sử dụng tài sản nhà nước là từ 1.000.000đ đến 5.000.000đ theo trình tự và thủ
tục theo đúng NĐ 66. Việc xử lý vi phạm giải quyết nhanh sự việc trước mắt, có
thời hạn tuân thủ theo đúng quy định của luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và
các quy định của pháp luật có liên quan, răn đe cho bà D và G;
* Hạn chế của phƣơng án 1:
Học viên: Triệu Mạnh Chiến- Chuyên viên Văn Phòng Sở Công Thương
15
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội
Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015
Bà G đã để quan hệ chi phối công việc dẫn đến thiếu dân chủ. Để bà G và bà
D cùng làm vị trí quản lý tài sản là vấn đề bức xúc sẽ dễ dẫn đến tình trạng bao che
trong cơ quan gây mất đoàn kết nội bộ.
Hình thức kỷ luật đối với bà D không có tính răn đe kết hợp với bản tính ỷ
lại, hách dịch, lộng quyền sẽ không được sự nhất trí của cán bộ, công chức Sở;
Phƣơng án 2: Ra quyết định giáng chức bà G và chuyển vị trí đối với bà
D sang bộ phận khác và phạt tiền đối với bà D
- Dựa vào kết luận của ban kiểm tra, căn cứ biên bản đã được lập, Sở Công
Thương xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điều 8 NĐ 66 đối với bà D là
5.000.000 đồng;
- Yêu cầu bà G và bà D viết bản kiểm điểm tự nhận hình thức kỷ luật. Phạt
tiền đối với bà D là 5,000,000 đồng căn cứ vào điều 8 NĐ66. Ra quyết định kỷ luật
giáng chức bà G và chuyển vị trí bà D.
* Ƣu điểm của phƣơng án 2:
Căn cứ và Điều 8 NĐ 66 xxử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản
lý, sử dụng tài sản nhà nước là từ 1.000.000đ đến 5.000.000đ theo trình tự và thủ
tục theo đúng NĐ 66. Việc xử lý vi phạm giải quyết nhanh sự việc trước mắt, có
thời hạn tuân thủ theo đúng quy định của luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và
các quy định của pháp luật có liên quan, răn đe cho bà D và G;
- Xử phạt vi phạm hành chính đối với công chức vi phạm để làm gương cho
mọi người ;
* Hạn chế của phƣơng án 2:
- Hình thức kỷ luật nặng đối với bà G vì cả nể, để tình riêng xen lẫn công
việc lơi lỏng trong quản lý cán bộ, công chức nhưng xét những năm qua từ ngày bắt
đầu làm việc ở Sở, bà có nhiều cống hiến, đóng góp cho Sở. Xảy ra sự việc trên bà
cũng nhận ra được khuyết điểm và có ý thức sửa chữa.
Học viên: Triệu Mạnh Chiến- Chuyên viên Văn Phòng Sở Công Thương
16
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội
Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015
- Chuyển vị trí bà D sang làm cán bộ thu hồ sơ của bộ phận 1 cửa, mới đầu
bà D sẽ khó để bắt nhịp công việc, hơn nữa trị giá tài sản hỏng cũng không nhiều
nên hình thức có vẻ hơi nặng.
Phƣơng án 3: Ra quyết định cảnh cáo bà G, hạ bậc lƣơng bà D; buộc bà
D phải bồi thƣờng những tài sản hƣ hỏng và chịu thêm hình thức phạt tiền
- Dựa vào kết luận của ban kiểm tra, căn cứ biên bản đã được lập, Sở Công
Thương xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điều 8 NĐ 66 đối với bà D là
5.000.000 đồng
Yêu cầu bà G và bà D viết bản kiểm điểm tự nhận hình thức kỷ luật. Phạt bà
D phải bồi thường do thiệt hại gây ra theo điều 6 nghị định 66 . Ra quyết định kỷ
luật cảnh cáo bà G hạ bậc lương bà D, kéo dài thời gian nâng lương một năm.
* Ƣu điểm của phƣơng án 3:
- Không gây xáo trộn nhiều trong việc tổ chức nhân sự; đối với bà G nhận
hình thức kỷ luật cảnh cáo là hợp lý theo đúng quy định của Điều 79, Điều 82 Luật cán bộ, công chức 2008. Thực tế do cả nể quan hệ họ hàng đã không hoàn
thành nhiệm vụ quản lý, điều hành. Tuy nhiên bà G có cống hiến cho Sở nhiều
năm, bà G cũng ý thức được khuyết điểm sẽ chuyên tâm vào công việc, cống hiến
trí tuệ của mình.
- Bà D mức kỷ luật hạ bậc lương là đúng người đúng tội của Điều 79, Điều
82 - Luật cán bộ, công chức 2008. Hình thức kỷ luật có tính răn đe tránh trường
hợp ỷ lại không hoàn thành nhiệm vụ vì có họ hàng quen biết với lãnh. Tạo điều
kiện cho bà D sửa chữa, bên cạnh đó theo dõi nếu bà D tiếp tục phạm lỗi, không
hoàn thành nhiệm vụ sẽ tăng mức kỷ luật.
- Việc kỷ luật bà G và bà D như phương án 3 sẽ nhận được sự đồng tình, ủng
hộ của tập thể cán bộ, công chức tin vào sự công minh của pháp luật. Xử lý vụ việc
công khai, dân chủ, đúng người, đúng tội và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Cán bộ,
công chức lấy đó làm bài học cho mình và có ý thức phấn đấu tu dưỡng đạo đức,
tác phong tránh tình trạng ỷ lại do có ô, dù trong cơ quan nhà nước.
Học viên: Triệu Mạnh Chiến- Chuyên viên Văn Phòng Sở Công Thương
17
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội
Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015
- Việc bắt bà D bồi thường trị giá tài sản bị hỏng sẽ nhận được sự đồng tình
của cán bộ công chức trong Sở.
* Hạn chế của phƣơng án 3:
- Bà G tiếp tục làm Phó Chánh văn phòng, bà D làm kế toán trưởng dễ dẫn
đến nguy cơ cả nể trong cơ quan, tuy nhiên hình thức kỷ luật mang tính răn đe có
phần giảm nhẹ bên cạnh đó các cơ quan lãnh đạo xem xét, theo dõi bà G, bà D
3.3. Lựa chọn phương án xử lý tình huống.
Qua 3 phương án đã trình bày ở trên tôi chọn phương án 3 làm phương án để
giải quyết, xử lý tình huống vì phương án này theo tôi là tốt nhất, khả thi nhất. Giải
quyết sự việc có tình, có lý nhất. Như đã phân tích ở trên, với cách giải quyết này
bà G và bà D sẽ nhận thấy được khuyết điểm của mình, nhận thấy được năng lực
quản lý của mình song cấp trên vẫn có chính sách khoan hồng tạo cơ hội để cố
gắng phấn đấu. Bên cạnh đó việc bồi thường thiệt hại sẽ được các cán bộ công chức
trong cơ quan đồng tình.
Văn Phòng Sở phải lên kế hoạch cụ thể để tham mưu giải quyết vụ việc theo
các bước cụ thể sau:
Bƣớc 1: Sau khi có kết luận của ban Kiểm tra, Chánh Văn Phòng sẽ tiến
hành họp toàn bộ Văn phòng, đưa ra phương án cảnh cáo bà G, hạ bậc lương bà D;
buộc bà D phải bồi thường những tài sản hư hỏng và chịu thêm hình thức phạt tiền,
lấy ý kiến thống nhất của toàn bộ Văn Phòng
Bƣớc 2: Trình lãnh đạo xem xét biên bản cuộc họp và phương án xử lý kyer
luật của Văn Phòng với bà G và bà D
Bƣớc 3. Giám đốc Sở ra quyết định cảnh cáo bà G, hạ bậc lương bà D đồng
thời bà D phải tiến hành nộp phạt, bồi thường thiệt hại.
Đối với Phó Chủ tịch phường N tiến hành tổ chức họp kiểm điểm để bà G tự
kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật, trên cơ sở đó các thành viên dự họp có ý kiến
đóng góp và kiến nghị hình thức kỷ luật thích hợp.
Học viên: Triệu Mạnh Chiến- Chuyên viên Văn Phòng Sở Công Thương
18
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội
Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015
Đối với bà D, Chánh Văn Phòng chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp để bà D
có hành vi vi phạm pháp luật tự kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật. Biên bản
cuộc họp kiểm điểm được gửi đến Giám đốc Sở; Giám đốc Sở quyết định thành lập
Hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với công chức có
hành vi vi phạm pháp luật.
Bà G và bà D phải chấp hành hình thức kỷ luật của Hội đồng kỷ luật và trong
khi chờ nhận hình thức kỷ luật.
IV. Kiến nghị.
4.1. Đối với Sở Công Thương
- Kiện toàn lại nội quy, quy chế cơ quan nói chung cũng như nội quy, quy
chế sử dụng tài sản công.
- Xem xét lại việc phân quyền chức năng nhiệm vụ của cán bộ công chức,
tránh tình trạng người này lợi dụng có mối quan hệ với cấp trên để mưu lợi cá
nhân.
- Quán triệt tinh thần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài sản công đến toàn bộ
cán bộ, công chức
Học viên: Triệu Mạnh Chiến- Chuyên viên Văn Phòng Sở Công Thương
19
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội
Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015
V. Kết luận
Cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý hành chính
Nhà nước. Tuyên truyền phổ biến sâu rộng mọi chủ chương đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước cho đông đảo quần chúng, cán bộ, công chức
hiểu rõ và tự giác thực hiện. Phát huy tính chủ động sáng tạo của cán bộ cơ sở, tăng
cường phối hợp với các đoàn thể trong cơ quan. Nâng cao vai trò lãnh đạo của
người đứng đầu trong cơ quan. Đặc biệt, việc lựa chọn đội ngũ cán bộ quản lý có
đủ tài và đức; cần cân nhắc, xem xét về điều kiện, hoàn cảnh, năng lực, phẩm chất
của người đó trước khi giao những nhiệm vụ quan trọng cho họ là việc làm hết sức
quan trọng và cần thiết.
Với sự hiểu biết còn hạn chế, thời gian đầu tư cho nghiên cứu có hạn, hơn
nữa đây là vấn đề mới. Tôi mạnh dạn nêu lên những suy nghĩ, quan điểm của mình
với hi vọng sẽ phần nào có thêm kiến thức ứng dụng vào thực tế xử lý tình huống “
Xử lý vi trong việc quản lý sử dụng và mua sắm tài sản công tại Sở Công
Thương Hà Nội”. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song khbà Ghể tránh khỏi những
hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy
giáo, cô giáo để những nội dung trình bày trên được hoàn thiện hơn, có thể vận
dụng vào thực tiễn quản lý một cách thiết thực hơn.
Học viên: Triệu Mạnh Chiến- Chuyên viên Văn Phòng Sở Công Thương
20
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội
Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật cán bộ, công chức 2008;
2. Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008;
3. Nghị định 66/2012/NĐ-CP Nghị định quy định việc xử phạt vi phạm hành
chínhtrong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
4. Giáo trình quản lý hành chính nhà nước của Học viện hành chính Quốc gia.
Học viên: Triệu Mạnh Chiến- Chuyên viên Văn Phòng Sở Công Thương
21