Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích nội dung của thuyết “Hệ thống nhu cầu bậc 5” của Maxlau. Ứng dụng của thuyết này trong các lĩnh vực bản của đời sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.47 KB, 14 trang )

Đề tài:
Phân tích nội dung của thuyết “Hệ thống nhu cầu bậc 5”
của Maxlau. Ứng dụng của thuyết này trong các lĩnh vực
bản của đời sống.
Mục lục
A. Đặt vấn đề………………………………………………………………...1
B. Giải quyết vấn đề
I. Phân tích nội dung của thuyết “hệ thống nhu cầu 5 bậc” của Maslow
(Maslow’s Hierarchy of Needs)……………………………………………..1
1. Nhu cầu cơ bản (basic needs)…………………………………………......2
2. Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety, security needs)…………………......2
3. Nhu cầu về xã hội (social needs)……………………………………….....3
4. Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)……………………………....4
5. Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)…...…….…….........4
II. Ứng dụng của thuyết “hệ thống nhu cầu bậc 5” của Maslow trong các lĩnh
vực cơ bản của đời sống…………………………………………..................5
1.Vận dụng bậc thang nhu cầu Maslow Chăm sóc sức khỏe và Giáo dục
- đào tạo Điều dưỡng………………………………………………………...5
2. Vận dụng vào Quản lý Y tế và Quản lý Giáo dục - Đào tạo………….......8
C. Kết luận……………………………………………………………….....10


A. Đặt Vấn Đề
Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) được xem như một trong
những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn (humanistic
psychology), trường phái này được xem là thế lực thứ 3 khi thế giới lúc ấy
đang biết đến 2 trường phái tâm lý chính: Phân tâm học và Chủ nghĩa hành
vi.
Năm 1943, ông đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của
nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau,
bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là lý thuyết về Thang bậc nhu cầu


(Hierarchy of Needs) của con người. Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các
nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu
cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn
phải được thỏa mãn trước.
B. Giải Quyết Vấn Đề
I. Phân tích nội dung của thuyết “hệ thống nhu cầu 5 bậc” của Maslow .
Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu
của con người theo 5 cấp bậc:
- Nhu cầu cơ bản.
- Nhu cầu về an toàn.
- Nhu cầu về xã hội.
- Nhu cầu về được quý trọng.
- Nhu cầu được thể hiện mình.
Sau đó, vào những năm 1970 và 1990, sự phân cấp này đã được Maslow
hiệu chỉnh thành 7 bậc và cuối cùng là 8 bậc:
- Nhu cầu cơ bản.
- Nhu cầu về an toàn.
- Nhu cầu về xã hội.
- Nhu cầu về được quý trọng.
- Nhu cầu về nhận thức.
- Nhu cầu về thẩm mỹ.
- Nhu cầu được thể hiện mình.
- Sự siêu nghiệm.


Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thường được thể hiện dưới dạng một
hình kim tự tháp, các nhu cầu ở bậc thấp thì càng xếp phía dưới.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ sử dụng phiên bản 5 bậc để phân tích và giải
thích các hành động trong cuộc sống và giáo dục.
1. Nhu cầu cơ bản.

Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể (body needs) hoặc nhu
cầu sinh lý (physiological needs), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con
người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho
con người thoải mái,…đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của
con người. Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được
xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất.
Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ
khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này
sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này
chưa đạt được.
Ông bà ta cũng đã sớm nhận ra điều này khi cho rằng: “Có thực mới vực
được đạo”, cần phải được ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản để có thể hoạt
động, vươn tới nhu cầu cao hơn.
Chúng ta có thể kiểm chứng dễ dàng điều này khi cơ thể không khỏe mạnh,
đói khát hoặc bệnh tật, lúc ấy, các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu.
Sự phản đối của công nhân, nhân viên khi đồng lương không đủ nuôi sống
họ cũng thể hiện việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản cần phải được thực hiện
ưu tiên.
2. Nhu cầu về an toàn, an ninh.
Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này
không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ cần gì tiếp
theo? Khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu
cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần.
Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các
nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường
hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú
dữ,…. Trẻ con thường hay biểu lộ sự thiếu cảm giác an toàn khi bứt rứt,
khóc đòi cha mẹ, mong muốn được vỗ về.
Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự
ổn định trong cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong

xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở,…Nhiều người tìm đến sự che chở bởi


các niềm tin tôn giáo, triết học cũng là do nhu cầu an toàn này, đây chính là
việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần.
Các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khi về hưu, các kế hoạch để dành
tiết kiệm, …cũng chính là thể hiện sự đáp ứng nhu cầu an toàn này.
Thông qua việc nghiên cứu 2 cấp bậc nhu cầu trên chúng ta có thể thấy
nhiều điều thú vị:
_ Muốn kìm hãm hay chặn đứng sự phát triển của một người nào đó, cách cơ
bản nhất là tấn công vào các nhu cầu bậc thấp của họ. Nhiều người làm việc
chịu đựng các đòi hỏi vô lý, các bất công, vì họ sợ bị mất việc làm, không có
tiền nuôi bản thân và gia đình, họ muốn được yên thân,…
_ Muốn một người phát triển ở mức độ cao thì phải đáp ứng các nhu cầu bậc
thấp của họ trước: đồng lương tốt, chế độ đãi ngộ hợp lý, nhà cửa ổn định,…
Chẳng phải ông bà chúng ta đã nói: “An cư mới lạc nghiệp” hay sao?
_ Một đứa trẻ đói khát cùng cực thì không thể học tốt, một đứa trẻ bị stress
thì không thể học hành, một đứa trẻ bị sợ hãi, bị đe dọa thì càng không thể
học. Lúc này, các nhu cầu cơ bản, an toàn, an ninh được kích hoạt và nó
chiếm quyền ưu tiên so với các nhu cầu học hành. Các nghiên cứu về não bộ
cho thấy, trong các trường hợp bị sợ hãi, bị đe doạ về mặt tinh thần và thể
xác, não người tiết ra các hóa chất ngăn cản các quá trình suy nghĩ, học tập.
3. Nhu cầu về xã hội.
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận,
một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương
(needs of love). Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm
kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó,
đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm, …
Nhu cầu này là một dấu vết của bản chất sống theo bầy đàn của loài người
chúng ta từ buổi bình minh của nhân loại. Mặc dù, Maslow xếp nhu cầu này

sau 2 nhu cầu phía trên, nhưng ông nhấn mạnh rằng nếu nhu cầu này không
được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần,
thần kinh. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, những người sống độc
thân thường hay mắc các bệnh về tiêu hóa, thần kinh, hô hấp hơn những
người sống với gia đình. Chúng ta cũng biết rõ rằng: sự cô đơn có thể dễ
dàng giết chết con người. Nhiều em ở độ tuổi mới lớn đã lựa chọn con
đường từ bỏ thế giới này với lý do: “Những người xung quanh, không có ai
hiểu con!”.
Để đáp ứng cấp bậc nhu cầu thứ 3 này, nhiều công ty đã tổ chức cho các
nhân viên có các buổi cắm trại ngoài trời, cùng chơi chung các trò chơi tập
thể, nhà trường áp dụng các phương pháp làm việc theo nhóm, các phương
pháp giảng dạy dựa trên vấn đề, các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường


được giao trách nhiệm tập hợp các em, định hướng các em vào những hoạt
động bổ ích. Các kết quả cho thấy: các hoạt động chung, hoạt động ngoài
trời đem lại kết quả tốt cho tinh thần và hiệu suất cho công việc được nâng
cao.
Kinh nghiệm giảng dạy của nhiều giáo viên cũng đưa đến kết luận: phần lớn
các em học sinh sống trong các gia đình hay bất hòa, vợ chồng lục đục, thiếu
quan tâm, tình thương của gia đình thường có kết quả học tập không cao như
các em học sinh khác.
4. Nhu cầu về được quý trọng.
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng vì nó thể hiện 2 cấp độ:
nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của
bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của
mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân. Sự đáp ứng và
đạt được nhu cầu này có thể khiến cho một đứa trẻ học tập tích cực hơn, một
người trưởng thành cảm thấy tự do hơn.
Chúng ta thường thấy trong công việc hoặc cuộc sống, khi một người được

khích lệ, tưởng thưởng về thành quả lao động của mình, họ sẵn sàng làm
việc hăng say hơn, hiệu quả hơn. Nhu cầu này được xếp sau nhu cầu “thuộc
về một tổ chức”, nhu cầu xã hội phía trên. Sau khi đã gia nhập một tổ chức,
một đội nhóm, chúng ta luôn muốn được mọi người trong nhóm nể trọng,
quý mến, đồng thời chúng ta cũng phấn đấu để cảm thấy mình có “vị trí”
trong nhóm đó.
Kinh nghiệm giáo dục cũng chỉ ra rằng: các hành động bêu xấu học sinh
trước lớp, cho các học sinh khác “lêu lêu” một em học sinh bị phạm lỗi,…
chỉ dẫn đến những hậu quả tồi tệ hơn về mặt giáo dục, tâm lý.
“Nhà sư phạm lỗi lạc Makarenko trong suốt cuộc đời dạy dỗ trẻ em hư, khi
được hỏi bí quyết nào để sửa trị các em, ông nói “Tôi chỉ đúc kết trong một
công thức ngắn gọn: Tôn trọng và yêu cầu cao”. Bản chất tâm lý con người
ai cũng muốn được tôn trọng, chạm đến lòng tự trọng là chạm đến điều sâu
và đau nhất, là điểm tử huyệt nhất của con người (cho dù đó là đứa trẻ khó
dạy, chưa ngoan).
Chỉ tôn trọng mà không yêu cầu là không ổn. Khi được tôn trọng là đã cho
con người ở đúng vị trí “Người” nhất của mình. Do vậy, cần có trách nhiệm
buộc phải sống và hành xử đúng đắn với sự tôn trọng đó.””
5. Nhu cầu được thể hiện mình.
Khi nghe về nhu cầu này: “thể hiện mình” chúng ta khoan vội gán cho nó
ý nghĩa tiêu cực. Không phải ngẫu nhiên mà nhu cầu này được xếp đặt ở


mức độ cao nhất. “Thể hiện mình” không đơn giản có nghĩa là nhuộm tóc
lòe lẹt, hút thuốc phì phèo, “xổ nho” khắp nơi, nói năng khệnh khạng, …
Maslow mô tả nhu cầu này như sau: “self-actualization as a person’s need to
be and do that which the person was “born to do”” (nhu cầu của một cá nhân
mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để
làm”). Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết
khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các

thành quả trong xã hội.
Chúng ta có thể thấy nhiều người xung quanh mình, khi đã đi đến đoạn cuối
của sự nghiệp thì lại luôn hối tiếc vì mình đã không được làm việc đúng như
khả năng, mong ước của mình. Hoặc có nhiều trường hợp, một người đang
giữ một vị trí lương cao trong một công ty, lại vẫn dứt áo ra đi vì muốn thực
hiện các công việc mà mình mong muốn, cái công việc mà Maslow đã nói
“born to do”. Đó chính là việc đi tìm kiếm các cách thức mà năng lực, trí
tuệ, khả năng của mình được phát huy và mình cảm thấy hài lòng về nó.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây trên báo VietNamNet, diễn viên Quyền
Linh đã trả lời câu hỏi của người phỏng vấn như sau:
PV: Nếu hiện tại có một lời mời đóng phim nhưng cát-sê không tương xứng
với thời gian công sức anh sẽ phải bỏ ra thì anh có nhận không?
DV Quyền Linh: Bù lại nếu vai diễn đó hay thì thậm chí chỉ cần nuôi cơm,
không cần tiền tôi cũng đóng. Từ trước đến nay đóng phim đâu có dư tiền,
tôi biết điều đó mà. Nhưng hãy cho tôi một vai diễn, một cơ hội và một sự
tôn trọng.
Nhu cầu này cũng chính là mục tiêu cao nhất mà giáo dục hiện đại nhắm
đến. Trong báo cáo của Unesco Learning: the Treasure Within, vấn đề học
tập đã được mô tả qua 4 trụ cột của giáo dục:
_ Learning to know: Học để biết.
_ Learning to do: Học để làm.
_ Learning to live together: Học để chung sống.
_ Learning to be: Học để tự khẳng định mình.
II. Ứng dụng của thuyết “hệ thống nhu cầu bậc 5” của Maslow trong các
lĩnh vực cơ bản của đời sống.
1.Vận dụng bậc thang nhu cầu Maslow Chăm sóc sức khỏe và Giáo dục đào tạo Điều dưỡng.
Vận dụng vào công việc, người Điều dưỡng ngày nay có 5 vai trò:
1. Chăm sóc sức khỏe con người toàn diện về thể chất - tinh thần cho cả
người bệnh và người khỏe mạnh trên nền tảng cơ bản cung cấp môi trường
xã hội + thiên nhiên lành mạnh , cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thích

ứng với hoàn cảnh gia đình/ tương thích với điều kiện xã hội để làm hài lòng


khách hàng sử dụng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, bảo vệ
sức khỏe và nhu cầu an toàn tính mạng của xã hội.
2. Giáo dục và tư vấn sức khỏe cho mọi đối tượng đến Bệnh viện hoặc có
nhu cầu chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng.
3. Nghiên cứu khoa học để cải tiến quy trình Chăm sóc sức khỏe – Nâng cao
chất lượng,hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục – đào tạo điều dưỡng
và Quản lý Điều dưỡng nói riêng – hệ thống Y tế nói chung.
4. Quản lý và lãnh đạo tại các đơn vị cơ sở trong hệ thống Y tế và tại các
trường trong hệ thống đào tạo nhân lực Y tế (bao gồm các chuyên ngành –
chuyên khoa được chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa)
5. Giáo dục – đào tạo Điều dưỡng: Đòi hỏi người giáo viên/giảng viên phải
có thái độ/kiến thức/kỹ năng là bậc thầy thực sự về chuyên môn và quản lý
con người đạt trình độ chuyên gia về chuyên môn – NCKH – sư phạm – tin
học và quản lý có trình độ từ đại học trở lên, phải có kinh nghiệm thực tiễn
về chăm sóc, quản lý con người – quản lý hệ thống phục vụ chăm sóc và bảo
vệ con người để dạy cứu người; đào tạo ra những con người biết chăm sóc
sức khỏe, bảo vệ an toàn tính mạng, phục hồi chức năng và nâng cao chất
lượng cuộc sống tốt nhất cho đối tượng chăm sóc, thích ứng trong điều kiện
- hoàn cảnh của họ và xã hội.
Dù ở cương vị hay vai trò nào: Trực tiếp chăm sóc người bệnh, Quản lý hay
Giáo dục - đào tạo, quản lý đào tạo thì hơn ai hết người làm cán bộ Y tế phải
hiểu rõ, hiểu sâu và vận dụng tốt nhu cầu thiết yếu của con người vào công
việc hàng ngày trong tư duy - ứng xử - hành động để mang lại chất lượng –
hiệu quả với chi phí hợp lý.
Những điều cần xem xét và lưu ý:
_ Khi cơ thể không khỏe, đói khát hoặc bệnh tật, lúc ấy, các nhu cầu khác
chỉ còn là thứ yếu

_ Nhu cầu an toàn và an ninh thể hiện toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần, khi
tiếp xúc mọi người, với mọi việc ở mọi môi trường
Do vậy, cần cung cấp cho các đối tượng tác động như người bệnh – gia đình
NB hay sinh viên và đối tượng liên quan những nhu cầu thiết yếu, hiện nay
cả môi trường Y tê và Giáo dục – đào tạo của chúng ta chưa đáp ứng hai nhu
cầu bậc thấp về sinh lý và an toàn( chế độ chăm sóc – ăn uống – giao tiếp –
giường nằm – điều kiện vệ sinh – học hành…)
+ Nhu cầu này không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh
trầm trọng về tinh thần, thần kinh.
+ Muốn kìm hãm hay chặn đứng sự phát triển của một người nào đó, cách
cơ bản nhất là tấn công vào các nhu cầu bậc thấp của họ.


+ Kinh nghiệm giáo dục chỉ ra các hành động bêu xấu sinh viên trước lớp,
dẫn đến hậu quả tồi tệ hơn về mặt giáo dục, tâm lý.Vì thế, giảng viên cần
chọn những ứng xử thích hợp hoàn cảnh.
+ Các trường hợp bị sợ hãi, bị đe doạ về mặt tinh thần và thể xác, não người
tiết ra các hóa chất ngăn cản các quá trình suy nghĩ, học tập...
Muốn một người phát triển ở mức độ cao thì phải đáp ứng các nhu cầu bậc
thấp của họ trước.
_ Cần đáp ứng nhu cầu cá nhân được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của
mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả cho phát triển cá
nhân và xã hội.
_ Khi một người được khích lệ, và thưởng về thành quả lao động của mình,
họ sẵn sàng làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn.
_ Nhà trường áp dụng các phương pháp làm việc theo nhóm, các phương
pháp giảng dạy dựa trên vấn đề để đáp ứng các bậc thang nhu cầu.
Lý thuyết về Thang bậc nhu cầu rút ra được nhiều điều thú vị về những nhu
cầu, giá trị trong cuộc sống và tìm hiểu các khó khăn mà sinh viên – con
người gặp phải, vận dụng các phương thức cần thiết để giáo dục – chăm sóc

hiệu quả.
Phát triển năng lực ĐD cần: Tôn trọng và yêu cầu cao.
Nhà sư phạm lỗi lạc Makarenko khi được hỏi bí quyết ông nói “Tôi chỉ
đúc kết trong một công thức ngắn gọn: “Tôn trọng và yêu cầu cao”.
+ Bản chất tâm lý con người ai cũng muốn được tôn trọng, chạm đến lòng tự
trọng là chạm đến điều sâu và đau nhất, là điểm tử huyệt nhất của con người.
+ Chỉ tôn trọng mà không yêu cầu là không ổn. Khi được tôn trọng là đã cho
con người ở đúng vị trí “Người” nhất của mình.
Do vậy, họ cần được hướng dẫn có trách nhiệm buộc phải sống và hành xử
đúng đắn với sự tôn trọng đó.”
Hãy phát huy điểm mạnh làm người - và tuân thủ quản lý,tự bản thân quản
lý để kìm hãm những bản năng phần "con" để đừng làm xấu và hạ thấp giá
trị làm người.
Đặc biệt, khi chúng ta là những người ĐD có sứ mệnh chăm sóc con người
toàn diện...
Tuy nhiên, ngày nay, thiết nghĩ người Điều dưỡng cần vận dụng linh hoạt và
sáng tạo, có khi trộn lẫn các phần từ cao đến thấp những nhu cầu căn bản, ví
như khi đến Bv chúng ta thấy còn nhiều Nb nghèo, điều kiện vật chất thiếu
thốn nhưng mối quan tâm và tình yêu thương khi chăm sóc điều dưỡng đâu
có thiếu và không mất tiền mua nên chúng ta có thể “hào phóng” trao sự
quan tâm, tình yêu thương, đồng cảm để người bệnh vượt qua thiếu thốn và
đói nghèo... Hay hãy hướng dẫn, tư vấn, lập quy trình chăm sóc người bệnh


tạo điều kiện cho người bệnh - gia đình người bệnh và sinh viên thể hiện tự
khẳng định mình, tự hoàn thiện, hay tự chăm sóc chẳng hạn.
Thực ra khi chăm sóc người bệnh chúng ta phải vận dụng cùng lúc nhiều học
thuyết Điều dưỡng, kỹ năng tay nghề nhuần nhuyễn và thái độ nhiệt huyết
mới có kết quả chăm sóc tốt được...
Nhiều Điều dưỡng kể cả Cn Điều dưỡng, Ths Điều dưỡng, các nhà quản lý

Y tế và quản lý đào tạo nhân lực Y Dược chỉ mới có kiến thức qua học lý
thuyết nhưng thiếu hai điều cốt yếu nhất đó là thái độ và kỹ năng khi vận
dụng vào chăm sóc sức khỏe và giảng dạy vì bản thân thiếu kinh nghiệm
thực tế nhưng đang thường xuyên giảng dạy lý thuyết bậc thang nhu cầu
Maslow “rất kinh nghiệm”. Giảng viên có bằng cấp, chạy theo bằng cấp, đạt
chuẩn bằng cấp nhưng yếu kém toàn diện, đó là vấn nạn và thảm họa của
chúng ta và chính họ.
2. Vận dụng vào Quản lý Y tế và quản lý giáo dục - đào tạo.
Nhu cầu cần thiết là một phần quan trọng trong bản chất của con người.
Mọi giá trị, niềm tin và tập tục của con người là khác biệt tuỳ theo từng quốc
gia hay từng nhóm người, tuy nhiên tất cả mọi người có những nhu cầu
chung giống nhau. Với cương vị là một nhà lãnh đạo quản lý, bạn cần hiểu
các nhu cầu đó vì chúng sẽ giúp bạn thúc đẩy động cơ làm việc của nhân
viên một cách hiệu quả nhất.
Học thuyết của Maslow được dựa trên những con người khoẻ mạnh, sáng
tạo, những người sử dụng tất cả tài năng, tiềm năng và năng lực trong công
việc. Vào thời điểm đó, phương pháp này khác biệt với các công trình
nghiên cứu tâm lý con người khác được dựa trên việc quan sát con người bị
chi phối bởi các phiền muộn là chủ yếu.Có hai nhóm nhu cầu chính của con
người: Nhu cầu cơ bản và Nhu cầu bậc cao. Nhu cầu cơ bản liên quan đến
các yếu tố thể lý như thức ăn, nước uống, ngủ nghỉ và các yếu tố tâm lý như
cảm xúc, cảm giác an toàn, lòng tự tôn. Những nhu cầu cơ bản này cũng
được gọi là các nhu cầu thiếu hụt vì nếu con người không có đủ những nhu
cầu này, họ sẽ đấu tranh để có được nó, bù đắp bằng được sự thiếu hụt.
Các nhu cầu cao hơn được gọi là nhu cầu bậc cao hay nhu cầu hiện hành
(nhu cầu phát triển). Những nhu cầu này bao gồm sự công bằng, lòng tốt, vẻ
đẹp, thứ bậc, sự đồng lòng nhất trí, v.v… Các nhu cầu cơ bản thông thường
bao giờ cũng được ưu tiên hơn những nhu cầu phát triển này. Ví dụ, một
người nếu thiếu thức ăn hay nước uống sẽ không quan tâm đến các nhu cầu
về sự công bằng hay vẻ đẹp.

Những nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp.
Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp nhu cầu (từ 1-4) phải được thoả mãn
trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Bốn nhu cầu bậc cao (từ 5-8) có thể


được thoả mãn không theo trình tự, tuỳ từng trường hợp nhất định trong
từng hoàn cảnh hay mong muốn khác nhau của con người, miễn là tất cả các
nhu cầu cơ bản ở dưới đã được đáp ứng đầy đủ.
8. Nhu cầu về tự tôn bản ngã - một trạng thái siêu vị kỷ 7. Nhu cầu về tự thể
hiện bản thân - biết chính xác bạn là ai, bạn đang đi đâu và bạn muốn hoàn
thành những gì. Một trạng thái của sự thành đạt.
6. Nhu cầu về thẩm mỹ - sự yên bình, ham muốn hiểu biết về những gì thuộc
nội tại.
5. Nhu cầu về nhận thức, hiểu biết - Học để hiểu biết, góp phần vào kiến
thức chung.
4. Nhu cầu được quý trọng, kính mến - cảm thấy được thăng tiến trong đời,
được công nhận và ít băn khoăn về năng lực bản thân.
3. Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc - muốn được thuộc về
một nhóm, muốn có gia đình, bạn bè thân hữu tin cậy.
2. Nhu cầu về an toàn - cảm giác yên tâm không phải lo sợ trước những
nguy hiểm cận kề.
1. Nhu cầu về sinh lý - thức ăn, nước uống, nơi trú chân, tình dục.
Maslow cho rằng con người muốn và luôn đấu tranh để thoả mãn những nhu
cầu khác nhau. Xuất phát từ việc những mức nhu cầu bậc thấp bao giờ cũng
cấp thiết và quan trọng hơn, nên chúng sẽ đóng vai trò như nguồn và định
hướng của một mục tiêu cá nhân nếu những nhu cầu này không được thoả
mãn.
Sau khi những nhu cầu bậc thấp được thoả mãn, những nhu cầu cao hơn sẽ
là động cơ hành động. Những nhu cầu chưa được thỏa mãn ở bậc dưới sẽ lấn
át những nhu cầu chưa được thỏa mãn ở bậc cao hơn, và chúng cần được

thỏa mãn trước khi một cá nhân tiến lên các bậc cao hơn của tháp nhu cầu.
Tháp nhu cầu của Maslow cũng có thể được trình bày dưới dạng hình tháp 5
tầng: Nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu tình cảm, nhu cầu tự tôn và
nhu cầu phát triển
Tính cách của những người muốn thể hiện bản thân
_ Có những am hiểu về hoàn cảnh và thực tiễn xung quanh, và cảm thấy
bằng lòng với thực tại.
_ Chấp nhận bản thân và tính cách cá nhân của mình.
_ Không giả tạo.
_ Họ tập trung vào những vấn đề bên ngoài bản thân và quan tâm tới những
chủ đề cơ bản và những vấn đề vĩnh hằng.
_ Họ thích sự riêng tư và có xu hướng thoát ly.
_ Dựa vào sự phát triển của chính bản thân và trưởng thành liên tục.
_ Cảm kích trước những niềm vui cơ bản của cuộc sống.
_ Có cảm xúc sâu đậm về mối quan hệ với mọi người xung quanh.


_ Có tính dân chủ sâu sắc và không thực sự nhận thấy hết sự khác biệt.
_ Tôn trọng các chuẩn mực đạo đức và khuôn mẫu xử thế.
_ Đôi chút lập dị, sáng tạo, ít hẹp hòi và tươi vui hơn người khác.
C. Kết luận
Thông qua thuyết “hệ thống nhu cầu 5 bậc” được đề xướng bởi nhà tâm
lý học Abraham Maslow, mỗi người trong chúng ta có thể rút ra nhiều điều
thú vị về những nhu cầu, giá trị trong cuộc sống, tìm hiểu các khó khăn mà
học sinh gặp phải, các phương thức cần thiết để giáo dục hiệu quả.
Cũng giống như bao lý thuyết khác, lý thuyết này dĩ nhiên không phải là một
sự tuyệt đối hóa và toàn vẹn, nó cũng nhận được nhiều ý kiến trái ngược và
phản bác. Tuy nhiên, hơn 60 năm qua, lý thuyết vẫn được nhắc đến và sử
dụng rộng rãi.
Trên đây là những hiểu biết của em về thuyết “Hệ thống nhu cầu bậc 5” của

Maxlau và những ứng dụng của thuyết này trong các lĩnh vực cơ bản của đời
sống. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ kiến thức của sinh viên có
hạn nên không thể tránh khỏi những hạn chế và sai lầm. Em rất mong nhận
được sự giúp đỡ, đóng góp nhiệt tình của các Thầy, các Cô và các bạn sinh
viên để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
_ Giáo trình môn Tâm lý học đại cương Trường Đại Học Luật Hà Nội.
/> />
/> />




×