Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại và nguyên nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.99 KB, 17 trang )

Bài tập nhóm tháng 2- lớp N02- TL3- nhóm 1
1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1. Khái quát chung về trọng tài thương mại.
1.1.

Luật áp dụng.

1.2.

Hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.

2. Ưu điểm và nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng

tài thương mại.
2.1.
Ưu điểm.
2.2.
Nhược điểm.
3. Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại và
3.1.
3.2.

một số ý kiến của nhóm.
Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại
và nguyên nhân.
Một số ý kiến nhận xét của nhóm.



KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Bài tập nhóm tháng 2- lớp N02- TL3- nhóm 1
2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, khi các doanh nghiệp ngày càng có
điều kiện được thành lập với nhiều hình thức khác nhau và trong nhiều ngành nghề
khác nhau thì việc liên kết, hợp tác hay thậm chí là cạnh tranh nhau đang ngày càng
trở nên phổ biến. Bên cạnh những hợp đồng hợp tác, những giao kết “thuận buồm
xuôi gió” vẫn còn tồn tại khá nhiều những mâu thuẫn, bất đồng thậm chí vi phạm
quyền lợi lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Từ đó gây ra những thiệt hại cho các bên
và cho cả nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, thuật ngữ “tranh chấp thương mại”
hay “tranh chấp kinh doanh” đã là thuật ngữ quen thuộc trong đời sống kinh tế xã
hội ở các nước trên thế giới và mới được sử dụng rộng rãi, phổ biến ở nước ta trong
mấy năm gần đây.Trên thế giới cũng như ở Việt Nam tồn tại 4 phương thức giải
quyết tranh chấp thương mại cơ bản, bao gồm: Thương lượng, hòa giải, trọng tài
thương mại và tòa án. Cả 4 phương thức này đều có những ưu điểm và tầm quan
trọng riêng của nó. Nhưng trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng em xin phép tìm
hiểu riêng về hình thức trọng tài thương mại, từ đó nghiên cứu sâu thêm về ưu điểm
và nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương
mại.


Bài tập nhóm tháng 2- lớp N02- TL3- nhóm 1
3


NỘI DUNG
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI.
1.1.
Luật áp dụng.
Luật trọng tài thương mại năm 2010.
Hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.
Một số khái niệm
1.2.
-

Luật Thương mại năm 2005 đã ghi nhận: “hoạt động thương mại là hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc
tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.
Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền
và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Có bốn
phương thức giải quyết tranh chấp thương mại cơ bản là: thương lượng; hòa giải; tòa
tán; trọng tài thương mại.
Theo Luật Trọng tài thương mại 2010 thì: “Trọng tài thương mại là phương
thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định
của Luật này”( khoản 1 Điều 3). Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết
tranh chấp thương mại không mang ý chí quyền lực nhà nước mà chủ yếu được giải
quyết dựa trên nền tảng ý chí tự định đoạt của các bên tranh chấp hoặc phán quyết
của bên thứ ba độc lập.
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng
tài viên với tư cách là bên thứ ba, độc lập nhằm chấm dứt xung đột bằng cách đưa ra
một phán quyết trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên tranh chấp và có giá trị chung
thẩm đối với các bên. Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức, đó là trọng tài

vụ việc và trọng tài thường trực.


Bài tập nhóm tháng 2- lớp N02- TL3- nhóm 1
4

Trọng tài vụ việc
Trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận
thành lập để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và trọng tài sẽ tự chấm dứt tồn tại
khi giải quyết xong vụ tranh chấp. “ Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh
chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận” ( Luật
Trọng tài thương mại 2010).
Trọng tài vụ việc có những đặc trưng cơ bản sau:
- Thứ nhất, trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự
giải thể, chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp. Hình thức trọng tài này
mang tính chất vụ việc, lâm thời vì trọng tài chỉ được thành lập theo thỏa thuận của
các bên tranh chấp để giải quyết vụ tranh chấp cụ thể giữa các bên.
- Thứ hai, trọng tài thường trực không có trụ sở thường trực, không có bộ máy
điều hành và không có danh sách trọng tài viên riêng.
- Thứ ba, trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình.
Trọng tài vụ việc chỉ được các bên thành lập khi phát sinh tranh chấp nên quy tắc tố
tụng để giải quyết vụ tranh chấp phải được các bên thỏa thuận xây dựng hoặc các bên
tranh chấp có thể thỏa thuận lựa chọn bất kì một quy tắc tố tụng phổ biến nào.
Trọng tài thường trực
Trọng tài thường trực được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài. Trung
tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản
riêng và trụ sở giao dịch ổn định.
Những đặc điểm cơ bản của trung tâm trọng tài là:
- Thứ nhất, các trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong
hệ thống cơ quan nhà nước.

- Thứ hai, các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với
nhau.


Bài tập nhóm tháng 2- lớp N02- TL3- nhóm 1
5

- Thứ ba, tổ chức và quản lí ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ.
Cơ cấu tổ chức của trung tâm trọng tài gồm có ban điều hành và các trọng tài viên
của trung tâm.
- Thứ tư, mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có
quy tắc tố tụng riêng. Các trung tâm trọng tài tồn tại độc lập với nhau, vừa hợp tác
vừa cạnh tranh cùng nhau. Mỗi trung tâm trọng tài đều có điều lệ riêng, quy tắc tố
tụng riêng được xây dựng căn cứ vào đặc thù của tổ chức, hoạt động của trung tâm
và không trái với quy định của pháp luật trọng tài thương mại.
- Thứ năm, hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các
trọng tài viên của trung tâm. Mỗi trung tâm đều có danh sách riêng về trọng tài viên
của trung tâm.
2. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI.
Tại Việt Nam, tuy mới được hình thành, nhưng trọng tài cũng được khuyến
khích sử dụng trong một loạt các luật như Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật
Doanh nghiệp, Bộ luật Hàng hải... Hiện nay, Việt Nam đã có Pháp lệnh Trọng tài
thương mại (ban hành năm 2003) là văn bản quy định khá chi tiết về trọng tài, trình
tự giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Mới được áp dụng tại Việt Nam, hình thức
giải quyết tranh chấp thương mại bẳng trọng tài thương mại cũng bộc lộ những ưu
điểm và hạn chế như sau:
2.1.

Ưu điểm

Trọng tài vốn phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế là

bởi có nhiều tính ưu việt, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Trong bối
cảnh hội nhập ngày nay, sự ra đời của trọng tài thương mại - một tổ chức xã hội nghề nghiệp do các trọng tài viên thành lập trên cơ sở giấy phép của Bộ Tư pháp
nhằm giải quyết các tranh chấp phát sing trong hoạt động sản xuất kinh doanh – là
điều phù hợp và tất yếu. Theo PGS.TS Dương Đăng Huệ - vụ trưởng Vụ Pháp luật
Dân sự - Kinh tế Bộ Tư pháp, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có nhiều


Bài tập nhóm tháng 2- lớp N02- TL3- nhóm 1
6

ưu thế khi mà đất nước tham gia hội nhập với thế giới. 1 Một số ưu điểm cụ thể của
hình thức này như sau:
Thứ nhất, thủ tục tố tụng linh hoạt, thể hiện tính năng động, linh hoạt và
mềm dẻo, do đó dễ thích ứng hơn so với giải quyết tranh chấp bằng Tòa án Đây là
một trong những tiêu chí mà các doanh nghiệp thường quan tâm khi lựa chọn hình
thức giải quyết tranh chấp. Luật trọng tài các nước quy định thủ tục tố tụng trọng tài
rất đơn giản, chủ yếu dựa trên thỏa thuận của các bên. Các bên được tự do thỏa thuận
về toàn bộ quá trình tố tụng và các hội đồng trọng tài có nghĩa vụ phải thực hiện theo
đúng thỏa thuận của các bên. Ví dụ, các bên có thể quyết định số lượng trọng tài viên
của hội đồng trọng tài, cách thức chỉ định trọng tài viên, tiêu chuẩn trọng tài viên,
thời gian giải quyết vụ tranh chấp, luật áp dụng, ngôn ngữ, địa điểm giải quyết vụ
tranh chấp v.v...
Hoạt động xét xử của trọng tài liên tục do đó tiết kiệm thời gian, chi phí và
tiền bạc cho doanh nghiệp. Trong khi đó giải quyết tranh chấp bằng Tòa án thường
rất khó đạt được điều này bởi tòa án phải giải quyết nhiều tranh chấp cùng một lúc,
do đó tình trạng án tồn đọng là điều không thể tránh khỏi.
Giải quyết bằng Tòa án cho phép các bên được quyền kháng án cũng làm cho
tiến độ bị kéo dài. Trong thực tế, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, ví dụ như giải

quyết tranh chấp bằng VIAC thường kéo dài tối đa là 6 tháng, còn tại Tòa án có thể
kéo đài hàng năm trời.
Luật Trọng tài Mẫu UNCITRAL và luật trọng tài các nước đều ưu tiên ý chí
thoả thuận của các bên trong việc lựa chọn hoặc quy định các bước thủ tục tố tụng.
Pháp luật chỉ đưa các các quy định về thủ tục trong trường hợp các bên không có
thoả thuận. Thậm chí, ngay cả khi đã ấn định các thời hạn và thủ tục trong quy tắc tố
tụng, có tố chức trọng tài ví dụ như Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ (AAA) còn cho phép
các bên được thỏa thuận sửa đổi một số thủ tục trong quy tắc tố tụng.

1 Báo pháp luật Việt Nam :Trong thời hội nhập: Trọng tài thương mại – Phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả


Bài tập nhóm tháng 2- lớp N02- TL3- nhóm 1
7

Có thể lấy một lời dẫn của một Luật sư thuộc đoàn Luật sư thành phố Hà Nội,
ý kiến về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài như sau:
“Tôi đã “dính” một vụ tranh chấp giữa một doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp
Nhật Bản, kéo dài từ tháng 4/2004 đến tháng 9/2006 mới xử được sơ thẩm. Sau 3
tháng, vụ này mới giải quyết xong án phúc thẩm. Thế nhưng, cho đến nay (4/2008),
vụ án vẫn chưa giải quyết xong vì bên thua vẫn cố tình trì hoãn. Trong khi đó, nếu
đưa ra trọng tài thương mại, vụ việc có thể giải quyết chỉ trong vài tuần”. 2
Thứ hai, tính trung lập, vô tư khách quan và tính chuyên nghiệp của trọng tài
viên. Với đặc thù là cơ chế giải quyết tranh chấp tư, thẩm quyền được hình thành dựa
trên thoả thuận của các bên, trọng tài luôn nhấn mạnh các tiêu chí vô tư, khách quan
và trình độ của các trọng tài viên. Theo Điều 13 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại, các
trọng tài viên có nghĩa vụ “vô tư, khách quan trong việc giải quyết vụ tranh chấp”.
Bên cạnh đó, để đảm bảo tính trung lập và khách quan, một số trung tâm trọng
tài đã đưa ra một số giới hạn về tiêu chí quốc tịch trọng tài viên. Theo Quy tắc tố
tụng của ICC, trọng tài viên duy nhất hoặc Chủ tịch hội đồng trọng tài phải là người

có quốc tịch khác với quốc tịch của các bên tranh chấp (khoản 5, Điều 9).
Các trọng tài viên thường là người có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong
một số lĩnh vực cụ thể, ví dụ như bảo hiểm, tài chính, vận tải, xây dựng v.v... Những
tranh chấp chuyên ngành này đòi hỏi người phân xử phải có kiến thức rộng và am
hiểu trong lĩnh vực đó. Do vậy việc giải quyết sẽ được chính xác và khách quan hơn.
Khi xét xử, trọng tài cho phép các bên được sử dụng kinh nghiệm của các
chuyên gia và điều này được thể hiện ở quyền lựa chọn trọng tài viên của các bên.
Việc lựa chọn trọng tài viên được quy định tại các Điều 39,40,41,42 Luật trọng tài
2010. Các bên có thể lựa chọn một Hội đồng Trọng tài dựa trên trình độ, năng lực, sự
hiểu biết vững vàng của họ về pháp luật thương mại quốc tế, về các lĩnh vực chuyên
biệt như licensing, leasing, xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, sở hữu trí tuệ, chứng
khoán…
2 Doanh nghiệp sử dụng hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài sẽ là xu hướng tất yếu trong những năm tới, báo
mới 16:21' 9/2/2009


Bài tập nhóm tháng 2- lớp N02- TL3- nhóm 1
8

Trong xu thế hiện đại, ngoài các tổ chức trọng tài lớn có thể giải quyết các
tranh chấp trong nhiều lĩnh vực, một số nước đã thành lập các tổ chức trọng tài
chuyên ngành, ví dụ, Uỷ ban trọng tài hàng hải Tôkyô (the Tokyo Maritime
Arbitration Commission - TOMAC) thực hiện chức năng trọng tài của Sở giao dịch
thuê tàu Nhật Bản (Japan Shipping Exchange) trong lĩnh vực vận chuyển hàng hoá,
đóng tàu, bảo hiểm hàng hải, trao đổi, môi giới mua bán tàu và các phương tiện xa
bờ và tài chính. Hiệp hội mua bán gạo và lúa mạch ở Luân-đôn (the London-based
Grain and Feed Trade Association - GAFTA) thực hiện dịch vụ trọng tài mỗi năm xử
khoảng 250 vụ liên quan đến mua bán gạo. Chỉ riêng tại châu Âu đã có 6 nước có tổ
chức giám sát tố tụng trọng tài cho tranh chấp liên quan tới cà phê, các tổ chức này
thường không nằm tại thủ đô các nước (ở Bỉ là Phòng trọng tài cà phê Antwerp; ở

Italia có Phòng trọng tài cà phê Italia ở Genoa và Phòng trọng tài Trieste, v.v...).
Thứ ba, là xét xử kín tức là không ai có quyền tham dự phiên họp xét xử nếu
không được sự đồng ý của các bên. Trong khi đó, nguyên tắc xét xử của toà án là xét
xử công khai, đáp ứng được yêu cầu giữ bí mật kinh doanh của các bên tham gia.
Trọng tài xét xử bí mật bởi tiến trình giải quyết của trọng tài có tính riêng biêt.
Hầu hết các quy định pháp luật về trọng tài của các quốc gia đều thừa nhận nguyên
tắc trọng tài xử kín nếu các bên không có thỏa thuận khác. Đây là một ưu điểm quan
trọng bởi các doanh nghiệp không muốn các bí quyết kinh doanh (nhất là trong lĩnh
vực sở hữu trí tuệ, công nghệ cao) của vụ tranh chấp thương bị đem ra công khai
trước tòa án, điều mà các doanh nghiệp luôn coi là tối kỵ trong hoạt động kinh doanh
của mình. Vì vậy, nếu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thì nội dung
tranh chấp sẽ được xử kín. Trong Luật trọng tài 2010 cũng có quy định về vấn đề
này. Cụ thể, một trong những nghĩa vụ của trọng tài viên tại khoản 5 Điều 21 là :
“giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung
cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật”.
Thứ tư, quyết định trọng tài là chung thẩm và ràng buộc các bên. Đây là một
trong những ưu điểm cơ bản của phương thức trọng tài. Nguyên tắc chung thẩm hay
xét xử một lần được ghi nhận rộng rãi trong hệ thống pháp luật trọng tài quốc tế. Với


Bài tập nhóm tháng 2- lớp N02- TL3- nhóm 1
9

nguyên tắc chung thẩm sẽ đảm bảo rút ngắn thời gian giải quyết vụ tranh chấp.
Quyết định của trọng tài là chung thẩm và vì vậy nó có giá trị bắt buộc đối với các
bên không thể chống án hay kháng cáo. Vấn đề này được quy định tại khoản 5 Điều
61 Luật trọng tài 2010. Việc xét xử tại trọng tài chỉ diễn ra ở một cấp xét xử, đó cũng
chính là điều khác biệt cơ bản so với việc xét xử tại Tòa án bởi thông thường xét xử
tại Tòa án diễn ra ở hai cấp. Hội đồng trọng tài sau khi tuyên phán quyết định xong là
đã hoàn thành nhiệm vụ của mình và chấm dứt sự tồn tại.

Ngoài ra, trọng tài thương mại không đại diện cho quyền lực Nhà nước nên rất
phù hợp để giải quyết các tranh chấp mà các bên có quốc tịch khác nhau (Toà án nói
là được độc lập nhưng cũng dễ bị chi phối bởi quyền lợi dân tộc, do đó các bên tranh
chấp có quốc tịch khác nhau thường không thích chọn toà án của nhau) 3. Vì vậy, các
bên thường thích chọn trọng tài, nhất là trọng tài của nước thứ ba để đảm bảo tính
khách quan trong việc giải quyết tranh chấp.
Thứ năm, tiết kiệm thời gian:Tính liên tục, đặc biệt trong hoạt động kinh
doanh quốc tế đòi hỏi các bên không thể lãng phí thời gian, điều mà các Tòa án sẽ rất
khó đáp ứng được do luôn phải giải quyết nhiều tranh chấp cùng một lúc, gây ra khả
năng ách tắc hồ sơ.
Các trọng tài viên của một Trung tâm trọng tài bao gồm hai nhóm: nhóm
chuyên gia và nhóm luật sư. Nhóm đầu là những chuyên gia đầu ngành của nhiều
lĩnh vực được Trung tâm mời làm trọng tài viên tham gia xử các vụ việc có liên quan
đến chuyên ngành mà chuyên gia đang làm việc và có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy,
cùng với các luật sư trong hội đồng trọng tài, các khía cạnh chuyên môn được mổ xẻ,
phân tích một cách khoa học, khách quan và nhanh chóng. Đây là một trong các ưu
điểm nổi trội của phương pháp trọng tài.
Thứ sáu, duy trì được quan hệ đối tác:Việc thắng, thua trong tố tụng tại trọng
tài kinh tế vẫn giữ được mối hoà khí lâu dài giữa các bên tranh chấp. Đây là điều

3 Theo PGS.TS Dương Đăng Huệ - vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế Bộ Tư pháp.


Bài tập nhóm tháng 2- lớp N02- TL3- nhóm 1
10

kiện không làm mất đi quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các đối tác. Bởi lẽ tố tụng tại
trọng tài là tự nguyện.
Xét xử bằng trọng tài sẽ làm giảm mức độ xung đột căng thẳng của những bất
đồng trên cơ sở những câu hỏi gợi mở, trong một không gian kín đáo, nhẹ nhàng…

Đó là những yếu tố tạo điều kiện để các bên duy trì được quan hệ đối tác, quan hệ
thiện chí đối với nhau và đặc biệt, sự tự nguyện thi hành quyết định trọng tài của một
bên sẽ làm cho bên kia có sự tin tưởng tốt hơn trong quan hệ làm ăn trong tương lai.
Việc xét xử tranh chấp bằng Trọng tài đảm bảo tính bí mật cao và vì vậy sẽ
tránh cho các bên nguy cơ làm tổn thương đến mối quan hệ hợp tác làm ăn vốn có,
trong khi việc xét xử công khai tại Tòa án thường dễ làm cho các bên rơi vào thế đối
đầu nhau với kết cục là một bên được thừa nhận như một người chiến thắng, còn bên
kia thấy mình là kẻ thua cuộc.
Việc xét xử tranh chấp bằng trọng tài trên thực tế đã làm giảm đáng kể mức độ
xung đột, căng thẳng của những bất đồng bởi nó diễn ra trong một không gian kín,
nhẹ nhàng, mang nặng tính trao đổi để tìm ra sự thật khách quan của vụ việc. đó
chính là những yếu tố tạo điều kiện để các bên duy trì được quan hệ đối tác, quan hệ
thiện chí đối với nhau. Hơn nữa, sự tự nguyện thi hành quyết định của một bên sẽ
làm cho bên kia có sự tin tưởng tốt hơn trong quan hệ làm ăn có thể diễ n ra trong
thương lai.
Như vậy, giải quyết bằng hình thức này cũng - Hạn chế những ảnh hưởng
tiêu cực:Trong một vụ tranh chấp, dù là nguyên đơn hay bị đơn, một khi đã ra toà thì
uy tín của thương hiệu ít nhiều giảm sút nơi khách hàng. Ảnh hưởng đó mờ nhạt hơn
khi giải quyết bằng con đường trọng tài. Trong thời đại Internet thì mọi thông tin đều
có khả năng lan truyền rất nhanh và rất rộng vì thế giữ vững uy tín và thương hiệu
luôn luôn là phương châm phát triển bền vững của các doanh nghiệp.4
Thứ bảy, sự công nhận quốc tế: Đây là một ưu thế quan trọng đối với các
quyết định trọng tài có yếu tố nước ngoài.
4 Trích dẫn từ: />

Bài tập nhóm tháng 2- lớp N02- TL3- nhóm 1
11

Các phán quyết của trọng tài thương mại cũng có hiệu lực như phán quyết
của toà án chứ không phải là một thủ tục "tiền xét xử" nên cũng đáp ứng được yêu

cầu của thương nhân về việc giải quyết tranh chấp nhanh, gọn. Hơn nữa, các phán
quyết của trọng tài được công nhận và cho thi hành ở nước ngoài. Công ước New
York 1958 về công nhận và cho thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài đã
quy định rằng các nước thành viên của công ước này có nghĩa vụ công nhận và cho
thi hành phán quyết của trọng tài của nước bên kia cũng là thành viên.
Với những ưu điểm như vậy, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đã ngày
cành trở thành một phương thức tố tụng kinh doanh- thương mại hữu hiệu và được
các bên lựa chọn bên ngoài tố tụng bằng Tòa án.

2.2.

Nhược điểm
Giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng phương thức trọng tài tuy được các

nước trên thế giới sử dụng phổ biến, rộng rãi, nhưng trong đó vẫn còn có những
khuyết điểm không thể nào tránh khỏi:
Thứ nhất, khuyết điểm được phát sinh do tính chất nhanh chóng của cách
thức giải quyết vụ việc, trọng tài tuyên án chỉ sau một cấp xét xử duy nhất, nên đôi
khi các quyết định của trọng tài là không chính xác, gây thiệt hại đối với doanh
nghiệp.
Thứ hai, Việc thực hiện các quyết định của trọng tài hoàn toàn phụ thuộc
vào ý thức tự nguyện của các bên. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, uy tín
của doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu do đó việc họ tự giác thực hiện các quyết
định của trọng tài khá cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước hiện nay vẫn
chưa coi trọng việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, nên vẫn chưa có ý thức tự
giác.
Như với hình thức trọng tài vụ việc: việc thực hiện phải phụ thuộc vào tinh
thần thiện chí của các bên cũng như Luật sư của họ. Nếu một bên không có tinh
thần thiện chí thì quá trình giải quyết này sẽ có nguy cơ bị trì hoãn và nhiều khi



Bài tập nhóm tháng 2- lớp N02- TL3- nhóm 1
12

không thể thành lập được Hội đồng trọng tài vì không có quy tắc tố tụng trọng tài
nào được áp dụng.
Trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vụ việc, không có tổ chức nào
giám sát quá trình tiến hành tố tụng và giám sát trọng tài viên. Vì vậy, kết quả phần
lớn phụ thuộc vào các trọng tài viên tiến hành trọng tài như thế nào và liệu họ có
thể kiểm soát được toàn bộ quá trình trọng tài hay không.
Thứ ba, Trong thực tiễn tình hình nước ta hiện nay, chi phí cho việc giải
quyết tranh chấp kinh doanh bằng trọng tài quá lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ
không có khả năng chi trả.
Rõ ràng giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thường trực, ngoài việc phải trả chi
phí thù lao cho các Trọng tài viên, các bên còn phải trả thêm các chi phí hành chính
để nhận được sự hỗ trợ của các trung tâm trọng tài.
Thứ tư, nhiều khi quá trình tố tụng bị kéo dài mà Hội đồng Trọng tài các các
bên bắt buộc phải tuân thủ vì phải tuân theo các thời hạn theo quy định của Quy tắc
tố tụng
Thứ tư là khi không được thoả thuận sử dụng trọng tài thương mại để giải
quyết tranh chấp kinh doanh trong hợp đồng thì khi xảy ra tranh chấp, trọng tài
không có thẩm quyền giải quyết ngay cả khi doanh nghiệp có ý định đó.
Như vậy, việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại
cũng có những hạn chế nhất định.
3.

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN CỦA
NHÓM.

3.1.
Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại
và nguyên nhân.
Nếu so sánh giữa ưu và nhược điểm thì việc giải quyết tranh chấp kinh tế qua
trọng tài là con đường tốt hơn đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến nay, số
lượng giải quyết tranh chấp qua trọng tài kinh tế hết sức nhỏ. Tại thành phố Hà Nội,


Bài tập nhóm tháng 2- lớp N02- TL3- nhóm 1
13

tranh chấp kinh tế bằng hình thức trọng tài năm 2005, chỉ có 13 vụ, năm 2004,
khoảng 10 vụ. ở TP Hồ Chí Minh - nơi có nền kinh tế sôi động, số lượng doanh
nghiệp chiếm phần lớn so với cả nước, tuy nhiên, số vụ đưa ra giải quyết bằng trọng
tài chiếm một tỷ lệ nhỏ so với số lượng tranh chấp xảy ra trong đời sống thương mại
ở nước ta 5.
Nguyên nhân:
Đây là lĩnh vực còn khá mới mẻ ở nước ta, hoạt động về giải quyết tranh chấp
vẫn còn bộc lộ những hạn chế như thiếu hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về giải quyết
tranh chấp; các tranh chấp kéo dài không được giải quyết dứt điểm mà thường thông
qua giải quyết bằng biện pháp hành chính; luật pháp về hợp đồng kinh tế, đất đai, tài
nguyên, sở hữu trí tuệ… chưa được rõ ràng nên thiếu cơ sở khi xử lý tranh chấp.
- Do hoạt động trọng tài trước đây có quá nhiều bất cập, đặc biệt là việc không
có cơ chế cưỡng chế thi hành quyết định trọng tài khiến các bên có liên quan tốn rất
nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, nên các doanh nghiệp không tin tưởng và lựa
chọn trọng tài. Tuy Pháp lệnh Trọng tài đã được ban hành với một loạt những quy
định mới nhưng vẫn chưa thực sự làm thay đổi cách nhìn cuả các doanh nghiệp. Họ
vẫn còn ngần ngại, dè dặt, chưa tin tưởng vào cơ chế giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài.
Ý thức về pháp luật của các doanh nghiệp và việc kinh doanh trong điều kiện

cạnh tranh khốc liệt làm cho các chủ thể trong quan hệ đều vi phạm hợp đồng. Trong
một giao dịch, bên này vi phạm việc này, bên kia sai việc khác; hoặc hôm nay, bên
này sai, thì ngày mai, bên kia sai; người ta tìm cách thương thuyết “tay đôi” để giải
quyết ổn thoả, nhằm giữ quan hệ làm ăn lâu dài. Vì lẽ đó, việc đưa nhau ra xử lý
bằng trọng tài hoặc toà án các bên đều không muốn. Theo số liệu của Phòng kinh tế
thương mại Việt Nam, giải quyết tranh chấp kinh tế qua toà án và trọng tài chỉ chiếm
khoảng 90% số lượng các vụ tranh chấp trong thực tế.

5 Sbv.gov.vn


Bài tập nhóm tháng 2- lớp N02- TL3- nhóm 1
14

Nhiều doanh nghiệp, cá nhân không am hiểu những vấn đề liên quan đến tố
tụng thông qua con đường trọng tài thương mại. Trước đây, trong thời kỳ bao cấp, ở
nước ta có trọng tài kinh tế nhà nước - cơ quan này quản lý hợp đồng kinh tế giữa
các chủ thể kinh tế nhà nước. Nhưng việc đó đã bãi bỏ lâu. Từ đó, các doanh nghiệp
và nhân dân chỉ quen tranh chấp bằng con đường tố tụng tại toà kinh tế. Nghiên cứu
cho thấy, hầu hết các hợp đồng kinh tế chỉ có quy định hai biện pháp tranh chấp là tự
thương lượng giải quyết, nếu không giải quyết được thì đưa ra giải quyết tại toà án có
thẩm quyền. Trong một ngàn hợp đồng, chỉ có một vài hợp đồng chế định việc tranh
chấp tại trọng tài kinh tế. Như vậy, phương pháp tự xử và xử lý tranh chấp tại toà đã
ăn sâu vào tiềm thức của các doanh nghiệp.
Trọng tài kinh tế là tổ chức phi Chính phủ. Chúng ta sống trong hệ thống
chính trị mà người dân nghĩ rằng chỉ có các quyết định của Đảng và Nhà nước mới
có hiệu lực và tính khả thi.
3.2.

Một số ý kiến nhận xét của nhóm.

Giải quyết các tranh chấp thương mại bằng trọng tài là do các bên có tranh

chấp thỏa thuận. Xu hướng giải quyết thông qua trọng tài thương mại ngày càng phổ
biến ở các nước trên thế giới cũng như trong các tranh chấp thương mại quốc tế.
Phương thức giải quyết này có khá nhiều ưu điểm tuy nhiên cũng không tránh khỏi
những hạn chế nhất định trong quá trình thực hiện.
Theo như phần trên phân tích, thì hình thức giải quyết tranh chấp thương mại
bằng trọng tài thương mại không chỉ đứng độc lập, mà bên cạnh đó còn có sự tham
gia trợ giúp của cơ quan tư pháp như Tòa án,….
Luật trọng tài năm 2010 được ban hành trong điều kiện đất nước ta đang ngày
càng hội nhập sâu rộng vào thế giới, vì thế đã giúp cho pháp luật về trọng tài của Việt
Nam tiến gần hơn tới các chuẩn mực quốc tế. Các điểm tiến bộ của luật trọng tài
thương mại so với Pháp lệnh trọng tài năm 2003 có thể kể đến như sau:
Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài. Luật trọng tài quy định
thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài bao gồm: tranh chấp giữa các bên


Bài tập nhóm tháng 2- lớp N02- TL3- nhóm 1
15

phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất
một bên có hoạt động thương mại; tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy
định được giải quyết bằng trọng tài.
Điểm tiến bộ của luật trọng tài thương mại đó là mở rộng phạm vi thẩm
quyền của trọng tài ( lĩnh vực: thương mại, các bên: bao gồm cả cơ quan quản lí nhà
nước). Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài cũng được mở rộng. Hội đồng được ra
quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, triệu tập nhân chứng, thu thập
chứng cứ. Chính điều đó đảm bảo quá trình trọng tài được diễn ra nhanh chóng, kịp
thời và hiệu quả hơn.
Ngoài ra bước tiến lớn và quan trọng nhất của Luật trọng tài thương mại đã

làm được là phân định rõ ràng phạm vi thẩm quyền của trọng tài đối với các tranh
chấp thương mại, đảm bảo sự tương thích với các luật hiện hành như Luật Dân sự,
luật tố tụng dân sự, Luật Thương mại, luật Đầu tư và các luật chuyên ngành liên quan
khác; dỡ bỏ hạn chế của pháp lệnh 2003 thông qua việc mở rộng phạm vi thẩm
quyền của trọng tài tới nhiều loại tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của các
bên.
Về vị trí vai trò của trọng tài: Luật trọng tài đã đưa ra các quy định khắc phục
hạn chế của pháp lệnh 2003 trong việc ngăn chặn và giảm bớt tình trạng thỏa thuận
trọng tài bị vô hiệu hoặc không có cơ quan nào giải quyết tranh chấp; bảo vệ người
tiêu dùng trước những nguy cơ bị lạm dụng các điều kiện và điều khoản trong các
hợp đồng in sẵn do người bán hàng cung cấp; phát triển đội ngũ trọng tài viên Việt
Nam có đủ năng lực, uy tín, trình độ đáp ứng yêu cầu hội nhập; nâng cao vị thế của
trọng tài Việt Nam; hạn chế nguy cơ phán quyết trọng tài bị tòa án tuyên hủy; ngăn
chặn các hành vi cơ hội trong tố tụng trọng tài; tạo điều kiện cho trọng tài hoạt động
hiệu quả.
Về những vấn đề khác:
Với việc thông qua Luật trọng tài thương mại, Quốc hội đã ghi nhận thêm một
bước tự do kinh doanh của công dân, tạo điều kiện cho các thương nhân lựa chọn sử


Bài tập nhóm tháng 2- lớp N02- TL3- nhóm 1
16

dung các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh theo hướng thuận lợi,
phù hợp; Nhà nước đã đặt niềm tin vào các chế định phi chính phủ trong việc giải
quyết các tranh chấp trong kinh doanh, tạo cơ sở phát huy dân chủ cao trong xã hội
theo pháp luật. Việt Nam đang đẩy mạnh hệ thống cải cách hệ thống tổ chức và hoạt
động của cơ quan tư pháp. Sự nghiệp này không thể thành công nếu bỏ quên vai trò
của các tổ chức bổ trợ tư pháp, trong đó có các tổ chức trọng tài. Việc ban hành Luật
trọng tài thương mại là một bước tiến lớn trong quá trình hoàn thiện pháp luật Việt

Nam. Đây là cơ sở cho tòa án và cơ quan tài phán trọng tài trong việc giải quyết các
tranh chấp thương mại theo pháp luật. Sự phối hợp giữa cơ quan tài phán trọng tài
với tòa án theo đó cũng sẽ có bước phát triển mới giúp cho trọng tài thương mại nâng
cao được hiệu quả phán quyết tranh chấp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất
nước.

KẾT LUẬN
Với những phân tích như trên, chúng ta đã thấy những ưu điểm cũng như
nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại.
Qua đó thấy được sự cần thiết phải nâng cao hơn nữa công tác quản lí cạnh tranh,
hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về thương mại. Nó không chỉ đem lại cho các
doanh nghiệp môi trường cạnh tranh công bằng mà còn tạo ra cơ sở để phát triển một
nền kinh tế phát triển năng động, đồng thời tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong
nước, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tránh độc quyền.
Bài làm của chúng em không tránh khỏi những hạn chế do chưa được nghe
giảng tại lớp lý thuyết cũng như vấn đề này khá mới ở Việt Nam, chúng em rất mong
nhận được những nhận xét, đánh giá của các thầy cô.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


Bài tập nhóm tháng 2- lớp N02- TL3- nhóm 1
17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại, Tập 2, NXB Công

an Nhân dân, Hà Nội, 2006.
2. Luật thượng mại 2005.
3.


Bộ luật tố tụng dân sự 2004.

4. Luật trọng tài năm 2010.
5. Theo báo mới ngày 9/2/2009: Doanh nghiệp sử dụng hình thức giải quyết

tranh chấp bằng trọng tài sẽ là xu hướng tất yếu trong những năm tới.
6. Website

www.viac.org.vn
/> />


×