Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phân tích căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường nhà nước trong vụ việc trên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.7 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU.
Trách nhiệm bồi thường cuả Nhà nước đã được ghi nhận tại Hiến pháp năm
1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và trong một loạt các văn bản pháp luật quan trọng
khác như Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Nghị định
47/CP ngày 3/5/1997 của Chính phủ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã ban hành
Nghị quyết số 388/2003 (17/3/2003) về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do
người có thẩm quyền gây ra.
Đặc biệt là ngày 18/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Trách nhiệm
bồi thường Nhà nước năm 2009 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2010. Có thể nói
rằng: Việc Quốc hội ban hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là một sự
kiện quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc trong việc khẳng định chính sách của Đảng và
Nhà nước ta. Để bảo đảm thi hành Luật TNBT của Nhà nước có hiệu quả; cán bộ,
công chức cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương phải nhận thức rõ trách
nhiệm công vụ của mình, nhận thức đầy đủ nội dung của luật và các văn bản hướng
dẫn thi hành cũng như quyền yêu cầu bồi thường và thủ tục giải quyết yêu cầu bồi
thường. Vậy để đi sâu vào tìm hiểu về trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong
một lĩnh vực cụ thể, dưới đây nhóm Dân sự D1-1 được chọn đề tài số 2 về tìm 2 vụ
việc hình sự để phân tích các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường nhà nước, và
xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường và thiệt hạn bồi thường.
Do kiến thức còn hạn chế, khả năng phân tích vấn đề chưa sâu, nên bài viết
của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô góp ý sửa chữa để bài
viết của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!.

1


NỘI DUNG.
I. VỤ VIỆC SỐ 1.
• Tóm tắt vụ việc
vào khoảng 22h ngày 24/10/2000, anh Nguyễn Chính Hải (sinh năm 1973, trú


tại Bình Minh, Thanh Oai, Hà Tây) và chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh (sinh năm 1981,
trú tại Hà Đông) đang ngồi tâm sự tại bờ mương giữa cánh đồng xã Dương Nội thì bị
3 thanh niên đến dùng dao, gậy, điếu cày khống chế cướp tài sản và thay nhau hiếp
chị Hạnh.
Theo lời khai của nạn nhân Hải, khi Hải - Hạnh đang ngồi tâm sự ở bờ mương
bên trái cầu Hai Cây, hướng đi cầu Dương Nội, mặt quay về phía bờ mương thì nhìn
thấy 3 thanh niên mặc quần đùi, 1 kẻ cầm gậy dài đi từ phía làng La Cả qua cầu
Dương Nội sang bờ mương phía bên kia để đi về hướng Yên Nghĩa. Thấy đôi trai gái
ở nơi vắng vẻ, ba thanh niên đã có hành vi cướp giật tài sản của họ. Hai tên khống chế
anh Hải, một tên gí dao vào người, túm ngực, kéo anh Hải xuống bờ mương, một tên
thò tay vào túi quần anh Hải lấy tiền và ví da màu nâu trong đó có một ít tiền. Chị
Hạnh khai, bị một tên kéo ra cách đó khoảng 4m, sau đó cả ba tên thay phiên nhau
thực hiện hành vi hiếp dâm chị.
Cũng theo lời khai của anh Hải, chị Hạnh, lợi dụng lúc bọn chúng sơ hở, anh
Hải đã bỏ chạy, một tên đã đuổi theo dùng gậy vụt vào tay anh làm anh gãy xương.
Anh Hải phải vừa chạy vừa tri hô nên bọn chúng đã bỏ trốn về hướng làng La Cả, bỏ
lại một chiếc áo phông tại hiện trường. Các nạn nhân nhận diện, trong 3 tên thực hiện
hành vi cướp có 1 tên khoảng 30 tuổi, mặt choắt, có ria mép, hai tên còn lại trẻ hơn,
cả 3 tên đều có giọng nói vùng La Cả.
Sau hai năm, thì cơ quan điều tra tìm ra manh mối và lật lại vụ án để điều tra.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 11, ngày 21/1/2002, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tây đã
tuyên phạt Nguyễn Đình Lợi 16 năm tù giam, Nguyễn Đình Tình 14 năm tù giam và
Nguyễn Đình Kiên 11 năm tù giam về tội cướp tài sản và hiếp dâm. Tuy nhiên, từ
ngày 26-30/1/2002, cả ba bị cáo đều có đơn kháng cáo kêu oan.Tiếp đó, phiên hình sự
phúc thẩm ngày 22/4/2002, Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã quyết định giữ
nguyên bản án hình sự sơ thẩm.

2



Tháng 7/2002, cả ba bị cáo được chuyển đến trại giam Thanh Xuân để thụ án.
Những ngày tháng sống trong trại giam, Lợi - Tình - Kiên vẫn một mực kêu oan.
Trong các bút lục điều tra thì có sự mâu thuẫn trong lời khai của nạn nhân và ba bị
cáo, tang vật duy nhất tại hiện trường cũng không được chứng minh rõ ràng và có
mâu thuẫn với tang vật mà nạn nhân giữ lại. Đồng thời cả ba bị cáo khai nhận có bị ép
cung. Hàng trăm lá đơn kêu oan được gửi nhưng không được cơ quan thẩm quyền
giải quyết. Sau gần 10 năm, nhờ sự giúp sức của các cơ quan chức năng, các cơ quan
báo chí, đặc biệt là của một người bác sĩ Phạm Thị Hồng, vụ án đã được giải quyết
Ngày 26/1/2010, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ra Quyết định huỷ bản án
sơ thẩm và phúc thẩm của vụ án này, điều tra lại vụ việc, tuyên các bị cáo Nguyễn
Đình Lợi, Nguyễn Đình Tình, Nguyễn Đình Kiên không phạm tội “cướp tài sản” và
tội “hiếp dâm”, đồng thời tạm đình chỉ thi hành án đối với Lợi – Tình – Kiên.
1. Phân tích căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường nhà nước trong vụ
việc trên;
Theo quy định Tại Điều 6 của Luật Trách nhiệm bồi của Nhà nước về các căn
cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước,đối chiếu vào vụ việc trên ta xác
định các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường nhà nước cụ thể như sau:
- Có văn bản của cơ quan thẩm quyền xác định hành vi của người tiến hành
tố tụng hình sự là trái pháp luật. Cụ thể ở đây là các bản án sơ thẩm của TAND tỉnh
Hà Tây và bản án phúc thẩm của TAND tối cao TP Hà Nội. Theo đó, ngày
21/1/2002, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tây đã tuyên phạt Nguyễn Đình Lợi 16 năm tù
giam, Nguyễn Đình Tình 14 năm tù giam và Nguyễn Đình Kiên 11 năm tù giam về
tội cướp tài sản và hiếp dâm. Tiếp đó, phiên hình sự phúc thẩm ngày 22/4/2002, Toà
án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã quyết định giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm.
- có hành vi trái pháp luật của người tiến hành TTHS thuộc phạm vi trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước. Theo Khoản 4 Điều 28 Luật TNBTNN quy
định phạm vi trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước trong trường hợp: “
Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án, đã chấp hành hình
phạt tù mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động
tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của

những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được
bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù
vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;”
3


Với vụ việc trên thì các cơ quan đã có những thiếu sót từ khâu điều tra, truy tố
cho đến xét xử. Việc không khám xét kĩ càng hiện trường, điều tra hời hợt, mặc dù
thấy có sự mâu thuẫn rõ ràng trong lời khai của các bị cáo và nạn nhân tuy nhiên vẫn
ra quyết định truy tố. Các bị cáo đã kêu oan nhưng vẫn không được các cơ quan điều
tra tiến hành xem xét vụ việc. Từ các yếu tố sai sót ở nhiều giai đoạn tố tụng khác
nhau đã dẫn đến việc gây thiệt hại.
- có thiệt hại thực tế xảy ra :ở đây là việc ba bị cáo đã bị xử án oan với tội
danh cướp tài sản và hiếp dâm với tổng hợp mức án tù của cả ba lên đến 44 năm.
Đồng thời, cả ba bị cáo đều phải chịu thi hành án tù giam là 10 năm. Thiệt hại về vật
chất, tinh thần là điều thấy rõ đối với các bị cáo.
Mối quan hệ nhân quả từ việc cơ quan nhà nước đã thực hiện không
đúng trong quá trình điều tra xét xử vì thế đã dẫn đến việc các bị cáo phải gánh chịu
mức án oan đến 10 năm tù. Với thời gian phạt tù quá lâu thế này mà cơ quan mới phát
hiện ra vụ việc trên thì mức thiệt hại cho các bị cáo càng cao hơn đặc biệt là về việc
trở về với cuộc sống khi đã mất đi tuổi trẻ cũng như gây dựng lại một cuộc sống vượt
lên trên dư luận không phải là chuyện dễ dàng. Thiệt hại thực tế của các bị cáo thật sự
là rất lớn từ nguyên nhân sai sót của phía cơ quan chức năng. Do đó cần có sự bồi
thường thỏa đáng của nhà nước nhằm xoa dịu một phần đời sống sau này của các bị
cáo.
Qua các căn cứ trên thì có thể khẳng định một lần nữa, với việc gây ra sự sai
phạm của cơ quan có chức năng trong vụ việc trên đối với án oan của ba bị cáo thì
nhà nước phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các bị cáo theo luật định.
2.Cơ quan chịu TNBT
Theo quy định tại Điều 29 Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước thì Cơ quan

có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự là cơ quan được quy định
tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này. Ta xác định hành vi sai phạm của các cơ quan
tiến hành tố tụng vụ án hình sự này như sau:
- Đối với Cơ quan điều tra
Phó viện trưởng VKSND Tối cao Lê Hữu Thể khẳng định trong kháng nghị
giám đốc thẩm ký ngày 26/1 rằng Cơ quan điều tra đã thiếu khách quan, không đầy
đủ và không triệt để, nhiều chứng cứ gỡ tội chưa được xác minh làm rõ. Công tác
điều tra có nhiều vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng hình sự. Các bản án sơ thẩm

4


và phúc thẩm đã căn cứ vào các tài liệu điều tra thiếu tính khách quan để kết tội các bị
cáo...
Thứ nhất, khi khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra đã không yêu cầu sự
có mặt của người bị hại, người chứng kiến, nhân chứng, mặc dù trước đó, cơ quan
công an đã ghi lại lời khai của họ, thể hiện tại các Bút lục 159, 161, 163.
Thứ hai, tại biên bản xác định hiện trường ngày 9/12/2001, Cơ quan điều tra lại
xác định hiện trường nơi xảy ra vụ án ở một địa điểm khác. Chỉ xét riêng chi tiết về
hiện trường vụ án, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã kết luận: Công tác khám
nghiệm hiện trường của Cơ quan Điều tra công an tỉnh Hà Tây (cũ) đã vi phạm Điều
125 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 (Nay là Điều 150 BLTTHS sửa đổi bổ sung
năm 2009 ), căn cứ này không có giá trị pháp lý.
Đặc biệt, Viện kiểm sát nhận định việc xét hỏi tại cả hai phiên tòa là "phiến
diện, không đầy đủ" khiến việc kết tội "không đúng với những tình tiết khách quan
của vụ án". Bên cạnh đó quá trình thẩm vấn lại chỉ tập trung vào các tình tiết buộc tội
đã có trong hồ sơ để kết tội theo kết luận điều tra và quyết định truy tố.
Ngoài ra, vật chứng duy nhất trong vụ án là chiếc áo phông thủ phạm bỏ lại tại
hiện trường, có giá trị truy nguyên thủ phạm xác nhận là chiếc áo phông màu đỏ, cổ
bẻ, có sọc ngang màu vàng, xanh. Chị Hạnh đã mang chiếc áo đến trình báo sự việc

tại Công an xã Dương Nội ngay trong đêm 24/10/2000, nhưng hồ sơ không thể hiện
việc thu giữ chiếc áo này của Công an xã Dương Nội, Công an huyện Hoài Đức và
Côn an tỉnh Hà Tây. Trong báo cáo sự việc của Công an xã Dương Nội với CA huyện
Hoài Đức cũng không có nội dung thu giữ chiếc áo này. Tại biên bản KNHT ngày
25/10/2000 của Cơ quan điều tra ghi nhận đã phát hiện, thu giữ chiếc áo phông xác
định là của thủ phạm bỏ lại hiện trường. Nhưng đó lại là áo phông cộc tay màu đỏ, cổ
chui, có các sọc ngang màu vàng, xanh, đen, khác hẳn chiếc áo phông mà chị Hạnh đã
nhặt của thủ phạm bỏ lại hiện trường.

- Đối với VKSND
Khoản 1 và khoản 2 Điều 31 xác định trách nhiệm BT của VKS: 1. Đã phê chuẩn
quyết định gia hạn tạm giữ của cơ quan điều tra có thẩm quyền nhưng người bị
tạm giữ không có hành vi vi phạm pháp luật;
5


2. Đã phê chuẩn lệnh tạm giam của cơ quan điều tra có thẩm quyền hoặc ra lệnh
tạm giam, gia hạn tạm giam mà sau đó có quyết định của cơ quan có thẩm quyền
trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội
Có thể thấy ở vụ án này, trên cơ sở quyết định của cơ quan điều tra có thẩm
quyền thì VKS đã tiến hành tạm giữ, tạm giam ba thanh niên là anh Lợi, anh Tình,
anh Kiên. Trải qua hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm xác định ba người này phạm
tội cướp và hiếp thì đến Thủ tục Giám đốc thẩm, sau khi cả 3 người đã thi hành 10
năm tù giam đã xác định được cả 3 người không thực hiện hai hành vi phạm tội trên.
- Đối với Tòa Án
Đối với TAND cấp sơ thẩm và phúc thẩm, trách nhiệm bồi thường sẽ phát sinh
Theo điểm d khoản 1 Điều 32 và điểm c khoản 2 Điều 32. Theo đó, Toà án cấp sơ
thẩm sẽ phải bồi thường khi tuyên bị cáo có tội, bản án đã có hiệu lực pháp luật
nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án để xét xử lại
mà sau đó bị cáo được tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội. Tòa

án phúc thẩm sẽ phải bồi thường khi Toà án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng
Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án phúc thẩm để xét xử
lại mà sau đó bị cáo được tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội.
Cả TA cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên ba thanh niên Lợi, Tình, Kiên
phạm tội cướp tài sản và hiếp dâm, tổng hợp hình phạt của 3 người là 41 năm tù. Tuy
nhiên trải qua quá trình điều tra lại trên cơ sở lời kêu oan của 3 người và sự nghiên
cứu xcung cấp tài liệu của những người có liên quan, ngày 26/1/2010, Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao đã ra Quyết định huỷ bản án phúc thẩm của vụ án này, điều tra lại vụ
việc, tuyên các bị cáo Nguyễn Đình Lợi, Nguyễn Đình Tình, Nguyễn Đình Kiên
không phạm tội “cướp tài sản” và tội “hiếp dâm”, đồng thời tạm đình chỉ thi hành án
đối với Lợi – Tình – Kiên.
Như vậy có thể thấy trong vụ án này, cả 3 cơ quan là Cơ quan điều tra, VKS và
TAND đều có hành vi sai phạm. Tuy nhiên do quá trình tiến hành tố tụng vụ án này
không tách rời, và bản án phúc thẩm là kêt luận cuối cùng của vụ án bị oan sai nên
theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 32 luật trách nhiệm bồi thường nhà nước quy
định tòa án xét xử phúc thẩm phải bồi thường trong trường hợp: tòa án cấp phúc
thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng tòa án xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hủy
6


bản án phúc thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ diều tra, đình chỉ vụ
án vì không thực hiện hành vi phạm tội.
Qua đó ta xác định tòa án cấp phúc thẩm chịu trách nhiệm bồi thường đối với
những quyết định của mình áp dụng cho 3 người là anh Lợi, anh Tình và anh Kiên
3.Xác định thiệt hại được bồi thường
Khi quan hệ bồi thường nhà nước phát sinh, xác định được cơ quan có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại và những thiệt hại được bồi thường là điều rất quan trọng.
nhất là việc xác định thiệt hại được bồi thường trong TTHS được các cơ quan có thâm
quyền tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật. Những thiệt hại được bồi
thường được quy định tại Chương V Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước bao

gồm:
- Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
- Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
- Thiệt hại do tổn thất về tinh thần
- Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết
- Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khoẻ
- Trả lại tài sản
- Khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt động TTHS
Trong vụ án này, cả anh Lợi, anh Tình và anh Kiên đều phải gánh chịu những
thiệt hại cả về vật chất và tinh thần khi bị kết án tù và đang chấp hành hình phạt tù mà
không hề có hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Những thiệt hại cụ thể mà cơ quan có
thẩm quyền bồi thường cho cả ba người là:
Thứ nhất là những thiệt hại do tổn thất về tinh thần theo quy định tại Khoản 2
Điều 47 Luật TNBT nhà nước. Các tổn thất về tinh thần này sẽ được quy đổi giá trị
bằng tiền là: ba ngày lương tối thiểu cho một ngày bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành
hình phạt tù. Thêm vào đó, căn cứ vào khoản 4 Điều 47 “Thiệt hại do tổn thất về tinh
thần trong trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm được xác định căn cứ vào mức độ sức
khoẻ bị tổn hại nhưng không quá ba mươi tháng lương tối thiểu”, anh Lợi có thể được
bồi thường cả tổn hại về tinh thần khi sức khỏe bị xâm phạm (theo hồ sơ bệnh án do
7


kết tội oan và giam giữ anh Lợi đã nhập viện hai lần vào năm 2006 và 2008 vì suy
sụp tinh thần và thể chất).
Thứ hai là khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt động TTHS.
Căn cứ vào Điều 51 Luật TNBT nhà nước, anh Lợi, Tình, Kiên hoặc người đại diện
hợp pháp của họ có quyền yêu cầu khôi phục danh dự trong thời hạn 03 tháng, kể từ
ngày quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật (Khoản 1). Trong thời
hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản về việc khôi phục danh dự
của người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cơ quan có trách nhiệm

bồi thường đã thụ lý vụ việc phải thực hiện việc xin lỗi, cải chính công khai. Có thể là
trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai hoặc đăng trên một tờ báo trung ương và một tờ
báo địa phương trong ba số liên tiếp theo yêu cầu của người bị thiệt hại hoặc đại diện
hợp pháp của họ (Khoản 2 và 3).
Thứ ba là Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Loại thiệt hại
này chỉ được tính khi Lợi, Tình, Kiên chứng minh được khoản thu nhập nào bị mất.
đó có thể là khoản thu nhập thường xuyên, ổn định hoặc không thường xuyên…
Ngoài ra, những thiệt hại về sức khỏe cũng có thể được bồi thường nếu các anh
Lợi, Tình, Kiên thực sự bị thiệt hại về sức khỏe, làm mất khả năng lao động hoặc
những chi phí hợp lý cho việc điều trị chăm sóc sức khỏe do thi hành án tù giam gây
ra theo quy định tại Điều 49 Luật TNBT nhà nước.
Trên đây là những thiệt hại được bồi thường khi các anh Lợi, Tình, Kiên có yêu
cầu bồi thường. Đa số các thiệt hại về sức khỏe, tinh thần… đều được tính giá trị bằng
tiền. Những thiệt hại này đều là những thiệt hại trên thực tế mà người bị thiệt hại phải
gánh chịu. Sự bồi thường bằng tiền hoặc xin lỗi cải chính cũng chỉ phần nào bù đắp
được những thiệt hại của họ. Và đặt ra cho cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cao
hơn khi tiến hành tố tụng hình sự. bởi việc ra một bản án, quyết đinh về hình sự có
ảnh hưởng trực tiếp và nếu có sự sai sót sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, rất khó
khắc phục trong thực tế.
II. VỤ VIỆC SỐ 2
1. Tóm tắt vụ án
Tối ngày 27/8/2010, BHV sinh ngày 16/4/1997 là con gái cô giáo Bùi Thị Đức trú
tại thành phố Sơn La sang cửa hàng Tùng Bách Plaza bị Nguyễn Văn Hưởng là người
làm thuê cho cửa hàng cưỡng hiếp. Ngay sau đó, sự việc được thông báo đến cô giáo
Bùi Thị Đức bằng cuộc nặc danh. Bên gia đình Hưởng xin cô Bùi Thị Đức giải quyết
tình cảm và bồi thường 130 triệu đồng. Nghĩ đến danh dự và tương lai của con gái, nên
8


cô giáo Đức không muốn sự việc quá ồn ã và nghĩ đến tuổi của Hưởng còn quá trẻ,

không muốn vì chút nông nổi mà lại bắt Hưởng vào tù nên đồng ý giải quyết tình cảm.
Như thỏa thuận, sáng sớm ngày 30/8, mẹ Hưởng cùng 2 người anh trai từ Lào Cai đã
có mặt ở nhà chị Đức để tự nguyện bồi thường sức khỏe và danh dự cho V với số tiền
130 triệu đồng, gia đình Hưởng xin đưa trước 50 triệu đồng. Đêm 30/8, Hưởng cùng
mẹ xin được ngủ nhờ lại nhà chị Đức, còn 2 người anh của Hưởng xin được về nhà ở
Lào Cai để lo nốt số tiền còn lại. Nhưng cũng chính đêm 30/08/2010, do anh của
Hưởng có đơn tố cáo đến cơ quan điều tra TP. Sơn La. Công an TP. Sơn La tiến hành
kiểm tra hành chính nhà chị Đức mời về trụ sở làm việc. Sau 1 ngày làm việc với cơ
quan điều tra, đến ngày 1/9, căn cứ vào cuốn băng ghi âm mà anh Hưởng cung cấp cơ
quan công an buộc tội cô giáo Đức. Được sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp, cơ
quan cảnh sát điều tra đã tiến hành bắt tạm giam chị Đức với tội “cưỡng đoạt tài sản”.
Cùng ngày các cơ quan tố tụng này cũng tiến hành khởi tố Nguyễn Văn Hưởng về “tội
giao cấu với trẻ em”.
Bùi Mai Hương là con gái cô giáo Đức – sinh viên năm thứ 3 Đại học Luật
Hà Nội, được thông báo lại sự việc, với những kiến thức được học trong trường Hương
biết mẹ mình bị oan. Hương đi hỏi thêm các thầy cô, các anh chị trong trường và nhờ
mọi người tư vấn cho cách gửi đơn khiếu nại đến những cơ quan chức năng cần thiết.
Đến ngày 09/9/2010, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự
về Trật tự xã hội (Vụ 1A-VKSNDTC) đã có công văn số 2674/VKSTC-V1A, do Vụ
trưởng Bùi Mạnh Cường kí thông báo việc giải quyết đơn khiếu nại của chị Bùi Mai
Hương. Việc công an thành phố Sơn La bắt và khởi tố cô giáo Bùi Thị Đức về tội
“cưỡng đoạt tài sản” là oan sai. Ngày 22/9/2010 VKSND thành phố Sơn La ra quyết
định đình chỉ điều tra bị can và quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam trả tự do cho cô
giáo Đức. Do vậy, trong trường hợp này, theo yêu cầu bên bị thiệt hại, VKSND TP
Sơn La phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản và tinh thần, đồng thời công
khai xin lỗi và khôi phục danh dự cho cô giáo Bùi Thị Đức
2. Phân tích căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong vụ
việc.
Tại Điều 6 của Luật Trách nhiệm bồi của Nhà nước quy định các căn cứ
xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước bao gồm:

Căn cứ thứ nhất là, có bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc các trường hợp
được bồi thường theo quy định Điều 26 của Luật này. Quyết định của VKSND thành
9


phố Sơn La ngày 22/9/2010 đình chỉ điều tra bị can và quyết định hủy bỏ biện pháp
tạm giam trả tự do cho cô giáo Đức có nội dung xác định Bùi Thị Đức đã bị tạm giam
và không thực hiện hành vi phạm tội. Cho nên, văn bản này là căn cứ để xác định Nhà
nước có trách nhiệm bồi thường.
Căn cứ thứ hai là, có thiệt hại thực tế do người tiến hành tố tụng hình sự gây ra
đối với người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng chỉ phát sinh nếu hành vi của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
gây ra thiệt hại và ngược lại thiệt hại gây ra cho cá nhân, tổ chức là kết quả tất yếu của
hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Thiệt hại trong tố tụng hình sự cũng bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt
hại tổn thất về tinh thần được xác định theo quy định tại Chương V của Luật, (được
quy định từ Điều 45 đến Điều 49). Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra
trong các trường hợp theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 của Luật.
Thiệt hại trong trường hợp này là thiệt hại về tài sản và tinh thần. Về tinh thần,
con gái cô Đức đã bị Nguyễn Văn Hưởng cưỡng hiếp, sau đó cô Đức còn bị vu oan
mang tội “cưỡng đoạt tài sản”, và bị cơ quan điều tra tạm giam. Cơ quan Nhà nước có
trách nhiệm bồi thường về tài sản và tinh thần, đồng thời công khai xin lỗi và khôi
phục danh dự cho cô giáo Bùi Thị Đức.
Trong hoạt động tố tụng hình sự, việc đánh giá chứng cứ, xác định hành vi
phạm tội, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có trình độ, năng lực, niềm tin nội
tâm của người tiến hành tố tụng. Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và
thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn. Do đó, cần xem xét, phân tích
đánh giá tất cả các sự kiện liên quan một cách thận trọng đặc biệt chú trọng đến hành
vi của con người, liên quan đến thời điểm xảy ra hành vi và hậu quả xảy ra để có kết

luận chính xác về nguyên nhân.
Như vậy, do yêu cầu của việc đấu tranh phòng và chống tội phạm, đã đòi
hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải đưa ra
các quyết định một cách nhanh chóng. Vì vậy, khó có thể tránh khỏi việc gây ra thiệt
hại cho người khác. Do đó, luật không quy định hành vi trái pháp luật là yếu tố bắt
buộc khi xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường. Nhà nước có trách nhiệm
bồi thường nếu người bị thiệt hại được coi là bị oan, bất luận công chức có lỗi hay
không có lỗi trong việc gây ra tình trạng oan này. Đây là một điểm khác biệt cơ bản
giữa bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự và bồi thường thiệt hại trong hoạt động
tố tụng dân sự, hành chính.
10


3. Xác định cơ quan thực hiện trách nhiệm bồi thường ? Xác định thiệt hại
bồi thường?
Theo qui định của Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2009 tại khoản
4 Điều 3 như sau: “Cơ quan có trách nhiệm bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lí
người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại hoặc cơ quan khác
theo qui định của pháp luật”.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 của Luật này qui định các căn cứ xác
định trách nhiệm bồi thường như sau: “2. Việc xác định trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự phải có các căn cứ sau đây: a) Có bản án,
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác
định người bị thiệt hại thuộc các trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 của
Luật này; b) Có thiệt hại thực tế do người tiến hành tố tụng hình sự gây ra đối với
người bị thiệt hại”. 3. Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra trong các
trường hợp sau đây: a) Do lỗi của người bị thiệt hại; b) Người bị thiệt hại che dấu
chứng cứ, tài liệu hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật trong quá trình giải quyết vụ việc;
c) Do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết”.
Để xác định trách nhiệm bồi thường còn phải căn cứ vào việc có thiệt hại thực tế

do người tiến hành tố tụng hình sự gây ra đối với người bị thiệt hại hay không? Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ phát sinh
nếu hành vi của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại và ngược lại
thiệt hại gây ra cho cá nhân, tổ chức là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật của
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Bởi các căn cứ nêu trên, chúng ta xác định được cơ quan thực hiện trách nhiệm
bồi thường là Viện kiểm sát nhân dân thành phố Sơn La.
Ta biết rằng, thiệt hại trong tố tụng hình sự cũng bao gồm thiệt hại về vật chất và
thiệt hại tổn thất về tinh thần được xác định theo quy định tại Chương V của Luật trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009.
Vấn đề bồi thường thiệt hại trong trường hợp này được xác định theo khoản 2
Điều 47 Luật này như sau: “2. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp bị
tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù được xác định là ba ngày lương tối thiểu
cho một ngày bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù”;

11


Bên cạnh đó, cơ quan có trách nhiệm bồi thường ngoài trách nhiệm bồi thường
thiệt hại về tài sản và tinh thần, thì đồng thời còn phải công khai xin lỗi và khôi phục
danh dự cho cô giáo Bùi Thị Đức theo khoản 3 Điều 51 của Luật này như sau:
“Điều 51: Khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình
sự. Việc xin lỗi, cải chính công khai được thực hiện bằng các hình thức sau đây: a)
Trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt
hại có sự tham dự của đại diện chính quyền địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú,
đại diện của cơ quan nơi người bị thiệt hại làm việc, đại diện của một tổ chức chính trị
- xã hội mà người bị thiệt hại là thành viên; b) Đăng trên một tờ báo trung ương và một
tờ báo địa phương trong ba số liên tiếp theo yêu cầu của người bị thiệt hại hoặc đại
diện hợp pháp của họ”.
III. NHẬN XÉT

Qua tìm hiểu và phân tích hai vụ việc nêu trên ta thấy được rằng phần lớn có hiện
tượng oan sai trong tố tụng hình sự xảy ra là do một số cán bộ chưa thấy rõ trách
nhiệm của cơ quan và người tiến hành tố tụng khi để xảy ra oan sai nên thái độ khi làm
việc và bồi thường chưa đúng mức, gây căng thẳng không đáng có. Có trường hợp, cơ
quan có trách nhiệm bồi thường có biểu hiện né tránh, sợ trách nhiệm, đưa ra yêu cầu
thiếu căn cứ buộc người bị oan phải chấp nhận mức bồi thường thấp hơn thiệt hại thực
tế, gây phản ứng gay gắt của người bị oan, phải đưa ra Tòa để giải quyết
Có thể nói rằng , việc xét xử oan sai trong tố tụng nói chung và trong tố tụng hình
sự nói chung đã gây thiệt hại cho người bị oan không chỉ về tài sản mà còn về tinh
thần. Mặc dù khi phát hiện oan sai, người bị xử oan được nhận bồi thường từ phía cơ
quan nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế để có được bồi thường từ nhà nước thì đó lại là
vấn đề về mặt thời gian. Bởi Việc tiến hành bồi thường cho người bị oan do các cơ
quan tiến hành tố tụng gây ra còn chậm trễ, mất thời gian công sức; Nhiều khi số tiền
được bồi thường còn không tương xứng với thiệt hại thực tế mà người bị oan phải
chịu. Và thực tế hiện nay, các vụ án hình sự xử oan sai diễn ra không ít. Theo thông tin
mới nhât, Bà Hoàng Quỳnh Chi - VKSNDTC cho biết, tính từ tháng 3-2003 đến hết
tháng 5-2011, VKSND các cấp đã tiến hành bồi thường cho 175 trường hợp bị oan sai
trong tố tụng hình sự, với tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng. Đã tiến hành xem xét trách
nhiệm và xử lý đối với một số cán bộ gây oan sai trong tố tụng (cảnh cáo 3 người,
khiển trách 3 người và kiểm điểm rút kinh nghiệm 47 người). Tuy nhiên, những năm
qua, vẫn chưa áp dụng nghĩa vụ hoàn trả vì hoạt động tố tụng để xảy việc oan sai
thường liên quan đến nhiều giai đoạn, nhiều người nên khó xác định.
12


Qua đó ta thấy được rằng để hạn chế các vụ việc oan sai , thì các cơ quan tiến
hành tố tụng cần nâng cao tinh thần làm việc của các cán bộ công chức, người tiến
hành tố tụng. Đồng thời quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường
nhà nước cần hoàn thiện hơn, theo hướng xác định mức bồi thường xứng đáng với
thiện hại mà người bị xét xử oan sai phải gánh chịu.

KẾT LUẬN.
Tóm lại vấn đề trách nhiệm Bồi thường của nhà nước trong các lĩnh vực nói
chung và trong tố tụng hình sự nói riêng đối với các trường hợp oan sai xảy ra hiện
nay không ít . Mặc dù đã Sau hơn 01 năm triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước, nhưng do triển khai thi hành Luật cho thấy ý nghĩa, vai trò cũng
như nội dung cơ bản của luật vẫn chưa được đông đảo cán bộ, công chức, nhân dân
nhận thức đầy đủ. Bên cạnh đó, một phần là do chưa có sự chỉ đạo sát sao, kịp thời
trong việc thực hiện công tác quán triệt luật cũng như bố trí nhân sự theo dõi, thực thi
luật và chưa có hướng dẫn kịp thời từ các cơ quan trung ương nên địa phương gặp
khó khăn trong việc bố trí cán bộ. Thiếu người, thiếu biên chế .Quản lý nhà nước về
công tác bồi thường là một nhiệm vụ mới được luật và Nghị định số 16/2010/NĐ-CP
ngày 03/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định cụ thể và được giao cho Bộ
Tư pháp, Sở Tư pháp có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công
tác bồi thường. Do vậy , để hạn chế tình trạng oan sai xảy ra, nhà nước cần có chính
sách quản lý chặt chẽ các hoạt động của các công chức, cá nhân, cơ quan tiến hành tố
tụng . Qua đó cần có chế tài áp dụng thỏa đáng đối với cá nhân, cơ quan tiến hành tố
tụng gây ra hiện tượng oan sai. Đồng thời cần quy định mức bồi thường tăng lên để
đắp ứng thỏa đáng phần nào thiệt hại mà người bị oan sai đã phải gánh chịu.

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………..……………………………..1
NỘI DUNG…………………………………………..……………………………….2
I.VỤ VIỆC SỐ 1…………………………………………….……………………….2
Tóm tắt vụ việc………………………………………………………………………2
13


1. Phân tích căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường nhà nước trong vụ việc
trên;…………………………………………………………………………………..3

2.Cơ quan chịu TNBT………………………………………………………………4
3.Xác định thiệt hại được bồi thường………………………………………………7
II. VỤ VIỆC SỐ 2……………………………………..………………….………..9
Tóm tắt vụ án …………………………………..……………………………………9
1.Phân tích căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong vụ
việc…………………………………………………………………………………..10
2.Xác định cơ quan thực hiện trách nhiệm bồi thường ? Xác định thiệt hại bồi
thường?......................................................................................................................11
II. NHẬN XÉT …………………………………………………………………….12
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2010.
14


2. BLTTHS sửa đổi bổ sung năm 2009
3. 16/2010/NĐ-CP ngày 03/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

4. OAN HIEM DAM MUOI NAM
5.

15



×