Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Nêu quan điểm cá nhân về việc áp dụng trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động lập pháp, lập quy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.33 KB, 13 trang )

T

rong một nhà nước pháp quyền, mọi hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho
cá nhân, tổ chức đều phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã gây ra, cho
dù chủ thể đó là ai. Sự ra đời của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước

năm 2009 (LTNBTCNN) không chỉ bảo đảm quyền được bồi thường của cá nhân, tổ
chức bị thiệt hại mà còn góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền, bảo đảm dân chủ,
bình đẳng và tiến bộ xã hội [14, phần đầu]. Tuy nhiên, LTNBTNN có tính giới hạn
nhất định, chỉ quy định trong lĩnh vực hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi
hành án [16, Điều 1]. Khác với một số nước trên thế giới, Việt Nam lại không quy
định về trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong lĩnh vực lập pháp, lập quy. Lý do
nào nhà nước không quy định về vấn đề này? Chính vì lẽ đó, tôi sẽ tập trung phân tích
đề tài: “Nêu quan điểm cá nhân về việc áp dụng trách nhiệm bồi thường nhà nước
trong hoạt động lập pháp, lập quy”.
1.

Một số vấn đề cơ bản về trách nhiệm nhà nước trong lĩnh vực lập

pháp, lập quy
1.1. Về lĩnh vực lập pháp
ập pháp và lập quy là hai lĩnh vực mà hoạt động chính là ban hành văn bản

L

quy phạm pháp luật. Kết quả của việc lập pháp, lập quy chính là các văn bản
lập pháp, văn bản lập quy ra đời. Thủ tục ban hành văn bản lập pháp và văn

bản lập quy sẽ tuân theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và
Luật Ban hành văn bản pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm
2004 [7]; [8].


Lập pháp là một lĩnh vực, đồng thời cũng là hoạt động chính của cơ quan có
thẩm quyền trong lĩnh vực này. Theo cơ chế phân chia quyền lực, lập pháp là một
trong những hoạt động quan trọng và đặc trưng nhất của Quốc hội. Thông qua hoạt
động này, Quốc hội thể hiện quyền lực cao nhất, tập trung và thống nhất ở nhân dân.
Trong các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội thì lập hiến và lập
pháp là một trong những chức năng cơ bản và quan trọng nhất, là thuộc tính của Quốc
hội. Trong tất cả các quyền lực nhà nước thì quyền lập pháp về bản chất là loại quyền

1


lực nhà nước cao nhất [15]; [17]. Quyền lập pháp do bản chất của nó, thuộc về toàn
thể dân chúng, thể hiện ý chí chung của quốc gia (Montesquieu).
Lập pháp (Legislative activity, Law-making) là làm luật hoặc sửa đổi luật;
thuộc về chức năng làm luật hoặc quy định xem xét, thông qua luật; là hành vi đặt ra
luật và văn bản pháp quy có tính bắt buộc chung, loại trừ các quyết định hành chính
và điều hành [18]. Theo nghĩa này, các nước trong hệ thống luật Anh - Mỹ gọi Quốc
hội hoặc Nghị viện bằng một tên thay thế là Legislature (cơ quan lập pháp, Viện lập
pháp) [15]. Việc đặt ra các văn bản pháp luật có tính bắt buộc chung còn được hiểu là
hoạt động lập pháp. Theo nghĩa rộng, thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật
không phải là luật của Quốc hội, cũng xuất phát từ việc Quốc hội ủy quyền hoặc phân
công nhiệm vụ lập pháp.
“Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp” [19, Điều 83]. Trong nhà
nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, luật phải do cơ quan đại
diện tối cao ban hành. Những lĩnh vực, những vấn đề của đời sống xã hội nhất thiết
phải được quy định bằng một đạo luật của Quốc hội, không nhầm lẫn với lĩnh vực do
Chính phủ quy định (lập quy). Để từ đó tạo ra một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh với
sự phân định thứ bậc rõ rệt.

L


1.2. Về lĩnh vực lập quy
ập quy được bắt đầu ở điểm kết thúc của lập pháp [15]. Vì lập quy và hành
chính là hai quyền của quyền hành pháp thống nhất cho nên quan niệm trên
cho phép tránh được sự nhầm lẫn, chồng chéo về thẩm quyền. Khái niệm

quyền lập quy được hiểu là quyền định ra và công bố các văn bản pháp quy (văn bản
dưới luật) dựa trên cơ sở hiến pháp, luật và nhằm mục đích thi hành hiến pháp và luật.
Trong khoa học pháp lý và trong thực tiễn còn có ý kiến khác nhau về khái
niệm lập pháp và lập quy (1) [15]. Việc xác định phạm vi lập quy cũng đang có hai
quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất theo nguyên tắc “loại trừ thẩm quyền”Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII chỉ rõ: đẩy mạnh công tác lập pháp
của Quốc hội; trong khi chưa có đủ luật, Ủy ban thường vụ quốc hội tiếp tục ban hành pháp lệnh và Chính
phủ ban hành văn bản pháp quy để đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển đất nước; đổi mới quy trình lập pháp
- lập quy; tăng cường công tác lập quy của Chính phủ; kịp thời có quy định pháp lý cho những vấn đề chưa
có đủ điều kiện xây dựng thành luật; nghị định của Chính phủ phải đủ cụ thể để thi hành; thông tư của bộ,
liên bộ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện văn bản pháp quy của Chính phủ
1

2


phạm vi lập quy là những lĩnh vực, những vấn đề ngoài lĩnh vực lập pháp. Quan điểm
này đòi hỏi phải xác định chính xác phạm vi lập pháp để chỉ ra điểm kết thúc của nó.
Những lĩnh vực bắt buộc phải lập pháp là: kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh,
tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học,
công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ
công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân,… Ngoài những vấn đề
được quy định cụ thể kể trên là thuộc quyền lập quy.
Quan điểm thứ hai cho rằng lĩnh vực lập quy phải tuân theo lĩnh vực theo
nguyên tắc pháp pháp chế. Cụ thể là các văn bản lập quy không được trái với các văn

bản lập pháp. Quan điểm này được hầu hết các nhà làm luật của Việt Nam mặc nhiên
thừa nhận.
Theo quy định của Hiến pháp ở một số nước trên thế giới, quyền lập pháp của
nghị viện là không hạn chế. Trong khi đó, ở một số nước khác, quyền lập pháp có hạn
chế ở một số lĩnh vực nhất định, còn lại giao một phần quyền lập pháp cho một số cơ
quan khác như cơ quan thường trực của Quốc hội hoặc Chính phủ theo hình thức
phân công hoặc ủy quyền lập pháp. Ở nước ta, nguyên tắc chung để xác định thẩm
quyền lập quy là: quyền lập quy thuộc về Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Tổng kiểm toán Nhà nước, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.
Cùng những điểm tương đồng, lập pháp và lập quy có sự khác nhau về thẩm
quyền ban hành, về đối tượng, phạm vi điều chỉnh cũng như về trình tự, thủ tục xem
xét, thông qua. Lập pháp là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước. Hoạt động lập
pháp mang tính sáng tạo, là quá trình nhận thức các quy luật xã hội. Để thực hiện tốt
quyền lập pháp, cần phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định để bảo đảm cho quyền lập
pháp không mâu thuẫn với chế độ nhà nước [15].
Văn bản lập quy là văn bản chứa đựng các quy tắc pháp lý, do cơ quan thuộc hệ
thống hành pháp hoặc cơ quan dân cử địa phương ban hành, chẳng hạn như các nghị
định, thông tư, nghị quyết hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị. Văn bản lập quy
3


cũng có giá trị bắt buộc thi hành như luật. Song, vấn đề là cơ quan lập quy cũng là
một chủ thể và do đó cũng phải ứng xử trong khuôn khổ pháp luật khi thực hiện chức
năng lập quy của mình. Việc lập quy phải theo đúng thủ tục, trình tự do pháp luật quy
định và nội dung văn bản lập quy phải phù hợp với quy định của văn bản luật; đặc
biệt, các quy tắc chứa đựng trong văn bản lập quy phải thuộc phạm vi thẩm quyền của
cơ quan ra văn bản. Tất cả những điều này đều có thể được đem ra mổ xẻ và trở thành
đối tượng của các cuộc tranh cãi, nhất là một khi quy tắc được đề ra động chạm một

cách tiêu cực đến lợi ích của một chủ thể nào đó [13].
Nhận xét:
Dựa vào khái niệm trên, có thể thấy rằng văn bản lập pháp và văn bản lập quy
là văn bản quy phạm pháp luật. Lĩnh vực lập pháp, lập quy là lĩnh vực ban hành văn
bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền. các văn bản quy phạm pháp luật
được hệ thống hóa trong Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2008.
Các văn bản áp dụng quy phạm pháp luật không thuộc lĩnh vực lập quy như các
quyết định hành chính (quyết định xử phạt vi phạm, quyết định xử lý kỉ luật, thuyên
chuyển công tác,...); bản án có hiệu lực pháp luật, cáo trạng, quyết định cá biệt. Đối
với văn bản hành chính là thông tư, công văn, thông báo thì chưa có cách phân loại cụ
thể đối với các văn này.
2.

Vấn đề áp dụng trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động

2.1.

T

lập pháp, lập quy
Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động lập pháp, lập quy

của một số nước trên thế giới
heo quy định tại chương 2 và chương 3 của Luật Nhà nước bồi thường thiệt
hại của Trung Quốc, việc bồi thường nhà nước được đặt ra trong hai lĩnh vực:
hành chính và hình sự (điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự). Đối với

các thiệt hại do các cơ quan nhà nước thực hiện trong các hoạt động tố tụng như xét
xử và thi hành án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại, hành chính gây ra,

việc bồi thường được áp dụng tương tự như trong lĩnh vực hình sự. Tuy nhiên, Luật
4


Bồi thường nhà nước Trung Quốc chưa đề cập đến các thiệt hại do các cơ quan thực
hiện quyền lập pháp, lập quy gây ra [12]. Tương tự, ở Anh có thuyết miễn trừ quốc
gia từ thế kỉ XV. Nhà nước không phải chị trách nhiệm pháp lý nào. Theo đó, sẽ
không đề cập tới việc bồi thường của nhà nước trong lĩnh vực lập pháp [1, trang 43].
Trong khi đó, pháp luật về bồi thương nhà nước của Nhật Bản không có điều luật nào
quy định về phạm vi các lĩnh vực hoạt động nào của Nhà nước chịu sự điều chỉnh của
Luật. Điều này có nghĩa Luật không loại trừ bất kỳ lĩnh vực nào, theo đó mọi lĩnh vực
hoạt động của nhà nước đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật [20]. Theo đó,
Canada cũng có quy định tương tự [21, trang 2]. Giống như Trung Quốc và Anh, ở
Việt Nam, theo quy định về LTNBTCN thì có thể thấy rằng việc bồi thường thiệt hại
trong lĩnh vực lập pháp, lập quy chưa được quy định. Theo đó, sẽ không có cơ sở
pháp lý nào để xác định trách nhiệm của nhà nước khi có thiệt hại do người thi hành
công vụ gây ra trong lĩnh vực này.
2.2.

Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động lập pháp, lập quy

ở Việt Nam
Thứ nhất, quy định của pháp luật
iện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành, LTNBTCNN đã giới hạn

H

phạm vi mà nhà nước phải bồi thường đó là những thiệt hại do người thi
hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hàn chính, tố tụng và thi


hành án. Mà chưa có một văn bản pháp lý nào quy định nhà nước phải bồi thường
thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong lĩnh vực lập pháp và lập quy. Tuy
nhiên, xoay quanh vấn đề này đã có hai quan điểm xung đột được đưa ra. Quan điểm
thứ nhất cho rằng, do nhà nước không quy định về vấn đề này, theo đó, những thiệt
hại xảy ra trong lĩnh vực lập pháp, lập quy sẽ được miễn trừ. Tuy nhiên, quan điểm
trái chiều lại cho rằng, LTNBTNN chỉ là luật chuyên ngành, mặc dù nó không quy
định nhưng vẫn có thể áp dụng quy định của pháp luật dân sự để giải quyết vấn đề
trên. Điều 619 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về việc bồi thường thiệt do cán bộ,
công chức gây ra mà không nói tới lĩnh vực gây ra thiệt hại cụ thể. Do đó, nhà nước
5


vẫn có thể phải bồi thường trong trường hợp này. Theo quan điểm của tôi, mỗi quan
điểm đều có lập trường riêng, trên nền tảng lợi ích của từng giai cấp nhất định. Rõ
ràng, trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có một văn bản pháp lý nào quy định
cụ thể về vấn đề bồi thường nhà nước trong lĩnh vực lập pháp, lập quy. Do đó, mặc
nhiên, khi không có cơ sở pháp lý thì nhà nước sẽ không phải bồi thường. Nghị định
số 40/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
đã có những quy định về xử lý cán bộ, công chức có hành vi gây thiệt hại trong lĩnh
vực lập pháp, lập quy. Theo Nghị định số 40/2010/NĐ-CP thì cán bộ công chức khi
có những vi phạm về thẩm quyền ban hành mà gây ra thiệt hại thì việc xem xét, xử lý
trách nhiệm đối với người, cơ quan đã ban hành văn bản trái pháp luật quy định tại
Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Nghị định này [10, khoản 4 Điều
26]. Theo tinh thần của Điều 34 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP thì trách nhiệm của
người, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật mà gây thiệt hại cho xã hội sẽ được
xác định theo những quy định về kỉ luật cán bộ công chức theo Luật Cán bộ, công
chức hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều
285 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, Điều 34 và các điều luật khác của Nghị định số
40/2010/NĐ-CP không hề có một quy định nào về vấn đề trách nhiệm bồi thường
thiệt hại khi ban hành văn bản trái pháp luật. Có thể nói, những quy định của pháp

luật đã khéo léo miễn trừ trách nhiệm tài sản trong lĩnh vực lập pháp, lập quy của nhà
nước.
Thứ hai, xung đột các quan điểm trên thực tế
Theo kết quả nghiên cứu, thì có hai quan điểm được đưa ra về vấn đề trách
nhiệm bồi thường của nhà nước trong lĩnh vực lập pháp, lập quy.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, nguyên tắc của pháp quyền là cơ sở để xác định
các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước chịu sự điều chỉnh của pháp luật bồi thường nhà
nước. Thông thường, hoạt động của nhà nước có thể được phân ra thành các lĩnh vực
lập pháp, hành pháp và tư pháp. Lĩnh vực nào trong quá trình hoạt động cũng có thể
phạm phải những sai lầm. Và như vậy, lĩnh vực nào cũng có thể phải chịu sự điều
6


chỉnh của pháp luật về bồi thường nhà nước. Trên thực tế, một số quốc gia quy định
cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp đều có trách nhiệm bồi thường nhà nước
mà Nhật Bản là một ví dụ [6]. Các hoạt động của nhà nước thường liên quan tới ba
lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, vì thế sự sai sót của công chức nhà nước
cũng xảy ra trong cả ba lĩnh vực nói trên [4, trang 5]. Như vậy, có thể nói rằng, trong
một xã hội dân chủ thì không một thiết chế nào của quyền lực nhà nước có những đặc
quyền. Thiết chế lập pháp cũng vậy. Nhà nước phải bồi thường về những thiệt hại gây
ra cho công dân ở mọi lĩnh vực hoạt động của nhà nước. Việc bồi thường thiệt hại do
ban hành văn bản pháp quy trái luật và hiến pháp phải bồi thường là lẽ đương nhiên
[2, trang 30]. Trong hoạt động lập pháp và lập quy, cơ quan nhà nước, nhà chức trách
có thẩm quyền có thể có những sai phạm trong việc xác định và ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật, các quy định, chính sách nhà nước liên quan đến các lĩnh vực
khác nhau của đời sống xã hội trong phạm vi nhà nước cũng như phạm vi địa phương
gây lãng phí tiền của, thời gian, công sức của nhà nướ, gây thiệt hại rất lớn tới lợi ích
các tổ chức, các tầng lớp dân cư trong xã hội, thậm chí có thể kìm hãm, làm chậm lại
sự phát triển của xã hội trong thời gian khá dài [4, trang 6] như Pháp lệnh Dân số một
thuở đã gây ra vô số hiểu lầm, Nghị quyết số 32 của Chính phủ ngày 29-6-2007 cấm

lưu thông xe ba gác [3, trang 13].
Theo lẽ đó, lập trường của quan điểm thứ nhất đặt ra nhằm nâng cao trách
nhiệm của nhà trong lĩnh vực quan trọng nhất này. Theo đó, việc quy định trách
nhiệm bồi thường trong lĩnh vực lập pháp, lập quy nhằm thúc đẩy quá trình soạn thảo
văn bản pháp luật được rà soát kí càng, nhà làm luật có ý thức trong việc ban hành và
nắm vững được tình hình thực tế cũng như đáp ứng lợi ích của nhân dân.
Quan điểm thứ hai có ý kiến trái chiều nhằm biện minh cho tính đặc thù của
lĩnh vực lập pháp và lập quy, đồng thời cũng dựa trên những yếu tố về cơ sở hạ tầng
cũng như kiến trúc thượng tầng để bảo vệ cho quan điểm này. Đây cũng là quan điểm
của cá nhân tôi, và mời các ban tham khảo phần tiếp theo của bài viết.

7


3.

T

Quan điểm cá nhân về việc áp dụng trách nhiệm bồi thường nhà
nước trong hoạt động lập pháp, lập quy
heo quan điểm của cá nhân tôi, xuất phát từ nguyên nhân khác nhau thì nhà
nước không nhất thiết phải quy định trách nhiệm bồi thường nhà nước trong

hoạt động lập pháp, lập quy. Lý do mà tôi đưa ra sẽ bao gồm:
Thứ nhất, xuất pháp từ điều kiện kinh tế
Mặc dù hiện nay, bức tranh kinh tế của Việt Nam đang có sự khởi sắc trên

nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, so với gam màu chung của nền kinh tế thị trường, chúng
ta, thuộc diện nước đang phát triển, chưa đủ điều kiện xây dựng chế định bồi thường
nhà nước một cách hoàn thiện như một số nước đang phát triển hiện nay [4, trang 7].

Nguồn tài chính bồi thường thiệt hại là ngân sách của nhà nước, trách nhiệm hoàn trả
không cần bằng với trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Với một nền kinh tế phát triển
không đồng đều xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cơ sở hại tần kinh tế xã
hội còn yếu kém nên không thể cân bằng nguồn ngân sách giữa các lính vực. Bồi
thường thiệt hạ là sự khắc phục không thuộc chính sách phát triển. Hơn nữa, nguồn
ngân sách nhằm mục đích cho phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Nên vấn đề bồi
thường trong lĩnh vực lập quy chưa có một điểm tựa tài chính vững chắc.
Thứ hai, xuất phát tính đặc thù của hoạt động lập pháp, lập quy
Hoạt động lập pháp, lập quy là một hoạt động đặc thù. Cơ sở của hoạt động lập
pháp là dựa vào các yếu tố khách quan bên ngoài (tức là phải áp dụng thì mới phát
hiện được sai sót so với thực tế) trong khi đó, cơ sở của hoạt động quản lý hành chính,
hoạt động tố tụng và hoạt động thi hành án lại dựa trên pháp luật (pháp luật đã được
kiểm tra và xét duyệt tại thời điểm ban hành). Hơn nữa, tinh thần pháp luật một mặt là
ý chí của nhân dân, mặt khác lại phản ánh ý chí của lực lượng cầm quyền. Ý chí này
không phải là bất biến mà thay đổi hoặc biến thiên theo quy luật vận động khách
quan. Do đó, người ta không xét đến sự đúng sai của pháp luật mà chỉ xét đến sự phù
hợp hay bất phù hợp của các quy định pháp luật.
Hơn nữa, cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện cho cử tri. Sau khi trúng cử thì
các nghị sĩ là những người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của cử tri trong
8


quá trình xem xét và phê chuẩn các chính sách lập pháp do hành pháp đệ trình. Việc
cơ quan lập pháp gây thiệt hại nếu có chính là ban hành các chính sách, các đạo luật
không phù hợp với lợi ích của người mà mình đại diện. Vấn đề bồi thường thiệt hại
đối với thiết chế này cũng đồng nghĩa với việc bất tín nhiệm của cử tri và không được
tiếp tục bỏ phiếu trong những lần bầu cử sau.
Thứ ba, xuất phát từ tính thiếu khả thi trong xác minh thiệt hại
Điều kiện xác minh thiệt hại khó vì phạm vi áp dụng của văn bản quy phạm
lớn, có khi trên toàn lãnh thổ, (khác với tính cá biệt của văn bản áp dụng). Hơn nữa,

thiệt hại này gây ra cho cả cộng đồng chứ không phải là một cá nhân cụ thể [4, trang
7]. Những thiệt hại do sai lầm về hoạch định chính sách, về xây dựng pháp luật gây ra
thường khá lớn, nhiều khi không thể xác định được, nên việc bồi thường trên thực tế
là không có tính khả thi. Trong trường hợp này trách nhiệm của cơ quan, công chức
làm sai chỉ dừng lại ở việc họ sẽ bị thay thế bằng công chức mới, bị cách chức, bị giải
tán. Tuy vậy, việc loại bỏ lĩnh vực lập pháp ra khởi trách nhiệm bồi thường của nhà
nước thì còn có thể chấp nhận được. Nhưng nếu loại bỏ toàn bộ hoạt động xây dựng
pháp luật khởi trách nhiệm bồi thường thì sẽ làm hạn chế rất nhiều tác dụng của pháp
luật về bồi thường nhà nước. Bởi trên thực tế, một số cơ quan chính quyền địa
phương, những ngườ có chức vụ quyền hạn trong việc ban hành văn bản quy phạm
pháp luật đã có những hành vi sai trái ban hành những văn bản quy phạm trái pháp
luật gây thiệt hại nghiêm trọng cho cá nhân và tổ chức như việc ban hành văn bản xác
định khung giá đất trái pháp luật. Theo quan điểm của Nguyễn Minh đoan thì hoạt
động lập hiến, lập pháp không phải bồi thường, còn văn bản pháp quy phải bồi
thường. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, lĩnh vực lập pháp hay lập quy đều được
miễn trừ trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Thông thường, các chủ thể ban hành
văn bản pháp luật đều không cố ý và không mong muốn có thiệt hại xảy ra. Bởi khi có
sự vi phạm, quyền lợi của họ sẽ bị ảnh hưởng nên chẳng ai dại gì “tự tay tát vào mặt
mình” như vậy.
Thứ tư, xuất từ năng lực và trình độ người, cơ quan soạn thảo
9


Đội ngũ cán bộ, công chức của chúng ta có những điểm yếu kém về trình độ và
năng lực chuyên môn, bộ máy nhà nước còn hoạt động kém hiệu quả, vấn đề xác định
bồi thường sẽ vấp phải khó khăn. Hơn nữa, việc tham nhũng và sai phạm xuất hiện
như “cơm bữa”, do đó nhà nước không thể lúc nào cũng có thể lo hết việc bồi thường
cho những sai phạm này. Bồi thường nhằm mục đích khắc phục, không phải là chính
sách phát triển. Do đó, nhà nước chú trọng đến việc nâng cao trách nhiệm của người,
cơ quan soạn thảo văn bản hơn là xử lý những vi phạm này.

Thứ năm, xuất phát từ kinh nghiệm một số nước trên thế giới
Kinh nghiệm các nước trên thế giới về vấn đề bồi thường nhà nước từ nhận
thức đến xây dựng và hoàn thiện pháp luật không phải là một quá trình nóng vội và
thoát ly điều kiện thực tiễn kinh tế xã hội. Nhiều nước thuộc hệ thống Ăng lô xắc
xông miễn trừ trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động lập pháp nói chung
[1, trang 43]. Ở nhiều nước trên thế giới, như Anh có thuyết miễn trừ quốc gia từ thế
kỉ XV. Nhà nước hông phải chị trách nhiệm pháp lý nào. Cũng giống như Anh, Mỹ và
Philipin quan niệm và áp dụng nguyên tắc quyền miễn trừ của Nhà nước. Theo đó,
Nhà nước Hoa Kỳ không thể bị kiện nếu không có sự chấp thuận của chính quốc gia
này.

X

uất phát từ lý do phân tích trên đây, theo cá nhân tôi, nhà nước vẫn chưa
có đủ điều kiện để áp dụng trách nhiệm bồi thường trong lĩnh vực lập
pháp, lập quy. Tuy nhiên, đây là quan điểm của cá nhân tôi. Nó có thể phù

hợp trong giai đoạn này nhưng cũng có thể không còn hợp lý trong giai đoạn khác,
khi cơ sở hạ tầng, nền tảng kinh tế đủ vững chắc.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tham khảo kinh nghiệm pháp luật nước ngoài về Bồi thường nhà nước;
Mai Hương;
Tạp chí kiểm sát số 08/2009;
2. Phạm vi của bồi thường nhà nước;
Đinh Ngọc Vượng;
Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 18/2008;

3. Bồi thường nhà nước, giới hạn và điều kiện;
Phạm Duy Nghĩa;
Tạp chí ngiên cứu lập pháp số 7/2008;
4. Bồi thường nhà nước từ quan điểm đến pháp luật và khả năng thực hiện;
Nguyễn Minh Đoan;
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 13/2008;
5. Thông tư hướng dẫn bồi thường thiệt hại: Lại lỗi hẹn;
Trần Thanh Hà;
Website: nguoidaibieu.com.vn;
6. Bồi thường nhà nước với những nguyên tắc của pháp quyền;
Khuyết danh;
Website: sunlaw.com.vn;
7. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;
8. Luật Ban hành văn bản pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
năm 2004;
9. Bộ luật Hình sự năm 1999, SĐBS năm 2009;
10.Nghị định số 40/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy
phạm pháp luật
11.Ra văn bản trái luật: Sẽ xử lý người ban hành;
Đức Minh;
Website: Phapluattp.vn;
12.Luật Nhà nước bồi thường thiệt hại của Trung Quốc;
TCER, Tổng thuật từ các tài liệu nghiên cứu;
Website: ttbd.gov.vn;
13.Văn bản lập quy: Nên giao toà án kiểm tra;
Website: www.vnlawfind.com.vn;
14.Cần giải pháp để thực hiện trách nhiệm bồi thường nhà nước
Thái Phạm;
Website: tuphaptamky.gov.vn;
11



15.Hoạt động lập pháp - quyền lực và sáng tạo của QH
Hoàng Văn Tú www.daibieunhandan.vn
16.Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009;
17.Bàn về chức năng, nhiệm vụ và quyền - Quốc hội Việt Nam
Trần Ngọc Đường;
Website: na.gov.vn;
18.Từ điển luật học Black’s law Dictionary;
Henry Campbell Black, M.A;
19.Hiến pháp năm 1992, SĐBS năm 2001;
20.Pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Nhật Bản;
Phạm Văn Dũng;
Website: moj.gov.vn;
21.Tìm hiểu pháp luật bồi thường nhà nước ở canada;
Cao Đăng Vinh;
Website: nguoibaovequyenloi.com.

12



×