Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

hợp đồng lao động không xác định thời hạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.83 KB, 12 trang )

Đề bài số 4:
Bà V là viên chức Nhà nước từ 1985. Năm 1991 bà được cử sang làm
việc cho một tổ chức từ thiện nước ngoài CR theo hợp đồng lao động có thời
hạn 1 năm. Trong hợp đồng lao động có ghi: “Người lao động được thanh toán
trợ cấp thôi việc theo mức: mỗi năm làm việc là một tháng lương với điều kiện
đã làm việc tại CR từ hai năm trở lên”. Sau đó, các hợp đồng xác định thời hạn
trong các năm từ 1991 đến 2009 đều giữ nguyên cam kết nói trên.
Tháng 8/2010 bà V nghỉ hưu. Sau khi nghỉ hưu bà vẫn tiếp tục làm việc
tại CR (công việc cũ). Tháng 02/2011 hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng
lao động. Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động bà V làm đơn yêu cầu CR phải
trả bà khoản trợ cấp thôi việc. Tổ chức CR cho rằng bà V về hưởng chế độ hưu
trí nên không được hưởng trợ cấp thôi việc. Bà V làm văn bản hỏi ý kiến của
một văn phòng Luật sư X và nhận được trả lời là CR phả trả trợ cấp thôi việc
vì mặc dù về hưu song bà vẫn tiếp tục làm việc, có nghĩa hợp đồng lao động
chưa chấm dứt ở thời điểm nghỉ hưu.
Hỏi:
1. Hãy bình luận về ý kiến của Văn phòng Luật sư X trong vụ việc trên.
2. Quyền lợi về trợ cấp thôi việc của bà V được giải quyết như thế nào.
3. Quyền lợi của bà V trong thời gian làm việc tại CR sau khi đã nghỉ
hưu (sau tháng 8/2010).

1


GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

1. Bình luận về ý kiến của văn phòng Luật sư X trong vụ việc trên
Trước hết cần khẳng định, ý kiến của văn phòng Luật sư X cho rằng
bà V được hưởng trợ cấp thôi việc là Sai.
Thứ nhất, trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến tháng 8/2010.
“Năm 1991 bà V được cử sang làm việc cho một tổ chức từ thiện nước


ngoài CR, theo hợp đồng lao động có thời hạn một năm. Sau đó, các hợp đồng
xác định thời hạn trong các năm từ 1991 đến năm 2009 đều giữa nguyên các
cam kết. Đến tháng 8/2010 bà V nghỉ hưu”. Trước hết, ta cần xác định loại hợp
đồng lao động mà bà V ký với CR từ năm 1991 đến năm 2010 là loại hợp đồng
gì? Đây cũng là căn cứ để xác định việc bà V nghỉ hưu là đúng quy định của
pháp luật hay không? Từ đó để xác định quyền lợi của bà V sau khi đã nghỉ
hưu. Ta thấy:
Vào năm 1991, bà V và tổ chức CR đã ký kết một hợp đồng lao động có
thời hạn một năm. Vậy đây là hợp đồng lao động xác định thời hạn theo quy
định tại điểm b Khoản 1 Điều 27 BLLĐ: “Hợp đồng lao động xác định thời
hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt
hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng”.
Nhưng sau đó bà V vẫn tiếp tục làm việc tại CR và các hợp đồng xác định thời
hạn từ 1991 đến 2009 đều giữ nguyên cam kết trong hợp đồng ký kết lần đầu
tiên giữa bà V và CR (là hợp đồng có thời hạn một năm). Tuy nhiên theo quy
định của pháp luật tại khoản1 Điều 4 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9-52003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về hợp
đồng lao động thì: “Hợp đồng lao động không xác định thời hạn áp dụng cho
công việc không xác định được thời điểm kết thúc hoặc những công việc có
thời hạn trên 36 tháng”.
Như vậy, sau khi hết hạn hợp đồng lao động có thời hạn một năm, bà V
đã ký thêm hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động có xác định thời hạn
2


với CR từ sau 1991 đến 2009, điều này có nghĩa bà V đã thực hiện công việc
có thời hạn trên 36 tháng. Nên trong khoảng thời gian từ sau 1991 đến 2009
hợp đồng lao động giữa bà V và tổ chức CR là loại hợp đồng lao động không
xác định thời hạn.
Hơn nữa, bà V vẫn tiếp tục làm việc cho CR cho đến tháng 8/2008 mới
nghỉ hưu. Như vậy, vào tháng 8/2010 bà V được bảo hiểm xã hội giải quyết

chế độ hưu trí cho thời gian làm việc từ năm 1991 đến tháng 8/2010 theo đúng
quy định của pháp luật vì: bà V thuộc đối tượng áp dụng chế độ hưu trí theo
quy định tại Điều 49 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, đối tượng được áp dụng
chế độ hưu trí là:
“1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam,
bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng
lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
...”
Và bà V đáp ứng đầy đủ điều kiện để được hưởng chế độ hưu trí theo quy định
tại khoản 1 Điều 145 BLLĐ đó là:
“Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi có đủ điều kiện về
tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội...”.
Do đó, vào 8/2010 bà V đã nghỉ hưu và được giải quyết chế độ hưu trí
theo quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa, hợp đồng lao động giữa bà V
và CR đã chấm dứt hợp pháp kể từ thời điểm 8/2010. Theo khoản 1 Điều 14
Nghị định 44/2003/NĐ-CP quy định về trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp
đồng lao động thì: “Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại
điểm a và điểm b khoản 1 Điều 85 và nghỉ hưởng chế độ hưu trí hàng tháng
quy định tại Điều 145 của Bộ luật lao động đã sửa đổi bổ sung người lao
động không được trợ cấp thôi việc”. Điều này cũng được khẳng định tại điểm
b, mục 2, phần III thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/09/2003:
3


Người lao động nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại
khoản 1 và khoản 2 Điều 145 của BLLĐ thì không được trợ cấp thôi việc.
Như vậy, khi bắt đầu nghỉ hưu từ tháng 8/2010, bà V đã kết thúc hợp
đồng lao động với tổ chức CR và bắt đầu được hưởng chế độ hưu trí, đồng thời
bà V sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc trong khoảng thời gian đó nữa (theo

khoản 1 Điều 14 Nghị định 44/2003/NĐ-CP).
Thứ hai, trong khoảng thời gian từ tháng 8/2010 đến tháng 02/2011.
Sau khi nghỉ hưu, bà V vẫn tiếp tục làm việc tại CR (công việc cũ). Tuy
nhiên, hợp đồng lao động giữa bà V và CR đã chấm dứt hiệu lực tại thời điểm
8/2010 (thời điểm bà V nghỉ hưu). Với sự kiện này ta có thể hiểu, sau khi nghỉ
hưu bà V đã ký kết một hợp đồng lao động mới với CR, điều này là hoàn toàn
hợp pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 5 BLLĐ thì: “mọi người đều có quyền
làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình
độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã
hội, tín ngưỡng, tôn giáo”. Như vậy, bà V có quyền tự do giao kết hợp đồng lao
động với tổ chức CR mà không ai có quyền ngăn cấm, kể cả sau khi bà đã nghỉ
hưu. Và được hưởng đầy đủ các quyền lợi của người lao động như trong hợp
đồng mới đã thỏa thuận. Tháng 2/2009, hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng
lao động. Theo khoản 2 Điều 36 thì việc hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng
lao động được coi là căn cứ chấm dứt hợp đồng.
Theo khoản 1 Điều 42 BLLĐ thì “Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối
với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ
chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp
thôi việc…”. Thời gian làm việc của bà V từ sau khi nghỉ hưu đến khi chấm
dứt hợp đồng từ 8/2010 đến 2/2011 là 6 tháng, vì vậy bà V sẽ không được
nhận trợ cấp thôi việc do không đủ điều kiện về thời gian làm việc.

4


Như vậy, trong khoảng thời gian bà V làm việc cho CR từ năm 1991
đến 02/2011 bà V không được nhận bất cứ khoản trợ cấp thôi việc nào theo
đúng quy định của pháp luật. Do đó, ý kiến của văn phòng Luật sư X cho
rằng CR phải trả trợ cấp thôi việc cho bà V là không có căn cứ pháp luật.
Ngoài ra, cách lí giải của văn phòng Luật sư X cho rằng hợp đồng của

bà V chưa chấm dứt ở thời điểm nghỉ hưu là sai. Bởi vì, ở thời điểm bà V nghỉ
hưu thì hợp đồng lao động đã chấm dứt hiệu lực. Người lao động không thể
nghỉ hưu và hưởng lương hưu khi hợp đồng lao động chưa chấm dứt. Điều này
là bất hợp lý và hoàn toàn trái với các quy định của pháp luật lao động.
2. Quyền lợi về trợ cấp thôi việc của bà V được giải quyết như thế nào?
Trợ cấp thôi việc là sự bù đắp cho tiền lương chưa tương xứng với sức
lao động mà người lao động đã bỏ ra sau một thời gian cống hiến nhất định
cho doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Sau khi nghỉ việc, nếu đáp ứng đầy đủ
các điều kiện do pháp luật quy định thì người lao động sẽ được hưởng khoản
trợ cấp này theo quy định của pháp luật. Đây là một trong những chế định bảo
đảm quyền lợi cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Trong tình huống trên, như đã phân tích ở phần 1, vào tháng 08/2010, do
bà V đã nghỉ hưu hưởng lương hàng tháng theo khoản 2 Điều 145 Bộ luật lao
động nên bà sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc đối với hợp đồng lao động
cũ tức hợp đồng lao động được ký trước 8/2010 (khi nghỉ hưu) bởi vì theo quy
định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP thì: “Trường hợp
chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 85
và nghỉ hưởng chế độ hưu trí hàng tháng quy định tại Điều 145 của Bộ luật
Lao động đã sửa đổi, bổ sung người lao động không được trợ cấp thôi việc”.
Do vậy, thời gian bà V làm việc từ năm 1991 đến tháng 8/2010 cho CR không
được coi là thời gian để tính trợ cấp thôi việc do bà đã được hưởng chế độ hưu
trí hàng tháng theo khoản 2 Điều 145 Bộ luật lao động.
Tuy nhiên, sau khi nghỉ hưu bà vẫn tiếp tục làm việc tại tổ chức CR, Theo
điểm a khoản 2 mục I Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/09/2003
5


của Bộ LĐ-TBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động: “…
Riêng đối với người đã nghỉ hưu, hai bên được ký kết nhiều lần loại hợp đồng

lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12
tháng” . Vì vậy, việc bà V tiếp tục làm việc tại CR là phù hợp với các quy định
của pháp luật lao động. Do tình huống không chỉ ra rõ hợp đồng mới được giao
kết sau khi bà V nghỉ hưu có những nội dung như thế nào nên ta coi như hợp
đồng lao động mới có nội dung giữ nguyên các cam kết đã thỏa thuận trong
các hợp đồng lao động được giao kết khi bà V chưa nghỉ hưu (do bà V vẫn tiếp
tục làm công việc cũ).
Tháng 02/2011, bà V và CR có thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
mới theo đúng với khoản 3 Điều 36 BLLĐ: “Hai bên thỏa thuận chấm dứt
hợp đồng”. Như vậy, bà V sẽ là đối tượng được hưởng trợ cấp thôi việc nếu
thỏa mãn những điều kiện mà pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị
định số 44/2003/NĐ-CP: “Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp
thôi việc đối với người lao động đã làm việc từ đủ 12 tháng trở lên quy định
tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật Lao động trong các trường hợp chấm dứt hợp
đồng lao động quy định tại Điều 36 của Bộ luật Lao động”.
Như vậy, nếu được hưởng trợ cấp thôi việc thì căn cứ để xác định thời
gian lao động để được hưởng trợ cấp thôi việc của bà V được tính từ tháng
08/2010 đến 02/2011 - tức là bà V mới làm việc được 6 tháng. Vì vậy, xét quy
định tại khoản 1 Điều 42 BLLĐ: “Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với
người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ
chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp
thôi việc…”. Hơn nữa, giả sử bà V và tổ chức CR vẫn thực hiện theo cam kết
trong hợp đồng lao động trước đó có điều khoản là: “Người lao động được
thanh toán trợ cấp thôi việc theo mức mỗi năm làm việc là một tháng lương
với điều kiện đã làm việc tại CR từ hai năm trở lên”. Thì bà V không được
hưởng trợ cấp thôi việc sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với CR vào tháng
2/2011 (do không đủ điều kiện về thời gian làm viêc).
6



Tuy nhiên, với quy định của pháp luật là người lao động có thời gian
làm việc từ một năm trở lên sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc, thì thỏa thuận
trong hợp đồng lao động giữa bà V và công ty CR là hoàn toàn trái pháp luật
khi thỏa thuận rằng người lao động chỉ được hưởng trợ cấp thôi việc khi làm
việc tại CR từ 2 năm trở lên. Nhưng, theo quy định của pháp luật, mức trợ cấp
thôi việc là “mỗi năm nửa tháng lương”, cộng với phụ cấp lương nếu có.
Trong khi đó, mức trợ cấp thôi việc được ghi trong hợp đồng giữa bà V và tổ
chức CR là mỗi năm làm việc là một tháng lương. Thỏa thuận này tiếp tục
không đúng với quy định của pháp luật nhưng nó lại được xác lập theo hướng
có lợi cho bà V. Nên căn cứ theo nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích của người
lao động thì thỏa thuận này vẫn được thừa nhận là hợp pháp vì nó có lợi cho
người lao động.

3. Quyền lợi của bà V trong thời gian làm việc tại CR sau khi đã nghỉ hưu
(sau tháng 8/2010)
Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động quy định: “Mọi người đều có quyền
làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình
độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã
hội, tín ngưỡng, tôn giáo”. Như vậy sau khi đã nghỉ hưu, người lao động nếu
còn có đủ sức khỏe và mong muốn được tiếp tục làm việc, cống hiến cho xã hội
vẫn có thể kí hợp đồng lao động với công ty để tiếp tục làm việc. Và bà V là
thuộc trường hợp trên, điều này là hoàn toàn hợp pháp. Theo quy định tại
khoản 2 Điều 124 BLLĐ thì “Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao
động mới, thì ngoài quyền lợi theo chế độ hưu trí, người lao động vẫn được
hưởng quyền lợi đã thỏa thuận theo hợp đồng lao động”. Như vậy những thỏa
thuận trong hợp đồng lao động của bà V với CR là một trong những căn cứ để
xác định quyền lợi của bà V trong thời gian làm việc tại CR sau khi đã nghỉ
hưu. Tuy nhiên, về cơ bản, bà V có những quyền lợi sau:

7



a. Hưởng chế độ hưu trí hàng tháng do bảo hiểm xã hội chi trả:
Khoản 2 Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định Hồ sơ hưởng
lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cần có Quyết định
nghỉ việc đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội, do đó bà V phải có quyết
định nghỉ việc của tổ chức CR thì mới có thể làm được hồ sơ để hưởng chế độ
hưu trí hàng tháng. Vì vậy, sau khi bà V làm đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ hưu trí
hàng tháng xong thì vẫn tiếp tục làm việc tiếp tại tổ chức CR. Vì vậy, việc từ
tháng 8/2010 thời điểm bà V nghỉ hưu đến tháng 2/2011 rơi vào trường hợp kí
hợp đồng lao động đối với người đang hưởng chế độ hưu trí. Bà V là đối tượng
phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều
2 Luật bảo hiểm xã hội 2006: ““Người làm việc theo hợp đồng lao động không
xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên” (từ
năm 1985 đến 8/2010) và tổ chức CR với vai trò là người sử dụng lao động và
thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định tại khoản 2
Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2006.
Căn cứ vào Điều 50 Luật bảo hiểm xã hội về điều kiện hưởng lương hưu
và theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 145 Bộ luật Lao động: “1. Người lao
động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi có đủ điều kiện về tuổi đời và
thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội như sau:
- Đã đóng bảo hiểm xã hội 20 năm trở lên”.
Do đề bài không đề cập chính xác thời điểm mà bà V bắt đầu đi làm và phải
đóng bảo hiểm, nên việc xác định thời điểm đó có thể có hai trường hợp: Thứ
nhất, bà V làm việc từ tháng 2/1985 cho đến khi nghỉ hưu 8/2010 khi đó, bà sẽ
có 26 năm làm việc tại CR. Thứ hai, bà V làm việc sau tháng 2/1991 thì bà sẽ
có 20 năm làm việc tại CR (theo quy định tại Khoản 5 Điều 14 Nghị định
44/2003/NĐ-CP về làm tròn thời gian làm việc khi có tháng lẻ đối với người
lao động làm việc trên 12 tháng). Theo đề bài thì tháng 8/2010 bà V nghỉ hưu,
ta có thể mặc định là bà V nghỉ hưu đúng tuổi (55 tuổi). Thời gian làm việc của

bà V trong hai trường hợp nêu trên là 26 năm hoặc 20 năm (đã làm tròn). Cả
hai trường hợp này đều đóng bảo hiểm từ 20 năm trở lên vì vậy bà V đủ điều
8


kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng. Đồng thời, về mức lương hưu hàng
tháng mà bà V được hưởng sẽ tính theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị
định 152/2006/NĐ-CP: “ 1. Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu
theo quy định tại Điều 26 Nghị định này, mức lương hưu hàng tháng được tính
bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội
quy định tại Điều 31 Nghị định này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã
hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với
nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%”.
* Nếu bà V làm việc từ 2/1985: thì riêng đối với trường hợp này bà V
còn được nhận trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 54 Luật
bảo hiểm xã hội năm 2006:
“1.Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trên ba mươi năm đối với nam,
trên hai mươi lăm năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được
hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm
thứ ba mươi mốt trở đi đối với nam và năm thứ hai mươi sáu trở đi đối với nữ.
Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình
quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội”.
Do bà V đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ hưu như đã phân tích ở trên, hơn nữa
bà V có 26 năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội nên ngoài việc được hưởng chế
độ hưu trí hàng tháng thì bà V còn được nhận trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
theo quy định của pháp luật.
b. Có thể kí hợp động lao động trong thời hạn bao lâu là tùy ý
Khoản 1 Điều 124 BLLĐ quy định: “Nếu có nhu cầu, người sử dụng
lao động có thể thỏa thuận với người lao động cao tuổi kéo dài thời hạn hợp

đồng hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương IV của
Bộ luật này”. Điểm a, khoản 2 mục I thông tư 21 : “Việc áp dụng các loại
hợp đồng lao động theo Điều 4 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP được quy định
cụ thể như sau:
9


a) Người sử dụng lao động và người lao động căn cứ vào thời hạn của công
việc để áp dụng một trong các loại hợp đồng lao động quy định tại các khoản
1, 2, 3 Điều 4 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP;
Riêng đối với người đã nghỉ hưu, hai bên được ký kêt nhiều lần loại hợp
đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn
dưới 12 tháng”.
Như vậy, theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Lao động, điểm a khoản 2
mục I thông tư 21/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
44/2003/NĐ-CP thì: Bà V có thể ký hợp đồng lao động với tổ chức CR trong
thời hạn bao lâu là tùy ý.
c. Hưởng tiền lương: Bao gồm tiền lương theo công việc, tiền bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, tiền tàu xe, nghỉ hằng năm:
Căn cứ khoản 2, Điều 5 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP có quy định:
Đối với hợp đồng lao động ký với người đã nghỉ hưu, người làm công việc có
thời hạn dưới 03 tháng thì khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền tàu xe,
nghỉ hàng năm được tính gộp vào tiền lương hoặc tiền công của người lao
động. Do vậy, kể từ tháng 8/2010 (sau khi nghỉ hưu) đến tháng 2/2011 khi bà
V vẫn làm việc tại CR thì CR phải trả các khoản tiền trên cùng với tiền lương
tiền công cho bà V hàng tháng. Ngoài ra bà V vẫn được hưởng tiền lương từ
chế độ hưu trí như bình thường. Thứ hai về các quyền lợi khác của bà V như
thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, nghỉ phép cũng được đảm bảo theo
quy định của pháp luật. Theo Ðiều 68 BLLĐ quy định: “thời giờ làm việc
không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần”. Người sử dụng

lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần, nhưng
phải thông báo trước cho người lao động biết. ngày Thời giờ làm việc hàng
ngày, được rút ngắn từ một đến hai giờ đối với những người làm các công
việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ LĐTB&XH và Bộ Y tế ban hành. Về thời gian nghỉ ngơi, thì quyền lợi của bà V
cũng được đảm bảo theo như quy định tại các Điều từ Điều 71 đến Điều 77
BLLĐ. Vì Luật Lao động nước ta không có quy định về mức thời gian tối
10


thiểu khi ký HĐLĐ nên nếu như bà V sau khi nghỉ hưu chỉ làm bán thời gian
thì các chế độ mà bà V được hưởng cũng giống như những người lao động
làm việc đủ 8giờ/ngày.
Cụ thể về vấn đề chế độ tiền lương đối với bà V là người đã nghỉ hưu
nhưng vẫn được thuê tiếp tục làm việc, theo quy định tại khoản 2, điều 1 mục
II Thông tư 17/2009/TT-BLĐTBXH sửa đổi bổ sung một số điểm của Thông
tư số 21/2003/TT-BLĐBXH ngày 22/9/2003 hướng dẫn thi hành một số điều
của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ về hợp đồng
lao động thì:
“2. Hợp đồng lao động giao kết với người đang hưởng lương hưu hàng tháng
và người làm việc có thời hạn dưới 03 tháng thì ngoài phần tiền lương theo
công việc, người lao động còn được người sử dụng lao động thanh toán
khoản tiền tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với tiền lương theo hợp đồng lao
động, gồm:
a) Bảo hiểm xã hội: từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 là
16%.
b) Bảo hiểm y tế 2%. Khi Chính phủ quy định tăng mức đóng bảo hiểm
y tế đối với người sử dụng lao động thì thực hiện theo quy định của Chính
phủ.
c) Nghỉ hàng năm 4%.
d) Tiền tàu xe đi lại khi nghỉ hàng năm do hai bên thỏa thuận trong

hợp đồng lao động.
Mỗi cá nhân tổ chức đều bình đẳng trong quan hệ pháp luật lao động,
đây là cơ sở để thỏa thuận các quyền và nghĩa vụ cụ thể cho phù hợp với điều
kiện và khả năng thực tế, là căn cứ để giải quyết tranh chấp nếu có. Tóm lại,
pháp luật lao động luôn điều chỉnh các mối quan hệ lao động bằng những
nguyên tắc nhất định, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên
tham gia.

11


MỤC LỤC
Contents
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.................................................................................................2
1. Bình luận về ý kiến của văn phòng Luật sư X trong vụ việc trên........................................2
2. Quyền lợi về trợ cấp thôi việc của bà V được giải quyết như thế nào?...............................5
3. Quyền lợi của bà V trong thời gian làm việc tại CR sau khi đã nghỉ hưu (sau tháng
8/2010).....................................................................................................................................7
a. Hưởng chế độ hưu trí hàng tháng do bảo hiểm xã hội chi trả:.............................................8
b. Có thể kí hợp động lao động trong thời hạn bao lâu là tùy ý...............................................9
c. Hưởng tiền lương: Bao gồm tiền lương theo công việc, tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, tiền tàu xe, nghỉ hằng năm:...............................................................................................10
Contents..................................................................................................................................12

12



×