Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.34 KB, 12 trang )

Pháp luật về quyền nhân thân.

Bài tập nhóm tháng 1

Mở bài
Các quyền nhân thân của cá nhân không phải là vấn đề mới mẻ trong pháp
luật cũng như trong lĩnh vực nghiên cứu. Song cùng với sự phát triển của cuộc sống
và khoa học kỹ thuật hiện đại ngày càng có nhiều quyền con người cần phải có sự
ghi nhận và bảo đảm thực hiện bằng pháp luật dân sự nhằm bảo đảm tốt nhất các
quyền con người. Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS 2005) ra đã ghi nhận rất nhiều
những sử đổi, bổ sung quan trọng, đặc biệt là phần quy định về các quyền nhân
thân, trong đó các quyền nhân thân đối với sức khỏe, tính mạng, thân thể có khá
nhiều sửa đổi, bổ sung.
Nội dung
1.Khái quát chung về quyền nhân thân
1.1. Khái niệm về quyền nhân thân.
Theo từ điển Tiếng Việt, giá trị nhân thân được hiểu là lợi ích phi vật chất
không thể tách rời cá nhân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Dưới góc độ pháp
lý, quyền nhân thân theo nghĩa rộng là một phạm trù pháp lý bao gồm tổng hợp các
quy phạp pháp luật ghi nhận và bảo về các giá trị nhân thân, quyền nhân thân đã
được pháp luật Việt Nam ghi nhân trong nhiều văn bản khác nhau, đặc biệt là trong
Bộ luật dân sự. Cụ thể, Điều 24 BLDS 2005 ghi nhận: “Quyền nhân thân được ghi
nhận trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể
chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”, theo quy
định này thì quyền nhân thân có hai đặc điểm là gắn liền với cá nhân và không thể
chuyển giao (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). Tuy nhiên, hai đặc điểm
nêu trên thực sự chưa đủ để phân biệt quyền nhân thân với các quyền dân sự khác,
bởi lẽ có một số quyền tài sản cũng mang đủ hai đặc điểm này như quyền yêu cầu
cấp dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại Điều 50 Luật hôn nhân và gia đình
1



Pháp luật về quyền nhân thân.

Bài tập nhóm tháng 1

năm 2000 cũng là quyền gắn với cá nhân không thể chuyển giao, hoặc quyền yêu
cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, uy tín (điểm a khoản 1 Điều 309 BLDS 2005), hoặc liên quan
đến chủ thể là pháp nhân, tổ chức quy định tại Điều 604 BLDS 2005…
Để phân biệt dễ hơn giữa quyền nhân thân và một số quyền tài sản khác, có
thể bổ sung thêm một số đặc điểm như gắn liền với giá trị tinh thần, không thể định
giá được…và cũng nên mở rộng chủ thể của quyền này, theo đó có thể xây dựng
khái niệm về quyền nhân thân như sau: “quyền nhân thân là quyền dân sự do pháp
luật quy định gắn liền với đời sống tinh thần của mỗi chủ thể, không định giá được
thành tiền và không thể chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

1.2. Đặc điểm của quyền nhân thân.
Từ những phân tích và khái niệm nêu trên có thể thấy, quyền nhân thân có
một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, đây là quyền dân sự do pháp luật quy định.
Thứ hai, là quyền được xác lập trên cơ sở quy định của pháp luật.
Thứ ba, luôn gắn liền với giá trị tinh thần của mỗi chủ thể, không định giá
được thành tiền và không thể chuyển giao trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác.
1.3. Phân loại quyền nhân thân.
Bộ luật dân sự 2005 liệt kê khá nhiều các quyền nhân thân (từ Điều 26 đến
Điều 51 BLDS), các quyền này có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác
nhau, mỗi tiêu chí phân loại thể hiện một khía cạnh pháp lý đặc thù. Thông qua các
phân loại này chúng ta sẽ hiểu được rõ nét hơn bản chất pháp lý của từng loại
quyền nhân thân, từ đó nhận diện được chính xác các hành vi xâm phạm và đề ra

2


Pháp luật về quyền nhân thân.

Bài tập nhóm tháng 1

được phương thức bảo vệ thích hợp nhất. có thể phân loại quyền nhân thân dựa trên
một số tiêu chí sau:
Thứ nhất, dựa và chủ thể mang quyền nhân thân: dự theo tiêu chí này có thể
phân các quyền nhân thân thành hai nhóm là nhóm các quyền nhân thân của cá
nhân (từ Điều 26 đến Điều 51 BLDS) và nhóm quyền nhân thân của các chủ thể
khác (các quyền nhân thân đối với danh dự, uy tín…) của pháp nhân.
Thứ hai, dựa vào căn cứ phát sinh quyền nhân thân: theo đó các quyền nhân
thân được phân thanh hai nhóm là nhóm quyền nhân thân gắn với tài sản (đây tiền
để phát sinh quyền tài sản) và nhóm quyền nhân thân khong gắn với tài sản.
Thứ ba, căn cứ vào đối tượng quyền nhân thân: dựa trên căn cứ này quyền
nhân thân được phân thành năm nhóm bao gồm:
/ Nhóm các quyền nhân thân mang tính cá biệt hóa cá nhân: quyền đối với họ
tên, quyền thay đổi họ tên…
/ Nhóm các quyền nhân thân liên quan đến thân thể cá nhân
/ Nhóm các quyền liên quan đến giá trị tinh thần và bảo đmả quyền tự do cá
nhân.
/ Nhóm các quyền nhân thân liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình
gồm các quyền liên quan đến các quyền tạo lập gia đình và nhóm các quyền liên
quan đến các thành viên trong gia đình.
/ Nhóm các quyền liên quan đến các đối tượng sở hữu trí tuệ.
Thứ tư, căn cứ vào thời hạn bảo hộ, gồm hai nhóm là các quyền nhân thân
được bảo hộ vô thời hạn và các quyền nhân thân được bảo hộ có thời hạn.
Thứ năm, dựa vào phương thức bảo vệ có thể phân thành hai nhóm gồm:

nhóm các quyền được bảo vệ khi có yêu cầu và nhóm các quyền được bảo hộ
không thuộc yêu cầu của chủ thể.

2.

Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể.
3


Pháp luật về quyền nhân thân.

Bài tập nhóm tháng 1

2.1. Các vụ việc liên quan và hướng giải quyết của nhóm.
Vụ án 1: Lĩnh án vì không cấp cứu người bị tai nạn.
-

Nội dung vụ án:

TAND huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng đã tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án
liên quan đến một vụ TNGT. Bị cáo Phạm Văn Bình (sinh năm 1985, trú tại xã Đại
Hà, huyện Kiến Thụy) phải ra hầu tòa vì có hành vi không cứu người bị TNGT
đang trong tình trạng nguy kịch.
Vụ việc xảy ra vào khoảng 20h ngày 08/11/2010, Phạm Văn Bình điều khiển
xe taxi mang BKS 16N-4137 của hãng taxi Hoa Phượng đi trên tỉnh lộ 401 (đoạn từ
thị trấn Núi Đối đến xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy) thì gặp một vụ tai nạn giữa xe
máy BKS 16N6-1599 do Nguyễn Văn Công (trú tại xã Minh Tân, huyện Kiến
Thụy) điều khiển và xe máy BKS 16N1-0845 do Nguyễn Văn Hoài (cùng trú tại xã
Minh Tân, Kiến Thụy) điều khiển. Trong lúc xảy ra tai nạn, trên mỗi xe máy còn
chở thêm hai người nữa ngồi đằng sau. Khi xe taxi của Bình đi tới thì một trong hai

xe máy gặp nạn đã va vào xe của Bình làm xe bị trầy xước và gãy mất gương chiếu
hậu. Bình đã dừng lại để kiểm tra tình trạng của xe rồi sau đó lại lên xe, nổ máy
phóng đi bất chấp lúc đó có nhiều người dân yêu cầu Bình chở 6 nạn nhân đang
trong tình trạng nguy kịch đi cấp cứu. Do không được đưa đi cấp cứu kịp thời, 2
trong số 6 nạn nhân của vụ tai nạn là Nguyễn Văn Công và Nguyễn Văn Hoài đã tử
vong.
Tòa án nhân dân huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) đã đưa vụ việc ra xét xử, tại
phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Phạm văn Bình đã bị phạt 09 tháng tù (cho hưởng án treo)
về hành vi không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
(Nguồn: www.baomoi.com. Link: ).
-

Phần giải quyết và bình luận của nhóm:

4


Pháp luật về quyền nhân thân.

Bài tập nhóm tháng 1

Điều 32 BLDS 2005 ghi nhận, cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về
tính mạng, súc khỏe, thân thể và quyền này được pháp luật bảo hộ một cách tuyệt
đối, đây là cơ sở pháp lý để xử lý các trường hợp vi phạm mà vụ án trên là một ví
dụ thực tế. Trong vụ án này, hành vi của Bình đã vi phạm quy định tại khoản 2
Điều 32 BLDS 2005, khoản 2 Điều 32 BLDS quy định khi phát hiện người bị tai
nạn mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm đưa đến cơ sở y tế
để cứu chữa, tuy nhiên Bình đã hành động không những trái với quy định pháp luật
mà còn trái với đạo đức lương tâm của một con người. Tuy nhiên, Điều 32 BLDS
không quy định chế tài cho hành vi này, mà chế tài được quy định trong Bộ luật

hình sự, cụ thể tại Điều 102 BLHS 1999.
Tình tiết của vụ án cho thấy, hành vi của Bình đã có đủ yếu tố cấu thành tội
phạm theo quy định tại Điều 102 BLHS, cụ thể: đã có hành vi vi phạm pháp luật là
không cứu giúp người bị tai nạn đang trong tình trạng bị đe dọa đến tính mạng; đã
có hậu quả nghiêm trọng xảy ra là 2 nạn nhân tử vong; hành vi bỏ mặc người bị tai
nạn của Bình đã gián tiếp gây ra hậu quả chết người này; lỗi của Bình là lỗi cố ý vì
đã có nhiều người dân xung quanh yêu cầu Bình đưa nạn nhân đi cấp cứu tuy nhiên
Bình đã bỏ mặc. Như vây, hành vi của Bình cấu thành tội phạm theo quy định tại
khoản 1 Điều 102 BLHS có khung hình phạt tù giam từ ba tháng đến hai năm. Căn
cứ quy định tại khoản 2 Điều 32 BLDS, khoản 1 Điều 102 BLHS Tòa án nhân dân
huyện Kiến Thụy tuyên phạt Bình 09 tháng tù cho hưởng án treo là đúng với quy
định của pháp luật.
Vụ việc 2: Đòi bồi thường về sức khỏe.
Phần trình bày của bà Tuyết (nguyên đơn): Chiều 8/2/2012, bà Tuyết cùng
chồng ra thăm ruộng nhà nên đi tắt ngang qua phần đất nhà bà Hòa. Vừa thấy hai
vợ chồng bà, bà Hòa chửi ngay: “Cấm không cho hai vợ chồng mày đi qua đất nhà
tao”. (hia gia đình có mâu thuẫn từ trước). Hai bên lời qua tiếng lại, sau đó bà bị bà
5


Pháp luật về quyền nhân thân.

Bài tập nhóm tháng 1

Hòa xông tới vật xuống đất, đánh đầu, bứt tóc làm bà đau nhức… Bà vội đến trạm
y tế xã kiểm tra và lên BV Đa khoa Vĩnh Long điều trị hết chín ngày, qua bệnh
viện 121 Cần Thơ điều trị hết bốn ngày mới trở về. Nay bà phải khởi kiện đòi bồi
thường tiền thuốc men điều trị, viện phí, chụp CT, tàu xe, tiền ăn, mất thu nhập
người bệnh và nuôi bệnh là 10 triệu đồng.
Phần trình bày của bà Hòa (bị đơn): Bà Hòa thừa nhận có chửi vợ chồng bà

Tuyết trước nhưng bà Tuyết cũng chửi lại và còn dọa đánh mẹ bà. Bà Tuyết là
người nắm đầu bà trước nên bà mới nắm tóc, đánh đầu bà lại. Sau được nhiều
người chạy lại can ngăn, bà mới được con đưa đến trạm xá…
Tại phiên tòa sơ thẩm, bà Hòa thừa nhận việc nắm tóc, đánh đầu bà Tuyết nên đồng
ý bồi thường nhưng không chấp nhận số tiền như yêu cầu của phía nguyên đơn mà
để HĐXX xem xét.
Trong phần tuyên án, TAND huyện Vũng Liêm nhận định lỗi hoàn toàn thuộc về
bà Hòa và các khoản bồi thường mà nguyên đơn yêu cầu đều là các chi phí hợp lý,
đúng theo pháp luật quy định nên buộc bà Hòa bồi thường 10 triệu đồng. Không
đồng ý án sơ thẩm, bà Hòa kháng cáo vì cho rằng mức bồi thường quá cao. Tại
phiên tòa phúc thẩm, phía bà Hòa chỉ chấp nhận bồi thường một nửa số tiền mà cấp
sơ thẩm đã tuyên xử vì bà cho rằng bà Tuyết cũng có lỗi khi nắm đầu, bứt tóc bà.
Trong phần thẩm vấn, ban đầu bà Tuyết vẫn giữ yêu cầu bị đơn bồi thường 10 triệu
đồng như cấp sơ thẩm đã tuyên. Nhưng sau đó bà Tuyết đồng ý chỉ yêu cầu bị đơn
bồi thường 6,5 triệu đồng là tiền chi phí thuốc men, tiền điều trị tại Bệnh viện.
HĐXX xét thấy số tiền 6,5 triệu đồng mà phía nguyên đơn yêu cầu bồi thường là
hợp lý vì nó có các chứng từ, hóa đơn rõ ràng thể hiện việc bà Tuyết điều trị tại BV
nên tòa chấp nhận và buộc bị đơn phải bồi thường 6,5 triệu đồng cho nguyên đơn.
(Trích

dẫn

từ:

/>
thuong-vi-bi-nam-toc.htm)
- Ý kiến của nhóm
6



Pháp luật về quyền nhân thân.

Bài tập nhóm tháng 1

Phần yêu cầu bồi thường của Bà Tuyết đưa ra với bà Hòa là chính đáng. Vì
xét theo quy định của pháp luật tại Điều 32 Luật dân sự 2005 “ Quyền được bảo
đảm an toàn về tính mạng sức khỏe ,thân thể” . Phía bà Hòa đã có hành vi khiến
cho bên bà Tuyết bị thương. Và phải đến bệnh viện điều trị. Theo điều 604 LDS
2005 căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và nghị quyết của toàn án
nhân dân tối cao số 03/2006 của HĐTP TANDTC phần 1.1 về trách nhiệm bồi
thường Thì phía bà Tuyết có yêu cầu là hoàn toàn hợp lý.
Theo điểm a Khoản 1, khoản 2 Điều 609 Bộ luật dân sự:
“1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a)

Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và

chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;”
“2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo
quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh
thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các
bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi
tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
Bà Tuyết đã có các chứng từ, hóa đơn rõ ràng thể hiện việc bà điều trị
tại Bệnh viện và số tiền mà bà phải bỏ ra để chi trả khi ở bênh viện. Tổng cộng 6,5
triệu đồng. Tại phiên tòa phúc thẩm, trước sự tụ nguyện của bà Tuyết chỉ yêu cầu
bồi thường 6,5 triệu đồng tiền chi phí điều trị, HĐXX đã tuyên bà Hòa phải bồi
thường cho bà Tuyết số tiền 6,5 triệu đồng là hoàn toàn hợp lý.
2.2. Bình luận và kiến nghị của nhóm về quy định của pháp luật
Bộ luật dân sự 2005 đã tiếp thu được những điểm tiến bộ của Bộ luật dân sự

1995 về quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể của cá nhân
và hoàn thiện các quy định đó sao cho phù hợp hơn với điều kiện phát triển kinh tếxã hội của đất nước. Các quy định cụ thể đó đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho
7


Pháp luật về quyền nhân thân.

Bài tập nhóm tháng 1

việc bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân, nâng cao ý thức cộng đồng đồng thời là căn
cứ để xử lý các trường hợp vi phạm trong thực tế. Tuy pháp luật đã có những quy
định khá cụ thể vể quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể
của cá nhân, chế tài xử lý các hành vi vi phạm cũng được quy định trong BLHS
nhưng việc tuân thủ các quy định này trong thực tế còn nhiều vấn đề bất cập. Ví dụ
như việc không cứu giúp người gặp nạn như vụ việc nêu trên đang có xu hướng
phát triển, mặc dù biết là vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức lối sống. Nguyên
nhân của hiện tượng này không hẳn xuất phát từ sự thờ ơ vô cảm của những người
xung quanh, mà còn có nguyên nhân từ việc cung cấp dịch vụ công. Một ví dụ cụ
thể, khi đưa người bị nạn đến cơ sở y tế, thông thường người cứu giúp phải đóng
tiền viện phí thì cơ sở y tế mới cho người bị nạn nhập viện, hoặc liên quan đến cơ
quan điều tra, ngoài ra cũng xuất phát từ chính người bị nạn hoặc người thân của
họ…gây nhiều phiền nhiễu cho người cứu giúp. Thực tế này cho thấy, pháp luật
cần có những quy định liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi cho người trược tiếp
đưa người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng đi cấp cứu, đây là quy định
hết sức cần thiết tạo tâm lý yên tâm cho người khác có thể giúp đỡ người mà tính
mạng đang bị đe dọa, góp phần xây dựng một xã hội nhân văn hơn.
Liên quan đến quy định tại Điều 32 BLDS, khoản 3 điều luật này quy định về
việc thực hiện phương pháp chữa bệnh mới trên cơ thể một người, việc gây mê,
mổ, cắt bỏ, cấy ghép bộ phận của thân thể đều ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng,
sức khỏe, thân thể của người bệnh, việc thực hiện các phương pháp chữa bệnh này

phải có sự đồng ý của bệnh nhân hoặc người thân thích, tuy nhiên khi người thân
của bệnh nhân có ý kiến trái ngược nhau thì giải quyết như thế nào, vấn đề này luật
cũng chưa dự liệu. Bên cạnh đó, luật cũng quy định trong trường hợp khẩn cấp
người đứng đầu cơ sở y tế sẽ có quyền quyết định áp dụng biện pháp chữa bệnh,
đây là quy định có ý nghĩa thực tế rất lớn đảm bảo tốt nhất việc cứu chữa kịp thời
bệnh nhân đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
8


Pháp luật về quyền nhân thân.

Bài tập nhóm tháng 1

Ngoài ra, về vấn đề mổ tử thi quy định tại điểm c khoản 4 Điều 32 BLDS,
theo quy định này thì việc mổ tử thi trong trường hợp cần thiết (phục vụ điều tra
các vụ án…), tuy nhiên việc thực hiện quy định này trong thực tế gặp nhiều khó
khăn do việc ngăn cản của những người thân thích, còn trong trường hợp mổ tử thi
bình thường cần có sự đồng ý của người đó trước khi chết hoặc có sự đồng ý của
người thân nhưng quy định này cũng thực hiện khó khăn trong thực tế do sự sai
phạm bác sĩ hoặc những người có thẩm quyền liên qua mà ví dụ điển hình nhất là
vụ xảy ra tại bệnh viện Việt Đức ngày 11/5/2012 khi tử thi bất ngờ bị mổ xẻ. Do
đó, cần quy định rõ trách nhiệm của những người liên quan, có chế tài xử lý vi
phạm quy định rõ mức độ nào thì bị xử lý hình sự, mức độ nào thì xử lý dân sự, bởi
trong nhiều trường hợp vi phạm, người vi phạm chỉ bị xử lý nội bộ.
Quy định về quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng , sức khỏe, thân thể là
quy định rất thiết thực, là cơ sở pháp lý vững chắc trong việc xử lý các hành vi vi
phạm quyền này của cá nhân, song trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế các
quy định của pháp luật về vấn đề này cần được bổ sung cho phù hợp hơn. Cụ thể:
trong trường hợp, sức khỏe, tính mạng bị xâm hại, BLDS có quy định về việc bồi
thường tổn thất về tinh thần, tuy nhiên luật chỉ quy định mức bồi thường tối đa (30

tháng lương trong trường hợp tổn thất về sức khỏe, 60 tháng lương trong trường
hợp tủ vong) mà không quy định mức bồi thường tối thiểu, điều này gây khó khăn
cho thẩm phán khi quyết định mức bồi thường thiệt hại, do đó cần có quy định rõ
ràng hơn về mức bồi thường thiệt hại tối thiểu trong từng trong từng trường hợp cụ
thể.
Kết luận
Cùng với sự ra đời của Bộ luật dân sự 2005, Chế định quyền nhân thân nói chung
và các quy định liên quan đến quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức
9


Pháp luật về quyền nhân thân.

Bài tập nhóm tháng 1

khoẻ, thân thể nói riêng đã có những sự sửa đổi, bổ sung quan trọng, có ý nghĩa
thực tiễn và ý nghĩa xã hội vô cùng to lớn. Là một vấn đề còn khá mới mẻ, những
vấn đề pháp lý cũng như thực tiễn liên quan đến các quy định về quyền nhân thân
của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể có phạm vi rất rộng, đặt ra những
nhiệm vụ mới cho các nhà lập pháp cũng như cho những người nghiên cứu khoa
học pháp lý. Nhiệm vụ cấp bách trước mắt là chúng ta phải nhanh chóng ban hành
các văn bản hướng dẫn cụ thể, bởi vì nhóm quyền liên quan đến sức khỏe, tính
mạng, thân thể không chỉ được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự mà còn có nhiều
ngành luật khác như hình sự, hành chính, bảo hiểm…

Tài liệu tham khảo
1.Bộ luật dân sự 2005
2.Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi 2009)
3.Bộ luật tố tụng dân sự 2004
4.Trường Đại học luật hà Nội, Giáo trình Luật dân sự 1, 2


10


Pháp luật về quyền nhân thân.

Bài tập nhóm tháng 1

5.TS. Bùi Đăng Hiếu. Trường Đại học Luật Hà Nội, Khái niệm và phân loại quyền
nhân thân. (tạp chí Luật học số tháng 7/2009)
6. ThS. Đinh Văn Quế. Một số vấn đề về khoản tiền bù đắp tinh thần do bị xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín trong bộ luật dân sự 2005 (nguồn:
www.toaan.gov.vn).
Web: www.phapluattp.vn
www.baomoi.com
/>
Mục lục
Trang
1.
1.1.
1.2.

Mở bài
Nội dung
Khái quát chung về quyền nhân thân
Khái niệm về quyền nhân thân
Đặc điểm của quyền nhân thân

1
1

2
11


Pháp luật về quyền nhân thân.
1.3.
2.
2.1.
2.2.

Bài tập nhóm tháng 1

Phân loại quyền nhân thân
Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân

2

thể
Các vụ việc liên quan và hướng giải quyết của nhóm
Bình luận và kiến nghị của nhóm về quy định của pháp luật
Kết luận
Tài liệu tham khảo

3
3
7

12




×