Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Thực tiễn áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt và ý kiến pháp lý của nhóm thực hiện nhằm khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.73 KB, 16 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) được ban hành và áp dụng ở nước ta từ năm 1990,
sau đó được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1993, 1995, và đến năm 1998 khi thực hiện
cải cách thuế bước 2, Luật thuế TTĐB mới được ban hành thay thế cho Luật thuế
TTĐB trước đây và được áp dụng từ ngày 01/01/1999 cùng với sự áp dụng Luật thuế
giá trị gia tăng (GTGT) và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Năm 2003, tại
kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật thuế TTĐB năm 2003 – sửa đổi,
bổ sung cho Luật thuế TTĐB năm 1998.
Qua hơn 20 năm thực hiện, thuế TTĐB đã góp phần quan trọng trong việc hướng
dẫn phát triển sản xuất và tiêu dùng xã hội; cùng với các loại thuế khác như thuế
GTGT, thuế TNDN và thuế xuất nhập khẩu, bước đầu hình thành nên một hệ thống
chính sách thuế mới tương đối đồng bộ trong điều kiện hiện nay ở nước ta, góp phần
động viên nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước, khoản thu từ thuế TTĐB hàng
năm chiếm từ 15% đến 18% trong tổng số thuế gián thu và chiếm từ 7% đến 10% tổng
thu ngân sách nhà nước về thuế và phí.
Với những kết quả đạt được trên, có thể thấy việc ban hành và áp dụng thuế TTĐB
ở nước ta trong thời gian qua là hợp lý, đúng đắn. Tuy nhiên trên thực tế, việc áp dụng
pháp luật thuế TTĐB hiện nay đặt ra một số vấn đề cần phải được nghiên cứu sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp với thực tế cuộc sống, phù hợp với yêu cầu phát triển của nền
kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là gì và cần phải
có những biện pháp nào để giải quyết, khắc phục những vấn đề này? Để làm rõ nội
dung trên cũng như để thấy được bức tranh toàn cảnh về thuế TTĐB dưới góc độ thực
tiễn, nhóm em chọn đề tài: “Thực tiễn áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt và ý kiến
pháp lý của nhóm thực hiện nhằm khắc phục”.

BÀI TẬP NHÓM SỐ 2_LỚP N04_TL1_NHÓM 2

Page 1


NỘI DUNG


I.

Lý luận chung về Thuế TTĐB.
1. Khái niệm.

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ
thuộc đối tượng chịu thuế theo qui định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế được cấu
thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử
dụng dịch vụ.
2.

Ðặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thứ nhất, Thuế tiêu thụ đặc biệt có diện đánh thuế hẹp. Khác với các loại thuế

gián thu khác như thuế bán hàng, thuế doanh thu và thuế giá trị gia tăng là những loại
thuế có đối tượng chịu thuế rộng rãi, bao quát hầu hết các mặt hàng và dịch vụ được tiêu
thụ trong nền kinh tế, thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ tập trung điều tiết một số mặt hàng và
dịch vụ nhất định, không được Nhà nước khuyến khích tiêu dùng. Nhìn chung các quốc
gia thường đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào một số mặt hàng được coi là cao cấp và không
thiết yếu, Nhà nước không khuyến khích tiêu dùng như: thuốc hút, rượu, bia, xăng dầu.
Thứ hai, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt có thể là thuế suất cố định hoặc thuế suất
tỉ lệ và thường cao hơn thuế suất của các loại thuế gián thu khác.
Đối với các loại thuế gián thu khác như thuế giá trị gia tăng, thuế doanh thu và
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, luật pháp các nước thường quy định hệ thống thuế suất
tỷ lệ làm căn cứ để tính thuế. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt có thể là thuế suất cố định
hoặc thuế suất tỷ lệ tùy theo quan điểm của nhà làm luật ở mỗi nước.
Dù áp dụng thuế suất tỷ lệ hay thuế suất cố định, thông thường, các quốc gia đều
quy định mức thuế suất cao, thậm chí rất cao so với thuế suất của các loại thuế gián thu
khác nhằm hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, điều tiết thu nhập của những đối tượng sử dụng
hàng hóa hoặc dịch vụ đặc biệt, từ đó tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Thứ ba, Thuế tiêu thụ đặc biệt thường chỉ được thu một lần ở khâu sản xuất hoặc
nhập khẩu. Cùng một mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, khi luân chuyển qua khâu lưu
thông sẽ không bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Đặc điểm này cho thấy thuế tiêu thụ đặc
BÀI TẬP NHÓM SỐ 2_LỚP N04_TL1_NHÓM 2

Page 2


biệt khác với thuế doanh thu và thuế giá trị gia tăng ở chỗ các loại thuế này đánh trên
toàn bộ doanh thu bán hàng hoặc trên giá trị tăng thêm của hàng hóa ở mỗi khâu trong
lưu thông.
3.
a.

Những nội dung chủ yếu nằm trong sự điều chỉnh của pháp luật thuế
TTĐB.
Chủ thể quan hệ pháp luật thuế TTĐB.
Quan hệ pháp luật thuế TTĐB là quan hệ hình thành giữa một bên là cơ quan nhà

nước có thẩm quyền và bên kia là chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế, phát sinh trong quá trình
các chủ thể này thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TTĐB vào ngân sách nhà nước. Các chủ thể
tham gia vào quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt vì vậy có thể được phân thành hai
nhóm: chủ thể quyền lực và chủ thể mang nghĩa vụ.
Cơ quan nhà nước – chủ thể quyền lực tham gia vào quan hệ pháp luật thuế TTĐB
bao gồm Bộ tài chính, Tổng cục thuế và cơ quan thu.
Chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế TTĐB theo quy định tại Điều 4 Luật thuế tiêu thụ
đặc biệt năm 2008 là các tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc kinh
doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.
b.


Sự kiện pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật thuế TTĐB.
Căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt là các sự kiện pháp lý

xảy ra trong thực tiễn được dự liệu cụ thể trong các quy định của pháp luật thuế tiêu thụ
đặc biệt.
Đăng ký thuế là hành vi bắt buộc đối với chủ thể nộp thuế tại cơ quan thuế sau khi
được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc sau khi bắt đầu hoạt động kinh
doanh (đối với chủ thể không thuộc diện đăng kí kinh doanh). Điều 21 Luật quản lý thuế
quy định: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh…đều thuộc diện phải đăng ký thuế.
Điều 22 Luật quản lý thuế quy định: Đối tượng đăng ký thuế phải đăng ký thuế trong
vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc

BÀI TẬP NHÓM SỐ 2_LỚP N04_TL1_NHÓM 2

Page 3


từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh
doanh hoặc đối với cá nhân và hộ gia đình…
c.

Thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế TTĐB.
Ngay từ khi cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc

biệt đăng kí thuế với cơ quan thuế, quan hệ pháp luật thuế đã hình thành giữa chủ thể
quyền lực và chủ thể có nghĩa vụ. Nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ thực sự phát
sinh khi chủ thể đăng ký thuế đã thực tế sản xuất ra hàng hóa thuộc diện chịu thuế và
tiêu thụ hàng hóa đó, hoặc cung ứng dịch vụ chịu thuế hoặc thực tế nhập khẩu hàng hóa
chịu thuế. Trên thực tế có những trường hợp quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt còn
phát sinh ngay cả khi người nộp thuế không đăng ký những có hành vi sản xuất và tiêu

thụ hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Tình huống này thường xảy ra đối với những cơ
sở sản xuất và tiêu thụ lậu những mặt hành như vàng mã, hàng mã hoặc đối với những
chủ thể nhập lậu các mặt hàng chịu thuế, thường tập trung vào một vài mặt hàng như
rượu, bia, ô tô, thuốc lá….
Như vậy sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt là
hành vi sản xuất và tiêu thụ hàng hóa chịu thuế, cung ứng dịch vụ chịu thuế hoặc nhập
khẩu mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
II.
1.

Thực trạng áp dụng thuế TTĐB ở nước ta hiện nay.
Phạm vi của đối tượng chịu thuế:

So với luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1998 thì Luật thuê tiêu thụ đặc biệt năm 2008
đã đánh thuế trên 10 nhóm hàng hoá và 6 nhóm dịch vụ (quy định tại Biểu thuế tiêu thụ
đặc biệt Điều 7 Luật thuế TTĐB 2008), đây là một trong những điểm mới nhằm đánh
thuế triệt để hơn đối với việc sử dụng các hàng hoá xa xỉ mà Nhà nước không khuyến
khích sử dụng. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều hàng hóa, dịch vụ xa xỉ khác chưa
bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.

BÀI TẬP NHÓM SỐ 2_LỚP N04_TL1_NHÓM 2

Page 4


Ví dụ như dịch vụ làm đẹp, giải phẫu thẩm mỹ, dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp. Đây là
những loại dịch vụ “xa xỉ”, thậm chí còn cao cấp hơn dịch vụ mát-xa.
Hay như các loại hàng hóa điện thoại di động giá đắt, các thiết bị điện, điện tử gia
dụng cao cấp, vật dụng cao cấp bằng pha lê, thảm len, mỹ phẩm cao cấp... Đây là những
vật dụng xa xỉ mang tính chất tiêu dùng phục vụ cho một bộ phân dân cư cao cấp, cho

các đại gia, “cậu ấm cô chiêu”, không phải mặt hàng thiết yếu cho quốc kế dân sinh, cần
tính tới chuyện đánh thuế những mặt hàng này.
Thêm vào đó, việc sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong các hoạt động sinh hoạt
xã hội hiện nay là rất đáng báo động. Do vậy, đây cũng là hàng hóa mà Nhà nước cần
phải hạn chế, Nhà nước nên tính toán đưa túi ni lông vào diện chịu thuế tiêu thu đặc biệt
nhằm hạn chế sử dụng, giảm thiểu tác hại của nó đối với môi trường, sức khỏe người
dân.
Mặt khác, theo qui định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt thì điều hòa nhiệt độ là một
trong những hàng hóa thuộc diện chịu thuế. Tuy nhiên, nếu đem so sánh với các sản
phẩm điện tử khác như: ti vi LCD, tivi plasma thì điều hòa chưa phải là mặt hàng đắt
tiền. Hơn nữa, mặt hàng điều hòa ngày càng phổ biến. Kinh tế phát triển, mức sống của
các tầng lớp dân cư nâng cao thì máy điều hòa là việc sử dụng bình thường ở các đô thị.
Đặc biệt đô thị ở phía Bắc, đô thị ở miền Trung vào mùa hè không có máy điều hòa
nhiệt độ thì sẽ rất khó khăn trong cuộc sống, trong sinh hoạt... Do vậy, việc Nhà nước
đưa mặt hàng này vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là chưa hợp lí.
2.

Về thuế suất:

Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 ra qui định chung về thuế suất với xe 9 chỗ ngồi trở
xuống mà không phân biệt xe ô tô dưới 5 chỗ và xe từ 6-9 chỗ ngồi. Thực tế, dòng xe từ
6-9 chỗ là loại xe chở được nhiều người hơn, bớt được ách tắc hơn mà lại đánh đồng với
xe 5 chỗ ngồi trở xuống thì rõ ràng là không hợp lí. Hơn nữa, xe dưới 5 chỗ chủ yếu là
BÀI TẬP NHÓM SỐ 2_LỚP N04_TL1_NHÓM 2

Page 5


xe cá nhân, còn xe 6-9 chỗ chiếm tỉ lệ lớn là xe của cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ công.
Do vậy, cần áp dụng mức thuế suất riêng, lớn hơn dành cho xe dưới 5 chỗ nhằm hạn chế

sử dụng dòng xe này, giảm áp lực cho môi trường, cơ sở hạ tầng giao thông.
Xem xét biểu thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, ta nhận thấy dịch vụ ka-ra-ô-kê, dịch vụ
kinh doanh ca-si-nô và dịch vụ kinh doanh đặt cược có cùng mức thuế suất là 30%. Điều
này là không hợp lí, hiện nay, ka-ra-ô-kê đã là dịch vụ bình dân, phù hợp với túi tiền của
nhiều tầng lóp dân cư, đến cả người nghèo và sinh viên. Mặt khác, kinh doanh ca-si-nô
và đặt cược là những loại hình mang tính ăn thua nhiều hơn là giải trí, có nhiều ảnh
hưởng tiêu cực hơn là loại hình ka-ra-ô-kê. Do đó, cần qui định mức thuế suất riêng
dành cho dịch vụ ka-ra-ô-kê theo hướng giảm xuống so với dịch vụ kinh doanh ca-si-nô
và kinh doanh đặt cược.
Thuế suất dịch vụ kinh doanh vũ trường quá thấp. Kinh doanh vũ trường là dịch vụ
tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực. Không ít vũ trường là điểm nóng, phát sinh tệ nạn xã
hội, hành vi phạm tội, không ít trong số chúng là động lắc, động mại dâm…Hơn nữa,
dịch vụ giải trí thực sự là dịch vụ xa xỉ, chỉ phát triển ở các thành phố, đô thị lớn, chỉ
phục vụ cho số ít là dân cư cao cấp. Thế nhưng, nếu nhìn vào biểu thuế tiêu thụ đặc biệt
thì thuế suất dành cho nó cũng chỉ cao hơn thuế suất của các dịch vụ ka-ra-ô-kê, mát-xa
có 10% (40% so với 30%). Một con số quá thấp dành cho loại dịch vụ xa xỉ nhất và tiềm
ẩn nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhất này.
3.

Chuyển giá nhằm trốn thuế:

Các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá, đã khai báo giá của đối tượng chịu thuế (như
thuế tiêu thụ đặc biệt) thấp hơn trên thị trường, thậm chí thấp đến mức vô lý để giảm các
loại thuế (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, lệ phí đăng ký).
Việc cơ quan hải quan phải chứng minh mức giá mà doanh nghiệp khai báo là không
đúng cũng hết sức phức tạp.

BÀI TẬP NHÓM SỐ 2_LỚP N04_TL1_NHÓM 2

Page 6



Đây là chiêu thức trốn thuế khá phổ biến, điển hình là các doanh nghiệp nhập khẩu ô
tô. Kết quả khảo sát năm 2009 của VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam)
cho thấy, mẫu xe GM Daewoo Matiz, 796cc, AT mới 100% sản xuất năm 2009 có giá
trên thị trường nước sản xuất là từ 6.065 - 7.072 USD/xe. Tuy nhiên, giá nhập khẩu được
khai báo tại cảng Việt Nam chỉ là 2.700 - 3.000USD/xe. Thế nhưng, tại thị trường Việt
Nam, giá bán thực tế cho khách hàng Việt Nam của loại xe này từ 11.800 - 14.900
USD/xe trong khi, giá xe ghi trên hoá đơn chỉ là 10.400USD/xe. Tương tự, với xe Kia
Morning 999cc, loại mới 100% sản xuất năm 2009, giá xe tại nước sản xuất là 5.883 7.374 USD/xe nhưng khi về cảng Việt Nam, chỉ được khai báo ở mức giá là
3.000USD. Khi bán cho khách hàng Việt Nam, giá bán thực tế của loại xe này lên đến
15.500 - 17.050 USD/xe, còn trên hoá đơn chỉ ghi 9.300 - 10.230 USD/xe, giảm tới
6.200 - 6.820USD (tin247.com)
Và như vậy, khi khai báo giá trị xe thấp hơn giá thực tế như trên thì nghiễm nhiên
Nhà nước sẽ bị thất thu nguồn thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và cả thuế giá trị
gia tăng đối với mặt hàng này.
4.

Về quy định thu thuế đối với xe chạy bằng nhiên liệu sạch:

Việc giải thích quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 7 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008
theo các Doanh nghiệp nhập khẩu ô tô tiết kiệm xăng Hybrid tại Thành phố Hồ Chí
Minh cho rằng hải quan đã truy thu thuế tiêu thụ đặc biệt là bất hợp lý.
Việc xác định tỷ lệ nhiên liệu để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với dòng xe trên rất khó
khăn. Bản thân cơ quan giám định là Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng cho rằng rất khó
xác định tỷ lệ xăng và điện đối với dòng xe này vì tỷ lệ nhiên liệu của xe không cố định
mà phụ thuộc vào cơ chế vận hành của xe.
Các doanh nghiệp này đã nhờ cơ quan độc lập đứng ra giám định đối với dòng xe
này. Tuy nhiên, theo một quan chức hải quan, việc đánh giá xe có tiết kiệm hay không
BÀI TẬP NHÓM SỐ 2_LỚP N04_TL1_NHÓM 2


Page 7


thì cả doanh nghiệp và hải quan đều khó xác định. Hiện nay, trên thế giới chưa có nước
nào sản xuất được loại xe theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và chính sách ưu
đãi của Việt Nam là: Sử dụng dưới 70% xăng và khoảng 30% điện.
Theo vnexpress.net, Cục Đăng kiểm Việt Nam còn khẳng định trong lĩnh vực ôtô
khi đánh giá về dòng xe Hybrid người ta chỉ đánh giá loại xe này có mức tiêu hao bao
nhiêu nhiên liệu (xăng hoặc diezel) và hệ số phát thải các khí gây ô nhiễm thấp hơn
nhiều so với loại xe sử dụng nhiên liệu truyền thống chứ chưa thấy có tài liệu nào đề cập
đến hệ số giữa 2 nguồn năng lượng xăng - điện hoặc diezel - điện.
Vì vậy, theo chúng tôi Nhà nước nên có chính sách khuyến khích các phương tiện
xử dụng tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng nhiên liệu sạch, trên cơ sở căn cứ vào cấu tạo, cơ
chế hoạt động, thải khí của các chủng loại xe trên thực tế, để quy định của pháp luật có
áp dụng giá trị thực tiễn.
III. Biện pháp khắc phục những hạn chế của thuế TTĐB.
1.

Những hạn chế của thuế TTĐB.

Qua thực tiễn áp dụng, chính sách thuế TTĐB hiện hành ở nước ta đã đặt ra một số
vấn đề cần phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế cuộc sống,
phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế- xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể
theo chúng tôi có một số vấn đề sau :
1.1. Về đối tượng chịu thuế: Theo quy định hiện hành thuế TTĐB hiện chỉ thu vào
10 loại hàng hóa và 6 loại dịch vụ. Nhìn chung, đối tượng chịu thuế thuế TTĐB hiện nay
ở nước ta còn khá hẹp, đi sâu nghiên cứu, cho thấy: có nhiều loại hàng hóa, dịch vụ lẽ ra
phải được điều chỉnh bởi thuế TTĐB nhưng chưa được đưa vào diện chịu thuế như các
loại thiết bị điện, điện tử gia dụng cao cấp…; ngược lại, có trường hợp có loại hàng hóa

đáng lý ra phải được khuyến khích tiêu dùng do yêu cầu sức khỏe, văn minh đô thị thì lại
chưa được xem xét đưa ra khỏi diện chịu thuế TTĐB như xe ôtô từ 16-24 chỗ ngồi; có
BÀI TẬP NHÓM SỐ 2_LỚP N04_TL1_NHÓM 2

Page 8


trường hợp lại thể hiện sự phân biệt đối xử giữa hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu và
hàng hóa sản xuất trong nước; …Đó là những hạn chế cơ bản về đối tượng chịu thuế của
loại thuế này.
1.2. Về thuế suất : Thuế suất thuế TTĐB hiện khá phức tạp. Trong 8 mặt hàng chịu
thuế thuế TTĐB có đến 12 mức thuế suất cao thấp khác nhau từ 15% -70% . Đối với mỗi
loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau có mức thuế suất tương ứng khác nhau, trong một số
trường hợp đối với cùng một loại hàng hóa nhưng lại chia theo các tiêu chí khác nhau để
áp dụng các mức thuế suất rất chênh lệch nhau, nên biểu thuế càng thêm phức tạp, làm
cho việc xác định mức thuế suất áp dụng chính xác rất khó khăn và dễ bị vận dụng tùy
tiện. Ví dụ như cùng một mặt hàng là rượu nhưng có đến 3 mức thuế suất khác nhau từ
15% - 50%: rượu dưới 20 độ là 25%, rượu từ 20 độ là 45% ( từ ngày 01/01/2010 đến
hết ngày 31/12/2012), và 50% từ ngày 01/01/2013…
1.3. Về vấn đề miễn giảm thuế : Theo quy định hiện hành của chính sách thuế
TTĐB thì với các cơ sở sản xuất bia quy mô nhỏ (có công suất dưới 10 triệu lít/năm)
đang hoạt động nếu nộp đủ thuế TTĐB mà bị lỗ, thì được xét giảm thuế TTĐB tương
ứng với số lỗ trong năm xét giảm thuế. Quy định này trong chừng mực nào đó không
khuyến khích các cơ sở sản xuất nói trên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đầu tư
mở rộng sản xuất.
1.4. Về giá tính thuế : hạn chế này nhảy sinh từ việc áp dụng hệ thống thuế suất
cao của thuế tiêu thụ đặc biệt có nguy cơ tiềm ẩn hành vi trốn lậu thuế thông qua hoạt
động chuyển giá.
Chuyển giá là hành vi do các cơ sở kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá hàng
hóa, dịch vụ trong giao dịch mua bán giữa các cơ sở kinh doanh có mối quan hệ đặc biệt,

với mục đích giảm thiểu tới mức có thể nghĩa vụ của các bên trong giao dịch đối với nhà
nước. Theo OEDC, giá được chuyển thông qua việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch
vụ giữa các doanh nghiệp có liên quan, không phản ánh giá thị trường một cách trung
thực, bình thường tự nhiên và đúng với thực tế.
BÀI TẬP NHÓM SỐ 2_LỚP N04_TL1_NHÓM 2

Page 9


Theo quy định của Luật thuế TTĐB thì giá tính thuế TTĐB là giá do cơ sở sản xuất
bán ra tại nơi sản xuất chưa có thuế TTĐB, tức là giá bán có tính cả chi phí bao bì, vỏ
hộp trong đó, thế nhưng trong thực tế thì lại áp dụng không thống nhất, không đúng theo
qui định của Luật thuế TTĐB, có loại hàng hóa áp dụng trên cơ sở giá bán có bao bì, có
trường hợp áp dụng giá bán không có bao bì nên không đảm bảo công bằng giữa các
doanh nghiệp cũng như giữa các hàng hóa cùng loại với nhau. Ví dụ, đối với mặt hàng
bia, giá tính thuế đối với bia các loại (trừ bia hộp) thì giá tính thuế TTĐB có tính cả chi
phí bao bì trong đó, nhưng đối với bia hộp sản xuất trong nước lại được cho loại trừ chi
phí bao bì vỏ hộp là 3.000đ/lít ra khỏi giá bán để làm căn cứ tính thuế thuế TTĐB. Mặt
khác, do quy định hiện hành không khống chế về mức giá tính thuế đối với hàng hóa
chịu thuế TTĐB nên một số cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB đã lách
thuế bằng cách thành lập các cơ sở kinh doanh thương mại hạch toán độc lập với cơ sở
sản xuất để từ đó hạ giá bán của cơ sở sản xuất bán cho cơ sở kinh doanh nhằm làm
giảm số thuế TTĐB phải nộp vào ngân sách nhà nước.
2. Một số biện pháp khắc phục những hạn chế của thuế TTĐB.
Từ những vấn đề đặt ra trên đây, để thuế TTĐB phù hợp với quá trình hoàn thiện hệ
thống chính sách thuế hiện nay của nước ta trong điều kiện mở cửa hội nhập kinh tế
quốc tế, theo chúng tôi trong thời gian tới chính sách thuế TTĐB cần được nghiên cứu
sửa đổi bổ sung một số điểm sau .
Thứ nhất, nên mở rộng đối tượng chịu thuế TTĐB đối với các loại hàng hóa, dịch
vụ sau : các thiết bị điện, điện tử gia dụng cao cấp; điện thoại di động và dịch vụ kinh

doanh nó; vật dụng cao cấp làm bằng pha lê, thảm len; mỹ phẩm cao cấp,… không phân
biệt đó là hàng hóa sản xuất trong nước hay hàng hóa nhập khẩu. Bởi đây là những loại
hàng hóa, dịch vụ cao cấp mà thành phần sử dụng đa số là tầng lớp giàu có. Việc mở
rộng diện chịu thuế TTĐB với những loại hàng hóa dịch vụ này sẽ góp phần điều tiết thu
nhập, định hướng tiêu dùng, mở rộng thêm được nguồn thu. Qua việc mở rộng đối tượng
chịu thuế TTĐB trên đây, sẽ cho phép tăng thu từ loại thuế này góp phần bù đắp cho
BÀI TẬP NHÓM SỐ 2_LỚP N04_TL1_NHÓM 2

Page 10


việc giảm thu từ các loại thuế khác (thuế nhập khẩu , thuế sử dụng đất nông nghiệp…).
Ở các nước, hàng hóa dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB so với nước ta đều khá rộng,
như thuế TTĐB của Malaysia thu vào 17 loại hàng hóa, Hungari thu vào 22 loại hàng
hóa, Thụy Điển thu vào 19 nhóm hàng hóa,… Mặt khác, nên đưa mặt hàng ô tô từ 16
đến 24 chỗ ngồi ra khỏi danh mục đối tượng chịu thuế TTĐB vì đây là loại phương tiện
lưu thông nhiều chỗ ngồi, thiết nghĩ nên được khuyến khích sử dụng để góp phần giảm
thiểu áp lực tình trạng quá tải giao thông trong điều kiện nước ta hiện nay.
Thứ hai, về thuế suất, sự điều chỉnh cần đặt trong mối quan hệ với các sắc thuế
khác. Cụ thể, trong điều kiện thuế nhập khẩu tiếp tục được điều chỉnh giảm theo cam kết
thực hiện CEPT, áp dụng thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế
TTĐB…, theo đó, cần điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành xuống mức
hợp lý nhằm không làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của các DN đang
SX- KD các mặt hàng, dịch vụ này. Bên cạnh đó, để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế,
chúng tôi đề nghị mỗi loại hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB chỉ nên áp dụng một
hoặc hai mức thuế suất để đảm bảo tính đơn giản, khả thi chứ không chia nhỏ như hiện
nay làm cho biểu thuế TTĐB phức tạp và khó áp dụng.
Thứ ba, cần áp dụng thống nhất quy định giá tính thuế đối với hàng hóa thuộc
diện chịu thuế TTĐB như quy định tại điều 6 của Luật thuế TTĐB, theo đó giá tính thuế
là giá do cơ sở sản xuất bán ra tại nơi sản xuất chưa có thuế TTĐB, tức là giá tính thuế

bao gồm cả chi phí bao bì, vỏ hộp. Do vậy cần bãi bỏ quy định việc loại trừ chi phí bao
bì, vỏ hộp 3.000đ/lít đối với mặt hàng bia hộp hiện nay. Đồng thời để hạn chế việc các
cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB lợi dụng việc không quy định khống
chế về giá TTĐB để lách thuế như đã trình bày, cần thiết quy định áp dụng giá tính thuế
TTĐB theo giá thị trường đối với loại hàng hóa đó trong những trường hợp các cơ sở
sản xuất kê khai giá bán không hợp lý. Hoặc nên chăng áp dụng thuế suất tuyệt đối ( như
một số nước đã làm), trước mắt thí điểm cho một mặt hàng nào đó nhằm vô hiệu thủ
đoạn “chuyển giá” sau đó, sẽ rút kinh nghiệm mở rộng cho các hàng hoá, dịch vụ khác.
BÀI TẬP NHÓM SỐ 2_LỚP N04_TL1_NHÓM 2

Page 11


Thứ tư, Quản lý chặt hoá đơn chứng từ: Một trong những yêu cầu mà pháp luật
đặt ra đối với cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hoá, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt là phải thực hiện đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ khi mua, bán hàng
hoá, kinh doanh dịch vụ và vận chuyển hàng hoá theo quyđịnh của pháp luật. Công tác
quản lý hoá đơn, chứng từ do đó có những ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả quản lý thu
thuế tiêu thụ đặc biệt:
Quản lý tốt hoá đơn, chứng từ sẽ tạo cơ sở để xác định chính xác giá bán hàng hoá,
dịch vụ, một trongnhững yếu tố cần thiết để xác định giá tính thuế và từ đó có căn cứ để
tính số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính thuế cũng
như cho hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế của các cơ quan thuế, pháp luật quy định: cơ
sở sản xuất khi bán hàng, giao hàng cho các chinhánh, cơ sở phụ thuộc, đại lý đều phải
sử dụng hoá đơn.
Điều kiện để xác định chính xác số lượng, trọng lượng hàng hoá đã tiêu thụ, từ đó
cho phép xác định được số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp.
Quản lý hiệu quả hoá đơn, chứng từ còn tạo điều kiện thực hiện tốt việc khấu trừ
thuế. Theo quy định củapháp luật, cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
bằng nguyên liệu đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì khi kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt ở

khâu sản xuất được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với nguyên liệu nếu có
chứng từ hợp pháp.
Quản lý chặt chẽ chứng từ hóa đơn sẽ cho phép cơ quan thuế kịp thời phát hiện
những đối tượng nộp thuế không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán,
hoá đơn, chứng từ để có biện pháp xử lý tránh thất thu cho ngân sách nhà nước. Theo
pháp luật hiện hành, đối với những đối tượng nộp thuế không chấp hành nghiêm
chỉnhchế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ. cơ quan thuế sẽ có quyền' ấn định số thuế tiêu
thụ đặc biệt phải nộp. Đây là một trong những quyền năng quan trọng của cơ quan thuế
nhằm chống thất thu ngân sách nhà nước.
BÀI TẬP NHÓM SỐ 2_LỚP N04_TL1_NHÓM 2

Page 12


Thứ năm, Một số đề xuất về chống chuyển giá:
Những nội dung cụ thể cần hoàn thiện hành lang pháp lý về chống chuyển giá là:
Trước mắt cần bổ sung một điều luật về chống chuyển giá vào Luật Quản lý thuế, về lâu
dài nên ban hành Luật Chống chuyển giá – đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho hoạt
động chống chuyển giá, không chỉ có ý nghĩa đối với quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp mà còn liên quan đến quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài
nguyên...; Có quy định pháp lý cụ thể về các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho các
hoạt động kiểm tra, thanh tra và điều tra chống chuyển giá; và Hoàn thiện quy chế phối
hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan với cơ quan thuế trong hoạt động chống
chuyển giá, đặc biệt là sự phối hợp của các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước
ngoài.

KẾT LUẬN
Việc tìm hiều về thực tiễn áp dụng pháp luật thuế TTĐB có ý nghĩa hết sức quan
trọng. Nó giúp ta thấy được những yếu kém, thiếu sót, sai phạm trong quá trình áp dụng
pháp luật thuế TTĐB hiện hành và qua đó kịp thời đưa ra những đề xuất, kiến nghị,

những giải pháp khắc phục để góp phần từng bước hoàn thiện chính sách thuế này ở
nước ta trong thời gian tới, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội nước
ta theo hướng CNH, HĐH.

BÀI TẬP NHÓM SỐ 2_LỚP N04_TL1_NHÓM 2

Page 13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường đại học Luật Hà Nội- Giáo trình Luật thuế Việt Nam. NXB Công an

1.

nhân dân – Hà Nội 2010.
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

2.

Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng số 57/2005; Luật thuế
tiêu thụ đặc biệt năm 2008.
Trần Thị Mai Hương, Phạm vi áp dụng thuế TTĐB trong tiến trình cải cách chế

3.

độ thuế ở Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội, 2001.
4.

Các trang báo điện tử:


- />- />- />- Thời báo kinh tế Việt Nam Chuyên mục Tài chính/Thuế-Ngân sách

- />
BÀI TẬP NHÓM SỐ 2_LỚP N04_TL1_NHÓM 2

Page 14


BÀI TẬP NHÓM SỐ 2_LỚP N04_TL1_NHÓM 2

Page 15


MỤC LỤC
TRANG

Lời nói đầu………………………………………………................................

1

Nội dung………………………………………………………………………

2

I.Lý luận chung về thuế TTĐB……….............................................................

2

1.Khái niệm…………………………………………………………………...


2

2.Đặc điểm của thuế TTĐB…………………………………………………..

2

3.Những nội dung chủ yếu nằm trong sự điều chỉnh của pháp luật thuế
TTĐB…………………………………………………………………………

3

II.Thực trạng áp dụng thuế TTĐB ở nước ta hiện nay………………………..

4

1.Phạm vi của đối tượng chịu thuế……………………………………………

4

2.Thuế suất……………………………………………………………………

5

3.Chuyển giá nhằm trốn thuế…………………………………………………

6

4.Quy định thu thuế đối với xe chạy bằng nhiên liệu sạch…………………...

7


III.Biện pháp khắc phục những hạn chế của thuế TTĐB…………………….

8

1.Những hạn chế của thuế TTĐB…………………………………………….

8

2.Một số biện pháp khắc phục………………………………………………..

10

Kết luận……………………………………………………………………….

13

BÀI TẬP NHÓM SỐ 2_LỚP N04_TL1_NHÓM 2

Page 16



×