Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp năm 1992

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 25 trang )

Nhóm 03

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..........................................................................Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC ........................................................................................................................... 1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................................2
PHẦN I: MỞ ĐẦU ..............................................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG .........................................................................................................4
I. Các nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp
1992. .....................................................................................................................................4
1. Khái niệm về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân..............................................4
2. Hệ thống các quyền cơ bản của công dân quy đinh trong hiến pháp 1992...............4
2.1. Quyền về chính trị ..................................................................................................4
2.2. Về kinh tế, văn hóa, xã hội .....................................................................................5
2.3. Quyền tự do cá nhân ..............................................................................................7
3. Hệ thống các nghĩa vụ cơ bản của công dân ghi trong hiến pháp năm 1992 ............8
II. Hiện trạng thực tiễn, một số vấn đề của thực tiễn chưa được giải quyết hoặc đã
được giải quyết nhưng kết quả đang còn vướng mắc ........................................................8
1. Hiện trạng thực tiễn....................................................................................................8
Nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ cử tri của mình ...........................................8
Nhân dân thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc .........................................................12
2. Một số vấn đề nổi cộm của thực tiễn chưa được giải quyết hoặc đã đươc giải quyết
nhưng kết quả còn nhiều vướng mắc................................................................................13
III. Tình hình thực tế, việc vận dụng lý luận vào thục tiễn theo kết cấu của lý luận.
Phân tích, nhận xét, đánh giá............................................................................................14
1. Một số vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện quyền con người ở nước ta……..14
2. Các giải pháp bảo đảm phát triển các quyền cơ bản của con người.......................15
PHẦN III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ .................................. 15
1. Tóm tắt những kết quả đã đạt được. .........................................................................16
Báo Dân trí: ................................................................................................................16
Nhóm phóng viên .......................................................................................................17


2. Đề xuất và kiến nghị...................................................................................................18

Trang 1


Trường ĐH Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Nhóm 03

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 24

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
GVHD: Lương Thị Thùy Dương

Trang 2


Nhóm 03

PHẦN I
MỞ ĐẦU
Quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam được quy định trong hiến pháp và luật, được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
Quyền là những gì mà công dân được hưởng và nghĩa vụ là những gì mà công dân
phải thực hiện. Quyền của công dân không thể tách rời khỏi nghĩa vụ công dân. Nhà
nước bảo đảm các quyền của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối
với nhà nước và xã hội. Hiến pháp năm 1992 quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân trong chương V, từ điều 49 đến điều 82. Công dân có những quyền cơ
bản: bình đẳng trước pháp luật; tham gia quản lí nhà nước và xã hội; quyền bầu cử và
ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; lao động vừa là quyền và vừa là
nghĩa vụ của công dân; quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật; quyền sở
hữu hợp pháp và thừa kế; học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân; quyền nghiên

cứu khoa học; quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ; quyền xây dựng nhà ở theo
quy hoạch và pháp luật; quyền bình đẳng nam nữ. Thấy được vai trò to lớn và tính cấp
thiết trong việc nghiên cứu và tìm hiều quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, nhóm
em đã chọn đề tài quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp năm 1992.
Sau đây là phần trình bày chi tiết của đề tài.

Trang 3


Trường ĐH Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Nhóm 03

PHẦN II
NỘI DUNG
I. Các nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến
pháp 1992.
1. Khái niệm về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là quyền và nghĩa vụ của công dân
được quy định trong Hiến pháp - đạo luât cơ bản của quốc gia. Những quyền và nghĩa
vụ này được Hiến pháp quy định cho tất cả mọi công dân, hoặc cho cả một tầng lớp,
một giai cấp, chứ không quy định cho từng người trong từng điều kiện cụ thể. Những
quyền cơ bản xuất phát từ quyền con người. Những quyền và nghĩa vụ cơ bản là cơ sở
chủ yếu xác định địa vị pháp lý của công dân, cơ sở cho mọi quyền và nghĩa vụ cụ thể
của mỗi công dân.

Quyền và nghĩa vụ của công dân luôn là một chế định cơ bản, bao giờ cũng giữ
một vị trí quan trọng trong hiến pháp và được quan tâm một cách thích đáng.
Các quyền và nghĩa vụ vơ bản của công dân ghi nhận trong hiến pháp gọi là
các quyền và nghĩa vụ cơ bản, bởi vì trước hết nó xác định những mối quan hệ cơ bản

nhất giữa nhà nước và công dận. Những quyền và nghĩa vụ ấy được quy định trong
hiến pháp là cơ sở xác định địa vị pháp lý của công dân và cũng đễ xác định các
quyền và nghĩa vụ khác của công dân trong các ngành luật khác.
Những quyền và nghĩa vụ của công dân ghi nhận trong hiến pháp thể hiện
trình độ, mức sống, nền văn minh, dân chủ của một nhà nước.
2. Hệ thống các quyền cơ bản của công dân quy đinh trong hiến pháp 1992
2.1. Quyền về chính trị
− Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội: Điều 53 quy định: Công dân có
quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của
cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ
chức trưng cầu ý dân.
GVHD: Lương Thị Thùy Dương

Trang 4


Nhóm 03
− Quyền bầu cử và ứng cử: công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành
phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ
18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc
hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật (điều 54).
− Quyền khiếu nại, tố cáo: Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất kỳ cá nhân nào (điều 74).
− Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do biểu tình, tự do hội họp: Điều 69
của Hiến pháp quy định: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền
được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
2.2. Về kinh tế, văn hóa, xã hội
− Quyền lao động: Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã
hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều công ăn việc làm cho người lao động (điều 55).

Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động. Nhà nước quy định thời gian
lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên
chức nhà nước và những người làm công ăn lương; khuyến khích phát triển các hình
thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động (điều 56).
− Quyền tự do kinh doanh: Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định
của pháp luật (điều 57).
− Quyền học tập: Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Bậc tiểu học là bắt
buộc, không phải trả học phí.Công dân có quyền học văn hóa và học nghề bằng nhiều
hình thức.Học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để
phát triển tài năng.Nhà nước có chính sách học phí, học bổng.Nhà nước và xã hội tạo
điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học
văn hóa và học nghề phù hợp (điều 59).
− Quyền được bảo vệ sức khỏe: Công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ
sức khỏe. Nhà nước quy định chế độ viện phí, chế độ miễn, giảm viện phí.Công dân
có nghĩa vụ thực hiện các quy định về vệ sinh phòng bệnh và vệ sinh công
cộng.Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc
Trang 5


Trường ĐH Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Nhóm 03

phiện và các chất ma tùy khác. Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa
các bệnh xã hội nguy hiểm (điều 61).
− Quyền xây dựng nhà ở: Công dân có quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch và
pháp luật. Quyền lợi của người thuê nhà và người có nhà cho thuê được bảo hộ theo
pháp luật (điều 62).
− Quyền bình đẳng nam nữ: Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi
mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt

đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Lao động nữ là nam làm việc như
nhau thì tiền lương ngang nhau. Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ
là viên chức nhà nước và người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau khi
sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật. Nhà nước và xã
hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò
của mình trong xã hội; chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các cơ
sở phúc lợi xã hội khác để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản
xuất, công tác, học tập , chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ
(điều 63).
− Quyền được bảo hộ về hôn nhân và gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội.
Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ,
một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành
những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ.
Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử với các con (điều 64). Trẻ
em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục (điều 65). Thanh
niên được gia đình, Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động và giải trí,
phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân
và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đi đầu trong công cuộc sáng tạo vào bảo vệ Tổ quốc
(điều 66). Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính sách ưu đãi
của Nhà nước. Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc
làm phù hợp với sức khỏe và có đời sống ổn định. Những người và gia đình có công
với nước được khen thưởng, chăm sóc.Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi
nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ (điều 67).
GVHD: Lương Thị Thùy Dương

Trang 6


Nhóm 03
2.3. Quyền tự do cá nhân

− Quyền tự do đi lại và cư trú: Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong
nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật
(điêu 68).
− Quyền được thông tin: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có
quyền được thông tin;có quyền hội họp,lập hội,biểu tình theo quy định của pháp
luật (điều 69).
− Quyền tự do tín ngưỡng: Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo
hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.Những
nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm
phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp
luật và chính sách của Nhà nước (điều 70).
− Quyền bất khả xâm phạm về thân thể: Công dân có quyền bất khả xâm phạm
về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê
chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và
giam giữ người phải đúng pháp luật.Ngiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình,
xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân (điều 71). Không ai bị coi là có tội và
phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Người bị bắt, bị giam giữ, bị tuy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường
thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự.Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam
giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh (điều 72).
− Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở:Công dân có quyền bất khả xâm phạm về
chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ
trường hợp được pháp luật cho phép. Việc khám xét chỗ ở của công dân phải do
người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật (điều 73).
− Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín: Thư tín, điện thoại, điện tín của
công dân được đảm bảo an toàn bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện
tín của công dân phải do người có thầm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật
(điều 73).
Trang 7



Trường ĐH Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Nhóm 03

3. Hệ thống các nghĩa vụ cơ bản của công dân ghi trong hiến pháp năm 1992
Công dân có những nghĩa vụ cơ bản sau:
− Trung thành với Tổ quốc. Phản bội tổ quốc là tội nặng nhất (điều 76).
− Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công
dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân (điều 77).
− Tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng (điều 78).
− Tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng
(điều 79).
− Đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật (điều 80).
− So với các Hiến pháp năm 1959 và 1980, Hiến pháp năm 1992 đã thể hiện một
bước phát triển mới trong việc pháp điển hóa các quyền con người, với việc khẳng
định khái niệm và sự tôn trọng các quyền con người (Điều 50) cũng như bổ sung một
loạt các quyền và tự do mới trên tất cả các lĩnh vực. Xét trên lĩnh vực dân sự, chính trị,
trong Hiến pháp 1992, có 5 quyền quan trọng được ban hành mới hoặc bổ sung thêm,
bao gồm: quyền sở hữu tài sản (bao gồm cả tư liệu sản xuất); quyền tự do kinh doanh;
quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo luật định; quyền được thông tin
theo luật định; quyền bình đẳng của các tôn giáo; quyền không bị coi là có tội và phải
chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án
kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra, Hiến pháp năm 1992 còn đề cập
đến việc Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước
ngoài và mở rộng việc bảo vệ, giúp đỡ các nhóm xã hội dễ bị tổn thương.
II. Hiện trạng thực tiễn, một số vấn đề của thực tiễn chưa được giải quyết hoặc
đã được giải quyết nhưng kết quả đang còn vướng mắc

1. Hiện trạng thực tiễn
 Nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ cử tri của mình
Những hình ảnh vê cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các
cấp nhiệm kỳ 2011-2016
GVHD: Lương Thị Thùy Dương

Trang 8


Nhóm 03

Ngày 22/05/2011, tại đơn vị bầu cử số 4 – phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà
Trưng(Hà Nội), tổ bầu cử đã phối hợp với bệnh viện Thanh Nhàn trực tiếp đưa hòm
phiếu lưu động tới các khoa, phòng nơi có các cử tri đang điêì trị bệnh được tham gia
bỏ phiếu bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp khoá XIII nhiệm kỳ (2011 – 2016). Ảnh:
Dương Ngọc – TTXVN.

Công nhân Công ty TNHH MTV than Hòn Gai bỏ phiếu tại Tổ bầu cử số 6, phường
Hà Lầm, TP Hạ Long ( Quảng Ninh ). Ảnh: Đinh Mạnh Tú-TTXVN

Trang 9


Trường ĐH Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Nhóm 03

Đúng 7 giờ ngày 22/5, cán bộ, chiến sỹ Đồn biên phòng Tân Thanh, Hải Quân
Tân Thanh và đồng bào dân tộc xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) đã thực
hiện quyền bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp tại bàn bầu cử số 1 vxã Tân Thanh.

Đến 7h30 khoảng 50 lái xe và chủ hàng váng lai tại Tân Thanh cũng đã thực hiện
quyền bầu của quốc hội. Chỉ sau khai mạc, các hoạt động XNK và XNC qua cửa khẩu
Tân Thanh đã bắt động hoạt động nhộn nhịp./. Ảnh : Hoàng Văn Toàn – TTXV

Cùng với cả nước, sáng ngày 22/5, cử tri Sóc Trăng đã nô nức đi bầu cử
ĐBQH và Hội đồng nhân dân các cấp. Đến 7 giờ sáng 22/5 cả 1.309 tổ bầu cử đã khai
mạc. Để tạo thuận lợi cho nhân dân đi bầu sớm, không ảnh hưởng đến công việc,
nhiều điểm bầu cử tại thành phố Sóc Trăng đã làm lễ và tổ chức bầu cử từ 5 giờ sáng.
Theo báo cáo sơ bộ của UBBC tỉnh Sóc Trăng, đến 9 giờ sáng, toàn tỉnh Sóc Trăng cử
tri đã đi bầu đạt tỷ lệ trên 65%, 19 tổ bầu cử đã đạt 100% cử tri đi bầu, riêng tại thành
phố Sóc Trăng, tỷ lệ bầu đã đạt gần 85%, cao nhất trong 11 huyện, thành phố của tỉnh.
Tình hình an ninh trật tự ở tất cả địa bàn bầu cử trong tỉnh được đảm bảo tốt, diễn
GVHD: Lương Thị Thùy Dương

Trang 10


Nhóm 03
biến bầu cử an toàn, trật tự, cử tri vui vẻ, tình hình thời tiết trên địa bàn toàn tỉnh rất
đẹp, thuận lợi cho cử tri đi bầu. Ảnh: Trung Hiếu - TTXVN.

Hòa cùng không khí của cả nước trong ngày bầu cử, ngày 22/5/2011 đông đảo
bà con nhân cùng các chức sắc, tôn giáo đơn vị bầu cử số 3 - Quận 3 – Tp.Hồ Chí
Minh đã nô nức đi bầu đại biểu Quốc hội khóa 13 và đại biểu Hội đồng Nhân dân các
cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016. Trong ảnh: Các chức sắc, tôn giáo bỏ phiếu bầu đại biểu
Quốc hội khóa 13 và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 tại
tổ bầu cử số 27 đơn vị bầu cử số 3 Tp.Hồ Chí Minh. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN.

Sáng 22/5/2011, hơn 62,3 triệu cử tri cả nước đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc
hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Trong ảnh: Cử tri

người dân tộc Ba Na bầu cử tại tổ bầu cử số 7, phường Thống Nhất, TP Kon Tum
( tỉnh Kon Tum ). Ảnh: Trần Lê Lâm – TTXVN

Trang 11


Trường ĐH Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Nhóm 03

 Nhân dân thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
Những hình ảnh về ngày nhập ngũ

Hình ảnh trước lúc lên đường của một chiến sĩ

Toàn cảnh giao nhận quân tại huyện Như Thanh(Thanh Hóa)

Hình ảnh chia tay các tân binh lên đường nhập ngũ tại Thanh Hóa

GVHD: Lương Thị Thùy Dương

Trang 12


Nhóm 03
2. Một số vấn đề nổi cộm của thực tiễn chưa được giải quyết hoặc đã đươc
giải quyết nhưng kết quả còn nhiều vướng mắc
Tại phiên họp ngày 28-10-2011 của Quốc hội. Nhiều đại biểu Quốc hội đè
nghị , trong thời điểm hiện nay, trước những khó khăn thách thức mới, Chính phủ cần
ưu tiên giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc, ví dụ như việc nhân dân sẽ vô cảm

với con số 27,5 giường bệnh/1vạn dân, họ cần được trả lời bao giờ thì mỗi bệnh nhân
sẽ có 1 giường nằm. Đó là ý kiến của nhà sử học Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc
hội đoàn Đồng Nai trước Quốc hội.Đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng rất nhiều
vấn đề nổi cộm trong đời sống đang chờ giải đáp.
Ngoải một số điều đươc các đại biểu quốc hội đưa ra trong các phiên họp thì
trong đời sống xã hội đang còn tồn tại một số vấn đề mà dư luận quan tâm, điển hình
như vụ án đi tù oan 10 năm vì tội hiếp dâm và cướp tài sản của 3 thanh niên ở Hà
Đông, các vụ bạo hành trẻ em. Ví dụ như vụ Bé Nguyễn Thị Như Ý (tỉnh Đồng Tháp)
mới 9 tháng tuổi bị đánh đập dã man, gương mặt xanh xao, hai má sưng vù, bầm tím
và còn in rõ vết ngực hàm răng cắn. Trên, tay, chân đầy vết bầm, lở loét....và thủ
phạm chính la mẹ đẻ của bé

Bé Như Ý bị chính mẹ đẻ bạo hành

Trang 13


Trường ĐH Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Nhóm 03

Hay là vụ bé Lực 20 tháng tuổi ở Tiền Giang bị cô ruột hành ha bằng sắt nung nóng
gây nhiều thương tích trên người.

Nhiều vết thương trên mặt bé Lực do cô ruột gây ra
III. Tình hình thực tế, việc vận dụng lý luận vào thục tiễn theo kết cấu của lý luận.
Phân tích, nhận xét, đánh giá
1. Một số vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện quyền con người ở nước ta
hiện nay
− Mặc dù về cơ bản, pháp luật nước ta không mâu thuẫn với các tiêu chuẩn quốc

tế về nhân quyền và việc bảo đảm các quyền con người trên thực tế là phù hợp, thậm
chí ở mức tiến bộ, so với thông lệ quốc tế; tuy nhiên, trong việc bảo đảm quyền con
người ở nước ta hiện nay vẫn còn một số vấn đề tồn tại nhất định.
− Về nhận thức của cán bộ, công chức: Thực tế cho thấy, hiểu biết về nhân quyền
ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, dẫn đến có những hành động cố ý hoặc vô ý vi
phạm các quyền hợp pháp của công dân, đặc biệt là ở một số cơ quan công quyền và
một số cơ quan tư pháp. Sự hạn chế như vậy có nguyên nhân từ công tác tuyên truyền,
giáo dục về nhân quyền.
− Sự tham gia của các cơ quan thông tin đại chúng trong hoạt động tuyên truyền
và đấu tranh chống vi phạm nhân quyền: Các phương tiện thông tin đại chúng ở nước
ta hiện nay chủ yếu đề cập đến vấn đề nhân quyền dưới dạng phê phán sự xuyên tạc,
lợi dụng nhân quyền để chống phá ta của các thế lực phản động, thù địch. Nhân quyền
được coi là một vấn đề nhạy cảm, ít khi những vấn đề nhân quyền trong nước được đề
cập một cách trực tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng.
GVHD: Lương Thị Thùy Dương

Trang 14


Nhóm 03
− Cơ chế bảo đảm nhân quyền chưa hiệu quả: Hiện nay, nước ta vẫn chưa có một
cơ quan chuyên trách về vấn đề thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền; chưa có một quy chế
chặt chẽ trong việc xử lý các tố cáo và vi phạm nhân quyền.
− Sự thiếu hụt các nguồn vật chất bảo đảm: Mặc dù đòi hỏi ở mức độ khác nhau,
song việc bảo đảm bất cứ quyền con người nào cũng không thể tách rời các điều kiện
vật chất. Do những khó khăn về kinh tế, ở nước ta hiện nay còn thiếu các điều kiện để
chăm sóc, giải quyết việc làm cho các đối tượng: những người bị nhiễm HIV/AIDS,
những người làm mại dâm, những người vi phạm pháp luật sau khi mãn hạn tù…
2. Các giải pháp bảo đảm phát triển các quyền cơ bản của con người
Bảo đảm thực hiện quyền con người được đặt ra trước hết xuất phát từ mục

tiêu, bản chất của chế độ; đó cũng là một trong những nội dung và đặc trưng rất cơ
bản và quan trọng của Nhà nước pháp quyền XHCN mà chúng ta đang xây dựng;
đồng thời, trước xu thế dân chủ hóa, giao lưu và hội nhập quốc tế ngày càng gia tăng,
đòi hỏi quyền con người và các quyền tự do cơ bản của cá nhân công dân phải được
tôn trọng và tăng cường hơn nữa. Trước yêu cầu đó, trong điều kiện nước ta hiện nay,
bảo đảm hiện thực hóa quyền con người cần phải áp dụng một hệ thống đồng bộ các
nhóm giải pháp.

PHẦN III
Trang 15


Trường ĐH Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Nhóm 03

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
1. Tóm tắt những kết quả đã đạt được.
Trong cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp.
 Báo Dân trí:
− Hơn 97% cử tri cả nước đã đi bầu cử. Theo thống kê tính đến 19h30 ngày
22/5, tỷ lệ cử tri của cả nước đi bầu đạt 97,1%. Trong đó, có 21 tỉnh thành đạt trên
99%, 29 tỉnh thành đạt từ 95 - 99%. Cao nhất là Thừa Thiên - Huế, với tỷ lệ đi bầu đạt
trên 99,9%.
− Bà Phạm Phương Thảo, Chủ tịch Ủy ban bầu cử TPHCM, Chủ tịch HĐND
Thành phố cho biết, danh sách cử tri đi bầu của toàn thành phố là 4.785.964 người và
2673 điểm bầu cử. Đến 19h ngày 22/5, công tác bỏ phiếu đã kết thúc, việc còn lại là
kiểm phiếu. Tính đến 20h cùng ngày, số cử tri tham gia đi bầu Đại biểu Quốc hội và
Đại biểu HĐND các cấp đã đạt tỉ lệ cao với 99,81%. Số cử tri vãng lai là 11.599
người.


TPHCM đạt tỉ lệ người dân đi bỏ phiếu cao (Ảnh: Công Quang)
Cử tri ở Củ Chi rất quan tâm và ý thức cao trong việc bỏ phiếu tín nhiệm.
Trong suốt ngày diễn ra bầu cử, huyện Củ Chi luôn có tỉ lệ cử tri đi bầu cao. Lúc
16h30, Củ Chi đã có 100% số cử tri đi bầu và hoàn thành tiến độ bỏ phiếu sớm nhất.
Lúc 17h45, nhiều địa phương khác cũng đã có trên 90% cử tri bỏ phiếu.
Bà Phạm Phương Thảo đánh giá, thành công của cuộc bầu cử lần này nhờ sự
chỉ đạo và làm việc khẩn trương, trách nhiệm, nhanh chóng, chính xác của các thành
viên ủy ban bầu cử. Việc ứng dụng công nghệ thông tin làm cho việc theo dõi tiến độ,
GVHD: Lương Thị Thùy Dương

Trang 16


Nhóm 03
cập nhật trực tuyến tỉ lệ cử tri, kết quả bỏ phiếu… được nhanh chóng, chính xác. An
ninh trật tự, an toàn giao thông được đảm bảo tốt. Bà Phạm Phương Thảo đặc biệt
đánh giá cao công tác tổ chức tin, bài tuyên truyền trước và trong bầu cử của các cơ
quan thông tấn, báo chí đã nhanh chóng lan truyền, phổ biết tình hình bầu cử đến với
đông đảo quần chúng nhân dân.
“Nhìn chung, cuộc bầu cử tiến hành thuận lợi, và thành công tốt đẹp. Tôi rất
vui mừng trước kết quả bầu cử này”, bà Phạm Phương Thảo nhấn mạnh.
Ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội cho biết, tính đến hơn 18h chiều nay, tổng số
cử tri đã đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và đại biểu Hội đồng nhân
dân Thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2011 – 2016 là 4.624.126 người đạt tỷ lệ 98,23% so
với tổng số cử tri.
Quận Tây Hồ là nơi có tỷ lệ cao nhất đạt 99,98% cử tri đi bầu; nơi thấp nhất là
huyện Phú Xuyên 94,54% cử tri đi bầu. Có 2278 khu vực bỏ phiếu, 137 phường, xã,
thị trấn có 100% cử tri trong danh sách đã đi bầu.
Theo Ban tuyên giáo thành ủy, diễn biến trong và sau giờ khai mạc tốt; giao

thông, thời tiết thuận lợi; không có những vấn đề đặt ra giải quyết hoặc đề nghị cấp
trên giải quyết.
Tính đến 17h ngày 22/5, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã có 2.308.157 cử tri đi
bỏ phiếu. Trong đó có 3 huyện đạt 100% cử tri đi bỏ phiếu là huyện miền núi Quan
Sơn, Quan Hoá và Lang Chánh.
Tiếp đó, một số đơn vị khác trong tỉnh đạt gần 100% số cử tri đi bỏ phiếu như: huyện
Vĩnh Lộc 99,99%, huyện Cẩm Thuỷ 99,76%, huyện Thạch Thành 99,6%, huyện Bá
Thước 99,86%... Đây là những huyện miền núi, điều kiện đi lại khó khăn của tỉnh
Thanh Hóa.

 Nhóm phóng viên

Trang 17


Trường ĐH Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Nhóm 03

Qua bài viết trên của nhóm phóng viên báo dân trí ta thấy đươc trong cuộc bầu
cử Quốc hội khóa XIII và bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, nhà nước ta đã tổ chức
thành công . Qua đó cũng phản ánh đươc là người dân đã ý thức tốt được quyền và
ngĩa vụ của mình.
2. Đề xuất và kiến nghị
Thực tế ở nước ta hiện nay, rất nhiều các cơ quan nhà nước, không những các
cơ quan Trung ương mà cả các cơ quan nhà nước ở địa phương, bằng nhiều hình thức
văn bản khác nhau, đều có thể qui định quyền, nghĩa vụ công dân, nhất là trong các
Nghị định của Chính phủ. Không khó khăn, có thể tìm ra rất nhiều các văn bản qui
định quyền, nghĩa vụ của công dân, như Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày
02/7/2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc xử lý vi phạm hành chính; Nghị

định số 31/CP ngày 14/4/1997 của Chính phủ ban hành kèm theo Quy chế quản lý
hành chính; Nghị định số 20/CP ngày 13/4/1996 của Chính phủ ban hành Quy chế về
cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số
34/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục và chế
độ cai nghiện đối với người nghiện ma túy đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Thậm
chí Thông tư 02/2003/TT-BCA ngày 13/01/2003 về Hướng dẫn, cấp đăng ký biển số
phương tiện giao thông cơ giới có qui định “mỗi người chỉ được đăng ký một mô tô
hoặc một xe gắn máy”...
Thực tế nêu trên thường được thể hiện dưới các hình thức:
− Một là, Quốc hội chưa qui định trong Hiến pháp và luật, nhưng các cơ quan nhà
nước khác đã qui định trong các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của cơ quan nhà
nước đó. Có lẽ đây là vấn đề tương đối bất cập, xét cả ở góc độ nhận thức và quá trình
tổ chức thực hiện. Có thể lấy ví dụ như Pháp lệnh thuế thu nhập cao đối với cá
nhân[12], Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10).
Như đã phân tích ở trên (mục 2), Quốc hội không được ủy quyền và không được giao
những vấn đề về quyền, nghĩa vụ của công dân cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội[13],
vì chỉ có Hiến pháp và luật là hai hình thức văn bản được qui định về vấn đề này. Do
đó, chúng tôi cho rằng, tất cả các Nghị định của Chính phủ qui định xử phạt hành
chính trong các lĩnh vực[14] đều không phù hợp với Hiến pháp, vì xét về bản chất, đó
chính là các văn bản qui định các quyền, nghĩa vụ của công dân, hoặc có chăng là sự
GVHD: Lương Thị Thùy Dương

Trang 18


Nhóm 03
cụ thể hóa, chi tiết hóa các quyền, nghĩa vụ của công dân do Ủy ban Thường vụ Quốc
hội qui định trong Pháp lệnh, chứ không phải do Quốc hội qui định trong Hiến pháp
và luật.
Một vấn đề thực tiễn hiện nay, theo chúng tôi cần kiên quyết khắc phục, đó là

việc bắt người theo thủ tục hành chính. Ở đây chúng tôi không bàn về tính hợp lý của
vấn đề mà chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, cơ sở pháp lý về việc bắt, tạm giữ, tạm
giam vì bất cứ mục đích gì, đặc biệt trong hoạt động tố tụng hình sự phải là luật của
Quốc hội. Không thế chấp nhận việc kiểm tra hành chính lại bắt, giữ người để phục
vụ cho mục đích hình sự[15].
− Hai là, các quyền hoặc nghĩa vụ của công dân do Quốc hội qui định, nhưng
trong quá trình thực thi đã bị “biến tấu” theo ý chí chủ quan của cơ quan thực hiện, bị
“thêm bớt” hoặc bị “cắt xén”, không đúng theo tinh thần mà Hiến pháp, luật đã qui
định. Chẳng hạn các qui định của Hiến pháp, Luật về quyền bầu cử, về nghĩa vụ đóng
thuế, việc tổ chức thực hiện trong thực tế thường “biến tấu” theo kiểu “bầu cử là
quyền và nghĩa vụ của công dân”, “đóng thuế là quyền và nghĩa vụ của công dân”.
Liên quan đến vấn đề này, có lẽ chúng ta nên bàn về thuế - một lĩnh vực liên quan
trực tiếp không những đến các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, mà đụng chạm trực
tiếp đến quyền, nghĩa vụ của công dân. Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001),
tại khoản 4 Điều 84 đã qui định rõ ràng rằng, Quốc hội có quyền “quy định, sửa đổi
hoặc bãi bỏ các thứ thuế”. Do đó, cần nhận thức thống nhất rằng Chính phủ chỉ là cơ
quan thực thi về thuế, không có quyền qui định về thuế (kể cả mức thuế). Có thể có ý
kiến cho rằng Quốc hội chỉ qui định về các loại thuế, còn mức thuế Chính phủ có
quyền điều chỉnh trong quá trình thực hiện. Theo chúng tôi không nên hiểu vấn đề
như vậy bởi lẽ: 1) khi Hiến pháp qui định Quốc hội có quyền “quy định, sửa đổi hoặc
bãi bỏ các thứ thuế, thì thuật ngữ “sửa đổi” là bao hàm nhiều vấn đề, trong đó có mức
thuế; 2) nếu Quốc hội chỉ qui định “tên” các thứ thuế, thì qui định này cũng như qui
định tại Điều 51 Hiến pháp như đã nói ở trên sẽ không có ý nghĩa gì; 3) nếu cho rằng
như vậy sẽ “trói chân” quyền hành pháp của Chính phủ, không phù hợp với điều kiện
ở nước ta hiện nay, thì đây lại là một vấn đề khác cần bàn, chẳng hạn phải đổi mới về
hoạt động của Quốc hội cho nhanh nhạy hơn..., tức là, cần nhìn nhận, giải quyết vấn
Trang 19


Trường ĐH Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh


Nhóm 03

đề theo cách “đóng giày theo chân” chứ không nên giải quyết theo kiểu “gọt chân cho
vừa giày” như hiện nay[16].
Do vậy, có thể rút ra một nhận xét: Mặc dù đã được qui định trong Hiến pháp,
nhưng qui định “Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định”
chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy hiệu quả thực hiện trong thực tiễn chưa cao.
Theo chúng em, thực tế trên do các nguyên nhân sau đây:
− Thứ nhất, chúng ta chưa làm rõ khái niệm lập pháp - một trong những khái
niệm cơ bản liên quan trực tiếp đến hoạt động ban hành văn bản pháp luật, đặc biệt có
ý nghĩa trong việc phân định thẩm quyền giữa Quốc hội với Chính phủ và các cơ quan
nhà nước khác.
Hiến pháp hiện hành qui định, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến
và lập pháp (Điều 83). Khoản 1 Điều 13 Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật
1996 cũng qui định lặp lại như vậy, nhưng khi giải thích thì chỉ giải thích về quyền
lập hiến chứ không giải thích về quyền lập pháp. Đây là một thiếu sót rất lớn, vì
quyền lập hiến đã được quy định tương đối rõ và quan trọng hơn, quyền này được qui
định trong Hiến pháp, mà vấn đề ở đây là cần làm rõ thế nào là quyền lập pháp để từ
đó phân định rõ ranh giới quyền lập pháp của Quốc hội với quyền lập qui (quyền ban
hành văn bản qui phạm pháp luật của Chính phủ). Tuy nhiên trong Mục 1 Chương III
của Luật này qui định về “Nội dung văn bản qui phạm pháp luật của Quốc hội” thì
không qui định về Hiến pháp mà qui định ngay về luật, nghị quyết của Quốc hội. Điều
này là hợp lý (đã giải thích ở trên). Lẽ ra khoản 1 Điều 13 phải theo hướng như vậy,
tức là cần giải thích về quyền lập pháp chứ không cần giải thích về quyền lập hiến.
Tại sao nhà làm luật lại làm ngược lại? Rõ ràng, câu trả lời ở đây chỉ có thể là: chính
nhà làm luật chủ động né tránh giải thích về quyền lập pháp. Đây là hạn chế rất lớn
của Đạo luật này, vì như vậy thì khó có thể nói đến việc phân định thẩm quyền giữa
Quốc hội với Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác. Mặc dù khi qui định về phạm
vi qui định của luật, phạm vi qui định của các văn bản qui phạm pháp luật của Chính

phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng trong Luật ban hành văn bản qui phạm
pháp luật, cũng đã thể hiện sự cố gắng của nhà làm luật trong việc phân định ranh giới,
nhưng vẫn không thể khỏa lấp được hạn chế nói trên.
GVHD: Lương Thị Thùy Dương

Trang 20


Nhóm 03
Từ những phân tích ở trên, chúng tôi cho rằng nước ta chưa có một “bộ” tiêu
chí chuẩn cho hoạt động xây dựng pháp luật. Mặc dù đã có Luật ban hành văn bản qui
phạm pháp luật 1996, Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật của Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân 2004 và không phủ nhận vai trò của các đạo luật này đối với
hoạt động ban hành văn bản qui phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, tuy nhiên,
chính sự việc ban hành hai luật này cũng như nội dung của nó như một vài phân tích ở
trên là bằng chứng chứng minh sự lúng túng và thiếu thống nhất về cách nhìn của nhà
lập pháp về vấn đề này. PGS.TS Nguyễn Cửu Việt rất tinh tường và có lý khi đặt vấn
đề “cỗ máy cái trong cơ chế xây dựng pháp luật” cần một luật hay hai luật, sau khi
phân tích nội dung của hai đạo luật này[17]. Chúng tôi cho rằng, vấn đề quan trọng
nhất của Luật này (nên gộp lại) là việc phân định thẩm quyền ban hành văn bản qui
phạm pháp luật, tức là cần qui định càng rõ càng tốt về phạm vi các lĩnh vực, các vấn
đề trong từng văn bản thuộc thẩm quyền của từng loại cơ quan trên cơ sở chức năng
của các cơ quan đó được ấn định trong Hiến pháp.
− Thứ hai, cũng như nhiều vấn đề khác, đến nay, chưa có một văn bản pháp luật
nào ở nước ta giải thích: thế nào là quyền và nghĩa vụ công dân? Việc “qui định” khác
với việc “hướng dẫn”, “cụ thể hóa”, “thực hiện” quyền, nghĩa vụ của công dân như
thế nào. Rõ ràng, nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội không giải thích rõ thì khó có thể
phân định rõ về vấn đề này, nhất là trong điều kiện ở nước ta hiện nay.
− Thứ ba, mặc dù Điều 51 Hiến pháp đã qui định rất rõ “Quyền và nghĩa vụ của
công dân do Hiến pháp và luật quy định” nhưng trong khoản 1 Điều 20 Luật ban hành

văn bản qui phạm pháp luật 1996 không qui định vấn đề này[18]. Kết quả là qui định
tại Điều 51 Hiến pháp như trên bị vô hiệu hóa (bị triệt tiêu trong hoạt động làm luật
của Quốc hội).
Dường như nhà làm luật “quên”, do đó “bỏ” qui định tại Điều 51 của Hiến
pháp, bởi Hiến pháp đã qui định rất rõ, chỉ cần “để ý” thì nó đã được nhà làm luật
“chuyển” vào Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật.
− Thứ tư, khi xây dựng Hiến pháp 1992 (việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1980
thành Hiến pháp 1992 được tiến hành từ 1988 đến 1992), thời gian này, các nước
phương Tây dồn dập vu cáo Việt Nam (cả Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam
Trang 21


Trường ĐH Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Nhóm 03

Á) vi phạm nhân quyền. Cần khẳng định Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền, tức
là việc xây dựng Hiến pháp là công việc nội bộ của Việt Nam và việc thừa nhận và
tôn trọng quyền con người là xuất phát từ bản chất, mục đích của Nhà nước ta, như
phần trên đã phân tích. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, để phủ nhận các luận điệu vu
cáo Việt Nam vi phạm quyền con người và khẳng định Việt Nam luôn tôn trọng các
công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã gia nhập[19], nên Quốc hội đã
định chế “Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định” vào Hiến
pháp. Do vậy, việc định chế này (tại thời điểm 1992) dường như nhằm hai mục đích
đó hơn là đảm bảo tính khả thi. Nói cách khác, trong thời gian này, chúng ta chưa
thực sự sẵn sàng cho việc tổ chức thực hiện.
Từ những phân tích ở trên, chúng tôi cho rằng để qui định “Quyền và nghĩa vụ
của công dân do Hiến pháp và luật quy định” được thực hiện, cần tiến hành những
công việc sau đây:
− Một là, Ủy ban thường vụ Quốc hội cần có văn bản giải thích chính thức về

Điều 50, Điều 51 Hiến pháp 1992. Cần giải thích rõ: i) Thế nào là quyền, nghĩa vụ
của công dân, đặc biệt phải làm rõ sự khác nhau giữa việc qui định quyền, nghĩa vụ
của công dân với việc hướng dẫn thi hành quyền, nghĩa vụ của công dân. Theo chúng
tôi, hướng dẫn thi hành quyền, nghĩa vụ công dân là việc các cơ quan có thẩm quyền,
trên cơ sở các quyền, nghĩa vụ của công dân mà Quốc hội đã qui định trong Hiến
pháp, luật để cụ thể hóa, đề ra các biện pháp thiết thực nhằm biến các quyền, nghĩa vụ
đó vào thực tiễn của cuộc sống, chứ tuyệt nhiên không được qui định thêm các quyền,
nghĩa vụ mới mà Quốc hội chưa qui định[20]; ii) Hình thức văn bản của quyền, nghĩa
vụ của công dân là Hiến pháp và luật (chứ không phải là pháp luật), bởi vì thuật ngữ
luật và pháp luật (trong qui định này và một số qui định khác) dường như cách hiểu
cũng chưa thật thống nhất[21]. Thực ra, cũng như nhiều vấn đề khác qui định trong
Hiến pháp, việc giải thích Hiến pháp - một việc vốn trễ nải trong thời gian qua đã đến
lúc cần quan tâm và thực hiện.
− Hai là, cần bổ sung về quyền, nghĩa vụ của công dân vào phạm vi các vấn đề
qui định trong Luật của Quốc hội tại Điều 20 Luật ban hành văn bản qui phạm pháp
luật 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2002). Cụ thể như sau: “Luật quy định các vấn đề cơ
bản, quan trọng thuộc các lĩnh vực về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội,
GVHD: Lương Thị Thùy Dương

Trang 22


Nhóm 03
quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và quyền, nghĩa vụ của công dân”[22].
− Ba là, phải nâng cao năng lực xây dựng pháp luật của Quốc hội để đảm bảo các
quyền, nghĩa vụ của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội phải được luật
của Quốc hội định chế. Chính phủ chỉ là cơ quan thực thi. Tất nhiên, trong quá trình
thực thi đó, Chính phủ (và các cơ quan nhà nước khác) có thẩm quyền ban hành các
văn bản pháp qui để hướng dẫn việc thi hành. Phải khắc phục tình trạng: i) Giao cho

Ủy ban Thường vụ Quốc hội qui định về quyền, nghĩa vụ của công dân, hoặc không
giao, nhưng Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại qui định về vấn đề này (như Pháp lệnh
xử lý vi phạm hành chính như hiện nay); ii) Chính phủ tự qui định quyền, nghĩa vụ
của công dân, đặc biệt là nghĩa vụ của công dân, khi chưa được Quốc hội ban hành và
qui định trong luật.
Thực hiện vấn đề này sẽ dẫn đến một hiện tượng: tính chặt chẽ của vấn đề
(quyền, nghĩa vụ của công dân do Quốc hội qui định trong Hiến pháp, luật) đôi khi lại
mâu thuẫn với việc giải quyết nhanh nhạy, cấp bách, kịp thời, mang tính “mềm dẻo”
của hoạt động quản lý, đặc biệt trong điều kiện đang chuyển đổi cơ chế, vừa “đi”, vừa
rút kinh nghiệm như ở nước ta hiện nay. Tính đa dạng, phong phú của thực tiễn khó
có thể nhất nhất phải “đợi” Quốc hội định chế, rồi sau đó Chính phủ mới thực hiện.
Đây thực sự là một thách thức đối với chúng ta và đó lại là một vấn đề lớn khác cần
bàn. Trước mắt, Quốc hội phải thực sự đổi mới để tăng cường hiệu năng làm luật, mặt
khác, việc xây dựng chương trình, kế hoạch làm luật hợp lý (luật nào xây dựng trước,
luật nào xây dựng sau), trong đó cần phải ưu tiên về quyền, nghĩa vụ của công dân.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, có thể tạm thời qui định theo hướng của điểm b
khoản 2 Điều 56 Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật 1996[23] nhưng phải chặt
chẽ hơn. Cụ thể là: “Trong trường hợp cần thiết, nếu luật chưa qui định, Nghị định có
thể quy định qui định quyền, nghĩa vụ của công dân để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà
nước. Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc
hội và phải trình Quốc hội phê chuẩn tại kỳ họp Quốc hội gần nhất”.
− Bốn là, một vấn đề khác mang tính căn bản và lâu dài là phải nghiên cứu, thành
lập Tòa án hiến pháp để xem xét, phán quyết về tính hợp hiến của các văn bản, các
Trang 23


Trường ĐH Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Nhóm 03


tranh chấp về thẩm quyền hiến định giữa Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các cơ quan nhà nước trung ương với cơ
quan nhà nước địa phương... liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân.
Tóm lại, đổi mới Bộ máy nhà nước tức là “làm mới” Bộ máy nhà nước bằng
những nội dung mới tiến bộ và phù hợp. Mười lăm năm trước đây, qui định tại Điều
51 Hiến pháp 1992 “Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định”
chính là kết quả của sự đổi mới và qui định này đến nay vẫn còn rất “mới”. Do vậy,
cùng với việc nghiên cứu, tìm kiếm những nội dung, những qui định và có thể là
những nguyên tắc mới trong công cuộc đổi mới hiện nay, việc tìm cơ chế, biện pháp
cụ thể để thực hiện những qui định mang tính nhân văn, tiến bộ, phù hợp với xu thế
phát triển dân chủ trên thế giới hiện nay là việc làm rất có ý nghĩa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
GVHD: Lương Thị Thùy Dương

Trang 24


Nhóm 03
− Sách “ Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến năm 2001” sưu tầm và giới thiệu:
luật gia Trần Mộng Lang (NXB TP Hồ Chí Minh)
− Các trang web:

www.hienphap.com
www.VnExpress.net
www.dantri.com

Trang 25



×