Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Các hành vi bị nghiêm cấm và xử lý vi phạm đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.98 KB, 18 trang )

Tiểu luận: Kiến thức chung về nghề luật sư

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI LUẬT SƯ,
TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
1. Khái quát về luật sư và nghề luật sư tại Việt Nam..................................................3
1.1 Khái niệm luật sư và nghề luật sư...............................................................................3
1.2 Hoạt động luật sư trong thời gian qua........................................................................4
2. Những quy định của pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm và xử lý vi phạm
đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư...................................................................6
2.1 Những quy định liên quan đến các hành vi bị nghiêm cấm đối với luật sư..............6
2.2 Những quy định liên quan đến xử lý vi phạm đối với luật sư, tổ chức hành nghề
luật sư................................................................................................................................7
3. Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm
và xử lý vi phạm đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư.......................................9
3.1 Ý nghĩa những quy định của pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm.....................9
3.2 Nguyên nhân của những vi phạm và một số ý kiến đề xuất....................................14
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Học viên: ĐINH THÁI SƠN

Trang 1


Tiểu luận: Kiến thức chung về nghề luật sư

LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới, nghề luật sư được tổ chức theo nhiều hình thức và rất đa dạng. Sự
đa dạng này xuất phát từ đặc thù lịch sử, văn hóa, cách suy nghĩ cũng như hệ thống


pháp luật của mỗi nước. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về nghề luật sư nhưng
đều có chung một điểm cho rằng, Luật sư là một nghề trong xã hội, là công cụ hữu
hiệu góp phần đảm bảo công lý.
Tại Việt Nam, nghề luật sư được phôi thai từ thập kỷ đầu của thế kỷ XX, song
phải đến những năm sau Cách mạng tháng Tám thành công thì hoạt động luật sư chính
thức được ghi nhận trong các văn bản pháp lý của nhà nước và cho đến những năm
cuối của thập kỷ 80 hoạt động luật sư mới được định chế bài bản bằng Pháp lệnh Tổ
chức luật sư năm 1987. Trải qua bao thời kỳ cách mạng, nền kinh tế - xã hội nước ta
đã có những biến đổi sâu sắc và phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu về giúp đỡ pháp lý
không còn thuần túy như trước, luật sư không phải chỉ có vai trò trong các quan hệ dân
sự mà phải tham gia giúp đỡ pháp lý cho khách hàng trong các quan hệ kinh tế trong
nền kinh tế mở cửa ngày càng phức tạp. Đáp ứng yêu cầu mới, Pháp lệnh Luật sư năm
2001 và Luật Luật sư năm 2006 lần lượt được ban hành, thể hiện quan điểm cải cách
mạnh mẽ tổ chức và hoạt động luật sư ở nước ta và tạo cơ sở pháp lý cho quá trình hội
nhập quốc tế của nghề luật sư ở Việt Nam.
Luật sư là một nghề độc lập và tự chịu trách nhiệm trước khách hàng về hoạt
động của mình. Nghề luật sư không chỉ đòi hỏi về chuyên môn cao mà còn đòi hỏi
người hành nghề phải có tư cách đạo đức. Trong quá trình hoạt động, các luật sư và
nhiều tổ chức hành nghề luật sư đã có ý thức chấp hành các quy định của Luật Luật sư
và các quy định có liên quan khác của pháp luật. Tuy nhiên, việc tuân thủ đạo đức
nghề nghiệp và kỷ luật hành nghề luật sư vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ,
chưa trở thành ý thức tự giác đối với mỗi cá nhân luật sư trong hành nghề và trong
cuộc sống, thậm chí có luật sư vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Vì vậy, việc quy định các nguyên tắc hành nghề luật sư, quản lý hành nghề luật
sư, quyền và nghĩa vụ của luật sư, các hành vi bị nghiêm cấm cũng như xử lý vi phạm
đối với luật sư, tổ chức hành nghề là hết sức quan trọng. Điều này không những tăng
cường trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư mà còn giúp các
luật sư, tổ chức hành nghề luật sư giữ được phẩm giá và uy tín nghề nghiệp của mình.
Xuất phát từ lý do trên, tôi xin chọn đề tài: “Các hành vi bị nghiêm cấm và xử lý vi
phạm đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư” cho bài viết tiểu luận của mình.

Qua đó, tìm hiểu về nghề luật sư cũng như phân tích các quy định của pháp luật về các
hành vi bị nghiêm cấm và xử lý vi phạm đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư ở
Việt Nam hiện nay.

Học viên: ĐINH THÁI SƠN

Trang 2


Tiểu luận: Kiến thức chung về nghề luật sư

CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
ĐỐI VỚI LUẬT SƯ, TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
1. Khái quát về luật sư và nghề luật sư tại Việt Nam
1.1 Khái niệm luật sư và nghề luật sư
Ở Việt Nam, luật sư được hiểu theo quy định của Điều 2 Luật Luật sư: “Luật sư
là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện
dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức”. Như vậy, ở nước ta luật
sư có thể là thành viên Hội luật gia, nhưng luật gia thì chưa hẳn đã phải là luật sư. Sự
khác biệt đó còn thể hiện ở các điểm sau đây:
- Một trong những tiêu chuẩn quan trọng, không thể thiếu đối với luật sư là phải
được đào tạo nghề sau khi đã tốt nghiệp đại học luật.
- Chức năng của luật sư là cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, tổ chức, bao
gồm việc tham gia tố tụng để bào chữa hoặc biện hộ cho bị can, bị cáo, đương sự; tư
vấn pháp luật cho cá nhân, tổ chức và làm các dịch vụ pháp lý khác.
- Sứ mệnh xã hội của luật sư là góp phần bảo vệ công lý, công bằng xã hội và
pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Luật sư độc lập, tự chịu trách nhiệm trong hành nghề, trong đó có trách nhiệm
bồi thường thiệt hại vật chất mà luật sư gây ra cho khách hàng; trách nhiệm vật chất
của luật sư là trách nhiệm vô hạn.

- Ngoài việc phải tôn trọng và tuân thủ pháp luật, luật sư còn phải tuân theo các
quy tắc hành nghề, trong đó có các quy tắc đạo đức nghề nghiệp do tổ chức hiệp hội
luật sư ban hành.
- Nguồn thu nhập của luật sư là tiền thù lao do khách hàng trả.
Điều kiện hành nghề luật sư là được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia
nhập một Đoàn luật sư. Hành nghề luật sư có những tính chất đặc thù như:
+ Phải chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn sâu về kiến thức pháp lý và kỹ
năng hành nghề;
+ Hành nghề chủ yếu bằng trình độ và kinh nghiệm chuyên môn, chứ không
phải là vốn vật chất;
+ Đối tượng phục vụ là khách hàng. Luật sư cung cấp “dịch vụ pháp lý” cho
khách hàng và nhận thù lao từ khách hàng. Nghề luật sư là một loại “dịch vụ tư”.

Học viên: ĐINH THÁI SƠN

Trang 3


Tiểu luận: Kiến thức chung về nghề luật sư

Theo thông lệ của các nước trên thế giới, cũng như theo quy định của pháp luật
Việt Nam thì nội dung của nghề luật sư bao gồm:
“Điều 22. Phạm vi hành nghề luật sư
1. Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị
đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
2. Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong
các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương

mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện tư vấn pháp luật.
4. Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên
quan đến pháp luật.
5. Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này.”
Các luật sư được hành nghề tự do, tự do lựa chọn hình thức hành nghề là hành
nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham
gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành
nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân. Các luật sư hành nghề theo quy định
của pháp luật.
1.2 Hoạt động luật sư trong thời gian qua
Nghề luật sư luôn gắn với sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật.
Ở Việt Nam, từ năm 1930 trở về trước, người Pháp chiến độc quyền trong hành nghề
luật sư. Với Sắc lệnh ngày 25/5/1930 của Toàn quyền Đông Dương, thực dân Pháp tổ
chức Hội đồng luật sư ở Hà Nội và Sài Gòn cho những người đã tốt nghiệp luật khoa
và đã tập sự 5 năm trong một Văn phòng biện hộ của luật sư thực thụ.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh
số 46/SL ngày 10/10/1945 tổ chức đoàn thể luật sư. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo
được ghi nhận ngay trong Sắc lệnh về Toà án ngày 13/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ
lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà. Do hoàn cảnh kháng chiến, một số luật sư tham
gia cách mạng, một số luật sư chuyển sang hoạt động ở lĩnh vực khác, nghề luật sư
thời kỳ này hầu như không được chú trọng.

Học viên: ĐINH THÁI SƠN

Trang 4


Tiểu luận: Kiến thức chung về nghề luật sư


Sau hòa bình lập lại, để đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo đã được Hiến pháp
1959 quy định. Năm 1963, Văn phòng luật sư thí điểm được thành lập lấy tên là Văn
phòng luật sư Hà Nội. Nghề luật sư được điều chỉnh và kiểm soát rất chặt chẽ bằng
những quy định của pháp luật trong từng thời kỳ được thực thi thông qua việc ban
hành Pháp lệnh Tổ chức Luật sư năm 1987, Pháp lệnh Luật sư năm 2001… Đặc biệt,
Pháp lệnh Luật sư năm 2001 ra đời là một bước tiến quan trọng trong quá trình đổi
mới và hoàn thiện thể chế về luật sư ở nước ta.
Sau 5 năm thi hành Pháp lệnh luật sư, đội ngũ luật sư ở nước ta đã và đang phát
triển nhanh về số lượng, tính chuyên nghiệp trong hoạt động hành nghề cũng từng
bước được nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi mở rộng và phát triển hoạt động hành
nghề của các luật sư. Tính đến tháng 6/2006 tổng số luật sư trong cả nước đã là 4032,
tăng 2 lần so với tổng số luật sư có được sau hơn 10 năm thi hành Pháp lệnh tổ chức
luật sư năm 1987. 961 Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh đã được thành lập và
đăng ký hoạt động.
Hoạt động luật sư trong thời gian qua không những đã đáp ứng kịp thời nhu cầu
giúp đỡ pháp lý ngày càng cao của cá nhân, tổ chức; góp phần quan trọng trong việc
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và các đương sự khác, phục vụ tích
cực cho công cuộc cải cách tư pháp, mà còn góp phần tạo lập môi trường pháp lý
thuận lợi và tin cậy cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, cũng phải thấy rằng, trong tổ
chức và hoạt động hành nghề luật sư hiện nay vẫn còn một số hạn chế sau đây:
Thứ nhất, số lượng luật sư hiện có so với dân số cả nước vẫn còn quá thấp. Tính
đến ngày 31/6/2006, cả nước có 4070 luật sư (trong đó có 2409 luật sư có chứng chỉ
hành nghề luật sư và 1660 luật sư tập sự). Sự phát triển số lượng luật sư chủ yếu tập
trung ở các thành phố, đặc biệt là Hà Nội và Hồ Chí Minh đã gây ra sự mất cân đối lớn
về số lượng luật sư giữa các vùng, miền.
Thứ hai, chất lượng đội ngũ luật sư hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của cải
cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế. Đa số các luật sư hiện nay chưa được đào tạo
một cách bài bản về kỹ năng hành nghề nói chung và kỹ năng tranh tụng nói riêng. Số

lượng luật sư, tổ chức hành nghề luật sư có hiểu biết về kiến thức pháp luật quốc tế, có
kinh nghiệm hành nghề trong môi trường quốc tế, có trình độ ngoại ngữ giỏi và hành
nghề chuyên sâu trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại, đặc biệt là thương
mại quốc tế còn ít.

Học viên: ĐINH THÁI SƠN

Trang 5


Tiểu luận: Kiến thức chung về nghề luật sư

Thứ ba, việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và kỷ luật hành nghề luật sư vẫn
chưa được nhận thức một cách đầy đủ, chưa trở thành ý thức tự giác đối với mỗi cá
nhân luật sư trong hành nghề và trong cuộc sống, thậm chí có luật sư vi phạm pháp
luật nghiêm trọng.
Thứ tư, nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ
chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư còn chưa được thực hiện tốt trong thực tiễn.
Thứ năm, các cơ quan nhà nước, tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp và xã hội
còn chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của luật sư, làm ảnh hưởng không nhỏ đến
việc phát triển số lượng luật sư và hiệu quả của hoạt động hành nghề luật sư.
Trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thì phát triển đội ngũ luật sư có
phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đủ về số lượng là
một trong những nội dung quan trọng.
2. Những quy định của pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm và xử lý vi phạm
đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư
2.1 Những quy định liên quan đến các hành vi bị nghiêm cấm đối với luật sư
Nếu như nói Pháp lệnh luật sư năm 2001 là bước tiến quan trọng trong quá trình
xây dựng và hoàn thiện thể chế luật sư ở nước ta, đưa chế định luật sư của nước ta xích

gần với thông lệ quốc tế, thì Luật Luật sư được Quốc hội khoá XI thông qua ngày
29/6/2006 tiếp tục hoàn thiện chế định luật sư. Luật Luật sư ra đời với hiệu lực pháp lý
cao hơn sẽ góp phần hoàn thiện thể chế pháp luật nhằm phát triển đội ngũ luật sư đủ về
số lượng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, vững về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo
đức nghề nghiệp. Đồng thời, tăng cường trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm nghề
nghiệp của luật sư trong hành nghề, đặc biệt là việc tuân thủ pháp luật, giữ gìn đạo đức
nghề nghiệp, kỷ luật hành nghề.
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với luật sư được quy định tại Điều 9, Chương
“Những quy định chung” của Luật Luật sư. Luật sư thực hiện một trong các hành vi bị
nghiêm cấm thì ngoài việc bị xử lý kỷ luật còn tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà
bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật dân sự. Trong các hành vi bị nghiêm cấm đối với
luật sư quy định tại Điều 9 của Luật Luật sư có thể phân thành ba nhóm sau đây:
- Nhóm thứ nhất liên quan đến những nghĩa vụ cơ bản của luật sư trong hành
nghề. Những nghĩa vụ cơ bản này không những được pháp luật quy định mà còn là
một nội dung quan trọng của quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư, cụ thể là mâu thuẫn
Học viên: ĐINH THÁI SƠN

Trang 6


Tiểu luận: Kiến thức chung về nghề luật sư

quyền lợi (điểm a khoản 1), bí mật thông tin (điểm c khoản 1), trung thực, bảo vệ tốt
nhất lợi ích của khách hàng (điểm d và đ khoản 1).
- Nhóm thứ hai liên quan đến hoạt động của cơ quan nhà nước, cơ quan tiến
hành tố tụng. Những quy định cấm này nhằm bảo đảm hoạt động của cơ quan nhà
nước, cơ quan tiến hành tố tụng được thực hiện theo đúng pháp luật, góp phần phòng
ngừa những hiện tượng tiêu cực trong thi hành công vụ (điểm b và điểm c khoản 1).
- Nhóm thứ ba liên quan đến việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công

cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (điểm g khoản 1).
Cùng với việc quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với luật sư, khoản 2
Điều 9 cũng nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động hành
nghề của luật sư. Quy định này nhằm tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu để luật sư thực hiện
được đầy đủ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong hành nghề.
2.2 Những quy định liên quan đến xử lý vi phạm
Những quy định về xử lý vi phạm của Luật Luật sư năm 2006 có nhiều điểm
mới so với Pháp lệnh luật sư năm 2001. Luật Luật sư phân định rõ việc xử lý kỷ luật
đối với luật sư và xử lý vi phạm hành chính đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư.


Xử lý kỷ luật luật sư:

Xử lý kỷ luật luật sư là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng của
Đoàn luật sư trong việc quản lý hoạt động hành nghề luật sư. Khác với các tổ chức xã
hội - nghề nghiệp khác, Đoàn luật sư có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra việc tuân thủ
pháp luật của các luật sư; ban hành và giám sát việc tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng
xử nghề nghiệp của luật sư trong hành nghề và đặc biệt là Đoàn luật sư có thẩm quyền
xử lý kỷ luật đối với các luật sư có hành vi vi phạm đến mức bị đình chỉ hành nghề.
Khoản 1 Điều 85 của Luật Luật sư quy định: “Luật sư vi phạm quy định của
Luật này, Điều lệ, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư và quy định khác
của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm
phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây: Khiển trách; Cảnh cáo; Tạm đình
chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ 6 tháng đến 24 tháng; Xoá tên khỏi danh sách
luật sư của Đoàn luật sư.”
Sau khi gia nhập Đoàn luật sư, luật sư phải chịu sự quản lý của Đoàn luật sư.
Đoàn luật sư thực hiện quyền quản lý luật sư theo Điều lệ, Quy tắc đạo đức và ứng xử
nghề nghiệp luật sư. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với các luật sư có hành vi vi phạm
thể hiện vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.


Học viên: ĐINH THÁI SƠN

Trang 7


Tiểu luận: Kiến thức chung về nghề luật sư

Luật sư vi phạm quy định của Luật Luật sư thì trước hết bị xử lý theo quy định
của pháp luật từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là chế tài của Nhà nước
đối với luật sư có hành vi vi phạm pháp luật. Từ phía tổ chức xã hội - nghề nghiệp của
luật sư, căn cứ Điều lệ Đoàn luật sư, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư
và tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật đó, Đoàn luật sư có thể
xem xét, quyết định hình thức xử lý kỷ luật phù hợp đối với luật sư.
Cũng có trường hợp luật sư có hành vi vừa vi phạm pháp luật, vừa vi phạm
Điều lệ, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, bởi vì những hành vi đó có tính chất
đan xen giữa pháp luật của Nhà nước và quy định nghề nghiệp của tổ chức luật sư.
Những hành vi này được thể hiện không những trong văn bản quy phạm pháp luật mà
còn trong Điều lệ, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư (Nhóm nghĩa vụ
cơ bản của luật sư trong hành nghề). Do vậy, trong trường hợp này, ngoài việc bị xử lý
kỷ luật, luật sư còn bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong
thực tế, cũng có trường hợp hành vi của luật sư không bị pháp luật cấm, nhưng nếu
thực hiện hành vi đó thì luật sư vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp (Ví
dụ: thoả thuận về khoản tiền hứa thưởng của khách hàng sau khi hoàn thành vụ việc,
cùng kinh doanh với khách hàng, sử dụng thông tin biết được từ khách hàng để thực
hiện giao dịch khác có lợi cho mình...) và do đó, vẫn bị xử lý kỷ luật đến mức bị xoá
tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư (mất quyền hành nghề).


Xử lý vi phạm đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư:


Trong Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 và Pháp lệnh luật sư năm 2001 mặc
dù có quy định về các hành vi cấm thực hiện của luật sư nhưng lại chưa quy định các
chế tài trong trường hợp luật sư vi phạm các điều cấm, do đó tính nghiêm khắc và hiệu
quả không cao. Đến Luật Luật sư năm 2006 các nhà làm luật đã khắc phục điều này
bằng việc quy định việc xử lý vi phạm đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư tại
các điều 89 và 90.
“Điều 89. Xử lý vi phạm đối với luật sư
Luật sư vi phạm quy định của Luật này, ngoài việc bị xử lý kỷ luật thì tuỳ theo
tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình
sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 90. Xử lý vi phạm đối với tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam, chi
nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài tại Việt
Nam

Học viên: ĐINH THÁI SƠN

Trang 8


Tiểu luận: Kiến thức chung về nghề luật sư

Tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật
sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam vi phạm quy định của Luật này
thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính theo quy định của pháp
luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định
của pháp luật.”
Các quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với luật sư, tổ chức luật sư được
quy định chi tiết tại Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23/7/2009 do Thủ tướng
Chính Phủ ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Nghị định 60, đối tượng có thể bị xử phạt hành

chính trong hoạt động là rất rộng, bao gồm các cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc
vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực mà
không phải là tội phạm. Tuy nhiên, không phải bất cứ hành vi vi phạm các quy định
của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực luật sư của các cá nhân, tổ chức mà
không phải là tội phạm đều là đối tượng bị xử phạt.
Trong hoạt động luật sư, các hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử phạt
những hành vi vi phạm hành chính đó đã được quy định cụ thể tại Điều 21 đến Điều
26 của Nghị định số 60/2009/NĐ-CP. Theo quy định đó, hành vi vi phạm hành chính
trong hoạt động luật sư có áp dụng hình thức xử phạt tiền (thấp nhất là 500.000 đồng
và cao nhất là 30.000.000 đồng), hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục
hậu quả. Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực tư pháp trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì cũng bị
xử phạt theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước ta là
thành viên có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
Một điểm quan trọng, cần lưu ý nữa là những hành vi vi phạm chế độ công vụ
của cán bộ, công chức đang làm nhiệm vụ trong lĩnh vực luật sư, thanh tra viên tư
pháp và những cán bộ, công chức có liên quan khác trong khi thi hành nhiệm vụ được
giao trong lĩnh vực luật sư mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý
kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và không bị xử phạt như các
cá nhân, tổ chức đề cập ở trên.
3. Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm
và xử lý vi phạm đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư
3.1 Ý nghĩa những quy định của pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm
Thứ nhất, luật sư không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có
quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc
dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc).
Học viên: ĐINH THÁI SƠN

Trang 9



Tiểu luận: Kiến thức chung về nghề luật sư

Một nguyên tắc cơ bản của đạo đức nghề nghiệp là luật sư không được nhận
yêu cầu làm đại diện cho hai hoặc nhiều khách hàng nếu giữa họ có xung đột hoặc có
nguy cơ xảy ra xung đột về quyền lợi. Đây là nguyên tắc quan trọng tạo tiền đề cho
hoạt động hành nghề luật sư. Chính vì vậy nguyên tắc này được đề ra từ khi Pháp lệnh
Tổ chức luật sư năm 1987 ra đời và đến nay vẫn giữ nguyên vẹn giá trị trong thực tế
hành nghề của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư.
Pháp luật không chấp nhận việc một luật sư vừa đưa ra những lập luận, chứng
cứ bảo vệ cho thân chủ của mình rồi lại đứng về phía bên kia đưa ra những lập luận để
phủ định, chống lại chính những chứng cứ mà bản thân luật sư đó vừa đưa ra. Mặt
khác, nếu đại diện cho cả hai bên luật sư sẽ nắm được thông tin bí mật của từng bên.
Trong trường hợp này luật sư có trách nhiệm giữ bí mật với một bên đồng thời lại có
trách nhiệm tiết lộ thông tin đó với bên kia. Như vậy, quyền lợi của cả hai bên đều
không được bảo vệ tốt nhất mà mọi người cũng mất niềm tin vào pháp luật, luật sư sẽ
trở thành người làm mọi việc vì tiền.
Thứ hai, luật sư không được cố ý cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật;
xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục
khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật.
Nhiệm vụ của luật sư là góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa bằng việc
hướng dẫn cho thân chủ biết và thi hành đúng pháp luật, phục vụ công lý, bảo vệ
những quyền của công dân đã được Hiến pháp và pháp luật quy định. Một khi khách
hàng đã nhờ đến luật sư thì họ sẽ một lòng nghe theo luật sư giống như người bệnh khi
tìm đến bác sĩ. Chính vì lòng tin của khách hàng đối với luật sư là rất lớn mà hiểu biết
về pháp luật của họ lại thiếu nên nếu luật sư có hành vi xúi giục người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu
kiện trái pháp luật thì họ cũng vẫn làm theo một cách thụ động. Trong khi đó các luật
sư lại lấy danh nghĩa bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng để ngụy biện cho
những hành vi này của mình.

Pháp luật đã quy định rất rõ ràng là luật sư phải áp dụng các biện pháp hợp
pháp để bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp của khách hàng thì họ cố tình tạo ra chứng
cứ giả, cung cấp chứng cứ giả để đánh lạc hướng cơ quan điều tra, làm sai lệch sự thật
của vụ án, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Trên thực tế hành vi này
không phải là ít, có trường hợp là luật sư đã xúi giục bị cáo khai gian hoặc khai sai sự
thật vụ án… Tuy đây là những trường hợp cá biệt nhưng những luật sư này đã và đang
vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư, gây tổn hại đến uy tín, danh
dự của bản thân mình và nghề luật sư nói chung. Không những thế còn khiến cho
Học viên: ĐINH THÁI SƠN

Trang 10


Tiểu luận: Kiến thức chung về nghề luật sư

khách hàng hoang mang, không biết dựa vào đâu để bảo vệ mình và mất niềm tin đối
với luật sư, với pháp luật.
Thứ ba, luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình
biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản
hoặc pháp luật có quy định khác.
Quan hệ giữa luật sư với khách hàng xuất phát từ nền tảng là sự tin cậy. Việc
luật sư giữ bí mật cho khách hàng được coi là nguyên tắc cơ bản hàng đầu. Nếu luật sư
thực hiện tốt nguyên tắc này thì khách hàng mới có niềm tin vào luật sư và tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của luật sư. Việc từ bỏ nguyên tắc giữ bí mật
chỉ được áp dụng trong hai trường hợp đó là khi khách hàng đồng ý bằng văn bản và
khi pháp luật yêu cầu. Theo quy định của pháp luật về chứng cứ, luật sư có thể được
mời làm nhân chứng hoặc phải cung cấp chứng cứ liên quan đến khách hàng.
Có thể nói nguyên tắc này đòi hỏi các luật sư phải trung thành với khách hàng
của mình. Đây là một yếu tố quan trọng trong quan hệ của luật sư với khách hàng và
lòng trung thành với một khách hàng không cho phép luật sư nhận làm đại diện nếu

việc này có ảnh hưởng bất lợi tới khách hàng trừ khi được khách hàng đồng ý. Luật sư
đã nắm được những thông tin liên quan đến một khách hàng cũ trong quá trình đại
diện cho khách hàng đó phải từ chối nhận yêu cầu làm một việc chống lại khách hàng
cũ này nếu những thông tin nắm được có thể liên quan trừ khi những thông tin đó đã
được tất cả mọi người biết.
Nhưng nếu trong trường hợp trong những thông tin mà luật sư nhận được có thể
có cả những tiết lộ về việc khách hàng đã phạm tội trước đó hoặc chuẩn bị phạm một
tội mới do những động cơ nhất định mang tính cá nhân, nếu luật sư làm đúng với đạo
đức nghề nghiệp là giữ bí mật cho khách hàng của mình thì sẽ gián tiếp tiếp tay cho tội
phạm được thực hiện và điều đó là trái với pháp luật. Vậy trong trường hợp này luật sư
phải cư xử thế nào thì điều này lại chưa được pháp luật quy định rõ ràng.
Thêm vào đó pháp luật quy định luật sư không được sử dụng thông tin từ vụ,
việc, về khách hàng mà có được để gây ảnh hưởng, xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên
việc “không sử dụng thông tin” có từ khách hàng đối với luật sư thì luật lại không nói
rõ thời gian hiệu lực dẫn đến luật sư gặp một số khó khăn khi hành nghề. Nhưng theo
góc độ đạo đức nghề nghiệp thì nó có hiệu lực đến chừng nào việc sử dụng đó không
gây phương hại đến khách hàng hoặc nhằm mục đích trục lợi của luật sư.
Thứ tư, luật sư không được sách nhiễu, lừa dối khách hàng.

Học viên: ĐINH THÁI SƠN

Trang 11


Tiểu luận: Kiến thức chung về nghề luật sư

Khách hàng thường là những công dân bị hạn chế bởi trình độ văn hóa, sự hiểu
biết pháp luật nên khó có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách đầy
đủ và toàn diện, chính vì vậy mà họ tìm đến luật sư. Luật sư là người am hiểu pháp

luật, có kịnh nghiệm trong hoạt động pháp luật, là người giúp cho công dân về mặt
pháp lý có hiệu quả nhất khi có những vụ việc xảy ra liên quan đến pháp luật. Nhưng
hiện nay lại có không ít các luật sư lợi dụng sự thiếu hiểu biết pháp luật của khách
hàng, lợi dụng niềm tin khách hàng trao cho mình để sách nhiễu, thậm chí lừa dối
khách hàng hòng chuộc lợi cho bản thân.
Điển hình của việc sách nhiễu, lừa dối khách hàng có thể thấy rõ nhất qua việc
thỏa thuận thù lao dịch vụ pháp lý giữa luật sư với khách hàng. Pháp luật có quy định
mức trần về việc tính thù lao luật sư trong tố tụng hình sự nhưng lại bỏ ngỏ trong các
vụ án dân sự, thương mại, hôn nhân gia đình... Việc này đã bị một số luật sư lạm dụng
khi đưa ra mức thù lao quá cao so với công sức bỏ ra, thậm chí để nhận nhiều thù lao
luật sư còn không ngần ngại đưa thân chủ ra tòa khi có tranh chấp… Đây không những
là hành vi sách nhiễu, lừa dối khách hàng mà còn vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề
nghiệp luật sư, làm ảnh hưởng đến phẩm giá và uy tín của nghề luật sư nói chung
Thứ năm, luật sư không được nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào
khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thoả thuận với khách hàng
trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
Mối quan hệ giữa luật sư với khách hàng là mối quan hệ rất khăng khít, gắn bó.
Hai bên đều có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi liên quan đến nhau. Có khách hàng
thì luật sư mới có thể hành nghề, luật sư hành nghề tốt thì quyền lợi khách hàng được
đảm bảo, từ đó thì quyền lợi luật sư cũng được đảm bảo. Và ngược lại, nếu luật sư làm
không tốt, quyền lợi khách hàng không được đảm bảo thì quyền lợi của luật sư cũng bị
ảnh hưởng. Trên thực tế luôn có một bộ phận không ít khách hàng khi nhờ đến luật sư
dù có điều kiện hay không có điều kiện cũng cố gắng tặng, cho luật sư một khoản vật
chất, lợi ích nào đó để luật sư hết lòng giúp đỡ mình hơn nữa. Cũng chính xuất phát từ
điều này mà một số luật sư mang tâm lý cho rằng công việc mình thực hiện là lớn lao,
khách hàng là những người chịu ơn mình và mình có quyền đòi hỏi này nọ. Những
hành vi này sẽ dần dần tạo thành tiền lệ xấu, làm thoái hóa tư cách luật sư, khiến luật
sư trở thành người làm việc vì tiền, vật chất.
Nói như thế không có nghĩa chính khách hàng là người tạo ra thói xấu này.
Xuất phát từ một số luật sư biến chất luôn sách nhiễu khách hàng, đòi hỏi quyền lợi

cho bản thân mà đã hình thành suy nghĩ tiêu cực trong khách hàng rằng luật sư càng
được đưa nhiều tiền thì càng làm việc tốt hơn. Điều này không những làm mất lòng tin
Học viên: ĐINH THÁI SƠN

Trang 12


Tiểu luận: Kiến thức chung về nghề luật sư

của khách hàng mà còn vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư và gây ảnh hưởng xấu
đến uy tín của nghề luật sư. Vì vậy pháp luật nghiêm cấm hành vi nhận, đòi hỏi bất kì
một khoản tiền, lợi ích vật chất nào khác ngoài thù lao đã thỏa thuận trong hợp đồng
dịch vụ pháp lý.
Thứ sáu, luật sư không được móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng,
người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức khác để làm trái quy định của pháp luật
trong việc giải quyết vụ, việc.
Tham gia tố tụng là lĩnh vực hành nghề chủ yếu của các luật sư hiện nay. Trong
thời gian qua, các luật sư đã tham gia vào việc giải quyết hàng trăm nghìn vụ án. Nhờ
thế, vai trò của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng đã có những bước phát triển về
chất, góp phần quan trọng thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên toà - một trong
những yêu cầu trọng tâm của cải cách tư pháp là làm tăng thêm tính dân chủ, công
bằng của các phiên toà. Các luật sư không chỉ bảo vệ được quyền lợi hợp pháp, chính
đáng cho thân chủ mà còn giúp các cơ quan tố tụng giải quyết vụ án một cách minh
bạch, khách quan, góp phần bảo vệ pháp chế.
Mỗi ngành nghề khác nhau đều có tính chất khác nhau, đòi hỏi lương tâm, trách
nhiệm, đạo đức của người làm nghề có sự khác nhau. Nhưng nghề luật sư lại có đặc
thù riêng, đó là phải gắn liền với các lĩnh vực pháp luật của Nhà nước và đòi hỏi sự
“trong sáng về đạo đức” đối với người hành nghề luật sư. Trong số những điều tối kỵ
của nghề luật sư là hành vi “chạy án”. Do đó, nguyên tắc trên nghiêm cấm các luật sư
nhân danh việc bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng để móc nối với người tiến

hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức khác để nhằm làm trái các quy
định của pháp luật, gây khó khăn cho Tòa án trong việc xác định sự thật, thậm chí làm
kết quả đi ngược lại với sự thật khách quan. Điều này không những vi phạm pháp luật
mà còn vi phạm nguyên tắc hành nghề của luật sư là phải “độc lập, trung thực, khách
quan”.
Thứ bảy, luật sư không được lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật
sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân.
Pháp luật về luật sư quy định rất rõ ràng chức năng của luật sư là bảo vệ các
quyền cơ bản của con người và thực hiện công bằng xã hội. Luật sư phải thực hiện các
nghĩa vụ của mình một cách trung thực, phải cố gắng hết sức để duy trì trật tự xã hội
và tăng cường hệ thống pháp luật phù hợp với chức năng của mình. Có thể nói luật sư

Học viên: ĐINH THÁI SƠN

Trang 13


Tiểu luận: Kiến thức chung về nghề luật sư

đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển xã hội. Đó là một trách nhiệm
nặng nề mà giới luật sư được Nhà nước, được nhân dân tin tưởng giao phó.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua không ít các cá nhân là những luật sư,
những người hiểu biết pháp luật có hành vi chống phá Nhà nước xã hội chủ nghĩa,
tuyên truyền phản động, ngang nhiên chống lại pháp luật như Lê Công Định, Nguyễn
Văn Đài, Lê Thị Công Nhân… Những người này mặc dù đã trở thành luật sư nhưng
lại không tham gia vào việc hành nghề luật sư bảo vệ khách hàng, bảo vệ pháp chế xã
hội chủ nghĩa theo nhiệm vụ và chức năng mà pháp luật đã quy định. Họ đã lợi dụng
danh nghĩa luật sư, lợi dụng uy tín của nghề luật sư để thực hiện những hoạt động

nhằm lật đổ chính quyền, tạo thanh thế cho bản thân. Với một cá nhân bình thường
điều này đã hoàn toàn không chấp nhận được, nhưng lại có những người mang chức
danh luật sư ra để làm chỗ dựa cho những hành vi sai trái này thì càng cần lên án mạnh
mẽ hơn.
3.2 Nguyên nhân của những vi phạm và một số ý kiến đề xuất
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và hoà mình vào dòng
chảy toàn cầu hoá, pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về luật sư nói riêng đã
không ngừng hoàn thiện, sửa đổi bổ sung để tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển đội
ngũ luật sư và nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ luật sư.
Bên cạnh những luật sư yêu nghề, giữ gìn đạo đức và lương tâm nghề nghiệp
thì một bộ phận luật sư khác lại đang hành động ngược lại với những giá trị chuẩn
mực xã hội và những giá trị đạo đức nghề nghiệp vì những nguyên nhân như sau:
Một là, những luật sư này không đủ bản lĩnh chiến thắng được những cám dỗ
vật chất, họ vì lợi ích cá nhân mà đánh mất lương tâm nghề nghiệp. Một số luật sư còn
có thái độ ứng xử nghề nghiệp chưa đúng mực trong quan hệ với các cơ quan tiến
hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và luật sư đồng nghiệp, làm ảnh hưởng đến uy
tín của đội ngũ luật sư.
Hai là, do sự quản lý lỏng lẻo, chưa chặt chẽ của các tổ chức luật sư, hội luật
sư. Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho biết hiện nay trong các vi phạm của luật sư có 8090% thuộc về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp. Đây là một con số thật lớn cho thấy
được thực trạng đội ngũ luật sư đang dần bị suy thoái về đạo đức và càng ngày gia
tăng nhưng đa số các Đoàn Luật sư không xử lý các vi phạm này. Nhiều trường hợp vi
phạm chỉ dừng ở mức độ khiển trách, nhắc nhở chưa đủ sức răn đe.
Ba là, pháp luật Việt Nam chưa có những chế tài xử phạt thích đáng đối với
những luật sư có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp và các hành vi bị nghiêm cấm.

Học viên: ĐINH THÁI SƠN

Trang 14



Tiểu luận: Kiến thức chung về nghề luật sư

Thực tiễn công tác quản lý nhà nước về luật sư trong thời gian qua nói chung, công tác
thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực luật sư nói riêng ở các địa phương vẫn chưa
được quan tâm đúng mức.
Với những phân tích nêu trên có thể thấy mặc dù các quy định của pháp luật đã
tương đối chặt chẽ nhưng vẫn còn một số kẽ hở. Bên cạnh đó, yêu cầu của xã hội về
chất lượng dịch vụ, trách nhiệm pháp lý, kỷ luật hành nghề đối với luật sư ngày càng
cao. Vì vậy, trong thời gian tới việc phát triển đội ngũ luật sư, các tổ chức hành nghề
luật sư để phục vụ thời kỳ phát triển mới của đất nước cần phải chú ý những vấn đề
sau đây:
Một là, nâng cao chất lượng đào tạo về đội ngũ luật sư hiện nay.
Nghề luật là một nghề đặc biệt so với những nghề khác. Nó đòi hỏi uy tín, sự
tin tưởng và sự tôn trọng của mọi người trong xã hội, bởi chỉ một sai xót nhỏ trong quá
trình ứng xử hành nghề cũng mang lại những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến
danh dự của nhiều người. Do tầm quan trọng của nghề luật sư chính là cán cân cân
bằng, góp phần vào việc đảm bảo pháp luật được thực thi trong xã hội một cách
nghiêm túc nhất. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư trở nên càng bức
thiết và quan trọng hơn lúc nào hết.
Việc nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư không chỉ về năng lực, khả năng và
trình độ làm việc. Đồng thời, nâng cao cả về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của
người luật sư. Bác Hồ đã nói: “Người có tài mà không có đức chỉ là người vô dụng”,
cho nên việc nâng cao tài và đức cho người luật sư phát triển một cách toàn diện là
một trong những giải pháp tích cực giúp nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư hiện nay.
Hai là, xây dựng tổ chức luật sư toàn quốc và cơ chế giám sát hoạt động của
luật sư.
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động
của luật sư; chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra để bảo đảm hoạt động của luật sư
được thực hiện theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật của luật sư, tổ

chức hành nghề luật sư.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý đối với hoạt động hợp tác quốc tế
của các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, tạo điều
kiện cho tổ chức luật sư và luật sư Việt Nam hội nhập, giao lưu quốc tế trên cơ sở bảo
đảm tuân thủ đúng đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Ba là, cần đẩy mạnh công tác phòng và chống tiêu cực trong ngành tư pháp.
Học viên: ĐINH THÁI SƠN

Trang 15


Tiểu luận: Kiến thức chung về nghề luật sư

Mỗi người làm việc trong ngành tư pháp cần nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp
của mình để cho công lý được thực hiện đảm bảo công bằng, khách quan đem lại sự
bình đẳng cho người dân. Cần xây dựng các chế tài kèm theo các quy định chặt chẽ về
quy chế làm việc, đạo đức nghề,… đảm bảo trong sạch trong ngành tư pháp. Tăng
cường các biện pháp chế tài và xử lý nghiêm minh, chặt chẽ đối với các trường hợp vi
phạm của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư để giáo dục cũng như răn đe những người
có ý định vi phạm.
Bốn là, đẩy mạnh việc tuyên truyền pháp luật đến với người dân.
Nghề luật sư là nghề nhằm mang lại sự công bằng cho xã hội cho mọi người
dân khi những vi phạm pháp luật xảy ra. Chính vì vậy việc tuyên truyền pháp luật đến
người dân là biện pháp tích cực và chủ động nhất giúp ngăn chặn những vi phạm pháp
luật xảy ra. Đây cũng được xem như là biện pháp phòng ngừa mọi hành vi trái pháp
luật khi mọi người dân đã hiểu luật và nắm được luật người dân sẽ tuân thủ pháp luật,
đảm bảo pháp luật được thi hành nghiêm túc.
Việc tuyên truyền pháp luật đến người dân cũng là biện pháp giúp người dân
hiểu được hơn nữa về nghề luật về những nhiệm vụ, quyền hạn mà nghề luật sư được
phép làm và không được phép làm từ đó có cách quan hệ, ứng xử đúng luật. Không để

tình trạng lạm dụng chức quyền, hối lộ trong quá trình xử án xảy ra tạo điều kiện cho
việc bào chữa, tư vấn luật… của luật sư diễn ra hiệu quả nhất và đảm bảo thi hành
đúng pháp luật của Nhà nước.
Như vậy, đối với các luật sư, tổ chức luật sư trong thời đại Việt Nam đang ngày
càng hội nhập với thế giới, ngoài các yêu cầu về kĩ năng, khả năng còn phải đảm bảo
hơn nữa đến việc tuân thủ các quy định của pháp luật nói chung, pháp luật luật sư và
quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư nói riêng. Lớn mạnh về số lượng, chất lượng cũng
phải đồng nghĩa tăng lên về mặt đạo đức, nhân cách. Có như thế mới có thể thực hiện
được chức năng, nhiệm vụ mà pháp luật đã giao phó, đáp ứng được lòng tin của khách
hàng và ngày càng nâng cao hơn nữa vị thế của nghề luật sư trong xã hội.

Học viên: ĐINH THÁI SƠN

Trang 16


Tiểu luận: Kiến thức chung về nghề luật sư

KẾT LUẬN
Hơn bao giờ hết, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất
nước, hội nhập kinh tế quốc tế và cải cách tư pháp, luật sư phải độc lập, trung thực tôn
trọng sự thật khách quan, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp
trong hoạt động ngành nghề. Luật sư có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ tốt nhất
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước. Bên cạnh đó, uy tín và danh tiếng nghề
nghiệp đòi hỏi luật sư phải tự giác, gương mẫu tuân thủ pháp luật đồng thời phải tích
cực thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý cho
người nghèo, đối tượng chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật và các hoạt động xã
hội khác. Muốn vậy, bản thân mỗi luật sư cần có ý thức và hành động nỗ lực hết mình
để không ngừng học hỏi, trau dồi đạo đức, bản lĩnh, lương tâm nghề nghiệp, hoàn

thiện kiến thức, ngoại ngữ, kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng nghề nghiệp của mình.
Mặc dù còn một số hạn chế nhưng những quy định về các hành vi bị nghiêm
cấm đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư và xử lý vi phạm là một trong những
nguyên tắc quan trọng đảm bảo cho các quyền lợi của khách hàng cũng như soi đường
chỉ lối cho hoạt động hành nghề của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư.
Xuất phát từ tính chất, đặc thù của nghề luật sư, đòi hỏi luật sư phải là người có
khối óc thông minh, tấm lòng trong sáng, dũng cảm, biết lấy pháp luật và đạo đức xã
hội làm cơ sở hoạt động mới xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội. Đó
chính là yêu cầu rất cao trong đạo đức nghề nghiệp luật sư. Chỉ khi giữ được phẩm giá
và uy tín nghề nghiệp của mình thì luật sư, các tổ chức luật sư mới có thể khẳng định
vai trò, vị thế của mình trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ
chức, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và đặc biệt là trong công cuộc xây dựng một
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ở Việt Nam.

Học viên: ĐINH THÁI SƠN

Trang 17


Tiểu luận: Kiến thức chung về nghề luật sư

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật:
1. Luật Luật sư năm 2006;
2. Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1987;
3. Pháp lệnh Luật sư năm 2001;
4. Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23/7/2009 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp
5. Quyết định số 68/QĐ-HĐLSTQ ngày 20/7/2011 của Hội đồng luật sư toàn quốc
về việc ban hành Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.


Tài liệu khác:
1. Đặc san tuyên truyền pháp luật số 04 (2010), Luật sư và pháp luật về luật sư
Việt Nam, Hà Nội.
2. Hoàng Quốc Hùng - Thanh tra Bộ tư pháp, Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực luật sư,
3. Các bài viết khác từ websites:




Học viên: ĐINH THÁI SƠN

Trang 18



×