Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Khái quát về sự phát triển của vấn đề li hôn trong pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.07 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
STT

NỘI DUNG

Trang

I>

Khái niệm về li hôn

1

II>

Khái quát về sự phát triển của vấn đề li hôn…

2

1>

Trong thời kì phong kiến

3

2>

Trong thời kì Pháp thuộc

5


3>

Trong thời kì từ năm 1945-1954

6

4>

Trong thời kì từ năm 1955-1975

7

5>

Trong thời kì từ năm 1976 tới nay

9

III>

Tổng kết

16

1


I> Khái niệm về ly hôn
Quan hệ hôn nhân dưới chế độ xă hội chủ nghĩa với đặc điểm tồn tại lâu
dài, bền vững cho đến suốt cuộc đời con người v́ nó được xác lập trên cơ sở

t́nh yêu thương, gắn bó giữa vợ chồng. Tuy nhiên, trong cuộc sống vợ chồng,
v́ những lư do nào đó dẫn tới giữa vợ chồng có mâu thuẫn sâu sắc đến mức họ
không thể chung sống với nhau nữa, vấn đề ly hôn được đặt ra để giải phóng
cho vợ chồng và các thành viên khác thoát khỏi mâu thuẫn gia đ́nh. Ly hôn là
mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn
nhân tồn tại chỉ là h́nh thức, t́ình cảm vợ chồng đă thực sự tan vỡ.
Vấn đề ly hôn được quy định trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia là
khác nhau. Một số nước cấm vợ chồng ly hôn (theo Đạo thiên chúa), bởi v́
theo họ quan hệ vợ chồng bị ràng buộc thiêng liêng theo ư chóa. Một số nước
th́ hạn chế ly hôn bằng cách đưa ra những điều kiện hết sức nghiêm ngặt.
Cấm ly hôn hay hạn chế ly hôn đều trái với quyền tự do dân chủ của cá nhân.
Pháp luật của Nhà nước xă hội chủ nghĩa công nhận quyền tự do ly hôn
chính đáng của vợ chồng, không cấm hoặc đặt ra những những điều kiện
nhằm hạn chế quyền tự do ly hôn. Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng,
nó là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn
của ḿình. Nhà nước bằng pháp luật không thể cưỡng Đôi bên nam, nữ phải
yêu nhau và kết hôn với nhau, th́ì cũng không thể bắt buộc vợ chồng phải
chung sống với nhau, phải duy tŕì quan hệ hôn nhân khi t́ình cảm yêu thương
gắn bó giữa họ đă hết và mục đích của hôn nhân đă không thể đạt được. Việc
giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đă thực sự tan vỡ. Điều
đó là hoàn toàn có lợi cho vợ chồng, con cái và các thành viên trong gia đ́ình
Theo Lê-nin “ thực ra lí do ly hôn tuyệt không có nghĩa là làm “ tan ră ”
những mối liên hệ gia đ́ình mà ngược lại, nó củng cố những mối liên hệ đó
trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong
một xă hội văn minh ”2. Nhưng bên cạnh đó, ly hôn cũng có mặt hạn chế đó
là sự ly tán gia đ́nh, vợ chồng, con cái. Vì vậy, khi giải quyết ly hôn, Toà án
phải t́m hiểu kỹ nguyên nhân và bản chất của quan hệ vợ chồng và thực trạng
hôn nhân với nhiều yếu tố khác để đảm bảo quyền lợi cho các thành viên
trong gia đ́nh, lợi Ưch của nhà nước và của xă hội.
Như vậy, ly hôn là sự chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận

hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng. (Điều
8, khoản 8, Luật Hôn nhân và gia đ́nh năm 2000).

II>Khái quát về sự phát triển của vấn đề li hôn trong pháp luật Việt
Nam
2


Vấn đề pháp luật hôn nhân gia đình với ý nghĩa là một bộ phận của cách
mạng tư tưởng văn hóa, là công cụ pháp lí của Nhà nước nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Lịch sử phát triển của luật hôn
nhân gia đình Việt Nam, trong đó li hôn là một thực tế khách quan phù hợp với
từng giai đọan phát triển của cách mạng Việt Nam. Căn cữ vào quá trình phát
triển của cách mạng nước ta nói chung và quá trình phát triển của pháp luật về
hôn nhân và gia đình nới riêng vấn đề li hôn trong pháp luật Việt Nam được
nhìn nhận qua những thời kì sau đây
1>Trong thời kì phong kiến :
Các quy định về li hôn còn tương đối đơn giản và còn mang nặng nhiều tư
tưởng lạc hậu. Tuy nhiên càng về sau các quy định về li hôn càng trở nên hợp
lí, nhân đạo và đánh giá đúng toàn điện hơn
a> Các căn cứ li hôn: Trong thời kì này căn cứ li hôn chủ yếu dựa vào lỗi
của vợ hoặc chồng ( thiên về người vợ nhiều hơn ). Theo đó có 3 trường hợp
vợ chồng có đủ căn cứ để chấm dứt hôn nhân do li hôn.
-Thứ nhất các trường hợp chồng buộc phải bỏ vợ ;
Đây là các trường hợp phải bở vợ dù người chồng có muốn hay không. Điều
310 Bộ luật Hồng Đức(BLHĐ) quy định: “Vợ, nàng hầu đã phạm điều nghĩa
tuyệt (thất xuất) mà người chồng ẩn nhẫn không bỏ thì phải tội biếm tùy theo
nặng nhẹ “.Tuy nhiên không có điều luật nào trong BLHĐ giải thích về “ thất
xuất” nhưng sách Hồng Đức thiện chính thư có ghi lại bảy trường hợp chồng
phải bỏ vợ quy định cũng tương tự như bảy trường hợp được quy định tại điều

108 Bộ luật Gia Long đó là : không có con; dâm đãng; không phụng sự bố mẹ
chồng; lắm lời; trộm cắp; ghen tuông và bị ác tật . Bởi lẽ vợ không sinh con là
bất hiếu với cha mẹ nên phải bỏ, vợ ghen tuông dâm đãng không bỏ thì bại
hoại gia đình, vợ bị ác tật thì không thể làm đồ cúng lễ cho gia đình, vợ trộm
cắp thì vạ lây tới nhà chồng, vợ lắm lời thì sẽ làm cho anh em gia đình mất hòa
thuận. Khi người vợ phạm phải một trong bảy điều này thì nguời chồng phải bỏ
vợ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tối cao của gia đình,
-Thứ hai vợ chồng có quyền xin li hôn
Đồng thời với quyền được bỏ vợ của người chồng thì pháp luật cũng quy
định một số trường hợp mà cả vợ hoặc chồng đều được phép li dị như sau:
Khi một bên vợ hoặc chồng vi phạm nghĩa vụ đồng cư hoặc nghĩa vụ phù
trợ. Các điều 308 BLHĐ và điều 108 Bộ luật Gia Long đã cho phép người vợ
cải giá sau năm tháng người chồng không đi lại nếu có con thì là một năm .
Đây là một quy định thể hiện sự tinh tế và tiến bộ của nhà làm luật phong kiến
Việt Nam, góp phần ngăn chặn sự thiếu trách nhiệm của người chồng đối với
vợ và tạo cho phụ nữ cơ hội để có thể tự giải thoát cho mình.
Ngược lại, trong trường hợp vợ bỏ nhà đi chồng cũng đước phép li dị.
Đáng chú ý, tại điều 333 BLHĐ cồn cho phép vợ được xin li hôn nếu
chồng mắng cha mẹ vợ phi lí, bởi trong trường hợp này người con rể đã phạm
tội bất hiếu với cha mẹ nên luật pháp cho phép người vợ có quyền xin li hôn .
Điều này chững tỏ nghĩa vụ tòng phu không hề làm mất năng lức trách nhiệm
pháp lí của người vợ.
-Thứ ba trường hợp thuận tình li hôn
3


Sự li hôn thuận tình được pháp luật nhà Lê ghi tại đoạn 167 Hồng Đức
thiện chính thư: “nếu hai vợ chồng bất hòa thuận, nguyện xin li dị thì tờ xin li
hôn do hai bên vợ chồng tự viết hoặc nhờ người trong họ viết tay, giấy thỏa
thuận hai bên cùng kí, viết chữ giáp lại rồi mỗi bên giữ một nữa làm bằng , sau

đó mối người một nơi mà không cồn sự cho phép của nhà chức trách .Trong Bộ
luật Gia Long, tại điều 108 cũng chấp nhận sự thuận tình li hôn : nếu hai vợ
chồng không thể hòa hợp thế là tuyệt tình chứ không phải là tuyệt nghĩa, mặc
dù không có điều gì bắt buộc phải li dị và làm cho hết ân nghĩa vợ chồng. họ có
thể được phép bỏ nhau mà không phạm tội .
Việc quy định vợ chồng được phép thuận tình li hôn trong cổ luật đã thể
hiện phần nào tôn trọng quyền tự quyết của vợ chồng về mối quan hệ hôn nhân
b. Các điều kiện hạn chế li hôn : Trong một số trường hợp nhất định vợ ,
chồng không được phép li hôn. Chẳng hạn trong Bộ luật Gia Long đưa ra điều
kiện li hôn đầu tiên đó là trường hợp “tam bất khứ” bao gồm nếu trước khi
cưới nhau hai người nghèo sau khi chung sống thì trở nên giàu có, hoặc người
vợ sau khi li hôn không có nơi nương tựa, hoặc người vợ đã để tang chồng ba
năm. Trong các trường hợp nêu trên đủ có căn cứ li hôn(ví dụ vợ phạm phải
điều “thất xuất”) nhưng vẫn không được quyền li hôn.
c. Thủ tục giải quyết li hôn: Trong thời kì phong kiến thủ tục giải quyết li
hôn rất ít có thể nói là không có , khi vợ chồng li hôn chủ yếu giải quyết tại gia
đình.
d.Hậu quả pháp lí của li hôn: Nếu như luật hôn nhân hiện hành quy định rất
cụ thể và chi tiết về vấn đề phân chia tài sản, con cái… khi li hôn thì pháp luật
thời kì phong kiến lại quy định rất sơ lược về hậu quả của li hôn được quy định
như sau:
Về quan hệ nhân thân: theo quy định thì sau khi li hôn, quan hệ vợ chồng
hoàn toàn chấm dứt hai bên không phải thực hiện các nghĩa vụ vợ chồng với
nhau cũng như quyền được chung sống với người khác mà không ai có quền
ngăn cản. Điều 108 BLHĐ quy định người chồng không được ngăn cản người
khác lấy vợ của mình.
Về mặt tài sản: Theo quy định nếu vợ chồng không có con; vì tài sản của vợ
chồng là độc lập nên mội bên vợ chồng có thể được giữ lại tài sản của mình
( trừ trường hợp li hôn do lỗi của người vợ thì người vợ không được lấy lại tài
sản riêng ). Cụ thể tại điều 401 BLHĐ, trừng phạt ngiêm khắc người vợ ngoại

tình ( bất luận là vợ chính hay vợ thứ ), người ấy bị phạt tội lưu, các điền sản
phải để lại cho chồng . Đối với tài sản do công đóng góp của vợ chồng làm ra
thì được chia đều cho hai người.
Nếu vợ chống có con, theo quan điểm “ tài sản của cha mẹ là làm ra để cho
con cháu” mà người vợ chỉ được lấy lại tư trang, đồ áo, vật dụng riêng, chồng
có thể cho vợ một ít tiền ( nhiều hay ít phụ thuộc vào giá trị tài sản riêng của
người vợ và công sức đóng góp của người vợ và khối tài sản chung của vợ
chồng )
Như vậy về mặt tài sản thì sau khi li hôn pháp luật phong kiến dù đã có
nhưng quy định về việc phân chia tài sản nhưng nó khá chung chung. Hơn nữa,
việc phân chia tài sản phần nào còn mạng nặng tư tưởng đánh vào lỗi của hai
bên vợ chồng khi phân chia tài sản , việc đánh giá công sức của từng người
4


trong khối tài sản chung của vợ chồng phần nào còn mơ hồ, hay nói cách khác
nhưng quy định cụ thể thế nào là tài sản riêng và tài sản chung còn chưa rõ
ràng . Điều này dễ xuất hiện tình trạng bên vợ hoặc chồng sẽ chịu nhiều thiệt
thòi hay không công bằng khi phân chia tài sản của vợ chồng sau khi li hôn.
Về con cái : Trong xã hội phong kiến các gia đình phong kiến Việt Nam
theo chế độ phụ hệ nên con phải theo cha, nhưng nếu muốn giữ con thì người
vợ có quyền đòi chia một nửa số con .Ngay cả khi người mẹ không được giữu
con thì mỗi liên hệ giữa mẹ và con không bị cắt đứt hẳn. Theo tang chế đước
quy định trong BLHĐ đối với người mẹ đã bị li dị hay đối với người mẹ đã tái
giá các con vẫn phải để tang một năm . Nhìn chung việc phân chia con cái sau
khi li hôn trong pháp luật phong kiến còn mang nặng tư tưởng Nho giáo, không
dựa trên điều kiện thực tế của mối người , không quan tâm tới mong muốn của
người con, hoặc trong những trường hợp những đứa con mới sinh đang con non
nớt cần sự chăm sóc của người mẹ , thì nếu vợ chồng li hôn thì đứa con đó vẫn
được ưu tiên cho người chồng nuôi điều này là một điều khá vô lí không phù

hợp với khoa học cũng như điều kiện thực tế . Còn một điểm khác sơ suất nữa
là nếu người vợ đang mang thai mà li hôn thì đứa con của người vợ sau khi li
hôn sinh ra sẽ được xem xét như thế nào?.
d> Tóm lại : Trên cơ sở bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là
quyền lới của nhà vua và gia đình, với sự chi phối của hệ tư tưởng Nho giáo ,
trong đó duy trì quan hệ đảng cấp, sự bất bình đẳng giữa các thành viên trong
gia đình nên các quy định trong pháp luật phong kiến không thể tách rời khỏi
các điều kiện lịch sử. Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, những quy định này lại phù
hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội, phù hợp với phong túc tập quán đã
từng tồn tại và ưa chuộng của quần chúng nhân dân. Vì vậy, không phải là
những quy định trong pháp luật phong kiến không còn phù hợp với tình hình
hiện nay đều là hạn chế . Như vậy chúng ta cần có những cái nhìn khách quan ,
ghi nhận những điểm còn hạn chế của pháp luật phong kiến để từ đó rút ra
nhưng kinh nghiệm để đưa ra những quy định về li hôn trong pháp luật thời kì
sau này, chứ không nên có cái nhìn phiếm diện một chiều.
2> Thời kì Pháp thuộc:
Với mục đích phục vụ chính sách cai trị thực dân Pháp đã chia đất nước ta
thành 3 miền: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì với tổ chức bộ máy nhà nước và hệ
thống pháp luật riêng .Tại Nam Kì đã áp dụng của Bộ Dân Luật giản yếu 1883
quy định quyền xin ly hôn chỉ do người chồng quyết định người vợ không có
quyền xin li hôn nhưng được áp dụng chế độ “ tam bất khứ” để hạn chế quyền
xin li hôn của người chồng. Chồng không có quyền xin bỏ vợ nếu như người
vợ đã để tang nhà chồng 3 năm, khi lấy nhau nghèo mà về sau giàu có, người
vợ không có nơi nương tựa để trở về nhà. Trong Bộ Dân luật Bắc Kì và Trung
Kì thì việc giải quyết li hôn được xác định trên cơ sở lỗi của vợ chông tiếp tục
được kế thừa. Tại điều 118 Bộ Dân luật Bắc Kì quy định người chồng có thể
xin li hôn với vợ khi: vợ phạt giam; vợ bỏ nhà chồng mà đi tuy đã bách mà
không về; vợ thứ đánh chửi, tệ bạc với vợ chính. Điều 119 Bộ Dân luật Bắc Kì
quy định người vợ có thể xin li hôn với những nguyên cớ sau: chồng không
làm đúng nghĩa vụ đã cam đoan sau khi kết hôn , chồng bỏ nhà đi quá hai năm

không có cớ gì chính đáng và không lo việc nuôi sống vợ con. .Như vậy , ba bộ
5


luật trên đây đã đặt việc giải quyết li hôn của vợ, chồng , những duyên cớ li
hôn của vợ, chồng thực chất là vi phạm nghĩa vụ giữa vợ chồng theo luật định
-Điều kiện hạn chế li hôn của giai đoạn này
Nếu hai vợ chồng thuận tình li hôn mà có một trong các điều kiện sau đây
thì vợ chồng không được phép li hôn : vợ chồng kết hôn chưa đầy 2 năm hặc
quá 20 năm, chồng dưới 25 tuổi, vợ dưới 21 tuổi hoặc quá 45 tuổi .
Nếu li hôn do một bên yêu cầu thì nếu hai vợ chồng đang kiện li hôn mà tái
hòa hợp với nhau thì không thể kiện xin li hôn được nữa
Như vậy các điều kiện hạn chế li hôn ở đây cho thấy quan điểm của những
nhà làm luật đã tránh cho li hôn ở những gia đình vợ chồng còn quá trẻ mà
quyết định nóng vội hoặc những gia đình vợ chồng đã lấy nhau lâu gia đình đã
ổn định vợ chồng đã lấy nhau lâu. Tuy nhiên điều này vô tình đã cản trở việc tự
do li hôn . Dù trẻ hay già dù xây dựng gia đình với nhau đã lâu thì khi mục
đích hôn nhân không đạt được thì việc giả quyết li hôn là điều nên làm.
3> Trong thời kì từ năm 1945 – 1954
Cách mạng tháng 8 thành công nước ta bước sang một thời kì mới , cuộc
sống biến đổi với các quan hệ xã hội phát sinh và thay đổi , các quy định về li
hôn trước đây nay đã không còn phù hợp với thưc tế, đòi hỏi các nhà làm luật
cần ra đời các quy định pháp luật thay thế để phù hợp hơn với yêu cầu của cuộc
sống. Trong năm 1950 Nhà nước đã cho ban hành hai Sắc lệnh đầu tiên có quy
định về hôn nhân và gia đình đó là Sắc lệnh 97-SL ngày 22/5/1950 sửa đổi một
số quy lệ và chế định trong dân luật và Sắc lệnh số 159-SL ngày 17/11/1950
quy định vấn đề li hôn.
Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 đã quy định tại điều 3 cho phép người
đàn bà li dị có thể lấy chồng khác ngay sau khi có án tuyên li dị nếu dẫn chứng
được rằng mình không có thai hoặc đang có thai. Điều này xóa bỏ tính chất

phong kiến quyền gia trưởng cũ quá ràng buộc và áp bức cá nhân thể hiện sự
bình đẳng trong quan hệ gia đình .
Sắc lệnh số 159/ SL ngày 17/11/1950 quy định về vấn đề li hôn gồm có 9
điều chia làm 3 mục:
-Duyên cớ li hôn, thủ tục li hôn và hiệu lực của việc li hôn . Sắc lệnh đã quy
định thích ứng luật lệ li hôn công nhân quền tự do kết hôn cũng như quyền tự
do li hôn, xóa bỏ sự phân biệt không bình đẳng về các duyên cớ li hôn chung
cho cả hai vợ chồng là: ngoại tình; một bên can án hoặc phạt giam; một bên
mắc bệnh điên hoặc bệnh khó chứa khỏi; một bên bỏ nhà đi quá hai năm mà
không có duyên cớ gì chính đáng; vợ chồng tính tình không hợp hoặc đối xử
với nhau đến nối không thể sống chung được.
- Thủ tục li hôn: Pháp lệnh đã quy định tại điều 4: “ khi xử việc li hôn tòa án
phải áp dụng thủ tục tố tụng thường như xử các việc bộ khác. Tuy nhiên, trong
trường hợp hai vợ chồng thuận tình xin li hôn, nếu tòa án nhân dân huyện hay
thị xã hòa giải không thành, và chồng vẫn giữ ý kiến xin li hôn, thì tòa án nhân
dân huyện hay thị xã sẽ chính thức công nhận li hôn” và điều 5 “ nếu người vợ
có thai thì vợ hay chồng có thể xin tòa hoãn đến sau kì sinh nở mới xử việc li
hôn. Vậy sắc lệnh đã quy định việc bảo vệ phụ nữ có thai và thai nhi trong việc
li hôn.
6


- Hậu quả pháp lí của việc li hôn : Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của các
con vị thành niên để ấn định việc trong nom, nuôi nấng và dạy dỗ chúng. Hai
vợ chồng đã li hôn phải chịu phí tổn về việc nuôi dạy con, mỗi người tùy theo
khả năng của mình (điều 6). Điều này đã thực hiện nguyên tắc bảo vệ quyền lợi
của người con chưa thành niên khi li hôn.
Như vậy, Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 và Sắc lệnh 159/SL ngày 17/11
năm 1950 đã góp phần đáng kể vào việc xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình
phong kiến, giải phóng phụ nữ thoát khỏi chế độ, góp phần đẩy sự phát triển

của xã hội Việt Nam trong thời kì Cách mạng dân tộc dân chủ. Nội dung của
hai Sắc lệnh này đã thể hiện tính dân chủ và tiến bộ hơn rất nhiều so với chế độ
hôn nhân gia đình phong kiến. Tuy vậy do được ban hành trong hoàn cảnh xã
hội và điều kiện lịch sử nhất định, hai Sắc lệnh này còn có mặt hạn chế đó là
chưa xóa bỏ tận gốc và toàn diện chế độ hôn nhân gia đình phong kiến lạc hậu,
khi quy định căn cứ li hôn đã quy định giải quyết li hôn dựa trên những nguyên
cớ của vợ chông nhưng thức chất là lỗi của bị đơn như : do một bên ngoại tình,
bị can gián phạt giam mà chưa dựa trên bản chất của quan hệ hôn nhân.
4> Thời kì từ năm 1955 tới năm 1975
Đây thời kì đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền: miền Bắc dưới
sự lãnh đạo của chính quyền nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, miền
Nam dưới sự cai trị của đế quốc Mĩ và chính quyền phong kiến Sài Gòn. Trước
tình đó Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiệm vụ cho mỗi miền.
a> Ở miền Bắc, chế độ hôn nhân và gia đình được xây dựng trên nguyên tắc
tự do, tiến bộ, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và nam
giới về các mặt, Nhà nước bảo hộ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em, bảo vệ hôn
nhân và gia đình.
- Căn cứ li hôn: Luật hôn nhân và gia đình được quốc hội khóa 1 thông qua
ngày 29/12/1959 và có hiệu lực ngày 13/1/1960 , lần đầu tiên căn cứ li hôn
được quy định hoàn toàn khác. Việc giải quyết li hôn không dựa trên yếu tố lỗi
của các bên như trước đây mà dựa trên cơ sở thực trạng của quan hệ hôn nhân.
Căn cứ li hôn phản ánh hôn nhân không thể tồn tại được nữa nếu xét thấy “ tình
trạng trầm trọng, cuộc sống chung không thể kéo dài được mục đích hôn nhân
không đạt được” thì tòa sẽ cho li hôn . Điều 26 Luật Hôn nhân và gia đình năm
1959 quy định : “ khi một bên vợ hoặc chồng xin li hôn, cơ quan có thẩm
quyền sẽ điều tra và hòa giải không được, Tòa án nhân dân sẽ xét xử. Nếu tình
trạng trầm trọng, đời sống chung không thể đạt được thì tòa sẽ cho li hôn”.
Điều này phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin “ li hôn chỉ là việc
xác nhận một sự kiện rằng đó là một cuộc hôn nhân đã chết sự tồn tại của nó
chỉ là bề ngoài và lừa dối. Đương nhiên không phải sự tùy tiện của nhà lập

pháp … mà là bản chất của sự kiện mới quyết định được cuộc hôn nhân đã chết
hay chưa chết”. Bộ luật này đã công nhận quyền tự do kết hôn và tự do li hôn
xóa bỏ sự bất bình đẳng về duyên cớ li hôn chung cho cả vợ chồng , bộ luật
không quy định những căn cứ li hôn riêng biệt quy định căn cứ li hôn cho mọi
trường hợp là tình trạng mâu thuẫn cuộc sống trầm trọng, đời sống chung
không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không thể đạt được. Đồng thời cũng bảo
vệ phụ nữ có thai trong li hôn “ chỉ có thể xin li hôn khi người mẹ sinh đẻ một
năm. Điều hạn chế không áp dụng với việc li hôn của người vợ.( điều 27
7


-Thủ tục li hôn: Luật này cũng quy định thủ tục li hôn khá đơn giản , khi có
đơn xin li hôn ,tòa sẽ tiến hành thủ tục hòa giải, nếu hòa giải không thành nếu
xét thấy thật sự cuộc hôn nhân không đạt được mục đích của hôn nhân, tình
trạng hôn nhân không thể tiếp tục kéo dài được nếu tiếp tục duy trì cuốc sống
đó thì nó không thể có cơ sở để xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Do
vậy Tòa án xử cho li hôn chỉ là xác nhận về mặt luật pháp với thực trạng là
cuộc hôn nhân đã chết.
-Hậu quả pháp lí : Việc li hôn sẽ chấm dứt nghĩa vụ và quyền hạn giữa vợ
và chồng , quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng sẽ hoàn toàn chấm dứt . Tuy
nhiên thực hiện nguyên tắc bảo vệ quyền lợi cho con chưa thành niên và quyền
và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái luật đã quy định “vợ chồng li hôn vẫn
có nghĩa vụ và quyền lợi đỗi với con chung”( Điều 31)và quy định việc giao
con cho ai trong non nuôi dưỡng, cũng như việc đóng góp phí tổn nuôi dưỡng
giáo dục con cái theo khả năng của mình ( Điều 32)
Kết luận : Luật này đã đạt nhiều thành tựu to lớn, chế độ hôn nhân và gia
đình phong kiến đã được xóa bỏ với những tàn tích lạc hậu dần được loại bỏ
trong đời sống nhân dân , ý thức quần chúng nhân dân ngày càng được nâng
cao. Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn xuất hiện nhiều điểm hạn chế nhiều
trường hợp phát sinh mà không có quy phạm pháp luật điều chỉnh . Do đó, khi

có tranh chấp về hôn nhân theo yêu cầu của đương sự Tòa án khi xét xử thiếu
cơ sở pháp lí dân tới tình trạng xét xử thiếu khách quan không đảm bảo tính
công bằng như việc yêu cầu li hôn mà một bên vợ chồng là người nước ngoài
hoặc định cư ở nước ngoài .
b>Ở miền Nam sau năm 1954 đế quốc Mỹ đã thay chân thực dân Pháp thực
hiện âm mưu chia cắt nước ta lâu dài tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược kiểu
mới. Dưới chính sách cai trị của đế quốc Mỹ và chế độ ngụy quyền Sài Gòn ,
hệ thống các văn bản pháp luật hôn nhân và gia đình được ban hành với những
nội dung hậu gồm có :
-Luật Gia đình ngày 02/1/1959 dưới chế độ Ngộ Đình Diệm
-Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964
-Bộ Dân luật ngày 20/12/1972 dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu
Các văn bản trên đã quy định bãi bỏ chế độ đa thê, song vẫn thực hiện
nguyên tắc bất bình đẳng giữa vợ chồng, bảo vệ quyền gia trưởng. Chế độ đa
thê bị pháp bỏ nhưng người vợ vẫn phụ thuộc vào người chồng.Trong bộ luật
Gia đình ngày 02/1/1959 điều này được thể hiện cụ thể tại Điều 55” cấm chỉ sự
vợ chồng ruồng bỏ nhau về sự li hôn, trừ trường hợp đắc biệt Tổng thống có
thể quyết định.
Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 và Bộ luật sài gòn ngày 20/1/1972 có quy
định căn cứ li hôn. Tuy nhiên, việc xác định căn cứ li hôn lại dựa trên căn cứ
lỗi của vợ chồng. Điều 63 Sắc luật số 15/64 quy định năm duyên cớ li hôn mà
nội dung chủ yếu là dựa trên những căn cứ li hôn của Sắc luật ngày 17/1/1950
nhưng đã sửa lại cho cụ thể hơn: “ do một bên bỏ nhà đi quá hai năm không có
duyên cớ chính đáng” được sửa lại là “ có án văn xác định sự biệt tích của
người phối ngẫu đã thất tung” hoặc “ vợ chồng tính tình không hợp đối xử với
nhau tới mức không thể sống chung được” được thể hiện bằng các hành vi cụ
thể “ sự ngược đãi bạo hành hay nhục mà thường xuyên làm cho vợ chồng
8



không thể sống chung với nhau được nữa”. Bên cạnh đó, một bên có quyền xin
li hôn khi có án văn quy đinh xử người phạm tội có hành vi phế bỏ gia đình
( điều 63). Chế độ li thân và li hôn theo Bộ Dân luật năm 1972, duyên cớ li hôn
gồm:
-Vì sự mất tích của người phối ngẫu
-Vì người phối ngẫu bị kết án trọng hình
-Vì sự ngược đãi, bạo hành hay nhục mạ khiến cho vợ chồng không thể ăn ở
với nhau được nữa.
Trường hợp vợ chồng thuận tình li hôn chỉ diễn ra trong khoảng thời gian
hôn thú được lập trên 2 năm và không quá 20 năm. Hậu quả pháp lí của li hôn
là chấm dứt hoàn toàn quan hệ vợ chồng. Người vợ được lấy lại tên riêng của
mình và chỉ có thể tái giá sau 300 ngày kể từ khi hôn nhân chấm dứt.
Kết luận : Các quy định về li hôn ở miền Nam trược ngày giải phóng đã thể
hiện bản chất của chế độ hôn nhân phong kiến tư sản với tính chất lạc hậu,
phản động như bản chất của nhà nước thực dân phong kiến. Các văn bản này
chính là công cụ của Nhà nước phản động đi ngược lại lợi ích của nhân dân lao
động nên sự xóa bỏ là không thể tránh khỏi.
5> Thời kì từ năm 1976 đến nay
Ngày 30/4/1975 đất nước Việt Nam đã hoàn toàn được giải phóng đất
nước đã được nối liến một dải, hai miền Nam,Bắc đã thống nhất. Đất nước
chuyển sang một giai đoạn mới giai đoạn độc lập thống cả nước cùng nhau tiến
hành cánh mạng xã hội chủ nghĩa tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ
nghĩa xã hội. Một Nhà nước thống nhất đòi hỏi cần có một hệ thống pháp luật
thống nhất. Vậy nên, ngày 25/3/1977, Hội đồng chính phủ đã ra Nghị quyết 76CP quy định về việc thực hiện thống nhất pháp luật trong phạm vi trong cả
nước trong đó có luật hôn nhân và gia đình năm 1959 sẽ được áp dụng trên cả
hai miền Nam –Bắc.
a> Luật hôn nhân và gia đình năm 1986
Từ đầu những năm 80, khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng
khởi xưởng và lãnh đạo .Tình hình nước ta đã thay đổi căn bản so với những
năm 1959 không còn phù hợp. Do tình hình kinh tế phát triển đòi hỏi Nhà nước

ta cần phải quy định đầy đủ và cụ thể hơn trong pháp luật để điều chỉnh các
quan hệ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa. Như vậy Luật hôn nhân và gia
đình năm 1986 đa thay thế luật hôn nhân gia đình năm 1959, hệ thống pháp
luật hôn nhân và gia đình ở nước ta một bước nữa được hoàn thiện hơn phù
hợp với sự phát triển về kinh tế xã hội của đất nước. So với Luật hôn nhân và
gia đình 1959 luật hôn nhân năm 1986 quy định khá đầy đủ về các quan hệ hôn
nhân gia đình được điều chỉnh trong các quan hệ gia đình trong đó có các quy
định về vấn đề li hôn
-Các cứ li hôn: Theo điều 40 của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986Nếu
xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài mục đích hôn
nhân không đạt được thì tòa án cho xử li hôn”. Như vậy căn cứ li hôn của Luật
hôn nhân và gia đình 1986 có nội dung giống với luật hôn nhân và gia đình
năm 1959. Điều này cho thấy những căn cứ về li hôn nêu trên là hoàn toàn
đúng đắn phù hợp với thực tế xã hội với quan điểm hôn nhân gia đình xã hội
chủ nghĩa, đồng thời chứng minh cho tính đúng đắn cho của những căn cứ li
9


hôn nêu ra. Tuy nhiên nếu thực trạng của cuộc hôn nhân giữa hai vợ chồng đã
thực sự tan vỡ nhưng họ không có đơn li hôn thì Tòa án cũng không thể có một
bản án cho li hôn hay quyết định cho thuận tình li hôn mặc dù có những đầy đủ
của căn cứ li hôn quy định nêu trên. Thêm vào đó những quy định về căn cứ li
hôn nêu trên còn quá chung chung dễ có sự tùy tiện trong khi xét xử. Quy định
“ tình trạng vợ chồng trầm trọng”cần được hiểu như thế nào nếu không có sự
hướng dẫn cụ thể quy định này thì dễ không có sự thống nhất chung trong áp
dụng pháp luật.
- Các điều kiện hạn chế li hôn : Theo quy định Luật hôn nhân và gia đình
năm 1986 thì trong trường hợp người vợ có thai, chồng chỉ có thể xin li hôn
sau khi vợ đã sinh con được một năm.Điểm hạn chế này không áp dụng đối với
trường hợp xin li hôn của người vợ. Điều này xuất phát từ việc bảo vệ quyền

lợi ích của người phụ nữ trong hoàn cảnh họ đang mang thai hay đang nuôi con
nhỏ dưới một năm tuổi để về thực chất vừa giải phóng phụ nữ, vừa đảm bảo
ảnh hưởng ít nhất đến thai nhi hay việc nuôi dưỡng con nhỏ.
- Hậu quả pháp lí của li hôn : Li hôn là cơ sở pháp li để chấm dứt các mối
quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng
+ Quan hệ nhân thân : các quyền và nghĩa vụ của vợ chông khi kết hôn như
chăm sóc, yêu thương , chung thủy , thực hiện sinh đẻ có kế hoạch đều chấm
dứt khi li hôn.
+ Quan hệ tài sản: Hai người không còn quan hệ tài sản chung ( theo quy
định tại điều 14) nghĩa là tài sản của họ phải được chia để xác định quyền sở
hữu riêng của mỗi người họ không còn được thừa kế tài sản của nhau( điểm 2 –
điều 7)
+Vấn đề con cái : Những quyền và nghĩa vụ của mỗi người đỗi với con cái
tuy không bị ảnh hưởng bới việc li hôn giữa họ song do họ không còn chung
sống nên các quyền và nghĩa vụ đó bị hạn chế một phần bởi con chưa thành
niên phải giao cho một bên trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng giáo dục( quy định
tại điều 45)
+Việc giao trông nom , nuôi dưỡng giáo dục con chưa thanh niên khi li
hôn : Trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã quy định “ vợ chồng đã li
hôn vẫn có mọi nghĩa vụ và quyền lợi đối với con chung”, cha mẹ đều có
quyền bình đẳng trong việc nuôi con , nhưng việc xác định cho ai nuôi thì phải
dựa trên quyền lợi về mọi mặt của con về nguyên tắc con còn bú được giao cho
người mẹ nuôi giữ. Ngoài ra nếu người cha người mẹ nào bị xử phạt về một
trong các tội xâm phạm thân thể nhân phẩm của con chưa thành niện thì có thể
bị tòa án quyết định không cho nuôi dưỡng, giáo dục con, quản lí tài sản của
con hoặc đại diện cho con trong thời hạn từ 1 tới 5 năm . Đây là căn cứ để Tòa
xét khi giao con cho ai nuôi , nếu ai bị phạt bới một trong các lỗi trên thì đương
nhiên sẽ không được tòa cho phép. Trong trường hợp giao trẻ cho một người
không phải là bố mẹ chũng chăm sóc khi họ li hôn cũng chỉ nên áp dụng trong
các trường hợp cần thiết . Ngoài ra trên thực tế vấn đề thăm nom con sau khi li

hôn đã xuất hiện nhiều bất cập nhiều người không muốn giao con sau khi li
hôn, số khác lại diễn ra tình trạng dành giật con vì thế pháp luật nên có những
quy định cụ thể hơn về vấn đề này.
10


+ Vấn đề cấp dưỡng nuôi con( cả con đẻ lẫn con nuôi nếu đó là con nuôi
chung) : cấp dưỡng nuôi con là nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con.
Thời han và mức cấp dưỡng cho con do vợ chồng tự thỏa thuận có sự công
nhận của Tóa án nếu không tự thỏa thuận được sẽ do Tòa án phán quyết. Vấn
đề cấp dưỡng nuôi con được quy định theo các nguyên tắc sau.
.Việc góp phí tổn nuôi dưỡng, giáo dục con sau li hôn là quyền và là nghĩa
vụ chung của cha mẹ. Dù người được giao nuôi con không túng thiếu thì bên
kia vẫn phải đống góp phí tổn nuôi dưỡng con, ngay cả trong trường hợp người
nuôi con không muốn nhận tiền cấp dưỡng. Tuy nhiên, nếu người nuôi con
thực sự có khả năng nuôi con thì Tòa có thể quyết định không buộc bên kia
đóng góp nuôi con nếu được họ đồng ý.
. Tiền đóng góp nuôi con sẽ bao gồm những chi phí về nuôi dưỡng và học
hành
. Mức đóng góp nuôi con phải căn cứ vào nhu cầu thiết yếu để nuôi một đứa
trẻ, đồng thời căn cứ vào khả năng của mỗi bên vào từng trường hợp cụ thể mà
Tòa quyết định cho hợp lí
.Thời gian góp phí tổn nuôi con tính từ ngày xử sơ thẩm cho đến khi con đủ
tuổi thành niên
. Các bên đương sự có quyền được làm đơn đến Tòa án xin thay đổi việc
nuôi con hoặc thay đôi việc đồng góp nuôi con chung mà không phải xét lại
theo trình tự giám đốc thẩm.
Số tiền đóng góp nuôi con có thể giao một lần hoặc theo từng quý hoặc từng
tháng trên cơ sở các khoản phí về nuôi dưỡng, học hành của con, có xét tới khả
năng của mỗi bên và của từng đứa con.

Những trường hợp được xem xét tạm hoãn nghĩa vụ cấp dưỡng cho đến khi
họ có điều kiện cấp dưỡng :
. Người đang làm nghĩa vụ quân sự, học sinh, sinh viên, người đi học nghề
chưa có lương(trừ trường hợp cán bộ, bộ đội công nhân viên đi học và được
hưởng lương theo tỉ lệ).
Việc tạm hoãn và sự thỏa thuận của người đảm nhận việc thay thế cấp
dưỡng phải được ghi rõ trong bản án hay quyết định công nhận thuận tình li
hôn
Nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng không tự giác thực hiện nghĩa vụ của
mình thì Tòa án nhân dân sẽ khấu trừ vào thu nhập của họ hoặc phải buộc nộp
những khoản tiền đó. Việc trốn tránh nghĩa vụ nuôi con được coi là tội phạm
hình sự và bị xử lí theo điều 240 Bộ Luật Hình sự .
Thời điểm cấp dưỡng thường lấy thời điểm là ngày xét xử li hôn.
+ Vấn đề chia tài sản sau khi li hôn: Khi li hôn đồng nghĩa với việc vợ
chồng sẽ có tách biệt riêng về tài sản . Khi li hôn nếu vợ chồng tự thỏa thuận
được về vấn đề chia tài sản thì tòa sẽ chia tài sản theo thỏa thuận của vợ
chồng .Trong trường hợp mà vợ chồng không thể thỏa thuận thì Tòa sẽ chia
theo nguyên tắc số tài sản chung chia đôi và số tài sản riêng thì vẫn thuộc
quyền sở hữu của vợ hoặc chồng. Việc xác định tài sản riêng hay tài sản chung
được quy định cụ thể tại Nghị quyết số 01-NQ/ HĐTP ngày 20/1/1988 của
HĐTP TAND Tối cao, ngoài ra TATC cũng đã hướng dẫn một số trường hợp
11


thanh toán (chia ) tài sản của vợ chồng quy định cụ thể tại Nghị quyết số 01NQ/HĐTP Tòa án nhân dân tối cao.
-Kết luận: Luât hôn nhân và gia đình năm 1986 đã có những quy định cụ thể
mang tính chất thực tế hơn. Song bên cạnh đó còn tồn tại một số điểm hạn chế
cần được sửa đổi bổ sung trong bộ luật hôn nhân gia đình sau này như : cần
quy định rõ hơn về nội dung căn cứ li hôn như thế nào là “tình trạng trầm trọng
đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được; cần quy

định vợ, chồng hoặc cả vợ và chồng có yêu cầu li hôn khi có “lí do chính đáng”
và như thế nào là có lí do chính đáng; quy định cụ thể thời điểm chấm dứt quan
hệ vợ chồng trước pháp luật và hậu quả của việc li hôn;cần quy định các
nguyên tắc thanh toán chia tài sản của vợ chồng khi li hôn; đặc biết lưu tâm tới
việc chia nhà ở, quyền sử dụng đất của vợ chồng khi li hôn; sự cần thiết phải
quy định các biện pháp nhằm bảo đảm thành phần tài sản chung của vợ chồng
khi li hôn tránh các hành vi dấu diếm tẩu tán tài sản; chế độ pháp lí đỡ đầu
người chưa thành niên cần sửa đổi cho phù hợp quy định về giám hộ của Bộ
luật Dân sự; về quan hệ hôn nhân và gia đình của công dân Việt Nam với
người nước ngoài .
b> Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
Trước những yêu cầu thay đổi của cuộc sống cũng như sửa đổi những hạn
chế của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 luật hôn nhân và gia đình năm
2000 đã ra đời . Đồng nghĩa một số quy định của luật cũ cũng đã thay đổi trong
đó có nhưng quy định về li hôn
-Căn cứ li hôn : Điều 89 Luật hôn nhân và iga đình năm 2000 quy định : “
Tòa án xem xét yêu cầu li hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng đời sống
chung không thể kéo dài mục đích hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyêt
định cho li hôn .Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tòa án tuyên bố
mất tích xin li hôn thì Tòa án giải quyết cho li hôn”. Tuy nhiên có một nhược
điểm mà đã nêu ở kêt luận ở phần trên là cần hiểu quan hệ quan hệ vợ chồng ở
vào “tình trạng trầm trọng đời sống chung không thể kéo dài” thì trong Nghị
quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia
đình đã nêu rõ: “ được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi: vợ chồng
không yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận
của người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống đã
được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở, hòa giải nhiều
lần ; vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường
xuyên đánh đập hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự , nhân phẩm và

uy tín của nhau đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan tổ chức đôàn
thể nhắc nhở hòa giải nhiều lần; vợ chồng không chung thủy với nhau như có
quan hệ ngoại tình,đã được người chồng hoặc vợ hay bà con thân thích nhắc
nhở khuyên bảo nhưng vẫn có hành vi ngoại tình .Để có cơ sở nhận định đời
sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình
trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn trên.Nếu
thực tế cho thấy đã được nhắc nhở hòa giải nhiều lần, nhưng vẫn có quan hệ
ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống li thân, bỏ mặc nhau vẫn tiếp tục có hành vi
ngược đãi, hành vi ngược đãi, hành hạ,xúc phạm nhau có căn cứ để nhận định
12


rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được. Như vậy căn cứ li
hôn của luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã khá hoàn thiện và đi theo một
hướng hoàn toàn đúng đắn,quy định dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- L
có cơ sở khao học kiểm nghiệm trong mấy chục năm qua. Bởi lẽ mục đích của
hôn nhân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình
đẳng tiến bộ hạnh phúc bễn vững, quan hệ vợ chồng đã ở vào tình trạng trầm
trọng đời sống chung không thể kéo dài sẽ dẫn tới hậu quả là mục đích của hôn
nhân không đạt được. Gia đinh không thể hạnh phúc khi vợ chồng không còn
hạnh phúc và không còn muốn bên nhau nữa.
- Điều kiện hạn chế ly hôn
Theo quy định tại điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000:
1. Vợ, Chồng hoặc cả hai cá quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn.
2. Trong vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi th
chồng không có quyền xin ly hôn”.
Theo quy định này, quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn là quyền
của vợ, chồng hoặc cả hai vợ, chồng. Quyền nay gắn liền với nhân thân của vợ,
chồng, không thể chuyển giao. Tuy nhiên, Luật hôn nhân và gia đình xuất phát
từ nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, bảo vệ phụ nữ có thai và thai nhi đã quy

định điều kiện hạn chế ly hôn đối với người chồng, trong khi vợ đang có thai
hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi.
Lưu ý, điều kiện hạn chế ly hôn này (khoản 2 Điều 85 Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000) chỉ áp dụng đối với người chồng, mà không áp dụng với người
vợ. Trong trường hợp người vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng
tuổi, xét thấy mâu thuẫn giữa vợ chồng rất sâu sắc, tình cảm yêu thương giữa
vợ chồng đã hết, nếu duy trì hôn nhân sẽ không có lợi cho sức khỏe của mình,
của thai nhi hay của con mới sinh, mà người vợ có yêu cầu xin ky hôn thì tòa
án vẫn thụ lý đơn yêu cầu xin ly hôn của người vợ và giải quyết vụ án theo thủ
tục chung.
Theo Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp
dụng một số quy định của luật hôn nhân gia đình năm 2000 thì trong trường
hợp vợ đang mang thai dù không biết người vợ có thai với ai nếu người chồng
xin li hôn sẽ giải quyết theo hướng : Trong trường hợp chưa thụ lí vụ án thì
Tòa án áp dụng điểm 1 điều 36 Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án dân
sự trả lại đơn kiện cho người nộp đơn. Trong trường hợp đã thụ lí vụ án thì tòa
cần giả thích cho người nộp đơn biết là họ chưa có quyền yêu cầu li hôn lúc
này Tòa sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án , nếu người nộp đơn không rút đơn
yêu cầu xin yêu cầu li hôn thì tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục
chung và tiến hành bác đơn yêu cầu của họ.
-Hậu quả pháp lí của li hôn
+ Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng : Sau khi li hôn các quyền và nghĩa
vụ nhân thân giữa vợ chồng sẽ chấm dứt hoàn toàn dù vợ chồng có thỏa thuận
được hay không. Những quyền và nghĩa vụ của vợ chồng phát sinh trong quan
hệ hôn nhân sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, một số quyền nhân thân khác mà vợ
chồng với tư cách là công dân thì không ảnh hưởng không thay đổi dù vợ
chồng có li hôn. Nếu trong trường hợp vợ chông đã có quyết định li hôn sau đó
lại tái hợp sỗng chung mà đăng kí kết hôn, sau một thời gian chung sống họ lại
13



phát sinh mâu thuẫn và yêu cầu chấm dứt hôn nhân bằng li hôn thì tòa sẽ không
giải quyết li hôn nữa.
+ Chia tài sản của vợ chồng khi li hôn : Nếu vợ tự thỏa thuận được với nhau
thì tòa sẽ chứng thực cho thỏa thuận đó và chia theo thỏa thuận. Trong trường
hợp nếu hai vợ chồng không thể tự thỏa thuân thì tòa sẽ chia theo những quy
định sau:
Tài sản riêng của bên nào vân thuộc quyền sở hữu của bên đó, vợ chồng có
tài sản riêng hoặc chững minh đó là tài sản riêng( trong trường hợp có tranh
chấp) thì có quyền lấy về .Trong trường hợp vợ hoặc chồng đã xác nhập khối
tài sản riêng vào khối tài sản chung thì không có quyền đòi lại hoặc đền bù.
Đối với những đồ trang sức mà vợ, chồng được cha mẹ tặng cho riên trong
ngày cưới thì đó là tài sản riêng nếu những thứ đó choc hung với tính chất là
tạo dựng vốn cho vợ chồng thì đó là tài sản chung.Trong trường hợp vợ hoặc
chồng vay nợ để sư dụng cho mục đích riêng thì thanh toán bằng tài sản riêng
và ngược lại. Trường hợp con đã thành niên có công sưc đóng góp vào tài sản
chung thì vẫn được chia một phần đóng góp vào tài sản chung, nếu con chưa
thành niên sẽ được giao cho một người trong nom nuôi dưỡng va người kia
phải có nghĩa vụ cấp dưỡng
Về nguyên tắc phần của vợ chồng trong khối tài sản chung là chia như nhau.
Nhưng trong mỗi trường hợp cụ thể để thỏa mãn lợi ích chính đánh của mỗi
bên tòa cần chia theo công sưc đóng góp mối bên cho hợp lí.
Các quy định về việc chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống riêng và
sống chung cùng bố mẹ được quy định tại khoản 2 điều 95 và điều 96 . Trong
thực tiễn xét xử cho thấy việc chia tài sản của vợ chông phức tạp hơn cả là đối
với những tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất. Theo quy định của Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000 quy định việc chia quyền sử dụng đát của vợ chồng
khi li hôn được quy định tại điều 97 luật hôn nhân gia đình năm 2000. Do
phạm vi bài viết có hạn nên em không thể trích dẫn các quy định cụ thể hơn
mong quý thầy cô thông cảm

Mục 12-Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP đã lưu ý : Việc xác định giá trị
khối tài sản chung của vợ hoặc chồng hoặc phần giá trị mà họ phải thanh toán
được hưởng là căn cứ vào giá giao dịch thực tế tại địa phương thời điểm xét xử
.
+ Giải quyết cấp dưỡng vợ chồng khi li hôn: Theo luật định giải quyết việc
cấp ưỡng giữa vợ chồng sau li hôn được đặt ra khi có điều kiên: Một bên vợ
chồng khó khăn túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng, bên kia có khă năng thực
hiện nghĩa vu cấp dưỡng .Trường hợp vợ chồng túng thiếu, có khó khăn khó có
khả năng lao động để kiếm sống . Về mức cấp dưỡng sẽ do vợ chồng thỏa
thuận căn cứ vào thu nhập khả năng của người phải cấp dưỡng về việc thay đổi
người cấp dưỡng và thay đổi mức cấp dưỡng có thể do vợ chồng tự thỏa thuận
hoặc do tòa án quy định nếu trong trường hợp không thỏa thuận được . Việc
cấp dưỡng được tri trả theo hình thức nào và theo khoảng thời gian nào là do
thỏa thuân hoặc tò sẽ xem xét khả năng công việc của mỗi người để quy đinh.
Nếu người được cấp dưỡng mà kết hôn với người khác thì không được nhân
cấp dưỡng nữa.
14


+ Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con cái sau khi li hôn: Mặc dù quan hệ
nhân thân giữa cha mẹ đã chấm dứt nhưng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
thì vẫn còn tồn tại .Vợ chồng đuề có quyền nghĩa vụ bình đẳng chăm sóc giáo
dục con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật khoong có khả
năng để tự nuôi bản thân mình hướng tới bảo đảm lợi ích ọi mặt của con cái .
Khi quyết định cho ai nuôi dưỡng tòa cần xem xét các yếu tố về hoàn cảnh, khả
năng tư cách đạo đức cho người nuôi con, Tạo những điều kiện thuận lựi cho
người đến thăm nuôi con, đồng thời có các chế tài như cấm , tước bỏ quyền tới
thăm con của vợ hoặc chồng sau khi li hôn nếu như việc thăm non ảnh hưởng
không tốt tới người được chăm sóc và đữa con được chăm sóc về vấn đề này
luật đã quy định cụ thể tại điều 95 luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

Việc cấp dưỡng sau khi li hôn quy định cụ thể tại điều 56 Luật hôn nhân và
gia đình năm 2000 “khi li hôn cha mẹ không trục tiếp nuôi con chưa thành
niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả
năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi
con. Mức cấp dưỡng cho con do cha mẹ thỏa thuận, không thỏa thuận được thì
do Tòa án giải quyết”. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những ch phí tối
thiểu cho việc nuôi dưỡngvà học hành của của con và do các bên thỏa thuận.
Trong trường hợp cụ thể vào khả năng của mỗi bên mà quyết định cấp dưỡng
nuôi con cho hợp lí . Về phương thức cấp dưỡng do các bên không thỏa thuận
định kì hang tháng “ tại Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm
2001 quy định chị tiết thi hành luật hôn nhân và gia đình quy định rõ về chế độ
cấp dưỡng tại chương 3 các trường hợp cụ thể . Khoản 2 điều 16 của Nghị
định: “Nhu cầu thiết yếu cảu người được cấp dưỡng cu trú bao gồm các chi phí
thông thường cần thiết khác để bảo đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng”
+Đường lối khi giải quyết các trường hợp li hôn theo luật định : Về nguyên
tắc khi vợ chồng hoặc cả hai vợ chồng có yêu cầu li hôn xét thấy hợp lí Tòa án
thụ lí vụ án li hôn và giả quyết theo thủ tục luật định. Trong mọi trường hợp li
hôn Tòa án đều phải tiến hành điều tra hòa giải bảo đảm một mặt là thực hiện
tự do li hôn mặc khác phải giải quyêt chính xác không gò bó , đồng thời không
kinh xuất .Về nguyên tắc chung tòa án thụ lí đơn yêu cầu li hôn theo quy định
của pháp luật về tố tụng dân sự. Trong trường hợp không đăng kí kết hôn mà
yêu cầu li hôn thì tòa án thụ lí và tuyên bó không công nhận quan hệ vợ chồng
theo quy định tại khoản 1 điều 11 của Luật hôn nhân và gia đình. Những người
có chức trách cần nhận thức rằng các đương sự thường xuất phát từ các lí do,
động cơ li hôn chính đáng hoặc không chính đáng , tòa không dựa và động cơ ,
hay lỗi của đương sự để giải quyêt li hôn mà phải dựa trên các điều kiện kiểm
tra, hòa giải , nếu thật sự xét thấy “ tình trạng trầm trọng chung không thể kéo
dài mục đích hôn nhân không đặt đước thì sẽ cho li hôn. Có hai trường hợp li
hôn : Trường hợp hai vợ chồng thuận tình xin li hôn nếu xét thấy hai bên thật
sự tự nguyện li hôn mục đích hôn nhân không thể đạt được thật sự họ ở trong

tình trạng “trầm trọng đời sống chung không thể kéo dài mục đích hôn nhân
không đạt được “ các vần đè về tài sản con cái và các vần đề khác liên quan đã
được thỏa thuận hợp lí thì tòa sẽ cho li hôn . Do vậy vợ chồng thuận tình li hôn
vẫn phải dựa trên căn cứ li hôn theo luật định. Có như vậy mới đảm bảo được
lợi ích của vợ chồng con cái và lợi ích của xã hội. Đối với những trường hợp
15


vợ chông thuận tình li hôn nhưng thực chất hôn nhân của họ chưa “chết” thì tòa
không được ra quyết định li hôn và hòa giả khuyên răn chỉ đúng chỉ sai để họ
hòa giải sống tốt hơn với nhau. Muốn xác minh hôn nhân của họ đã “chết” hay
chưa tòa phải liên hệ mất thiết với quần chúng , biết lắng nghe và đánh giá
công tâm. Về vấn đề li hôn trong trường hợp thuận tinh này pháp luật đã quy
định rất rõ ràng cụ thể trong Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày
23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp
dụng một số quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000
Trường hợp một bên li hôn do vợ hoặc chồng yêu cầu thì tòa cũng cần phải
xác minh căn cứ li hôn như li hôn từ hai phía. Nếu cảm thấy họ chưa tới mức li
hôn thì tiến hành khuyên như còn nếu xác định vợ chông tới mức hôn nhân đã
“chết” thì tiến hành xét xử vụ án li hôn theo thủ tục chung.
Như vậy xã hội càng phát triển thì luật hôn nhân càng phát triển theo hường
tích cực hơn, Luật hôn nhân và gia đình đã khắc phục nhiều hạn chế của các bộ
luật trược .Tuy nhiên trong quá trình áo dụng vẫn tồn tại nhueeuf hạn chế như
Điều 86 luật này quy định khuyến khích hòa giả cơ sở khi vợ chồng yêu cầu li
hôn. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay tình trạng hôn nhân đang xảy ra càng ngày
cang gây nhiều ảnh hưởng lowin đến gia đình và xã hội. Đồng thời việc hòa
giải cơ sở cũng góp phần hạn chế tình trạng li hôn. Do đó thủ tục li hôn nên là
thủ tục bắt buộc….
III> Kết luận : Như vậy hòa theo dòng chảy phát triển của lịch sử nhân
loại nói chung và lịch sử nước ta nói riêng vấn đề li hôn đã từng bước có

những bước phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn phù hợp với điều kiện
thực tế hơn. Qua đó chúng ta càng ghi nhận sự đóng góp lớn lao của các nhà
làm luật và nghiên cứu luật pháp từ thời kì phong kiến tới nay. Do phạm vi đề
tài nghiên cứu có hạn, hiểu biết còn có nhiều hạn chế nên bài viết còn có
nhiều thiếu sót nên hi vọng sẽ có nhiều góp ý từ quý thầy cô để đề tài được
sâu sắc hơn

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luận văn chế độ hôn nhân và gia đình trong cổ luật Việt Nam của sinh
viên Nguyễn Thị Thùy.
2. Luận án thạc sĩ : Chế định li hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam
của thạc sĩ Vũ Thị Hằng
3. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959
4. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986
5. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
6. Bộ dân luật Bắc kì
7. Bộ dân luật Trung kì
8. Bộ dân luật Nam kì
9. Sắc lệnh số 159-SL ngày 17/11/1950
10. Sắc lệnh 97-SL ngày 22/5/1950
11.Nghị quyết số 01/NQ-HĐTPngày 20/1/1980
12. Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam , Nhà xuất bản công an
nhân dân năm 2009
13. Quốc triều hình luật lịch sử hình thành nội dung và giá trị của tiến sĩ Lê
Thị Sơn . Nhà xuất bản khoa học xã hội năm 2004
........


17



×