Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Pháp luật Việt Nam về chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh và thực tiễn thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.73 KB, 13 trang )

Đề số 22: Pháp luật Việt Nam về chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh
doanh và thực tiễn thực hiện.
BÀI LÀM
A. MỞ ĐẦU
Cạnh tranh được thừa nhận là yếu tố đảm bảo duy trì tính năng động và
hiệu quả của nền kinh tế. trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế Việt Nam ,
cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng đóng vai trò trụ cột, đảm bảo sự vận hành
hiệu quả của cơ chế thị trường, tạo lập môi trường thuận lợi cho phát triển kinh
tế. Để đảm bảo kiểm soát được các hành vi gây hạn chế cạnh tranh hoặc các
hành vi có thể dẫn đến việc gây hạn chế cạnh tranh, đặc biệt khi mở cửa thị
trường, hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh đó bảo vệ quyền tự do chính đáng
của các doanh nghiệp, chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cũng
như tạo lập và duy trì một môi trường kinh doanh bình đẳng là rất cần thiết. Em
xin lựa chọn tìm hiểu đề tài “Pháp luật Việt Nam về chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm
phạm bí mật kinh doanh và thực tiễn thực hiện”.
B. NỘI DUNG
I. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỈ DẪN GÂY NHẦM LẪN (CDGNL)
1, Quy định của pháp luật về chỉ dẫn gây nhầm lẫn.
Theo pháp luật Việt Nam khái niệm “chỉ dẫn thương mại” lần đầu tiên
được quy định tại Nghị định 54/NĐ – CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lí, tên thương mại và bảo hộ quyền
chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp (SHCN):
“Chỉ dẫn thương mại" là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại
hàng hoá, dịch vụ, gồm nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, biểu tượng kinh
doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá,
nhãn hàng hoá...;(khoản 1 Điều 4) và đã được pháp điển hoá trong Luật Sở hữu
trí tuệ năm 2005 (Luật SHTT 2005). Hiện nay, điều chỉnh pháp luật đối với


hành vi cạnh tranh không lành mạnh (CTKLM) dưới dạng CDGNL được quy
định tại Luật Cạnh tranh năm 2004, (Luật CT 2004) và Luật SHTT 2005.


Điều 40 Luật CT 2004 quy định:
“1, Cấm doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm
lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì,
chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch
nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.
2, Cấm kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn
quy định tại khoản 1 Điêu này”.
Quy định trên có một số đặc điểm sau:
- Về chủ thể: Chủ thể thực hiện hành vi CDGNL phải là các doanh
nghiệp, tuy nhiên, khái niệm doanh nghiệp theo Luật CT 2004 khác với khái
niệm doanh nghiệp được hiểu theo Luật Doanh nghiệp 2005, nội hàm của khái
niệm doanh nghiệp rộng hơn so với quy định của Luật Doanh nghiệp bao gồm
các tổ chức kinh doanh, các cá nhân kinh doanh có thể có đăng kí kinh doanh
hoặc không có đăng kí kinh doanh.
- Cách thức thực hiện: Sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm
lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì,
….nhằm làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa dịch vụ để cạnh
tranh không lành mạnh hoặc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn
gây nhầm lẫn.
Đối với hành vi sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn thì mục đích mà các
doanh nghiệp vi phạm hướng tới là làm cho khách hàng có nhận thức sai lệch
về sản phẩm, không phân biệt được đâu là sản phẩm chính hãng, đâu là sản
phẩm sử dụng CDGNL. Về hình thức, doanh nghiệp vi phạm đã sử dụng các
chỉ dẫn giống hệt hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với sản phẩm của
doanh nghiệp khác đang được bảo hộ. Còn hành vi kinh doanh sản phẩm có sử


dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn thì chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp tham
gia vào việc phân phối các sản phẩm có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn.
- Đối tượng: Luật CT 2004 không có quy định cụ thể về chỉ dẫn thương

mại mà chỉ liệt kê một số đối tượng được coi là chỉ dẫn thương mại, bao gồm:
tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lí và những dấu hiệu
khác theo quy định của Chính phủ.
Tuy nhiên, Luật CT không đưa ra các dấu hiệu cụ thể để nhận biết các
đối tượng này mà phải dựa vào các văn bản pháp lí khác có liên quan để có thể
áp dụng một cách thống nhất quy định trên. Về tên thương mại, chỉ dẫn địa lí,
bao bì, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh được ghi nhận ở các văn
bản pháp luật khác nhau như Luật SHTT 2005, quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu
thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (ban hành kèm Quyết định
số 178/1999/ QĐ – TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ),Thông tư
37/2011/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 97/2010/NĐ-CP quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và
Công nghệ ban hành.
Tên thương mại: “là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động
kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh
doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh…” (khoản 21 Điều 4
Luật SHTT 2005).
Tên thương mại thông thường đều được thể hiện cụ thể, rõ ràng có thể là
tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được; có khả năng phân
biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong
cùng lĩnh vực kinh doanh, một doanh nghiệp chỉ có một tên thương mại.
Tên thương mại có thể trùng hoàn toàn hoặc trùng một phần với nhãn
hiệu hàng hoá, ví dụ Sam Sung, Dell,… song cần phân biệt nó với nhãn hiệu
hàng hoá. Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch
vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau, ví dụ FAHADO,


LACTACYD cùng là thuốc nhưng FAHADO là sản phẩm thuốc của Công ty
Dược phẩm Hà Tây, LACTACYD là sản phẩm thuốc của Công ty liên doanh
dược phẩm SANOFI Việt Nam. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh

hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Một
doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm hoặc có thể kinh doanh nhiều
dịch vụ, như thế một doanh nghiệp có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa, ví dụ
công ty P&G, với cùng một loại hàng nước gội đầu nhưng hãng có tới hàng
chục nhãn hiệu khác nhau như Head&Shoulder, Rejoice, Pantene,... Tên
thương mại sau khi được đăng ký theo quy định sẽ được bảo hộ theo quy định
của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Như vậy, hành vi sử dụng CDGNL về tên thương mại là những hành vi
sử dụng bất kỳ chỉ dẫn thương mại nào trùng hoặc tương tự với tên thương mại
của người khác cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ
tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động
kinh doanh dưới tên thương mại đã được pháp luật bảo hộ đó.
Chỉ dẫn địa lý: “là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu
vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể" (khoản 22 Điều 4 Luật
SHTT 2005). Như vậy, chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng
hoá, theo đó, mặt hàng này có tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều
kiện địa lý độc đáo, ưu việt, bao gồm cả yếu tố tự nhiên, con người hoặc cả hai
yếu tố đó.
Cần khẳng định, chỉ dẫn địa lý không phải là nhãn hiệu và tên thương
mại. Chỉ dẫn địa lý là tên địa lý (địa danh) của một nước, hoặc một địa phương,
hoặc một khu vực (ví dụ Nha Trang, Phú Quốc, Đoan Hùng, v.v..). Chỉ dẫn địa
lý thường được gắn với những mặt hàng có tính chất hoặc chất lượng đặc thù
mà tính chất và chất lượng đặc thù này do các yếu tố độc đáo về địa lý, về con
người của địa phương đó tạo nên. Xuất phát từ thực tế là tại một địa phương có
thể có nhiều người cùng được hưởng những yếu tố độc đáo về tự nhiên và con


người của địa phương mình để sản xuất những sản phẩm có tính chất, chất
lượng đặc thù, nên bất kỳ cá nhân, pháp nhân nào sản xuất kinh doanh sản
phẩm đặc biệt tại địa phương có yếu tố đặc trưng đều có quyền nộp đơn yêu

cầu cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Qua phân tích trên, có thể khái quát
hành vi sử dụng CDGNL về chỉ dẫn địa lý là việc sử dụng chỉ dẫn thương mại
trùng hoặc tương tự với:
- Chỉ dẫn thương mại đang được bảo hộ của đối thủ cạnh tranh gây ấn
tượng sai lệch về xuất xứ địa lý của hàng hoá;
- Chỉ dẫn thương mại đang được bảo hộ cho những hàng hoá trùng,
tương tự hoặc có liên quan mà không bảo đảm uy tín, danh tiếng của hàng hoá
mang chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp sử dụng dưới hình thức dịch sang
ngôn ngữ khác hoặc sử dụng kèm theo các từ ngữ như "phương pháp", "kiểu",
"loại", "dạng", "phỏng theo", hoặc các từ ngữ tương tự. Mặc dù điều luật này
không quy định nhưng có thể hiểu rằng những chỉ dẫn thương mại của hàng
hoá, dịch vụ thông thường phải là những chỉ dẫn của những hàng hoá đang có
uy tín danh tiếng trên thị trường được khách hàng ưa chuộng.
Bao bì: “là vỏ bọc bao ngoài hàng hoá được gắn trực tiếp vào hàng hoá
và được bán cùng với hàng hoá. Bao bì gồm bao bì chứa đựng và bao bì
ngoài”. (Khoản 2 Điều 3 Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được ban hành kèm theo Quyết định số
178/199/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ).
Biểu tượng kinh doanh: “là ký hiệu, chữ viết, hình vẽ, hình khối được
thiết kế một cách độc đáo và được coi là biểu tượng của doanh nghiệp sử dụng
trong hoạt động kinh doanh”[1]. Biểu tượng là một cái gì đó để nhận biết sản
phẩm của người sản xuất và phân biệt chúng với sản phẩm của các nhà sản xuất
khác. Ví dụ khi nhắc tới Apple người ta sẽ liên tưởng ngay tới hình ảnh quả táo
căn dở, một biểu tượng vô cùng nổi tiếng, hoăc tại Việt Nam, khi nhắc tới Tập


đoàn viễn thông quân đội Viettel người ta sẽ nghĩ ngay tới biểu tượng hình bầu
dục, chữ Viettel màu xanh ở giữa và hai hình viền màu xanh và đỏ ở hai bên.
Khẩu hiệu kinh doanh: “là một nhóm từ ngữ xuất hiện bên cạnh tên
doanh nghiệp hoặc nhãn hiệu của sản phẩm của doanh nghiệp nhằm nhấn

mạnh mục đích hoặc tiêu chí kinh doanh của doanh nghiệp hoặc đối tượng
khách hàng mà sản phẩm hướng tới”[2]. Bên cạnh biểu tượng kinh doanh, chỉ
dẫn địa lý, tên thương mại thì khẩu hiệu kinh doanh cũng là đối tượng cần được
pháp luật bảo hộ. Không phải ngẫu nhiên khi nhắc tới Viettel người ta sẽ nghĩ
ngay tới câu nói “hãy nói theo cách của bạn”, Công ty Bitis’: “nâng niu bàn
chân Việt”.
Bên cạnh đó, mặc dù Luật CT 2004 chỉ quy định việc cấm sử dụng và
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có CDGNL cho khách hàng, song cần hiểu
"CDGNL" còn bao gồm cả hành vi giả mạo hàng hoá, dịch vụ gây nhầm lẫn
cho khách hàng[3].
II. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÂM PHẠM BÍ MẬT KINH DOANH
Điều 41 Luật CT 2004 quy định: “Cấm doanh nghiệp thực hiện các
hành vi sau đây:
1, Tiếp cận thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các
biện pháp bảo mật của người sở hữu bí mật kinh doanh đó;
2, Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được
phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh;
………
Ngoài ra, Luật SHTT cũng có quy định về hành vi xâm phạm bí mật
kinh doanh, quy định tại Điều 127 Luật SHTT 2005
Theo Khoản 1, Điều 127 Luật SHTT, hành vi vi phạm BMKD bao gồm
các hành vi sau:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc BMKD bằng cách chống lại các
biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp BMKD đó. Người kiểm soát


BMKD trong trường hợp này bao gồm chủ sở hữu BMKD, người được chuyển
giao hợp pháp quyền sử dụng BMKD;
b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc BMKD mà không được phép của chủ
sở hữu BMKD đó (loại trừ các trường hợp ngoại lệ đã được nêu tại Khoản 3,

Điều 125 Luật SHTT)
c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép
buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận,
thu thập hoặc làm bộc lộ BMKD;
d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc BMKD của người nộp đơn theo thủ
tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các
biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;
đ) Sử dụng, bộc lộ BMKD dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết BMKD
đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi vi phạm
BMKD đã được pháp luật quy định;
e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật đối với các cơ sở dữ liệu, kết quả
thử nghiệm theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, không phải bất cứ thông tin bí mật nào cũng được bảo hộ.
Điều 85 của Luật SHTT đưa ra danh mục các loại thông tin không được bảo hộ
với danh nghĩa bí mật kinh doanh bao gồm: “1. Bí mật về nhân thân; 2. Bí mật
về quản lý nhà nước; 3. Bí mật về quốc phòng, an ninh; 4. Thông tin bí mật
khác không liên quan đến kinh doanh”.
Theo quy định của Điều 84 Luật SHTT, bí mật kinh doanh sẽ được bảo
hộ khi đáp ứng các điều kiện sau: không phải là hiểu biết thông thường và
không dễ dàng có được; khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người
nắm giữ lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh
doanh đó; được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh
doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.


Ngoài ra, theo tinh thần của Điều 8 Luật SHTT, thì các bí mật kinh
doanh trái với đạo đức xã hội, xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước, lợi ích công
cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh sẽ không được pháp luật Việt Nam bảo
hộ.
Về cơ bản, các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật nước ta đã

thể hiện được ba đặc điểm chính của bí mật kinh doanh là: tính bí mật, có giá
trị, và được chủ sở hữu bảo mật. Đối với bí mật kinh doanh (BMKD) của các
chủ sở hữu không được xác lập thông qua hình thức cấp văn bằng bảo hộ mà
được bảo hộ “tự động”. Có nghĩa là quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD
sẽ phát sinh khi đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật mà không cần thông
qua bất cứ một thủ tục đăng ký nào.
Việc quy định cụ thể các hành vi vi phạm BMKD được xem là một trong
những bước tiến quan trọng của pháp luật Việt Nam trong thời gian gần đây.
Nó có ý nghĩa thiết thực trong việc xác định chính xác và xử lý kịp thời các
hành vi xâm phạm BMKD, bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho chủ sở hữu
BMKD.
Các hành vi vi phạm pháp luật về CDGNL hoặc xâm phạm bí mật kinh
doanh sẽ bị xử phạt theo Nghị định của Chính phủ số 120/2005/NĐ – CP ngày
30 tháng 9 năm 2005 quy định về xử lí vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh
tranh. Cụ thể:
Theo quy định của Điều 30 Nghị định số 120, doanh nghiệp sử dụng chỉ
dẫn gây nhầm lẫn sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong
các trường hợp sau:
- Sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại,
khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý để làm sai
lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ của mình và của doanh
nghiệp khác nhằm mục đích cạnh tranh;


- Kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn nói
trên.
Doanh nghiệp vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị
phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
- Hàng hoá, dịch vụ liên quan là các mặt hàng lương thực, thực phẩm,
trang thiết bị y tế, thuốc phòng và chữa bệnh cho người, thuốc thú y, phân bón,

thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi và các dịch
vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ;
- Hàng hoá, dịch vụ liên quan được lưu thông, cung ứng trên phạm vi từ
hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
Ngoài việc bị phạt tiền nêu trên, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp
dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục là:
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi
phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện
hành vi vi phạm;
- Buộc cải chính công khai.
Theo quy định Điều 31 Nghị định số 120, doanh nghiệp thực hiện một
trong các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000
đồng đến 10.000.000 đồng.
Doanh nghiệp vi phạm thuộc một trong trường hợp sau đây sẽ bị phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
- Sử dụng bí mật kinh doanh để sản xuất và lưu thông hàng hoá, cung
ứng dịch vụ trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;
- Tiết lộ, cung cấp bí mật kinh doanh cho đối thủ cạnh tranh của chủ sở
hữu bí mật kinh doanh đó.
Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị tịch thu tang
vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch
thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.


III, THỰC TIẾN THỰC HIỆN TẠI VIỆT NAM
Nhìn chung, do pháp luật Việt Nam không thừa nhận án lệ, các cơ quan
tài phán của nước ta lại hường có vai trò hạn chế trong việc vận dụng pháp luật,
nhất là trong trường hợp chỉ có những quy định mang tính nguyên tắc nên rất
khó áp dụng pháp luật một cách hiệu quả nhất, hơn nữa vấn đề về cạnh tranh
không lành mạnh nói chung và CDGNL và xâm phạm BMKD nói riêng còn

tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Các doanh nghiệp còn đang hạn chế trong việc
nhận thức về thực hiện pháp luật và sử dụng pháp luật như một công cụ để bảo
vệ chính mình. Đầu năm 2009, khi Cục Quản lý cạnh tranh tiến hành khảo sát
các doanh nghiệp (DN) về mức độ hiểu biết Luật Cạnh tranh, trên 70% DN
Việt Nam không biết đến nội dung văn bản luật này. Kết quả ấy cho thấy, Luật
Cạnh tranh còn khá mới mẻ đối với cộng đồng DN Việt Nam. Thực tế, trong
một số vụ việc, các DN có liên quan cũng thừa nhận và khẳng định một cách
“ngây thơ” rằng, hành vi vi phạm của họ xuất phát từ việc không biết có Luật
Cạnh tranh. Chính Vinapco cũng rất bức xúc khi Hội đồng Cạnh tranh ra quyết
định xử phạt về hành vi lạm dụng vị trí độc quyền theo điều 14 của Luật Cạnh
tranh.[4] Do đó, quy định thiếu cụ thể đối với một nội dung có vai trò định vị
như vậy sẽ gây trở ngại lớn cho các hoạt động thực thi pháp luật cạnh tranh tại
Việt Nam và đảm bảo tính khách quan trong các vụ việc.
Các văn bản pháp luật về cạnh tranh nói chung và các hành vi hạn
chế cạnh tranh nói riêng còn chồng chéo, mâu thuẫn với nhau. Có thể nhận thấy
rõ nhất là hai văn bản Luật cạnh tranh và luật SHTT. Các nhà làm luật Việt
Nam đã cố gắng tạo sự liên kết giữa hai nhóm quy định trên, chẳng hạn như tại
khoản 3 Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ (được ban hành sau Luật Cạnh tranh)
có sự dẫn chiếu đến pháp luật cạnh tranh khi quy định tổ chức, cá nhân thực
hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. Tuy nhiên, những cố


gắng này còn chưa đầy đủ và đồng bộ. Mặc dù có sự dẫn chiếu trên các văn bản
luật, các quy định của văn bản dưới luật lại không khớp để có thể tổ chức thực
thi. Nghị định số 120/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/9/2005 quy định về
xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh hoàn toàn không có chế tài
để xử lý hai hành vi sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ của đại diện hoặc đại lý và
đăng ký tên miền nhằm mục đích cạnh tranh, do đó các quy định về hai hành vi
này của Luật Sở hữu trí tuệ một lần nữa lại có nguy cơ trở thành các quy định

“treo” như trường hợp của Nghị định 54/2000/NĐ-CP trước đây.
Về CDGNL: nếu như doanh nghiệp vi phạm đã sử dụng các chỉ dẫn
giống hệt hoặc tương tự đến mức nhầm lẫn với chỉ dẫn của doanh nghiệp khác
đang được bảo hộ. Khi các chỉ dẫn giống hệt nhau thì việc xác định sự nhầm
lẫn sẽ dễ dàng. Nhưng nếu các chỉ dẫn thương mại không hoàn toàn giống
nhau, có nghĩa là vẫn tồn tại một mức độ khác biệt nhất định, thì pháp luật phải
xác định sự khác biệt đến mức độ nào có thể gây nhầm lẫn và có thể không tạo
ra sự nhầm lẫn. Về vấn đề này, Luật Cạnh tranh vẫn chưa đưa ra hướng dẫn cụ
thể về mức độ sai số có trong các thông tin của chỉ dẫn có thể gây nhầm lẫn cho
khách hàng hoặc người tiêu dùng khiến cho việc áp dụng luật chưa thống nhất,
tùy thuộc vào cảm nhận chủ quan của mỗi người.
Về xâm phạm BMKD:
Thứ nhất: Pháp luật nước ta chưa làm rõ trách nhiệm pháp lý của bên
thứ ba. Bên thứ ba trong trường hợp này phải được hiểu là bên không có quyền
chiếm giữ, sử dụng cũng như nghĩa vụ bảo mật BMKD cho chủ sở hữu nhưng
lại có được BMKD từ các hành vi không trung thực như xúi giục, lôi kéo người
khác tiết lộ BMKD của chủ sở hữu cho họ. Khi xem xét trách nhiệm của bên
thứ ba để xác định có hay không hành vi vi phạm BMKD, thì một vấn đề được
đặt ra làm thế nào để xác định được trường hợp bên thứ ba “biết hoặc có nghĩa
vụ phải biết” về việc BMKD đó là được tiếp nhận một cách bất hợp pháp? Pháp


luật Việt Nam chưa có giải thích cũng như quy định các căn cứ cụ thể trong
trường hợp này.
Thứ hai: Các hành vi vi phạm BMKD trong lĩnh vực quan hệ lao động,
trong lĩnh vực chuyển giao quyền SHTT đối với BMKD cũng chưa được pháp
luật Việt Nam đề cập tới [3]
Nhìn nhận một cách khách quan thì các quy định của pháp luật nước ta
về CDGNL và xâm phạm BMKD đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của nền
các doanh nghiệp trước sức ép cạnh tranh của nền kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, cần phải hoàn thiện hơn nữa các văn bản pháp luật và ban
hành các Nghị định hướng dẫn thi hành một cách cụ thể để việc áp dụng pháp
luật thống nhất và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cạnh tranh là
một thiết chế phức tạp, mang nhiều tính đặc thù và có vị trí quan trọng nên việc
xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của cơ quan này cần có những đầu
tư, tìm tòi và phát triển hơn nữa để thực thi có hiệu quả nhất các quy định của
pháp luật.
C. KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu và phân tích đè tài pháp luật Việt Nam về chỉ dẫn gây
nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh và thực tiễn thực hiện, em nhận thấy
rằng, sau nhiều năm có hiêu lực và được áp dụng trong đời sống, các quy định
pháp luật về chỉ dẫn gây nhầm lẫn và xâm phạm bí mật kinh doanh vẫn chưa
thực sự phát huy hết được vai trò của mình. Các doanh nghiệp vẫn tỏ ra ngại
ngần hoặc lung túng trong việc thực hiện, áp dụng các quy định đó như một
công cụ pháp lí hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi của mình. Hi vọng rằng việc xây
dựng và thực thi pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh một cách hiệu quả sẽ
hướng tới việc tạo dựng môi trường cạnh tranh hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển
kinh tế xã hội.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] [2] Điểm b khoản 1 Điều 11 Thông tư 37/2011/TT-BKHCN hướng
dẫn Nghị định 97/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

[3] Lê Anh Tuấn, Một số quy định về chống cạnh tranh không lành
mạnh theo Luật cạnh tranh Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số
10/2005, tr 54.
[4] />
• Sách và các tài liệu tham khảo khác

- Luật Cạnh tranh 2004
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- Nghị định của Chính phủ số 120/2005/NĐ – CP ngày 30 tháng 9
năm 2005 quy định về xử lí vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh
tranh

- Quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu (ban hành kèm Quyết định số 178/1999/ QĐ
– TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ).

- />- />


×