Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phân tích các yếu tố xã hội tác động đếnhoạt động thực hiện pháp luật? Liên hệ với tình hình thực tiễn hoạt độngpháp luật ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.99 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC

1

A. PHẦN MỞ ĐẦU

2

B. PHẦN NỘI DUNG

2

I. Các yếu tố xã hội xã hội tác động đến hoạt động thực hiện pháp luật

2

1. Yếu tố kinh tế

2

2. Yếu tố chính trị

4

3. Yếu tố văn hóa – lối sống

7

4. Yếu tố pháp luật



11

II. Liên hệ thực tình hình thực tiễn hoạt động thực hiện pháp luật ở

13

nước ta hiện nay
C. PHẦN KẾT LUẬN

14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

15

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho các
quy định của pháp luật đi vào thực tiễn cuộc sống, trở thành những hành vi thực
tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật”. Việc nhà nước ngày càng mở rộng sự
điều tiết xã hội bằng pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng các quy
phạm pháp luật nhất định và các vấn đề, khía cạnh liên quan đến nó địi hỏi ngày
càng phải chú ý hơn đến vấn đề thực hiện pháp luật. Song song với vấn đề này,
có hàng loạt các yếu tố xã hội tác động đến hoạt động thực hiện pháp luật, do
vậy, càng nắm bắt và hiểu rõ các yếu tố đó bao nhiêu thì càng có khả năng làm
tốt hoạt động thực hiện pháp luật.
Bởi vậy, em xin chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố xã hội tác động đến

hoạt động thực hiện pháp luật? Liên hệ với tình hình thực tiễn hoạt động
pháp luật ở nước ta hiện nay” cho bài tập lớn học kì lần này.

B. PHẦN NỘI DUNG
I. Các yếu tố xã hội tác động đến hoạt động thực hiện pháp luật
1. Yếu tố kinh tế
Yếu tố kinh tế được hiểu bao gồm tổng thể các điều kiện, hoàn cảnh về
kinh tế - xã hội, hệ thống các chính sách xã hội và việc triển khai thực hiện, áp
dụng chúng trong thực tế xã hội. Nền kinh tế - xã hội phát triển năng động, bền
vững sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực hiện pháp luật, tác động tích
cực tới việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật của các tầng lớp xã
hội. Ngược lại, nền kinh tế - xã hội chậm phát triển, kém năng động và hiệu quả
sẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp
2


luật. Yếu tố kinh tế là nền tảng của sự nhận thức, hiểu biết pháp luật và thực
hiện pháp luật nên có tác động mạnh mẽ tới hoạt động thực hiện pháp luật của
các chủ thể pháp luật.
Thực tế hiện nay cho thấy rằng điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hưởng
quan trọng đến lợi ích và do đó, tác động đến tư tưởng, quan điểm, thái độ, niềm
tin của các tầng lớp nhân dân đối với pháp luật. Khi nền kinh tế - xã hội phát
triển, đời sống vật chất của các tầng lớp dân cư được cải thiện, lợi ích kinh tế
được đảm bảo thì nhân dân sẽ phấn khởi, tin tưởng vào đường lối kinh tế, chính
sách pháp luật, sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động điều hành, quản lý của Nhà
nước. Khi đó, niềm tin của các chủ thể đối với pháp luật được củng cố, hoạt
động thực hiện pháp luật sẽ mang tính tích cực, thuận chiều, phù hợp với các giá
trị, chuẩn mực pháp luật hiện hành.
Khi kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện, các cán
bộ, công chức nhà nước, các tầng lớp nhân dân có điều kiện mua sắm các

phương tiện nghe, nhìn, có điều kiện thỏa mãn các nhu cầu thông tin pháp luật
đa dạng và cập nhật. Các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ dễ đàng
đến được với đông đảo cán bộ và nhân dân; nhu cầu tìm hiểu, trang bị thông tin,
kiến thức pháp luật trở thành nhu cầu tự giác, thường trực trong suy nghĩ và
hành động của họ. Điều đó giúp cho hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ
thể mang tính tự giác, tích cực. Còn khi kinh tế chậm pháp triển, thu nhập thấp,
tình trạng thất nghiệp cịn gia tăng, lợi ích kinh tế không được đảm bảo, đời
sống của cán bộ, nhân dân gặp khó khăn thì tư tưởng sẽ diễn biến phức tạp, cái
xấu có cơ hội nảy sinh, tác động tiêu cực tới việc thực hiện pháp luật. Đây chính
là mảnh đất lý tưởng cho sự xuất hiện các loại hành vi vi phạm pháp luật, đi
ngược lại các giá trị, chuẩn mực pháp luật, như tệ quan liêu, cửa quyền, nhũng
nhiễu, tham nhũng trong cán bộ, viên chức nhà nước; buôn lậu, gian lận thương
3


mại, trốn thuế từ phía các doanh nghiệp; trộm cắp, cướp giật, buôn bán ma túy…
trong các thành phần xã hội bất hảo…
Bên cạnh đó cơ chế kinh tế cũng có ảnh hưởng tới hoạt động thực hiện
pháp luật. Cơ chế kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp trước đây đã tạo ra tâm lý
thụ động, ỷ lại; do đó, nhận thức pháp luật và hoạt động thực hiện pháp luật
thường mang tính phiến diện, một chiều theo kiểu mệnh lệnh - chấp hành mệnh
lệnh. Cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay với những
mặt tích cực của nó sẽ tạo ra tư duy năng động, sáng tạo, coi trọng uy tín, chất
lượng, hiệu quả của hoạt động kinh tế; từ đó, sẽ tác động tích cực hơn tới ý thức
pháp luật và hành vi thực hiện pháp luật của các chủ thể trong các hoạt động sản
xuất kinh doanh sinh hoạt và tiêu dùng. Nhưng mặt trái của kinh tế thị trường
cũng sẽ tạo ra tâm lý sùng bái đồng tiền, coi tiền là tất cả, bất chấp các giá trị
đạo đức, pháp luật; đồng thời sẽ tạo ra những quan niệm, hành vi sai lệch trong
thực hiện pháp luật, lấy đồng tiền làm thước đo để đánh giá các quan hệ giữa
người với người. Đây là nguyên nhân phát sinh các hành vi trái pháp luật, là môi

trường cho các loại tội phạm nảy sinh và phát triển.
Việc thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo các nguyên tắc của công bằng
xã hội là điều kiện cần thiết cho sự ổn định chính trị, tăng cường pháp chế và
đồn kết mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội; củng cố ý thức của con người về
cái chung trong các lợi ích, lý tưởng của họ, khơi dậy thái độ tích cực của quần
chúng đối với việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật;
nhờ đó, ý thức tôn trọng. chấp hành pháp luật cũng được nâng lên một bước và
việc thực hiện pháp luật của các chủ thể trở nên tự giác và chủ động hơn.
2. Yếu tố chính trị

4


Yếu tố chính trị là tồn bộ yếu tố tạo nên đời sống chính trị của xã hội ở
từng giai đoạn lịch sử nhất định, bao gồm mơi trường chính trị, hệ thống các
chuẩn mực chính trị, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và q trình tổ
chức thực hiện chúng; các quan hệ chính trị và ý thức chính trị, hoạt động của hệ
thống chính trị. Cùng với đó là nền dân chủ xã hội và bầu khơng khí chính trị xã hội. Yếu tố chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hiệu quả của hoạt động
thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật, đặc biệt là các cá nhân, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật.
Mơi trường chính trị - xã hội của đất nước ta trong những năm qua ln ổn
định, phát triển bền vững chính là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động thực
hiện pháp luật, vì nó củng cố ý thức và niềm tin chính trị của cán bộ, đảng viên
và quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, gia tăng lập trường chính
trị - tư tưởng của các cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Thực tiễn lích
sử chứng minh tằng, trong thập kỷ cuối cùng của thế kỉ XX, khi mà Liên Xô và
các nước xã hội chủ nghĩa ở Đơng Âu suy thối, tan rã, một bộ phận khơng nhỏ
cán bộ, đảng viên, nhân dân đã có sự hoang mang, dao động về tư tưởng, tâm lý;
nhưng nhờ mơi trường chính trị ổn định dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản
Việt Nam nên chúng ta đã vượt qua thử thách một cách thành cơng.

Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Đảng có ảnh hưởng rất quan
trọng tới hoạt động thực hiện pháp luật. Ở nước ta, sự vận hành của hệ thống
pháp luật trên các phương diện xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật luôn
được dặt dưới sự lãnh đạo của Đản Cộng Sản Việt Nam. Đảng ta nhận thức sâu
sắc rằng muốn xây dựng được một bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh vận
hành trên cơ sở các nguyên tắc, quy định của pháp luật thì vấn đề thực hiện pháp
luật một cách nhất quán, nghiêm chỉnh từ phía cán bộ, đảng viên và nhân dân
phải luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Muốn cho pháp luật được tơn trọng và
5


thực hiện nghiêm túc thì cán bộ, đảng viên phải là những người đi trước, gương
mẫu thực hiện và có “năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường
lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với nhân dân,
biết phát huy sức dân”. Chính vì vậy Đảng ta ln quan tâm và chỉ đạo sâu sắc
đối với các hoạt động pháp luật, trong đó có thực hiện pháp luật.
Ý thức chính trị cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ tới hoạt động thực hiện
pháp luật. Nó phản ánh các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội giữa các giai cấp,
các dân tộc và các quốc gia cũng như thái độ của các giai cấp đối với quyền lực
nhà nước, thể hiện trực tiếp và tập trung nhất lợi ích giai cấp. Ở nước ta, hệ
thống chính trị được thể hiện trong cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng
cũng như trong các chính sách, pháp luật của Nhà nước dựa trên nền tảng của
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ vai trị chủ đạo trong đời
sống tinh thần của xã hội, thể hiện và vì lợi ích của đông đảo các giai cấp, tầng
lớp nhân dân lao động. Trong hoạt động thực hiện pháp luật, ý thức chính trị thể
hiện trước hết ở việc các chủ thể có chức năng áp dụng pháp luật quán triệt,
thấm nhuần nhiệm vụ chính trị của mình, lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu
sát quá trình thực hiện, áp dụng pháp luật, giữ nghiêm kỷ cương, phép nước.
Điều đó sẽ giúp cho hoạt động thực hiện pháp luật thực sự đạt được chất lượng,
hiệu quả cao, khơi dậy ý thức, trách nhiệm chính trị của các chủ thể khác trong

thực hiện pháp luật.
Tính chất, mức độ của nền dân chủ xã hội cũng có ảnh hưởng quan trọng
tới hoạt độngt hực hiện pháp luật, Trong điều kiện xã hội có nền dân chủ rộng
rãi, thông tin đa dạng, phong phú, nhiều chiều, các tầng lớp xã hội có thể thẳng
thắn, cơng khai, cởi mở bày tỏ chính kiến, quan điểm, nguyện vọng của mình
đối với các vấn đề pháp luật và các cơ quan thực hiện pháp luật hoặc yêu cầu
các cơ quan pháp luật trợ giúp, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình.
6


Ngược lại, trong điều kiện xã hội thiếu dân chủ, thơng tin nghèo nàn, thậm chí bị
bưng bít thì bầu khơng khí chính trị - xã hội bị ngột ngạt, gị bó, các cơng dân
khơng dám nói thật suy nghĩ của lịng mình, khơng dám địi hỏi cơng lý vì e ngại
ý kiến, yêu cầu mà họ đưa ra có thể “ phạm húy” hoặc không “ hợp khẩu vị” của
ai đó.
3. Yếu tố văn hóa - đời sống
Các yếu tố văn hóa - đời sống bao giờ cũng thuộc về một mơi trường văn
hóa - xã hội nhất định gắn liền với một phạm vi không gian - xã hội nhất định,
nơi các cá nhân và cộng đồng người tổ chức các hoạt động sống, lao động, sinh
hoạt, cùng nhau tạo dựng, thừa nhân và chia sẻ các giá trị văn hóa, lối sống
phong tục tập quán, lễ nghi… Với những mặt, những khía cạnh biểu hiện của
mình, các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động thực hiện pháp
luật, thể hiện trên các điểm sau:
- Các phong tục tập quán trong cộng đồng xã hội có ảnh hưởng nhất định
tới hoạt động thực hiện pháp luật của các tần lớp nhân dân, thể hiện đặc biệt rõ
nét ở khu vực nông thôn. Bên cạnh những ưu điểm rất căn bản, các phong tục,
tập quán ở nông thôn cũng đang bộc lộ những nhược điểm nhất định như việc tổ
chức hội hè, đình đám, ma chay, giỗ chạp nhiều lúc nhiều nơi còn cồng kềnh,
tốn kém và lãng phí, những hủ tục lạc hậu, lỗi thời cịn tồn tại, trình độ dân trí
cịn thấp; thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội phát sinh, tính tích cực chính trị - xã

hội của mỗi người dân cịn hạn chế… Tại một số làng xã, chính quyền và người
dân đứng ra tổ chức lễ hội ồn ào, kéo dài, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt,
bán vé và thu phí sai nguyên tắc tài chính, sự chỉ đạo thiếu sâu sát, để cho một
số người lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan. Trong khi một số thói hư,
tật xấu và tệ nạn xã hội như nạn cờ bạc, số đề, mê tín dị đoan, mại dâm… đang

7


xâm nhập vào nơng thơn, thì có những người, thay vì tích cực đấu tranh ngăn
chặn, phịng ngừa, lại tiếp tay hoặc trức tiếp tham gia vào những thói xấu đó.
Những hiện tượng trên đây gây khó khăn cho việc thực hiện đúng đắn pháp luật,
đồng thời là những hành vi vi phạm pháp luật, coi thường kỷ cương, phép nước,
cần phải có biện pháp xử lý nghiêm minh, thích đáng.
- Lối sống đô thị và lối sống nông thôn có ảnh hưởng khác nhau tới hoạt
động thực hiện pháp luật. Đặc trưng nổi bật của lối sống đô thị là tính tích cực
chính trị - xã hội ở đơ thị tương đối cao. Cư dân đơ thị có nhiều điều kiện tiếp
xúc với các thơng tin chính trị - xã hội và tích cực tham gia vào các hoạt động xã
hội lớn mà phần nhiều được tổ chức tại các đơ thị. Các phong trào có sức huy
động quần chúng ở các đô thị thường diễn ra nhanh hơn so với ở nông thôn. Đây
cũng là điều dễ hiểu vì đơ thị thường là nơi tập trung nhiều thành phần xã hội có
trình độ học vấn tương đối cao. Tại các thành phố, phạm vi giao tiếp xã hội về
cơ bản tương đối rộng, cường độ giao tiếp cao và mang tính ẩn danh trong giao
tiếp. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật
và các hình thức thực hiện pháp luật. Mặt khác, đơ thì là nơi tập trung phần lớn
bộ phận không thể thiếu trong dân cư đô thị thường được gọi dưới cái tên những
“phần tử ngoài lề xã hội”. Về phương diện xã hội, đây là môi trường phát sinh
nhiều loại tệ nạn xã hội và tội phạm nhiều khi ở mức báo động, gây khó khăn
cho công tác quản lý xã hội và hoạt động thực thi, bảo vệ pháp luật.
Lối sống nông thôn là lối sống mang tính cộng đồng rất cao và rất chặt chẽ,

liên kết các thành viên trong làng xã lại với nhau, mỗi người đều hướng tới
những người khác. Điều đó thể hiện ở mói quan hệ gắn bó, sự quan tâm giúp đỡ
lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đinh, dịng họ, lối xóm ở nơng thơn.
Người dân nơng thơn thường sống đồn kết găn bó với q hương làng xóm, rất

8


coi trọng tình làng nghĩa xóm. Đây là một biểu hiện rất riêng, rất đặc thù của lối
sống nông thôn Việt Nam.
Tính cộng đồng được coi là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động thực hiện
pháp luật. Bằng ý thức cộng đồng, nó giúp cho các cán bộ pháp luật dễ dàng hơn
trong việc phổ biến, tuyên truyền và thực hiện các chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sach, pháp luật của Nhà nước đến với đông đảo người dân nơng
thơn. Sức mạnh của tinh thần đồn kết giúp cho các cơ quan hành chính, tư pháp
hồn thành tốt các nhiệm vụ thực thi và bảo vệ pháp luật. Khi truyền thống dân
chủ làng xã được phát huy, người dân cơi mở, thẳng thắn tham gia ý kiến về
những cái được và cái chưa được trong hoạt động thực hiện pháp luật.
Sự đề cao tính cộng đồng và chủ nghĩa tập thể dễ dẫn cán bộ làm công tác
thực thi và bảo vệ pháp luật đến việc đánh mất ý thức về con người cá nhân, cái
tôi bị triệt tiêu, ý thức cá nhân và hành vi các nhân cũng bị đặt vào lối xử thế hịa
cả làng. Tình trạng này khiến cho cán bộ nhà nước khi phải đối mặt với những
việc làm sai trái, khuyết điểm, thậm chí vi phạm pháp luật, thì họ thường tìm
cách né tránh trách nhiệm cá nhân và muốn đó là trách nhiệm tập thể. Bên cạnh
đó tính cộng đồng thường là cái cớ được cán bộ làm công tác thực thi và bảo vệ
pháp luật dùng để biện minh cho thói quen ỷ lại vào tập thể và tâm lý an phận
thủ thường. Chính điều này làm hạn chế năng lực sáng tạo, sự chủ động và quyết
đoán của họ trong điều hành, giải quyết các cơng việc chung; từ đó, ảnh hưởng
đến hoạt động thực hiện pháp luật.
- Quan hệ dòng họ, thân tộc trong điều kiện xã hội hiện nay nhất là nông

thôn cũng đang bộc lộ những tác động tiêu cực và tích cực của nó đối với cơng
tác thực hiện pháp luật. Những mặt tích cực là quan hệ họ hàng tạo nên sự đồn
kết nhất trí, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, động viên nhau những lúc khó khăn;

9


quan hệ họ hàng là cơ sở hình thành nên tình cảm q hương, nguồn cội, có giá
trị trong đời sống tinh thần của người dân. Ngược lại, ở mặt tiêu cực thì quan hệ
thân tộc dễ làm nảy sinh tính cục bộ, hẹp hịi trong sự nhìn nhận, đánh giá của
các dịng họ khác, sự ganh ghét, kìm hãm lẫn nhau hoặc có thể bị lợi dụng, lơi
kéo vào sự tranh chấp quyền lực của cá nhân hay của một dịng họ nào đó trong
làng xã. Những hiện tượng này đã và đang gây cản trở cho hoạt động thực hiện
pháp luật.
- Các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên đăng tải các thông tin
về các sự kiện hiện tường pháp luật xảy ra trong xã hội, hoạt động thực hiện
pháp luật của các tầng lớp xã hội và của các cơ quan chức năng, nêu lên những
tấm gương điển hình người tốt việc tốt trong việc thực hiện pháp luật… những
thơng tin đó ở chừng mực khác nhau tác động đến suy nghĩ nhận thức và hành vi
của mỗi con người, khiến cho họ thực hiện pháp luật tốt hơn.
- Dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ tới hoạt động thực hiện pháp luật.
Dư luận xã hội gắn liền với ý chí của cộng đồng của nhóm xã hội nên nó có tác
động mạnh mẽ đến suy nghĩa và hành động của các cá nhân. Trong một chừng
mực nhất định người ta có thể khơng sợ sự trừng phạt của pháp luật khi thực
hiện những hành vi sai trái, phạm pháp nhưng lại sợ sự phê phán lên án của dư
luận xã hộ i- một thứ bất thành văn. Trong điều kiện xã hội có nền dân chủ rộng
rãi, dư luận xã hội được coi là phương tiện kiểm tra xã hội đối với ý thức pháp
luật và hành vi pháp luật của mỗi người. Dưới áp lực của dư luận xã hội, mỗi
người luôn phải xem xét, suy nghĩ, kiểm định trước khi thực hiện một hành vi
pháp luật nào đó. Những câu hỏi luôn phải được mỗi người đặt ra về cái đúng

sai, nên hay khơng nên… Nhờ đó, ý thức tơn trọng, tuân thủ pháp luật trong mỗi
chủ thể cũng được nâng lên một bước.

10


4. Yếu tố pháp luật
Là tổng thế các yếu tố tạo nên đời sống pháp luật của xã hội ở từng giai
đoạn phát triển nhất định bao gồm hệ thống pháp luật, các quan hệ pháp luật…
Bản thân pháp luật được sinh ra là để điều chỉnh các quan hệ xã hội là cơ sở để
các chủ thể thực hiện pháp luật. Song chính các mặt, khía cạnh khác nhau của
các chuẩn mực pháp luật cũng có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động thực hiện
pháp luật.
Văn hóa pháp luật được hình thành từ tổng thể các hoạt động xã hội - pháp
luật trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, văn hóa pháp luật là hệ thống các
giá trị, chuẩn mực pháp luật được kết tinh từ tri thức pháp luật, tình cảm, niềm
tin đối với pháp luật và hành vi pháp luật; có ảnh hưởng sâu rộng tới các hình
thức pháp luật từ tuân thủ, chấp hành, sử dụng cho tới áp dụng pháp luật. Văn
hóa pháp luật được thể hiện ra trong đời sống pháp luật thơng qua q trình thực
hiện pháp luật ( hành vi pháp luạt và lối sống theo pháp luật của các chủ thể).
Giữa văn hóa pháp luật và hoạt động thực hiện pháp luật có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau. Văn hóa pháp luật là cơ sở nền tảng khn mẫu tư duy và chuẩn
mực hành vi của hoạt động thực hiện pháp luật, có định hướng đúng đắn. Ngược
lại hoạt động thực hiện pháp luật có tác dụng bổ sung làm phong phú sâu sắc
thêm cho các giá trị chuẩn mực của văn hóa pháp luật.
Các yếu tố truyền thống cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ đối với hoạt động
thực hiện pháp luật trong giai đoạn hiện tại. Sự quản lý của nhà nước bằng pháp
luật là nhằm khắc phục tính thiển cận, cục bộ trong q trình phát triển sản xuất
xây dựng làng xã trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Thông qua pháp luật nhà
nước nhắc nhở duy trì mọi nghĩa vụ của người dân và làng xã đối với nhà nước

và xã hội. Trong q trình phát triển nhà nước thừa nhận làng có lệ riêng của

11


mình sao cho khơng trái với ngun tắc quy định của pháp luật. Hệ thống tự
quản chủ yếu dựa vào dư luận xã hội uy tín của các vị chức sắc và đặc biệt vai
trò của lệ làng. Cần kết hợp hài hịa cả hai hình thức quản lý này trong hoạt động
thực hiện pháp luật.
Sự tồn tại dai dẳng của pháp luật do các chế độ cũ để lại có ảnh hưởng nhất
định tới việc thực hiện pháp luật. Một số người có quan niệm sai lầm cho rằng
pháp luật chỉ chủ yếu là công cụ trừng phạt, do thiếu hiểu biết họ có tâm lý sợ
hãi pháp luật ( với tính chất tàn khốc quy định trong pháp luật phong kiến để
lại). Tâm lý lo sợ đó khiến cho hành vi của con người thiếu ổn định do đó khó
có thể dẫn đến hành vi xử sự tích cực trước pháp luật và đối với pháp luật.
Tình trạng thờ ơ đới với pháp luật hoặc coi thường pháp luật ở một số
người tác động tiêu cực đến việc thực hiện pháp luật của những người khác. Vẫn
còn tồn tại tình trạng khơng tn thủ pháp luật, thờ ơ coi thường pháp luật, điều
này không chỉ ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện pháp luật mà cịn có tác động
không nhỏ tới xã hội cộng đồng.
Ý thức, niềm tin đối với pháp luật của con người có ảnh hưởng quan trọng
tới việc thực hiện pháp luật. Bởi lẽ nếu thiếu sự tin tưởng vào pháp luật, khơng
có niềm tin vững chắc vào tính cơng bằng và nghiêm minh của pháp luật… thì
việc thực hiện pháp luật cũng khơng thể tốt và chặt chẽ được.
Sự hoạt động của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện pháp luật có
tác động quan trọng đến việc hoạt động thực hiện pháp luật. Sự can thiệp của
các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện
mỗi khi xảy ra vi phạm pháp luật, tranh chấp… là cần thiết đúng đắn nhằm đảm
bảo cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện.


12


II. Liên hệ tình hình thực tiễn hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta
hiện nay
Việt Nam đã và đang trên đà hội nhập với nền kinh tế thế giới với mn
vàn khó khăn và thử thách, cũng chính vì lẽ đó mà nhà nước ta đã ra sức củng
cố, xây dựng và ban hành các chuẩn mực pháp luật và mong muốn được thực
hiện một cách tích cực trong thực tế đời sống. Đảng và nhà nước chú trọng nâng
cao ý thức pháp luật cho các đối tượng chủ thể khác nhau, trước hết là phải đẩy
mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho họ bằng nhiều
biện pháp khác nhau. Về vấn đề này, Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày
7/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện hóa Chỉ thị số 32-CT/TW
của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường lãnh đạo của Đảng
trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cáo ý thức chấp hành pháp
luật của cán bộ, nhân dân đã chỉ rõ: “Sử dụng, khai thác và vận dụng linh hoạt
các hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật đảm bảo tính phù hợp
giữa phổ biến, giáo dục pháp luật với tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp ký, hòa
giải cơ sở, giải quyết tranh chấp”.
Ở nước ta hiện nay đã có đủ các loại hình báo in, báo nói, báo hình và báo
điện tử Internet. Hiện nay nước ta có 553 cơ quan báo chí, với 713 ấn phẩm, số
lượng bản báo được phát hành mỗi năm khoảng 600 triệu bản. Hệ thống phát
thanh gồm hàng trăm đài truyền hình, ngày càng phát triển mở rộng… Với lực
lượng hùng hậu đó, các phương tiện thơng tin đại chúng có thể làm tốt vai trị
cung cấp thơng tin một cách đầy đủ, đa dạng hơn về các sự việc, sự kiện, hiện
tượng pháp lý xảy ra trong đời sống pháp luật ở các địa phương cũng như trên cả
nước; cung cấp những tri thức pháp luật cần thiết cho các tầng lớp nhân dân;
tuyên truyền cho các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, biểu dương tấm gương “người tốt, việc tốt”…
13



Một vấn đề khác, đó là chủ thể của thực hiện pháp luật không chỉ là từng cá
nhân, các tầng lớp xã hội mà nó cịn là hoạt động của các cơ quan nhà nước có
thầm quyền, các tổ chức xã hội được nhà nước ủy quyền. Nhìn chung, đại đa số
người dân có ý thức tự giác, tích cực và nghiêm chỉnh trong việc thực hiện pháp
luật. Tuy nhiên những khuyết điểm, sai phạm xảy ra trong hoạt động thực hiện
pháp luật vẫn xảy ra tương đối phổ biến, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế thị
trường ngày nay. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương
khóa IX đã khái quát thực trạng này như sau: “Tình trạng tham nhũng, quan liêu,
mất đồn kết nội bộ, vừa vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, vừa không giữ
đúng kỷ cương, phép nước xảy ra ở nhiều nơi, có những nơi nghiêm trọng…”.
Vì vậy, các cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa vai trị, trách nhiệm của
mình.

C. KẾT LUẬN
Tóm lại, thực hiện pháp luật là một trong những hoạt động quan trọng nhất,
góp phần thực hiện hóa pháp luật, làm cho các quy định của pháp luật được hiện
thực hóa trong hành vi của các chủ thể pháp luật tương ứng với các điều kiện mà
nhà nước và xã hội đã tạo ra để đảm bảo cho sự thực hiện đó. Càng làm tốt cơng
việc này bao nhiêu thì càng đảm bảo cho một thể chế xã hội tốt đẹp, văn minh,
và điều này cần sự góp sức, ý thực thực hiện của tất cả mọi người.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010.
2. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật (tái bản, có sửa chữa, bổ sung), Nxb.
Hồng Đức, Hà Nội, 2012.

3. Ngọ Văn Nhân, Giáo trình xã hội học (chương 4), Nxb. Thơng tin và Truyền
thông, Hà Nội, 2012.

15



×