Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tìm hiểu tình hình thực tế áp dụng các quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.91 KB, 12 trang )

Đề 38: Tìm hiểu tình hình thực tế áp dụng các quy định pháp luật về đánh
giá tác động môi trường ở Việt Nam
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau khi hội nhập tình hình kinh tế xã hội nước ta ngày càng phát triển
tuy nhiên song hành với quá trình phát triển là những hậu quả tác động thay đổi
môi trường sống của chúng ta, làm biến đổi các hệ sinh thái tự nhiên, Chình vì
vậy việc đánh giá tác động của môi trường rất quan trọng. Vấn đề này đã bắt đầu
được quan tâm từ những năm đầu xây dựng đất nước tuy nhiên chưa được coi
trọng đúng mức và phải đến khi Luật bảo vệ môi trường năm 2005 ra đời thì mới
có những quy định hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên hoạt động đánh giác tác động
môi trường ở Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều bất cập, yếu kém cả về chất lượng lẫn
việc thực thi theo quy định của pháp luật gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng do
đó cần thiết phải nhận thấy điểm hạn chế về tình hình áp dụng các quy định pháp
luật về đánh giá tác động môi trường và đưa ra hướng khắc phục.
NỘI DUNG
I.Một số vấn đề về đánh giá tác động của môi trường.
1.Đánh giá tác động của môi trường.
Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh
hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, của
các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn
hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp
thích hợp về bảo vệ môi trường. Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở đây có
loại mang tính kinh tế - xã hội của quốc gia, của một địa phương lớn, hoặc một
ngành kinh tế văn hóa quan trọng (luật lệ, chính sách quốc gia, những chương
1


trình quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch quốc gia dài hạn), có loại
mang tính kinh tế - xã hội vi mô như đề án xây dựng công trình xây dựng cơ bản,
quy hoạch .phát triển, sơ đồ sử dụng một dạng hoặc nhiều dạng tài nguyên thiên
nhiên tại một địa phương nhỏ. Có thể thấy đánh giá tác động môi trường là công


cụ pháp lý và kỹ thuật quan trọng để xem xét, dự báo tác động môi trường, xã
hội của các dự án, hoạt động phát triển; cung cấp luận cứ khoa học cho chính
quyền, cơ quan quản lý chuyên ngành và doanh nghiệp cân nhắc trong quá trình
quyết định đầu tư và phê duyệt dự án.
Ở Việt Nam lần đầu tiên quy trình ĐTM được đưa ra trong Luật Bảo vệ
Môi trường năm 1993 các chế tài về lần đầu tiên được quy định tại Điều 17 và 18
của Luật BVMT ban hành ngày 27/12/1993, và tiếp đó là Nghị định 175/CP của
Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường 1993, và đến nay đã
có những điều chỉnh đáng kể cụ thể Luật bảo vệ môi trường sửa đổi ban hành
ngày 29/11/2005 đã dành riêng một chương quy định về công tác đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Với 19 năm thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường đã giúp Chính phủ
Việt Nam từng bước cụ thể hóa và cải thiện hệ thống quy định về việc đánh giá,
tạo lập và phát triển năng lực đội ngũ thực hiện, nhờ đánh giá tác động môi
trường nhiều dự án có nguy cơ, rủi ro cao đối với môi trường và xã hội đã buộc
phải chấm dứt hoặc điều chỉnh lại.
2.Các văn bản quy định của pháp luật hiện hành về đánh giá tác động môi
trường.
Đầu tiên là Luật bảo vệ môi trường, được quốc hội thông qua ngày 29
tháng 11 năm 2005 cụ thể chương 3 Đánh giá tác động môi trường và cam kết
bảo vệ môi trường gồm 14 điều từ điều 14 đến điều 27, quy định về công tác
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ
môi trường. Từ sau năm 2005, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ĐTM
2


ngày càng đa dạng và chi tiết hơn, theo thống kê ban đầu, từ năm 2006 đến nay,
có hơn 20 văn bản pháp luật liên quan đến ĐTM đã được ban hành. Một số văn
bản pháp quy liên quan đến vấn đề đánh giá tác động môi trường có hiệu lực
hiện hành.

-Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006. Hướng dẫn chi tiết và thi
hành luật bảo vệ môi trường năm 2005. Trong nghị định này có danh mục các dự
án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và danh mục các dự án liên
ngành liên tỉnh do bộ tài nguyên và môi trường thẩm định
-Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2006 về quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
-Nghị định 21/2008/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung 1 số điều của quy định
80/2006/NĐ-CP về quy định chi tiết và thi hành một số điều luật bảo vệ môi
trường năm 2005. Danh mục các dự án phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động
môi trường (162 dự án)
-Thông tư 276TT/MTg – BKHCN MT ngày 26/11/1997. Hướng dẫn kiểm
soát ô nhiễm đối với các cơ sở kinh doanh sau khi có phê chuẩn báo cáo đánh giá
tác động
-Thông tư 05/2008/TT- BTNMT ngày 8/12/2008 hướng dẫn đánh giá tác
động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ
môi trường
-Thông tư 14220 TT/ mtg-bkhcn mt ngày 26/11/1994. Hướng dẫn đánh giá
tác động môi trường đối với các cơ quan đang hoạt động
-Quyết định 13/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/09/2006. Ban hành quy định về
tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường chiến lược và báo cáo đánh giá tác động môi trường

3


-Quyết định 13/2005/QĐ –BTNMT ngày 2 tháng 12 năm 2005. Về chức
năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của vụ thẩm định tác động môi
trường.
-Quyết định 19/2007/QĐ-BTNMT ngày 26/11/2007 Ban hành quy định về
điều kiện và hoạt động dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

II.Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi
trường ở Việt Nam.
1.Tình hình thực tế áp dụng các quy định pháp luật về đánh giá tác động môi
trường.
Thứ nhất về các lực lượng đánh giá tác động môi trường thì hiện nay số
lượng những người tham gia lập báo cáo đã tăng nhanh một cách tự phát .Cán bộ
thẩm định và phê duyệt báo cáo ở cấp trung ương thuộc Vụ Thẩm định (Bộ Tài
nguyên - Môi trường nay trực thuộc Tổng Cục Môi trường, Bộ TN-MT) và Bộ
trưởng Bộ TN-MT chịu trách nhiệm phê duyệt. Ở cấp địa phương, Phòng Thẩm
định thuộc Sở TN-MT và Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm phê
duyệt báo cáo Gần một thập kỉ trước hầu hết các dự án lớn đầu tư vào Việt Nam
đều phải thuê chuyên gia nước ngoài thực hiện báo cáo tuy nhiên đến thời điểm
hiện nay rất nhiều cơ quan trong nước đã có thể đảm nhiệm được vai trò này và
đưa ra nhiều báo cáo có chất lượng tốt. Bên cạnh đó năng lực thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường đã được nâng cao đáng kể do có nhiều cán bộ được
đào tạo, tập huấn ở trong nước và nước ngoài do vậy lực lượng cán bộ này đã có
thể tự đảm đương được việc tổ chức thẩm định các báo cáo theo mức độ được
phân cấp cụ thể từ năm 1994 đến năm 2004, hơn 800 báo cáo của các dự án và
cơ sở đang hoạt động đã được thẩm định và phê duyệt ở cấp trung ương, gần
26.000 báo cáo và bản đăng ký đạt tiêu chuẩn Môi trường đã được thẩm định và
phê duyệt ở cấp địa phương. Tuy nhiên ở một số nơi đội ngũ cán bộ thẩm định
4


vẫn còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng về kiến thức khoa học
môi trường có liên quan đến nhiều ngành khác nhau. Bên cạnh đó yêu cầu về
năng lực đảm bảo thực hiện đánh giá môi trường của lực lượng này vẫn còn bỏ
ngỏ, chưa có chế tài pháp lý nào ràng buộc nên ở một số địa phương năng lực
lực lượng này vẫn còn hạn chế.
Thứ hai vấn đề đánh giá tác động môi trường còn mang tính hình thức.

Như đã biết mục tiêu chính sách là khái quát được quy mô đặc điểm của các
chương trình dự án có liên quan đến môi trường; dự báo được các tác động tốt xấu đối với môi trường có thể xảy ra khu thực hiện dự án và đề ra các phương
hướng, giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề về môi trường trong quá trình
thực hiện dự án. Có thể thấy công tác đánh giá tác động môi trường rất quan
trọng tuy nhiên một bộ phận nhỏ các nhà quản lý và chủ đầu tư chưa nhận thức
được ý nghĩa của công tác này, họ thường coi yêu cầu lập báo cáo đánh giá như
là một thủ tục trong quá trình chuẩn bị để thực hiện dự án do đó khi được yêu
cầu lập báo cáo chỉ làm lấy lệ, chú trọng làm cho đủ thủ tục để dự án được thông
qua chứ không quan tâm đến những tác động và nguy cơ môi trường thực sự.
Nội dung các báo cáo ĐTM cho thấy phần đánh giá tác động xã hội thường quá
ngắn gọn, rất chung chung, thiếu cơ sở khoa học, và ít thuyết phục ví dụ, phần
đánh giá tác động xã hội trong báo cáo cuả dự án ti-tan Hà Tĩnh chỉ có ½ trang;
dự án thủy điện Hương Sơn có 01 trang. Các đánh giá được trình bày chung
chung, không có chiều sâu, và dường như chỉ được tóm tắt lại từ các báo cáo
khác như báo cáo ĐTM của dự án thủy điện Lai Châu - một trong ba công trình
thuỷ điện lớn trên sông Đà với công suất thiết kế là 1.200MW, toàn bộ nội dung
dày tới 200 trang, nhưng phần đánh giá tác động kinh tế - xã hội chỉ cũng chiếm
2 trang (1% toàn bộ nội dung). Như vậy yêu cầu đánh giá tác động xã hội đã
không được đề cao trong yêu cầu lập báo cáo và nếu được quan tâm hơn, tuân
thủ những đánh giá thì cũng không có chuyện xảy ra xung đột giữa các chủ dự
5


án và cộng đồng địa phương do tranh chấp quyền sở hữu, tiếp cận, sử dụng tài
nguyên đất, rừng và nguồn nước…Ngoài ra còn có những trường hợp bản báo
cáo đánh giá thấp giá trị, vai trò của môi trường và hệ sinh thái ở nơi dự án đề
xuất can thiệp như báo cáo cho đề xuất dự án xây dựng thủy điện Rào Àn 1 và
Rào Àn 2 trong vùng rừng nguyên sinh kề VQG Vũ Quang ở xã Sơn Kim (Hà
Tĩnh) đã không đề cập đến tác động của dự án đối với các loài thú lớn bị đe dọa
có giá trị bảo tồn trên toàn cầu như Sao La, Voi. Một vấn đề nổi cộm nữa là chi

phí, chi phí để lập một báo cáo ĐTM thường chiếm từ 1 đên 3% so với tổng kinh
phí của một dự án tuy nhiên, theo các chuyên gia, ở Việt Nam có những dự án
đầu tư trị giá đến hàng chục tỷ đồng, nhưng chi phí thực hiện đánh giá tác động
thậm chí chỉ là vài chục triệu đồng. Đây là điều không hợp lý vì với mức chi như
vậy khó có thể đáp ứng một loạt các yêu cầu khảo sát và đo đạc một cách
nghiêm túc.
Có thể thấy việc thực hiện các báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa thực
sự có chất lượng ở một số dự án, nhận thấy được hạn chế sẽ giúp nhìn nhận tốt
hơn về những khiếm khuyết của chính sách đánh giá tác động hiện nay.
Thứ ba về thẩm định và phe duyệt báo cáo đánh giác tác động môi trường.
Việc thẩm định và phê duyệt báo cáo được pháp luật phân cấp cho Bộ TN-MT
(cấp trung ương) và UBND (cấp địa phương). Hiện nay các ý kiến đánh giá của
hội đồng thẩm định hầu như chỉ mang tính chất tư vấn, tham khảo trong quá
trình ra quyết định cuối cùng.Như vậy, trong trường hợp dự án được thông qua
và đi vào hoạt động mới gây ra những tác động và suy thoái môi trường thì sẽ
khó quy trách nhiệm cho các bên liên quan. Bất cập chưa được quy định rõ ràng
trong hệ thống văn bản QPPL về đánh giá tác động môi trường mà mới chỉ dừng
lại ở việc quy định trách nhiệm kiểm tra giám sát thực hiện nội dung của báo cáo
đánh giá. Một số dự án như xây dựng cáp treo Vinpearland phục vụ du lịch đã
làm phá sản hoàn toàn dự án phát triển cụm cảng nước sâu mang tầm quốc tế ở
6


Nha Trang (Khánh Hòa) hay xây quá nhiều các nhà máy thuỷ điện như ở tỉnh
nhỏ như Quảng Nam, có đến 8 nhà máy thuỷ điện vừa và hàng chục thuỷ điện
nhỏ sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thiên nhiên tuy nhiên những dự án này vẫn được
thông qua. Có thể thấy quyết định phê duyệt của cơ quan chức năng thiếu tính
thống nhất giữa các dự án trong quy hoạch tổng thể phát triển.
Ngoài ra năng lực phê duyệt đánh giá tác động môi trường còn yếu kém. Các cơ
quan quản lý không có đủ nhân lực, trang thiết bị và thời gian để giám sát môi

trường trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án đồng thời cũng chưa đủ
quyền để cưỡng chế việc thực thi các yêu cầu được ghi trong quyết định phê
chuẩn trong báo cáo đánh giá. Về việc thanh tra thì kết quả thanh tra cho thấy
100% cơ sở bị thanh tra không thực hiện giám sát môi trường định kỳ, hoặc
không thực hiên đầy đủ nội dung giảm thiểu tác động môi trường.
Thứ tư chế tài xử phạt vi phạm đánh giá tác động môi trường còn nhẹ. Hình
thức xử phạt hiện nay đối với hành vi vi phạm quy định đánh giá tác động môi
trường mới chỉ là xử phạt hành chính được quy định tại Điều 9, Chương II, Nghị
định 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường. Với những hành vi vi phạm thực hiện không đúng một trong các
nội dung của báo cáo; không thực hiện đầy đủ các nội dung trong báo cáo đã
được phê duyệt và các yêu cầu khác trong quyết định phê duyệt báo cáo; không
lập báo cáo mà tiến hành xây dựng hoặc đưa công trình vào hoạt động đối với
trường hợp phải lập báo cáo; không lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
đối với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thì sẽ bị
phạt từ 8 đến 40 triệu đồng. Tuy nhiên, hình thức và mức độ xử phạt này là chưa
thực sự thoả đáng và thiếu tính răn đe đặc biệt với những dự án đầu tư hàng tỷ
đồng thì mức xử phạt như vậy là nhẹ.
Thứ năm vai trò của cộng đồng thường không được coi trọng trong việc
đánh giá tác động của môi trường. Vấn đề lấy ý kiến của quần chúng nhân dân
7


khu vực dự án và các khu vực có liên quan được nêu rõ trong chương 3 luật bảo
vệ môi trường và được quy định tại Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày
08/12/2008 về Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường cụ thể điều 2 chương III chủ dự
án phải gửi văn bản thông báo
về các hạng mục đầu tư chính, các vấn đề môi trường, các giải pháp bảo vệ môi
trường của dự án và đề nghị Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban mặt trận tổ quốc cấp xã

nơi thực hiện dự án tham gia ý kiến; đồng thời công bố công khai bằng văn bản
để nhân dân biết và thực hiện đối thoại với chủ dự án. Về vấn đề này thực tế
chưa làm tốt. Có những dự án mặc dù đã được cộng đồng các nhà khoa học,
cũng như cộng đồng địa phương phản ánh là nguy hại đến môi trường. Hay có
những dự án xây dựng khu công nghiệp mà cộng đồng dân cư ở đấy chưa được
hỏi ý kiến hoặc đã hỏi ý kiến nhưng ý kiến của họ không được đưa vào trong báo
cáo đánh giá tác động môi trường do vậy mà vấn đề khiếu kiện về ô nhiễm môi
trường của các Cộng đồng dân cư về hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà
máy, khu công nghiệp ngày càng nhiều.
2. Đề xuất đưa ra hướng khắc phục.
Các quy định luật pháp hiện hành về đánh giá tác động môi trường cũng
thực sự chặt chẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng về môi trường và xã hội đã
xảy ra do các yêu cầu về đánh giá tác động bị làm ngơ hoặc không được thực
hiện nghiêm chỉnh. Chính vì vậy cần phải đề xuất đưa ra hướng khắc phục nhằm
nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật về đánh giá tác động môi
trường.
-Cẩn tăng cường công tác tập huấn nâng cao năng lực, cho đội ngũ cán bộ
làm công tác đánh giá tác động môi trường của các địa phương để hạn chế các
sai sót cũng như nâng cao trong công tác đánh giá tác động môi trường. NGoài
ra bên cạnh năng lực và kiến thức người lập báo cáo và chủ dự án liệu cần phải ý
8


thức được lương tâm, trách nhiệm của mình về bảo vệ môi trường và an sinh xã
hội của người dân hiện tại và mai sau.
-Vì một số đánh giá tác động môi trường hiện nay còn mang tính hình thức,
chưa phản ánh được thực chất vấn đề do đó cần phải khắc phục, hoàn thiện hơn
nữa các công cụ xử phạt nhằm nâng cao hiệu lực của pháp luật.
-Coi trọng quan tâm hơn nữa về báo cáo đánh giá tác động môi trường ,
không được làm lấy lệ, làm cho có để giảm thiểu tối đa những tranh chấp xảy ra

giữa các chủ dự án và cộng đồng địa phương.
-Cần tuân thủ đầy đủ quy trình và các quy định xây dựng nội dung báo cáo,
việc đánh giá tác động phải đầy đủ, chính xác, có cơ sở khoa học. Nhiều báo cáo
hiện nay chỉ quan tâm đến tác động có hại, trực tiếp, trước mắt, tác động tới môi
trường tự nhiên trong khi ít quan tâm đến các tác động có lợi, gián tiếp, lâu dài
và tác động xã hội, đây cũng là một điểm cần lưu ý sửa đổi.
-Cần có những quy định cụ thể rõ rang về trách nhiệm và quyền hạn của
hội đồng thẩm định báo cáo cũng như hội đồng phê duyệt. Bên cạnh đó cần phải
đánh giá chính xác giữa lợi ích kinh tế vè lợi ích môi trường để tránh trường hợp
dự án gây hậu quả ô nhiễm môi trường nặng mà vẫn được thông qua.
-Cần nâng cao nhân lực, trang thiết bị và thời gian để giám sát môi trường
trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. Đồng thời cần có những quy
định pháp luật cụ thể quy định về quyền hạn hoạt động thanh tra môi trường và
cảnh sát môi trường.
-Cần có chính sách phù hợp để đảm bảo sự tham gia một cách hữu ích và
đầy đủ của cộng đồng vào công tác đánh giá tác động môi trường.
-Cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm đảm bảo việc thực hiện đánh giá
tác động môi trường và với những vi phạm quy định đánh giá tác động môi
trường cần nâng cao mức phạt hơn nhằm răn đe những chủ đầu tư có ý định vi
phạm.
9


KẾT LUẬN
Nhìn chung hoạt động đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam vẫn
bộc lộ nhiều bất cập và yếu kém về cả chất lượng cũng như việc thực thi theo
quy định pháp luật. Đánh giá tác động môi trường vẫn bị hành xử như một thủ
tục nhằm hợp thức hóa quá trình thẩm định và phê duyệt các dự án, hoạt động
đầu tư đồng thời quy định luật pháp hiện hành cũng thực sự chặt chẽ. Tuy nhiên
không thể phủ nhận những cố gắng và nỗ lực cuả Chính phủ Việt Nam trong

việc thực hiện đánh giá tác động môi trường, từng bước cụ thể hóa và cải thiện
hệ thống quy định, tạo lập và phát triển năng lực đội ngũ thực hiện do đó nhiều
dự án có nguy cơ, rủi ro cao đối với môi trường và xã hội đã buộc phải chấm dứt
hoặc điều chỉnh lại.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Luật bảo vệ Môi trường – năm 2005
2.Các văn bản hướng dẫn thực hiện luật bảo vệ môi trường năm 2005
3.Lê Bá Huy (chủ biên), 2007 – Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - NXB
Giáo dục
4.Lê Văn Khoa, Nguyễn Ngọc Sinh, Nguyễn Tiến Dũng, 2006 - Chiến lược và
chính sách môi trường – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
5.Một số trang web

11


MỤC LỤC
A.Đặt vấn đế
B.Nội dung
I.Một số vấn đề về đánh giá tác động của môi trường
1.Đánh giá tác động của môi trường
2.Các văn bản quy định của pháp luật hiện hành về đánh giá tác động môi
trường.
II.Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường
ở Việt Nam.
1.Tình hình thực tế áp dụng các quy định pháp luật về đánh giá tác động môi

trường
2.Đề xuất đưa ra hướng khắc phục
C.Kết luận

12



×