Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

NGUỒN GỐC RA ĐỜI VÀ QUAN DIỂM VỀ HÌNH PHẠT HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.85 KB, 13 trang )

Hình phạt học



luật 2008

♥

A: SỰ RA ĐỜI CỦA HÌNH PHẠT HỌC
1- HÌNH PHẠT HỌC LÀ GÌ ?
Theo từ điển bách khoa toàn thư mở (wikipedia, the free encyclopedia),
hình phạt học được hiểu là khoa học nghiêm cúư về cải tạo người phạm tội
bao gồm quá trình xây dựng và việc chuyển khai việc chừng phạt, ngăn chặn,
phòng ngừa tội phạm, đối sử với tù nhân.
Còn theo từ điển tự do (the free dictionary) thì hình phạt học là sự
nghiêm cúư, thuyết và thực tiễn quản lý các nhà tù và cải tạo người phạm tội.
Nhìn chung, các tài liệu nghiêm cứu về hình phạt học đều xác định hình
phạt nghiêm cứu chủ yếu vấn đề nhà tù và cải tạo người phạm tội.
Còn theo cách hiểu của cá nhân tôi thì hình phạt học là những biện pháp
nhằm đề trừng trị và răn đe những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội,ngăn
chặn và phòng ngừa những hành vi gây nguy hiểm đó..
Để cho một định nghĩa về hình phạt học tôi nghĩ có nhiều ý kiến khác
nhau vì đó không phải là một vấn đề bất di bất dịch, mà ta có thể dùng nhiều
từ ngữ khác nhau để diễn đạt dược vấn đề hình phạt.
Để đưa ra một hình phạt là một điều khó khăn đối với các nhà làm luật,
họ phải nghiêm cứu từ các khía cạnh nhỏ nhất của người phạm tội, từ tâm lý
đến hành vi của một người khi thực hiện hành vi lỗi. vì thế ta không thể nào
đưa ra một hình phạt từ tiện. Hình phạt không có nghĩa hoàn toàn là trừng trị,
mà điều quan trọng hình phạt ở đây chính là hình thức để người tội biết được
lỗi của mình mà sữa chữa và trở thành một người công dân tốt, có ích cho xã
hội.một hình phạt phải đúng và tương ứng với một hành vi phạm lỗi, khi đưa


Gv : Nguyễn chí Hiếu

2

sv: Dương phượng Hằng


Hình phạt học



luật 2008

ra một điều luật các nhà làm luật đã phải suy xét của từng loại tội và
quy dúng theo từng loại tội và hình phạt phù hợp với nó.
Ví dụ: Anh nguyễn văn A có hành vi đánh anh ruột của mình là anh
B vì anh B chủi cha mẹ đẻ của mình, anh A tát thật mạnh của anh B làm
anh B té ngã nên đập đầu vô tường gây chấn thương sọ não và chết sau
khi đưa vào bệnh viện.
_ Để xét hình phạt đối với anh A thì bắt buột người sử án phải dựa
vào từng hành vi gây ra tội cụ thể,hành vi khách quan, khách thể, chủ
quan, chủ thể một cách chính xác,chứ không phải tùy tiện sử phạt anh A
là tội giết người được mà phải xem hành vi của anh A có đủ các yếu tố cấu
thành tội giết ngườii hay chưa?
_ Để kết luận một người phạm tội ta phải xem xét xem người đó có
hành vi phạm lỗi hay chưa.
_ Và để ban một hình phạt cho người đó thì ta cần phải xét xem
người đó phạm tội với lỗi gì, và tương ứng với loại hình phạt nào.

2- NGUỒN GỐC RA ĐỜI VÀ QUAN DIỂM VỀ HÌNH PHẠT HỌC

Hình phạt học có nguồn gốc từ tiếng latinh là poena.nó thực sự được các nhà
tội phạm học quan tâm nghiêm cứu từ đầu thế kỷ XX. Hình phạt học là một
nhánh của tội phạm học (the branch of criminology)
Theo quan điểm của một số nhà tội phạm học cổ điển thì hình phạt học ra đời
vào giữa thế kỷ XVIII với các học giả tiêu biểu là Cesare Beccaria, Jeremy
Bentham. Với các tác phẩm tội phạm học kinh điển nổi tiếng “ về tội phạm
và hình phạt ” ra đời năm 1764 của Cesare Beccaria, Hệ thống nhà tù
panopticon ra đời năm 1800 của Jeremy Bentham đã dẫn đến sự thiết lập nên
nền móng lý thuyết về hình phạt học. Jeremy Bentham khi trình bày những tư
tưởng của mình về hình phạt học ông có quan điểm rằng phải phòng ngừa
Gv : Nguyễn chí Hiếu

3

sv: Dương phượng Hằng


Hình phạt học



luật 2008

điều ác xảy ra. Đồng thời ông cho rằng, tính tất yếu của hình phạt quan trọng
hơn tính nghiêm khắc của nó trong phòng ngừa tội phạm. ông nhấn mạnh:
hình phạt áp dụng đối với người phạm tội là phòng ngừa tội phạm. Sự phòng
ngừa là mục đích chủ yếu nhất của hình phạt. Jeremy Bentham, cho rằng pháp
luật là cần thiết. pháp luật được đặt ra để mang lại hạnh phúc cho nhân dân.và
ông mong muốn hạnh phúc tối đa cho số lượng người đông nhất. khi hình
phạt mang lại bất hạnh cho người phạm tội, nó chỉ được chấp nhận nếu nó

được phòng ngừa nhiều điều tồi tệ hơn là tạo ra sự bất hạnh đó. Nếu phòng
ngừa là mục đích của hình phạt và nếu hình phạt trở nên quá tai hại bởi việc
tạo ra nhiều thiệt hại hơn so với lợi ích mà người phạm tội có được khi thực
hiện tội phạm.
Sự ra đời của hình phạt học là một nhân tố quan trọng nhằm để giảm đi
nguy cơ có hành vi vi phạm.
Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của hình phạt học là do: mọi người đều
muốn có sự bình đẳng. trong xã hội, mọi ngượi vốn độc lập, vì vậy cần vai trò
của luật pháp để liên lết mọi người trong xã hội với nhau cùng chung sống vì
một xã hội hòa bình và an ninh.
_ Hình phạt cần được áp dụng nhanh chóng, khi đó có giá trị phòng
ngừa tốt nhất, một hình phạt được áp dụng kịp thời sẽ hiệu quả hơn, bởi vì
khoảng thời gian giữa tội phạm và hình phạt càng ngắn sự kết hợp giữa hai ý
tưởng về tội phạm và hình phạt ngày càng mạnh mẽ và dứt khoát hơn.
Tóm lại sự ra đời của hình phạt đã dẫn đến tình trạng tội phạm ích gia tăng,
làm giảm bớt nỗi lo cho người dân vì họ luôn được pháp luật bảo vệ .

Gv : Nguyễn chí Hiếu

4

sv: Dương phượng Hằng


Hình phạt học



luật 2008


B: PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM BẰNG
HÌNH PHẠT VÀ VẤN ĐỀ TÁI PHẠM
CỦA NGƯỜI MÃN HẠN TÙ
1- PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM BẰNG HÌNH PHẠT
Công lý đòi hỏi người phạm tội có lỗi phải bị trừng trị. Hình phạt là
phương tiện thích đáng để trừng trị người phạm tội. tội phạm càng nguy
hiểm thì mức độ trừng trị của hình phạt càng nghiêm khắc. Thông qua
việc trừng trị người phạm tội bằng hình phạt. Nhà nước hướng tới
mục đích phòng ngừa tội phạm và đây là mục đích chủ yếu của quá
trình áp dụng hình phạt đối với người phạm tội.
Ví dụ: nguyễn văn A là tên đầu gấu chuyên đòi nợ và đánh người
khi có người thuê, hành vi đó đã làm A ở tù, qua thời gian đó anh A cải
tạo và được học nghề,anh được ra tù sớm hơn vì được đặt xá. Anh được
các anh cán bộ, tìm giúp việc làm nhờ chăm chỉ học nghề trong thời
gian trong tù, nên anh là một thợ sửa máy rất giỏi, được mọi người
thương yêu. Nhờ vậy không bao lâu anh là một ông chủ của một cửa
tiệm sửa máy, và giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. Anh rất vui khi
trở thành người tốt, không còn là một tên đầu gấu như trước đây.
_ hình phạt đã giúp anh A hiểu rằng làm ăn lương thiện sẽ mang
lại nhiều điều tốt đẹp hơn cho anh và cho cả xã hội.
Phòng ngừa tội phạm bằng hình phạt thể hiện cụ thể ở hai mặt:
_ phòng ngừa riêng:Thông qua việc trừng trị người phạm tội bằng
hình phạt, nhà nước đã thể hiện thái độ răn đe của mình đối với người
phạm tội: hậu quả pháp lý mà người phạm tội đang phải gánh chịu chính
Gv : Nguyễn chí Hiếu

5

sv: Dương phượng Hằng



Hình phạt học



luật 2008

là kết quả từ việc phạm tội của họ và nếu tái phạm, họ sẽ tiếp tục chịu sự
trừng trị nghiêm khắc của hình phạt: chính sự răn đe này tác động đến tư
tưởng nhận thức của người phạm tội để họ nhận ra sai lầm của mình,
tích cực sữa chữa,cải tạo mình thành công dân có ích cho xã hội, có ý
thức tôn trọng pháp luật, hạn chế hoặc loại trừ khả năng tái phạm của
ngươì phạm tội.
Ví dụ: Hồ văn k là một kế toán của công ty nhà nước do mê bài
bạc nên anh đã lấy tiền của công ty đánh bài. Bị công ty phát hiện
nên anh k buột trả số tiền và bị phạt tù, đến hết hạn tù anh k đến
công ty TNHH A xin việc và được nhận vào làm bảo vệ cho công
ty,vào đêm 14-2 lợi dụng lúc mọi người ngủ quên anh k đã lẻn vào bãi
xe và lấy cắp chiếc xe máy của công ty bán lấy tiền đánh bài, và một
lần nữa anh k lại vào tù. Thời gian này anh k đã thật tình hối hận và
cố gắng cải tạo thật để mong được trở về với gia đình. Sau khi được
đặt anh k đã hứa với mọi người sẽ trở thành một công dân tốt cho xã
hội. và anh đã chạy xe ôm, lo cho gia đình không còn đánh bài
bạc.anh biết ăn năn hối cải về những việc làm của mình, những
tháng ngày trong tù anh hiểu được, nỗi cực khổ của vợ con
anh,thương con vì mất cha, anh rất hội hận chính những hình phạt
đã làm anh hiểu được điều đó.
_ Phòng ngừa chung :mục đích giáo dục người khác tôn trọng
pháp luật. chímh nội dung răn đe của hình phạt đã tác động đến những
người không vững vàng trong xã hội để họ nhận thấy hậu quả pháp lý tất

yếu ( hậu quả xấu)sẽ đến với họ nếu phạm tội, từ đó tự giác từ bỏ ý định
phạm tội, tuân thủ pháp luật (vì sợ bị áp dụng hình phạt mà không dám
phạm tội ).

Gv : Nguyễn chí Hiếu

6

sv: Dương phượng Hằng


Hình phạt học



luật 2008

Đồng thời, thông qua việc áp dụng hình phạt đối với người phạm
tội, hình phạt còn có tác dụng giáo dục quần chúng nhân dân tấy rõ tính
nguy hiểm của tội phạm cũng nhu sự cần thiết phải áp dụng hình phạt,
từ đó áp dụng công dân tự giác tuân thủ pháp luật, tích cực tham gia
công tác phòng ngừa tội phạm.
Ví dụ; trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm nhà nước ta
đã đưa ra nhiều dự án luật nhằm để răn đe và phòng ngừa tội phạm
chẳng hạn như: tội giết người có thể bị tù từ chung thân dến sử tử.
hình phạt này cho thấy rõ tính chất nguy hiểm ngườiphạm tội. vì thế
người phạm sẽ không dám thực hiện hành vi của mình. Đây là hình
thức răn đe trước của luật .

2- VẤN ĐỀ TÁI PHẠM CỦA NGƯỜI MÃN HẠN TÙ

Để tìm hiểu về vấn đề tái phạm của người mãn hạn thù thì ta cần
phải đặt ra nhiều lý do để biết được điều này:
Ở những phần trước ta đã nói hình phạt được dặt ra là để nhằm
mục đích răn đe và chừng trị, những người phạm tội, và điều quan trọng
nhất của hình phạt, ở đây chính là muốn sau cho phạm tội thấy rõ hành
vi sai trái của mình, để biết ăn năn, hối lỗi và làm lại từ đầu. Nói như
vậy thì ta sẽ cho rằng những người tái phạm thì hình phat đối với họ
không có tác dụng làm thay đổi được người tội pham, vì khi ra tù họ vẫn
tiếp tục phạm tội. vậy thử hỏi tại sao lại có vấn đề này sảy ra?Qua
nghiêm cứu vấn đề tái phạm của người của người mãn hạn tù được các
nhà tội phạm học chú trọng, bởi vì thướt đo để xác định chính sách cải
tạo tù nhân có đạt hiệu quả hay không chủ yếu dựa vào chỉ số tái phạm
sau khi mãn hạn tù.

Gv : Nguyễn chí Hiếu

7

sv: Dương phượng Hằng


Hình phạt học



luật 2008

Qua đó còn có các nguyên nhân khách quan chẳng hạn như: tuy
lúc trong tù họ rất ăn năn hối cải và nhất quyết làm lại từ đầu, nhưng sau
khi ra tù họ vẫn quay lại phạm tội tiếp. vì nhiều người khi ra tù họ

không tìm được việc làm, vì người ta đố kỵ và sợ những người mới ở tù
ra. Phần nữa là những người ở tù thường bị mọi người xa lánh không
thích gần gũi, vì điều này sẽ làm họ chán nản, và dễ quay lại con đường
cũ.
Mặc khác, những người trước đây, mê cờ bạc, số đề… họ cũng rất
dễ quay lại con đường cũ, khi có người rủ rê. Và cuối cùng họ lại tái
phạm. Ngoài ra, còn những tội phạm khác như tội buôn bán vận chuyển
các chất ma túy, Ở tội phạm này họ rất dễ tái phạm lần hai, lần ba vì: đa
số` những người phạm tội điều bị nghiện và sau khi mãn hạn tù họ
không cai được, hoặc cai được nhưng đến khi quay về họ bị rủ rê, thì họ
vẫn tiếp tục hút chích. Nhưng để có tiền hút chích thì bắt buột họ phải
phạm tội lần nửa. có thể tộm cắp, và đặt biệt nghiêm trọng là có thể
buôn bán ma túy.
Vì thế vấn đề tái phạm rất là nguy hiểm, và rất dễ sảy ra. Chúng ta
phải có biện pháp gì đó nghiêm khắc để ngăn chặn việc tái phạm này.
Để câu định nghĩa về hình phạt học được đúng hơn. Mục đích phòng
ngừa tội phạm của hình phạt nói trên chỉ thực sự phát huy trên thực tế
nếu chính sách cải tạo tù nhân được triển khai tốt, hiệu quả với mục tiêu
gíp người phạm tội hoàn lương.
Việc xây dựng chính sách cải tạo tù nhân theo định kỳ về thời gian
cần phải có sự thẩm định, đánh giá về hiệu quả của nó để từ đó có
những cải cách cần thiết. để làm được điều này các nhà tội phạm học
thường thống kê con số tái phạm, thời gian tái phạm sau khi mãn hạn tù,
tính nguy hiểm tội phạm sau khi thực hiện mãn hạn tù… trên cơ sở
những thông số này, nhà tội phạm học sẽ cố gắng tìm ra mối liên hệ
giữa

Gv : Nguyễn chí Hiếu

8


sv: Dương phượng Hằng




Hình phạt học

luật 2008

tác động của quá trình chịu sự cải tạo ,giáo dục của tù nhân với vấn
đề tái phạm của họ, mức độ của sự tác động đó, từ đó sẽ kiến nghị cơ
quan có thẩm quyền những giải pháp thích hợp để chính sách cải tạo tù
nhân của Nhà Nước có thể phòng ngừa tội phạm được hiệu quả hơn



C: CÁC THÔNG SỐ VỀ TÙ NHÂN VÀ
QUYỀN CỦA TÙ NHÂN.
1- THÔNG SỐ VỀ TÙ NHÂN
. Để biết chính xác về các thông số về tù nhân, trước hết ta phải
tìm hiểu tất cả các số lượng tù nhân trong hệ thống nhà tù của các quốc
gia để được cái nhìn tổng quan về thực trạng vấn đề tù nhân đang thi
hành án, từ đó có chính sách quản lý cũng như cải tạo tù nhân thích hợp.
thông số tù nhân dựa trên báo cáo chính thức của cơ quan có thẩm
quyền. thông số này cơ bản bao gồm: tổng số tù nhân, giới tính, tội
phạm đã thực hiện, tái phạm, số tù nhân thi hình án phạt tù tăng hoặc
giảm trong từng năm, phân loại tù nhân, số tù nhân tính trên 100.000
dân, số tù nhân phân bố trong từng nhà tù, số nhà tù trên địa bàn cả nước
cũng như địa phương, thống kê về loại bệnh tật phổ biến về tù nhân

thường mất phải…
Hiện nay thông số tù nhân của nước ta vẫn chưa cho một đáp số
chuính xác . trong khi đó nghiêm cứu trong năm 2006, số lượng tù nhân
đang thi hành án trên toàn thế giới ước tính ít nhất khoảng 9,25 triệu
người. số lượng này trên thực tế có thể cao hơn do việc công bố số liệu
chưa cụ thể. Hiện nay số lượng tù nhân ở Mĩ là cao nhất thế giới,chiếm
khoảng hơn 2,5 triệu người . mặc dù dân số ở Mĩ chỉ chiếm khoảng 5%

Gv : Nguyễn chí Hiếu

9

sv: Dương phượng Hằng


Hình phạt học



luật 2008

dân số của thế giới, nhưng tù nhân trong hệ thống các nhà tù của Mĩ
chiếm khoảng gần 25% tù nhân của toàn thế giới. Theo ước tính của
Chính Phủ Liên Bang, cứ mười một nam giới thì có một người từng vào
tù, cứ bốn tù nhân thì có một tù nhân da đen. ở Mĩ, cứ 100.000 dân thì
có 738 tù nhân. Trong năm 2002, cả Trung quốc và Liên bang nga đều
có số lượng tù nhân vượt quá 1triệu người. vào tháng 10 năm 2006, số
tù nhân của liên bang nga giảm xuống còn 869.814 người. đều này có
nghĩa là cứ 100.000 dân thì có 611 tù nhân
Qua con số tù nhân trên thì ta thấy ở các nước nhất là nước Mĩ số

lượng tụ nhân rất cao, đều này cho thấy hình phạt hiện bây giờ chưa
phải là biện pháp răn đe có hiệu quả, vì người dân vẫn phạm tội trên con
số thống kê rất là nhiều

2_ QUYỀN CỦA TÙ NHÂN
Tù nhân tuy là có tội bị tước quyền tự do, nhưng họ vẫn có quyền
cơ bản của công dân. Ngoài các quyền cơ bản của công dân được hiến
pháp thừa nhận ( trừ trường hợp bị tòa án tuyên tứơc một số quyền
chẳng hạn như quyền công dân ), họ còn một số quyền và một số nghĩa
vụ khác được nhà nước quy định. Ví dụ: trong thời gian cải tạo trong tù
đến định kỳ hàng tháng thì tù nhân có quyền đựơc gặp người nhà, tù
nhân có quyền được có lương để phục vụ ăn uống cho bản thân
mình,quyền được bảo vệ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền được tự
do được đọc sách báo … ngoài những quyền thì tù nhân cũng phải thực
hiện nghĩa vụ của mình như: cải tạo để trở thành người dân lương thiện,
chấp hành theo điều lệnh trong nhà tù, tù nhân sẽ thực hiện nghĩa vụ đến
khi mãn hạn ra tù.

Gv : Nguyễn chí Hiếu

10

sv: Dương phượng Hằng


Hình phạt học



luật 2008


Tuy nhiên một số quốc gia trên thế giới một số quyền của tù nhân
bị xâm phạm. những quyền bị xâm phạm thường là ngững quyền sau:

_ Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
nhưng thưòng thi ccá nhân viên thường làm ngơ khi tù nhân bị hành
hung.
_ Quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. điều kiện y tế chăm
sóc tù nhân trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu thốn.
_ Quyền tự do ngôn luận, đọc sách báo, liên lạc với người thân. ở
nhiều nơi còn thiếu thốn tù nhân chưa được thực hiện quyền này.
_ Quyền được khiếu nại, tố cáo. Ví dụ: các nhân viên giám sát
thường không thực hiện quyền này khi họ nợp đơn giải quyết bị tù nhân
xúc phạm đến thân thể của họ.
Việc xâm phạm các quyền này của tù nhân, đã làm ảnh hưởng
không nhỏ đến việc cải tạo của họ.tác động đến tư tưởng của các tù nhân
trong quá trình cải tạo, trở thành một người dân có đạo đúc tốt và biết
nhận ra những sai trái của mình. Tù nhân tuy là người có tội nhưng họ
vẫn được hưởng các quyền lôi chính đáng do Nhà Nước quy định. Do
vậy không được tước quyền của tù nhân một cách trái luật.

D: CẢI TẠO TÙ NHÂN VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG
NHÀ TÙ

V

iệc áp dụng chính sách cải tạo tù nhân không phải là các thi hành
nhũng biện pháp hà khắc nhằm hạ thấp các phẩm giá của tù nhân,

mà phải hướng tới mục đích tác động đến tư tưởng họ, để


Gv : Nguyễn chí Hiếu

11

sv: Dương phượng Hằng


Hình phạt học



luật 2008

họ nhận thấy được nhũng sai lầm của mình mà sửa chữa để trở thành
người công dân có ích cho xã hội .do vậy việc phân loại tù nhân, từ đó
sắp xếp cho họ ở những nơi giam giữ khác nhau tùy theo loại tội mà
người đó vi phạm là việc rất cần thiết.
Ví dụ: như tôi giết người sẽ giam khác nơi với tội phạm đánh
người gây thương tích.
Và vấn dề tù nhân nam và tù nhân nữ phải được cải tạo tách
riêng ra,giữa người thành niên và người chưa thành niên. Thực hiện
được những chính sách này thì quá trình cải tạo tù nhân sẽ dễ quản
lý, và người phạm sẽ không bị lôi kéo,và tiếp tục phạm tội.
Quá trình cải tạo tù nhân phải là quá trình cảm hóa tù nhân, tạo cho
họ cơ hội tái hòa nhập cộng đồng dễ dàng hơn sau khi mãn hạn tù.
Khi thi hành chính sách cải tạo tù nhân, những người làm nhiệm
vụ giám sat không nên có thái độ ác cảm coi thường tù nhân, và cho
rằng đó là nhữg phần tử bỏ đi của xã hộiđể từ đó thực thi những biện
pháp chừng phạt hà khắc, hạ thấp phẩm giá tù nhân. Vấn đề quan trọng

cần phải nhận thức được là tù nhân là những người phạm tội cần phải
sữa chửa lỗi lầm và làm lại cuộc đời để có ích cho bản thân, gia đình và
xã hội. từ đó biện pháp thiết để tù nhân sau khi ra tù có thể hòa nhập
phải cộng đồng chính là: tiến hành các hoạt động dạy nghề cho các tù
nhân, chiếu những bộ phim mang giáo dục, chăm chỉ, cần cù lao động
mang tính chân thực, lòng bao dung, đức độ của con người, tạo cho cơ
hội tù nhân tiếp tục học văn hóa nếu họ có nguyện vọng.
Việc trang bị những kỹ năng nghề nghiệp cũng như nhận thức về
cuộc sống sẽ là hành trang cần thiết để giúp cho tù nhân thuận lợi hơn
trong việc tái hòa nhập với cộng đồng như về cuộc sống tốt đẹp như
những người công dân khác.

Gv : Nguyễn chí Hiếu

12

sv: Dương phượng Hằng


Hình phạt học



luật 2008

Để quản lý tột đựoc các tù nhân thì các nhân viên giám sát cũng phải
được đào tạo vấn luyện nghiệp vụ vì họ là người hướng dẫn tù nhân trở
thành người lương thiên. Ngoài những nhân viên giám sát tù nhân ra

thì nhà tù cũng phải dầy đủ phương tiện, và hệ thống cơ sở vật chất các

nhà tù.
Vấn đề liên thông giữa các cơ quanquản lý ở tung ưng với các nhà
tù ở các địa phương phải đựoc đảm bảo cơ quan quản lý nắm bắt dầy đủ,c
cặp nhật thông tin về các nhà tù , từ đó có giải pháp kịp thời, cần thiết.
xây dựng cơ quan nội bộ kết nối giữa cơ quan quản lý đầu mối và các nhà
tù địa phương là biện pháp cần thiết, hiệu quả để tăng cường hệ thống nhà
tù.

Tóm lại nhà tù là là nơi tù nhân biếc hoàn lương và trở lại cuộc
sống tốt đẹp sau những xa ngã đã vướng phải, chứ nhà tù không phải là
nơi ép bức hành hạ, buột tội và đền tội, hãy xem nhà tù ở một góc nào đó
là thánh thiện là nơi của những người ăn năn và hối cải, là nơi để họ biết
được nẻo mà về.


HẾT

Gv : Nguyễn chí Hiếu

13

sv: Dương phượng Hằng




Hình phạt học

luật 2008


NỘI DUNG BÀI
HÌNH PHẠT HỌC
A- SỰ RA ĐỜI CỦA HÌNH PHẠT HỌC
1- Hình phạt học là gì
2- Nguồn gốc ra đời và quan điểm về hình phạt học

B- PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM BẰNG HÌNH PHẠT VÀ VẤN
ĐỀ TÁI PHẠM CỦA NGƯỜI MÃN HẠN TÙ
1- Phòng ngừa tội phạm bằng hình phạt
2- Vấn đề tái phạm người mãn hạn tù
C- CÁC THÔNG SỐ VỀ TÙ NHÂN VÀ QUYỀN CỦA TÙ
NHÂN
1- Thông số về tù nhân
2- Quyền của tù nhân
D- CẢI TẠO TÙ NHÂN VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG NHÀ TÙ

Gv : Nguyễn chí Hiếu

14

sv: Dương phượng Hằng



×